Nuôi trồng đông trùng hạ thảo thành công tại Đà Lạt

Vài nét về đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo là tên gọi của một dạng cộng sinh giữa một loài nấm túi có tên khoa học là Cordyceps sinensis với ấu trùng của một loài côn trùng thuộc chi Hepoalus. Trong đông trùng hạ thảo có 17 axít amin khác nhau, các nguyên tố vi lượng như: Nhôm, kẽm, kali… và nhiều loại vitamin như: B12, A; C, B2 (riboflavin), E, K… Các hợp chất này có tác dụng bồi bổ, phục hồi các hư tổn trong cơ thể con người.

Đông trùng hạ thảo

Tên gọi đông trùng hạ thảo là xuất phát khi thấy vào mùa đông ấu trùng của loài bướm thuộc chi Thitarodes Viette đi ngủ đông và được bào tử nấm Ophiocordyceps sinensis ký sinh, vào mùa hè bào tử nấm mọc chồi từ đầu ấu trùng nhô lên khỏi mặt đất. Vào mùa đông thì nhìn cặp cá thể này giống con sâu (côn trùng), còn đến mùa hè thì chúng trông giống một loài thực vật (thảo mộc) hơn. Vì mùa đông là ấu trùng, mùa hè lại là thảo mộc, mùa đông là động vật, mùa hè là thực vật, và đó là lý do đông trùng hạ thảo được gọi là đông trùng hạ thảo.

Canh đông trùng hạ thảo bổ dưỡng

Đông trùng hạ thảo chủ yếu tìm thấy vào mùa hè vùng núi cao trên 4.000 – 5.000 m ở cao nguyên Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc, Vân Nam. Hiện nay, do sự săn lùng và hoạt động khai thác quá mức, loại nấm quý giá này đang có trở nên khan hiếm hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, nhiều loài nấm thuộc chi Ophiocordyceps và Cordyceps được nuôi trồng trên quy mô công nghiệp để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày một tăng cao.

Nuôi trồng đông trùng hạ thảo tại Đà Lạt

Hiện nay các nhà khoa học đã nuôi cấy và trồng thử nghiệm thành công giống Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris trên cao nguyên Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), có các hợp chất tương tự như đông trùng hạ thảo tự nhiên. Đây là bước tiến đáng mừng trong lĩnh vực công nghệ sinh học và dược liệu tại Việt Nam.

Nuôi trồng đông trùng hạ thảo thuần việt tại Việt Nam

Để thực hiện quy trình nuôi trồng đông trùng hạ thảo, các nhà khoa học phải tiến hành khảo sát, thu thập các mẫu nấm đông trùng hạ thảo ở Việt Nam và Trung Quốc, Nhật Bản… Từ đó, xây dựng danh mục các nguồn gen và tuyển chọn các chủng nấm có tiềm năng dược liệu. Sau đó tiến hành nghiên cứu nuôi trồng thể quả trên giá thể nhân tạo.

Quy trình nuôi trồng của đông trùng hạ thảo phải trải qua các giai đoạn:

  • Cấy giống nấm trên giá thể, giá thể có thể là dịch lỏng được pha chế theo công thức hay chiết xuất tự nhiên từ yến sào, trái cây… hoặc các chất bán rắn như: Gạo lức, ngô, khoai tây sau đó phát triển thành ấu trùng tự nhiên, và hình thành thể quả.
  • Bộ phận dùng được đối với đông trùng hạ thảo nuôi trồng là sợi nấm. Phải áp dụng đúng quy trình trồng cấy một cách nghiêm ngặt mới thu được sản phẩm có giá trị dược tính.

Nghiên cứu nuôi trồng đông trùng hạ thảo

  • Để đảm bảo chất lượng của đông trùng hạ thảo, phải đảm bảo về nhiệt độ và độ ẩm, ánh sáng như các giai đoạn của thời tiết trên độ cao hàng nghìn mét. Cụ thể, khi ủ phải duy trì nhiệt độ phòng từ 25ºC, độ ẩm 85%, giữ tối cho đến khi sợi nấm lan đều và phủ kín bề mặt. Tiếp theo chuyển sang xử lý tại phòng kín có nhiệt độ từ 18 -23ºC, độ ẩm 85% và chiếu sáng cho đến khi bề mặt xuất hiện các chồi nấm. Sau đó chuyển sang phòng nuôi đảm bảo nhiệt độ ổn định từ 18 – 22ºC độ ẩm 85%, chiếu sáng 12 – 14 giờ/ngày cho đến khi thu hoạch.

Việc nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo giúp Việt Nam chủ động được nguồn dược liệu. Đặc biệt với giá cả rẻ hơn so với đông trùng hạ thảo tự nhiên sẽ tạo cơ hội cho nhiều người được sử dụng loại dược liệu quý này.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.