Nho rừng của “lão nông khùng” ở Tây Ninh khác gì với trái giác?

Cùng có điểm chung là những loại cây dại, nhưng cây nho rừng và cây giác là hai loại hoàn toàn khác biệt nhau từ hình dạng đến đặc điểm sinh trưởng.

Tuy hình dạng bên ngoài của hai cây khác nhau nhưng người dân vẫn hay gọi cây giác là cây nho rừng nên mới gây nên sự nhầm lẫn này.

Cây giác

Cây nho rừng

“Người Campuchia ai cũng biết trái này là nho rừng nhưng ở trong nước thì người biết người không. Từ hình dạng của thân, lá, hoa, quả đã có khác biệt rõ rệt. Đến đặc điểm sinh trưởng cũng khác nhau hoàn toàn”, ông Thông chủ vườn nho rừng nổi tiếng ở Tây Ninh khẳng định.

Lá cây giác

Lá cây nho rừng

Ông Thông kể, cây giác vốn có rất nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam bộ. Đã có doanh nghiệp chế biến và kinh doanh rượu trái giác. Còn giống nho rừng này được ông đem từ các vùng biên giới Việt Nam, Campuchia, Thái Lan… về trồng.

Hoa cây giác

Hoa cây nho rừng

Trái giác ra từng chùm nhỏ, quả dẹp. Nho rừng cho từng chùm nặng trĩu, có khi nặng đến 5kg. Cây giác đưa dinh dưỡng trực tiếp lên nuôi thân cây, lá, quả. Nho rừng tích trữ dinh dưỡng trong củ, 1 năm sau mới trổ hoa, kết nụ.

Image associée

Quả giác

Quả nho rừng

Đặc tính cây nho rừng vào mùa khô tự lụi dần. Từ tháng 2 âm lịch, khi trời chuyển mưa, cây nứt đất đâm chồi mới mọc lên. Nho rừng mỗi năm có trái một lần. Từ lúc đem giống về đến hôm nay thu hoạch, ông đã mất 2 năm. Cây giác chỉ chừng vài tháng là có trái.

Tóm lại, mỗi loài đều có những đặc điểm sinh học cũng như công dụng khác nhau. Hi vọng qua bài viết trên mọi người có thể phân biệt được hai loài cây này.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam