Tại sao mẹ Việt đua nhau trồng hành tây trong cốc nước???

Hành tây là một trong những nguyên liệu giúp gia tăng hương vị cho món ăn. Trong y học, hành tây giúp chữa một số bệnh vặt trong gia đình như cảm lạnh, cúm,…cũng như tăng sức đề kháng của cơ thể.

Trong hành tây có chứa các chất chống oxy hoá cực mạnh như allicinin, giúp tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, kể cả khuẩn E. coli và Salmonella. Nếu trồng một củ hành tây trong phòng, những phân tử phát ra sẽ làm sạch không khí, nhờ đó phòng tránh nhiều bệnh cho trẻ, đặc biệt là cảm cúm, sổ mũi, nghẹt mũi…

Củ hành tây có thể trồng trong đất để nhanh ra rễ, mọc mầm thành củ mới. Tuy vậy, nếu gia đình không có điều kiện về diện tích có thể thử trồng hành tây thủy canh tại nhà – đẹp không gian mà ngăn ngừa nhiều loại vi khuẩn phát triển.

Chuẩn bị:

– Một củ hành tây

– Cốc nước có đường kính bằng hoặc bé hơn một chút so với củ hành tây

– Dao

– Nước sạch

Thực hiện:

– Chuẩn bị một cốc nước sạch rồi đặt hành tây vào miệng cốc sao cho phần rễ ngập trong nước.

– Đặt cốc nước ở bệ cửa sổ có ánh nắng để cây quang hợp

– Thay nước sạch hàng ngày để vi sinh vật, nấm mốc, tảo và rong rêu không phát triển

– Sau 4-5 ngày, rễ trắng và lá mầm xanh bắt đầu mọc. Bạn cũng có thể cắt dần ngọn hành để chế biến các món ăn trong gia đình.

– Muốn có củ hành đáng yêu bạn có thể bóc bỏ lớp vỏ khô ở phía ngoài và trang trí thêm hình mặt người tùy thích.

Tiếp theo bạn chỉ cần mang cốc nước trồng củ hành tây ra phơi ở nơi nhiều ánh sáng, để cây nhanh ra rễ và phát triển được. Cứ khoảng 3 đến 4 ngày bạn thay nước 1 lần nhé. Lưu ý rằng bạn nên dùng nguồn nước sạch tự nhiên để ngâm hành, nước đã khử clo sẽ khiến hành tây khó phát triển và dễ bị thối.

Tỉa lá cho hành tây

Khi củ hành tây đã ra rễ dài và mọc lá, bạn tỉa bớt phần lá của cây đi cho đẹp mắt, và giúp cây không tốn quá nhiều dinh dưỡng để nuôi lá. Phần vỏ bên ngoài củ hành tây bạn bóc đi cho sạch sẽ nhé.

Trang trí hành tây

Cách trồng hành tây trong nước vô cùng đơn giản phải không nào. Sau khi trồng thành công, bạn có thể dùng bút dạ vẽ những hình trang trí để thêm phần đẹp mắt, giúp bé thích thú hơn. Bạn có thể vẽ những trạng thái cảm xúc khác nhau như vui, buồn, giận dữ… chắc chắn sẽ thú vị lắm đấy.

Bạn có thể tham khảo những cách trang trí hành tây đẹp dưới đây:

Những tạo hình vô cùng xinh xắn, dễ thương

 

Nên lựa chọn trụ tiêu nào ?

Tiêu là một cây thân bò, mảnh mai, trên những đốt trên thân có rễ bám, để giúp cây có khả năng vươn lên và mọc thành cụm. Để dễ dàng chăm sóc và thu hoạch chúng ta cần trồng trụ tiêu để tạo điểm tựa cho thân tiêu.

Hiện nay có 3 loại trụ tiêu cơ bản được bà con nông dân sử dung là trụ đúc bê tông, trụ gạch xây và trụ sống. Tùy vào loại trụ sử dụng mà mật độ và khoảng cách trồng của dây tiêu sẽ thay đổi. Để nắm rõ được mật độ cũng như yêu cầu về trụ cho cây tiêu, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

1. Cây trụ sống.

Cây trụ sống sẽ cùng sinh trưởng với cây tiêu và là điểm tựa cho cây tiêu nên cần chọn những cây trụ vững chắc, thân dài và thoáng để tạo điều kiện cho dây tiêu dễ leo bám. Cây cần có bộ rễ ăn sâu ra khỏi tầng đất từ 20-70 cm để không tranh chấp chất dinh dưỡng và nước với cây tiêu.

Yêu cầu chọn trụ sống:

Cây sinh trưởng nhan, phát triển mạnh để nhanh chóng vươn lên đáp ứng sự sinh trưởng của dây tiêu, lớp vỏ cần tương đối nhám để cây tiêu dễ bám vào và leo lêm.

Bộ rễ của cây cần ăn sâu để không cạnh tranh dinh dưỡng với cây tiêu.

Cây thuộc loại ít tán hoặc có tán thưa để không che ánh sáng, tạo điều kiện thông thoáng khí. Có thể chịu được việc cắt xén nhiều lần mà cây không chết.

Cây phải ít sâu bệnh và không có chứa những kí sinh trùng bệnh của cây tiêu.
Bạn có thể chọn một số cây họ đậu hoặc cây trồng bằng cành để dây tiêu dễ dàng leo bám.

Một số trụ sống đang được sử dụng hiện nay:

Ở vùng Đông Nam Bộ thường sử dụng cây keo đậu, cây lồng mức, cây gòn hoặc cây đỗ quyên để làm cây leo cho tiêu. Với cây trụ sống chúng ta có thể trồng tiêu ở mật dộ 2.5×2.5m hoặc 2.5×3.0m với mật độ là 1300- 1600 cây/ha.

Ở vùng Duyên Hải Miền Trung những cây thường được sử dụng là cây lồng mức, keo dâu hoặc mít và trồng với khoảng cách 2.5×2.5 m hoặc 2.5×3.0m với mật độ khoảng 1300 -1600 trụ/ha. Ngoài ra còn có muồng, keo hoặc cây núc nác cũng được người dân sử dụng những ít phổ biến hơn.

Vùng Tây Nguyên: Thường sử dụng cây keo dâu, giá anh đào, muồng đen hoặc lồng mức để làm trụ tiêu, với khoảng cách trồng là 2.5×2.5m hoặc 3.0×3.0m đạt mật độ khoảng 1100 -1600 trụ/ha.

Ưu điểm của cây trụ sống:

  • Cây trụ sống có tuổi thọ sống cao, đáp ứng trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây tiêu.
  • Trụ sống cần vốn đầu tư thấp, hoàn toàn dễ tìm.
  • Cây có thể tạo bóng râm cho cây tiêu, thích hợp cho những dây tiêu mới trồng.
  • Các rễ bám của cây tiêu có thể tận dụng được lượng nước từ cây sống và thích nghi tốt hơn trong mùa hạn.

Hạn chế của cây trụ sống:

  • Trụ sống có sức ảnh hưởng lớn và thường cạnh tranh dinh dưỡng với cây tiêu
  • Hàng năm phải cắt tỉa cành, lá để tạo thông thoáng cho cây.
  • Cây trụ sống cần được trồng trước cây tiêu từ 1-2 năm.

2. Cây trụ gỗ.

Cần chọn trụ gỗ chắc chắn, có chất lượng gỗ tốt, có khả năng chống chịu được mối ngọt cũng như sức ảnh hưởng của môi trường, cây không bị mục quá nhanh,…

Thân thẳng đứng có chiều cao từ 2- 5 m trở lên, đường kính thân dài từ 10-15 cm.

Ưu điểm của sử dụng trụ gỗ:

  • Cây không bị cạnh tranh về nước và dinh dưỡng.
  • Mật độ trồng của trụ gỗ cao hơn, có thể tùy ý chọn lựa độ cao của trụ để dễ dàng chăm sóc vườn đạt hiệu quả cao nhất.
  • Hàng năm không phải mất công cắt cành, tỉa lá.
  • Hoàn toàn có thể chủ động quy hoạch, thời điểm trồng, mật độ. Và không mất quá nhiều thời gian chờ đợi trụ đủ chiều cao như trụ sống.

Hạn chế của việc sử dụng trụ gỗ:

  • Trụ gỗ có thời gian tồn tại ngắn, chỉ đạt từ 10- 15 năm là không thể giữ được cây tiêu và dần bị mục. Trong khi đó cây tiêu có thời gian phát triển đến 25- 30 năm. Trong thời gian trồng cần phải thay thế trụ tiêu khiến mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến bộ rễ bám của cây tiêu dẫn đến quá trình phát triển của cây tiêu bị chậm từ 1- 2 năm, năng suất trong 2 năm này giảm đáng kể.
  • Chi phí mua gỗ lớn, hiện nay để có thể mua được đủ số lượng trụ gỗ để trồng 1 ha tiêu thường phải đốn mất 4- 5 ha rừng mà tính khả thi không cao.
  • Những loại gỗ được sử dụng để làm trụ tiêu gồm có: Xoan rừng, Kiền kiền, Tràm, Viết và Sỏi mật.

3. Trụ xây bằng gạch.

Rễ cây có thể bám vào những bề mặt nhám như gạch, đá. Để tăng thời gian sử dụng của trụ tiêu lên cao hơn người ta thường đổi từ trụ gỗ sang trụ gạch để tăng tính khả thi.

Ưu điểm của dùng trụ xây bằng gạch:

  • Hạn chế được việc phá rừng để lấy gỗ.
  • Có thời gian sử dụng lâu dài phù hợp với sự phát triển của cây tiêu, không phải thay đổi trụ trong thời gian cây tiêu đang cho năng suất cao ảnh hưởng đến kinh tế.
  • Không mất thời gian chăm sóc hàng năm.
  • Có thể tận dụng nguyên liệu sẵn có tại địa phương.
  • Tùy vào mục đích sản xuất và yêu cầu ánh sáng của giống trồng mà thay đổi thiết kế của trụ và giúp điều chỉnh được ánh sáng trong vườn được tốt nhất.
  • Mỗi trụ có thể trồng tới 8- 10 bầu đất, tăng khả năng định hình cho vườn cây. Năng suất mỗi trụ đạt được cao hơn.

Hạn chế của trụ xây bằng gạch:

  • Chi phí đầu tư ban đầu lớn hơn sử dụng trụ sống và trụ gỗ từ 1.5 – 2 lần.
  • Gạch, đá, xi măng có khả năng hút nhiệt cao, chính vì vậy trong mùa khô hoặc thời tiết nắng nóng trụ có thể nóng tới 40- 45 độ C, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây tiêu. Bạn cần có kỹ thuật chăm sóc, nhất là cây che bóng cho cây.

Cách xây dựng trụ tiêu bằng gạch xây:

Bạn có thể xây trụ hình tròn hoặc vuông.Tuy nhiên trụ ống tròn được sử dụng nhiều nhất.

  • Chiều cao trụ từ 2 m trở lên.
  • Đường kính đáy từ 1 – 1.2 m.
  • Đường kính ngọn khoảng 0.6 – 0.8 m.
  • Móng trụ đào sâu 0.5m.
  • Khoảng cách: 2.0×2.0m hoặc 2.5×2.5m.
  • Thân trụ rỗng, vách trụ có những lỗ cách nhau 10 cm.

Những vườn cây sử dụng trụ gỗ hoặc trụ bằng gạch xây cần xây dựng một hệ thống cây bóng che để tạo bóng che cho cây, nhất là giai đoạn cây mới đem trồng cần có môi trường thoáng mát. Nhiều người người thường áp dụng những biện pháp thúc đẩy năng suất tăng cao, bón phân và tưới nước để đạt sản lượng lớn khiến cây nhanh chóng bị suy kiệt và dễ mắc phải những bệnh hại nguy hiểm.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

“Đại gia hoa quỳnh” trên đất Mỹ chỉ cách trồng hoa nhật quỳnh từ lá

Sở hữu hơn 60 giống hoa quỳnh Nam Mỹ, “đại gia hoa quỳnh” trên đất Mỹ chỉ cho bạn đọc Dân Việt trồng cách trồng nhật quỳnh từ lá.

Cách trồng nhật quỳnh từ lá.

Chia sẻ với Dân Việt về cơ duyên đến với hoa quỳnh anh Thiên cho biết: “Cách đây đã 4 năm, một người chị thân quen từ California gửi cho tôi một cây nhật Quỳnh màu hồng.

Vào đầu mùa Xuân, thì thấy những nụ nẩy giữa kẻ lá rồi thì những hoa quỳnh màu hồng bắt đầu nở giống hoa sen (cho nên nhiều người Việt gọi là Quỳnh sen). Thấy hoa dễ nở, quá đẹp, không tốn nhiều thời gian chăm sóc thế là tôi bắt đầu nghiên cứu về loại hoa này”.

“Qua hơn 4 năm nghiên cứu, học hỏi về giống nhật Quỳnh từ Nam Mỹ, hiện tại tôi có hơn 60 giống quỳnh. Có loại có hương thơm và lâu tàn như Quỳnh tên Cream and Gold, hoặc loại một hoa có nhiều màu như Quỳnh tên Clown.

Vì là ở xứ lạnh (Oregon), nên đến mùa Đông tôi phải đem tất cả Quỳnh vào nhà kính, chờ cho đến giữa tháng tư, thì đem ra ngoài vườn, thì Quỳnh bắt đầu ra hoa từ tháng 5 cho đến tháng 7. Nếu ai ở vùng ấm như Cali, Florida , Arizona, hay Việt Nam thì rất thích hợp cho Quỳnh” – Anh Thiên cho biết thêm.

Nguồn: Dân Việt được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Ý nghĩa hoa Quỳnh

Vì kiếp hoa sớm nở chóng tàn, nên hoa được ví như một cuộc tình mong manh lơ lửng trên cánh gió, nhưng đó là cuộc tình đẹp nhẹ nhàng và thanh tao.

Hoa quỳnh thuộc chi quỳnh với tên khoa học là Epiphyllum, thuộc họ xương rồng.
Có nguồn gốc từ Mỹ là cây thân bụi, mọc vươn dài hay sống dựa, gồm thân hình trụ, thân mọng nước cao từ 2 – 3 m. Hoa có mùi hương nhẹ nhàng thanh tao, nồng nàn và quyến rũ, cho ra những bông hoa rất đẹp với màu trắng tinh khôi nhưng chỉ nở được hai tiếng là hoa sẽ tàn và đó là phút giây đẹp nhất của nó.

Hoa quỳnh loài hoa được mệnh danh Nữ hoàng của bóng đêm

Chi Quỳnh (danh pháp khoa học: Epiphyllum), là một chi thực vật gồm khoảng 19 loài thuộc họ Xương rồng (Cactaceae), có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Tên gọi chung của chúng trong tiếng Việt là quỳnh, hoa được gọi là hoa Quỳnh. Các loài quỳnh thường được trồng để làm cảnh và hoa nở về đêm. Thân và lá một số loài quỳnh cũng được thêm vào trong một số dạng của loại đồ uống gây ảo giác ở khu vực rừng mưa Amazon là ayahuasca.
Ý nghĩa hoa Quỳnh

Một món quà thanh tao của tạo hóa, đem lại cho những ai luôn say mê tìm kiếm khám phá, thưởng thức cái đẹp. Mang đến những giây phút dịu dàng êm ái khi thưởng ngoạn , tô điểm cho cuộc sống thường ngày vốn dĩ tất bật, bon chen.

Bông quỳnh e ấp, dịu dàng 

Không phải ai cũng có thể chiêm ngưỡng và tận hưởng vẻ đẹp mà loài hoa này mang đến. Bởi vì chúng xuất hiện vô cùng kín đáo và ngắn ngủi, hoa chỉ nở một lần rồi tàn. Thế giới ban đêm của loài hoa kỳ diệu là thế đó, thi nhau đua nở, tỏa hương thơm ngát, trong lúc phần đông chúng ta đang chìm đắm trong giấc ngủ. Được mệnh danh là “ Nữ
Có thể nói hoa mang đến cho tâm hồn con người ta sự thanh thản, bình yên, niềm tin yêu và hi vọng.

Hoa tượng trưng cho ” vẻ đẹp chung thủy”, vì hoa chỉ nở một lần rồi tàn, cũng như một tình yêu đầu tiên nguyên thủy và duy nhất dâng hiến cho người tình.

Hoa tượng trưng cho những gì đẹp đẽ nhưng ngắn ngủi: sớm nở, chóng tàn.

Hoa còn mang trên mình vẻ đẹp e ấp, dịu dàng, thanh khiết của người thiếu nữ.
Hoa khiêm nhường nở về đêm và chỉ dành cho những tâm hồn thanh tao biết đợi chờ.”
Vì kiếp hoa sớm nở chóng tàn, hoa được ví như một cuộc tình mong manh lơ lửng trên cánh gió, nhưng đó là cuộc tình đẹp nhẹ nhàng và thanh tao.
Và có khi Hoa Quỳnh là biểu tượng của kiếp hồng nhan bạc mệnh.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Hoa quỳnh nở ban đêm vào mùa nào?

Quỳnh nở hoa vào cuối mùa hè và đầu mùa thu. Hoa quỳnh thường nở ban đêm vào khoảng 8-9h tối. Nhưng “vì sao hoa quỳnh nở ban đêm” lại là một câu hỏi của rất nhiều người.

Thông tin trên báo Kiến Thức, Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Lý, Viện Di truyền Nông nghiệp cho biết: Hoa quỳnh nở vào cuối hè và đầu thu, thời gian hoa nở thường vào khoảng 8 – 9h tối. Khi hoa nở, cánh hoa trắng như tuyết và có mùi thơm tao nhã, hương thơm lan tỏa rộng.

Tuy nhiên, hoa chỉ tồn tại 3 – 4 tiếng là héo ngay. Điều này do hoa quỳnh có nguồn gốc từ Mexico, là loài hoa chịu khô hạn tốt nhưng lá của nó đã bị thoái hóa. Thân cây dẹt, vỏ cây tiến hành quá trình quang hợp và chế tạo chất dinh dưỡng thay cho lá cây. Ở lớp vỏ ngoài của thân cây có một lớp sáp giúp giảm bớt sự bốc hơi nước.

Hoa quỳnh nở vào buổi tối là để tránh ánh nắng gay gắt của mặt trời. Thời gian tồn tại ngắn ngủi do cần giảm sự bốc hơi nước. Vì vậy, chúng ta thường thấy hoa nở rồi lại tàn ngay, đó cũng là đặc tính thích nghi với điều kiện sống của chúng.

Một số hình ảnh tuyệt đẹp về hoa quỳnh:


Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh cho hoa nở quanh năm

Quỳnh là loài hoa được nhiều người yêu thích nhờ vẻ đẹp cùng hương thơm của nó. Sau đây, Khoa học & Phát triển sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng hoa quỳnh đơn giản.

Những chậu quỳnh giống.

1. Dụng cụ trồng và đất trồng

Dụng cụ trồng: Bạn có thể tận dụng bao xi măng, bao tải, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng hoa quỳnh. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

Đất trồng: Đất trồng hoa quỳnh phải tơi xốp, dễ thoát nước, cần nhiều chất hữu cơ. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 – 20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Cây quỳnh trồng bằng chậu treo

2. Chọn giống và trồng cây

Chọn những cành quỳnh bánh tẻ (không quá giá hoặc quá non) hoặc cành già dài khoảng 20 – 30cm. Để ở chỗ mát khoảng 10 ngày cho vết cắt khô. Bạn có thể bôi vào vết cắt nước vôi pha loãng.

Sau đó, cắm cành quỳnh giống sâu khoảng 1 – 2cm (sâu đủ cho nhánh quỳnh đứng được) vào trong chậu đất đã chuẩn bị sẵn. Cắm nọc trụ buộc cho nhánh quỳnh tựa vào giúp cố định nhánh ra rễ. Sau đó, trùm bao nilon lên trên (không phủ kín hoàn toàn) và để chỗ mát 1 tuần, sau đó mở bao nilong và đưa ra nắng từ từ.

Không tưới nước trong vòng 1-2 tuần đầu. Sau đó, tưới dần dần sau đó (giữ cho đất ẩm cho cây không bị khô, tránh để sũng nước gây thối gốc.

Cây quỳnh nở hoa rực rỡ

3. Chăm sóc

Tưới nước cho chậu quỳnh từ 1 – 2 lần/tuần.

Cây quỳnh thường trồng ở chỗ có nhiều nắng chiếu vào nhưng tránh ánh nắng trực tiếp, mô phỏng môi trường sống tự nhiên của nó.

Mỗi năm, thay đất cho quỳnh 1 lần vào khoảng tháng 10.

Muốn quỳnh ra hoa, phải để đất của chậu quỳnh khô kiệt hẳn một thời gian, ngưng tưới nước trong vòng từ 3-4 tuần (tùy theo địa phương) có thể lâu hơn, chủ yếu để đất trong chậu quỳnh khô hẳn nước. Tạo tình trạng khô hạn như các cây xương rồng trong sa mạc, nhưng không để cây bị héo.

Cây quỳnh không cần bón phân nhiều. Tuy nhiên, bạn có thể tưới loại phân bón Peters 20-20-20, Miracle Gro hoặc Super Bloom. Mỗi tháng một cốc nhỏ ( bón từ tháng 4-9), không nên dùng những loại phân bón có nồng độ nitơ cao.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật trồng hành tây đơn giản tại nhà

Hành tây được gọi là “vua của các loại rau” vì giá trị dinh dưỡng và tác dụng chữa bệnh. Theo những nghiên cứu thì hành tây có chứa Kali, vitamin C, kẽm, chất xơ… là một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh như giảm cholesterone, chống viêm, ngừa rụng tóc…

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng hành tây. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

Đất trồng

Hành tây ưa phát triển ở các loại đất tơi xốp, loại đất thịt nhẹ tơi xốp, đất pha cát, thoát nước và giữ ẩm tốt.. Để đảm bảo cây phát triển tốt nhất, bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Giống

Hành tây thường được trồng bằng hạt. Hạt giống bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng bán hạt giống.

2. Gieo trồng

Hạt giống hành tây có thể gieo trực tiếp vào đất hoặc ngâm ủ hạt giống qua nước ấm cho nứt nanh rồi đem gieo. Gieo vãi hạt giống hành tây lên mặt đất, sau đó rắc một lớp đất bột mỏng lên hạt rồi dùng rơm rạ băm nhỏ phủ đều luống và tưới ẩm. Chú ý cần phải tưới đều đặn 1 – 2 lần/ngày, đảm bảo đất luôn ẩm để hạt có điều kiện tốt để nảy mầm.

Hành tây mới nhú mầm

Khi cây cao 3 – 5cm cần tỉa bớt những cây không đạt tiêu chuẩn, cây phát triển kém, sâu bệnh, cây đã hình thành củ.

Sau khi gieo ươm khoảng 40 – 50 ngày, cây ra 4 – 5 lá thật mới nhổ trồng. Đất trồng cần được làm tơi xốp, cho phân chuồng ủ hoại vào rạch và trộn đều với đất, phủ lên trên lớp đất mỏng. Trồng mỗi cây trồng cách nhau 15cm, hàng cách hàng 20 – 25cm. Sau khi cần xong cần tưới nước ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát cho hành tây.

3. Chăm sóc

Sau khi trồng hành tây được 10 ngày thì tiến hành bón lót bằng phân hưu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế… Sau đó cứ khoảng 15 – 20 ngày bón đợt tiếp theo cho cây. Mỗi lần bón phân kết hợp với việc vun xới và làm cỏ.

Hành tây chứa nhiều chất dinh dưỡng và công dụng

Hành tây là loại cây chịu hạn kém nên thường xuyên phải tưới nước giữ ẩm cho cây.

4. Thu hoạch

Hành tây sau khi gieo trồng khoảng 3 – 4 tháng sẽ cho thu hoạch. Hành tây cho thu hoạch cả lá lẫn củ.

Thu hoạch hành tây

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Ý nghĩa và biểu tượng hoa tigon

Hoa tigon có nhiều tên, nhưng thực vật có cùng ý nghĩa cơ bản dù nó được gọi là gì đi nữa. Cho dù bạn trồng những bông hoa lâu năm này trong vườn của bạn hay thưởng thức xem chúng trong các sắp đặt hoa, bạn nên đọc trên những ý nghĩa sâu sắc hơn phía sau những cánh hoa huyền diệu.

Hoa tigon có ý nghĩa gì?

Hoa bắt mắt này mang ý nghĩa như:

Thể hiện cảm xúc của bạn một cách công khai

Một tình yêu sâu sắc và đam mê giữa hai người

Tình trạng bị tước đoạt hoặc từ chối, đặc biệt là ở các nền văn hoá phương Đông nơi hoa bắt nguồn

Đang quá nhạy cảm hoặc cảm xúc phản ứng với thế giới xung quanh bạn

Cảm nhận từ bi và tình yêu vô điều kiện cho mọi thứ trong sáng tạo

Một kết nối vượt ra khỏi cuộc sống và cái chết

Trong khi hoa nở hoang dã hàng ngàn năm trên khắp Châu Á, nó chỉ được phát triển và lai tạo vài trăm năm trước và đã không đến với nền văn hoá phương Tây cho đến những năm 1800. Điều này hạn chế số lượng ý nghĩa tiềm ẩn cho hoa tigon, cho nó một mục đích tập trung hơn.

Ý nghĩa nguyên thủy của hoa tigon

Cùng với tên phổ biến thông thường, hoa tigon có một cái tên khoa học mang tính mô tả khi bạn phá vỡ gốc rễ phía sau nó. Nó được gọi là Dicentra spectabilis. Dicentra chuyển thành hai nhánh, rất dễ nhận ra hoa.

Biểu tượng của hoa tigon

Hoa tigon là một trong những loại hoa chữ tượng hình được dùng ngày nay. Các hoa nở giống như một trái tim phim hoạt hình cổ điển với giọt máu rơi ra khỏi nó. Văn hoá dân gian Nhật Bản còn có câu chuyện về một hoàng tử bị bỏ rơi đã tự sát bằng thanh kiếm khi một cô gái đáng yêu từ chối những món quà của mình, tất cả đều được đại diện bởi những cánh hoa khác nhau từ hoa. Trong văn hoá Mỹ và Anh, hoa tigon có một ý nghĩa đam mê và thường được trao đổi như một biểu tượng của tình yêu đích thực. Một số nhóm tôn giáo chọn trồng hoa như một lời nhắc nhở từ bi đối với sự đau khổ của người khác. Nó có thể đại diện cho những người chia sẻ cảm xúc của họ một cách tự do và mặc trái tim của họ trên tay áo của họ quá.

Ý nghĩa hoa tigon qua màu sắc

Hầu hết các hoa là màu hồng sáng hoặc đỏ cho một chất lượng lãng mạn. Trái tim chảy máu trắng hiếm hơn được coi là một biểu tượng của sự tinh khiết và vô tội, thay vào đó đại diện cho những phụ nữ trẻ đẹp đã chết trong một cách bi thảm.

Các đặc tính thực vật có ý nghĩa của hoa tigon

Hoa tigon này hiếm khi được sử dụng ngoài các mục đích trang trí, nhưng một số nhà thảo dược quy định một chất làm từ rễ để điều trị đau thần kinh khó khăn và điểm yếu chung.

Kỷ niệm với hoa tigon bằng cách:

  • Chèn gạc hoa vào bó hoa cưới và trang trí bàn
  • Trao đổi hoa với vợ / chồng hoặc người phối ngẫu của bạn vào Ngày Valentine
  • Cho cây trồng chậu cây cho bạn bè sau một lần chia tay xấu
  • Tưởng niệm một người thân yêu bị mất với hoa tigon trắng tinh khiết

Thông điệp của hoa tigon

Ngay cả nỗi buồn cũng có thể dẫn đến vẻ đẹp nếu bạn sẵn lòng đối phó với cảm xúc của bạn. Xem ra cho tình yêu bị khinh miệt và lưu lại tình cảm của bạn cho một người đánh giá cao và trả về họ thay thế.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Hoa Ti-gôn hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường

Hoa ti- gôn không chỉ xuất hiện trong nhiều văn thơ, trồng để trang trí nhà cửa mà còn có tác dụng chữa bệnh.

Tác dụng chữa bệnh của cây Hoa Tigon

Cây hoa Ti – gôn là loài thân hơi gỗ, cây nhỏ sống lâu năm, khi trưởng thành thân cây đạt chiều dài 10 mét. Lá thuôn dài, hình trứng tới, nó hơi giống hình trái tim, mép khía răng cưa, lên đến 14 cm. Hoa mọc thành các cành mọc ra ở nách trên của các bộ phận thiết bị đầu cuối của các ngành. Hoa có màu hồng nhạt sâu, 2 cm. Quả là hình trứng, dài khoảng 1 cm, rộng tại cơ sở, lỏng lẻo bao quanh bởi các thùy liên tục của hoa.

Loài hoa này sống ở nhiều nơi như Philippin, Mỹ, Việt nam,…người ta thường nhân giống bằng hạt hoặc cành. Ở Trinidad và Tobago nó được sử dụng cho bệnh tiểu đường, huyết áp thấp và như một chất bổ tim.

Thành phần theo báo cáo có một số hoạt chất như: n-hentriacontane, ferulic acid, 4-hydroxycinnamic acid, quercetin-3-rhamnoside và 3 kaempherol-glucozit, sitosterol, sitosterol-glucozit và d-mannitol…

Các nghiên cứu cho thấy cây Hoa ti gôn có các đặc tính như giảm đau, chống viêm.

Tại Mỹ người ta đã dùng các bộ phận trên không(trừ rễ cây) làm trà thảo dược. Họ gọi là trà Antigonon leptopus dùng để chống lạnh và giảm đau.

Antigonon leptopus có nguồn gốc ở Mexico và thường được tìm thấy ở vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi, vùng Caribbean và châu Mỹ và là một trong những cây thuốc được sử dụng ở Jamaica. Các trà nóng đã được làm sẵn sàng từ phần trên không của cây này được sử dụng theo truyền thống để phòng ngừa và điều trị các chứng ho và đau liên quan đến bệnh cúm (2Mitchell và Ahmad, 2006 SA Mitchell và MH Ahmad, A xem xét các nghiên cứu dược tại trường Đại học của phương Tây Indies, Jamaica, Tây Ấn Độ Tạp chí y học 55. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng A. leptopus chất chiết xuất từ thực vật trưng bày chống thrombin, giảm đau, chống viêm, chống bệnh tiểu đường và lipid peroxidation ức chế hoạt động.

Cách sử dụng:

Tương tự như trà Diệp hạ châu, người ta cũng đóng gói 5g/túi trà để hỗ trợ điều trị đái tháo đường. Dùng cây Hoa tigon như một loại trà thảo dược để chống viêm, giảm đau, chống lạnh, chứng bệnh ho, hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường bằng cách dùng hàng ngày như trà. Người ta lấy phần thân bỏ rễ cây đem phơi hoặc sấy khô. Dùng 5 g hãm với nước đun sôi (50 ml) uống trong vòng cho 6 h đồng hồ để chữa các chứng bệnh kể trên.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Cách diệt sâu đục cành Hồng xiêm

Sâu đục cành là đối tượng thường gây hại nhiều và rất khó phòng trị vì chúng nằm sâu bên trong cành, trong thân cây, thuốc hóa học không thể thấm được vào bên trong cành, trong cây mỗi khi phun thuốc.

Sapô (hồng xiêm) là loại cây ăn trái được trồng khá nhiều ở nước ta, nhất là các tỉnh Nam Bộ.

Bên cạnh những loại sâu bệnh thường gặp như bệnh thối trái, rệp sáp thì sâu đục cành là đối tượng thường gây hại nhiều và rất khó phòng trị vì chúng nằm sâu bên trong cành, trong thân cây, thuốc hóa học không thể thấm được vào bên trong cành, trong cây mỗi khi phun thuốc.

Sâu đục từ trên ngọn xuống, khi còn nhỏ chúng chỉ đục ở lớp vỏ ngoài của cây, càng lớn chúng càng đục ăn sâu hơn vào phần gỗ, làm cho cành bị suy yếu, lá bị vàng, còi cọc, ít trái, trái bị rụng nhiều… Nếu không diệt trừ kịp thời, để sâu đục vào đến tim cành thì cành sẽ bị chết, đặc biệt, nếu sâu đục xuống đến gốc thì sẽ bị chết cả cây.

Theo kinh nghiệm của anh Năm Tươi, nhà vườn có nhiều kinh nghiệm trồng sapô ở xã Trung An (TP.Mỹ Tho-Tiền Giang):

Thường xuyên kiểm tra vườn (3-5 ngày/lần) để phát hiện sớm khi sâu còn nhỏ tuổi (thông qua lớp phân của sâu nhìn giống như mùn cưa đùn từ trong cây ra ngoài dính trên cành, rớt xuống đất), gây hại chưa đáng kể (vì sâu mới đục được một đoạn ngắn ở lớp vỏ ngoài của cây).

Do đặc điểm của loại sâu này là trên đường đục từ ngọn xuống cứ cách vài phân là chúng lại đục một lỗ thông ra phía ngoài để đùn phân ra và có lẽ cũng là để làm lỗ cho sâu thở, tìm trên cành xem lỗ đục nào ở vị trí thấp nhất trên đoạn cành bị đục (con sâu bao giờ cũng nằm kế chỗ lỗ đục đó). Sau khi tìm được lỗ đục chỉ việc lấy mũi dao nhọn, khơi tách nhẹ một đoạn ngắn vỏ ở phía dưới chỗ có lỗ đục một chút là bắt được con sâu chứ không cần phải đào bới hết lớp vỏ dọc theo chiều dài đường đục của sâu.

Làm như vậy không những diệt sớm sâu khi sâu chưa kịp đục sâu vào bên trong cành, trong thân gây hại nhiều cho cây, mà chỗ bóc tách lớp vỏ cây để tìm sâu cũng rất ngắn, cây đỡ mất sức, chỗ bị tách mất lớp vỏ cũng nhanh liền da hơn. Với cách làm này, vườn sapô của gia đình anh Tươi luôn xanh tốt, ít bị sâu đục cành hơn so với các vườn khác.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.