Trồng rau kiểu “phó giáo sư”, thu 500 triệu/ha/năm

Thực chất, trồng rau “phó giáo sư” là tên gọi vui nông dân xã Đặng Xá (Gia Lâm, Hà Nội) đặt cho quy trình canh tác có sự tham gia của các bên (PGS) để giám sát, đánh giá và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nhờ áp dụng PGS, ý thức sản xuất theo quy trình an toàn của người dân được nâng lên.

Ngày nào cũng vậy, bà Nguyễn Thị Nhị, một thành viên của nhóm sản xuất PGS Đặng Xá đều đặn ra thăm vườn rau của mình. Được biết, gia đình bà hiện có 1.000m2 sản xuất rau theo quy trình an toàn, có sự giám sát của hệ thống PGS.

“Nhóm sản xuất của tôi có 10 thành viên, phần lớn lượng rau sản xuất ra cung cấp cho Công ty Công nghệ cao An Sinh theo hợp đồng cả năm nên chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo theo yêu cầu của doanh nghiệp. Áp dụng PGS, từ quá trình gieo hạt, bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật đều được ghi chép đầy đủ trong sổ nhật ký do trưởng nhóm phát; theo định kỳ 2 tuần một lần, các thành viên trong nhóm họp bàn kế hoạch sản xuất, tiêu thụ để có thể điều chỉnh kịp thời sản lượng giữa các nhà” – bà Nhị cho biết.

Bà Nguyễn Thị Chung, thôn Hoàng Long, xã Đặng Xá chăm sóc rau.

Theo bà Nhị, trước kia, khi còn sản xuất theo tập quán cũ, cứ thấy rau chớm có sâu bệnh là phun, thậm chí còn phun định kỳ; thời gian cách ly cũng không được đảm bảo. Sau này, nhờ tham gia các lớp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và sau này là PGS, GAP, nông dân Đặng Xá nhận thức được sự nguy hiểm của việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật.

“Hiện, nếu có ít sâu tôi bắt bằng tay, cần dùng thuốc bảo vệ thực vật thì sẽ dùng loại thuốc có nguồn gốc sinh học. Các thành viên, trưởng nhóm cũng kiểm tra ruộng rau của các thành viên thường xuyên, nếu vi phạm nguyên tắc sản xuất an toàn sẽ bị nhắc nhở, thậm chí bị yêu cầu ra khỏi nhóm” – bà Nhị nói.

Bà Nhị tiết lộ, chỉ với 1.000m2 trồng rau, gia đình bà có thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm.

Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Chung – thôn Hoàng Long, xã Đặng Xá, một thành viên của nhóm sản xuất PGS cho biết: “Cái được lớn nhất khi tham gia PGS là chúng tôi không phải lo khâu tiêu thụ vì đã có HTX đứng ra kết nối với các đầu mối thu mua; kế hoạch sản xuất được lập sẵn tránh ế thừa khi sản phẩm cung cấp ra thị trường quá nhiều. Hiện, nông dân Đặng Xá rất hào hứng tham gia mô hình này”.

Việc tham gia PGS giúp nông dân Đặng Xá không phải lo khâu tiêu thụ rau.

Theo ông Nguyễn Tuấn Khanh, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Đặng Xá, từ giữa năm 2018, tổ chức Rikolto (RECO) đã hướng dẫn HTX và bà con nông dân thành lập 3 nhóm PGS với 50 nông dân tham gia.

Trước đây, nông dân Đặng Xá được tham gia rất nhiều chương trình tập huấn, hướng dẫn sản xuất nhưng với mô hình PGS lần đầu tiên bà con được hướng dẫn một các chi tiết, cụ thể từng công đoạn sản xuất, giám sát sản xuất, thanh tra nội bộ. Quá trình giám sát chéo giữa các thành viên mà PGS đặt ra vừa giúp sản phẩm rau vẫn đạt chuẩn an toàn mà nông dân lại không cần nhờ đến bên thứ ba chứng nhận để tránh tốn kém.

“Nói cách khác, PGS hoạt động dựa trên trách nhiệm của mỗi thành viên, niềm tin của từng thành viên dành cho nhau; chỉ cần 1 thành viên làm ăn không nghiêm túc là sẽ ảnh hưởng đến cả nhóm. Nhờ áp dụng PGS cùng các quy trình sản xuất an toàn được thực hiện nhuần nhuyễn, rau Đặng Xá luôn được thị trường đánh giá cao; đã nhiều năm nay, rau Đặng Xá không để xảy ra sự việc nào đáng tiếc liên quan đến an toàn thực phẩm” – ông Khanh nói.

Nhờ chất lượng được đảm bảo nên rau Đặng Xá luôn được bán với giá cao hơn với những sản phẩm cùng loại trên thị trường. Hiện, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác ở Đặng Xá đạt 450 – 500 triệu đồng/ha/năm.

Hiện, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác ở Đặng Xá đạt 450 – 500 triệu đồng/ha/năm.

Điều đặc biệt của các nhóm PGS mà Hà Nội đang triển khai rộng khắp ở nhiều địa phương, trong đó có Đặng Xá là ban điều phối có sự tham gia của các bên. Ví dụ ở Đặng Xá, đại diện ban điều phối có Giám đốc HTX Đặng Xá; đại diện Chi cục Trồng trọt – Bảo vệ thực vật Hà Nội; đại diện khách hàng là Công ty An Sinh và đại diện nông dân. Trách nhiệm của mỗi thành viên được quy định rất cụ thể.

Theo đó, nông dân có nhiệm vụ sản xuất rau an toàn đúng quy trình và tiêu chuẩn (không sử dụng phân tươi khi chưa ủ hoai mục, không sử dụng nước thải để tưới rau, hạn chế sử dụng phân hóa học, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục do HTX quy định); ghi chép nhật ký đồng ruộng; bán rau theo đúng cam kết với nhóm…

HTX Dịch vụ nông nghiệp Đặng Xá có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ; giới thiệu quảng bá sản phẩm; xây dựng bao gói mẫu mã, logo cho sản phẩm rau an toàn Đặng Xá. Trong khi đó, Công ty An Sinh phải cam kết tuân thủ hợp đồng đã ký kết/thỏa thuận.

Ông Nguyễn Văn Mạnh- Phó Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Đặng Xá, khẳng định, sản xuất theo PGS sẽ giúp lợi nhuận tăng cao hơn vì người dân tự chứng nhận đảm bảo chất lượng cho nhau thông qua hoạt động giám sát chéo, thay vì phải nhờ đến bên thứ ba. Trong một nhóm sản xuất sẽ có nông dân – doanh nghiệp – người tiêu dùng để đảm bảo quá trình giám sát diễn ra minh bạch.

“Đặc biệt, cái lợi lớn nhất khi tham gia PGS là việc tiêu thụ sản phẩm của nông dân dễ dàng hơn nhờ kế hoạch sản xuất, cơ cấu giống được tính toán kỹ lượng dựa trên mùa vụ, nhu cầu thị trường” – ông Mạnh nói.

Tổng hợp và duyệt bởi Farmtech Việt Nam

Lợi ích của việc trồng rau sạch trong vườn nhà

Lợi ích của việc trồng rau sạch trong vườn nhà, vườn nhà thường diện tích làm rau rất ít, song vườn nào cũng thu xếp tận dụng được đất để làm các loại rau.

Người có điều kiện đất đai, lao động, tiền vốn, và kỹ thuật thì làm được nhiều, có dư bán. Người chưa có điều kiện làm ít, làm rau ở vườn nhà rất thuận tiện, dễ làm và có nhiều lợi ích như sau:

vườn rau sạch tại nhà

1. Chủ động và tươi ngon:

Rau ở vườn nhà rất thuận tiện, dễ dàng cho sinh hoạt ăn uống hàng ngày của gia đình.

Vườn rau tốt nhiều chủng loại chủ động được rau ăn liên tiếp, không lỡ rau ăn, có dư thừa được bán cũng tốt.

Rau ăn không ngon, dinh dưỡng kém là do rau thu hái để qua đêm (một ngyà, có khi nhiều ngày). Các loại rau bằng quả lấy trước 2 – 3 ngày khi bán tới người mua, có khi 5 – 7 ngày rau bị hỏng. Rau có ở vườn nhà, bữa ăn nào, lúc đó hái, hái vào nấu ăn ngay nên rau tươi ngon, không hao hụt mất dinh dưỡng nhiều.

2. Giảm chi phí, tăng thu nhập

Có rau ở vườn nhà, sẵn thu hái, không tốn tiền mua rau đồng thời cũng tiết kiệm được tiền mua các thứ khác mà ta chưa cần lắm.

Tận dụng trồng được nhiều loại rau ở vườn nhà, thâm canh tốt không những được ăn mà còn được bán ít hay nhiều thêm thu nhập cho gia đình. Như vậy, có rau ỡ vườn, sẵn rau ăn, giảm được chỉ phí, mà còn có tiền tiêu do thu nhập từ nguồn rau ở vườn nhà.

3. Không mất công đi mua

Công việc làm ở nông thôn cũng như ở thành thị lúc nào cũng có việc ở nhà, ngoài vườn hay đồng ruộng. Thiếu rau phải đi mua nơi chợ, phố gần cũng 200 – 500m, xa tơi 3 – 4km, đã di không một buổi, một ngày cũng 3 – 4 tiếng đồng hồ là ít, nhất là thời gian cáy, gặt, trời mưa, trời gió, giá rét, hay nắng, tốn nhiều công sức.

Không có rau ở vườn nhà đi mua mất công sức như vậy, công sức để chăm sóc vườn (trong đó có rau) và các công việc khác hợp lý hơn.

4. Tận dụng được sức nhàn rỗi trong gia đình

Lao động là vốn quý, song công việc gieo trồng, cấy, chăm sóc, thu hái rau ở vườn nhà luôn luôn cần có, làm rau công việc nặng như : cuốc xới, bón phân, tưới nước, song cũng có nhiều công việc nhẹ nhàng, dễ làm như nhổ cỏ, bắt sâu, tia cây, châm sóc, thu hái, làm rau

lúc nào cũng thường xuyên có việc. Công việc như vậy lao động phụ, ông bà già, học Sinh… thì giờ sáng maí, buổi chiều, lúc hết giờ làm việc ở nhà máy, các cơ quan, những ngày chủ nhật, ngày nghi phép các lao động chính còn đang làm việc ở công sỡ, nhà máy, xí nghiệp, v.v… Các thởi gian đó không bỏ lãng phí sức lao động, công sức đó được tận dụng làm các đám rau ở nhà vườn rất tiên lợi.

Như vậy, rau ở vườn nhà tận dụng được nhiều thời gian lao động chính cũng như lao động phụ.

5. Tận dụng được đất đai, khoảng trồng. không gian

Đất ở vườn nhà ngoài đất ở, các công trình phụ, và các cây lưu niệm ăn quả, cây đặc sản quý khác. Đất ở vườn còn lại rất ít để dành trồng rau. Rau thường phải len lỏi, chỗ làm, tầng không gian, trồng rau leo giàn, trồng xen, trồng gối, sử dụng ánh sáng trực xạ, tán xạ, dưới bóng cây ăn quả, lựa chọn những giống rau thích hợp cho các nơi, tận dụng đất đai, ánh sáng trên.

 Trồng rau bằng chậu nhựa là một giải pháp hiệu quả.

Như vậy, rau ở vườn nhà tận dụng được đất, ánh sáng, khoảng không gian các lớp không khí trong vườn, để gieo trồng tạo ra nguồn rau sạch cho gia đình và xã hội.

6. Ít tốn kém, dễ làm:

Rau ở vườn nhà rất thuận lợi cho lao động chính, phụ nhất là thời gian nông nhàn, đủ điểu kiện tích cực tham gia, tiết kiệm được thời gian, tận dụng được đất đai, ánh sáng, một bông bầu chỉ chiếm 1 – 2m đất, rau ngót, mùi tầu, lá lốt dưới tán thưa của cây ăn quả.

Vốn bỏ ra không nhiều như hom rau ngót, các giống cây gia vị hạt bầu, bí mướp, nếu trồng từ 2 – 4 bông chỉ cần độ 10 hạt, 10 cây là đủ. Nhiều giống tự để, làm, bảo quân là có niếu thiếu. Có giống đi xin cũng được như hạt mướp, hạt đậu ván. Giống dễ dàng như vậy không tổn kém mà kết quả lại cao.

Như  vậy, rau ở vườn nhà tận dụng được thời gian, khoảng trống, không gian, tiết kiệm được đất đai, đầu tư ít, không tốn kém mấy.

7. Tạo cho môi trường sạch, đẹp:

Các cây xanh xung  quanh nhà hút CÒ, thải oxi trong đó có rau làm cho bầu không khí quanh nhà trong lành.

Làm sạch rau: vườn sạch, ít sâu bọ, ruồi muỗi ít, vườn đẹp, tạo cho các thành viên trong gia đình thoải mái, thở không khí trong sạch, nên bảo đảm được sức khỏe.

Giàn bầu, giàn mướp xây quả, đám rau gia vị gần bếpm bờ giếng xanh đẹp, là cảnh vườn đẹp, tô đẹp cành nhà.

8. Đảm bảo rau an toàn, dinh dưỡng cao:

Rau ở vườn nhà là do các thành viên trong gia đình trực tiếp làm lấy: gieo, cấy, xới, xáo, bắt sâu, chăm bón tưới, không bón phân tươi, không phun thuốc sâu độc hại hay thuốc kích thích. Do đó không nghi ngờ rau có thuốc độc trừ sâum hoặc các loại thuốc khác, khi sử dụng không băn khoăn, nghi ngờ, lo lắng. Rau ở vườn nhà có nhiều dinh dưỡng như: đạm, chất béo, vitamin và các loại chất khoáng như Fe, Cu, Bo… Hàng ngày đều ăn rau, ăn đủ số lượng là chống được suy dinh dưỡng trực tiếp cho từng thành viên trong gia đình.

Như vậy rau tại vườn nhà sử dụng ăn rất yên tâm là điều kện trực tiếp chống suy dinh dưỡng cho gia đình.

9. Rau ở vườn nhà cũng là vị thuốc phòng và chữa bệnh cho gia đình:

Các loại rau trong vườn có nhiều cây, cá bộ phận như lá, quả, hạt, rễ, vỏ (hạt ầu lào, hoa kinh giới, gừng chữa ho, mô lông phối hợp với trứng gà chữa bệnh kiết lỵ, diếp cá hạ nóng…) Đa phần loại rau gia vị là các vị thuốc kết hợp với các loại khác chữa bệnh có hiệu nghiệm.

Rau ở vườn nhà sử dụng vào các bữa ăn hằng ngày. Khi có bệnh sử dụng làm vị thuốc để phòng, chữa bệnh rau diếp cá là một trong những loại cây rau có khả năng chữa bệnh.

Thiêu rau sạch là thiếu nguồn dinh dưỡng cho các thành viên trong gia đình, là thiếu nguồn thu nhập và không tận dụng được đất đai, lao động, lãng phí về sử dụng tầng không gian, ánh sáng không khí trong vườn, chưa sử dụng hết thời gian nông nhàn.

Thuận lợi, làm rau dễ dàng và lợi ích làm rau sạch nhiều dinh dưỡng ở vườn nhà là như vậy.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam