Khởi nghiệp từ nuôi chồn hương đến làm cà phê chồn,

Khởi nghiệp với đủ thứ nghề như bỏ mối hải sản, nuôi rắn, môi giới thị trường chứng khoán, cuối cùng anh Nguyễn Văn Cừ (37 tuổi) ở thôn Tân Phú, xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú (Bình Phước) đã tìm cho mình được hướng đi mới.

Năm 2014, anh Cừ bắt đầu nuôi dưỡng, phát triển đàn chồn hương và cho ra “lò” một loại thương phẩm, dân gian quen gọi là cà phê Chồn.

Từ chồn thương phẩm

Chúng tôi tìm đến nhà anh Nguyễn Bá Cừ vào một buổi trưa tháng Mười. Nắng ngoài trời đang lên giữa đỉnh đầu. Anh Cừ đang nhanh tay đảo đều các phên cà phê phơi ngay trước thềm, cười bảo: “Tranh thủ những ngày nắng đẹp, mình hong cà phê. Nắng đẹp thế này, chất lượng cà sẽ rất tốt, hương thơm, vị đậm đà hơn.”

Chồn hương giúp anh Cừ có thu nhập ổn định kinh tế hộ

Anh Cừ bắt đầu câu chuyện về trại chồn và hương và hướng đi của mình bằng một ly cà phê đặc biệt mời khách. Ly cà phê này được anh lấy máy xay và pha trực tiếp tại bàn. Bột cà phê có màu nâu cánh dán mịn màng, tỏa ra một mùi thơm dịu nhẹ. Khi nhấp chút cà phê vô miệng, nghe vị chát nơi đầu lưỡi. Một chút sau vị hậu ngọt kéo dài, đậm đà tới tận trong cuống họng. Anh Cừ cho biết, cà phê Robota khi được thải ra từ chồn sẽ có vị chát mạnh. Sau đó, vị hậu ngọt sẽ kéo dài rất dễ chịu. Đây chính là một trong những giá trị làm lên thương hiệu cà phê Chồn từ trước đến nay.

Để nuôi chồn hương thành công, anh Cừ đã phải quan sát rất kỹ, hiểu được tập quán, tính cách của từng con. Nhất là mùa sinh sản, chồn cái rất chảnh. Khi không chấp nhận chồn đực, anh Cừ phải đổi bạn tình cho chúng. Cừ quan tâm bầy chồn hương như chính con mọn của mình. Với 30 con chồn sinh trưởng hiện tại, mỗi năm trại chồn của anh có có ít nhất 50 lứa chồn non. Mỗi lần chồn cái đẻ được 2-4 chồn con. Giá chồn con khoảng 6 triệu động/cặp. Chồn thương phẩm từ 1,5 đến 1,8 triệu đồng/kg. Mỗi năm từ chồn con và chồn thương phẩm gia đình anh thu lời ít nhất 100 triệu đồng.

Thức ăn của chồn rất đa dạng. Chồn là thứ ăn tạp, vừa chay vừa thịt. Ngoài các loại trái cây như chuối, mít, chôm chôm…chồn còn ăn thịt heo luộc, cháo thịt bằm. Chính vì vậy, việc nuôi chồn được anh Cừ ví như nuôi con mọn. Đặc biệt chồn rất khoái ăn cà phê. Khứu giác lại đặc biệt thính nên nếu cà phê hay trái cây có thuốc, nó sẽ không ăn. Để bảo vệ sức khỏe đàn chồn, anh Cừ đã tiêm thuốc phòng trừ các dịch cúm, vi rút cho chúng. Nhờ vậy đàn chồn của anh Cừ luôn phát triển khỏe mạnh, giúp anh tạo nên một thương hiệu của riêng mình.

Đến cà phê Chồn

Trước đây, anh Cừ từng nuôi rắn ráo trâu. Một đêm, khi đang đi kiếm nhái làm mồi cho rắn, anh Cừ thấy một con chồn chạy trong lô cao su. Trong đầu anh khởi lên ý định sẽ nuôi chồn, kinh doanh chồn thay cho rắn. Thế rồi, anh tìm mua một cặp chồn giống. Chẳng bao lâu, anh đã có bầy chồn hương với 30 chuồng. Bầy chồn này cho anh 100kg cà phê thành phẩm. Số lượng còn hạn chế, nhưng đó là sự khởi đầu đầy hân hoan với anh Cừ và gia đình.

Sản phẩm chê Chồn được hong phơi trong nắng

Hiện đang vào đầu mùa cà phê, anh Cừ liên hệ với các nông dân ở các vùng lân cận để tìm nguồn cà phê sạch làm thức ăn cho bầy chồn. Chồn rất thích ăn trái cà phê, đặc biệt là những trái chín mọng, thơm ngon. Sau khi tiêu hóa xong phần cùi, chồn sẽ thải ra những hạt cà phê còn lại. Người nuôi lấy những hạt này đem phơi nắng. Nếu được nắng đẹp, cà phê có vị rất đặc trưng, ít vị đắng, vị hậu ngọt khéo dài. Hiện tại anh Cừ đã tìm được một số nguồn mua cà phê nguyên liệu. Điều ấp ủ nhất của anh lúc này là tạo ra được thương hiệu của chính mình.

Chia sẻ về bước đi sắp tới, anh Cừ cho biết mình sẽ xây dựng thương hiệu, đăng ký bản quyền thương hiệu. Từ đây, anh Cừ hy vọng cà phê chồn Bình Phước sẽ có hướng đi mới, trở thành món quà kỷ niệm của quê hương Bình Phước cho du khách tới công tác, du lịch.

Mô hình nuôi chồn hương và sản xuất cà phê chồn của anh Cừ đã đem lại thu nhập gần cho gia đình với trên 500 triệu đồng mỗi năm.

Ông Hoàng Phú Quốc, Phó chủ tịch Hội nông dân xã Thuận Phú nhận xét: Mô hình nuôi chồn hương, sản xuất cà phê Chồn của anh Cừ là là một trong những điển hình sản xuất ít đất mà hiệu quả kinh tế cao nhất ở xã Thuận Phú hiện nay.

Anh Cừ tự tay xay, chế và giời thiệu về loại đặc biệt của gia đình mình

Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Nuôi chồn hương lãi hàng trăm triệu mỗi năm

Trang trại của bà Nguyễn Thị Cậy ở khu vực 1, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ nuôi gần 40 con chồn hương, hàng năm bán con giống và chồn thương phẩm có lãi 280 triệu đồng.

Bà Nguyễn Thị Cậy chăm sóc chồn hương 1,5 tháng tuổi

Trước kia, bà Cậy từng có thâm niên công tác trong ngành chế biến nông sản. Năm 2011, bà nghỉ hưu. Dịp tình cờ, thăm nhà người bạn, bà biết đến mô hình nuôi chồn hương. Bà bàn bạc với gia đình và lên kế hoạch mua 5 cặp chồn giống về nuôi thử. Ban đầu nuôi không có kinh nghiệm nuôi nên thất bại.

Không nản lòng, bà tiếp tục đến tỉnh Bình Dương mua con giống và lặn lội đến các tỉnh miền Đông và ĐBSCL để học hỏi kinh nghiệm nuôi chồn. Sau 2 năm thực hiện, mô hình của bà đã phát huy hiệu quả. Hiện nay trang trại có hàng chục con chồn bố mẹ và chồn con.

Bà Cậy cho biết, chồn hương còn gọi là cầy hương, cầy xạ, chồn mướp (tên khoa học là Viverricuola indica). Mỗi năm chồn cái đẻ tối đa 3 đợt, khoảng 1 – 3 chồn con/đợt. Bình quân mỗi năm, 17 chồn cái sinh sản sinh được khoảng 112 chồn con, tương đương gần 60 cặp. Với giá bán dao động chồn giống 1,5 tháng tuổi từ 5 – 5,5 triệu đồng/cặp, chồn thịt nuôi 2 – 3 năm đạt từ 3,5 – 4,5kg/con bán giá 1,3 triệu đồng/kg, sau khi trừ hết chi phí còn lãi khoảng 280 triệu đồng.

Để đảm bảo chồn phát triển nhanh, hạn chế bệnh, bà Cậy luôn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và thoáng mát. Cho ăn mỗi ngày một lần vào buổi chiều gồm chuối xiêm, cua, cá, hột vịt lộn, thỉnh thoảng bổ sung phổi heo được nấu chín. Bồi dưỡng chồn đang mang thai bằng thức ăn giàu canxi như cua, ốc, hột vịt lộn, thịt heo luộc… Với những chú chồn con chưa thể bú mẹ, bà cho bú sữa bò bằng bình, sau gần 2 tháng chăm sóc có thể xuất bán mỗi cặp giá 5 triệu đồng.

Bà Cậy phấn khởi cho biết, mới đây vừa xuất chuồng hơn 10 cặp chồn giống, thu 50 triệu đồng. Ngoài việc bán con giống, bà sẵn sàng hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cho người có nhu cầu. Nhiều người liên hệ đặt hàng nên đầu ra luôn ổn định và thậm chí không đủ hàng để cung cấp. Ngoài bán chồn giống, bà dự định mở rộng trang trại và nâng tổng đàn lên hàng trăm con.

Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Tác dụng của cây Lá đắng (lá mật gấu)

Hiện phong trào sử dụng lá cây “Mật gấu” làm thuốc rất phổ biến. Thực chất đây là cây Lá đắng (khi nhai lá có cảm giác đắng nhưng sau đó lại có vị ngọt trong miệng) ở dạng ăn như rau hoặc nấu nước uống.

Cây lá đắng (bitter leaf) có tên khoa học là: Vernonia amygdalina Del. hoặc Gymnanthemum amygdalinum thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cây này được sử dụng từ rất lâu trong y học dân gian ở một số nước Châu Phi (Nigeria, Cameroon, Zimbawe) và Châu Á trong đó hiện phổ biến ở các Nước Đông Nam Á.

Tại Tp. HCM, người dân quen gọi cây Lá đắng với các tên: cây Mật gấu, cây Cơm kìa, cây Kim thất tai. Nhưng thực tế, 3 cây kể trên là tên của ba loại cây rất khác nhau về thực vật, thành phần hoá học cũng như tác dụng trị bệnh.

Trong bài viết này chỉ giới thiệu cây Lá đắng (vì hiện được trồng phổ biến và nhiều người sử dụng) về kết quả của các nghiên cứu từ nước ngoài về thành phần hoá học, tác dụng, cách dùng trong trị bệnh cũng như những lưu ý khi sử dụng trong hỗ trợ chữa trị một số bệnh thường gặp.

1. Thành phần hoá học:

Vị đắng của lá do những chất alkaloids, saponin, tannin, glycoside. Cây chứa các hợp chất có tác dụng sinh học khác như: terpene, steroid, coumarin, flavonoid, acid phenolic, lignan, xanthone, anthraquinone, edotide and sesquiterpene (có tác dụng kháng ung thư). Ngoài ra lá còn chứa các chất khoáng: magnesium, chromium, manganese, selenium, sắt, đồng, kẽm, Vitamin A, E, C, B1,B2. protein thô, chất xơ, chất béo, tro, carbohydrate, các acid amin quan trọng: Leucine, Isoleucine, Lysine, Methionine, Phenyl alanine, Threonine, Valine, Histidine, Tyrosine.

2. Tác dụng dược học:

Những hợp chất trong Lá đắng có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh do quá trình viêm mạn tính, lão hoá, bệnh nhiễm giun sán, động vật nguyên sinh (protozoan) và vi khuẩn.
Theo công bố trên Quyển Y – Sinh học thực nghiệm tháng 2 năm 2004 (Experimental Biology and Medicine of February 2004 Edition) cho thấy lá Đắng có tác dụng hạ thấp tỉ lệ nguy cơ bị ung thư vú.

Lá Đắng dùng nấu dạng canh rau hay xay nhuyễn lấy nước uống như dạng nước bổ dưỡng trong nhiều dạng bệnh lý khác nhau. Nhiều thầy thuốc ở Châu Phi khuyên người dân dùng trị bệnh đường tiêu hoá, đái tháo đường, chán ăn, kiết lỵ và các chứng rối loạn tiêu hoá.

Các Polyphenol có tính kháng viêm và anti – oxidant, thải độc, bảo vệ thận, gan, hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da. Giảm đường huyết, bao vệ tim mạch do giúp ổn định lipid máu.

3. Độc tính:

Sau 6 tuần cho động vật uống dịch chiết lá Đắng với nước, cho thấy không có sự khác biệt giữa động vật được uống và không uống nước lá Đắng về:

Mô học của tim, gan, thận và ruột khi sinh thiết,

Trọng lượng cơ thể,

Số lượng tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.

Kết quả này cho thấy dịch chiết lá cây Lá Đắng chưa ghi nhận độc tính trên thực nghiệm, ngay cả khi uống kéo dài.

4. Cây lá đắng dùng trị bệnh gì?

4.1. Dựa trên tác dụng dược học và kinh nghiệm sử dụng trong y học dân gian của các nước. Cây Lá đắng hiện được sử dụng như một chất chống oxy hoá, hỗ trợ điều trị một số loại mạn tính như sau:

Đái tháo đường type 2,

Rối loạn lipid máu,

Tăng huyết áp,

Một số bệnh đường tiêu hoá: viêm đại tràng, rối loạn tiêu hoá…

4.2. Các nhà nghiên cứu cho biết y học dân gian ở nhiều quốc gia đã dùng cây Lá đắng chữa bệnh:

Ấn Độ: dùng lá chữa tiểu đường, dùng cành, rễ hỗ trợ điều trị HIV, hạ sốt, giảm ho, phát ban, cảm cúm, viêm vú.

Congo: dùng lá và vỏ rễ chữa kiết lỵ, viêm dạ dày, ruột, sốt rét, viêm gan, nhiễm giun.

Nam Phi: dùng rễ chữa sán máng (huyết hấp trùng), hiếm muộn, rối loạn kinh nguyệt.

Ở khu vực Tây Phi: dùng lá làm trà lợi tiểu, chữa táo bón, nhiễm trùng da, đái đường, bệnh chuyển hóa liên quan đến gan…

5. Lời khuyên:

Qua quan sát bước đầu ghi nhận nhiều người bệnh bị Tăng huyết áp, Đái tháo đường, rối loạn tiêu hoá,…có sử dụng kèm nấu nước Lá Đắng nhận thấy ổn định đường huyết lúc đói (kết hợp ăn kiêng, sử dụng thuốc hạ đường liều thấp), ổn định chỉ số đo huyết áp, đặc biệt ổn định tình trạng rối loạn đại tiện (tiêu phân nát, đại tiện nhiều lần trong ngày), tăng cảm giác ngon miệng…

Phản ứng ngoại ý: chưa ghi nhận những phản ứng ngoại đáng kể. Tuy nhiên khi sử dụng liều cao (trên 15g) vài người bị táo bón, huyết áp giảm, cảm giác ngọt ở miệng kéo dài.
Mặc dù theo các tài liệu nước ngoài cho thấy Lá Đắng an toàn khi uống. Tuy nhiên, hiện trong nước chưa có công trình nghiên cứu thực nghiệm cũng như lâm sàng được công bố. Nên rất cần được theo dõi và đánh giá thêm.

Trong quá trình sử dụng cần tuân thủ sự kiểm tra của thầy thuốc cũng như nên định kỳ thực hiện các xét nghiệm đánh giá tình trạng bệnh cũng như chức năng gan, thận…
Sử dụng bắt đầu liều thấp, không ngưng đột ngột các thuốc đang điều trị đặc hiệu (thuốc hạ áp, hạ đường…) và theo dõi các biểu hiện bất thường của cơ thể. Liều khuyên dùng khoảng 10g lá tươi (khoảng 3 – 5 lá) và 5 – 8g lá dạng khô.

Nguồn: Bs Trần Văn Năm – Nguyên Phó viện trưởng, Viện Y Dược Học Dân Tộc được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

8 Kỹ thuật cách trồng cây mật gấu đơn giản nhất

Cách trồng cây mật gấu đơn giản nhất là cách giâm cành. Nhiều bạn thí điểm biện pháp này trên cây mật gấu đã thu được các hiệu quả cao.

Chính từ các thời gian làm việc của những người đi trước chỉ cho, các bạn biết đâu là biện pháp lợi nhuận khổng lồ đưa loại cây thảo dược quý này từ những vùng núi cao về với cuộc sống đời thường, giúp ích cho nhiều người đang cần tới sự hỗ trợ của chính nó.

Theo y khoa gia truyền, cây mật gấu có khả năng rất tốt trong trợ giúp chữa trị bệnh về dạ dày, bệnh đường ruột, chứng bệnh đau nhức xương khớp, rối loạn tiêu hoá, tê thấp.


Cây mật gấu còn giúp mát gan, phòng chữa sỏi Mật, thấp khớp, đỡ đau sống lưng, giúp tăng sức khoẻ…Ngoài ra là dòng thảo dược làm tiêu mỡ, trị VĐT, giã rượu, trị bệnh bụ bẫm, bệnh Gút.

Cách trồng cây mật gấu

Chuẩn bị hom giống: thứ nhất chọn lựa những cây mật gấu khỏe mạnh , không mắc sâu bệnh, cắt thành các hom giống.

Sẵn sàng vườn ươm giâm hom: cần khu đất đạt ĐK về độ ẩm ướt tốt nhất, do cây mật gấu là loại cây ưa ẩm. tuy vậy cũng nên bảo đảm khu đất có công dụng thoát úng tốt vì cây mật gấu có thể không sống xót trong môi trường thiên nhiên ngập nước. Quanh vùng ươm giâm hom phải là chỗ mát mẻ.

Nếu chú ý sẽ thấy cây mật gấu chỉ phát triển ở những vùng núi với điều kiện khí hậu lạnh. Đất ở vườn ươm giâm hom nên có tính gần tương đồng so với đất nơi cây mật gấu phát hiện. Nếu tính đất khác biệt quá, thì cây giống có mạnh khỏe cũng không trong lúc này thích nghi với những thay đổi đột ngột môi trường sống.

Cắt và cắm hom: cắt cành giống vào những ngày râm mát, có mưa nhẹ hay buổi sáng, chiều mát. lúc cắt chấm dứt, nên phun nước lã, đặt đứng vô những xô chậu có nước cao 5cm, tiếp đến che đậy lại. mang lại vườm ươm, cắt thành các hom dài khoảng 5 tới 7cm, có từ 2 tới 4 lá. Cắt hom ngừng rồi đem giâm ngay. Hiện tại, các hom xử lý bằng 1 trong những các chất kích thích ra rễ như IBA, NAA tiếp đến đem đi cắm.

Cắm hom vào luống: Từ lúc căm hom vô luống đến khi hom ra rễ nên luôn luôn bảo đảm duy trì độ ẩm ướt tốt trong vườn ươm.

Nên trồng cây mật gấu ở đâu

Cây mật gấu là loại cây thảo dược liệu quý, có tương đối nhiều tác dụng tốt trong giúp sức khám chữa những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa – không ổn định đường hệ tiêu hóa, bệnh đường ruột; có tác dụng mát gan, trị những bệnh về xương khớp ( đau sống lưng, nhức mỏi tay chân,…), trị bệnh Gut, phòng bệnh béo tốt, giúp tăng tốc sức đề kháng cho cơ thể.

Cây mật gấu khác với các loại cây cam thảo dược liệu có môi trường thiên nhiên sống trải rộng, địa phận sinh trưởng & phát triển bỗng nhiên của chính nó chỉ bó hẹp trong địa phận núi cao của một số tỉnh thuộc khoanh vùng miền núi phía Bắc. những Khu Vực này thường là những Quanh Vùng núi cao, có địa hình khá hiểm trở, để có thể đi lại và di chuyển thu hái và đem cây về bên dưới vùng thấp cũng phải mất đến một trong những ngày đường. Chính điểm đó khiến người ta nghĩ đến việc nhân giống cây mật gấu tại các vùng trung du và các vùng có giao thông dễ dãi.

Vậy, để nhân giống thành công cây mật gấu thì phải đưa cây mật gấu trồng nơi nào là hài hòa và hợp lý và cho hiệu quả tối ưu nhất sẽ là vấn đề được gây được sự chú ý nhiều nhất.

Đầu tiên để định vị được cây mật gấu trồng ở đâu thì là hợp lý & lợi nhuận cao thì cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng điều kiện khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và thủy văn nơi cây mọc tự nhiên; kế tiếp đối chiếu xem khu vực nào ở dưới vùng thấp có điều kiện bỗng nhiên tương đương cao nhất với nơi đó. bất kể loại thực vật nào cũng có các nhu cầu nhất định về giới hạn sinh thái, vượt quá giới hạn này cây sẽ không còn lưu hành chứ chưa nói đến vấn đề sinh trưởng và phát triển tốt.

Hướng đến kỹ lưỡng về điều kiện tự nhiên của nơi làm ra cây mật gấu sẽ giúp đỡ cho tất cả những người đang ấp ủ nguyện vọng nhân giống và phát triển thành công cây mật gấu sớm đạt được điều mà mình mong muốn.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật nhân giống chè bằng giâm cành

Sau khi chọn được giống tốt hoặc những cây đầu dòng ưu tú, cần phải tiến hành nhân giống với số lượng lớn để phục vụ sản xuất. Hiện nay trong sản xuất áp dụng phương nhân giống chè vô tính (giâm cành).

1. Đặc điểm phương pháp nhân giống chè bằng cành.

Giâm cành là biện pháp nhân giống vô tính, từ một đoạn cành chè bao gồm 1 – 2 lá cùng với chồi nách đem giâm trên một nền vật liệu (đất, cát) để tạo thành cây mới.

Phương pháp giâm cành có ưu và nhược điểm sau:

1.1. Ưu điểm:

– Quần thể đồng đều, giữ nguyên đặc tính cây mẹ.

– Năng suất cao, chất lượng và tính chống chịu ổn định.

– Hệ số nhân giống cao hơn nhân giống bằng hạt từ 15 – 20 lần.

1.2. Nhược điểm:

– Đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật công phu.

– Giá thành cao hơn nhân giống bằng hạt (thông thường chi phí trồng cành gấp 6 – 8 lần so với trồng bằng hạt).

2. Kỹ thuật giâm cành

2.1. Chọn địa điểm làm vườn giâm.

– Chọn nơi đất bằng hoặc hơi thoải dưới 5 độ, thoáng, gần nguồn nước tưới.

– Mực nước ngầm nhỏ hơn 1 mét, tiện lợi giao thông đi lại.

– Gần khu vực trồng chè.

2.2. Chọn thời vụ giâm

* Ở phía Bắc có 2 thời vụ giâm cành tốt nhất là vụ đông xuân và vụ hè thu.

– Vụ đông xuân có thể giâm cành từ 15 tháng 11 năm trước đến trung tuần tháng 2 năm sau.

– Vụ hè thu có thể giâm từ trung tuần tháng 6 đến trung tuần tháng 8. Vụ hè thu tỷ lệ sống thấp hơn vụ đông xuân do nhiệt độ không khí cao, mưa nhiều rất khó điều chỉnh ánh sáng và độ ẩm hợp lý. Nếu không thiếu giống nghiêm trọng thì miền Bắc chỉ nên giâm cành vào vụ đông xuân để vừa có hiệu quả trong sản xuất cây giống, vừa để vườn giống gốc có thời gian phục hồi sức sống.

* Ở miền Nam (vùng Tây Nguyên và Bảo Lộc): Thời vụ giâm từ tháng 4 đến tháng 8.

2.3. Thiết kế luống, chọn đất và đóng bầu

Sau khi chọn địa điểm tiến hành san bằng, đóng cọc căng dây phân luống. Những nơi sản xuất nhiều cần phân nhỏ thành từng vườn, mỗi vườn khoảng 500m2, vườn nọ cách vườn kia 2 m để cho thông thoáng.

Trong vườn cần xác định vị trí để đào giếng lấy nước tưới. Luống chè là nơi đặt các bầu chè giâm.

Luống có chiều dài 15 – 20 m, chiều rộng 1,0 – 1,2 m, giữa 2 luống chừa lại 1 rãnh rộng 40 – 50 cm để đi lại chăm sóc.

Xung quanh vườn đào hệ thống rãnh tiêu nước để đảm bảo vườn không bị úng khi mưa nhiều. Để đóng bầu cần chọn đất tơi xốp, đất có thành phần cơ giới trung bình.

Ở miền Bắc đất thường có màu đỏ nâu, ở miền Nam (Bảo Lộc) đất có màu xám.Trước khi lấy đất cần gạt tầng đất mặt từ 10 – 20 cm. Đất được đập nhỏ qua sàng (đường kính viên đất nhỏ hơn 0,5 cm), nếu có điều kiện đất có thể được phơi khô trước khi cho vào bầu càng tốt.

Túi đóng bầu là túi PE thường có kích thước 10 cm (nửa chu vi) x 16 cm (chiều cao) hàn đáy và đục 6 lỗ ở phần 1/3 đáy, đường kính lỗ đục 0,8 -1,0cm (nên dùng túi có màu tối, có độ dai, bền).

Khi đưa đất vào túi bầu phải nhồi chặt, xếp bầu vào luống thật đứng và sít vào nhau, dùng che nứa nẹp xung quanh luống, giữ bầu đứng không nghiêng, không đổ.

2.4. Làm giàn che

* Tác dụng của giàn che:

– Giàn che có tác dụng che nắng, che mưa, gió.

– Giữ độ ẩm không khí và nhiệt độ thích hợp cho vườn. * Nguyên liệu làm giàn che bao gồm:

– Khung giàn thường làm bằng tre, những nơi có kế hoạch sản xuất bầu chè lâu dài, cột giàn có thể đổ bằng bê tông.

– Cọc giàn không được chôn vào rãnh luống sẽ rất khó khăn khi đi lại chăm sóc, khoảng cách 2,5 – 3m có 1 cọc.

– Mái và che xung quanh che nhiều lớp bằng lưới nilon màu đen (có thể che bằng phên nứa, cỏ tế, lá mía), nhưng tốt nhất là phên nứa, vì thuận lợi điều chỉnh ánh sáng và ẩm độ, nhiệt độ tốt hơn cho cây.

– Độ cao che giàn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng để đảm bảo cho đi lại chăm sóc tiện lợi dễ dàng ở Việt Nam nên làm cao từ 1,7m – 1,8m.

– Kiểu giàn che hiện nay rất phong phú tuỳ theo từng nơi.

Ví dụ:

– Ở Gruzia làm giàn vòm phủ kín bằng vải trắng để có ánh sáng yếu nhưng giữ ẩm tốt, bên trong có vòi tưới phun tự động.

– Srilan ka làm giàn thấp sát đất đỡ tốn vật liệu nhưng đi lại chăm sóc khó khăn.

– Trước đây Việt Nam làm nhiều kiểu giàn khác nhau, ở Tây Nguyên có kiểu giàn bể giâm cành, xây bằng gạch nửa chìm trên dậy nylon để giữ ẩm, loại giàn này thích hợp với vùng khô Tây Nguyên.

– Ở Bảo Lộc làm giàn che cao 1,8 – 1,9 m, trên che bằng lưới thưa màu đen.

Vườn giâm cành chè

2.5. Chọn cành, cắt hom và cắm hom

* Chọn cành:

– Chọn cành khỏe không sâu bệnh, cành bánh tẻ, độ dài và đường kính hom tùy theo giống.

– Đường kính hom từ 4 – 6mm, chiều dài hom từ 4 – 6cm (giống PH1), đường kính hom từ 2 – 3,5 mm, dài hom từ 3 – 5cm (các giống chè LDP1, LDP2).

– Màu sắc hom tùy theo giống, giống PH1 yêu cầu màu xanh. Giống TRI777 và các giống LDP1, LDP2 có màu nâu sáng.

– Cành chè khi cắt cần nguyên vẹn, tránh giập lá, gãy cành.

* Cắt hom:

– Khi cắt cành về cần cắt ra hom ngay, dụng cụ cắt hom bằng kéo sắc, vết cắt yêu cầu gọn, nhẵn không được dập xước.

– Mỗi hom có một mầm nách còn nguyên vẹn. Cắt mỗi hom 1 lá nguyên (giống lá nhỏ), cắt bớt 1/3 lá để giảm thoát hơi nước (giống lá to). Vết cắt trên và dưới theo mặt chiếu bên của hom có dạng hình thang cân. Tiêu chuẩn hom như bảng sau:

Tiêu chuẩn hom Tiêu chuẩn hom Tiêu chuẩn hom
Hom loại 1 Hom loại 1 Hom loại 1
Hom loại 2 Hom loại 2 Hom loại 2
Chiều dài hom (cm) Chiều dài hom (cm) Chiều dài hom (cm)
3,5 – 5,0 3,5 – 5,0 3,5 – 5,0
3,5 – 4,5 3,5 – 4,5 3,5 – 4,5

Cắt hom chè

* Cắm hom:

– Trước khi cắm hom, bầu đất cần được tưới ẩm 80 – 85% bằng ô doa, hom chè được cắm thẳng đứng, lá xuôi theo chiều gió, cuống lá gần sát đất.

– Không cắm sâu quá mầm dễ bị thối, sau khi cắm xong phải tưới ẩm ngay, tốt nhất là tưới dưới dạng sương mù.

Cắm hom chè

2.6. Bảo quản, vận chuyển hom

– Trường hợp cần vận chuyển hom đi xa thì nhất thiết phải bảo quản hom

trong túi PE dày 0,5 mm, kích thước túi 100 x 80 cm, đựng 300 – 4000 hom/túi, buộc kín phun ẩm, bảo quản được 5 – 7 ngày.

– Khi vận chuyển hom bằng ô tô cần phải làm giá đỡ nhiều tầng, để mỗi tầng chỉ xếp một lượt túi, tránh chống lên nhau làm cho hom giập nát. Xe vận chuyển phải có mui bạt che phủ.

– Trước khi cắm hom chè có thể xử lý bằng sunfat đồng (CuSO4) 0,1% để xử lý nấm bệnh.

2.7. Quản lý chăm sóc vườn giâm cành

Chăm sóc vườn ươm là khâu rất quan trọng quyết định trực tiếp đến tỷ lệ xuất vườn, chất lượng cây giống của vườn ươm.

2.7.1. Tưới giữ ẩm

Vườn ươm phải luôn luôn được duy trì độ ẩm thích hợp tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của hom chè mà yêu cầu tưới nước khác nhau.

– Giai đoạn 1:

Từ khi cắm cành đến 15 – 20 ngày đầu, hom chè vừa tách khỏi cây mẹ sống tự lập, chưa ổn định, lá từ trạng thái tươi đến héo rũ, cần tưới đủ ẩm, giảm bớt sự thoát hơi nước qua mặt lá. Yêu cầu độ ẩm không khí 80 – 90%, độ ẩm đất 80%, vườn ươm cần che kín cả xung quanh. Thông thường nếu trời không mưa mỗi tưới 1 – 2 lần, lượng nước 1 – 2 lít cho 1 m2, tốt nhất dùng bình bơm tay để tưới.

– Giai đoạn 2:

Giai đoạn từ 15 – 30 ngày lúc này vết cắt của hom liền, hom chè hút nước mạnh, mặt lá có sức căng lớn, mô sẹo bắt đầu hình thành. Lượng nước tưới lúc này vừa phải 2 ngày tưới 1 lần, mỗi lần 1,5 lít nước cho 1 m2. Độ ẩm đất yêu cầu 70 – 80% (dùng bơm tay, ô doa hoặc vòi phun mưa).

– Giai đoạn 3:

Giai đoạn từ 30 – 60 ngày. Rễ bắt đầu hình thành và phát triển, lượng nước cần phải tưới thường xuyên, 2 – 3 ngày tưới 1 lần, mỗ i lần tưới 1,5 lít nước cho 1 m2 bầu, độ ẩm đất yêu cầu 75 – 80% (dùng ô doa hoặc vòi phun mưa).

– Giai đoạn 4:

Giai đoạn từ 60 – 90 ngày. Bộ rễ hom giâm phát triển mạnh, đặc biệt là rễ hút, cây bắt đầu sử dụng dinh dưỡng trực tiếp từ bầu đất. Giai đoạn này kết hợp với việc bón phân cần duy trì lượng nước thường xuyên đầy đủ để cây phát triển tốt, 3 ngày tưới 1 lần, mỗi lần từ 1,5 – 2 lít nước cho 1 m2 bầu, độ ẩm đất yêu cầu 75-80% (dùng ô doa tưới hoặc vòi phun mưa).

– Giai đoạn 5:

Giai đoạn từ 90 – 120 ngày đây là giai đoạn sinh trưởng của mầm chè, do vậy nhu cầu nước tưới tăng, độ ẩm đất yêu cầu 70 – 80%, 5 – 6 ngày tưới một lần, lượng nước tưới 2 lít cho 1 m2 bầu, nếu quá khô tăng số lần tưới.

– Giai đoạn 6:

Giai đoạn từ 120 – 180 ngày sau giâm. Bộ rễ lúc này bắt đầu phát triển mạnh, chiều cao cây đạt khoảng 20 – 30cm, rễ phát triển dài 10 – 20cm, cây con đã hoàn chỉnh và nhiều cây đã đủ tiêu chuẩn xuất vườn. Độ ẩm đất yêu cầu thấp hơn 70 – 75% vì vậy số lần tưới có thể thưa hơn khoảng 5 – 6 ngày tưới 1 lần, lượng nước 3 lít cho 1 m2 bầu (tưới bằng ô doa hoặc vòi phun).

Tưới nước

2.7.2. Điều chỉnh ánh sáng

Hom chè giâm mỗ i giai đoạn cần có lượng ánh sáng khác nhau, đòi hỏi điều chỉnh ánh sáng phù hợp.

– Vụ Đông Xuân:

Trong thời gian 60 ngày sau cắm chỉ để 15 – 20 % ánh sáng trực xạ, vì vậy lúc này cần che kín cả trên mái và xung quanh chỉ mở xung quanh khi trời râm mát.

Từ 60 – 90 ngày mở xung quanh để tăng lượng ánh sáng vì lúc này là thời gian mầm bắt đầu phát triển và mở phần rãnh khi trời râm mát (nếu che bằng lưới thì mở bớt lớp).

Từ 90 – 120 ngày mở giàn che mái 30% (phên ở rãnh), để tăng cường độ ánh sáng cho cây chè có thể quang hợp tốt.

Từ 150 – 180 ngày mở giàn che 50%. Sau 180 ngày mở toàn bộ giàn che và xung quanh để cây thích nghi với điều kiện tự nhiên.

– Vụ Hè Thu:

Sau khi cắm hom 1 – 30 ngày che xung quanh từ 7 giờ sáng đến 15 giờ chiều. Từ 60 ngày che xung quanh từ 8 giờ sáng đến 16 giờ chiều.

Từ 60 ngày – 90 ngày che xung quanh từ 10 giờ đến 13 giờ chiều. Sau 120 – 150 ngày mở phên che giãnh để đảm bảo cho cây chè có thể quang hợp (mở 50%) những ngày nắng to nhiệt độ cao phải che lại.

Từ 150 ngày trở đi có thể mở dần toàn bộ giàn che, để cây thích nghi với điều kiện ánh sáng tự nhiên.

2.7.3. Bón phân thúc cho vườn ươm

Hom chè sau khi giâm trong vòng 2 tháng đầu tuyệt đối không được bón bất kỳ loại phân gì, vì lúc này là giai đoạn hình thành mô sẹo và rễ. Trong suốt giai đoạn vườn ươm cần được cung cấp phân đạm, lân, kali ngày một tăng, theo bảng sau:

Thời gian cắm hom Đạm Sun phát Đạm Ure Supe lân Kali Sunphat hoặc Kali Clorua
Sau 2 tháng 9 5 4 10
Sau 4 tháng 13 7 6 10
Sau 6 tháng 17 9 8 11
Sau 8 tháng 21 10 12 19

Cách bón:

Hoà tan phân vào ô doa tưới rải đều trên mặt luống (nồng độ 1%), sau đó tưới rửa lại bằng nước lã, khi mầm chè mọc cao đã có 2 – 3 lá hoàn chỉnh có thể tiến hành phun ure 2% (1 lít phun cho 5 m2 bầu) kết hợp với phun thuốc bảo vệ thực vật.

Có thể tăng lượng phân bón lên 1,5 – 2 lần so với lượng trên nhưng phải thêm 2 – 4 lần bón nữa (tăng số lần và lượng bón, không được tăng nồng độ mỗi lần bón, rút ngắn khoảng cách giữa hai lần bón) trong thời gian từ 2 – 8 tháng sẽ làm tăng tỷ lệ xuất vườn của vườn ươm.

Bón phân thúc

2.7.4. Dặm cây, phá váng, vê nụ và bấm ngọn.

Bầu chè phải thường xuyên được xăm xỉa bằng dụng cụ chuyên dùng có đầu nhọn để tạo sự thông thoáng cho cây chè sinh trưởng, phát triển. Thường khi quan sát thấy bề mặt bầu đất bị váng chặt là chúng ta cần xăm xỉa ngay. Cần chú ý trước lúc tưới phân 1 – 2 tuần bầu chè được xăm xỉa cho đất trong bầu thông thoáng.

Thường xuyên tiến hành kiểm tra vườn ươm và tiến hành giặm ngay những hom chết, hom bị sâu bệnh (cắm dự phòng 10% số hom để dặm).

Ngắt hết nụ và hoa trên hom chè để tập trung dinh dưỡng vào cho hom giâm phát triển rễ và mầm, một tháng trước khi đem trồng tiến hành bấm ngọn những cây cao khống chế cây ở độ cao 25 – 30 cm.

Xới phá vàng, dặm cây

2.7.5. Phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại

Sau khi cắm hom 7 ngày ta nên phun kép 2 lần cách nhau 10 ngày các thuốc sau: Comite 73EC 10ml +Manage 5WP 10 gam + Atonik 3ml cho 1 bình 10 lít phun cho 3 vạn bầu. Mục đích phun Comite để trừ nhện đỏ còn lại trên lá chè từ vườn giống gốc, thuốc manage 5WP có tác dụng làm cho nấm không xâm nhập vào các vết cắt và diệt các nấm ký sinh còn trong đất, Atonik là thuốc kích thích sinh trưởng khi phun lên đất có tác dụng làm hom chè nhanh hình thành mô sẹo và ra rễ.

Sau hai tháng hom chè đã bắt đầu nảy mầm đồng thời cũng là thời kỳ phát sinh của rầy xanh nên dùng thuốc Actara 25WG pha 1 gói 1 gam cho 10 lít nước phun cho 3 vạn bầu hoặc dùng Admire 50EC pha 10 ml cho bình 10 lít nước; Butyl 10WP pha 25 gam cho bình 10 lít nước; Padan 20 gam cho bình 10 lít nước.

Sau 5 – 7 tháng trong vườn ươm xuất hiện bọ cánh tơ ta dùng thuốc Confidoe 100 SL pha 10ml cho bình 10 lít nước. Đồng thời trong thời gian này thường có bọ xít muỗi gây h ại có thể dùng các loại thuốc sau: Bulldok 25 EC pha 15 ml cho 1 bình 10 lít nước hoặc Bestox 5EC.

Trong vườn ươm thường có nhện trắng hại lá và búp non cần phát hiện sớm phun Comite 73EC hoặc Nissorun 5EC, chú ý khi phun thuốc phải ngửa vòi phun cho ướt đều mặt dưới của lá, búp non hoặc thuốc Dandy 15EC pha 20 ml cho bình 10 lít.

Ngoài ra, trong vườn ươm còn xuất hiện một số bệnh đốm nâu, đốm xám, thối búp, rụng lá… cần vệ sinh vườn ươm thường xuyên, khi thấy bệnh xu ất hiện từng chòm nhỏ nên phun thuốc ngay, tốt nhất là dùng Manage 15WP một gói 10 gam pha cho 10 lít nước đồng thời có thể kết hợp 3-5 ml Atonik để cây chè phát triển nhanh và tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra có thể dùng Daconil 500 SC, Til-supe và Boocđô để trừ các bệnh này.

Thường xuyên vệ sinh vườn ươm, nhặt những hom chết, que, cọc, lá rụng và nh ổ cỏ xung quanh vườn và trong bầu đất để tránh tranh chấp dinh dưỡng và giảm tác hại của sâu bệnh.

2.7.6. Luyện cây, phân loại

Luyện cây là một biện pháp kỹ thuật tổng hợp bao gồm các khâu: Điều chỉnh ánh sáng, độ ẩm đất cho cây thích nghi dần với điều kiện tự nhiên, điều chỉnh lượng phân bón để tạo điều kiện cho cây phát triển cân đối. Luyện cây tiến hành theo các nguyên tắc sau:

– Điều chỉnh ánh sáng: Khi cây đã đủ chiều cao cần cho ánh sáng trực xạ chiếu vào 100%, có thể đưa ra cạnh luống hoặc đưa hẳn ra ngoài vườn (không để tấm che) thời gian này trước khi trồng 1-2 tháng.

– Điều chỉnh độ ẩm: Trước khi đưa trồng 1 – 2 tháng không nên tưới quá ẩm mà chỉ tưới giữ ẩm 70%.

– Phân bón: Trước khi xuất bầu trồng 2 tháng không được bón phân và phun thuốc kích thích.

– Đảo bầu cây: Cây cần được nhấc ra khỏi vị trí để làm đứt những rễ bám sâu vào đất trước khi trồng 1 – 2 tháng, (có thể kết hợp tiến hành phân loại bầu).

Khi vườn ươm có 60% số cây cao > 20cm thì phân loại những cây cao chuyển sang một bên, những cây nhỏ để riêng một bên tiếp tục được chăm sóc theo chế độ riêng.

2.8. Tiêu chuẩn cây xuất vườn và vận chuyển bầu

Cây quá non khi trồng dễ bị chết, còn cây quá già thì bộ rễ thường đâm sâu xuống đất khi nhấc lên dễ bị chột. Cây con khi đem trồng yêu cầu về:

– Cao cây: ≥ 22 cm, có 6 lá trở lên, lá cứng cáp, dày, xanh hơi vàng.

– Đường kính gốc: ≥ 3mm tùy giống

– Thân hoá nâu ≥ 1/2(nửa thân phần gốc đã chuyển mầu nâu)

– Cây không còn nụ, hoa.

– Sạch sâu bệnh

– Bầu túi nilon còn nguyên vẹn

– Những cây cao > 30cm, bấm ngọn.

– Bầu đất còn nguyên vẹn

– Khi vận chuyển bầu có thể bằng xe thô sơ (khoảng cách gần), xe ô tô (nếu ở xa)

Chú ý:

Khi xếp bầu không được xếp quá nhiều lớp, khi xếp không được làm vỡ bầu, rơi đất hoặc làm dập nát thân cây.

Cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn

Nguồn: Giáo trình nghề trồng cây chè – Bộ NN&PT NT được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Quy trình kỹ thuật trồng, thâm canh Chè an toàn

Chè là đối tượng nông nghiệp có giá trị xuất khẩu cao và được nhiều người ưa chuộng. Kỹ thuật trồng chè cũng khá đơn giản, bà con có thể tham khảo bài viết mà Fman giới thiệu dưới đây:

1.Điều kiện sinh thái.

1.1.Khí hậu:

– Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm 18 – 23oc.

– Độ ẩm không khí trung bình hàng năm: >80%

– Lượng mưa hàng năm trên 1200 mm.

1.2. Đất đai:

– Đất có tầng dày canh tác 50 cm trở lên, kết cấu tơi xốp.

– Mạch nước ngầm ở sâu dưới mặt đất từ 100 cm trở lên.

– Độ PHKCL từ 4,0 – 6,0, tỷ lệ mùn tổng số 2,0% trở lên.

– Độ dốc bình quân đồi không quá 25 o .

2. Thiết kế đồi nương.

2.1. Thiết kế đồi, hàng chè.

– Thiết kế từng đồi phải nằm trong thiết kế tổng thể chung toàn vùng.

– Thiết kế đồng bộ ngay từ đầu hệ thống đường, các công trình phụ trợ cây phân xanh, che bóng, chắn gió. Những nơi thuận lợi cần làm đập, hồ chứa nước chân đồi, bể chứa nước hệ thống tưới nước, hố ủ phân trên đồi.

– Thiết kế hàng: Nơi đồi có độ dốc bình quân 6 o trở xuống ( cục bộ có thể tới 8o0): Thiết kế hàng chè thẳng theo hàng dài nhất, song song với đường bình độ chính, hàng cụt xếp ở bìa lô.

2.2. Thiết kế đường :

Loại đường Vị trí Bề rộng

Mặt

đường

(m)

Độ dốc

mặt đường

(độ)

Độ nghiêng

vào trong

đồi(độ)

Các yêu cầu khác Loại đường
             
1- đường

trục chính

Xuyên giữa khu chè 5 – 6 5 Hai mép trồng cây. Có hệ thống rãnh thoát nước 2 bên. 1- đường

trục chính

2- Đường

liên đồi

Nối đường trục với các đồi hoặc các đồi với nhau 4 – 5 6 6 Mép ngoài trồng cây.

 

2- Đường

liên đồi

3- Đường

lên đồi

Nối đường liên đồi với đỉnh vàđường vành đồi 3 – 4 8  – 10 5 Có rãnh thoát nước phía trong. Có vòng quay xe ở ngã ba.

Mép ngoài trồng cây thưa.

3- Đường

lên đồi

4- Đường

vành  đồi

Đường vành chân đồi và cách 30 – 50 m theo sườn đồi có một đường. 3 – 4 1 – 2 6 – 7 Mép ngoài trồng cây thưa. 4- Đường

vành  đồi

5- Đường lô Cắt ngang (đồi phẳng) hay cắt chéo

hàng chè (đồi dốc), cách nhau 150 – 200 m.

3 –  4 10 – 12 Sửa theo mặt đất tự nhiên, không có rãnh thoát nước. 5- Đường lô
6- Đường

chăm sóc

Trong lô chè , cách nhau 57-70 m, cắt ngang hay chéo hàng chè . 1,2 – 1,3 10 – 12 Sửa theo mặt đất tự nhiên, không có rãnh thoát nước. 6- Đường

chăm sóc

2.3.Thiết kế hạng mục phụ trợ:

– Cứ 5 – 10 ha có một lán trú mưa, nắng. Cứ 3 – 5 ha có một bể chìm chứa 3 – 5m3 nước dùng cho phun thuốc, bình quân 1m3 nước/ ha dùng cho phun thuốc. Cứ 2- 3 ha có một hố ủ phân hữu cơ tại chỗ, dung tích chứa 8 – 10m3/đợt ủ.

3. Kỹ thuật gieo trồng:

3.1. Làm đất:

Việc làm đất trồng chè phải đạt yêu cầu sâu sạch ải , vùi lớp đất mặt có nhiều hạt cỏ xuống dưới, san ủi những điểm dốc cục bộ.

a) Làm đất theo cách cày sâu toàn bộ bề mặt sâu 30 – 35 cm, bừa san. Trường hợp không cày toàn bộ bề mặt cũng phải đào rãnh trồng. Đào rãnh hàng trồng chè sâu 40 – 45 cm, rộng 50 – 60 cm. lấp đất mặt xuống dưới , lấp đất cái lên trên cách mặt đất 5 – 10 cm.

b) thời vụ làm đất: Làm đất vào thời gian ít mưa (dưới 150mm/tháng) tránh xói mòn.

– Tháng 9 – 11 đối với loại đất mới, nhiều mùn, khai hoang xong trồng ngay.

– Tháng 11 – 3 đối với đất phục hoang, đất xấu, trồng một vụ cây phân xanh cải tạo đất.

3.2.Giống chè:

3.2.1. Trồng các giống chè đã được khảo nghiệm thích hợp vùng:

– Vùng thấp (độ cao dưới 100m): Nhõn trồng cỏc giống chố chọn tạo trong nước như giống LDP1, LDP2, PH8, PH9, Các giống nhập nội từ Trung Quốc và giong Trung du chọn lọc.

– Vùng giữa: Phân vùng có độ cao 100 – 500m trồng các giống LDP1, LDP2 và Shan chọn lọc giâm cành. Phân vùng có độ cao 500 – 1000m trồng giống Shan chọn lọc, TRI777 giâm cành.

– Vùng cao (hơn 1000m): Trồng giống Shan chọn lọc tại chỗ.

3.2.2 Trồng chè bầu cây đảm bảo đúng tiêu chuẩn:

Chè giâm cành: Cây sinh trưởng trong vườn ươm từ 8 – 10 tháng tuổi. Mầm cây cao từ 20cm trở lên, có 6 – 8 lá thật, đường kính mầm sát gốc từ 4 – 5 mm trở lên, vỏ phía gốc màu đỏ nâu, phía ngọn xanh thẫm. Lá chè to, dày, xanh đậm, bóng láng, không có nụ hoa.

3.3.Thời vụ trồng:

Thời vụ giâm cành: Phía Bắc tháng 1- 2 và tháng 7- 8; phía Nam tháng 2- 3 và tháng 5 – 7.

Thời vụ trồng bầu cây: Phía Bắc ttháng 1 – 3 và tháng 8 – 9; phía Nam tháng 2- 4 và tháng 6 -7 khi đất đủ ẩm.

3.4. Trồng cây chè

Đất trồng chè phải được cày vùi phân xanh trước khi trồng ít nhất 1 tháng. Khi trồng thì bổ hố hay cày rạch sâu 20 – 25 cm theo rãnh hàng đã được đào để trồng bầu cây.

3.4.1. Khoảng cách trồng:

– Nơi dốc < 15o : Hàng cách hàng 1,4 – 1,5m, cây cách cây 0,4 – 0,5m.

– Nơi dốc > 15o : Hàng cách hàng 1,2 – 1,3m, cây cách cây 0,3 – 0,4m.

3.4.2. Trồng cây sau khi đã bỏ túi bầu. Đặt bầu vào hố hay rạch, lấp đất, nén đất đều xung quanh bầu, lấp phủ lớp đất tơi trên vết cắt hom 1 – 2 cm, đặt mầm cây theo một hướng xuôi chiều gió chính.

Trồng xong tủ cỏ, rác 2 bên hàng chè hay hốc trồngdày 8 – 10 cm, rộng 20 – 30 cm mỗi bên. Loại cỏ, rác dùng để tủ là phần không có khả năng tái sinh.

3.4.3. Trồng cây phân xanh, cây che bóng:

Cây phân xanh là các loại cây có khả năng cải tạo đất, làm phân bón tăng chất dinh dưỡng cho cây chè, tốt nhất là các cây họ đậu.

Thời vụ gieo: Từ tháng 1 – 4 hàng năm, ngay sau khi làm đất, trồng chè .

Cách gieo: Cây hàng năm gieo giữa hàng, mật độ tuỳ theo loại cây, cách gốc chè ít nhất 40 cm về mỗi bên. Cây phân xanh lưu niên 2- 4 năm (các loại muồng, cốt khí) kiêm che bóng tạm được gieo theo cụm một đường giữa 2 hàng chè, khoảng cách tâm cụm 30 – 40 cm, mỗi cụm đường kính 3-5cm.

Cây bóng mát bộ đậu, thân gỗ, tán thưa, rộng, không tranh chấp nước với cây chè về mùa đông, được trồng cùng hàng hay giữa hai hàng chè, mật độ từ 150 – 250 cây/ha, trồng bằng cây ươm bầu, đảm bảo che bóng 30 – 50% ánh sáng mặt trời.

4.Kỹ thuật chăm sóc:

4.1. Giặm cây con:

– Nương chè phải được trồng giặm cây con ngay từ năm đầu sau trồng vào những chỗ mất khoảng. Bầu cây con đem giặm có cùng tuổi cây trồng trên nương, đã được dự phòng 10%.

Bón thêm mỗi cây 1,0 kg phân chuồng tốt trước khi trồng giặm. Trồng giặm vào ngày dâm mát, mưa nhỏ hoặc sau mưa to. Giặm chè cần được tiến hành liên tục trong thời kỳ nương chè kiến thiết cơ bản (2 – 3 năm), đảm bảo nương chè đông đặc, đồng đều

Thời vụ trồng giặm tốt nhất vào vụ xuân sớm (tháng 1-2) mưa nhỏ, đất vừa ẩm.

– Đối với nương chè tuổi lớn mất khoảng tiến hành trồng giặm cây con 14- 16 tháng tuổi, chiều cao 35 –40 cm sau khi bấm ngọn. Kích thước bầu lớn 25 x 12 cm, bầu đất được đóng với tỷ lệ 3 phần đất + 1 phần phân hữu cơ hoai mục đã được ủ với phân lân.

Thời vụ trồng giặm chè lớn tuổi vào tháng 8 –10 (phía Bắc), tháng 9 – 11 (phía Nam) vào cuối mùa mưa khi đất đủ ẩm.

4.2.Bón phân

4.2.1. Bón lót trước khi trồng: Sau khi đào rãnh hàng xong bón lót phân hữu cơ 20 – 30 tấn/ha và 100 – 150 kg P2O5/ha, trộn phân vào đất trồng.

4.2.2.Bón phân cho mỗi ha chè KTCB (2-3 năm sau trồng) theo bảng sau:

Loại chè Loại phân Lượng phân    (Kg) Số lần bón Thời gian bón

(vào tháng)

Phương pháp bón
       1        2         3       4            5              6
Chè tuổi 1       N

P205

K20

       40

30

30

      2

1

1

   2-3 và 6-7

2-3

2-3

Trộn đều, bón sâu 6-8 cm; cách gốc 25-30 cm, lấp kín.
Chè tuổi 2

 

 

Đốn tạo

hình lần 1 (tuổi 2)

      N

P205

K20

      60

30

40

      2

1

1

 2-3 và 6-7

2-3

2-3

Trộn đều, bón sâu 6-8 cm; cách gốc 25-30 cm, lấp kín.
     Hữu cơ

 

P205

   15.000 –

20.000

100

      1

 

1

      11-12

 

11-12

Trộn đều bón rạch sâu 15 –20 cm, cách gốc 30-40 cm, lấp kín
Chè tuổi 3

 

      N

P205

K20

      80

40

60

      2

1

2

2-3  và  6-7

2-3

2-3 và 6-7

Trộn đều, bón sâu 6-8 cm; cách gốc 30-40 cm, lấp kín.

4.2.3.Bón phân cho mỗi ha chè kinh doanh.

– Cuốc lật tòan bộ diện tích; đào rạch giữa hai hàng chè sâu 20 đến 25 cm, rộng 25 đến 30 cm trước khi đốn chè, ép xanh cành lá chè đốn hoặc chất xanh khác kết hợp bón phân hữu cơ 30 -35tấn/ha. .

– Kỹ thuật bón phân thúc: Hàng năm bón NPK theo tỷ lệ 3:1:1 với lượng phân 35N cho 1 tấn sản phẩm + 75kg MgSO4/ha.

Số lần bón: 4 lần trong năm.

Lần 1: Bón 30% NPK + 60% MgSO4 (Tháng 2)

Lần 2: Bón 30% NPK + 40% MgSO4 (Tháng 5)

Lần 3: Bón 25% NPK (Tháng 7)

Lần 4: Bón 15% NPK (Tháng 9)

4.3.Phòng trừ cỏ dại:

4.3.1. Đối với chè kiến thiết cơ bản:

Xới cỏ đảm bảo cỏ sạch quanh năm trên hàng chè .

riêng chè 1 tuổi cần nhổ tay ở gốc chè để bảo vệ được cây chè . Giữa hàng trồng xen cây phân xanh, đậu đỗ hoặc bừa xới sạch cỏ.

Vụ xuân (tháng 1- 2) và vụ thu (tháng 8-9) xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ

Trong năm sới gốc 2 – 3 lần, rộng 30 – 40 cm về 2 bên hàng chè.

4.3.2. Đối với chè kinh doanh:

– Vụ đông xuân: Xới sạch cỏ dại, cày giữa hàng hoặc phay sâu10 cm, lấp phân hữu cơ và cành lá già sau khi đốn, nếu hạn không cày được thì xới sạch toàn bộ.

– Vụ hè thu: đào gốc cây dại, phát luổng hoặc xới cỏ gốc giữa hàng, bừa 3 – 4 lần hoặc phay sâu 5 cm.

Đồi chè được tủ cỏ, rác kín đất trong vụ đông xuân thì bớt các khâu làm cỏ trong vụ hè thu.

4.4.Phòng trừ sâu bệnh:

Phòng trừ sâu, bệnh hại chè bằng biện pháp tổng hợp đảm bảo hợp lý về kinh tế và bền vững dựa trên sự phối hợp biện pháp trồng trọt, sinh học, di truyền chọn giống và hoá học, nhằm đạt sản lượng cao nhất với tác hại ít nhất trong môi trường.

Phải kiểm tra thường xuyên, phát hiện sớm để tập trung phòng trừ. Các biện pháp phòng trừ cụ thể:

– Biện pháp canh tác: Cày bừa diệt cỏ, vệ sinh nương đồi, lấp đất diệt nhộng, diệt mầm bệnh, bón phân hợp lý, thay đổi thời kỳ đốn, hái chạy non để loại bỏ trứng sâu, mầm bệnh.

– Biện pháp sinh học sinh thái: Trồng cây bóng mát với loại thích hợp và có mật độ đảm bảo độ ẩm trên nương chè. Hạn chế đến mức thấp nhất thuốc hoá học để đảm bảo duy trì tập đoàn thiên địch có ích, cân bằng sinh thái nương chè.

– Biện pháp hoá học: Không phun thuốc theo định kỳ.

Phun thuốc theo dự tính, dự báo khi có sâu non hoặc khi chè mới bị bệnh.

Dùng thuốc đúng chỉ dẫn về loại, liều lượng dùng đối với các đối tượng sâu, bệnh hại. Thời gian cách ly đảm bảo ít nhất 10 – 15 ngày mới được thu hái đọt chè.

4.5.Đốn chè:

4.5.1. Đốn tạo hình:

Lần 1: Khi chè 2 tuổi, đốn thân chính cách mặt đất 12 – 15 cm, đốn cành cách mặt đất 30 – 35 cm.

Lần 2: Khi chè 3 tuổi đốn cành chính cách mặt đất 30 –35 cm, đốn cành tán cách mặt đất 40 –45 cm.

4.5.2. Đốn phớt:

Hai năm đầu mỗi năm đốn trên vết đốn cũ 5 cm. Sau đó mỗi năm đốn cao thêm 3 cm, khi vết đốn dưới cùng cao 70cm so với mặt đất thì hàng năm chỉ đốn cao thêm 1cm so với vết đốn cũ.

Tuyệt đối không cắt tỉa cành la, đảm bảo độ che phủ, khép tán trên nương.

Đối với nương chè sinh trưởng yếu, tán lá thưa mỏng, có thể áp dụng chu kỳ đốn cách năm: Một năm đốn phớt như trên, một năm đốn sửa bằng tán chỉ cắt phần cành xanh.

4.5.3. Đốn lửng:

Những đồi chè đã được đốn phớt nhiều năm, vết đốn cao quá 90cm so với mặt đất, nhiều cành tăm hương, u bướu, búp nhỏ, năng suất giảm thì đốn lửng cách mặt đất 60 -65cm; hoặc chè năng suất khá nhưng cây cao quá cũng đốn lửng cách mặt đất 70 – 75 cm.

4.5.4. Đốn đau:

Những đồi chè được đốn lửng nhiều năm, cành nhiều mấu, cây sinh trưởng kém năng suất giảm rõ rệt thì đốn đau cách mặt đất 40 – 45cm.

4.5.5. Đốn trẻ lại:

Những nương chè già, cằn cỗi đã được đốn đau nhiều lần, năng suất giảm nghiêm trọng thì đốn trẻ lại cách mặt đất 10 – 25 cm.

4.5.6. Thời vụ đốn: Từ giữa tháng 12 đến hết tháng 1.

– Nơi thường bị sương muối đốn muộn hơn, đốn sau đợt sương muối nặng.

– Đốn đau trước, đốn phớt sau.

– Đốn tạo hình, chè con trước, đốn chè trưởng thành sau.

Đối với vùng đảm bảo độ ẩm, hoặc có điều kiện chủ động tưới chè có thể đốn một phần diện tích vào tháng 4-5 sau đợt chè xuân góp phần rải vụ thu hoạch chè.

4.5.7. Cách đốn và dụng cụ đốn:

– Đốn tạo tán có mặt bằng nghiêng theo sườn dốc, không làm dập cành,xây sát vỏ.

– Đốn đau, đốn lửng, đốn tạo hình lần đầu thì dùng dao. Đốn phớt, đốn tạo hình lần 2 thì dùng kéo hoặc dao. Đốn trẻ lại, sửa cành lớn chè giống thì dùng cưa.

– Đối với các giống chè có phân cành nhiều, mật độ cành lớn sinh trưởng đỉnh đều thì có thể áp dụng máy đốn để nâng cao năng suất lao động.

4.6. Tưới chè:

Nơi có điều kiện về nguồn nước, khả năng đầu tư thì có thể tiến hành tưới cho chè khi độ ẩm đất dưới 60% sức chứa ẩm đồng ruộng (vào các tháng hạn, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và các thời điểm hạn dài chính vụ quá 15 ngày).

Tưới theo phương pháp phun mưa bề mặt với vòi tưới di động hoặc cố định cho hiệu quả cao.

5.Thu hoạch và bảo quản:

5.1.Thu hoạch:

5.1.1.Hái tạo hình chè KTCB:

– Đối với chè tuổi 1: Từ tháng 10, hái bấm ngọn những cây chè cao 60 cm trở lên.

– Đối với chè 2 tuổi: Hái đọt trên những cây to khoẻ và cách mặt đất 50 cm trở lên.

5.1.2. Hái tạo hình sau khi đốn:

– Đối với chè đốn lần 1: Đợt hái đầu cách mặt đất 40 – 45 cm tạo thành mặt phẳng nghiêng theo sườn dốc. Đợt 2 hái đọt chừa 2 lá và lá cá..

– Đối với chè đốn lần 2: Đợt hái đầu cao hơn đốn lần 1 từ 25 – 30 cm, các đợt hái sau chừa bình thường như ở chè đốn lần 1.

5.1.3.Hái chè kinh doanh:

a) Hái đọt và 2 – 3 lá non ( Xác định theo tiêu chuẩn Nhà nước TCVN 1053 -71-1054-71)

b) Thời vụ:

Vụ xuân (tháng 3-4): Hái chừa 2 lá và lá cá, tạo tán bằng. Những đọt vượt cao hơn mặt tán thì hái sát lá cá.

Vụ hè thu (tháng 5-10) : Hái chừa 1 lá và lá cá, tạo tán bằng. Những đọt cao hơn mặt tán thì hái sát lá cá.

Vụ thu đông (tháng 11-12): tháng 11 hái chừa lá cá, tháng 12 hái cả lá cá.

5.1.4.Hái chè trên nương đốn trẻ lại, đốn đau thì tiến hành như đối với chè kiến thiết cơ bản.

5.2 Bảo quản:

Chè bup tươi thu xong phải để nơi râm mát, bỏ trong sọt không nén chặt, không đựng trong bao kín, không để héo, lẫn bẩn với vật lạ, tạp chất va đưa đến nơi chế biến không quá 10 tiếng.

Nguồn: Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Chế biến Chè xanh an toàn chất lượng cao

Chè sau khi được thu hoạch, cần nhanh chóng đưa vào công đoạn sơ chế để giữ được hương vị tươi ngon nhất và bảo quản được lâu.

– Nguyên liệu: búp chè loại A theo TCVN cú tỷ lệ 1 tụm 2 lỏ > 80% trở lờn. Nguyên liệu phải được hái từ vườn chè được canh tác, đốn, hái và phũng trừ dịch hại theo qui trỡnh chố an toàn.

– Héo nhẹ: Chè hái về được rải ngay vào nong gác trên dàn héo đặt trong phòng héo thoáng khí, ít bị ảnh hưởng bởi bức xạ mặt trời. Độ dày chè rải trên nong từ 2¸4cm. Thời gian héo chè đối với nguyên liệu giống Trung du tốt nhất là 3¸4 giờ, thời gian héo nhẹ đối với nguyên liệu giống chè LDP1 là 4¸6 giờ.

– Diệt men. Bằng máy sao thùng quay chế tạo bằng thép không gỉ. Các thông số kỹ thuật áp dụng như sau:

+ Lượng chè diệt men: 1,4-1,6kg/mẻ

+ Thời gian diệt men: 2,5-3 phỳt

+ Nhiệt độ thùng sao: 250-2600C

+ Tốc độ quay thùng sao: 40-45 vũng/phỳt

+ Thủy phần chố sau diệt men: 60-62%

– Vũ và rũ tơi: Chè sau diệt men được vũ làm 2 lần (mẻ).

Lượng chè vũ thớch hợp: Với thựng vũ cú đường kính 300mm : 3,5-3,8 kg chè diệt men/mẻ vũ tương ứng 6-7kg chè tươi/mẻ.

Với thựng vũ cú đường kính 400mm: 5-6,6 kg chè diệt men/mẻ vũ tương ứng 9-12 kg chè tươi/mẻ.

Thời gian vũ mỗi mẻ: 12-15 phút.

Tốc độ vũng quay thựng vũ: 55-60 v/ph.

Sau mỗi lần vũ, chố được bỏ ra nong để rũ làm tơi các phần chè vón thành cục trước khi đem vũ lại (đối với chè mới qua 1 lần vũ) hoặc đem sấy (đối với chè đó được vũ 2 lần với đủ thời gian).

– Làm khụ: theo phương pháp sấy-sao-sấy với các thông số kỹ thuật như sau:

Giai đoạn 1: Chè sau khi vũ và làm tơi được đem sấy sơ bộ ở máy sấy chuyên dùng (đó được chế tạo phù hợp với công suất dây chuyền)

Sấy ở nhiệt độ 100¸110ºC đến khi hàm lượng nước trong chè còn 33¸35%, thời gian sấy khoảng 4¸5 phút. Chè ra khỏi máy sấy được rải ra nong làm nguội và cân bằng ẩm trong thời gian 8-10 phút

Giai đoạn 2: Chè được sao định hình trong mỗi sao thùng quay ở nhiệt độ 150¸170ºC (nhiệt độ bầu lũ) đến khi hàm lượng nước trong chè còn khoảng 8¸10%, thời gian sao khoảng 15¸20 phút. Chè sau khi sao được làm nguội và cân bằng ẩm  trong thời gian 10¸15 phút.

Giai đoạn 3: Chè được sấy bằng máy sấy chuyên dùng ở nhiệt độ 95¸100ºC đến khi hàm lượng nước trong chè còn 3%, thời gian sấy khoảng 20¸25 phút.

– Phân loại: Với sản xuất quy mô hộ và do có tỷ lệ bồm cám không đáng kể nên phân loại chỉ cần sàng, sẩy bằng sàng tay.

– Đánh hương: Tùy theo yêu cầu thị hiếu khách hàng về ngoại hình và hương thơm của chè và mục đích sử dụng mà chè có thể được đánh hương (sao hương) hoặc không cần đánh hương.

Đối với khách hàng ưa ngoại hình của chè có màu xanh lục sẫm và hương thơm tự nhiên hoặc mua chè làm nguyên liệu cho ướp hoa thì không cần đánh hương.

Đối với khách hàng ưa ngoại hình chè có màu óng bạc  và hương cốm mạnh, chè được đánh hương trong máy sao thùng quay ở nhiệt độ 110¸130ºC trong thời gian 7¸10 phút. Trước khi ra chè khoảng 1¸2 phút, điều chỉnh nhiệt độ tăng đến 150¸170ºC để tạo hương cốm.

Nguồn: Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật ấp trứng Chim Trĩ bằng máy ấp trứng

Người nuôi chưa có kinh nghiệm ấp trứng chúng tôi khuyên không nên ấp nhiều ngay từ đầu, hãy bắt đầu tập bằng một số lượng trứng nhỏ từ 10 đến 20 quả hoặc là số lượng mà quý khách có thể chấp nhận được nếu rủi ro xảy ra.

8 ngày đầu: Giai đoạn hình thành phôi thai, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn

Nhiệt độ cài đặt ở 37 độ C.

Nhiệt độ thực tế trong quá trình ấp khi kiểm tra bằng nhiệt kế thủy ngân chấp nhận trong khoảng 37 độ C đến 37.5 độ C vì lý do nhiệt kế thủy ngân đặt trực tiếp lên trứng nên sẽ có sai khác so với đầu cảm biến nhiệt độ, mặt khác tại các vị trí khác nhau trong máy cũng có sự trênh lệch về nhiệt độ.

Độ ẩm giai đoạn này cài đặt ở 50%.

8 ngày tiếp theo: Giai đoạn hình thành nội tạng, da thịt

Nhiệt độ cài đặt 36.8 độ C.Ở giai đoạn này trứng tự bản thân đã có nhiệt độ phát ra. Người nuôi bắt đầu tắm trứng mỗi ngày một lần vào thời gian nóng nhất trong ngày, cách tắm như sau: trước khi tắm đem trứng ra khỏi máy để cho mát tự nhiên khoảng 10 đến 15 phút, sau đó dùng bình xịt nước xịt lên trứng cho ướt đều, hoặc có thể nhúng trứng vào nước rồi kéo lên, sau đó để khoảng 10 đến 15 phút sau cho trứng vào ấp tiếp.

Độ ẩm giai đoạn này cài đặt 55%.

Chú ý: dùng nước có nhiệt độ khoảng 32 đến 35 độ C, không dùng nước lạnh hơn hoặc nóng hơn để xịt trứng. Không xịt nước lên trứng khi trứng mới lôi trong máy ra còn đang nóng , tránh sốc nhiệt chết trứng. Nếu thời tiết có nhiệt độ thấp (dưới 26 độ C) thì rút ngắn thời gian nghỉ mát lại, nếu trời rét có thể không cần nghỉ mát cho giai đoạn này.

Ngày thứ 15 cho tới khi bắt đầu mổ vỏ đầu tiên: Giai đoạn hình thành da lông

Cần đặt nhiệt độ 36.6 độ C.

Làm mát cho trứng 2 lần mỗi ngày, lúc giữa 11 đến 12 giờ trưa và lúc 2 đến 3 giờ chiều. Mỗi lần cho trứng nghỉ mát khoảng 40 phút sau đó xịt nước, tiếp tục để khoảng 20 đến 30 phút nữa cho trứng khô tự nhiên rồi cho vào ấp tiếp.

Độ ẩm giai đoạn này cài đặt 60%.

Chú ý: Nếu trời rét có thể rút ngắn thời gian nghỉ mát của trứng, dùng nước ấm (33 đến 35 độ C) để xịt lên trứng,không dùng nước lạnh.

Giai đoạn nở: trứng bắt đầu mổ vỏ cho tới khi nở hoàn toàn

Nhiệt độ cài đặt ở 36 độ C.

Giai đoạn này không cần xịt trứng nữa, nhưng nếu thấy trứng có hiện tượng khi gà con mổ vỏ, vỏ mưa của trứng khô bết vào lông thì có thể dùng nước ẩm xịt lên trứng đang mổ vỏ để bổ xung độ ẩm cho trứng, không xịt nhiều khỏi làm ướt trĩ con.

Độ ẩm vẫn để 60%.

Quan sát kết quả lứa ấp đầu tiên và rút kinh nghiệm:

Trường hợp 1: Trĩ con nở đều, đẹp, bắt đầu nở vào cuối ngày 22, nở rộ đến hết vào ngày 23, tỷ lệ nở đạt từ 90% trở lên thì quý khách nên giữ nguyên cài đặt ban đầu.

Trường hợp 2: Trĩ con nở bắt đầu vào ngày 24 hoặc muộn hơn.

Trường hợp này thường kéo theo hiện tượng một số con chết lưu trong trứng, trĩ con nở ra bụng to, dáng đi khệ nệ, một số con liệt chân. Nguyên nhân là do thiếu nhiệt độ nên đến ngày nở mà nội tạng chưa được chuyển hóa hoàn toàn, lòng đỏ trưa được tiêu hóa đủ.

Nếu nở lai rai tới 26 hoặc 27 ngày là do nhiệt độ các vị trí trong máy không đều, quý khách đã không tiến hành thay đổi vị trí của trứng ở các nơi có nhiệt độ khác nhau trong máy hàng ngày.

Đây là trường hợp nở muộn, nguyên nhân là do thiếu nhiệt độ, quý khách vui lòng cài đặt tất cả các giai đoạn trong quá trình ấp tăng thêm 0.2 độ C nữa, kết hợp với việc thay đổi vị trí của trứng hàng ngày, tiếp tục theo rõi lứa tiếp theo.

Trường hợp 3: Trĩ con khẻ mỏ sớm vào ngày 20-21. Đây là trường hợp do nhiệt độ ấp quá cao.

Nếu có con nở sớm, kèm theo một số con chết lưu, một số con khẻ mỏ trào nước vàng ra miệng, nở lai rai là do nhiệt độ cao và không đều, quý khách đã không chú ý đảo vị trí của trứng từ vị trí nóng hơn sang vị trí lạnh hơn hàng ngày, cũng không chú ý kiểm tra nhiệt độ thực tế trong máy bằng nhiệt kế thủy ngân

Khắc phục: hạ nhiệt độ ấp thấp hơn mức cũ 0.7 độ C, tiếp tục theo rõi lượt ấp tiếp theo.

Trường hợp 4: Trĩ con đang nở đều đẹp ở mấy lứa đầu, bỗng nhiên tỷ lệ nở và chất lượng con giống không đạt như trước

Có một số lý do có thể làm thay đổi chất lượng nở của trứng, quý khách xem mình rơi vào trường hợp nào nhé:

– Do đầu cảm biến nhiệt độ bị rút ngắn lên trên bảng điện so với lúc đầu nên đo nhiệt độ không chính xác. Quý khách kiểm tra lại vị trí của đầu cảm biến nhiệt độ, đính lại đúng vị trí do trong quá trình vận hành có thể vô tình làm đầu cảm biến lệch khỏi vị trí ban đầu.

– Do quạt bị hỏng dẫn tới không đẩy nhiệt độ đều trong máy.

– Do điện trở bị hỏng không phát nhiệt. Miếng điện trở nào bị hỏng thị sẽ lạnh, quý khách có thể kiểm tra bằng cách cắm máy cho chạy vài phút, sau đó rút điện nguồn, mở máy sờ tay kiệm tra các miếng điện trở xem có hoạt động không, miếng nào bị đứt sẽ lạnh, nếu máy đã dùng từ 3 năm trở lên có thể thay mới tất cả các miếng điện trở cho đảm bảo.

– Do thời tiết thay đôi. Sự đổi mùa cũng thường dẫn tới giảm chất lượng nở, do nhiệt độ và độ ẩm không khí thay đổi. Quý khách có thể căn cứ vào kết quả nở của lứa ấp mới bị giảm chất lượng để điều chỉnh tăng hoặc giảm nhiệt độ cho phù hợp. Nếu nở sớm hơn, có biểu hiện của sự thừa nhiệt thì giảm nhiệt độ, nếu nở muộn hơn, có biểu hiện của sự thiếu nhiệt thì cần tăng lên.

– Do chế độ dinh dưỡng của trĩ mái thay đổi.

– Do tuổi của trĩ mái đã cao.

– Do sức khỏe của trĩ trống không đảm bảo.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật ấp trứng chim trĩ

Chim trĩ giống bình quân sau khi nuôi đến 8 tháng tuổi có thể đẻ trứng . Thời gian đẻ thường từ đầu tháng 1 âm lịch đến khoảng tháng 4 âm lịch. Sau đó chim trĩ ngừng đẻ khoảng 1 tháng rồi tiếp tục đẻ lứa thứ 2 đến khoảng tháng 8 âm lịch thì nghỉ .Bình quân mỗi năm 1 chim mái có thể đẻ từ 68 -80 trứng .

Với các tỉnh phía bắc nước ta nơi có mùa đông lạnh và kéo dài chim thường đẻ muôn hợn ,thường mùa đẻ chỉ bắt đầu khi vào mùa xuân ấp áp , Các tình khu vực phía Nam nơi có thời tiết nắng ấm mùa đẻ của chim trĩ thường sớm hơn và kéo dài hơn , Ngoài ra số trứng , thời gian đẻ còn phụ thuộc vào kỹ thuật nuôi , chế độ cho ăn , và quản lý vật nuôi . Nếu cho ăn tặng lượng đạm động vật , canxi và sử dụng 1 số tác nhân phụ có thể cho chim trĩ đẻ 2 quả / ngày hoặc đẻ quanh năm theo ý thích của người nuôi . Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng cho trường hợp khai thác trứng chim trĩ làm thương phẩm . Việc nhân giống chim không nên áp dụng , sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của chim bố mẹ cũng như chất lượng con giống sinh ra

Chim trĩ trong tự nhiên không tự ấp trứng , chim thường đẻ nhờ vào tổ chim khác . Vì vậy khi đưa vào nuôi trong môi trường nhân tạo ta phải dùng tác nhân phụ để ấp trứng cho chim .Tỉ lệ nở phụ thuộc vào 2 yếu tố : là chất lưng phôi trứng , và kỹ thuật ấp
. Thường có 2 cách cơ bản để ấp trứng trĩ

Dùng vật nuôi khác có thân nhiệt và điều kiện ấp nở tương tự ( Thường dùng , gà mái hoa mơ , gà tre ..vv ) . Cách ấp này đơn giản như ấp trứng gia cầm thông thường tuy nhiên cho tỷ lệ thành công thấp và khó áp dụng cho nuôi quy mô lớn

Dùng máy ấp : Sử dụng loại máy ấp trứng gia cầm thông thường để ấp . Thời gian ấp nở khoảng 22 -23 ngày . Hiệu chỉnh nhiệt độ , độ ẩm tùy theo giai đoạn

Nhiệt độ ấp trong tuần đầu : 37,5 độ C , Độ ẩm 55 %

Tuần thứ 2 Nhiệt độ 37,3 độ C , Độ ẩm 60 %

Tuần thứ 3 trở đi nhiệt độ 37 độ , Độ ẩm 75 %

nuoi chim tri, ky thuat ap trung va cham soc chim tri thoi ky de trung

( Lưu ý sử dụng hoàn toàn nước cất để tạo độ ẩm , không dùng nước bẩn , có chứa tạp chất sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình bay hơi của nước )

Các tia máu hình thành trong trứng trĩ thường rất mờ và khó phân biệt vì vậy đừng vội bỏ trứng ra khỏi lò xớm , Bản thân bên trong trứng trĩ cũng có chất hóa học bảo quản trứng rất tốt . Thường thì những quả trứng không có sống mà ấp tới 15 ngày vẫn không bị thối như trứng gà trứng vịt , Vẫn có thể ăn bình thường mà không nguy hại cho sức khỏe

Sau nhiều năm nuôi thực nghiệm đến nay trại hươu Xứ Nghệ đã thành công trong phương thức ấp nở đạt tỉ lệ 70 -80 % . Tỉ lệ nuôi sống thành công sau ấp nở đạt 85% .

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ bóc trứng

Nuôi chim trĩ khá đơn giản và đem lại hiệu quả kinh tế cao, đem lại giá trị cao gấp nhiều lần so với nuôi gà thông thường. Nhưng nuôi trĩ cần có kỹ thuật nuôi và kiến thức về chăm sóc chim con sẽ giúp bà con đi đến thành công nhanh hơn!

Khó khăn nhất trong việc nuôi chim trĩ chính là chăm sóc chim trĩ bóc trứng đến 30 ngày tuổi. Trong 30 ngày đầu, nếu không có kinh nghiệm nuôi và chăm sóc có thể gây thiệt hại rất lớn, nhẹ thì chết 30 – 50% nặng thì chết cả đàn. Nguyên nhân phần lớn do chưa có kinh nghiệm nuôi hoặc sơ ý thiếu cẩn thận đã gây tổn thất rất đáng tiếc với bà con và những người mới vào nghề nuôi.

7 Nguyên tắc khi úm chim trĩ non cần ghi nhớ:

1. Luôn luôn phải đảm bảo nhiệt độ 37 – 38 độ C (24/24) trong lồng úm để giữ nhiệt ấm cho chim: Trong trường hợp mất điện cần có phương án thay thế kịp thời (Ví dụ: Máy phát điện, Ăc quy,… để thắp bóng điện sưởi, hoặc tăng thêm độ dày của sàn lót, thu nhỏ quây lồng úm,….). Đây là phần khó nhất và cũng là phần quan trọng nhất trong kỹ thuật úm chim non.

2. Định kỳ kiểm tra tình hình chim thường xuyên: Người nuôi cần chú ý định kỳ tối thiểu 1 – 2 tiếng/lần phải kiểm tra chim 01 lần tránh tình trạng lồng úm quá nóng, thiếu bóng điện hoặc quá nhiều bóng để có thể điều chỉnh bóng đèn sưởi, thiếu không khí, bị gió lùa, hết nước, chim dẫm đạp lên nhau, cắn mổ nhau…

3. Luôn luôn phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ thức ăn, nước uống: Hệ tiêu hóa của chim trĩ non rất yếu (yếu hơn rất nhiều so với gà) do vậy rất nhạy cảm với môi trường thiếu vệ sinh dẫn đến chim đau bụng và chết không rõ nguyên nhân. Dấu hiệu của hiện tượng này là chim bị đi ỉa, ướt đít,.. Do vậy thức ăn cho chim mới nở cần ăn có hàm lượng đạm thấp (nên trộn thêm cám ngô, cám gạo, đậu tương rang chín nghiền sẵn cho chim ăn), nước uống đun sôi để nguội, tìm cách không cho chim dẫm đạp vào máng uống bằng cách bỏ những viên sỏi (tuyệt trùng) vào khe máng uống.

4. Phải giữ môi trường không khí sạch và tránh tiếp xúc với khuẩn lạ: Khuẩn lạ thường đi theo khách xem chim, từ những vật nuôi gia cầm xung quanh, hoặc từ chim tự nhiên bay tới… Do vậy, cần hạn chế tối đa người ra và xem chim non, với người chăm sóc chim non cần cắt cử 01 người chuyên biệt và phải có trang phục riêng mỗi khi vào chăm chim non, không để người chăm chim ở chuồng khác vào khu vực úm chim non,…

5. Làm thuốc phòng đúng lịch và đúng cách: Việc làm thuốc đúng lịch cho chim là rất cần thiết. Tuy nhiên, chỉ làm làm thuốc phòng khi chim khỏe mạnh và nhanh nhẹn thì mới có tác dụng và hiệu quả, ngược lại nếu không chim sẽ chết sau khi làm thuốc. Nếu tình trạng sức khỏe của chim không tốt cần tìm cách cải thiện sức khỏe cho chim, hoặc những con chim có bệnh cần chữa bệnh cho chim trước rồi làm thuôc phòng dịch. Trong trường hợp nguy cấp cần kết hợp vừa chữa bệnh và phòng dịch. Cần tham khảo thêm từ các Bác sỹ thú y có kinh nghiệp về gia cầm tại địa phương.

6. Hạn chế vận chuyển, di chuyển chim non từ 2 ngày đến 30 ngày tuổi, đặc biệt là tránh mang chim ở giai đoạn này đi quá xa: Việc vận chuyển chim non đi xa chỉ nên làm đối với chim mới bóc trứng (kỹ thuật khá phức tạp, chỉ những người chuyên chim con gà con mới giảm thiểu được chết và hao hụt khi vận chuyển đi xa đối với chim bóc trứng), còn nếu chim con đã cho ăn và cho uống không nên vận chuyển vì chim sẽ bị sóc bụng và ảnh hưởng tới tiêu hóa. Với chim sau 1 tháng tuổi trước khi chuyển phải cho uống thuốc trước khi đem đi, sau khi về tới trại mới cũng cần bộ trợ thêm thuốc để chim không bị ngã nước hoặc sinh bệnh.

7. Tách riêng và phần chia dàn: Những con nhiễm bệnh nhốt riêng để tránh lây lan từ những con bị bệnh san con không bị, và nới rộng lồng úm hoặc tách đàm theo thời gian chim lớn dần để tránh mổ nhau, cắn nhau. Đồng thời những con bị bệnh cần xác định các bệnh và điều trị kịp thời.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.