Nghề nuôi cá thát lát.

Cá thát lát là một trong những loài cá nước ngọt phổ biến ở miền Nam Việt Nam. Với phẩm chất thịt ngon, được thị trường ưa chuộng, loài cá này đã và đang trở thành đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao.

Thành công từ mô hình nuôi cá thát lát.

Hiện nay, nguồn cá thát lát ngoài tự nhiên ngày càng cạn kiệt do tình trạng khai thác bừa bãi, thiếu khoa học, trong khi nhu cầu trên thị trường ngày càng tăng nên giá bán cá thát lát cao hơn nhiều so với các loài cá nước ngọt khác. Vì thế, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên thị trường, đồng thời đa dạng hóa các đối tượng thủy sản nuôi nước ngọt, bà con nông dân nên quan tâm đến mô hình nuôi cá thát lát.

Cá thát lát.

Đây là loài cá ăn tạp, thích nghi tốt với nhiều vùng sinh thái nước ngọt khác nhau như sông, rạch, ao, hồ, ruộng lúa… Cá có thể sống trong môi trường nước có hàm lượng oxy trên 4mg/lít, pH 7 – 8, khí Amoniac 0,0125mg/lít nước.

Anh Trần Ngọc Châu (ngụ số 1 đường 614, xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi), hộ tham gia mô hình khuyến nông “Nuôi cá thát lát thương phẩm”, chia sẻ: Để mô hình đạt hiệu quả kinh tế, hạn chế tối đa rủi ro, người nuôi cần có những hiểu biết cơ bản về loài cá này, như kích cỡ cá thả nuôi phải khoảng 10cm/con, mật độ 5 – 10 con/m².

Thả cá lúc trời mát, trước khi thả cá phải ngâm bao chứa cá trong ao khoảng 15 phút để cân bằng nhiệt độ trong và ngoài bao cá, sau đó mở miệng bao cho nước ao vào bao để cá tự bơi ra.

Theo dõi cá ăn và điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày cho phù hợp, hạn chế thức ăn dư thừa vì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng nước, tăng chi phí không cần thiết. Khi thay đổi sang một loại thức ăn mới, cần chuyển từ từ, mỗi lần cắt giảm thức ăn cũ khoảng 20% và thay thế bằng thức ăn mới, cho đến khi cá quen dần thức ăn mới.

Tránh thay đổi thức ăn đột ngột, cá sẽ ăn ít hoặc không ăn, dẫn đến gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm lớn, phân đàn, dễ bệnh, hao hụt nhiều.

Ngoài ra, chất lượng nước ao nuôi cần đảm bảo sạch và ổn định, thay nước định kỳ 7 ngày/lần, mỗi lần thay 20% – 30% lượng nước trong ao. Tuyệt đối hạn chế cá tạp trong ao nuôi.

Với lượng cá thả nuôi ban đầu là 20.000 con, trên diện tích ao nuôi 2.000m², sau 9 tháng nuôi có thể thu được 3.600kg cá, giá bán bình quân 50.000 đồng/kg, lợi nhuận hơn 100 triệu đồng sau khi trừ mọi chi phí (giống, thức ăn, nhân công, vật tư…). Mô hình nuôi cá thát lát thương phẩm góp phần tăng thu nhập cho nông hộ, tạo việc làm cho nguồn lao động nhàn rỗi ở địa phương.

Nguồn: tintucnongnghiep.com được kiểm duyệt bởi FarmTech VietNam.

Một số lưu ý khi nuôi cá biển lồng bè

Thời gian qua, bà con ở một số địa phương người dân nuôi cá biển lồng bè bị thiệt hại khá nặng nề vì nhiều lý do như ô nhiễm chất thải, chọn vị trí nuôi chưa phù hợp, công tác quản lý chăm sóc không tốt chưa thật sự bảo đảm các yếu tố cần thiết dẫn đến cá chậm lớn, bỏ ăn thậm chí là chết…. Để phòng tránh một số thiệt hại không đáng có, xin lưu ý bà con nuôi cá biển lồng bè một số vấn đề sau:

  1. Chọn địa điểm nuôi.Người nuôi chú ý chọn khu vực gần cửa biển, nơi có nhiều động thực vật phù du và chọn nơi có các yếu tố như độ mặn, pH, hàm lượng ôxy phù hợp; Độ sâu phải bảo đảm đáy lồng cách đáy biển, đáy sông ít nhất 2 – 3m; Tránh nơi sóng to, gió lớn như sóng cao trên 2m và tốc độ dòng chảy lớn vì như vậy có thể làm hư hỏng lồng nuôi, trôi thức ăn, làm cho cá hoạt động yếu gây chậm lớn và dễ sinh bệnh; Cần tránh xa những nơi gây ô nhiễm dầu, ô nhiễm chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt và tàu bè qua lại nhiều; Nơi nằm trong vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản lồng bè của chính quyền địa phương, thuận lợi giao thông, dễ dàng vận chuyển, với các thông số:

– Độ sâu: Độ sâu lý tưởng cho các khu nuôi cá biển ven bờ là ở các vùng nước cửa biển, nơi có độ sâu dao động từ 8m trở lên.

– Độ mặn: Ở ngưỡng từ 10-33 %o. Nhưng tốt nhất ở ngưỡng 25-28%o.

– pH: Ngưỡng pH tốt nhất là ở khoảng 7,9 – 8,2.

– Dòng chảy: Tốc độ dòng chảy thích hợp từ 0,2-0,6m/giây.

– Hàm lượng Oxy hòa tan. Hàm lượng oxy tốt nhất từ 4-6mg/lít.

– Độ trong: Độ trong tốt nhất khoảng 30 – 40cm.

– Ít có các loại khí độc. (H­2S, NH3).

– Nhiệt độ nước: Nhiệt độ nước tốt nhất ở ngưỡng 20-300C, Nếu nhiệt độ trong ngày thay đổi cao hơn 50C giữa ngày và đêm thì cần phải đề phòng cá bỏ ăn, nổi đầu, ngớp liên tục …. Và người nuôi cần có các biện pháp can thiệp kịp thời như cung cấp ô xy, ngưng cho ăn, tránh xáo trộn lồng nuôi.

  1. Chuẩn bị công trình nuôi.

a/ Cấu trúc bè nuôi: 

cấu trúc lồng bè kiểu mới.

 Khung bè: Dùng gỗ chịu mặn có đường kính 06 x 12cm, dài 4 – 4,5m, nối kết với nhau bằng bùloong dài 12-15cm, thường kết cấu theo hình vuông 6 x 6m, diện tích khoảng 40 m2, tính cả thành lồng. Lót bên trên là gỗ ván xẻ chịu nước thuộc nhóm gỗ 2 hoặc 3. Ván xẻ dài khoảng 6m, rộng 0,20m, dày 1,2 – 1,5cm, hoặc ghép theo chiều ngang (xem hình 01, 02) Ván gỗ ghép vào khung lồng bằng đinh hoặc buloong, khoảng 08 cây gỗ ghép lại thì được một ô lồng nuôi. Nhiều ô lồng ghép lại thành bè (hình 01.02). .

  Phao: Khung bè được nâng nổi lên trên mặt nước nhờ hệ thống phao. Phao là thùng nhựa hoặc phao xốp. Thường dùng là phao 200 lít loại phi nhựa có đường kính 57-60cm x chiều cao 90-92cm, còn nguyên vẹn và có nắp đậy, dùng 6-8 chiếc cho một ô lồng. Nếu sử dụng phao xốp thì dùng loại 80 x 60 x 50cm có sức nổi 250kg. Phao buộc dưới khung lồng bằng dây chắc chắn.

Neo: (Dây nháng)Thường 4 góc bè có neo cố định, dùng dây nylon có đường kính khoảng 25-30mm để neo bè (hình 03, 04). Ngoài ra để bảo đảm an toàn, với các loại bè có trên 10 lồng, người nuôi còn thiết kế thêm từ 2-6 dây neo (Dây nháng)cột ở bên các mặt của bè cá nhằm tăng sức chịu lực khi có gió bão.

Nhà ở, nhà kho và công trình phụ: Trên bè thường dành một diện tích nhất định làm nhà ở và làm việc, nhà kho (chứa thức ăn, lưới cụ, máy bơm…), và các chòi, ô bảo vệ nếu các bè có diện tích rộng.

Lưới: (Giai) Dùng lưới nylon sợi thô 1-2mm, mắt lưới 2a = 0,5-8cm may thành giai, tùy vào kích cỡ của từng loại cá và từng giai đoạn tăng trưởng. Đáy giai có hai lớp lưới để bảo vệ. (nắp giai là lưới thưa dùng bảo vệ cá nhỏ). Lưới được cố định trong khung gỗ bởi các dây giềng ở các góc. Đáy giai cách nền đáy tốt nhất 3-5m, phần ngập trong nước là 2,5m, phần cao hơn mặt nước là 0,5m. Mỗi giai có thể tích 80-100m3.

  1. Chọn giống.Bà con nên chọn mua giống những nơi có uy tín, có chứng nhận rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ, giống đã làm xét nghiệm các loại bệnh tại các cơ quan, đơn vị có chức năng xét nghiệm giống thủy sản trước khi thả nuôi. Chọn giống kích cỡ đồng đều, có màu sắc sáng đẹp, không dị tật, phản ứng tốt khi bắt lên khỏi mặt nước. Đối với cá bớp giống (Cá giò) thả đạt >12cm, trọng lượng khoảng từ 20- 25g/con.
  1. Trong nuôi lồng cá biển lồng bè, dù có nhiều ưu điểm như dễ chăm sóc, quản lý, song vẫn còn có một số trở ngại cụ thể như sau: Các lưu ý khác khi nuôi cá biển lồng bè.

Bẩn lồng: Lồng nuôi cá bị bẩn nặng trong quá trình nuôi là vấn đề khó có thể tránh khỏi, đặc biệt là ở giai đoạn cá nhỏ phải sử dụng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ, sau khoảng 1 tháng nuôi, sự lưu thông nước giảm nhanh chóng do các sinh vật bám như hào, sun, rong, tảo, thức ăn dư thừa, nếu không thay hoặc dùng các biện pháp vệ sinh khác, lưới có thể giảm lưu thông nước đến 60%.

Thức ăn: Do việc nuôi cá lồng bè bị phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thức ăn là cá tạp, phế phẩm của các nhà máy chế biến thủy sản… Vì thế nguồn cung cấp thức ăn sẽ bị động nếu xảy ra các sự cố bất khả kháng, ngoài ra, thức ăn là cá tạp không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cá nuôi, nếu cá tạp kém chất lượng cũng dễ gây ra bệnh cho cá, cho môi trường nước và kể cả sức khỏe con người.

– Cần cho cá ăn vào các giờ cố định, lúc nhiệt độ thấp, tốt nhất là vào buổi sáng và buổi chiều lúc trời mát, thức ăn cần chế biến nên vừa với miệng cá, khuyến cáo người nuôi nên sử dụng thêm thức ăn viên công nghiệp nhằm chủ động trong chăn nuôi khi gặp các điều kiện bất lợi.

 Chất lượng nước thay đổi: Việc nuôi cá lồng bè bị ảnh hưởng mạnh bởi sự thay đổi dòng chảy, sóng gió, và các yếu tố khác như độ mặn, pH, độc tố do nhiễm bẩn, tảo nở hoa… Vì thế, trước khi nuôi, cần xem xét và chọn vị trí thích hợp, luôn có các phương án dự phòng cho bè cá của mình khi gặp các vấn đề khó khăn hay sự cố môi trường bất lợi.

 Địch hại: Nhiều quan sát cho thấy rằng nuôi cá trong lồng có nhiều địch hại như rắn biển, mực, cá dữ phá lồng hay vào lồng gây hại cho cá nuôi, các loại chim ăn cá cũng là địch hại nguy hiểm cho cá khi lồng không được bảo vệkỹ và đặc biệt là giai đoạn cá giống mới thả.

 Bệnh cá: Cá biển nuôi lồng thường mắc một số bệnh ký sinh và vi khuẩn.

Các vấn đề cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe cho cá trong nuôi lồng:

– Chọn giống khoẻ mạnh và kích cỡ hợp lý, loài nuôi ít mẫn cảm với bệnh tật, phù hợp với điều kiện vùng nuôi.

– Chọn vị trí cẩn thận, tránh các vùng cạn nước, điều kiện bất lợi, xa đường giao thông, điện nước, nguồn thức ăn tươi và khô …

– Thường xuyên theo dõi, chăm sóc cá nuôi để chuẩn đoán tình trạng sức khoẻ cá, kiểm tra sức lớn của cá và có sự phân chia, san thưa hợp lý nhằm kích thích tối đa sự phát triển và sinh trưởng theo từng giai đoạn phù hợp.

– Mật độ nuôi vừa phải theo từng giai đoạn, tránh để cá quá chật trong lồng.

– Không cho cá ăn quá thừa cũng như quá thiếu tránh tình trạng gây lãng phí và ô nhiễm môi trường, thức ăn là cá phải còn tươi, nên rửa sạch trước khi cho cá ăn, định kì bổ sung các loại chất khoáng, Vitamin… vào thức ăn cho cá, đặc biệt là giai đoạn cá còn nhỏ, đang trong giai đoạn phát triển.

– Ngăn ngừa địch hại như chim ăn cá, các loại rắn biển…

– Vệ sinh dụng cụ thường xuyên, sử dụng xong phải vệ sinh sạch sẽ, phơi khô và để nơi khô ráo, sắp xếp trật tự trong kho.

Ngoài ra, khi cá nuôi có các dấu hiệu, triệu chứng bất thường thì bà con cũng nên kịp thời báo cho cơ quan chuyên môn tại địa phương là Chi cục Thú y hay Chi cục Thủy sản để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời tránh xảy ra các thiệt hại không đáng có.

 Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam