Kỹ thuật nuôi chim trĩ đỏ sinh sản làm giàu cho gia đình

Kỹ thuật nuôi chim Trĩ dường như vẫn rất xa lạ với nhiều người bởi đây là loài chim đẹp, hiếm vì nguồn cung cấp giống chưa được mở rộng.

Chim trĩ đỏ trông giống gà chọi, nhưng thấp và nhỏ hơn, nhìn rất đẹp. Con trống màu sắc sặc sỡ, đuôi dài hấp dẫn. Chính bởi vẻ đẹp và giá trị kinh tế cao nên thời gian gần đây đã được rất nhiều người tìm mua và nuôi, nhưng chủ yếu là chim cảnh. Vậy còn nuôi chim trĩ đỏ sinh sản thì sao? Sự thật kỹ thuật nuôi chim trĩ đỏ không phải đơn giản nhưng nếu quyết tâm cao độ thì chắc chắn sẽ đem lại lợi nhuận khủng cho gia đình.

Cách chọn giống chim trĩ sinh sản

Để thuận lợi trong việc nuôi và chăm sóc, đối với những người mới nuôi hoặc chưa có kinh nghiệm nuôi trĩ đỏ nên hạn chế việc đầu tư mua con giống nhỏ quá. Người mua nên chọn mua những cá thể chim ở thời kỳ 3 – 5 tháng tuổi hoặc chim hậu bị.

Để kỹ thuật nuôi chim trĩ đỏ sinh sản hiệu quả cao cần nắm vững các bước nuôi và chăm sóc cơ bản. Ảnh minh họa

Trọn chim trống có ngoại hình to, cao, đuôi dài, lông mượt, trường chim, dáng khỏe mạnh, lanh lợi. Nếu ở thời kỳ trưởng thành chim trống luôn trong tư thế nghiêng mình xung trận. Còn đối với chim mái không dị hình, dị tật. Để đảm bảo giống nên mua chim ở những cơ sở gây nuôi uy tín và có nhiều năm kinh nghiệm để lựa được những cá thể chim khỏe mạnh, không bị đồng huyết, cũng như được tư vẫn về kỹ thuật gây nuôi cụ thể.

Chuồng

Nếu nuôi chim trĩ cảnh chắc chắn không cần quá cầu kỳ trong khâu làm chuồng nhưng nếu là chim trĩ đỏ sinh sản thì công đoạn làm chuồng cũng mất nhiều thời gian. Trước tiên phải chọn ở vị trí chuồng nuôi cao ráo, thoáng mát, cách xa các trại nuôi gia súc, gia cầm khác để hạn chế rủi ro lây nhiễm bệnh. Chuồng trại phải đảm bảo giữ ấm về mùa Đông, mát về mùa Hè. Nền chuồng phải bằng phẳng, tiện cho công tác dọn vệ sinh.

Kỹ thuật nuôi chim trĩ đỏ sinh sản

Trong kỹ thuật nuôi chim trĩ đỏ sinh sản trước tiên cần phải tiến hành ấp trứng. Thường có 2 cách cơ bản để ấp trứng trĩ. Đầu tiên dùng vật nuôi khác có thân nhiệt và điều kiện ấp nở tương tự như gà mái hoa mơ, gà tre .. . Thứ 2 là dùng máy ấp gia cầm thông thường. Thời gian ấp nở khoảng 22 -23 ngày . Hiệu chỉnh nhiệt độ , độ ẩm tùy theo giai đoạn.

Điều kiện nhiệt độ ấp trong tuần đầu là 37,5 độ C , Độ ẩm 55 %. Tuần thứ 2 Nhiệt độ 37,3 độ C , Độ ẩm 60 %. Tuần thứ 3 trở đi nhiệt độ 37 độ , Độ ẩm 75 %.

Chim trĩ giống bình quân sau khi nuôi đến 8 tháng tuổi có thể đẻ trứng. Thời gian đẻ thường từ đầu tháng 1 âm lịch đến khoảng tháng 4 âm lịch. Sau đó chim trĩ ngừng đẻ khoảng 1 tháng rồi tiếp tục đẻ lứa thứ 2 đến khoảng tháng 8 âm lịch thì nghỉ. Bình quân mỗi năm 1 chim mái có thể đẻ từ 68 -80 trứng .

Dinh dưỡng

Chim trĩ không kén thức ăn chủ yếu là ngô, thóc, cám, gạo. Ngoài ra kết hợp cho ăn thêm rau muống, bèo tây, thân cây chuối thái nhỏ… Hạn chế cho các loại thức ăn tôm, cua, cá có thể dẫn đến tình trạng chim bị tiêu chảy. Mỗi ngày nên cho ăn 3 lần. Bên cạnh máng thức ăn có máng cát sỏi cho chim đào bới. Nước cho chim uống phải sạch. Chim trĩ không kén thức ăn, tiêu tốn thức ăn chỉ bằng 1/2 so với gà.

Kỹ thuật nuôi chim trĩ thuận lợi ở chỗ chúng không quá kén thức ăn.

Theo kinh nghiệm của anh Thể, đầu tư nuôi chim trĩ và gà không khác nhiều về chuồng trại, thức ăn. Tuy nhiên nuôi chim trĩ tỷ lệ thành công cao hơn vì đây là động vật hoang dã nên sức đề kháng tốt hơn. Thức ăn cho chim cũng đơn giản, dễ kiếm chủ yếu là cám gạo, ngô, cám tổng hợp cho gà, rau xanh, cỏ…

Vệ sinh chuồng trại

Thường xuyên vệ sinh chuồng trại định kỳ 2- 3 lần / tuần. Phun thuốc khủ trùng định kỳ. Thường xuyên kiểm tra để loại bỏ các vật sắc, nhọn, sợi ninong trong khu vực nuôi đề phòng chim ăn phải sẽ dẫn đến tủng diều, chết.

Các bệnh thường gặp

Trong quá trình nuôi chim trĩ đỏ cần chú ý tới bệnh tiêu chảy, Ecoli. Để phòng bệnh nên dùng vaccin đặc trị Ecoli cho gia cầm tiêm hoặc cho uống. Ngoài ra chúng cũng thường mắc bệnh về đường hô hấp như thở khò khè, chảy nước mũi, thở ngáp rồi chết. Do đó, để đảm bảo tỉ lệ nuôi thành công thì khâu vệ sinh chuồng trại là 1 yếu tố rất quan trọng.

Giá trị kinh tế

Vốn là giống hoang dã lại được chăn nuôi sạch nên chim trĩ đỏ thịt chắc, mềm, ngọt. Thịt và trứng chim trĩ đỏ có giá trị dinh dưỡng cao nên dễ tiêu thụ. Giá chim trĩ thương phẩm hiện nay dao động từ 200.000 – 250.000 đ/kg. Tính ra lợi nhuận từ nuôi chim trĩ cao gấp nhiều lần so với nuôi gà.

Lưu ý: Hiện nay chim trĩ đỏ vẫn nằm trong danh mục động vật hoang dã nên việc gây nuôi tại nhà vẫn phải có khai báo với chi cục kiểm lâm sở tại. Không nên tự ý nuôi chim vì nếu phát hiện sẽ vô cùng bất lợi về kinh tế cũng như công chăm sóc.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Mô hình trồng tỏi bền vững đạt năng suất cao

Vụ ĐX 2016-2017, Trạm Trồng trọt & BVTV thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) triển khai mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật trồng tỏi trên vùng đất cát ven biển.

Mô hình trồng tỏi tại Ninh Hòa

Lâu nay, nông dân trồng tỏi ở vùng ven biển các xã Ninh Phước, Ninh Vân thường xuống giống mật độ dày với cây cách cây 4 – 5cm, hàng cách hàng 10 – 14cm, lại sử dụng tỏi lõi nên không chỉ tốn nhiều giống, phân bón, nước… mà còn gây khó khăn trong việc phòng trừ sâu bệnh.

Chưa hết, việc bón phân cho cây tỏi theo nguyên tắc “4 đúng”: Đúng thuốc, đúng nồng độ liều lượng, đúng lúc và đúng cách có ý nghĩa quan trọng giúp cây tăng năng suất nhưng bà con cũng chưa chú trọng.

Từ đó chi phí đầu tư trồng tỏi của bà con trên đơn vị sản xuất tăng cao khiến lợi nhuận giảm. Trước thực trạng này, Chi cục Trồng trọt & BVTV Khánh Hòa đã trang bị kỹ năng chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên cây tỏi cho nông dân. Mô hình được Trạm Trồng trọt & BVTV Ninh Hòa triển khai trên diện tích 1ha tại thôn Ninh Tịnh, xã Ninh Phước, sử dụng giống tỏi Lý Sơn. Yêu cầu đối với đất trồng tỏi lần đầu, sau khi được san bằng, sẽ rải một lớp đất màu dày khoảng 7 – 10cm (đất màu có thể được lấy tại chỗ hoặc chở từ đất núi về đất phải đảm bảo tơi xốp, nhiều mùn sau đó đầm chặt đất).

Còn đối với đất trồng tỏi đã nhiều năm thì sau 2 – 3 năm (luân canh với cây họ đậu đến 5 – 7 năm) khi canh tác lớp đất nền bị nén lại nên cần bổ sung thêm một lớp đất mùn khoảng 4 – 5cm trước khi xuống giống. Đồng thời lớp cát san hô trên mặt ruộng trồng tỏi được cào lại một bên (lớp cát cũ) sau đó bồi một lớp đất mới, rồi tiến hành bón phân lót. Tiếp đến, phủ một lớp cát san hô dày khoảng 3 – 5cm. Mật độ trồng lưu ý chỉ 83 cây/m2; khoảng cách cây x cây: 10cm và hàng x hàng: 12cm.

Về bón phân phải tuân thủ theo quy trình bón phân của đề tài “Biện pháp kỹ thuật trồng tỏi trên vùng đất cát ven biển tỉnh Khánh Hòa”: Phân chuồng 20 tấn + 115 kg Urê + 300 kg Super lân + 160 kg KCl + 300kg NPK Phú Mỹ 16:16:8:13S (tính cho đơn vị 1ha).

Người dân thu hoạch tỏi

Sau 4 tháng triển khai mô hình đến nay ruộng tỏi đã bắt đầu cho thu hoạch. Dẫn chúng tôi và bà con nông dân tham quan ruộng tỏi, ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó Trưởng trạm Trồng trọt & BVTV Ninh Hòa cho hay, năng suất tỏi ở ruộng mô hình đạt 12,5 tấn/ha, cao hơn 2,5 tấn/ha so với ruộng đối chứng.

Hiện toàn xã Ninh Phước hiện có trên 200 hộ trồng tỏi với diện tích khoảng 130ha.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Trồng tỏi đơn giản tại nhà

Ngoài là gia vị hàng ngày trong mỗi bữa ăn, tỏi còn có tác dụng điều trị ung thư, chữa cảm cúm, thấp khớp, trị mụn, đuổi muỗi,…

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng bao nion, bao xi măng, chậu, khay hoặc thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng tỏi. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

Đất trồng

Tỏi ưa phát triển ở đất thịt nhẹ, tơi xốp, giàu mùn, dễ thoát nước và có độ pH từ 6-6,5. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa…

Chọn giống

Tỏi giống nên chọn loại tỏi sạch để tránh dính hóa chất. Chọn củ tỏi có tép tỏi lớn, cứng do mỗi tép tỏi sẽ mọc lên một cây mới. Tránh chọn loại giống có tép tỏi bé, bị vỡ hay lép.

2. Trồng tỏi

Trồng mỗi nhánh tỏi sâu khoảng 5cm xuống đất. Lưu ý: Đặt tỏi theo hướng đầu bên trên, rễ ở dưới để sau tỏi nhú mầm lên trên mặt đất. Mỗi tép tỏi được trồng nên cách nhau khoảng 8-10cm để chúng được sinh trưởng và phát triển trong điều kiện tốt nhất.

Trồng tỏi khá đơn giản

Tuy nhiên, nếu trồng trong chậu diện tích có hạn, bạn hoàn toàn có thể thu hẹp khoảng cách này lại, nhưng nhớ là không nên trồng quá dày.

Sau khi trồng, dùng rơm, cỏ khô hoặc lá mục phủ lên trên để giữ ấm cho giống.

Cần đặt chậu ở nơi có nhiều ánh sáng, tưới nước đầy đủ để rễ phát triển.

3. Chăm sóc

Khi mới trồng, cần tưới nước đủ ẩm để rễ phát triển. Đến khi cây đã nhú mầm thì chỉ cần tưới 1 tuần/lần nếu trời không có mưa.

Tỏi có rất nhiều công dụng

Khi cây tỏi cao được khoảng 10cm, tiến hành bón lót đợt đầu tiên bằng phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế, phân gà, phân chim, phân dê… Sau đó cứ khoảng 1 tháng tiến hành bón 1 đợt. Mỗi lần bón kết hoặc xới đất, làm cỏ.

4. Thu hoạch

Nếu bạn muốn thu hoạch lá thì cây tỏi cao khoảng 20cm thì lấy kéo cắt và trừ khoảng gốc 4cm để tỏi có thể tiếp tục lên.

Thu hoạch tỏi

Củ thương phẩm thu hoạch sau khi trồng 125-130 ngày lúc lá đã già, gần khô. Nhổ củ, giũ sạch đất bó thành chùm, treo trên dây ở chỗ thoáng để bảo quản.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Bí ngồi – loại bí ngọt nhất trong họ nhà bí

Bí ngồi không những là loại quả ngon ngọt nhất trong họ nhà bí mà còn rất dễ trồng, cũng là loại cây trái lý tưởng để khuyến khích con trẻ em bắt đầu làm quen với công việc vườn tược.

Bí ngồi xanh

Bí ngồi (còn có tên gọi là bí ngòi, bí xanh) là giống bí có chứa nhiều vitamin và các khoáng vi lượng tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, nó còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm cholesterol, chống ung thư, giảm cân… Đây cũng là loại thực vật xanh lý tưởng có hình dáng lạ mắt, dễ thu hoạch để khuyến khích trẻ em bắt đầu làm quen với công việc vườn tược.

Bí ngồi vàng

Để  trồng bí ngồi, bạn cần chuẩn bị những dụng cụ sau:

– Hạt giống bí ngồi: Bạn có thể mua hạt giống bí ngồi xanh hoặc bí ngồi vàng ở các cửa hàng bán hạt giống.

– Đất trồng: Có thể dùng đất tribat hoặc đất hỗ hợp có trộn phân chuồng hoai mục, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa…

– Chậu trồng bí: Thùng xốp hoặc chậu có bán kính rộng từ 12 – 15cm, có đục lỗ thoát nước ở đáy.

Cách trồng bí ngồi:

1. Gieo hạt giống bí ngồi

– Trộn hỗn hợp đất + chất dinh dưỡng (đất tribat) vào trong thùng xốp hoặc chậu…. Sau đó tưới nước đủ ẩm. Trong thùng xốp hoặc chậu có bán kính rộng từ 12 – 15cm gieo 3 – 4 hạt, vùi hạt sâu khoảng 1,5cm. Sau đó phủ đất kín đợi hạt giống bí ngồi nảy mầm.

Khoảng 3 – 5 ngày sau khi gieo thì hạt bí ngồi nảy mầm

Cây con được khoảng 15 ngày thì chọn 1-2 cây khỏe để trồng, tỉa bớt cây xấu.

2. Bón phân cho bí ngồi

– Cây có 2 lá thật khoảng 17 ngày, sau khi hạt giống bí ngồi nảy mầm thì bón phân vào gốc.

– Bón bổ sung phân cho cây phát triển nhanh lúc cây được 22 ngày tuổi. Tiếp đó, cứ 16 ngày lại bón phân hữu cơ hoặc phân chuồng mục một lần để cây mau ra hoa, đậu quả.

– Nếu 32 ngày tuổi mà bí ngồi chưa ra hoa thì cần phải bổ sung thêm phân đạm, lân hòa tan với nước, tưới đều lên cây bí ngồi, quan trọng là chỗ ra nhánh hoa (cách gốc 5cm).

3. Tưới nước và chăm sóc cây bí ngồi

– Vào buổi sáng, chiều mát thì tưới nước cho cây. Cần tưới đủ nước khi cây ra hoa, ra quả vì lúc này cây phải cung cấp đủ nước cho hoa để quả dễ đậu.

– Không được bón phân khi bí ngồi đang ra hoa. Khi cây đã đậu quả thì nên tỉa bớt nhánh, cành hoa đực đi để cây tập trung nuôi trái.

4. Thu hoạch

Cây bí ngồi thường ra quả sau khoảng 60 ngày trồng, bạn có thể thu hoạch khi hoa ở đầu quả bí đã khô và rụng, không nên để lâu quá quả sẽ già và ăn không ngon.

Bí ngồi ra trái

Một số món ăn ngon từ bí ngồi mà các mẹ, các chị có thể trổ tài chế biến cho gia đình:

Bí ngồi nhồi tôm thịt

Bí ngồi sốt nấm

Bí ngồi xào thịt bò

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Những lưu ý khi trồng bí ngô

Bí ngô là cây cho sinh khối lớn, song cũng cần rất nhiều chất dinh dưỡng và đầy đủ, cân đối. Với năng suất 30 tấn/ha, cây bí lấy đi từ đất khoảng 125kg N, 60kg P2O5, 75kg K2O, 200kg CaO, 25kg SiO2, 10kg S và các chất vi lượng.

Bí ngô

Đặc tính của cây bí ngô

Cây bí ngô (bí đỏ) dễ trồng, có thể trồng được trên nhiều chân đất, đặc biệt trên đất lúa sau khi thu hoạch lúa mùa sớm. Tùy theo khả năng về vốn và kỹ thuật thâm canh mà có thể trồng trên giàn, hoặc trồng bò trên đất.

Đặc điểm của cây bí là thân lá phát triển mạnh, nhiều nhánh, phân nhánh rất nhiều cấp. Ngoài rễ gốc, trên các đốt thân có thể ra rễ bất định. Bí có khả năng chịu hạn khá do thân lá rất nhiều lông và nhờ hệ rễ khá phát triển và thường ăn rộng, ăn nông.

Cây bí không chịu được ngập úng nhưng lại rất cần nước, cho nên phải chủ động hệ thống tưới tiêu nội đồng tốt. Trong mỗi thời kỳ sinh trưởng nên tưới tiêu hợp lý, bảo đảm đủ ẩm thì sẽ cho năng suất cao, chất lượng tốt.

Bí ngô có thể trồng ở đất thịt vừa, hơi nặng, song tốt nhất ở trên đất thịt nhẹ và phù sa, pH thích hợp 6,5 – 8. Trên chân đất chua phải bón vôi và lân cải tạo đất, đồng thời đầu tư nhiều phân hữu cơ hoai mục và cân đối các chất dinh dưỡng trung vi lượng để có năng suất cao, chất lượng tốt.

Nếu bón phân đơn, hoặc phân NPK thông thường, cây bí thiếu các chất dinh dưỡng trung lượng như canxi, magie, silic, lưu huỳnh cùng các chất vi lượng như kẽm, bo, đồng, mangan, cây bí phát triển không cân đối, cây yếu, khả năng đậu quả kém, dễ nhiễm các loại sâu bệnh, vỏ quả mỏng, ruột nhiều, thời gian bảo quản ngắn.

Cách chăm bón

Căn cứ nhu cầu dinh dưỡng cây trồng, Cty CP Phân bón Văn Điển đã cho ra các loại sản phẩm phân bón như sau:

Loại NPK 5:10:3 dạng viên có hàm lượng N 5%. P2O5 10%, K2O 3%, Mg 9%, SiO2 14%, CaO 15% và các chất B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo… tổng hàm lượng các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng trên 60%.

Loại NPK 12:5:10 dạng viên có hàm lượng N 12%, P2O5 5%, K2O 10%, Mg 2%, SiO2 4%, CaO 5%… và các chất B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo … tổng hàm lượng các chất dinh dưỡng gần 50%.

Sử dụng mỗi sào bí ngô (360m2) khoảng 2 – 4 tạ phân hữu cơ ủ mục + 20 – 25kg NPK 5:10:3 chuyên bón lót (bón trước khi gieo hạt hoặc khi đặt bầu) và 25 – 35kg NPK 12:5:10 chuyên bón thúc.

Từ khi cây mọc đến khi cây ngả ngọn bò cần chú ý xới đất phá váng 2 – 3 lần kết hợp với vun gốc cho cây.

Chăm sóc bí ngô đúng cách cho ra quả sai nặng trĩu

Bón thúc vào 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn cây có 5 – 6 lá và ngả ngọn bò, bón thúc mỗi sào 10 – 15kg NPK 12:5:10 để thúc cây vươn lóng và ngoi ngọn. Bón xa gốc 15 – 20cm, xới nhẹ kết hợp vun gốc

Giai đoạn ra hoa rộ, mỗi sào cần bón thúc thêm 7 – 10kg NPK 12:5:10 để tăng khả năng đậu quả và lấy lứa hoa tiếp theo.

Khi cây có quả rộ bón thêm 7 – 10kg NPK 12:5:10 để nuôi quả.

Ở nhiều địa phương, nông dân tranh thủ lấy ngọn, lá non và quả non đầu vụ sớm làm rau xanh, sau đó mới lấy bí già thì cần bón thêm 5 – 7kg phân bón thúc, vừa để thêm lứa quả cuối vụ, vừa giúp cây tốt bền và tăng năng suất, chất lượng quả lứa cuối. Bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu các yếu tố dinh dưỡng cho cây bí đạt năng suất cao, chất lượng tốt.

Chăm sóc khác

– Tưới nước: Không để ruộng bí quá ẩm để phát sinh bệnh phấn trắng. Nhưng giai đoạn bí ra hoa, đậu quả cần phải đủ nước để cây bí phát triển.

– Khi thân cây bí bò ra dài 50cm, thì lấy đất lấp lên ở vị trí các đốt. Cứ cách 1 – 2 đốt lại lấp chặn lên một đốt để cây ra nhiều rễ bất định, hướng cho ngọn bí bò từ hốc này qua hốc kia. Nếu cho bí leo thì sau đó mới nương dây cho bí bò lên giàn. Dùng lạt mềm buộc thân bí vào giàn, buộc ở vị trí dước nách lá.

– Bấm ngọn, thụ phấn bổ sung: Khi dây bí dài 1m thì bấm ngọn để cây ra nhiều nhánh; khi bí ra hoa rộ dùng hoa đực úp vào hoa cái vào lúc 7 – 9 giờ sáng để tăng đậu quả. Sau khi cây thụ phấn thì cần cắt bỏ bớt hoa đực, tỉa bỏ các nhánh con làm rau xanh, tỉa bỏ các lá già, lá sâu bệnh để tạo độ thông thoáng cho cây và tập trung dinh dưỡng nuôi quả. Nếu trên cây đậu nhiều quả thì phải tỉa bớt quả non để tăng cường chất lượng cho các quả bí.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Dân Bảy Núi trồng chùm ngây dưới tán rừng để thoát nghèo

Hạt chùm ngây 100.000 – 120.000 đồng/kg, lá non 50.000 – 60.000 đồng/kg, giống 15.000 đồng/cây, loài vốn chỉ làm hàng rào giờ có thể mang lại cho nông dân cả trăm triệu mỗi năm.

Chùm ngây có tên khoa học là Moringa oleifera, thích nghi với vùng đất núi, dễ trồng. Tỉnh An Giang đang hỗ trợ nông dân thực hiện dự án “Xây dựng mô hình phát triển cây chùm ngây” ở vùng Bảy Núi ( huyện Tri Tôn và Tịnh Biên) với diện tích 200ha theo hai hướng: sử dụng cho rau sạch và thuốc sạch theo tiêu chuẩn quốc tế.

Tỉnh An Giang còn có kế hoạch sẽ tập trung xây dựng vùng nguyên liệu 2.000 ha tại 9 xã của hai huyện vùng Bảy Núi, khai thác từng bước 6.000ha đất trồng rừng hiệu quả thấp, qua đó tăng giá trị kinh tế từ 2 triệu đồng/ha/năm lên 20 triệu đồng/ha/năm, tạo việc làm, thu nhập cao cho lao động nông thôn miền núi.

Cây giống chùm ngây 2 tháng tuổi chuẩn bị đem đi trồng ở vùng Bảy Núi

Ông Trần Văn Hiệp ở ấp Núi Đá Lớn, xã An Phú, Tịnh Biên, cho biết, gia đình trồng 5 công cây chùm ngây ở phía sau triền núi Voi, cây đang cho thu hoạch lá. Trung bình 2 tuần thu hoạch lá non một lần, giá 1 kg lá từ 50.000 – 60.000 đồng, còn hạt giống bán 100.000 đồng/kg. Ngoài ra, gia đình làm vườn ươm cây con, mỗi năm cũng ươm được vài ngàn cây, bán giá mỗi cây giống từ 15.000-20.000 đồng.

Cũng theo ông Hiệp, một công đất ở triền núi khó có thể trồng cây ăn trái cho năng suất cao mà chỉ trồng rừng, và mà đặc biệt chỉ có chùm ngây trồng xen canh với rừng là phù hợp, cho thu hoạch không thua gì so với trồng lúa, trong khi việc chăm sóc lại nhàn hạ hơn. Toàn thân cây chùm ngây là thuốc nên luôn được các công ty chế biến dược phẩm quan tâm đến tận nhà thu mua.

Ông Trần Văn Mì, bí thư xã Lương Phi (Tri Tôn – An giang) cho biết thêm, ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long chỉ có vùng Bảy Núi với khí hậu khô hạn khắc nghiệt là nơi lý tưởng trồng chùm ngây. Hiện huyện Tri Tôn đang thực hiện đề tài: “Bảo tồn, phát triển sản xuất và hướng tới chế biến, tiêu thụ sản phẩm cây chùm ngây”. Đây là chương trình nằm trong dự án xóa nghèo, nhằm cải thiện cuộc sống đồng bào dân tộc Khmer và người trồng rừng phòng hộ khu vực Bảy Núi. Kinh phí cho dự án hơn 1 tỷ đồng. Theo ông Mì, ước tính dự án giải quyết việc làm cho khoảng 300 hộ nông dân tại địa phương và trên 1.000 lao động nông nhàn.

Cây chùm ngây đang cho trái.

Cây chùm ngây có trong tự nhiên từ lâu đời. Tại vùng núi ở Tịnh Biên, Tri Tôn (An Giang) nhiều nhà trước nay vẫn quen trồng làm hàng rào. Nay bà con mới biết tới các công dụng của nó. Ông Mì cũng cho biết: Chùm ngây là loại cây thân gỗ, có thể cao tới 5-6m, cây rất dễ trồng, dễ sống, không kén đất, ít tốn phân, và hầu như “miễn dịch” với sâu bọ. Cây có thể trồng quanh hàng rào, trồng ở những bãi đất trống, trồng dọc đường đi… Trồng khoảng 4-5 tháng là bắt đầu thu lá. Vì thuộc họ cây cổ thụ nên tuổi thọ của chùm ngây kéo dài.

Người dân có thể trồng chùm ngây xen kẽ dưới tán rừng, khi cây cao được 1,5m thì cắt cành, chỗ cắt sẽ đâm ra nhiều tược, khi tược cao lại cắt ngang, lúc đó cây sẽ đâm tược theo cấp số nhân. Chùm ngây trồng khoảng 6 – 8 tháng là có thể thu hoạch được lá hoặc hạt.

Nguồn: Zing.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Cây chùm ngây mở hướng làm giàu

Tốt nghiệp Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh, chàng kỹ sư trẻ Nguyễn Văn Đồng từ bỏ giấc mơ công chức về quê (xã Nam Hương, Thạch Hà) lập trang trại và du nhập cây chùm ngây – một loại cây “vạn năng” về trồng trên quy mô lớn.

Dẫn tôi “vi hành” một vòng khu vực trang trại rộng 6 ha, nằm dưới chân động Hạc, xã Nam Hương với những “phân khu” ao – chuồng đan xen và cơ man màu xanh của loại cây “lạ” cao quá đầu người, kỹ sư trẻ Nguyễn Văn Đồng say sưa thuyết trình về cây chùm ngây – một loại cây mới vừa đưa vào trồng trên diện tích 2,8 ha. Chưa tin vào những thuyết minh về nhiều tác dụng của loài cây mới này, tôi liền mở điện thoại vào Google, gõ từ khóa “cây chùm ngây” và chỉ trong vòng 0,35 giây đã cho 567.000 kết quả với nhiều mỹ từ: cây thần diệu, cây độ sinh, cây vạn năng, thảo dược quý, rau sạch thế kỷ 21.

Trang trại của Nguyễn Văn Đồng phủ một màu xanh của cây chùm ngây.
Theo tài liệu của Giáo sư Nguyễn Lân Hùng – Tổng Thư ký Hội Các ngành sinh học Việt Nam, cây chùm ngây không chỉ cung cấp dinh dưỡng, làm thuốc mà còn là nguyên liệu để sản xuất mỹ phẩm. Lá được dùng làm rau, nấu canh, làm sinh tố. Người già, trẻ em và người có thể trạng yếu, nếu ăn rau chùm ngây sẽ rất mau khỏe. Chùm ngây còn có tác dụng phòng và trị rất nhiều bệnh như: ung thư, tiểu đường, thiếu máu, còi xương, gan, tim mạch, ung loét, co giật… Nó giúp hạ huyết áp và cholesterol, chống oxy hóa…
“Qua nghiên cứu tài liệu trên mạng, các bài nói chuyện của các nhà khoa học, nhà kinh doanh về công dụng, kỹ thuật trồng, chăm sóc cũng như khả năng tiêu thụ của cây chùm ngây, năm 2014, em vào thực địa một số tỉnh miền Nam để học hỏi và đưa về trồng thử nghiệm 100 cây, nay phát triển rất tốt. Đặc biệt, cây chùm ngây hầu như không có sâu bệnh và thích hợp với điều kiện khô hạn ở Hà Tĩnh. Vì vậy, đầu năm 2015, em tiếp tục mua giống về trồng đại trà trên diện tích 2,8 ha với chi phí cây giống 40 triệu đồng/ha” – Đồng cho biết.

Theo Đồng, cây chùm ngây sau 6 tháng tuổi (cao khoảng 2m) là thời gian bắt đầu thu hoạch chính. Trung bình 1 cây có thể cho thu hoạch từ 0,5-1 kg lá. Nếu trồng 5.000 cây/ha (2 m2/cây), sau 6 tháng có thể thu hoạch trung bình 2.500 kg lá /ha/tháng. Với giá bán sĩ tại vườn 50.000 đồng/kg, thì trung bình 1 ha cho thu nhập khoảng 125 triệu đồng/tháng. Hiện nay, sản phẩm rau chùm ngây đã có mặt tại cửa hàng thực phẩm Mitraco và chợ thành phố Hà Tĩnh với giá bán lẻ dao động 80.000 – 100.000 đồng/kg.
“Không mơ ước bán được với giá 50.000 đồng/kg như giai đoạn đầu còn khan hàng mà chỉ cần bằng giá rau thông thường 20.000 đồng/kg, thì lãi ròng tại vườn ít nhất 50 triệu đồng/tháng/ ha, sẽ là nguồn thu lớn đối với người nông dân hiện nay” – Đồng bày tỏ.

Sản phẩm cây chùm ngây được bày bán tại Cửa hàng thực phẩm Mitraco Hà Tĩnh

Mặc dù đây là loại cây cho giá trị kinh tế khá cao nhưng trong suốt câu chuyện, Đồng không có ý giành thế “độc quyền” mà mong muốn phổ biến cho người dân Hà Tĩnh phát triển giống cây này, ít nhất mỗi nhà trồng 2-3 cây là có thể tự túc nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và an toàn cho gia đình, đặc biệt là vào mùa hè khô hạn có ít rau xanh. Trong trang trại của mình, Đồng đang lập kế hoạch mở rộng diện tích cây chùm ngây kết hợp với trồng một số cây dược liệu để thành sản phẩm hàng hóa cung cấp cho các công ty chế biến dược liệu, sản phẩm làm đẹp.

“Rõ ràng, cây chùm ngây không chỉ là giải pháp độ sinh như Tổ chức Lương thực thế giới (FAO) đề quyết mà còn là giải pháp ưu việt cho Việt Nam chúng ta. Vấn đề là làm thế nào để mọi người dân Việt Nam biết được giá trị của nó, để người nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, để cây chùm ngây trở thành thực đơn trong mỗi bữa ăn hàng ngày để những nhà sản xuất, chế biến dược phẩm của chúng ta không chỉ có mỗi một lựa chọn là mua nguyên liệu nước ngoài về dập thành viên rồi bán và làm thế nào để phổ biến những sản phẩm của cây chùm ngây rộng khắp” – Giáo sư Nguyễn Lân Hùng nói.

Nguồn: Báo Hà Tĩnh được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật trồng bí đỏ lấy ngọn cho năng suất cao

Bí đỏ ăn ngọn (bí ngô) được các chuyên gia Đông y ví là “rau toàn năng” vì nó có chất dinh dưỡng cao hơn tất cả các loại rau. Món rau này không chỉ ngon miệng mà còn là một vị thuốc rất quý giá.

Cây bí đỏ con

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và hạt giống

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng những dụng cụ có sẵn như khay, chậu, bao xi măng, thùng xốp hoặc mảnh đất trống ở nhà.

Đất trồng

Bí đỏ lấy ngọn ưa đất tốt, giàu mùn, tơi xốp, có cấu tượng nhẹ, dễ thoát nước. Bạn có thể mua sẵn hoặc trộn đất với vỏ trấu, xơ dừa, phân bò, phân gà, phân chim, vịt ngan ngỗng, phân cá…

Hạt giống

Bạn nên tới siêu thị hoặc các của hàng bán đồ nông sản để chọn mua hạt giống bí siêu ngọn cao sản để gieo trồng.

2. Ngâm ủ và gieo hạt

Hạt giống mua về bạn có thể trồng trực tiếp. Tuy nhiên, ngâm ủ hạt trước khi gieo thì tỷ lệ nảy mầm sẽ cao hơn.

Ngâm hạt giống bí đỏ vào vào nước ấm ở nhiệt độ từ 30-35 độ C trong vòng 4-5 giờ, sau đó vớt ra ủ trong khăn ẩm cho nứt nanh rồi đem gieo (thông thường hạt bắt đầu nảy mầm khoảng 20-28 giờ sau khi ủ).

Trồng bí đơn giản tại nhà

Sau khi ngâm ủ xong, bạn tiến hành gieo hạt hạt vào thùng xốp hoặc khay. Hạt giống được gieo hạt cách hạt 0,2-0,25m, hàng cách hàng 5m. Xong khi gieo hạt xong, phủ lớp đất mỏng khoảng 1cm. Tưới nước bằng vòi phun nhẹ.

Nếu mật độ cây con quá dày, nên bứng tỉa để trồng những nơi khác (tỉa trồng khi cây có từ 2-3 lá nhám).

3. Chăm sóc

Ngày tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Không nên tưới nước vào giữa trưa nắng nóng. Thoát nước trong mùa mưa để bí đỏ không bị úng nước.

Đọt bí khi được chăm sóc tốt

Khi cây bí đỏ ra được 2-3 lá thật thì bón thúc đợt 1 bằng phân bò, phân gà, trùn quế… hoặc phân hữu cơ. Cứ 7-10 bón 1 lần.

4. Thu hoạch

Bí đỏ ăn ngọn có thể thu hoạch sau 35-40 ngày trồng.

Đọt bí không những thơm ngon mà còn nhiều dinh dưỡng

Thu hái lứa đầu bằng cách dùng dao cắt tất cả các ngọn, để lại cách gốc 30-45cm. Khi các chồi gốc đã nảy mầm, ngắt bỏ những chồi nhỏ, yếu, giữ lại mỗi gốc 2-3 chồi khỏe nhất.

Sau khi thu hoạch xong, tiến hành vun gốc cho cây. Các lứa tiếp theo thu hoạch khi ngọn mới đã vươn dài từ 60-70cm.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Cách thu hoạch cây chùm ngây

Cách thức thu hoạch cây chùm ngây đúng cách giúp bạn dễ dàng bảo quản một cách hiệu quả nhất tại nhà.

Thu hoạch lá cây chùm ngây

Khi cây chùm ngây bắt đầu cao lên khoảng 1m5 thì hãy cắt nó đi và chừa lại khoảng cách khoảng 1m. Ngay đoạn cắt của cây sẽ bắt đầu đâm lên nhiều tược cho đến khi nào cao các bạn hãy cắt ngang rồi chừa lại 1 tắc. Lúc này cây sẽ đâm tược từ chỗ cắt khoảng 1 tắc theo cấp số nhân lúc này ta bắt đầu thu hoạch sẽ được thêm rất nhiều rau.
Chùm ngây là loại rau sạch không có sau bệnh hay đất cát bám vào khi thu hoạch. Mỗi chu kì thu hoạch lá của cây là thông thường khoảng 30 cho đến 45 ngày thu hoạch 1 lần. 6 tháng tuổi là cây bắt đầu bước vào thời kì thu hoạch chính. Mỗi cây hàng tháng cho năng xuất khoảng 0.6kg lá tươi hàng tháng.
cây chùm ngây

Thu hoạch quả của cây chùm ngây

Kỹ thuật hái quả như sau: khi cây trồng bắt đầu trên 18 tháng thì bắt đầu ra hoa kết trái và hàng năm vào tháng 2 là bắt đầu có thể thu hoạch để làm giống được rồi. Lấy giống từ những cây có độ tuôi khoảng 6 năm tuổi trở lên chọn những quả đã già và to để thu hái. Màu vỏ thu hoạch được là màu xanh đã chuyển sang màu thẩm mốc. Không thu hoạch những quả bị sau bệnh hay những quả bị nứt, những quả bị bệnh nấm. Không được bẻ cành mà nên dùng dụng cụ để thu hái chừa lại những quả chưa đạt yêu cầu đợt sau thu hoạch.

Chế biến hạt giống: sau khi các bạn đã thu hái về rồi cũng nên rải đều chúng ra trên tấm bạt hoặc là phơi ngoài nắng nhẹ một chút. Khi quả bắt đầu có hiện tượng nứt thì thu vào trong bóng dâm để phơi mát không nên phơi ngoài nắng nữa. Vì trong quả có dầu nếu như phơi ngoài nắng nữa chúng sẽ khô dầu đi và làm giảm đi phần nào tỉ lệ nẩy mầm của hạt. Khi hạt đã bung ra hết trái thì nên sàn bỏ các tạp chất đi thu hoạch lại hạt rồi đưa nó vào dụng cụ bảo quản.

Bảo quản hạt giống: bảo quản hạt giống sẽ hơi cầu kì một chút vì hạt của cây chùm ngây là loại hạt có dầu. Phải bảo quản cho thật tốt thì mới đảm bảo được. Loại bỏ những hạt xấu hạt không đảm bảo ra cho những hạt giống tốt vào trong túi PE hàn lại cho kín để bảo quản chúng ở nhiệt độ trung bình khoảng 10 độ C. Trong năm đó mà sử dụng nó để ươm ngây luôn thì tỉ lệ nẩy mầm sẽ rất cao đến 75% còn để qua năm thì chỉ còn lại khoảng 20-30% mà thôi.

Thu hoạch rễ

Mỗi cây cho năng xuất khoảng 3-10kg cũ rễ tùy vào đất trồng cùng với điều kiện chăm sóc của cây như thế nào nữa sau thời gian 5 năm.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Chùm ngây

Cây chùm ngây là loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể , được nhiều chuyên gia tin dùng. Kỹ thuật trồng cây chùm ngây cũng rất đơn giản.

1. Giới thiệu

1.1. Đặc điểm hình thái

Cây chùm ngây thuộc loại cây gỗ trung bình, cao 5 – 10m. Lá kép lông chim 3 lần, dài 30 – 60cm, với nhiều lá chét màu xanh mốc, không lông, dài 1,3 – 2cm, rộng 0,3 – 0,6cm; lá kèm bao lấy chồi. Hoa thơm, to, dạng hơi giống hoa đậu, tràng hoa gồm 5 cánh, màu trắng, vểnh lên, rộng khoảng 2,5 cm. Bầu noãn 1 buồng do 3 lá noãn, đính phôi trắc mô. Quả nang dài từ 25 – 30cm, rộng 2cm, khi khô mở thành 3 mảnh dày. Hạt nhiều (khoảng 20), tròn dẹp, to khoảng 1cm, có 3 cánh mỏng bao quanh. Cây trổ hoa vào các tháng 1 – 2.

1.2. Đặc điểm phân loại

Chùm ngây là một trong 13 loài thuộc chi Moringa, họ Moringaceae, tên khoa học Moringa oleifera Lamk.. Trong đó, Moringa là tên chi, được Latin hóa từ tên bản xứ gốc tiếng Tamil murungakkai, oleifera có nghĩa là chứa dầu, được ghép bởi gốc từ olei- (dầu) và -fera (mang, chứa).

2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

2.1. Gieo ươm

Thời vụ: cây Chùm ngây có thể trồng quanh năm vì cây Chùm ngây chịu khô hạn tốt. Ở những vùng thiếu nước thì nên trồng vào đầu mùa mưa (tháng 4 – 5). Cây bắt đầu cho quả sau 6 – 8 tháng trồng. Quả được thu hoạch giữa tháng ba và tháng tư, sau đó thu lại một đợt nữa trong tháng 9 và tháng 10.

a. Chuẩn bị: Túi bầu PE 11 x 20cm hoặc chậu cây cảnh đựng hỗn hợp ruột bầu. Thành phần ruột bầu gồm 80% đất mặt tầng AB + 20% phân hữu cơ đã hoai. Đất làm ruột bầu được đập sàn nhỏ trộn đều với phân và đổ vào bầu thật đầy, sau đó xếp thành luống có chiều ngang 0,8 – 1m, chiều dài tùy ý, khoảng cách giữa 2 luống 0,4m.

b. Xử lý hạt: Ngâm hạt chùm ngây với nước ấm 60 độ C (2 sôi, 3 lạnh) trong 24 giờ, sau đó đem gieo.

c. Gieo ươm:

+ Gieo trực tiếp: Dùng túi bầu PE hoặc chậu nhựa có lỗ thoát nước, đựng hỗn hợp ruột bầu. Sau đó đặt hạt sâu khoảng 25mm dưới lớp đất xốp, phủ và nén đất nhè nhẹ, tưới nước cầm chừng không để khô quá hoặc ướt quá. Sau 3 – 6 ngày hạt nẩy mầm, và cây sẽ ló ra khỏi mặt đất sau chừng 1 tuần, tiếp tục giữ ẩm không để quá khô, tuyệt đối không để úng nước và để trong mát.

+ Ươm vào túi bầu PE hoặc chậu: Có 2 cách

Cách 1: Ngâm hạt trong nước ấm 60 độ C (2 sôi, 3 lạnh) 24 giờ, hạt sau khi ngâm, vớt ra trộn với cát, ủ trong bao tải, hoặc rơm rạ mỗi ngày tưới một lần, 3 – 6 ngày sau hạt nẩy mầm, đem hạt ươm vào túi bầu PE hoặc chậu nhựa chứa đất tơi xốp có khoét lổ rút nước, tưới nước vừa đủ ẩm, tránh úng nước, khoảng 1 tuần sau cây nhú lên, chờ 6 – 8 tuần cây khỏe.

Cách 2: Đầu tiên, pha nước ấm 60 độ C (2 sôi, 3 lạnh), ngâm hạt chùm ngây trong 24 giờ. Lấy khăn bọc hạt chùm ngây lại và để trong tối; vì, ánh sáng khuyếch tán có lợi cho cây xanh, nhưng cưỡng bức quá trình nẩy mầm. Đặc biệt là thành phần quang phổ màu xanh trong phổ ánh sáng trắng. Mỗi ngày, nhúng bọc hạt chùm ngây vào nước mưa, trở qua trở lại. Sau đó, vẩy nhẹ để đừng ứ nước bên trong. Làm cẩn thận vì có thể làm hư mầm non bên trong. Bổ sung nước cũng như tránh ẩm mốc cho hạt. Vài ngày sau, hạt nẩy mầm. Đem ươm vào chậu hoặc túi bầu PE có hỗn hợp ruột bầu, lưu ý là cả chậu hoặc túi bầu PE đều cần khoét lổ để thoát nước.

2.2. Giâm cành

– Chọn cành giâm: Chọn những cành bánh tẻ hoặc các nhánh từ cành chính trên những cây khỏe mạnh, lấy đoạn từ gốc đến hết phần bánh tẻ, không lấy phần ngọn. “Gốc cành được ngâm trong nước tránh cho cành khỏi mất nước”.

– Cắt cành giâm: Chọn các đoạn thân cành có đường kính từ 2 – 3 cm, cành được cắt với chiều dài từ 10 – 15 cm, mang 2 – 3 cặp lá, cắt bớt phiến lá. Các vết cắt nên cắt xéo, sắc ngọt và tránh bầm dập.

– Ngâm cành giâm vào thuốc trị nấm: Sau khi cắt ra từng đoạn cành, nhúng cành giâm vào thuốc trị nấm như: Rovral….. liều lượng sử dụng có ghi trên bao bì các loại thuốc. Thời gian ngâm vào thuốc diệt nấm bệnh từ 20 – 30 phút.

– Nhúng gốc cành vào thuốc kích thích ra rễ, như NAA, IBA và NAA + IBA (tỷ lệ 1:1), nồng độ kích thích tố thích hợp từ 2.000 – 3.000 ppm, và giâm ngay vào bầu hoặc líp ươm đã soi lổ.

– Cắm cành giâm vào bầu đất líp ươm: Hỗn hợp gồm tro trấu (25%), cát sông (75%), hạt cát thô, hỗn hợp được trộn đều và cho vào bầu hoặc líp. Bầu đất, líp giâm cành, cần được đặt trong nhà polyetylen có hệ thống phun sương không liên tục, 1 giờ phun 2 phút trong 2 tuần đầu, sau 15 ngày tưới 5-6 lần/ ngày đảm bảo ẩm độ thường xuyên trên 80 % trong tuần lễ đầu, sau 45 ngày có thể cho cây ra trồng trong chậu hoặc thay bầu đất nuôi cây.

– Chăm sóc cành giâm: Trước khi chuyển cây ra bầu đất nên tưới nước ướt đẫm, xới nhẹ, lấy cành giâm cắm trên líp ươm vào bầu đất hoặc bầu đất giâm cành xé bỏ vỏ bầu và cắm vào bầu đất mới. Thành phần bầu đất gồm: tro trấu, đất mặt, phân chuồng. Bầu đất cần được tưới đủ ẩm trước khi cắm cành giâm đã có rễ vào bầu, líp đặt bầu ươm cành giâm cần được che nắng trong thời gian đầu, dần dần cho cành giâm tiếp xúc với nắng nhẹ, sau đó tăng dần lượng chiếu sáng để cành giâm ra rễ mạnh hơn và đưa dần cành giâm ra ánh sáng hoàn toàn. Khi cành giâm đã phát triển mạnh có thể bón phân pha loãng để giúp cây sinh trưởng tốt hơn.

2.3. Trồng

Trồng cây

Cây ươm trồng bằng cây con hoặc bằng cành giâm trong chậu hoặc túi bầu PE được 6 – 8 tuần lễ, đã đâm rễ và cây cứng cáp, cao 10 – 20cm có thể đem trồng.

Trồng phân tán cây cách cây từ 1,5 – 2,0m, trồng tập trung cây cách cây 2m hàng cách hàng 3m (mật độ 1.666 cây/ha).

Đào hố rộng 30 x 30cm, sâu 30cm, mỗi hố đào cách nhau 1,5 – 2m. Hố được đào trước khi trồng 7 – 10 ngày. Tiến hành bón lót phân NPK (15-15-15) từ 100-200gr/hố hoặc phân hữu cơ sinh học từ 1-1,5kg/hố. Sau khi bón phân xong phủ một lớp đất mịn dày 1-2cm.

Trước khi bỏ cây xuống hố phải xé túi bầu, lưu ý không để phạm vào rễ cái. Cho cây vào giữa hố, giữ cây thẳng, dùng tay vun lớp đất mịn xung quanh vào gốc cây. Vừa vun, vừa nén chặt gốc, lấp đất cao hơn cổ rễ từ 2-3cm, giữ ẩm 2 – 3 tuần cây sẽ sống khỏe, đến lúc đó không cần phải thường xuyên tưới nước.

Chăm sóc

Sau khi trồng 3-4 tuần, tiến hành kiểm tra và trồng dặm ngay những cây bị chết.

Làm cỏ vun gốc 1 tháng sau khi trồng.

Chăm sóc định kỳ 2 lần/năm, gồm phát dọn thực bì, làm cỏ, bón phân, vun gốc cây rộng 1m và bón phân cho cây, chăm sóc lần 1 lượng phân bón 100gr- 200gr NPK/lần bón. Bón liên tục trong 3 năm đầu.

Cây chùm ngây dễ trồng, tăng trưởng nhanh sau 01 năm trồng có thể cao từ 4 – 5m, đường kính cổ rễ từ 5 – 6cm, và ra hoa kết trái ngay trong năm đầu tiên.

Nếu chỉ để thu hoạch lá và hoa, có thể trồng ngay trên luống đất xốp bằng cách ươm hạt sâu 25mm và cách nhau 40cm như trồng ớt.

2.4. Một số sâu bệnh hại chính

Sâu bệnh hại thường gặp:

– Ruồi đục quả Gitona spp.

– Các loài bọ cánh cứng hại lá cây con và cây chồi giâm hom như: Mylloceus discolor, M. viridanus, Ptochus ovulum.

– Thực vật ký sinh: Dendrophthoe flacata.

– Các nấm hại như: Cercospora moringicola, Sphaceloma morindae, Puccinia moringae, Oidium sp., Polyporus gilvus…

3. Thu hoạch

3.1. Lá

Cây chùm ngây sau khi trồng 3 tháng, đạt chiều cao khoảng 60cm. Tiến hành cắt ngọn và tỉa cành.

Năng suất: tùy theo cách đầu tư, trung bình thu hoạch đạt 0,5kg lá tươi/tháng/cây. Sau khi trồng 6 tháng, cây cao khoảng 2m, đây là thời kỳ thu hoạch chính, thời kì này cây có thể cho 900gr lá tươi/cây/tháng.

Sau khi thu hoạch lá, tiến hành bón phân và cắt tỉa. Những tược non phát triển tiến hành cắt tiếp, cắt chỉ chừa lại khoảng 10cm.

3.2. Rễ

Thu hoạch rễ: năm thứ 2 trở đi.