Bệnh thiếu dinh dưỡng trên tôm sú

Hiện nay, thức ăn công nghiệp quan tâm nhiều đến lợi nhuận tối đa với chi phí tối thiểu, không chú trọng để đảm bảo có đầy đủ các chất dinh dưỡng vi lượng. Vì vậy, đó là nguyên nhân xuất hiện một số loại bệnh làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm.

Bệnh thiếu vitamin

Theo Rai và Reddy (2004), thức ăn thiếu riboflavin và Vitamin K không ảnh hưởng đến sinh trưởng và sự sống còn của tôm. Chế độ ăn có bổ sung tất cả các vitamin cho thấy sự tăng trưởng tối đa. Thức ăn thiếu Vitamin C là nguyên nhân dẫn đến bệnh chết đen do màu sắc cơ thể chuyển sang màu đen tối và làm giảm tỷ lệ sống của ấu trùng tôm, tăng thời gian biến thái. Tôm ăn ít hoặc bỏ ăn, sức đề kháng giảm, khả năng chịu sốc kém, dễ bị các tác nhân gây bệnh cơ hội tấn công tôm sinh trưởng chậm, chết rải rác 1 – 5% hàng ngày (tỷ lệ hao hụt rất cao 80 – 90%).

Để nuôi tôm sú phòng tránh bệnh chết đen và tăng sức đề kháng của tôm cần bổ sung 2.000 – 3.000 mg (loại acide ascorbic)/kg thức ăn cơ bản, hoặc dùng 157 mg (loại Ascorbyl -2 sulphate)/kg thức ăn và 40 mg (loại Ascorbyl -2 Monophosphate)/kg thức ăn.

Hội chứng thiếu hụt sắc tố (PDS)

Hội chứng thiếu hụt sắc tố (pigment deficiency syndrome) còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như tôm màu nhạt, bệnh tôm xanh hay hội chứng vỏ xanh (McVey, 1993). Theo một số nghiên cứu, PDS được báo cáo là có liên quan với mức thấp của Astaxanthin Carotenoid trong thức ăn của tôm. Astaxanthin (C40H52O4) là một loại Carotenoid màu đỏ, có thể tan trong chất béo. Là một nhóm sắc tố hiện diện trên một số loài tảo, nấm men và thủy sản (tôm, cá hồi), tạo cho cơ, da, trứng có màu vàng cam hay đỏ.

Bổ sung tảo Spirulina sp. với tỷ lệ 30 g/kg trong vào chế độ ăn ngay sau khi xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng (Regunathan và Wesley, 2006) cũng cho thấy cải thiện đáng kể tình trạng bệnh và tăng sắc tố đỏ trong cơ thịt tôm cũng như chất lượng trứng (tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở nauplius trên mỗi lần đẻ, tỷ lệ sống sót nauplius) và chất lượng ấu trùng. Hàm lượng Carotenoid trong tảo Spirulina thương mại có thể dao động từ 3,5 đến 5,7 g/kg.

Bệnh mềm vỏ

Nguyên nhân do trong thức ăn dùng nuôi tôm thiếu chất khoáng hoặc thiếu một số vitamin, nhất là Vitamin D để thúc đẩy quá trình hấp thụ các chất khoáng. Cũng có thể do thức ăn kém chất lượng, ôi thiu hoặc cho ăn thiếu. Tôm bệnh mềm vỏ thường có màu xỉn, vỏ bị mềm có khi rất mềm, vỏ rời thịt, thường yếu, kém hoạt động, dễ bị con khác ăn thịt hoặc dễ bị các sinh vật gây bệnh tấn công, dễ bị mắc các bệnh bẩn mình bẩn mang.

Các chất dinh dưỡng vi lượng liên quan trực tiếp đến bệnh này là canxi, kali và phốt pho. Bổ sung các loại sản phẩm dinh dưỡng cho tôm như hỗn hợp của Phosphorous hữu cơ, cung cấp đủ các loại vitamin và acid amin thiết yếu, để tăng cường quá trình trao đổi chất và hấp thu dưỡng chất, giúp tôm khỏe mạnh, đề kháng bệnh tật, mau lớn.

 Bệnh cong thân

Cũng là một bệnh liên quan đến chế độ dinh dưỡng tôm, bệnh nặng hơn khi tôm sống trong môi trường dễ bị stress. Nguyên nhân chính là do trong khẩu phần ăn hàng ngày thiếu một số chất như Na, Ca và Mg. Khi bị sốc, tôm búng đuôi và cơ thể bị cong mà không duỗi ra được. Tôm bệnh nhẹ lưng bị gù nhưng vẫn có thể bơi lội được. Bệnh nặng, tôm thường nằm nghiêng một bên. Bệnh làm tôm khó lột xác, bơi lội, bắt mồi khó khăn. Một số tôm có thể phục hồi nhưng ít tăng trọng, sức đề kháng kém, dễ nhiễm bệnh. Ngoài việc bổ sung đầy đủ sinh dưỡng, cần đảm bảo môi trường nuôi tôm luôn được sạch, pH ổn định khoảng 7,5 – 8,5 trong suốt quá trình sinh trưởng. Không nuôi tôm với mật độ quá cao…

Nhiễm độc tố Aflatoxin

Aflatoxin, một loại độc tố được sản xuất bởi loài nấm Aspergillus có thể được tìm thấy trong nhiều loại nguyên liệu sử dụng để chế biến thức ăn như ngô, lạc, gạo, bột cá, tôm, thịt… Tôm nhiễm độc Aflatoxin có biểu hiện chuyển màu đỏ, giai đoạn hấp hối có màu như tôm rang. Bệnh xuất hiện trong bể ấp hay ao nuôi. Theo kết quả của một nghiên cứu cho thấy, khi trộn một lượng khoảng 50 microgam Aflatoxin trên mỗi gram thức ăn tôm sẽ gây hiện tượng teo và hoại tử gan tụy. Tình trạng này dẫn đến tử vong dần dần và thiệt hại đến 98% trong vòng ba tháng. Các biểu hiện bên ngoài bao gồm giảm ăn, tăng trưởng chậm lại đáng kể, tôm yếu đi, bơi lờ đờ. Tôm chết nhanh khi đưa ra khỏi nước. Biện pháp phòng bệnh chính là sử dụng thức ăn tươi, mới được chế tạo. Lưu trữ thức ăn đúng cách trong phòng thoáng mát, tốt nhất là ở khoảng 10 – 200C trở xuống.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Thành công với mô hình nuôi tôm sú kết hợp với tôm càng xanh

Đây là bài báo cáo về một nông dân Ấn Độ nuôi thành công tôm sú (Penaeus monodon) và tôm càng xanh nước ngọt (Macrobrachium rosenbergii).

Trang trại sử dụng giống tôm sông hoang dã, nuôi ở mật độ tương đối thấp và cho ăn thức ăn viên dành cho tôm càng xanh mà tôm sú cũng chấp nhận.

Từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2013, Sri Mrityunjoy Bal đã nuôi của cả hai loài này với nhau.  Ông lựa chọn con giống M. rosenbergii (5-8mm, cỡ hạt thóc) và P. monodon (PL15 kích thước 14-15mm) từ trại giống chuyên nghiệp.

Ương giống

Trong một  ao nuôi ương 400m: 10.000 con giống tôm càng xanh và 20.000 giống tôm sú cùng nhau trong 35-45 ngày, trong đó M. rosenbergii và P. monodon đạt 3,9-5cm và 7,7-9cm (3g) trọng lượng cơ thể.

Mặc dù là thức ăn dành cho tôm càng xanh nhưng, nó được dùng cho cả hai loài và tôm sú cũng chấp nhận nó. Cách cho ăn: 80-100g mỗi ngày trong 10 ngày đầu tiên, cho ăn 100-140g trong 10 ngày thứ hai, 140-480g trong 10 ngày thứ ba và 480-880g mỗi ngày trong suốt 10 ngày thứ tư (tức là cho đến ngày thứ 40).

Giai đoạn 2 thức ăn viên với đường kính 1.5-2.0mm được cung cấp cho cả tôm càng và tôm sú trong ao bốn lần một ngày; Một lịch trình cho ăn nghiêm ngặt được duy trì bắt đầu với việc áp dụng thức ăn 7% mỗi ngày vào tuần đầu tiên.

Quy trình cân tôm và cho tôm ăn theo tỉ lệ mà Sri Mritunjoy sử dụng

– Cân 2,5-3,0g trọng lượng cơ thể trung bình (abw)) dùng 6% thức ăn mỗi ngày trong tuần lễ thứ hai của quá trình nuôi.

– 4-5g abw cho ăn 5% thức ăn mỗi ngày trong tuần thứ ba

– 6-7g abw trong tuần thứ 4

– Kết thúc với 1,5% thức ăn mỗi ngày trong tuần thứ 13 và khi đạt 35-37g Abw

– 38-40g abw cho ăn 1,2% thức ăn mỗi ngày trong tuần lễ thứ 14

Lịch trình cuối cùng được duy trì

Thức ăn viên đường kính 1-2mm để làm thức ăn cho tôm càng xanh và Tôm sú có kích thước 25gm và thức ăn 2-3mm Pellet được sử dụng cho đến thời điểm thu hoạch.

M. rosenbergii bắt đầu nuôi từ tháng 3 và thu hoạch vào cuối tháng 1 năm sau trong khoảng thời gian nuôi là bảy tháng.

Trong quá trình nuôi họ sử dụng máy bơm oxy để cung cấp oxy cho nước ao, họ đã không phải đối mặt với bất kỳ vấn đề nào của nhiễm virus (WSSV hoặc MBV) khi nuôi tôm sú trong ao nuôi nước ngọt của mình trong ba năm.

Sự bùng nổ của các bệnh do virus gây ra ở tôm sú khi nuôi trong điều kiện nước ngọt ở mật độ thấp và sử dụng con giống thu được từ các vùng của sông Rupnarayan có độ mặn nước dưới 4-5ppt.

Mô hình nuôi tôm càng xanh và tôm sú được thực hiện bởi Sri Mrityunjoy Bal sẽ khuyến khích người dân nuôi tôm sú trong các hệ thống nước ngọt có độ mặn và mật độ thấp để giảm nguy cơ và các vấn đề về virut.

Nguồn: Tepbac.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Mô hình nuôi tôm sú sạch kết hợp rong nho và hải sâm

Mô hình nuôi tôm sú kết hợp với hải sâm và rong nho do Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Ninh Thuận thực hiện thí điểm thành công trên diện tích 2 ha tại xã Phương Hải, huyện Ninh Hải.

Ông Nguyễn Tin, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông -Khuyến ngư Ninh Thuận, cho biết mật độ thả nuôi tôm sú 20 con/m2; hải sâm 1 con/m2; rong nho 0,05 kg/m2. Mô hình này được thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP, không sử dụng kháng sinh, chủ yếu dùng chế phẩm vi sinh để bảo vệ môi trường. Theo đó, các hộ tham gia dự án được cán bộ của trung tâm tập huấn kỹ thuật nuôi, cách thiết lập hồ sơ, ghi chép nhật ký để theo dõi quá trình sinh trưởng của tôm, hải sâm và rong nho.


Mô hình nuôi kết hợp tôm sú – hải sâm – rong nho ở tỉnh Ninh Thuận đã thành công bước đầu và chuẩn bị được nhân rộng

Sau gần 9 tháng, kể từ ngày thả nuôi các giống thủy sản nói trên, tỉ lệ sống của tôm và hải sâm đạt trên 70% (cao hơn 15% so với nuôi thuần chủng). Sản lượng thu hoạch tôm trên 3,6 tấn/ha, hải sâm gần 2,6 tấn/ha, rong nho 3 tấn/ha, kích cỡ rong nho thu hoạch 3 kg/bụi rong. Sau khi trừ chi phí, 3 hộ nông dân tham gia lãi hơn 600 triệu đồng, cao trên 30% so với nuôi tôm sú thuần chủng.

Ông Nguyễn Văn Long, một trong 3 hộ nói trên, cho biết lúc mô hình mới triển khai, ông rất bỡ ngỡ nhưng ngay vụ đầu đã thấy hiệu quả vì môi trường nước sạch hơn, tôm và hải sâm không dịch bệnh. Nhờ sản phẩm sạch, các cơ sở thu mua giá cao hơn, từ 3.000 đến 7.000 đồng/kg (tôm, hải sâm, rong nho).

Theo đánh giá của các chuyên viên thủy sản, lợi ích lớn nhất của mô hình này là giảm tối đa lượng thuốc, hóa chất trong quá trình nuôi, đồng thời thức ăn được kiểm soát tốt, không để dư thừa nên môi trường nước rất sạch, không gây bệnh cho vật nuôi.

Hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận đang lập kế hoạch để nhân rộng mô hình nuôi thủy sản này trên địa bàn.

Theo báo Người lao động, tổng hợp bởi Farmtech Vietnam