Bước đột phá trong công nghệ chọn giống rong biển

Hiệp Hội Khoa Học Biển Scottland (SAMS) đã trở thành tổ chức đầu tiên sử dụng một thiết bị công nghệ cao để chọn lọc ra giống rong biển có khả năng kháng bệnh, tạo nên bước đột phá trong ngành công nghiệp nuôi trồng rong biển.

Với sự hỗ trợ kiến thức chuyên môn từ giáo sư Claire Gachon, công ty BMG LABTECH đã tung ra thị trường thiết bị NEPHELOstar. Dựa trên nguyên lý phân tán ánh sáng mà thiết bị này sẽ phát hiện được các hạt vật chất không hòa tan trong mẫu rong biển, từ đó sẽ xác định được mức sinh khối cũng như phát hiện ra được loại rong biển có khả năng kháng được nhiều bệnh, và cuối cùng là chọn ra giống rong biển có khả năng kháng bệnh tốt nhất.

Dr. Gachon chia sẻ: “Chúng tôi sẽ sử dụng thiết bị hiện đại để chọn ra loại rong biển kháng bệnh và sau đó sẽ kết hợp với dữ liệu về gen để chọn ra giống rong biển phù hợp nhất để nhân giống. Nghiên cứu này rất quan trọng trong ngành nuôi trồng công nghiệp rong biển toàn cầu,vì nó có thể loại bỏ hoàn toàn dịch bệnh trong hệ thống sản xuất ngay từ đầu”. Với ưu điểm là không gây hại đến cơ thể động vật thí nghiệm, Dr. Gachon tin tưởng công nghệ này không chỉ được sử dụng cho rong biển mà còn có thể được sử dụng rộng rãi cho động vật thủy sản.

Nghiên cứu tiên phong này là một phần trong dự án GENIALG, mục tiêu của dự án là cải thiện chất lượng nguồn gen và tìm ra nguồn giống tốt phục vụ các trang trại nông nghiệp trên khắp châu Âu.

Nguồn: Tepbac.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Xử lý ao nuôi tôm không dùng hóa chất

Có 3 cách cơ bản nhất để xử lý ao nuôi tôm như sau :

1. Nuôi cá rô phi và rong biển

Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Phú Yên thì: chất lượng nước trong các ao nuôi tôm không thả cá rô phi và rong câu thường có sự biến động lớn về các thành phần như nitơ, phốt pho, chlorophyll-a… Điều này sẽ tạo môi trường thuận lợi cho một số loại tảo và vi khuẩn có cơ hội phát triển mạnh làm cho lượng oxy trong ao giảm nhanh chóng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tôm nuôi.

Để khắc phục tình trạng này, các chuyên gia thuỷ sản đã nghiên cứu và khuyến cáo người nuôi tôm nên thả cá rô phi với mật độ 3- 4 con/m2 cùng với 300 gam rong câu/m2 cho mô hình trang trại nuôi tôm có ao xử lý nước thải riêng biệt. Với mật độ đó, khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng dư thừa cùng với các chất vô cơ cho kết quả cao nhất. Qua đó, nồng độ nitơ, phốt pho luôn được kiểm soát ở mức tốt nhất.

2. Phương pháp xiphông đáy

Ưu điểm của phương pháp này là có thể hút hết những chất hữu cơ bị phân huỷ dưới đáy ao nuôi tôm, làm tăng lượng oxy hoà tan trong nước, kéo dài thời gian nuôi, hiệu quả kinh tế cao, giảm chi phí sử dụng hoá chất trực tiếp để xử lý nền đáy.

Phương pháp xi phông đáy ao phổ biến trong nuôi tôm

 Máy xi phong di động:

** Thường dùng cho ao:

Ao không có hố xi phong. Ao có diện tích lớn (trên 2500m2), dùng được cho ao có đáy không bằng phẳng.

Thường sau 2-3 tháng thả tôm nuôi, khi đáy ao tích tụ nhiều chất thải, các yếu tố môi trường có dấu hiệu vượt ngưỡng cho phép trong ao nuôi, thì có thể tiến hành xi phông đáy ao.

Cách lắp đặt và vận hành:

Dụng cụ để xử lý xi phông là 2 ống nhựa PVC có đường kính 10-20 cm. Dài 1-1,2 m nối với nhau thành chữ T ở đoạn trên đầu chữ T khoan nhiều lỗ nhỏ (kích thước cỡ con tôm trong ao nuôi). Phần cuối chữ T đấu nối vào đầu hút nước của bơm ly tâm (có cánh quạt hút nước). Bơm ly tâm được nối với trục nối dài của moteur hay động cơ nổ dùng xăng. Hiện nay có nhiều loại máy bơm trên thị trường người nuôi có thể sử dụng.

Ưu điểm của phương pháp này:

Có thể hút được bùn của chất thải đồng thời tránh cho tôm bị hút vào khi bơm ly tâm hoạt động. Bùn và chất thải theo đầu chữ T và thoát ra ngoài theo ống thoát nước của bơm ly tâm.

Dùng được cho nhiều ao, dùng được cho ao có diện tích lớn.

Máy xi phong đáy ao đặt trên bờ

** Áp dụng cho:

Ao có hố gom chất thải, có thể dùng cho ao đất nhưng phải lót bạt phần hố xi phong hoặc ao nuôi lót bạt.

Thiết kế ao nuôi:

Đào một hố sâu khoảng 80 cm toàn bộ khu vực chất thải gom lại, sau đó lấy bạt trải hết đáy hố và thành hố. Phần mép bạt được cuộn vào thanh tre và chôn sâu khoảng 20 cm. Việc chỉ trải bạt hố xi phông không quá tốn kém mà vẫn hút sạch hoàn toàn chất thải nên công dụng không kém hố xi phong của ao trải toàn bộ bạt đáy.

Đặt một mô tơ khoảng 2 – 3 HP trên bờ, lắp một ống PVC hoặc ống gân đường kính 60 nối từ mô tơ đến giữa ao để giúp bơm chất thải ra ngoài. Ống này nên đặt nổi cách mặt nước 20 – 30 cm, dùng tầm vông để đỡ ống. Phần đầu hút xi phông gắn vào ống gân mềm để dễ vận hành di chuyển toàn bộ khu vực hố. Phần chất thải đi từ mô tơ đến ao thải có thể dùng ống mềm (ống vải) để dễ cuộn lại, sử dụng cho nhiều ao. Nếu 2 ao tôm cạnh nhau có thể thiết kế chung một mô tơ đặt trên bờ chung để sử dụng cho 2 ao.

Vận hành:

Khi bơm nước vào ao, nên bơm đầy hố xi phông ở giữa ao trước, sau khi bơm đầy hố, áp lực nước từ trên xuống sẽ ép bạt dính chặt xuống đáy và xung quanh hố khiến bạt không bị phồng lên. Có thể tiến hành hành xi phông cho ao khi tôm đạt kích cỡ từ 2 g trở lên.

Dùng thuyền hoặc phao ngồi trên để di chuyển đầu xi phông toàn bộ hố. Nếu tiến hành xi phông hằng ngày, đáy ao sẽ không bẩn thì hoàn toàn có thể lội xuống đứng dưới ao xi phông mà không ảnh hưởng gì và cũng dễ kiểm tra mức độ sạch bẩn của đáy ao.

Nên xi phông mỗi buổi sáng, thời gian xi phông chỉ khoảng 30 phút đến 1 giờ mỗi hố, điều này sẽ hạn chế được rất nhiều chất thải lắng tụ ở đáy ao, giúp duy trì chất lượng nước và đặc biệt giảm được lượng vi sinh cần thiết; hoặc cũng với lượng vi sinh tương tự, nhưng hiệu quả của vi sinh được tốt hơn vì lượng chất thải trong ao ít hơn. Phần nước hao hụt mỗi lần xi phông khoảng 2% nước sẽ được bơm bù lại từ ao chứa đã được xử lý.

 Xi phông nhờ van tự động

** Áp dụng hiệu quả với:

Ao nhỏ diện tích dưới 2500m2

Ao có hố xi phong, ao lót bạt cả ao hoặc đổ bê tông cho hố.

Với ao nuôi có đáy ao cao hơn hệ thống thoát nước và kênh xử lý chất thải.

Cấu tạo hố xi phong:

Với hệ thống này không cần sử dụng động cơ bơm ly tâm vì áp lực nước sẽ đẩy chất thải ra ngoài đáy ao hệ thống cống rảnh mà không cần bất kỳ lực tác động.

Hố xử lý chất thải phải đủ rộng để gom chất thải và thường có dạng chóp nón.

Từ miệng hố đến đáy hố cách nhau 50cm và đường kính 2m cho ao 2000m2- 2500m2

Giữa hố có ghép nối với 1 ống nhựa PVP phi 75 có bịt lưới đầu ống đủ để hút bùn đáy và ngăn tôm lọt qua ghép nối với đường ống hút nên chôn dưới lòng đất để không bị ảnh hưởng lúc cải tạo cuối ống nhựa lắp 1 van để xả thải.

Cuối vụ cần hút sạch bùn trong đường ống tránh tình trạng bùn đọng trong ống lúc phơi khô ống sẽ bị tắc nghẽn.

Tùy theo mật độ tôm nuôi và lượng chất thải trong ao mà sắp xếp lịch xi phong đáy ao cho phù hợp.
Một ngày rút 2 hoặc 3 lần mỗi lần chỉ 1-2 phút. Sau đó phải bù lượng nước đã mất cho ao tôm.

3. Xử lý nước bằng tia cực tím

Hệ thống bao gồm một bể tràn là bồn chứa khoảng 350 lít, 10 bóng đèn tia cực tím, máng nước bằng nhôm hoặc bằng nhựa, nguồn điện phân, lưới lọc và nguồn điện có công suất 1.000W lấy từ nguồn máy nổ sục khí. Khi hút vào bể tràn, nước sẽ được nén và đi qua lưới lọc rồi chảy vào máng, nơi lắp đặt hệ thống đèn chiếu tia cực tím và nguồn điện phân.

Nhờ cách lắp đặt đèn và hệ thống làm xáo trộn, nước sẽ được tiếp xúc với đèn tia cực tím, cộng với nguồn điện phân sẽ diệt số lượng lớn vi khuẩn trước khi vào ao nuôi. Theo kết quả thử nghiệm của Trung tâm Y tế dự phòng Phú Yên, kết quả thí nghiệm rất khả quan với khả năng diệt khuẩn là 85%, cụ thể mẫu nước chỉ còn lại 500 cá thể so với 3.800 cá thể vi khuẩn ban đầu.

Cả ba phương pháp này đều không sử dụng hoá chất trong ao nuôi góp phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản, đáp ứng những thay đổi nhanh chóng và yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt của thị trường xuất khẩu hiện nay. Cách thức và phương pháp sử dụng đơn giản nhưng cho tôm nuôi thương phẩm đạt chất lượng cao, không có kháng sinh, giảm chi phí sản xuất, mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Khai thác gắn với bảo vệ rong mơ

Tỉnh Khánh Hòa đã và đang nhân rộng mô hình khai thác gắn với bảo vệ rong mơ – nguồn lợi thủy sản có giá trị kinh tế cao và đóng vai trò quan trọng bảo vệ hệ sinh thái vùng ven biển, nhưng đang bị suy giảm do khai thác quá mức.

Ngư dân chuẩn bị đưa rong mơ từ tàu lên bờ

Từ tháng 6/2017, Tổ hợp tác “Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản rong mơ” phường Vĩnh Thọ, thành phố Nha Trang đi vào hoạt động. Mô hình này có 21 thành viên là ngư dân hành nghề khai thác rong mơ ở vịnh Nha Trang tham gia.

Ông Nguyễn Văn Tính, Chủ tịch Hội Nông dân phường Vĩnh Thọ, thành phố Nha Trang cho biết, trước đây, ngư dân thường khai thác rong mơ trước thời vụ, không đúng kỹ thuật, giá rong mơ cũng không ổn định. Tổ hợp tác thành lập đã hỗ trợ ngư dân kỹ thuật về khai thác, biện pháp bảo vệ rong mơ, đồng thời liên kết với nhau để bán sản phẩm từ rong mơ cho doanh nghiệp nên giá ổn định.

Mô hình khai thác gắn với bảo vệ rong mơ dựa vào cộng đồng đang được nhiều địa phương, đoàn thể ở Khánh Hòa nhân rộng. Điển hình như Hội Phụ nữ phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang thành lập “Tổ sinh kế rong mơ” với 40 thành viên làm nghề khai thác rong mơ. Tham gia mô hình này, các thành viên được tập huấn kỹ thuật khai thác rong mơ để nâng cao sản lượng, chất lượng rong mơ, nhưng vẫn bảo vệ được nguồn lợi lâu dài.

Ngư dân phơi rong mơ

Theo Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang, vùng ven biển Khánh Hòa có 21 loài rong mơ phổ biến. Các thảm rong mơ có diện tích trên 1.160 ha với trữ lượng khoảng 7.300 tấn khô/năm, tập trung ở 3 vịnh biển: Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh và đầm Nha Phu.

Các thảm rong mơ có vai trò quan trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái vùng ven biển Khánh Hòa, đồng thời làm bãi đẻ, nơi trú ngụ cho sinh vật biển. Những năm gần đây, rong mơ cho giá trị kinh tế cao do phục vụ ngành công nghiệp thực phẩm, y học… nên loài này bị khai thác quá mức dẫn đến suy giảm.

Đơn cử như vụ khai thác rong mơ diễn ra từ tháng 5-8 hàng năm, nhưng ngư dân thường khai thác ngay từ tháng 2, khi rong mơ đang còn non nên khó tái sinh. Bên cạnh đó, việc nuôi trồng thủy sản cùng nhiều tác động khác ở vùng ven biển cũng ảnh hưởng đến môi trường sống của rong mơ.

UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành chỉ thị về việc khai thác và bảo vệ nguồn lợi rong mơ như thời gian thu hoạch cho từng vùng, khai thác phải để lại gốc và thân 10cm để rong tái sinh trưởng, chừa lại 20% trữ lượng của bãi rong để làm nơi cư trú và sinh sản cho các loài động vật biển…

Nguồn: Baomoi được kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam

Tại sao carrageenan sản xuất từ rong biển được ứng dụng nhiều trong thực phẩm?

Carrageenan là một chất xơ hoà tan trong nước, được tìm thấy trong nhiều loại rong biển.  Tên của loại phụ gia từ rong biển được lấy theo tên của một loại rong biển mọc dọc theo bờ biển Ireland, khu vực gần một ngôi làng có tên là Carragheen

Carrageenan được sản xuất từ rong sụn

Về tính chất của Carageenan là một chất có màu hơi vàng, màu nâu vàng nhạt hay màu trắng. Chúng có dạng bột thô, bột mịn và gần như có mùi. Đặc biệt chất được sản xuất từ rong biển này đóng vai trò là chất phụ gia trong thực phẩm để tạo đông tụ, tạo tính mềm dẻo, đồng nhất cho sản phẩm và cho điểm nóng chảy thấp. Carrgeenan được dùng trong các món ăn trong thực phẩm: các món thạch, hạnh nhân, nước uống.

  • Carrageenan được bổ sung vào bia, rượu, dấm làm tăng độ trong.
  • Trong sản xuất bánh mì, bánh bicquy, bánh bông lan…carrageenan tạo cho sản phẩm có cấu trúc mềm xốp.
  • Trong công nghệ sản xuất chocolate:bổ sung Carrageenan vào để làm tăng độ đồng nhất, độ đặc nhất định
  • Trong sản xuất kẹo:Làm tăng độ chắc, độ đặc cho sản phẩm.
  • Trong sản xuất phomat, sản xuất các loại mứt đông, mứt dẻo
  •   Đặc biệt ứng dụng nhiều trong lĩnh vực chế biến thủy sản:Carrageenan được ứng dụng tạo lớp màng cho sản phẩm đông lạnh, làm giảm hao hụt về trọng lượng và bay hơi nước, tránh sự mất nước của thịt gia cầm khi bảo quản đông…
  • Trong bảo quản đóng hộp các sản phẩm thịt, bổ sung vào surimi và giò chả…
  • Do Carrageenan tích điện âm của gốc SO42+ nên có khả năng liên kết với protein qua gốc amin mang điện tích dương khi pH nằm dưới điểm đẳng điện.Chính nhờ điểm này mà trên 50%tổng lượng Carrageenan được sử dụng trong công nghiệp sữa. Vai trò của Carrageenan là làm cho các sản phẩm sữa có độ ổn định khá cao, không cần dùng đến tinh bột hoặc lòng trắng trứng.

Carrageenan được ứng dụng trong thực phẩm thạch

Việc chiết tách Carrageenan có hiệu quả cao và chất lượng tốt là cơ sở để dẫn tới sản xuất polysaccharide này ở quy mô công nghiệp, từ đó nâng cao giá trị kinh tế của rong sụn, rong hồng vân…nhằm thúc đẩy ỡ rộng quy mô,cải thiện đời sống cho người dân ven biển. Ngoài ra, sự đầu tư phát triển nuôi trồng rong sụn, rong hồng vân còn giảm ô nhiễm môi trường

Vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa bảo vệ được môi trường thủy vực. đó là một hướng đi bền vững, tại sao chúng ta lại không dám làm?

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam