Hướng dẫn nuôi Rùa cảnh nhanh lớn và sống lâu

Ý nghĩa phong thủy khi nuôi rùa cảnh

Theo phong thủy, rùa là loài vật mang may mắn và hút tài lộc cho người nuôi và gia đình vì thế rùa được xem là con vật linh thiêng, mang điềm lành và có sức mạnh siêu năng lực. Nhiều gia đình phong kiến thời xưa đều có ao rùa trong gia đình. Nuôi rùa cũng khá hợp lý, chi phí bỏ ra cũng không tốn kém lắm so với nhiều loài sinh vật cảnh khác như cá Rồng, cá La Hán,…

Rùa cảnh

Phân loại rùa cảnh

Rùa là một trong nhiều con vật dễ thương, dễ nuôi nhưng để có thể nuôi rùa cảnh nhanh lớn và sống lâu thì chắc hẳn không phải ai cũng có kinh nghiệm. Rùa cảnh có khá nhiều loại nhưng đơn giản nhất người ta chia ra thành rùa cảnh cạn và rùa cảnh nước. Chỉ nghe cái tên của nó thôi chắc bạn cũng đã thấy được môi trường sống của chúng khác nhau thế nào dẫn đến cách nuôi rùa cảnh nước và cách nuôi rùa cảnh cạn sẽ có những lưu ý riêng mà bạn phải thật sự chú ý để em rùa của mình có môi trường sống tốt nhất, được chăm sóc chu đáo và phù hợp nhất.

Rùa cảnh được nuôi trên cạn

Cách nuôi rùa cảnh

Trong hai loài rùa cạn và rùa nước thì cách nuôi rùa nước có phần phức tạp hơn vì phải xây dựng, tạo chỗ ở, còn rùa cạn thì không cần điều này. Bạn có thể mua một chiếc bể thủy tinh nhỏ phù hợp với kích cỡ của em rùa có giá từ 300-500 nghìn đồng và bổ sung thêm vài chi tiết như rong hay sỏi tạo ấn tượng cho bể.

Rùa nuôi trong nước

Nếu không bạn có thể làm một chiếc bể bằng xi măng, tạo thêm hòn non bộ trong đó để rùa nước có thêm không gian sinh hoạt, tắm nắng, bạn càng tạo giống không gian tự nhiên bao nhiêu rùa lại càng thích thú bấy nhiêu. Bạn cũng đừng quên vệ sinh bể của rùa định kì để làm sạch cũng như loại bỏ vi khuẩn xâm nhập môi trường sống, ảnh hưởng đến sức khỏe của rùa.

Với bể kính hay bể xi măng thì bạn cũng nên vệ sinh bể từ 2-3 lần/tuần thủ công hoặc bằng máy. Đơn giản hơn rùa nước, cách nuôi rùa cạn không cần chuẩn bị nơi sống cho rùa mà bạn chỉ cần cho chúng bò tự do trong nhà hoặc một phòng nào đó, nhưng chúng ta phải cẩn thận nếu không sẽ giẫm phải chúng.

Thức ăn cho rùa cảnh

Cách nuôi rùa cảnh và chăm sóc chúng không quá phức tạp, thức ăn của rùa không cần cầu kì hay khó kiếm mà đơn giản chỉ là rau, cá nhỏ hay tép nhỏ,…Rùa là loài động vật không có răng nên thức ăn chúng thích nhất có lẽ là các hạt đậu hà lan, đậu bi, bắp cải.

Rùa có sở thích đặc biệt với trái cây như dâu tây, chuối

Ngoài ra chúng cũng có sở thích đặc biệt với trái cây như chuối, dâu tây. Bên cạnh đó bạn có thể bổ sung thêm khoáng chất khác cho rùa bằng các loại khoáng chất tổng hợp bán rộng rãi trên các cửa hiệu thức ăn cho rùa. Giống như mọi loài động vật, nước uống cũng không được thiếu dành cho rùa đặc biệt là rùa cạnh còn rùa nước thì đã có sẵn nguồn nước rồi. Nước uống cho rùa cạn cần đặt vào đĩa nông có chèn đá hay vật gì đó để không bị lật.

Rùa cạn còn có bản năng bắt muỗi và côn trùng nhỏ nhỏ vì thế chúng thường bò khắp nơi, trú ngụ ở ngầm giường, gầm ghế để tìm kiếm thức ăn cho chính mình. Nhiều khi chúng leo treo linh tinh có thể bị lật ngược vì thế bạn nên để mắt đến chúng để giúp đỡ.

Cách chăm sóc, phòng bệnh cho rùa cảnh

Một điều bạn cần quan tâm trong cách nuôi rùa cảnh nữa chính là bệnh mà rùa có thể mắc phải để phòng bệnh cũng như nhận biết để chữa trị. Cảm lạnh là bệnh phổ biến diễn ra ở rùa với những triệu chứng khó thở, chảy nước mắt, mũi. Vì thế tạo chúng môi trường sống ấm áp và lau rửa mắt, mũi thường xuyên. Theo dõi sự phát triển của bệnh và tìm hiểu thông tin chữa trị. Hiện nay, chưa có đội ngũ y bác sĩ dành riêng cho rùa nhưng bạn cũng có thể tìm đến bác sĩ thú y để thăm khám.

Bạn có cách nuôi rùa cảnh tốt, phù hợp thì chúng có thể sống vài chục năm.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.