Nuôi ruồi giấm làm thức ăn cho chim yến

Ruồi dấm là 1 trong những loại thức ăn cho cá dĩa nói riêng, cá cảnh nói chung và cho chim yến. Bài viết này giới thiệu cách nuôi ruồi dấm.

Drosophila, hay còn gọi là ruồi dấm (vinegar/fruit fly), vốn là công cụ thí nghiệm của các nhà khoa học nhưng cũng là nguồn thức ăn cho các loài cá cảnh.Hiện nay được nuôi làm thức ăn phụ thêm cho chim yến vào mùa đông hay mùa gió bão chim yến không đi ăn xa được.

Những sản phẩm ruồi thương mại được biến đổi gien khiến chúng không thể bay được (để dễ nuôi nhốt hơn), chỉ sau một vài thế hệ những con côn trùng này mới có thể phục hồi khả năng bay.

Drosophila là loài đẻ trứng, và nếu trứng được thụ tinh thì sẽ nở ra ấu trùng hay giòi mà chúng ta thu hoạch chúng để nuôi cá dĩa. Ấu trùng ruồi rất phàm ăn và lớn rất nhanh ở nhiệt độ bình thường. Sau vài ngày, chúng bắt đầu làm kén và nở thành ruồi. Ruồi mới nở có hình dạng hoàn thiện và ngay sau đó chúng bắt đầu sinh sản. Điều này lý giải tại sao người ta có thể sản xuất giòi với số lượng lớn.

Bột tạo ruồi giấm DP 501

Lai tạo ruồi dấm rất đơn giản, có nhiều cách để “tẩm bổ” cho chúng. Dưới đây là một trong những cách để “sản xuất” ruồi giấm.

Sử dụng một chai nước suối cũ cắt đáy.

Tạo ruồi dấm

Chai nước suối cắt ra tạo ruồi dấm

Ruồi giấm làm thức ăn cho chim yến

Bỏ thêm rơm rạ, cỏ khô, sợi, ống hút… để gia tăng diện tích bề mặt. Đáy chai đổ một lớp “cháo” làm thức ăn cho ấu trùng.

Thành phần dinh dưỡng của “cháo”:

  • Men bia
  • Đường
  • Bột lúa mạch
  • Chuối và các loại trái cây nói chung
  • Nipagin (chất bảo quản thực phẩm)
  • Bột rau
  • Dấm
  • Bột can-xi (calcium carbonate)
  • Calcium gluconate (thuốc trị loãng xương)
  • Vitamin D3
  • Các loại vitamin khác

    Và đây là công thức làm “cháo dinh dưỡng” đã được áp dụng thành công trên thực tế:

  • 80 g bánh dinh dưỡng
  • 10 g bột làm bánh
  • 1 muỗng trà bột can-xi (calcium carbonate)
  • 20 g đường fructose
  • 0.8 g Nipagin
  • Nước vừa đủ để biến hỗn hợp thành “cháo”

    Sau khi chuẩn bị xong, cháo được đổ vào các chai ươm ruồi dấm… nhưng nên nhớ rằng, những con ruồi nở đầu tiên hầu như là ruồi đực và hãy để chúng sinh sản đủ nhiều trước khi thu hoạch.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Thức ăn của chim yến

Mỗi chúng ta đều không còn gì xa lạ với tổ yến, hoặc ít nhất cũng được nghe nhắc đến tổ yến và công dụng của nó đôi ba lần. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thức ăn của chim yến là gì? Với một loài chim “khó tính” như vậy thì chúng có ăn cào cào, châu chấu, giun, dế như đa số loài khác? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chúng.

Chim yến chỉ có thể đớp mồi trên không trung mà không thể mổ hay nhặt mồi trên mặt đất như một số loài chim khác. Chúng thường sống bầy đàn lên đến hàng trăm con nhưng lại thích làm tổ từng cặp riêng rẽ, thích sống ở chỗ gần nước (sông, hồ, biển), có đồng ruộng, rừng cây thấp, và ít đến các khu rừng rậm. Đây được coi là môi trường lý tưởng tập hợp đa dạng các loại côn trùng, là nguồn thức ăn phong phú cho chim yến. Chính vì vậy việc khảo sát điều kiện nuôi yến ban đầu là bước rất quan trọng, đặt nền móng đầu tiên cho quá trình nuôi yến dài lâu sau này.

Vì kích thước cơ thể chim yến cũng khá nhỏ bé, chỉ nặng trung bình khoảng 13 gram nên thức ăn của chim yến là các loài côn trùng khá nhỏ bay trong không trung hoặc bị gió cuốn lên từ các đầm lầy, ao hồ, sông suối, các thảm cỏ hoang dã, từ cánh đồng, ruộng vườn, từ các kiểu rừng trong đó có rừng ngập mặn, từ chợ búa, bãi rác, trại chăn nuôi,…vv

Thức ăn của chim yến trưởng thành:

Chim yến trưởng thành ăn côn trùng có kích thước nhỏ bay trong không khí như kiến cánh, ong nhỏ, phù du, ruồi, muỗi, nhện, các con bọ nhỏ như rầy nâu, rầy xanh,… Kiến cánh là loài được tìm thấy trong thức ăn của chim yến chiếm tỷ lệ cao nhất, các loài khác còn lại có tỷ lệ thấp. Vào mùa mưa thì thức ăn chính của chim yến là mối. Chim yến bắt côn trùng và ăn trong khi đang bay. Khi tìm kiếm thức ăn ở những nơi khan hiếm, do mật độ côn trùng bay trong không khí giảm dần theo độ cao nên chim thường bay vòng quanh khu vực đó và là là hạ xuống thấp. Chim cũng kiếm mồi tại những nơi có nhiều cây cao có nhiều hoa, trái là nơi tập trung các loài côn trùng nhỏ và thường ở độ cao dưới 30m.

Thức ăn cho chim con:

Cũng giống như con người, trong suốt quá trình được sinh ra đến lúc có thể rời tổ đi kiếm ăn được thì chim con rất cần bố mẹ chăm sóc. Thời gian này hoạt động chủ yếu của chim con là ăn và ngủ.

Chim bố mẹ sau khi kiếm được thức ăn về sẽ trộn thêm enzym và các kháng thể trong nước bọt vào cục mồi rồi mớm cho chim con. Nhìn chung chim yến non ăn thức ăn có vỏ kitin mỏng hơn chim trưởng thành do hệ tiêu hóa còn yếu và chưa hoàn chỉnh. Việc ăn loại thức ăn vỏ kitin mỏng nhằm giúp chim con tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng hơn. Tỷ lệ bọ rầy (nâu, xanh) – chiếm 50% và ruồi muỗi chiếm 20%, ong kiến chiếm khoảng 7%. Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi giải phẫu một con chim non, người ta thấy trong cục mồi có từ 250-350 con côn trùng nhỏ.

Thông thường chim con ăn khoảng 4 lần/ngày, 3 lần vào ban ngày, 1 lần vào ban đêm (khoảng 8 giờ tối), tuy nhiên số bữa ăn của chim yến trong ngày còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và tập tục sống của từng đàn chim. Vì vậy số lần ăn trong ngày của chim yến có thể thay đổi tùy vào môi trường sống.

Chim non rời tổ sau khi nở 40 – 45 ngày, trọng lượng cơ thể trung bình khoảng 13 gram. Khi này chúng có thể tự đi kiếm mồi như bố mẹ của chúng vẫn thường làm.

Hiện nay, tại một số mô hình nuôi chim yến có tình trạng yến tăng đàn rất nhanh dẫn đến nhu cầu nguồn thức ăn của chim cũng tăng cao theo. Khi đàn chim yến tăng nhanh từ vài chục con nay lên đến vài trăm, thậm chí vài ngàn con thì nguồn thức ăn trở thành vấn đề cấp thiết cần được giải quyết và phải đảm bảo ổn định lâu dài. Chỉ có rừng nhiệt đới ẩm ướt, rừng ngập mặn và thảm cỏ đất ngập nước mới là nơi có nhiều côn trùng quanh năm. Các khu vực khác chỉ sản sinh côn trùng trong một số thời điểm, với một số điều kiện nhất định. Do vậy, để chủ động nguồn thức ăn cho chim yến, chúng ta cần nuôi trên quy mô lớn một số loài côn trùng.

Giải pháp tốt nhất cho vấn đề này đó chính là chủ động tạo ra nguồn thức ăn cho yến. Thị trường thiết bị hỗ trợ nuôi yến hiện nay có rất nhiều các loại bột tạo côn trùng làm nguyên liệu tạo thêm nguồn thức ăn phong phú cho chim yến. Tuy nhiên có nhiều ý kiến trái chiều nhau về việc sử dụng các loại bột này sẽ ảnh hưởng tốt hay không tốt đến chất lượng tổ của chim yến. Đây là vấn đề gây nhiều tranh cãi vẫn chưa có đáp án chính thức từ các công trình nghiên cứu khoa học. Vì vậy tạo ra nguồn thức ăn từ tự nhiên vẫn là phương pháp an toàn và đảm bảo hơn cả.

Có thể trồng nhiều cây thu hút côn trùng quanh khu vực nhà yến như: sung, keo dậu (táo nhơn), ômôi, dừa nước, … Đây là những loài thích hợp trồng ở vùng nuôi yến, tạo môi trường cho yến sinh hoạt đồng thời cũng là tạo môi trường sinh thái xanh, sạch, trong lành cho con người.

Ngoài ra có thể tạo ruồi giấm bằng phương pháp tự nhiên để tạo thêm nguồn thức ăn cho chim yến. Cách tạo ruồi giấm cũng vô cùng đơn giản.

Ruồi giấm

Ruồi giấm

Là đối tượng ăn côn trùng trên không, chim yến đã, đang và sẽ tiếp tục góp phần quan trọng trong việc khống chế số lượng các côn trùng gây hại cho hoa màu, giúp cân bằng hệ sinh thái. Qua đó cho thấy, việc nuôi chim yến không chỉ mang lại lợi ích cho người nuôi mà còn mang lại rất nhiều các lợi ích xã hội khác.

Nguồn: TamcaoViet được kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam.