Trồng giống keo thân thiện môi trường

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên – Huế phối hợp với Công ty TNHH MTV Vũ Minh vừa tổ chức hội nghị tổng kết dự án trồng rừng gỗ lớn bằng giống keo thân thiện với môi trường hướng đến chứng nhận FSC.

Keo giống thân thiện với môi trường

Theo đó, đã có gần 566 ngàn cây keo giống thân thiện với môi trường được cấp cho người dân để trồng 221 ha rừng gỗ lớn, hướng đến chứng nhận FSC.

Với việc nhân rộng mô hình, kết hợp công tác tuyên truyền đã giúp người dân các xã vùng đệm Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền và Khu Bảo tồn Sao La hiểu hơn về tác dụng của việc sử dụng cây giống được gieo ươm thân thiện với môi trường.

Mục tiêu của dự án nhằm thiết lập mô hình trình diễn trồng rừng, phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC nhằm tăng thu nhập cho người dân, góp phần giảm phát khí thải hiệu ứng nhà kính.

Thành công của mô hình trồng keo giống thân thiện với môi trường còn là tiền đề cho việc gieo ươm giống cây lâm nghiệp như các loại cây bản địa, cây ăn quả và lâm sản ngoài gỗ, cung ứng nhu cầu trồng rừng, phục hồi rừng và phát triển sinh kế cho các địa phương trên toàn tỉnh.

Bí quyết trồng tiêu có lời trong cơn bão giá của nông dân Thuận Hà

Trong khi nhiều hàng ngàn nông dân trồng tiêu “méo mặt” vì giá tiêu rớt thê thảm kéo dài lê thê qua nhiều năm thì ở xã Thuận Hà, huyện Đắk Song (Đắk Nông), nhiều nông trồng tiêu vẫn bình chân như vại. Bí quyết của họ là gì?

Ở thời điểm hiện tại giá hạt tiêu chỉ ở mức dưới 50 ngàn đồng/kg nhưng ông Nông Văn Lê ở xã Thuận Hà, huyện Đắk Song vẫn bán được tiêu với giá hơn 80 ngàn đồng/kg. Ông Lê nói, ở Thuận Hà không chỉ riêng ông mà hàng chục nông dân khác cũng bán được tiêu với giá ổn định như vậy.

Để có những hạt tiêu sạch đạt chuẩn, ông Lê chọn cách làm cỏ thủ công thay cho việc dùng thuốc để diệt.

Nông dân này cho biết, trước thực trạng bấp bênh về giá cả nông sản, năm 2012, ông quyết định đầu tư trồng 6 ha hồ tiêu theo quy trình sản xuất nông sản sạch. Thay vì phải dùng các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật như trước đây, ông sử dụng các loại phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học để chăm bón cho cây tiêu.

Nhờ sản xuất theo quy trình này mà nhiều năm qua, sản phẩm của gia đình ông Lê đã được một doanh nghiệp xuất khẩu tiêu sang thị trường Châu Âu bao tiêu toàn bộ. Chính vì thế mà dù giá tiêu trên thị trường rớt thê thảm, tiêu hạt của ông Lê vẫn có giá ổn định, cao hơn thị trường khoảng 2,5 lần.

Không chỉ gia đình ông Lê mà ở Thuận Hà, hiện có khoảng 30 gia đình khác cũng đang trồng tiêu theo quy trình sản xuất nông sản sạch. Toàn bộ sản phẩm các nông dân này làm ra đều được bao tiêu với giá cao hơn từ 2,5- 3 lần so với giá thị trường.

Anh Trần Văn Toàn, một trong số những nông dân này, cho biết: “Khi mới bắt đầu làm thì thấy khó do phải thực hiện nhiều công đoạn nghiêm ngặt để đạt được các tiêu chí về nông sản sạch. Tuy nhiên, bù lại sản phẩm bán ra luôn có giá cao hơn”.

Tiêu sạch đã giúp nhiều nông dân có thu nhập cao hơn.

Theo ông Lê, để có hạt tiêu sạch đúng chuẩn, gia đình không dùng thuốc diệt cỏ mà chỉ làm thủ công; tăng cường sử dụng các loại phân vi sinh, phần chuồng thay thế cho phân hóa học. Ngoài ra, tôi cũng thay thế các loại thuốc bảo vệ thực vật bằng chế phẩm sinh học để đảm bảo sức khỏe cho vườn cây và đất.

Ngoài ra, việc thu hoạch, bảo quản… cũng phải thực hiện theo đúng quy trình. Theo đó, việc thu hoạch chỉ bắt đầu khi hạt tiêu đã chín được từ 95%, quá trình thu hoạch không để lẫn các tạp chất như lá, cành… Sau khi thu hoạch xong, hạt tiêu phải được phơi, sấy trong môi trường sạch sẽ vệ sinh.

Ông Lê Hoàng Vinh, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đắk Song khẳng định, HTX sản xuất nông sản sạch Thuận Phát đang làm rất tốt mô hình sản xuất gắn liền với việc bao tiêu sản phẩm. Hiện ngành ngành nông nghiệp địa phương đang khuyến khích, tuyên truyền để người dân sản xuất theo mô hình này để nâng cao được chất lượng cũng như đảm bảo đầu ra.

Tổng hợp và duyệt bởi Farmtech Việt Nam

Tây Ninh: Cùng nhau trồng chanh tứ quý

Hiện nay, chanh không hạt (hay còn gọi là chanh tứ quý) là loại cây đang được nhiều người dân trên địa bàn xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu trồng thành công và mang lại lợi nhuận cao. Lúc giá chanh đắt, người dân ở đây có thể bán với giá 40.000 đồng/ký, lúc hạ thì vẫn bán được 10.000-15.000 đồng/ký.

Ông Trần Xuân Vũ, người tiên phong đưa cây chanh dây không hạt về trồng thử nghiệm tại ấp Tân Định 2, xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu với diện tích 1 ha, đến nay cây đã cho thu hoạch. Ưu điểm của giống chanh không hạt là cây cho trái quanh năm, sau khi trồng được 1 năm là cho thu hoạch trái.

Ông Vũ giới thiệu về vườn chanh không hạt tại ấp Tân Định 2, xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu.

Bên cạnh đó, năng suất đạt cao nhất là từ năm thứ 4 trở đi, mỗi năm thu hoạch từ 120 kg đến 170 kg/gốc, bình quân năng suất đạt 30 – 40 tấn/ năm và có thể thu hoạch trên 10 năm mới phải chặt bỏ.

Theo ông Vũ, với giá bán tại vườn từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng/kg, lúc cao điểm vào mùa nắng nóng, giá chanh có thể lên đến 30.000 đồng đến 40.000 đồng/kg. Khi thu hoạch, chỉ cần nhìn trái nào vỏ căng mọng, có màu xanh sáng tức là chanh đã già. Cây chanh không hạt cho trái to, khoảng 6-7 trái /kg, vỏ mỏng, mọng nước, vị chua thanh và có mùi thơm.

Ông Vũ cho biết thêm, chi phí đầu tư ban đầu khoảng 100 triệu đồng/ha gồm cây giống, phân bón, hệ thống tưới tự động tiết kiệm giúp cây phát triển và sinh trưởng tốt hơn. Sau khi trừ hết chi phí, người trồng thu lợi nhuận hơn 100 triệu đồng/năm.

Trái chanh không hạt hay còn gọi là chanh tứ quý.

Theo ông Vũ, sau khi tìm hiểu và trồng thử nghiệm 1 ha chanh không hạt đạt hiệu quả tốt, ông nhận thấy giống cây này rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng cũng như khí hậu tại địa phương.

Bên cạnh đó, đầu ra, giá cả lại sản phẩm ổn định và được người tiêu dùng ưa chuộng, nên ông Vũ quyết định liên kết với nông dân để trồng và cung cấp cho thị trường sản phẩm chanh không hạt lớn hơn. Đến nay, mô hình liên kết trồng chanh không hạt của ông Vũ đã có diện tích 5 ha, với 5 hộ tham gia sản xuất.

Ông Vũ cho biết thêm, trong quá trình liên kết sản xuất, ông Vũ sẽ cung cấp cây giống đạt chất lượng cho người trồng; hỗ trợ người trồng trong các khâu trồng, bón phân và các kỹ thuật khác; hướng dẫn và lắp đặt hệ thống tưới tự động tiết kiệm. Đặc biệt, đến ngày thu hoạch, ông Vũ đứng ra thu mua toàn bộ sản phẩm của người dân với giá cả ổn định, sau đó cung cấp ra thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

Tổng hợp và duyệt bởi Farmtech Việt Nam

Trồng bông điên điển Thái, lạ mà hay

Ông Nguyễn Văn Thơ, ở ấp Bình Hoà, xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã cải thiện nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình trong việc tận dụng nền đất ruộng làm lúa kém hiệu quả sang trồng bông điên điển Thái. Mỗi ngày thu nhập của gia đình từ 2.000m­­2 bông điên điển Thái được khoảng 450 nghìn đồng.

Trước đây, ở miền Tây nói chung và ở Hậu Giang nói riêng, muốn ăn bông điên điển phải đợi đến mùa lũ, mùa nước nổi, còn ngày nay tại bất cứ thời điểm nào trong năm thì cũng có thể thưởng thức loại bông đặc sản này.

Thời gian gần đây, với chính sách khuyến khích người dân chuyển đổi đất trồng kém hiệu quả sang trồng những loại cây trồng khác, ông Thơ đã suy nghĩ để tìm ra loại cây trồng hiệu quả thích hợp với mảnh đất ruộng chỉ không đầy 2.000m­­2 của mình.

Ông Nguyễn Văn Thơ đang thu hái bông điên điển Thái.

Vì đất thì ít nên ông Thơ rất khó để đầu tư trồng những loại cây dài ngày khác, nhưng nếu để trồng lúa thì hiệu quả không cao cuộc sống gia đình ông rất bấp bênh, buồn thiu. Thế nên ông đã mạnh dạn chuyển sang trồng cây bông điên điển Thái, có thể tận dụng nguồn lao động của gia đình khoảng 2-3 giờ hái bông vào lúc sáng sớm.

Bông điên điển hái xong, thương lái đến tận nhà thu mua nên ông không cần phải đem bán chọ và thời gian còn lại ông Thơ làm những công việc khác để tăng thêm nguồn thu nhập.

Bông điên điển Thái bông dài, to, cánh dày nên rất năng xuất, có lợi cho người trồng

Theo ông Thơ chia sẻ: bông điên điển Thái rất dễ trồng, có ưu điểm vượt trội so với giống bông điên điển địa phương như bông dài, to và dày nên rất nặng ký, ăn giòn. Đặc biệt, trồng bông điên điển Thái một lần thu hoạch liên tục đến cuối năm, hái bông mỗi ngày.

Chi phí đầu tư trồng bông điên điển Thái thấp khoảng 600-700 nghìn đồng/công (chưa tính chi phí hái). Với một công đất của mình ông Thơ trồng được gần 800 cây bông điên điển Thái. Mỗi ngày ông Thơ hái được khoảng 16 – 17 kg bông điên điển Thái, với giá bán dao động khoảng 28.000 đồng/kg thì mỗi ngày thu nhập của gia đình từ 2.000m­­2 bông điên điển Thái khoảng 450 nghìn đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí (phân, công hái, chi phí khác,…), ông Thơ còn lời khoảng 300 nghìn đồng/ngày.

Như vậy thời gian thu hoạch bông điên điển Thái trong 1 năm khoảng 10 tháng của gia đình ông Thơ rơi vào khoảng 90 triệu đồng/năm.

Ông Thơ chia sẻ thêm về kinh nghiệm trồng bông điên điển Thái: Cây bông điên điển Thái chỉ trồng một lần thu hoạch được suốt gần một năm cây mới tàn. Khi cây bông điên điển Thái không cho bông nữa chỉ cần chặt nhánh thì cây tiếp tục đâm tược và cho thu hoạch tiếp không cần phải trồng lại vào năm sau.

Tổng hợp và duyệt bởi Farmtech Việt Nam

Ươm giống lan rừng thu tiền tỷ mỗi năm

Với diện tích ít ỏi, hơn 100m2 được tận dụng để làm khu vực ươm lan giống, anh Giang trồng đủ các loại như phi điệp tím, lan lai châu, quế, cáo, phong, lan trầm… Nhưng chủ yếu vẫn là trồng giống lan phi điệp.

Một góc ươm trồng của anh Giang

Xuất phát từ đam mê, trồng lan để chơi, để thưởng thức, cách đây 4 năm, anh Phạm Kiên Giang (SN 1989) ở tiểu khu Dương Tự Minh, TT. Đu, H. Phú Lương (Thái Nguyên) đã mạnh dạn đầu tư trên 400 triệu đồng mở vườn ươm hoa lan. Với diện tích ít ỏi, hơn 100m2 được tận dụng để làm khu vực ươm lan giống, anh trồng đủ các loại như phi điệp tím, lan lai châu, quế, cáo, phong, lan trầm…Nhưng chủ yếu vẫn là trồng giống lan phi điệp.

Hăng say bắt tay vào trồng, tuy nhiên do chưa nắm vững kỹ thuật nên anh trồng một cách đại trà, vừa làm vừa học hỏi. Anh Giang cho biết, để ươm được một chậu hoa lan thành công, đòi hỏi người trồng phải hiểu và nắm rõ quy trình. Sau khi tuyển chọn và đặt mua những chậu lan rừng to, đẹp từ vùng núi xa tại các tỉnh như Cao Bằng, Tuyên Quang và một số địa phương trong địa bàn Thái Nguyên.

Anh sử dụng phần thân già từ cây gốc để ươm ki. Thời điểm thích hợp nhất là từ tháng 2 – 4 dương lịch. Dùng các loại rêu rừng, vỏ thông, than củi để lót cho cây và luôn giữ độ ẩm khoảng 70%. Đến khi cây nảy mầm mới chuyển sang chậu. Ngoài ra, lưu ý không nên sử dụng các cành gỗ lớn để ghép.

Phần thân già được sử dụng để ươm ki

Do đặc tính hoa lan ưa ánh nắng vừa phải, nơi trồng cần thoáng mát nên vườn lan của anh được thiết kế bằng giàn để treo hoa, lắp đặt hệ thống lưới che nắng, che mưa, giúp giảm nhiệt độ và giảm thiểu 60% ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Đồng thời, lắp đặt hệ thống phun tự nhiên, sử dụng nguồn nước giếng khoan để đảm bảo tưới tiêu và giúp cây luôn giữ được độ ẩm.

Hỏi về bí quyết giúp cây giống chống được sâu bệnh anh Giang cho biết, ngay từ ban đầu phải xử lý các giá thể bằng cách ngâm qua nước vôi trong khoảng từ 2 – 3 ngày. Đến một giai đoạn khi lan đã phát triển ổn định, tiến hành phun thuốc khử trùng mỗi tháng 2 lần. Nhằm diệt khuẩn và phòng ngừa các loại bệnh như nấm cho cây.

Hoa lan được chăm sóc cẩn thận, đúng quy trình

Đến nay, trong vườn ươm của anh sở hữu hơn 1200 chậu lan rừng các loại, trồng theo kiểu cuốn chiếu nên được thu hoạch liên tục. Tùy vào từng thời điểm giá cả có thể lên xuống khác nhau. Nhưng trung bình mỗi chậu được bán ra thị trường với giá thành từ 700 – 1 triệu đồng / giò.

Những chậu Lan Kiếm có giá giao động khoảng 70 – 80 triệu đồng

Về đầu ra, anh chủ yếu rao bán trên mạng và tiếp cận khách hàng trên toàn quốc. Anh cho biết, thị trường tiêu thụ hoa lan rất rộng và ổn định, không chỉ có các tỉnh thành lân cận mà còn có thể gửi bán theo đơn đặt hàng trên khắp cả nước, các tỉnh phía Bắc và trong Nam. Từ quy mô nhỏ, anh tích lũy, mở rộng dần và nâng cao chất lượng các giống hoa. Tập chung chủ yếu vào tìm kiếm thị trường và phát triển đầu ra của sản phẩm. Nhờ đó, mỗi năm gia đình thu về lợi nhuận gần 1 tỷ đồng.

Tổng hợp và duyệt bởi Farmtech Việt Nam

Giải pháp sản xuất hoa bền vững

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Sở NN-PTNT Hải Phòng vừa tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề: “Giải pháp phát triển sản xuất hoa bền vững vùng đồng bằng sông Hồng”.

Lãi cao

Theo Viện Nghiên cứu Rau quả, nước ta là một quốc gia có tiềm năng về sản xuất hoa và trong những năm gần đây diện tích và sản lượng hoa tăng lên nhanh chóng. Năm 2017, cả nước có khoảng 25,46 nghìn héc ta trồng hoa. Diện tích này lớn gấp 1,7 lần so với diện tích trồng hoa năm 2011 và diện tích gia tăng của năm 2014 gấp 1,56 lần so với năm 2011.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Trần Văn Khởi phát biểu tại diễn đàn

Riêng vùng đồng bằng sông Hồng, diện tích hoa năm sau luôn cao hơn năm trước và sản xuất hoa gia tăng khá ổn định ở Hà Nội và Nam Định… Nhiều mô hình đạt thu nhập từ 800 triệu đến 2,5 tỷ đồng/ha. Thu nhập bình quân trồng hoa, cây cảnh trên cả nước năm 2014 là 285 triệu đồng/ha/năm.

So với giá trị thu nhập/ha canh tác toàn ngành trồng trọt là 82 – 83 triệu đồng/ha/năm, mức thu nhập này gấp gần 3,5 lần. So sánh với một số loại cây trồng chính hiện nay cho thấy, lợi nhuận thu được từ 1ha trồng hoa cao hơn 10 – 15 lần so với trồng lúa và 7 – 8 lần so với trồng rau… Vì vậy, sản xuất hoa đã đóng góp vào sự thay đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp và đặc biệt đóng góp vào xây dựng NTM.

Ngoài ra, sản phẩm hoa của Việt Nam sản xuất ra không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu. Vào những thời điểm nhu cầu hoa cao như Tết hoặc các dịp lễ hội thì nước ta còn phải nhập khẩu…

Ông Đặng Văn Đông, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả chia sẻ, trước năm 2000, nước ta chủ yếu sử dụng những loại hoa, cây cảnh truyền thống như quất, đào, mai, hồng, cúc, lay-ơn, huệ… Những năm gần đây, một số chủng loại hoa mới cao cấp đã dần được chú trọng và đang có xu hướng tăng dần về số lượng và giá trị.

Riêng vùng đồng bằng sông Hồng, diện tích hoa năm sau luôn cao hơn năm trước và SX hoa gia tăng khá ổn định ở Hà Nội và Nam Định… Nhiều mô hình đạt thu nhập từ 800 triệu đến 2,5 tỷ đồng/ha. Thu nhập bình quân trồng hoa, cây cảnh trên cả nước năm 2014 là 285 triệu đồng/ha/năm.  So với giá trị thu nhập/ha canh tác toàn ngành trồng trọt là 82 - 83 triệu đồng/ha/năm, mức thu nhập này gấp gần 3,5 lần. So sánh với một số loại cây trồng chính hiện nay cho thấy, lợi nhuận thu được từ 1ha trồng hoa cao hơn 10 - 15 lần so với trồng lúa và 7 - 8 lần so với trồng rau… Vì vậy, SX hoa đã đóng góp vào sự thay đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp và đặc biệt đóng góp vào xây dựng NTM.  Ngoài ra, sản phẩm hoa của Việt Nam SX ra không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu. Vào những thời điểm nhu cầu hoa cao như Tết hoặc các dịp lễ hội thì nước ta còn phải nhập khẩu...  Ông Đặng Văn Đông, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả chia sẻ, trước năm 2000, nước ta chủ yếu sử dụng những loại hoa, cây cảnh truyền thống như quất, đào, mai, hồng, cúc, lay-ơn, huệ... Những năm gần đây, một số chủng loại hoa mới cao cấp đã dần được chú trọng và đang có xu hướng tăng dần về số lượng và giá trị.
Ban Chủ tọa và Ban cố vấn

“Có sự thay đổi trên là do nhu cầu của người tiêu dùng luôn hướng đến những chủng loại hoa, cây cảnh mới lạ, có chất lượng cao. Ngoài ra, do sự hội nhập với bên ngoài và do có đóng góp rất lớn của các cơ quan khoa học trong việc lai tạo, thu thập, tuyển chọn các giống hoa, cây cảnh mới”, ông Đông nêu 3 lý do.

Chia sẻ tại diễn đàn, ông Nguyễn Đình Chuyến, Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng đã khái quát một số tiềm năng, thế mạnh trồng hoa, cây cảnh của thành phố tại các làng hoa truyền thống. Hiện, một số vùng trồng hoa đang tích cực nâng cao giá trị sản xuất, trồng hoa theo công nghệ cao.

“Hải Phòng có khoảng 20.000ha sản xuất tập trung. Trong đó diện tích trồng hoa chiếm khoảng 700ha. Các vùng trồng hoa duy trì khá tốt. Hàng năm, vào dịp tết các vườn đào, vườn hoa tiêu thụ với số lượng lớn. Nhờ sự cần cù, chịu khó mà cuộc sống của nông dân được cải thiện, thu nhập từ trồng cây hoa cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác…”, ông Chuyến nói.

Giải Pháp

Phát biểu tại diễn đàn, Q. Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Trần Văn Khởi cho hay: sản xuất hoa là một ngành đặc thù, có vị trí quan trọng trong trồng trọt. Diện tích, năng suất và hiệu quả kinh tế sản xuất hoa ngày càng tăng cao. Ngành sản xuất hoa mang lại giá trị tinh thần, hình thành nhân sinh quan một cách sống hòa đồng, yêu thiên nhiên, mang lại giá trị vật chất, góp phần xây dựng NTM.

Miền Bắc nói chung và đồng bằng sông Hồng nói riêng có nhiều lợi thế phát triển ngành hoa như vị trí địa lý, khí hậu, điều kiện đất đai. Đây cũng là vùng có nhiều cơ quan nghiên cứu, cho nên tiến bộ kỹ thuật ở vùng này rất nhiều… Đặc biệt là sự khéo tay, tinh tế của người trồng hoa.

Đoàn đại biểu tham quan mô hình sản xuất hoa lan ứng dụng công nghệ cao tại Cty CP nông nghiệp công nghệ cao Châu Giang (huyện Thủy Nguyên)

Hơn nữa, đây là một nghề sản xuất đem lại kinh tế cao, không đòi hỏi nhiều về đất đai, nước tưới, vật tư, lại dễ áp dụng công nghệ cao và đang trở thành lĩnh vực hấp dẫn của nông dân, đặc biệt là các vùng ven đô.

Thực tế sản xuất đã có nhiều mô hình doanh nghiệp, trang trại, gia trại đầu tư sản xuất hoa mang lại giá trị kinh tế cao và rất cao, đáp ứng nhu cầu chơi hoa nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên, sản xuất hoa đang gặp nhiều khó khăn như sản xuất nhỏ lẻ; manh mún; thị trường còn rủi ro; doanh nghiệp đầu tư ít…

Ông Khởi đã đưa ra một số giải pháp để phát triển hoa bền vững hơn nữa. Một là, quy hoạch vùng sản xuất, kết hợp tận dụng lợi thế các vùng sản xuất truyền thống để tạo ra các ngành nghề. Đây là điều kiện gắn với sản xuất công nghệ cao, nhà kính, nhà lưới, sản xuất quy mô công nghiệp, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất hoa.

Hai là, kết hợp sản xuất hoa, cây cảnh với du lịch sinh thái, du lịch danh lam thắng cảnh để nâng cao giá trị của ngành trồng hoa. Kết hợp khu, vùng sản xuất hoa với đào tạo học sinh, sinh viên, đặc biệt là cấp tiểu học, trung học cơ sở thông qua trải nghiệm thực tế để hình thành nhân sinh quan một cách sống yêu thiên nhiên.

Ba là, đầu tư cho nghiên cứu chọn tạo, phục tráng nhập nội thuần hóa và các biện pháp kỹ thuật phù hợp với sản xuất, đáp ứng nhu cầu của người sản xuất cũng như người tiêu dùng. Tăng cường xúc tiến, quảng bá để mở rộng thị trường tiêu thụ hoa từ vùng đồng bằng sông Hồng đến các tỉnh khác, vừa đáp ứng nhu cầu hoa phổ thông với các loại hoa đặc thù truyền thống.

Đoàn đại biểu tham quan mô hình trồng đào cổ xã Đặng Cương (huyện An Dương)

Ngoài ra, xúc tiến hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất hoa, trước hết là hình thành HTX sản xuất hoa kiểu mới, nâng cao năng lực sản xuất thông qua đào tạo, tập huấn, trình diễn mô hình, tham quan học tập hoạt động khuyến nông các cấp.

Hỗ trợ, hoàn thiện cơ chế chính sách cho sản xuất trồng trọt nói chung và hoa, cây cảnh nói riêng. Đặc biệt là có chính sách thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước để đầu tư vào sản xuất hoa.

Diễn đàn có khoảng 200 đại biểu tham gia đến từ 6 tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Hồng. Tại diễn đàn, Ban chủ tọa và Ban cố vấn đã giải đáp hàng chục câu hỏi của người dân. Câu hỏi tập trung vào các vấn đề như dịch bệnh, chính sách hỗ trợ, kỹ thuật chăm sóc một số loài hoa…

Tổng hợp và duyệt bởi Farmtech Việt Nam

 

 

 

 

Kỹ thuật trồng cỏ voi và cỏ sả nuôi bò.

Nhắc đến việc trồng cỏ nuôi bò, nhiều người thường cho rằng đây là việc vô cùng đơn giản. Tuy nhiên, để có thể tạo ra nguyên liệu có năng suất cao, người thực hiện cần phải biết đến một số kỹ thuật vô cùng quan trọng. Dưới đây là một vài lưu ý trong số đó:

Ruộng cỏ được thu hoạch.

I. Trồng cỏ voi nuôi bò:

Điều kiện đất trồng

Cỏ voi là một trong những loại cỏ phổ biến, có thể mọc ở bất cứ đâu cho dù đó là nơi đất cao, đất thấp hay cả những sườn đồi. Tuy nhiên, nếu muốn trồng cỏ voi cho năng suất cao, giúp việc nuôi bò thuận lợi, bạn nên lựa chọn nơi đất có nhiều chất mùn với độ ẩm cao.

Trước khi trồng cỏ, đất cần phải được cày bừa kỹ ở độ sâu 20-25cm cũng như dọn sạch cỏ xung quanh.

– Cách trồng:

Cỏ voi nuôi bò là loài sinh sản vô tính nên được trồng bằng thân. Khi chọn giống, bạn hãy chọn loại bánh tẻ, không non và không già quá. Sau đó, bạn hãy chặt vát cỏ thành hom có độ dài 20 – 25 cm/hom, mỗi hom đặt 3 – 5 mắt mầm.

Tuy nhiên, cỏ không nên trồng luôn sau khi chặt mà nên để vài hôm trong điều kiện râm mát rồi đem trồng là tốt nhất. Nếu để quá lâu, cỏ cũng khó có thể nẩy mầm. Bên cạnh đó, docỏ voi nuôi bò được trồng bằng hom nên khi thực hiện bạn hãy để khoảng cách trồng 30 x 40 m, làm theo từng hàng để tiện chăm sóc về sau.

– Cách bón phân:

Cách bón phân cho cỏ voi nuôi bò cùng cần phải được chú ý. Tùy thuộc vào chất lượng đất mà bạn có thể lựa chọn phân bón sao cho phù hợp.

Thông thường, 1ha cỏ cần được bón khoảng 15 – 20 tấn phân chuồng, 250 -300 kg super lân, 100 – 200 kg KCL, 400 – 500 kg ure trong vòng một năm. Trong số này, bạn hãy dùng phân chuồng và super lân để bón lót. KCL và ure dùng cho bón thúc.

Một vài lưu ý khi chăm sóc và thu hoạch cỏ:

Sau khi trồng cỏ voi nuôi bò được 10-15 ngày, bạn hãy kiểm tra tỉ lệ nảy mầm của cỏ để trồng dặm những nơi cỏ chết.

Sau mỗi lần thu hoạch bạn cần làm đất sạch sẽ để cỏ trồng tái sinh nhanh, cho năng suất cao. Trung bình một năm cỏ sẽ cho thu hoạch từ 6 – 10 lần, trong đó lần 1 từ 2-3 tháng kể từ ngày trồng, những lần sau sẽ từ 30- 40 ngày trong mùa mưa hoặc 60 ngày trong mùa nắng. Bạn nên thu hoạch cỏ khi được 1m là tốt nhất, nếu như để cỏ giá quá, thành phần giá trị dinh dưỡng sẽ kém đi. Tuy nhiên nếu cỏ còn non quá, bò ăn vào sẽ dễ bị tiêu chảy.

II. Trồng cỏ Sả nuôi bò

– Điều kiện đất trồng:

Cỏ sả nuôi bò có thể được trồng trên nhiều loại đất khác nhau bởi khả năng chịu hạn khá tốt. Tuy nhiên, loại đất tốt nhất vẫn là đất cát có độ sâu 15 – 20 cm.

– Cách trồng:

Để trồng cỏ sả nuôi bò, đầu tiên bạn cũng cần làm sạch đất, loại trừ cỏ dại. Sau đó, bạn có thể lựa chọn hình thức trồng cỏ bằng tép hoặc bằng hạt.

Hiện nay, hình thức trồng bằng tép là được ưa chuộng hơn cả bởi khả năng sinh trưởng nhanh. Với hình thức này, bạn cần nguồn giống với 2 -2,5 tấn/ha; trồng thành hàng cách nhau 40 – 60 cm, sâu 15 cm; lấp đất dày 10 cm, để hở phần ngọn. Với hình thức trồng bằng hạt sẽ cần từ 10 – 15 kg/ha và gieo hạt như bình thường.

– Cách bón phân:

Cách bón phân cỏ sả nuôi bò tương tự như cỏ voi và bạn có thể cân nhắc lượng phân sao cho phù hợp.

Một vài lưu ý khi chăm sóc và thu hoạch cỏ

Bạn hãy kiểm tra thường xuyên để biết được tốc độ phát triển của cỏ. Thông thường, cỏ sả có thể được thu hoạch sau 2 tháng trồng bằng tép và từ 2,5 – 3 tháng đối với trồng bằng hạt.

Tổng hợp và kiểm duyệt bởi FarmTech VietNam.

Kỹ thuật nuôi cá mú trong lồng lưới.

Cá mú là một trong những loài cá biển có giá trị kinh tế cao. Nghề nuôi cá mú ở Châu Á đã xuất hiện khá lâu, nhưng nguồn cá giống hoàn toàn dựa vào tự nhiên,cùng tìm hiểu cách nuôi cá mú trong lồng lưới.

Lồng lưới.

Chọn vị trí nuôi

Lồng lưới nên được đặt ở các vùng nước yên tĩnh, tại các vùng đầm phá, eo vịnh khuất gió ở các khu vực cửa sông hoặc đảo, không bị ô nhiễm công nông nghiệp, nội địa các chất độc và ít bị ảnh hưởng lũ mưa.

Mật độ và cỡ cá thả nuôi

Cá giống nhỏ 2-3 cm sẽ được thả ương trong lồng lưới nhỏ (3x3x2 m) với kích cỡ mắt lưới 0,5-1,0 cm để tập cho ăn và tập quen với môi trường bè. Mật độ thả 50-60 con/m3. Thời gian ương 30-45 ngày đạt cỡ cá giống lớn 10-20 cm. Cá giống lớn được thả nuôi trong lồng lưới lớn (5x5x2m), mặt lưới 2-4 cm. Mật độ thả 10-20 con/m3. Trong quá trình nuôi nên tiếp tục phân cỡ để tránh hiện tượng cá ăn nhau.

Cho ăn và chăm sóc

Cá thường được tập cho ăn cá tạp và tôm tép nhỏ đã chết còn tươi trong vòng 1-3 tuần. Trong vài tháng đầu cá được cho ăn khẩu phần 10% thể trọng/ngày. Sau đó, giảm xuống 5-6% thể trọng/ngày.

Hàng ngày nên được kiểm tra lồng lưới để tránh hiện tượng cá ra ngoài do hư hỏng. Định kỳ vệ sinh lưới để đảm bảo sự thông thoáng của nước qua lưới được tốt và loại bỏ một số ký sinh trùng và vi sinh vật có hại bám vào lưới.

Cá mú.

Thu hoạch

Thời gian nuôi 6-8 tháng, cá đạt trọng lượng trên 500gr bắt đầu thu hoạch từng phần bằng lưới nâng (dạng vó) tại các vị trí cho ăn trong ao. Lưới thu hoạch có kích cỡ 4x2x1m được đặt xuống gần đáy ao. Các vật dụng trú ẩn bằng ống PVC (đường kính 100-120 cm) được buộc thành bó đặt ở giữa lưới để gom cá lại trong các vật dụng trú ẩn, khi cá đã tập trung vào các vật dụng trú ấn sẽ nâng lưới lên để bắt lấy những cá có trọng lượng trên 400 gr chuyển đến bè thu hoạch được lắp đặt sẵn trong ao (8x4x1m hoặc 4x2x1m, mắt lưới 2-4 cm). Mật độ thả cá trong các bè này từ 10-20 con/m3. Cá mú được cho ăn 5% trọng lượng thân ngày cách ngày trong khi chờ tiêu thụ. Thu hoạch toàn bộ được tiến hành khi chỉ còn một ít cá mú trong ao sau khi đã thu từng phần, lúc này tháo cạn nước và sử dụng vợt để bắt cá.

Trước khi vận chuyển, cá được cho vào các bể xi Măng sục khí 1-2 Giờ, sau đó cho các bao đựng nước đá vào bể hạ nhiệt độ từ từ xuống 18oC. Sau đó cho từ 3-5 cá vào bao nylon bơm oxygen có mức nước 3-5 cm trong bao, cuối cùng cho vào thùng xốp (30x30x20 cm), cho một ít nước trong thùng xốp để làm mát trong quá trình vận chuyển.

Tổng hợp và kiểm duyệt bởi FarmTech VietNam.

Chi tiết A – Z kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà chua bạch tuộc.

Vì có quá nhiều nhánh, nhiều ngọn tỏa ra từ một gốc và cho sản lượng quả cực kỳ ấn tượng, nên cây cà chua đang được nhiều người hết sức quan tâm.

 

Cây cà chua bạch tuộc.

Chiều cao của cây có thể đạt được 4m và thậm chí cao hơn, các tán cây có thể phủ rộng 40-50m2. Năng Suất cà chua leo giàn rất cao 32.000 quả với trọng lượng 522kg trên cùng 1 thân cây.

Tán của cây cà chua cây giống như con bạch tuộc (Heirloom Tomato) xoắn xung quanh toàn bộ khung được làm cho cây, cây cho năng xuất cao và kháng bệnh rất tốt. Hệ thống rễ cây mạnh mẽ và phát triển tốt

Quá trình tăng trưởng của cà chua kéo dài khoảng 2-2.5 năm. Cây cho quả sau 3 tháng và quả ra liên tục cho đến hết quá trình sinh trưởng. Những cây cà chua bạch tuột này là sản phẩm lai tạo từ một cây cà chua và nho. Thế nhưng nó chỉ lai cách phát triển theo giàn của nho chứ quả thì vẫn nguyên cà chua.

Cà chua leo giàn là nguồn cung cấp vitamin A và C tuyệt vời giúp ngăn ngừa bệnh quáng gà và tăng thị lực cho đôi mắt của bạn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy hàm lượng vitamin A cao của cà chua có thể ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, một bệnh nghiêm trọng có thể dẫn đến mù mắt.

Hơn nữa, cà chua có thể giảm nguy cơ đục thủy tinh thể. Trong cà chua còn có các chất chống oxy hóa như lycopene, lutein và zeaxanthin.

Quả cà chua đỏ mọng.

Thời vụ trồng cây

Thời gian sinh trưởng khoảng từ 100 – 120 ngày, có thể trồng được 4 vụ trong năm: vụ xuân hè (tháng 3-4), vụ sớm (tháng 8), vụ chính (tháng 10), và vụ muộn (tháng 11).
Có thể gieo hạt vào bầu, vào khay xốp hoặc trên luống ươm rồi nhổ đi trồng sau 20 – 22 ngày tuổi, khi cây có 3 – 5 lá thật cứng cáp, không bị sâu bệnh.

Kỹ thuật ươm hạt

Trước khi gieo hạt nên ngâm hạt trong nước ấm 40-50oC trong khoảng 3 giờ. Sau đó, cho hạt vào túi vải bọc giấy kín. Để ở chỗ kín. Sau khoảng 3-4 ngày rễ mọc thì đem gieo vào giá thể ươm hạt.

Sau khi gieo hạt, rải 1 lớp tro mỏng, trên phủ một lớp rơm mỏng và tưới nước để có đủ độ ẩm. Sau khi gieo khoảng 30-40 ngày, cây đạt 5-6 lá, có thể đem trồng.

+ Nên trồng cà chua vào buổi chiều

+ Sau khi trồng ấn nhẹ đất vào gốc cây và làm bằng phẳng đất chung quanh gốc.

+ Trồng xong tưới nước cho cà chua ngay

Đất trồng

Cà chua có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng bạn nên tham khảo các loại đất hữu cơ vừa sạch sẽ, vừa đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng trong chậu. Cà chua đòi hỏi đất trồng phải thật giàu chất dinh dưỡng hữu cơ.

Đất trồng như các loại đất cát pha, đất thịt nhẹ, giàu mùn, tơi xốp, dễ thoát nước, có độ pH từ 6,2 – 6,8 là thích hợp nhất, và cần thêm nhiều phân xanh hữu cơ đã ủ cho mục nát, lớp phân này dày khoảng 6 – 8cm. Cách đơn giản là bạn trộn đất và trấu cùng phân cá đã ủ mục hoặc phân gà (có loại phân hữu cơ nào dùng loại đó). Nếu bạn không thể tự ủ phân xanh hữu cơ tại nhà thì có thể mua sẵn ở các cửa hàng

Những cây cà chua có hình thái rễ chạy dọc lên cả phần thân, do đó có thể trồng chúng sâu xuống đất, chỉ để phần lá non nổi trên mặt đất. Đừng lấp đất vào bất kỳ phần lá nào, điều này có thể khiến lá cây bị thối và dễ mắc bệnh.

Ánh sáng: Cà chua là cây ưa sáng, vì thế mà vị trí trồng lý tưởng nhất cho cây cà chua là nơi có đầy đủ ánh nắng mặt trời, ít nhất là 6 – 7 tiếng/ngày. Cà chua cần rất nhiều ánh nắng ấm áp để có hương vị thơm ngon.

Lưu ý trong giai đoạn ươm hạt là bạn nên để trên cao hoặc có biện pháp phòng tránh chuột tha mất hạt. Thời gian nẩy mầm của các giống cà chua trung bình từ 7 đến 14 ngày.

Chọn chậu cây có chiều cao khoảng 20 – 25cm, chiều rộng
cần ít nhất 30cm.

Kỹ thuật chăm sóc cây

Bón lót phân Tribat trộn cùng supe lân, và đạm urê sau khi cây được 30 ngày.

Khi cây lớn cần tỉa nhánh: Tỉa bỏ nhánh phụ và lá già cho cây thông thoáng.

Mỗi cây chỉ để lại 1 thân chính và 2 nhánh cấp 1 ở sát dưới chùm hoa thứ nhất, để cây ra nhiều nhánh cho nhiều hoa, đậu nhiều lứa trái. Chú ý tưới nước đủ ẩm cho cà chua bi, không để chậu cây bị úng ngập hoặc độ ẩm quá lớn.

Thường xuyên phát hiện sâu bệnh và phòng trừ sâu bệnh kịp thời cho cà chua.

Tưới nước: Trong 7 – 10 ngày đầu tiên sau khi trồng cần tưới đều đặn hàng ngày khoảng 500ml nước ấm 25 – 30 độ C cho mỗi cây, thời gian lý tưởng nhất là vào buổi sáng hoặc tầm 4-5 giờ chiều để cây khô ráo trước khi trời tối.

Khi cây cà chua được 1,5-2 tháng tuổi là lúc bạn cần làm gian hoặc cọc để đỡ thân cây. Có thể dùng cọc tre, gỗ, ống nước hoặc sắt để giúp nâng đỡ thân cây cà chua không bị đổ gập hoặc gẫy khi ra nhiều quả.

Nếu chỉ trồng trong chậu nhỏ với cây cà chua anh đào thì chỉ cần một cái cọc dựng lên để đỡ cây, nhưng nếu là giống cây giống lớn hoặc trồng trong vườn thì phải dựng giàn đỡ, khung đỡ nhé.

Trong thời tiết nắng nóng bạn có thể lót một lớp rơm hoặc cỏ khô 2-3cm lên bề mặt chậu cây để giữ ẩm cho đất. Khi cây ra hoa nhiều, bạn lắc nhẹ hoa để hỗ trợ quá trình thụ phấn đậu quả của cà chua.

Thu hoạch cà chua bạch tuộc.

Thu hoạch: Trung bình, cây sẽ cho quả ngọt sau 7 – 8 tháng khi đã phát triển hết tán và cho khoảng hơn 14.000 quả mỗi vụ một cây.

Để có được một cây cà chua trĩu quả sẽ phải mất từ 1,2 đến 1,5 năm cây mới có được kích thước ấn tượng như vậy.

Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn được kiểm duyệt bởi FarmTech VietNam.

Cả làng trồng quả “mở mắt” thu gần 100 tỷ đồng mỗi năm

Chi Lăng là một trong những xã đi đầu trong phát triển kinh tế của huyện Chi Lăng (Lạng Sơn). Riêng đối với cây na-loại quả “mở mắt” khi chín, mỗi năm xã Chi Lăng đã thu gần 100 tỷ đồng.

Chạy dọc theo Quốc lộ 1A, PV Dân Việt tới huyện Chi Lăng – nơi được coi là thủ phủ của na xứ Lạng. Phóng mắt nhìn chỉ thấy vùng núi đá vôi xanh thẫm một màu át đi màu đen của sườn núi đá tai mèo. Đó chính là màu lá của hàng trăm ngàn cây na vươn mình từ các khe đá.

Cây na đã giúp người dân Chi Lăng thoát nghèo.

Mỗi khi vào dịp thu hoạch na (tháng 8), tại các phiên chợ, các điểm tời đón những sọt na bay vèo từ trên núi xuống luôn nhộn nhịp cảnh bà con cùng thương lái cùng nhau ngã giá những giỏ đầy na trắng hồng, mắt to căng.

Còn thời điểm này, đâu đâu nơi sườn núi đá tai mèo cũng thấy thấp thoáng bóng dáng của người nông dân cắt tỉa, chăm sóc vườn na để chờ một mùa na bội thu sắp tới. Những tời ròng rọc là công cụ để người dân vận chuyển na khi vào mùa thì giờ đây cũng là công cụ để người dân vận chuyển phân bón lên vườn na – nơi sườn núi cheo leo.

Tời ròng rọc được người dân sử dụng để vận chuyển phấn bón từ dưới lên vườn và cũng là công cụ để chuyển những trái na mở mắt từ trên núi cao về nhà.

Nghề trồng na ở xứ Lạng chủ yếu tập trung tại 2 huyện Hữu Lũng và Chi Lăng. Tại đây người người trồng na, nhà nhà trồng na. Mỗi gia đình trung bình có 400 – 1.000 gốc na, thậm chí hơn 1.000 gốc. Na chín thường rất rộ, chỉ trong vòng chưa đầy một tháng là hết, nhưng hiện tại người dân đã có kỹ thuật thụ phấn để kéo dài thời gian thu hoạch, nhờ đó năng suất và chất lượng tăng lên.

Là một trong những xã đi đầu trong phát triển kinh tế của huyện Chi Lăng, xã Chi Lăng đã tập trung thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, tiếp tục nhân rộng, chuyển đổi cây trồng có giá trị thay cho cây lúa. Riêng đối với cây na, mỗi năm đã thu gần 100 tỷ đồng.

Mỗi mùa thu hoạch na là người dân nơi đây vô cùng phấn khởi vì na vừa được mùa vừa được giá.

Được biết Chi Lăng là xã có 85% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng đã có sự sáng tạo trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, vận động bà con áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật để tăng năng suất cây trồng, cây na từ 1 vụ thành 2 vụ, mỗi vụ lại có năng suất cao hơn.

Ông Lăng Văn Thạch, Bí thư Đảng ủy xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng cho biết: Ngoài cây na, thì xã cũng tập trung phát triển một vài loại cây ăn quả khác có thế mạnh không kém như vải, cam canh, bưởi diễn.. Cụ thể đối với cây vải thu khoảng 1 tỷ đồng, bưởi Diễn thu khoảng 5,4 tỷ đồng; cam canh khoảng 850 triệu đồng… Nhờ phát triển kinh tế, thu nhập bình quân đầu người của xã Chi Lăng trong năm 2018 đã đạt 39 triệu đồng/người/năm, cao hơn mức bình quân của huyện là 28 triệu đồng/người/năm.

Hiện người dân đang tất bật với các công việc cắt tỉa, thu phấn và chăm sóc vườn na nơi sườn núi.

Với đặc thù canh tác của địa phương là đất xen núi đá đã tạo ra giống na Chi Lăng trứ danh vỏ mỏng, ít hạt, thịt dày, vị ngọt đậm, mùi thơm vô cùng hấp dẫn. Có những quả na rất lớn có khối lượng từ 800gram đến hơn 1kg. Tuy nhiên, nhiều người dân trồng na cho biết, mỗi vườn cũng chỉ có khoảng vài quả và cũng hiếm khi mua được.

Trao đổi với Dân Việt, bà Triệu Thị Tám, Chủ tịch Hội nông dân xã Chi Lăng cho biết: Trên địa bàn xã Chi Lăng, có nhiều mô hình phát triển kinh tế cho thu nhập từ 300-500 triệu đồng từ cây na và các loại cây có múi khác. Nhờ phát triển cây ăn quả mà cuộc sông người dân ở đây ngày càng khấm khá.

Tổng hợp và duyệt bởi Farmtech Việt Nam