3 phương pháp thu hoạch tổ yến nhà

Chăm sóc nhà yến yêu cầu người nuôi yến cần phải có kỹ thuật, hiểu biết về đặc tính của chim yến. Thu hoạch tổ yến cũng vậy, cần phải nắm rõ được quy luật sinh sản, làm tổ của chim yến để có phương pháp thu hoạch đúng và phù hợp với tình trạng nhà yến của mình nhất.

Số lần thu hoạch tổ yến trong một năm: Thông thường một năm chúng ta có thể thu hoạch 4 lần tổ yến, cụ thể:

  • Thu hoạch trong trường hợp số lượng chim yến quá nhiều không còn nâng đàn được nữa: chim yến làm tổ đã xong, sẵn sàng để chim đẻ trứng, nhưng chưa có trứng. Phương pháp này còn được gọi là phương pháp cưỡng đoạt (trộm tổ). Tổ không đạt chất lượng như tổ đủ ngày tháng.
  • Thu hoạch trong trường hợp nâng đàn (nhà yến mới xây): Khi thu hoạch tổ yến cần phải thực hiện đúng phương pháp, chi tiết và chắc chắn để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến đàn yến và không làm cho chim cảm thấy mất yên tĩnh và bỏ đi.

Có một số lưu ý chung trong quá trình thu hoạch tổ yến mà người nuôi yến cần phải nắm rõ:

  • Thời gian chính xác nhất để thu hoạch tổ yến là 9h00 -15h00, đó là lúc đi kiếm mồi. Tránh thu hoạch vào lúc chim đang nghỉ vì sẽ làm xáo trộn cuộc sống của chim.
  • Thời điểm thu hoạch cũng là lúc kiểm tra và loại bỏ các yếu tố gây hại đối với chim.
  • Để cho tổ chim yến không bị gãy thì trước khi lấy đi thì phải phun nước trước, xung quanh chỗ tổ gắn vào xà thanh gỗ. Tiếp đến dùng dao mỏng để gạt hớt nó.
  • Thời gian lấy tổ và sự phân bố của các tổ lấy đi đều cần phải chú ý, làm sao để chim không bối rối và có thể giúp nó làm tổ trở lại lúc ban đầu

Hiện nay có 2 cách thu hoạch được đa số các nhà nuôi yến áp dụng, là thu hoạch tổ yến sau khi chim non đã rời tổ (có thể tự bay đi kiếm ăn được) và thu hoạch trước khi chim yến đẻ trứng. Với phương pháp thứ 3 thì rất ít chủ nhà yến áp dụng và chúng tôi cũng khuyên các chủ nhà yến đặc biệt không dùng phương pháp này để thu hoạch tổ yến.

1 Phương pháp thu hoạch tổ yến sau khi chim non đã rời tổ.(Khuyên dùng)

Đây là phương pháp thu hoạch được đa số các chủ nhà yến thực hiện và được các công ty tư vấn khuyên dùng. Phương pháp này giúp nhà yến tăng số lượng bầy đàn nhanh chóng, những người thu hoạch tổ yến theo phương pháp này được xem là nuôi yến có chiều sâu.

Ưu điểm:

  • Thu hoạch tổ yến bằng phương pháp này giúp số lượng yến trong nhà của bạn tăng nhanh, nhà yến tăng đàn nhanh chóng, những chú chim non sẽ trưởng thành và tiếp tục xây, giúp nhà yến nhanh phát triển cả về số lượng yến và số lượng tổ trong thời gian nhanh nhất.
  • Phương pháp này ngoài việc không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chim yến mẹ, nó còn mang ý nghĩa giá trị nhân văn trong nghề nuôi yến.
  • Tổ yến dày hơn, nặng hơn do đã hình thành đầy đủ bộ khung.

Nhược điểm

  • Thu hoạch tổ yến bằng phương pháp này thường thì tổ yến bị bẩn hơn do dính nhiều lông, phân của chim non, trứng bể vụn trong quá trình chim nở. Do đó người mua sẽ vất vả hơn trong việc làm sạch tổ yến.

2 Phương pháp thu hoạch tổ yến trước khi yến đẻ trứng. (Không khuyên dùng)

Thu hoạch ở thời điểm này là cách làm được ưa chuộng nhất bởi vì khi lấy tổ yến tại thời điểm này, tổ yến là sạch sẽ nhất, không bị nhiều bụi bẩn, phân hay lông yến. Giá trị tổ yến mang lại cũng là cao nhất vì thời gian xử lý ngắn do tổ yến đã sạch sẵn rồi. Khi chim Yến phát hiện ra là bị mất tổ thì sẽ lập tức xây lại tổ mới. Phương pháp này được gọi là “phương pháp thu hoạch cướp tổ ” và được các chuyên gia nhà yến khuyến cáo không nên áp dụng.

Ưu điểm

  • Phương pháp thu hoạch tổ yến nuôi trong nhà này sẽ rất sạch, rất ít lông yến, bụi bẩn bám vào tổ giúp tổ yến dễ tiêu thụ và làm sạch tổ hơn.

Nhược điểm

  • Với phương pháp thu hoạch cướp tổ này sau khi bị mất tổ chim yến bố mẹ phải tức tốc xây lại một tổ mới để kịp sinh sản, do đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chim bố mẹ. Đặc biệt trong mùa thiếu thức ăn có thể làm chim bố mẹ kiệt sức và chết.
  • Tổ yến thu hoạch được tuy trắng sạch nhưng rất mỏng và nhẹ, những tổ chim bố mẹ làm lại cũng sẽ mỏng, nhỏ hơn do thời gian xây tổ quá ngắn.
  • Do kiệt sức để xây tổ mới dẫn đến quá trình chăm sóc chim non cũng bị ảnh hưởng, chim non yếu và dễ chết hơn. Dẫn đến ảnh hưởng đến số lượng chim yến, số lượng đàn trong nhà yến sẽ tăng chậm.

3 Một số phương pháp khác. (Khuyến cáo Đặc biệt không áp dụng)

Ngoài 2 phương pháp thu hoạch trên thì cũng có một vài nhà yến thu hoạch sau khi yến đẻ 2 trứng (chưa nở con).

Thời điểm thích hợp để thu hoạch tổ yến tiếp theo đó là khi bạn thấy trong tổ yến có 2 cái trứng rồi thì bạn tiến hành lấy tổ yến. Nên nhớ là khi nào thấy 2 cái trứng thì mới thu hoạch chứ không được thu hoạch khi trong tổ mới có 1 trứng bởi vì như thế sẽ làm ảnh hưởng đến chim Yến mẹ, gây nhiều rắc rối cho chim Yến mẹ.

 

Thu hoạch tại thời điểm này có lợi là tổ yến lúc này đã hoàn thành đầy đủ về cấu trúc, tổ yến dày hơn và đạt chất lượng cao hơn.

Phương pháp này rất hiếm chủ nhà yến áp dụng vì nó làm giảm số lượng chim yến trong nhà yến rất nhanh do không có chim non để tăng bầy, chim bố mẹ sẽ bỏ đi tìm môi trường sống khác tốt hơn. Và trên hết là phản lại tính nhân văn trong nghề nuôi yến. Vì vậy chúng tôi khuyến cáo các chủ nhà yến không nên áp dụng phương pháp thu hoạch tổ yến nuôi trong nhà này.

Lời kết

Nuôi yến là một nghề sinh lợi rất lớn, nhưng nó cũng là một nghề mang tính nhân văn sâu sắc, giúp bảo tồn và phát triển số lượng đàn chim yến. Bảo vệ và phát triển số lượng chim yến cũng là vấn đề mấu chốt để có một nhà yến thành công. Chính vì vậy, việc thu hoạch tổ yến sao cho tốt nhất cho sự phát triển của nhà chim là vô cùng quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến sự tăng đàn nhanh hay chậm của nhà chim mà về lâu dài, nó ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của chính nhà chim đó.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Thức ăn của chim yến

Mỗi chúng ta đều không còn gì xa lạ với tổ yến, hoặc ít nhất cũng được nghe nhắc đến tổ yến và công dụng của nó đôi ba lần. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thức ăn của chim yến là gì? Với một loài chim “khó tính” như vậy thì chúng có ăn cào cào, châu chấu, giun, dế như đa số loài khác? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chúng.

Chim yến chỉ có thể đớp mồi trên không trung mà không thể mổ hay nhặt mồi trên mặt đất như một số loài chim khác. Chúng thường sống bầy đàn lên đến hàng trăm con nhưng lại thích làm tổ từng cặp riêng rẽ, thích sống ở chỗ gần nước (sông, hồ, biển), có đồng ruộng, rừng cây thấp, và ít đến các khu rừng rậm. Đây được coi là môi trường lý tưởng tập hợp đa dạng các loại côn trùng, là nguồn thức ăn phong phú cho chim yến. Chính vì vậy việc khảo sát điều kiện nuôi yến ban đầu là bước rất quan trọng, đặt nền móng đầu tiên cho quá trình nuôi yến dài lâu sau này.

Vì kích thước cơ thể chim yến cũng khá nhỏ bé, chỉ nặng trung bình khoảng 13 gram nên thức ăn của chim yến là các loài côn trùng khá nhỏ bay trong không trung hoặc bị gió cuốn lên từ các đầm lầy, ao hồ, sông suối, các thảm cỏ hoang dã, từ cánh đồng, ruộng vườn, từ các kiểu rừng trong đó có rừng ngập mặn, từ chợ búa, bãi rác, trại chăn nuôi,…vv

Thức ăn của chim yến trưởng thành:

Chim yến trưởng thành ăn côn trùng có kích thước nhỏ bay trong không khí như kiến cánh, ong nhỏ, phù du, ruồi, muỗi, nhện, các con bọ nhỏ như rầy nâu, rầy xanh,… Kiến cánh là loài được tìm thấy trong thức ăn của chim yến chiếm tỷ lệ cao nhất, các loài khác còn lại có tỷ lệ thấp. Vào mùa mưa thì thức ăn chính của chim yến là mối. Chim yến bắt côn trùng và ăn trong khi đang bay. Khi tìm kiếm thức ăn ở những nơi khan hiếm, do mật độ côn trùng bay trong không khí giảm dần theo độ cao nên chim thường bay vòng quanh khu vực đó và là là hạ xuống thấp. Chim cũng kiếm mồi tại những nơi có nhiều cây cao có nhiều hoa, trái là nơi tập trung các loài côn trùng nhỏ và thường ở độ cao dưới 30m.

Thức ăn cho chim con:

Cũng giống như con người, trong suốt quá trình được sinh ra đến lúc có thể rời tổ đi kiếm ăn được thì chim con rất cần bố mẹ chăm sóc. Thời gian này hoạt động chủ yếu của chim con là ăn và ngủ.

Chim bố mẹ sau khi kiếm được thức ăn về sẽ trộn thêm enzym và các kháng thể trong nước bọt vào cục mồi rồi mớm cho chim con. Nhìn chung chim yến non ăn thức ăn có vỏ kitin mỏng hơn chim trưởng thành do hệ tiêu hóa còn yếu và chưa hoàn chỉnh. Việc ăn loại thức ăn vỏ kitin mỏng nhằm giúp chim con tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng hơn. Tỷ lệ bọ rầy (nâu, xanh) – chiếm 50% và ruồi muỗi chiếm 20%, ong kiến chiếm khoảng 7%. Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi giải phẫu một con chim non, người ta thấy trong cục mồi có từ 250-350 con côn trùng nhỏ.

Thông thường chim con ăn khoảng 4 lần/ngày, 3 lần vào ban ngày, 1 lần vào ban đêm (khoảng 8 giờ tối), tuy nhiên số bữa ăn của chim yến trong ngày còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và tập tục sống của từng đàn chim. Vì vậy số lần ăn trong ngày của chim yến có thể thay đổi tùy vào môi trường sống.

Chim non rời tổ sau khi nở 40 – 45 ngày, trọng lượng cơ thể trung bình khoảng 13 gram. Khi này chúng có thể tự đi kiếm mồi như bố mẹ của chúng vẫn thường làm.

Hiện nay, tại một số mô hình nuôi chim yến có tình trạng yến tăng đàn rất nhanh dẫn đến nhu cầu nguồn thức ăn của chim cũng tăng cao theo. Khi đàn chim yến tăng nhanh từ vài chục con nay lên đến vài trăm, thậm chí vài ngàn con thì nguồn thức ăn trở thành vấn đề cấp thiết cần được giải quyết và phải đảm bảo ổn định lâu dài. Chỉ có rừng nhiệt đới ẩm ướt, rừng ngập mặn và thảm cỏ đất ngập nước mới là nơi có nhiều côn trùng quanh năm. Các khu vực khác chỉ sản sinh côn trùng trong một số thời điểm, với một số điều kiện nhất định. Do vậy, để chủ động nguồn thức ăn cho chim yến, chúng ta cần nuôi trên quy mô lớn một số loài côn trùng.

Giải pháp tốt nhất cho vấn đề này đó chính là chủ động tạo ra nguồn thức ăn cho yến. Thị trường thiết bị hỗ trợ nuôi yến hiện nay có rất nhiều các loại bột tạo côn trùng làm nguyên liệu tạo thêm nguồn thức ăn phong phú cho chim yến. Tuy nhiên có nhiều ý kiến trái chiều nhau về việc sử dụng các loại bột này sẽ ảnh hưởng tốt hay không tốt đến chất lượng tổ của chim yến. Đây là vấn đề gây nhiều tranh cãi vẫn chưa có đáp án chính thức từ các công trình nghiên cứu khoa học. Vì vậy tạo ra nguồn thức ăn từ tự nhiên vẫn là phương pháp an toàn và đảm bảo hơn cả.

Có thể trồng nhiều cây thu hút côn trùng quanh khu vực nhà yến như: sung, keo dậu (táo nhơn), ômôi, dừa nước, … Đây là những loài thích hợp trồng ở vùng nuôi yến, tạo môi trường cho yến sinh hoạt đồng thời cũng là tạo môi trường sinh thái xanh, sạch, trong lành cho con người.

Ngoài ra có thể tạo ruồi giấm bằng phương pháp tự nhiên để tạo thêm nguồn thức ăn cho chim yến. Cách tạo ruồi giấm cũng vô cùng đơn giản.

Ruồi giấm

Ruồi giấm

Là đối tượng ăn côn trùng trên không, chim yến đã, đang và sẽ tiếp tục góp phần quan trọng trong việc khống chế số lượng các côn trùng gây hại cho hoa màu, giúp cân bằng hệ sinh thái. Qua đó cho thấy, việc nuôi chim yến không chỉ mang lại lợi ích cho người nuôi mà còn mang lại rất nhiều các lợi ích xã hội khác.

Nguồn: TamcaoViet được kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam.

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi chim yến cho người mới bắt đầu

Nuôi chim yến không còn là nghề mới, tuy nhiên nghề này chưa bao giờ hết “nhiệt”.

Vốn được coi là ngành công nghiệp không khói bụi và tổ yến được coi như “vàng trắng”, ngày nay ngành công nghiệp này giống như một thỏi nam châm thu hút đông đảo các nhà đầu tư, bởi giá trị của nó mang lại không chỉ dừng lại ở lĩnh vực kinh tế và còn ở lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng, sức khỏe,…vv.

Thế nhưng, để có được thành công với nghề yến thì không phải là điều dễ dàng.

Để đầu tư vào ngành này một cách hiệu quả, có tiền thôi là chưa đủ. Thực tế ghi nhận tỉ lệ thành công ở Việt Nam không cao do hầu hết các nhà đầu tư là tự phát nên việc lựa chọn mô hình kỹ thuật cũng là tự mình chọn lựa. Chính vì vậy dễ dẫn đến lựa chọn sai mô hình, sai kĩ thuật.

Vậy đâu là yếu tố cần thiết một người nên biết trước khi bước vào nghề nuôi yến? Mời bạn tham khảo một số kinh nghiệm nuôi chim yến được tổng hợp từ những người nuôi chim yến thành công và thất bại dưới đây:

Việc đầu tiên cần làm trước khi bắt đầu nuôi chim yến là gì?

Việc đầu tiên bạn cần làm trước khi bắt đầu nuôi yến đó là hãy tìm hiểu về yến, về kỹ thuật xây dựng nhà yến. Nuôi yến, hãy “Học từ thất bại, đừng học từ thành công”. Nghe thì có vẻ khá “ ngược đời” nhưng đặc trưng của nghề nuôi yến là không nên sao chép mô hình của nhà yến này, sau đó áp dụng nguyên bản vào nhà yến của mình. Chúng tôi khuyên bạn nên học hỏi thực tế từ những mô hình thất bại để rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân để tránh những sai lầm.

Diện tích của nhà yến là bao nhiêu là đủ?

Hiện không có một thông số diện tích cố định nào cho nhà yến. Tùy vào diện tích nhà mà đơn vị thiết kế sẽ thiết kế mô hình phù hợp. Tuy nhiên diện tích nhà yến cần đạt từ 70m2-80 m2 trở lên. Nếu nhà nuôi chim yến ở thành phố thì phải cao hơn nhà xung quanh và nhà kế bên, phải có chuồng cu lượn của chim yến theo mô hình tự nhiên. Nhà vùng ven sẽ thoáng hơn, điều kiện tốt cho chim yến bay lượn và nguồn thức ăn nhiều hơn.

Làm cách nào để chim yến vào làm tổ ?

Trước tiên, bạn cần biết nơi mình định nuôi yến có đủ điều kiện nuôi hay không. Bạn nên nhờ đến sự tư vấn của các công ty chuyên nghiệp. Việc khảo sát số lượng chim yến là bước khởi đầu khá quan trọng, có ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình xây dựng và phát triển của nhà yến sau này.

Số lượng yến đạt tiêu chuẩn mới có thể đầu tư xây dựng nhà nuôi chim yến.

Để chim yến vào làm tổ không khó, bạn chỉ cần phát âm thanh tiếng kêu của chim để dẫn dụ chim yến từ nơi khác đến. Tuy nhiên, việc để chim yến ở lại định cư lâu dài và tăng bầy đàn là cả một quá trình đòi hỏi cần được đầu tư kĩ lưỡng và áp dụng kỹ thuật chuẩn xác. Nhà yến phải đáp ứng đầy đủ các yếu tố: âm thanh, ánh sáng, độ ẩm, thoáng khí,…tốt nhất và thường xuyên cập nhật kỹ thuật mới thì mới có thể đáp ứng kịp sự thay đổi về nhịp sinh học của chim yến.

Nếu nhà hàng xóm cũng nuôi chim yến thì có thể dụ được chim của mình đi hết không?

Không. Chim yến mà chúng ta dụ được chủ yếu là các con chim non. Vốn là một loài chim rất trung thành, một khi chúng đã vào nhà ở và làm tổ thì chúng sẽ gần như ở lại suốt đời, trừ khi ngôi nhà của bạn có những yếu tố làm chim yến cảm thấy bất an như bị phá hoại hay khai thác tổ không đúng cách.

Rủi ro khi đầu tư nuôi chim yến?

Bất cứ ngành nghề nào cũng đều có rủi ro không riêng gì nghề nuôi chim yến. Đặc biệt, nuôi chim yến lại phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên quá nhiều: nguồn thức ăn, môi trường sống, khí hậu, …đều là những tác nhân có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thành công của nhà yến. Chúng ta không thể triệt tiêu hoàn toàn được rủi ro khi nuôi yến tuy nhiên có thể giảm thiểu được nó một cách tối đa thông qua các thiết bị hỗ trợ nuôi yến hiện đại và không ngừng đổi mới kỹ thuật để bắt kịp nhịp sống của yến.

Chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành nhà yến là bao nhiêu?

Việc đầu tư nuôi chim chủ yếu là chi phí đầu tư ban đầu, còn chi phí vận hành là rất ít (chủ yếu cho người trông coi nhà nuôi chim và tiền điện nước). Chi phí đầu tư ban đầu cho một nhà chim bao gồm 2 khoản sau: tiền xây dựng phần thô nhà và tiền công nghệ.

Thức ăn cho chim yến là gì?

Thức ăn của chim yến là các loại côn trùng nhỏ: kiến cánh, ruồi, muỗi, rầy nâu, rầy xanh, …. Hàng ngày chim rời tổ đi kiếm ăn vào sáng sớm (5-6 giờ) và bay về tổ lúc trời sẩm tối ( 17-18 giờ). Chim yến bắt côn trùng khi chúng đang bay. Như vậy, nguồn thức ăn của chim yến là hoàn tự nhiên. Trong quá trình nuôi bạn không phải tốn tiền mua thức ăn cho chim yến.

Đầu ra cho tổ yến?

Hiện nay, nhu cầu tổ yến là vô cùng lớn do con người ngày càng nhận thức được lợi ích mà yến sào mang lại. Giá tổ yến thô trung bình giao động từ 2,5 triệu đồng/100gram đến 3 triệu đồng/100gram. Thị trường xuất khẩu cũng tấp nập do tổ yến Việt Nam đẹp và có chất lượng cao hơn tổ yến của những nước khác.

Nguồn: TamcaoViet được kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật nuôi yến nhà

Tổ yến là thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe với nhiều công dụng như tăng cường dinh dưỡng, chống lão hóa và nâng cao hệ miễn dịch. Với nhiều công dụng như vậy, tổ yến rất được nhiều người ưa chuộng và tìm mua.

Tuy nhiên, lượng yến tự nhiên khai thác không thể đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng. Vì thế, người ta đã tìm cách dụ yến về nhà nuôi để tiện chăm sóc và thu hoạch.

1. ĐỊA THẾ XÂY NHÀ CỦA CHIM:


Dựa theo việc nghiên cứu, theo dõi đời sống, tập tính thiên nhiên của chim yến, ngôi nhà chim cần có các yêu cầu sau:

– Vị trí xây nhà chim cũng phải gần đồng ruộng, bụi cỏ, rừng cây thấp, biển, sông, hồ. Những nơi này tạo điều kiện để chim tìm mồi dễ dàng, nhất là vào mùa mưa.

– Nhà phải được xây trong vùng có chim yến sinh sống, khu vực chim kiếm ăn, dưới đường chim bay.

– Nhà không xây ở độ cao vượt quá mặt biển 1.000m. Hiện nay người ta khuyến cáo dưới 500m.

– Địa điểm xây nhà phải là nơi không có nhiều hãng xưởng, nhà máy. Ở những nơi đó các côn trùng làm nguồn thực phẩm cho chim thường sẽ bị tiêu diệt do đô thị hóa.

– Nhà chim phải xây ở nơi tương đối an toàn tránh các loài dịch hại như chim quạ, đại bàng, chim cắt… là những loài thích ăn thịt chim. Các loài chim săn mồi này sẽ làm chim yến sợ và sẽ tìm nơi khác an toàn hơn.

– Tìm hiểu về điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, hướng gió của khu vực định xây nhà yến. Sau đó đối chiếu với các đặc tính thích nghi của chim yến xem có phù hợp hay không. Việc này giúp người làm nhà chim có 2 điều chỉnh nhất định về ván tổ, cửa thông gió, cửa ra vào, vật liệu xây nhà, kiểu nhà thích hợp.

2. XÂY NHÀ CHIM YẾN:

– Hình dáng căn nhà: Nhà chim thường giống 1 cái kho lớn có thể là hình khối ống, hoặc hình khối chữ nhật tùy vào địa thế miếng đất. Nhà có thể lợp mái hoặc mái bằng.

– Kích thước nhà: Thường có kích thước từ 10 x 20m (khoảng 150 – 200m2). Nhà chim có thể tổ hoặc nhỏ hơn chút ít nhưng phải tìm cách để tăng sức chứa chim ở trong phòng như chia nhà thành một số tầng (3 – 5 tầng).

– Độ cao của tường: 5,5 – 6m. Nhà có độ cao sẽ tiện cho việc chia thành tầng và phòng, giúp điều hòa không khí, giữ nhiệt độ và độ ẩm trong nhà.

– Độ dày của tường và vật liệu xây tường: Vừa xây tường là cát, vôi, ximăng trộn theo tỉ lệ3:2:1. Tường bê tông dày 20 – 25cm. Trong các vùng nóng để giảm nhiệt độ của nhà chim có thểxây gạch 2 lớp, giữa 2 lớp gạch cách nhau 1 khoảng không 5cm. Mặt ngoài và trong của tường phải phủ 1 lớp vừa, nhất là mặt ngoài phải phủ ximăng làm cho trơn láng để tránh các con vật khác như (mèo, chuột…), mặt trong chỉ có thể tráng vừa.

Với những ngôi nhà (xây sẵn) vách tường trơn láng, thay vì cải tạo bằng kĩ thuật mới, người làm nhà chim ốp lên tường những tấm lưới bằng nhựa cứng, chim yến vẫn có thể bám và làm tổ rất hiệu quả.

Mái và nóc nhà phải lợp kỹ để tránh mưa. Mái lợp ngói cũng có thể lợp bằng vật liệu khác như tôn lạnh màu xanh lá cây, ở vùng nóng góc nghiêng mái lớn (45 độ) để hấp thụ nhiệt tốt hơn, vùng lạnh thì góc nghiêng mái nhỏ hơn (30º). Cũng có nhiều nhà yến không lợp mái, trần phẳng, đổ bê tông, trên trần nhà là hệ thống chống nóng bằng gạch và có lót vật liệu chịu nóng. Một số nhà yến kiểu này người ta còn xây thêm một bể nước rộng thấp trên trần.

3. CỬA RA VÀO VÀ NỀN NHÀ:

– Cửa cho người: Chỉ xây 1 cửa, khi đi vào cần qua 1 phòng nhỏ, rồi mới đến cửa đi vào phòng chim.

– Cửa ra vào cửa chim:

  • Kích thước cửa ra vào cho chim phải đặt ở trên để không bị cản trở lúc chim bay ra bay vào.
  • Kích thước lỗ cửa nhỏ nhất là 30 x 20cm, lớn nhất 45 x 30cm, lỗ ra vào rộng quá thì căn phòng sẽ bị sáng, không thích hợp với chim.
  • Nếu là nhà yến mới xây thì kích thước lỗ ra vào của chim phải là 40 x 80cm. Hướng đặt lỗ cửa ra vào phụ thuộc vào hướng đường chim bay và hướng gió.
  • Nền nhà không cần lót gạch nhưng phải có một số chậu, bể nước không cạn, rộng để điều hòa độ ẩm của không khí. Từ nền có các ống nước đi lên theo vách tường 1,5m. Khi cần ta mở vòi, nước sẽ rỉ theo mặt tường làm cho căn nhà có độ ẩm như mong muốn.
  • Cần có rãnh dọc theo tường để khỏi làm hỏng sàn nhà và lỗ thoát nước khi làm vệ sinh. Ta cũng có thể lắp thêm hệ thống bơm nhỏ để bơm nước lên, đi qua ống nhựa đục lỗ rồi để nước chảy xuống các chồng gạch trong hồ (giống như lạo bơm dùng cho hồ cá).

– Thời gian kết thúc xây nhà nên kết thúc trước mùa sinh sản khoảng 2 tháng để mùi vôi và ximăng bay bớt và ngôi nhà trở nên cũ hơn.

4. PHÒNG CỦA CHIM YẾN:

– Độ cao của mỗi tầng nhà chim ít nhất là 2m (vùng lạnh). Tuy nhiên cần chú ý là có khoảng thông tầng. Làm sao cho bầu không khí trong phòng giống như trong các hang vách đá tự nhiên.

– Số tầng: Tối thiểu là 2 tầng. Nhà yến 1 tầng ít có cơ hội thành công hơn bởi nó quá thấp, không thuận tiện về đường bay của chim, nhiệt độ, độ ẩm khó điều chỉnh, ít điều kiện để chim lựa chọn 1 chỗ thích hợp nhất cho nó.

– Số phòng:

  • Nếu không đặt phòng dạo chờ ở phía trên, vẫn cần thiết kế một phòng dạo cùng tầng với phòng nghỉ. Vì khi chim đi vào nhà, chim thích bay lượn, lúc trong phòng dạo trước khi vào phòng nghỉ qua 1 cửa.
  • Ngôi nhà chia làm nhiều phòng tối thiểu 4m x 4m (cao 3 – 4m) nếu do điều kiện phòng hẹp hơn chút ít thì chiều cao phải tăng lên thậm chí có thể bỏ vách ngăn giữa 2 phòng liền kề làm cho nó rộng thêm.
  • Giữa các phòng nhỏ còn có cửa thông với nhau. Kích thước và kiểu dáng cửa giữa các phòng có thể khác nhau, lý tưởng là 20 x 20cm.
  • Lỗ thông tầng: Trong các nhà có nhiều tầng thì bao giờ cũng có 1 khoảng trống thông tầng thẳng từ trên xuống, khu vực này không có sàn nhà, để chim có thể bay lượn tự do giữa các tầng 1 cách dễ dàng như trong khe sâu của hang đất hoặc miếng lam bằng ximăng.

– Xà gỗ trong phòng chim yến:

  • Các xà gỗ hoặc miếng làm được gắn thêm trên trần nhà để chim bám và tăng diện tích làm tổ. Kích thước các ván gỗ hoặc miếng lam này dày 1,5 – 2cm, rộng từ 15 – 20cm.
  • Nếu làm bằng gỗ cần phải chọn loại gỗ tốt để làm các thanh gỗ trên trần nhà nhưng không được lưu lại mùi của gỗ mới vì chim không thích ở nhà có mùi lạ. Có thể sử dụng gỗ teach là loại gỗ xốp nhẹ, dai bền, không mùi, màu trắng vì chim bám rất dính vào loại gỗ này.

5. SƠN NHÀ VÀ ÁNH NẮNG:

Quét nhà bằng vôi trắng là tốt nhất, màu trắng dễ chịu, phẳng và không dễ bị hư hỏng. Mặt trong nhà chỉ có thể tô trát tường mà không quét vôi. Tuy nhiện hiện nay qua thực tiễn xây dựng nhà yến theo công nghệ mới, Công ty Nhà Yến Nha Trang đã vận dụng những tấm lưới nhựa (màu xanh) đóng vào mặt tường trong nhà, kết quả chim làm tổ trên mặt lưới này rất khả quan. (Thu hoạch tổ chỉ cần gỡ lớp dưới xuống thật tiện dụng và vệ sinh).

Cường độ ánh sáng trong nhà yến: Trong tự nhiên chim rất thích sống ở chỗ tối nên khu vực chim làm tổ phải có ánh sáng gần như trong hang động (0,2 – 0,6 lux).

6. ĐỘ ẨM VÀ NHIỆT ĐỘ:

– Độ ẩm: 75- 90%

– Nhiệt độ: 27 – 290C

– Để tạo được nhiệt độ và độ ẩm như trên, chúng ta cần thực hiện những việc cần thiết sau đây:

  • Độ cao của căn nhà hợp lý.
  • Địa thế của căn nhà xây theo chiều gió, giúp đem lại hơi ẩm ướt trong không khí.
  • Hướng cửa hợp lý và cần xem xét hướng chim bay đi về trong ngày.
  • Để giữ được nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng mờ tối ta cần phải tính đến sự thông gió. Kiểu lỗ thông gió có thể là ống thông gió hình chữ “L”,hình ống thẳng đặt xéo hoặc chừa các cửa sổ nhỏ trực tiếp khi xây nhà theo kiểu so le giữa 2 lớp gạch. Ống thông với lỗ hỏng phải ổn định và có biện pháp chống côn trùng bay vào tổ. Cũng có thể lắp 1 số quạt quay thông gió.
  • Điều chỉnh độ ẩm: Trong phòng chim yến làm các hồ nước cạn ở giữa phòng hoặc xây các ống nước theo tường từ nền lên cao 1,5m có rãnh thu gom nước chảy về 1 phía để tiện vệ sinh nhà yến. Sự phun tưới nước xung quanh nhà yến giúp hạ thấp nhiệt độ và tăng độ ẩm.

7. KHUÔN VIÊN NHÀ CHIM YẾN:

– Lý tưởng nhất là ngôi nhà nên xây trong một khuôn viên có đất xung quanh để chim có 1 sân lượn (4 x 4m). Xung quanh tường nhà chim cần làm 1 rãnh nước nhỏ để tránh kiến bò vào.

– Cần làm tường rào để bảo vệ ngôi nhà. Khuôn viên có thể trồng thêm cây như chuối, sung, keo đậu… nhưng không được cao quá lỗ cửa để tránh cản trở khi chim bay ra bay vào.

8. THIẾT BỊ HỖ TRỢ:

– Ván gỗ: Nếu chọn ván gỗ thì phải chọn loại gỗ mềm, xốp rỗ mặt và có độ dai bền, cho phép móng sắt nhọn của chim bám dễ dàng, nước bọt dính dễ dàng.

– Thiết bị phun nước, phun sường. Máy bơm nước PUW – 2300 chuyên dùng cho nhà yến, giúp duy trì độ ẩm ổn định (75 – 85%) giảm nhiệt độ, hạn chế sự sinh trưởng của nấm móc, và nhờ đó bảo đảm chất lượng của tổ yến.

– Nhiệt kế và ẩm kế: Theo dõi nhiệt độ và ẩm độ trong nhà yến.

– Máy đo ánh sáng PML – 06.

– Đầu đĩa CD, đĩa CD phát tiếng kêu gọi bầy đàn.

– Gương soi có cần để kiểm tra trứng. Đèn dầu tiện lợi cho người đi thu tổ.

– Tổ giả để kích thích chim làm tổ.

– Dung dịch có mùi kích thích hấp dẫn chim yến.

– Bột rãi sân nhà tạo mùi thân quen.

– Thuốc diệt các loài động vật (như chuột, gián, kiến, rận rệp…) gây hại cho yến.

9. PHUN QUÉT CÁC MÙI ĐẶC TRƯNG QUEN THUỘC:

– Chim yến có khứu giác rất nhậy, do vậy nhà yến sẽ được phun dung dịch có mùi thơm hữu cơ để chúng ngửi thấy giống như mùi cơ thể chúng cùng với tiếng gọi bầy đàn, mùa giao phối thì sẽ khuyến khích chúng chấp nhận ngôi nhà đó như là nhà mới của mình để làm tốt sinh sản.

– Sân nhà có thể rải một ít phân chim, chú ý khi nhà bẩn đừng rửa. Tuy nhiên ở những nhà đã quá đông chim yến ở thì phải thường xuyên dọn phân chim vì nếu không căn phòng sẽ quá nóng do sự toả nhiệt trong quá trình phân huỷ chất thải và làm tăng nồng độ NH3, CO2…

10. PHƯƠNG PHÁP DỤ CHIM:

Sử dụng CD có tiếng gọi của chim yến. Khi nghe tiếng chim gọi bạn tình nhiều lần từ đĩa CD phát ra, những con chim yến vô tình bay ngang qua gần đấy sẽ bay đến ngôi nhà có tiếng gọi bạn.

Đi tìm nơi phát ra tiếng gọi chúng sẽ bay dần vào trong nhà. Khi đã bay vào nhà rồi chim nhận thấy điều kiện sống phù hợp với chúng, do đó nhiều chim gọi nhau đến tiếp mỗi ngày, số lượng, đàn chim nhiều hơn và dần dần về làm tổ ở đây.

Chú ý thiết kế loa dụ yến

11. GẮN TỔ GIẢ:

Dùng tổ giả gắn lên ván tổ hoặc tường để dụ chim đu bám hoặc kích thích chim làm tổ.

12. QUẢN LÝ NHÀ CHIM:

– Sắp xếp và phòng vệ ngôi nhà yến thật tốt.

– Dọn sạch sẽ các gỗ vụn và loại bỏ dịch hại.

– Khi phân chim quá nhiều cần dọn bớt.

– Chú ý độ ẩm và nhiệt độ nhà chim.

– Xây dựng chương trình thu hoạch chính xác.

13. ĐỊCH HẠI:

– Chuột: Là loài chim yến khiếp sợ nhất, cho dù đã có vài lần làm tổ trong nhà yến như khi có chuột trong nhà yến sẽ bay đi nơi khác. Do vậy khi làm nhà phải tìm mọi cách không để chuột vào nhà yến từ cửa, ngạch, trần, mái, ống thông gió v..v… Có điều kiện để chuột trú ẩn, khi thấy chúng phải tìm cách hủy diệt hoặc ngăn chặn.

– Chim đại bàng, Quạ, Cú mèo… không để chúng bay quanh khu vực nhà yến, không để cơ hội cho chúng bay vào nhà bắt yến mà tìm cách diệt chúng hoặc xua đuổi chúng đi nơi khác.

– Bồ câu và những con chim nhỏ làm kinh động và làm nhiễu đường bay của yến, ta cần tác động và làm chúng tránh xa ngôi nhà yến.

– Dơi: Làm quấy động, ăn trứng và yến con nhất là về mùa khô. Khi có mặt của dơi yến sẽ bay đi nơi khác. Không trồng cây ăn trái ở khu vực nhà yến.

– Mèo: Chúng rình trên trần nhà, lỗ ra vào, cần giảm thiểu cây cối, cộc rào … mèo dùng để trèo vào nhà.

– Kiến và Dán: Chúng kéo nhau đến làm tổ trong tổ yến và yến sẽ bỏ tổ (dùng thuốc diệt)

– Nhện: tuy không trực tiếp gây hại nhưng mạng nhện sẽ quấy nhiễu khiến yến lỗ ra vào và nơi làm tổ (các thanh khung, gốc nhà…). Cần chú ý: sau vài giờ, màng nhện bị phá chúng sẽ làm trở lại, tốt nhất là diệt hết hoặc ngăn chặn trước.

– Rệp: một là quấy rối, khi lắp đặt trần và khung lỗ không tạo ra kẻ hở giữa các thanh khung và trần nhà (kẻ hở là nơi ẩn náu của rệp).

Nguồn: Nhayen được kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam.