Nho và các sản phẩm từ nho Ninh Thuận

Ninh Thuận – xứ sở của nho

Nhắc đến Ninh Thuận, người ta nhớ ngay đến những quả nho chín mọng trên cây đầy hấp dẫn.

Ninh Thuận là một tỉnh ở cực Nam Trung Bộ, vùng khô hạn nhất nước, khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng là khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh và không có mùa đông. Có thể nói khí hậu và thổ nhưỡng ở đây rất thích hợp cho cây nho sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao. Ninh Thuận có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 11- 4, có độ ẩm cao (đây là mùa thích hợp trồng nho vụ chính) và mùa mưa từ tháng 5 – 10. Cây nho được du nhập vào Ninh Thuận từ những năm 1960 và được sản xuất thành hàng hóa vào những năm 1980. Nơi đây đã hình thành một vùng nho điển hình và tập trung lớn nhất cả nước.

Nho Ninh Thuận nổi tiếng với vị ngọt thanh khiết và giá cả hợp với xu hướng người tiêu dùng. Nho Ninh Thuận được nhiều người ưa chuộng như vậy là nhờ có các tính chất, chất lượng đặc thù, khác biệt so với các loại nho khác. Đặc trưng của nho Ninh thuận là vỏ dày, vị rôn rốt (hơi chua) và có hạt. (Nếu ăn nho không có hạt, vỏ bóng, mọng, ngọt “sắt” có thể đó là nho Trung Quốc).
Nho Ninh Thuận có rất nhiều loại khác nhau, trong đó có hai giống nho ăn tươi chính là nho đỏ và nho xanh.

  • Nho đỏ Ninh thuận có dạng hình cầu, vỏ quả bóng, rất mỏng, quả chín có màu đỏ tươi đến đỏ đậm, có vị ngọt hài hoà với vị chua nhẹ. Trọng lượng quả từ 4,57 – 5,92g/quả, dài từ 18,23 – 21,21mm, rộng từ 17,27 – 19,44mm, trọng lượng chùm từ 166,84 – 254,13g/chùm.

 Nho đỏ Ninh Thuận

  • Nho xanh có dạng hình Oval, vỏ quả có màu xanh vàng nhạt, thịt quả trong, hơi mềm, có vị ngọt đậm đà, chua rất nhẹ, ít chát. Trọng lượng quả từ 5,53 – 6,91g/quả, dài từ 21,64 – 27,21, rộng từ 16,22 – 19,4mm, trọng lượng chùm từ 206,86 – 400,85g/chùm.

 Nho xanh Ninh Thuận

Ngoài ra, hiện nay Ninh Thuận cũng đang tập trung phát triển nhiều giống nho nhập ngoại khác, trong đó có giống nho đen nhập từ Thái Lan, Black Queen. Đây là một giống nho nổi trội được nhiều địa phương đang thử nghiệm, với những ưu điểm như chống chịu sâu bệnh tốt, chùm to, trái lớn, năng suất đạt khoảng 16,4 tấn/năm.

Các sản phẩm từ nho

Nho Ninh Thuận là một trong những loại hoa quả có giá trị dinh dưỡng cao. Vì vậy, người ta thường sử dụng để tạo ra các sản phẩm ấn tượng, hấp dẫn khác từ nho như: rượu vang, mật nho, si-rô nho, nho khô, mứt nho,… Trong đó, một số sản phẩm mang thương hiệu, có thế mạnh cho tỉnh nhà, mang lại nguồn thu đáng kể cho nhân dân địa phương, sử dụng dễ dàng, lâu hư và có thể mua về làm quà trong những lần tham quan hoặc đi ngang qua vùng đất này như:

  • Rượu vang

Một loại thức uống có cồn được lên men từ nước nho. Sự cân bằng hóa học tự nhiên nho cho phép nho lên men không cần thêm các loại đường, axit, enzym, nước hoặc chất dinh dưỡng khác. Men tiêu thụ đường trong nho và chuyển đổi chúng thành rượu và carbon dioxit. Giống nho khác nhau và chủng nấm men khác nhau tạo thành các dạng khác nhau của rượu vang. Các dạng rượu vang nổi tiếng như: rượu vang đỏ, rựơu vang trắng, rượu vang với giống nho pha là kết quả của sự tương tác rất phức tạp giữa phát triển sinh hóa của hoa quả, các phản ứng liên quan đến quá trình lên men, cùng với sự can thiệp của con người trong quá trình tạo thành sản phẩm.

Rượu vang đỏ

  • Rượu nho

Rượu nho đã là đề tài bất tận của thi nhân, được ca tụng từ bao thế kỷ. Rượu nho và con người đã nên một, rượu nho chảy trong mạch máu con người và hoá thân thành tình yêu. Người ta hay nói phải biết uống rượu nho thì mới biết yêu, nho và rượu nho luôn mang những bí mật diệu kỳ. Chỉ có rượu nho, thảo mộc duy nhất làm con người trở thành thông thái, chứa hương vị đích thực của đất trời.

Rượu nho Ninh Thuận

  • Mật nho

Dịu nhẹ, ngọt thanh, nồng nàn là những hương vị bạn cảm nhận được khi thưởng thức mật nho. Mật nho Ninh Thuận mang một hương vị cũng giống như cốt cách của người dân quê hương Ninh Thuận. Mật nho nếu được bảo quản nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời có thể giữ được vài tháng đến 1 năm. Có tủ lạnh sẽ giữ được lâu hơn nữa.

Mật nho Ninh Thuận

  • Mứt nho khô

Mứt nho khô có vỏ dai, có màu mận, thịt mềm dẻo, ăn rất ngon. Khi lựa chọn nho làm mứt khô, nên chọn những quả nho thật tươi, chín hoàn toàn, vỏ mỏng thì nhiều thịt quả, lượng mứt thu được sẽ nhiều hương vị thêm thơm ngon.

Mứt nho khô Ninh Thuận

Như một món quà mà thiên nhiên ban tặng, nho Ninh Thuận là đặc sản mang lại nhiều lợi ích bổ dưỡng tốt cho sức khỏe con người: trị ung thư, chống lão hóa, bệnh tim,máu huyết lưu thông,…

Tổng hợp từ Farm tech Viet Nam

Lai tạo giống nho mới chất lượng cao ở Ninh Thuận

Việc tạo ra một giống nho chất lượng cao, sinh trưởng phát triển nhanh, chống chịu được hạn hán, sâu bệnh, nhiều trái, trái to ngon…đã giúp tăng thu nhập cho người dân.

Mới đây viện nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố (Ninh Thuận) đã nghiên cứu, lai tạo và đang triển khai trồng thí điểm giống nho mới NH 01-152.

Sự vượt trội về khả năng thích nghi với khí hậu, năng suất và giá thành, giống nho mới này đã mở ra triển vọng về khả năng cạnh tranh trên thị trường và nâng cao thu nhập cho người trồng nho tỉnh Ninh Thuận.

Qua đánh giá, khảo nghiệm, giống nho NH 01-152 thể hiện nhiều tính trạng tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái nắng hạn của tỉnh, có khả năng chống chịu tốt các đối tượng sâu bệnh, có thể nở hoa và đậu quả rất tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Thời gian từ cắt cành đến thu hoạch khoảng 4 tháng, trong điều kiện thâm canh tốt cho thu hoạch 20 đến 25 tấn/ha, mỗi năm 2 vụ.

Hiện nay, giống nho ăn tươi NH01-152  được thương lái thu mua tại vườn với giá trên 70 ngàn đồng/kg, cao gấp 3 lần giá nho đỏ quả tròn.

Từ kết quả đạt được, từ năm 2013 đến nay, Sở khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Viện nghiên cứu bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình “Nghiên cứu xây dựng và chuyển giao quy trình thâm canh giống nho mới NH 01-152 theo hướng VietGap” cho nông dân trồng nho tại các địa phương trong tỉnh.

Nguồn: Vũ Trọng. nhà báo của tờ thời báo kinh doanh. Đã kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam.

Một số bệnh phổ biến trên cây nho và biện pháp phòng trừ trong trồng nho an toàn

Nho là một loài cây có giá trị kinh tế cao và được trồng chủ yếu ở Ninh Thuận nước ta. Sau đây là một số bệnh phổ biến trên cây nho và biện pháp phòng trừ trong trồng nho an toàn để nâng cao năng suất cây nho

YÊU CẦU KỸ THUẬT SẢN XUẤT NHO AN TOÀN

1. Yêu cầu:

+ Bảo đảm an toàn cho người sử dụng.
+ Hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, dùng thuốc BVTV có nguồn gốc tự nhiên.

2. Biện pháp tổng hợp phòng trừ sâu bệnh hại nho:

Biện pháp canh tác: Bón phân cân đối .

+ Làm giàn nho nên cách ly nhau tạo sự thông thoáng.
+ Vệ sinh đồng ruộng thu dọn tàn dư thực vật, tỉa bỏ trái lá bệnh, chồi nách, chồi yếu đem ra khỏi vườn tiêu hủy. Tuyệt đối không đổ xuống mương nước
+ Hệ thống thoát nước tốt trong mùa mưa.
+ Khi đang có dịch bệnh xảy ra nên tìm cách hạn chế sự lây lan từ ruộng này sang ruộng khác.
+ Trên một vùng nên tổ chức cùng cắt nho một lúc sẽ rất thuận lợi cho công tác chăm sóc và hạn chế sâu bệnh lây lan .
+ Duy trì mật độ cành hợp lý: 6-8 cành/m2 .
+ Thường xuyên loại bỏ cành, chồi nách yếu.
+ Không nên trồng xen một số cây như xoài, ớt, hành, tỏi dưới giàn nho hoặc gần giàn nho .

Sử dụng thuốc sinh học: Ưu tiên sử dụng các loại thuốc sinh học. Hiện nay có khá nhiều loại thuốc sinh học có hiệu quả như: Aztron,  Dipel, NPV, Seba …

Biện pháp hóa học: Áp dụng biện pháp này khi thật cần thiết với nguyên tắc 5 “không” như sau:

+ Không sử dụng thuốc quá độc.
+ Không sử dụng thuốc lâu phân hủy.
+ Không sử dụng các loại thuốc có hoạt chất sử dụng quá cao
+ Không dùng quá liều chỉ định.
+ Không sử dụng thuốc trong thời gian cách ly sắp thu hoạch.

Nên áp dụng các loại thuốc thuộc nhóm ít độc, đó là nhóm 3,4. Cụ thể được hướng dẫn trên nhãn thuốc phòng trị từng loại sâu bệnh

CÁC LOẠI BỆNH CHÍNH TRÊN NHO

1. Bệnh Mốc Sương:(Downy mildew) do nấm Plasmopara viticola. Nông dân còn gọi là bệnh nấm vàng, nấm trắng, nấm lá.


Phòng trị:
+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM).
+ Ngắt bỏ lá bệnh đem đi tiêu hủy.
+ Sử dụng một số loại thuốc như sau: Thuốc gốc đồng Kocide 61,4 DF; Champion 77 WP; Metaxyl 25WP; Melody 66,75 WP; Bayfidan 250EC; Tilt 250 ND; Aliette 800 WP; Daconil 75 WP…

 2 / Bệnh Phấn trắng: (Powdery mildew) do nấm Uncinula necator. Nông dân còn gọi là bệnh nấm xám, bột xám xuất hiện trên lá và cành nho.


Phòng trị:
+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM).
+ Sử dụng một số loại thuốc như sau: Melody 66,75 WP; Anvil 5SC; Sumi- eight 12,5 WP; Score 250 EC; Topsin M 70 WP….

3/ Bệnh nấm cuống : do nấm Diplodia sp. Thường xuất hiện khi có mưa, độ ẩm cao.
Phòng trị:
+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM).
+ Các loại thuốc có thể sử dụng: Melody 66,75 WP; Bayfidan 250 EC; Sumi eight 12,5 WP; Score 250 EC; Aliette 800WP….

4/ Bệnh rỉ sắt: do nấm Kuehneola vitis . Thường xuất hiện trên lá già, khi có độ ẩm cao.

Résultat de recherche d'images pour "Kuehneola vitis bệnh rỉ sắt"
Phòng trị:
+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM).
+ Một số loại thuốc có hiệu quả: Thuốc gốc đồng như Kocide 61,4 DF; Champion 77 WP; Anvil 5SC; Sumi eight 12,5 WP; Tilt 250 ND…

5/ Bệnh thán thư: (Anthracnose) do nấm Elsinoe ampelina. Thường xuất hiện vào mùa mưa và khi trời có sương ban đêm. Nông dân còn gọi là bệnh ung thư, đốm mắt chim, bệnh thẹo quả.

Résultat de recherche d'images pour "Elsinoe ampelina"
 Phòng trị:
+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM).
+ Một số loại thuốc hạn chế được bệnh: Thuốc gốc đồng như Kocide 61,4 DF; Champion 77 WP; Anvil 5SC; Topsin M70WP; Score 250 EC….

CÁC LOẠI SÂU CHÍNH TRÊN CÂY NHO

1. Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua). Thường xuất hiện khi lá nho còn non, vào lúc trời khô hanh, độ ẩm thấp.

Résultat de recherche d'images pour "Spodoptera exigua"

 Phòng trị:
+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM)
+  Dùng tay bắt và giết sâu, giết ổ trứng, cắt bỏ các lá có sâu mới nở.
+ Dùng các loại thuốc sinh học đặc trị như: NPV, Seba, Aztron, Delfin, Bitadin .…Các loại thuốc hoá học: Mimic 20F, Match 050EC, Atabron 5EC…

  2. Bọ trĩ :  Thrips spp. Xuất hiện khi trời khô hanh, nắng nóng kéo dài. Nông dân hay gọi là rầy ri hay rầy lửa

Résultat de recherche d'images pour "Bọ trĩ : Thrips spp. rầy ri"
Phòng trị:
+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM)
+ Không nên để vườn nho khô, tưới nước để hạn chế bọ trĩ.
+ Phun luân phiên các loại thuốc có nguồn gốc sinh học như: Vibamec 1,8 EC; Vertimec 1,8 và các loại thuốc khác như dầu phun DC Tron Plus 98,8 EC; các loại thuốc thuốc hóa học như: Admire 050EC, Actara 25 WP…

3. Nhện vàng: Phyllocoptes vitis Nal. Xuất hiện sau khi cành ra lá non,  trên lá già hoặc khi thu hoạch trái xong.Nông dân còn gọi là “Bệnh” vằn ri hay chân gà

Phòng trị:
+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM)
+ Sử dụng các loại thuốc chuyên trị nhện như: Comite 73 EC; Admire 050 EC;  Bitadin…

4. Nhện đỏ: Eotetranychus carpini. Xuất hiện trên lá già hoặc khi thu hoạch trái xong.

Résultat de recherche d'images pour "Eotetranychus carpini"
Phòng trị:
+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM).
+ Sử dụng các loại thuốc trừ nhện như: Comite 73 EC; Kenthane 18,5 EC;  Kulumus 80 DF….
+ Chú ý nhện đỏ gây hại mặt trên lá do đó phải phun đều mặt trên lá.

5. Rệp sáp: Ferrisiana virgata. Thường bám trên cành hoặc trên lá già. Nông dân còn gọi là rầy đu đủ, rầy bông.

Résultat de recherche d'images pour "Ferrisia virgata"

Phòng trị:
+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM).
+ Vườn nho thường bị rệp sáp: cần phải rửa cành kỹ sau khi cắt cành.
+ Sử dụng các loại thuốc sau: Applaud 10 WP; Actara 25 WP; DC Tron Plus 98,8 EC.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam