Tắm chó: Cách tắm cho chó đúng

Nghe qua, ai cũng nghĩ việc này rất đơn giản, nhưng thực ra việc tắm như thế nào mới là đúng và tốt cho con vật của bạn thì không phải ai cũng biết.

Đối với những thú cưng có bộ lông da khỏe mạnh bình thường thì việc tắm thường xuyên là không cần thiết vì việc tắm rửa thường xuyên có thể làm cho con vật mất đi độ bóng mượt của lông, khô da và thậm chí tổn thương da nếu ta tắm quá nhiều.

Đặc biệt đối với loài mèo, ta nên hạn chế tắm nếu như bộ lông da của mèo không có gì bất thường vì mèo rất ghét tắm. Bởi vậy, việc xác định thời điểm tắm cho thú cưng là rất quan trọng và nên được xác định 1 cách hợp lý. Ta thường tắm cho thú cưng khi:

  • Có quá nhiều bụi bẩn, dịch nhầy, hay các chất lạ khác bám trên da và lông.
  • Đến lúc cần loại bỏ bớt lớp lông chết đã đến thời điểm rụng trên bộ lông của con vật.
  • Sự tăng tiết bã nhờn làm cho con vật bốc mùi.
  • Lớp da chết tích lũy nhiều trên da tạo thành đám, vảy.
  • Da bị nhiễm trùng.

Ngoài ra, ta nên chọn những ngày thời tiết ấm áp để tắm cho vật và không nên tắm quá muộn vào cuối ngày làm cho bộ lông của vật khó khô hoàn toàn, có thể dẫn đến các trường hợp bệnh lý không đáng có về sau.

Lưu ý, không nên tắm cho thú cưng khi:

  • Sau khi ăn 2h.
  • Thời tiết quá lạnh (nhất là đổi gió mùa ở miền Bắc, khi nhiệt độ ngoài trời xuống tới dưới 18oC).
  • Những con non đang bú mẹ hoặc mới tách mẹ.
  • Con ốm hoặc có dấu hiệu nghi ốm.
  • Những con đực đang kỳ động dục chuẩn bị phối giống, nếu tắm sẽ giảm mùi “đặc trưng hấp dẫn ” làm giảm hưng phấn tính dục khi giao phối.
  • Thú cưng sau giao phối trong vòng 15 ngày.
  • Thú cưng mới sinh con.
  • Những con mới mua về nuôi.
  • Những con mới tiêm chích ngừa dịch bệnh.

Sau khi xác định được thời điểm tắm hợp lý, ta tiến hành chọn loại sữa tắm phù hợp với thú cưng của mình. Sữa tắm tốt thường không gây kích ứng da và có PH=7-7,14. Bạn có thể mua chúng ở bất cứ của hàng thú y nào. Chúng ta không nên dùng loại sữa tắm của người để tắm cho thú cưng vì đa phần sữa tắm của người có tính axit sẽ không tốt cho da của con vật.

Đối với những con bị viêm da, ta nên chọn loại sữa tắm đặc biệt theo chỉ định của bác sỹ thú y. Nếu chọn sai, rất có thể sẽ làm cho bệnh của con vật nghiêm trọng hơn.

Tiếp đến, ta tiến hành loại bỏ lớp da chết đã đóng thành vảy, thảm và các đám lông dính bết cứng lại với nhau. Việc làm này không chỉ giúp chúng ta tắm cho con vật dễ dàng và nhanh chóng hơn mà còn giúp ngăn chặn việc phát sinh các mầm bệnh về sau.

Ngoài ra, trước khi tắm chó ta cũng nên tiến hành các thao tác chuẩn bị cho quá trình tắm như:

  • Dùng 2 cục bông nhét vào 2 tai để tránh nước chảy vào tai con vật gây nhiễm trùng.
    Chuẩn bị 1 tấm thảm cao su trong phòng tắm để tránh cho con vật khỏi bị ngã (làm con vật có thể hoảng loạn và stress).
  • Nếu móng chân đã quá dài ta cũng nên cắt trước khi tắm.
  • Ngoài ra bạn nên chuẩn bị 1 lọ thuốc mỡ tra mắt chuyên dùng trong thú y phòng trường hợp sữa tắm dây vào mắt con vật.
  • Trừ trường hợp những ngày nắng ấm, còn lại ta nên tắm cho vật tại phòng tắm trong nhà. Thêm một ít nước ấm vào bồn tắm, sau đó đặt con vật vào trong bồn.
  • Bắt đầu từ việc lau rửa mặt cho con vật bằng một miếng vải ẩm, sau đó lau nhẹ qua vành tai cho sạch bụi bẩn và da chết.
  • Nhẹ nhàng thấm nước dần dần cho đều khắp cơ thể, vừa đổ vừa dùng tay xoa sữa tắm đã pha loãng lên cơ thể con vật bắt đầu từ phần cổ xuống phần thân. Tiếp tục dùng tay gãi nhẹ cho sữa tắm thấm đều khắp cơ thể và đi hết bụi bẩn, sau đó rửa sạch lại nhẹ nhàng bằng nước.
  • Nếu chưa sạch, ta tiếp tục lặp lại quá trình tắm một lần nữa. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý là thời gian tắm cho con vật không nên quá lâu sẽ không tốt cho sức khỏe của vật.

Tắm chó giúp chó cưng thư giãn

Nếu bạn đang sử dụng sữa tắm dược liệu để điều trị cho con vật thì sau khi bôi đều sữa tắm lên cơ thể nên để yên 10 phút cho ngấm vào da.

Khi đã hoàn tất quá trình tắm, bạn dùng 1 chiếc khăn bông khô lau sạch nước cho con vật. Đối với những con có bộ lông không quá dài và dày, ta nên để nó khô tự nhiên.

Đối với những con có bộ lông lâu khô hơn, ta có thể dùng máy sấy để sấy cho con vật nhưng lưu ý, nên chọn chế độ quạt mát (cool) dù nó mất nhiều thời gian hơn vì như vậy sẽ tráng làm cho da của thú cưng bị khô, tổn thương.

Ngoài ra, nếu con vật không quen nghe tiếng kêu của máy sấy và có phản ứng dữ dội thì ta cũng không nên quá ép buộc.

Cuối cùng, sau khi tắm chó nếu con vật có bất kỳ biểu hiện bất thường nào như sốt cao, bỏ ăn, run rẩy…ta nên đưa ngay nó đến bác sỹ thú y để khám.

Như vậy, việc nắm rõ cách tắm cho thú cưng như thế nào là hợp lý sẽ giúp cho chúng ta vừa đảm bảo con vật luôn sạch sẽ mà lại vừa chăm sóc tốt cho sức khỏe của vật.

Từ đó, có thể phòng tránh được các nguy cơ về bệnh tật cũng như giúp nó kéo dài tuổi thọ để nó có thể sống cùng chúng ta lâu hơn.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật nuôi Chó con sau cai sữa

Căn cứ vào đặc điểm sinh lý tiết sữa của chó mẹ và sự phát triển của chó con, việc cai sữa chó con là cần thiết.

Chó mẹ sau khi sinh được 30 ngày trở lên lượng sữa cạn dần, không đủ cung cấp cho chó con, trong khi đó nhu cầu chất dinh dưỡng cho chó con ngày một tăng. Nếu chó mẹ sinh lần đầu lượng sữa càng ít, và tốc độ cạn sữa càng sớm, lúc này nên cho chó con ăn thêm cháo sữa từ lúc 5 ngày tuổi và từ 15 – 21 ngày tuổi. Việc cho ăn thêm cháo sữa có thịt băm là cần thiết và hợp lý.

Cai sữa chó con tiến hành dần dần trong khoảng 5 – 6 ngày, trong 2 ngày đầu tách mẹ khỏi chó con khoảng 2 giờ. Sau đó thời gian tách dài hơn khoảng 4 – 6 giờ, tiếp theo tách cả ngày, chỉ cho mẹ gặp con vào buổi tối.

Trong thời gian này giờ chó ăn phải ổn định, cho ăn thức ăn nó đã quen. Đặc biệt chăm sóc phải chu đáo, giúp chó tránh những bất lợi do ngoại cảnh đem lại. Chăm sóc nuôi dưỡng chó con phải thực hiện một cách nghiêm túc. Việc cho ăn, dạo chơi, chải lông cần đúng giờ qui định.

Nuôi chó con sau cai sữa, cần căn cứ vào mức độ tuổi của nó, để tăng khẩu phần ăn hợp lý và tập cho ăn một số loại thức ăn của chó lớn.

Vào những ngày thời tiết xấu (giá rét, mưa bão, hoặc u ám) buổi tối phải cho chó ngủ trong nhà ấm, khô ráo, sạch sẽ, đặc biệt tránh ẩm ướt lạnh đột ngột, ban ngày vẫn có thể nuôi chó bình thường. Ban đêm mùa đông cần sưởi cho chó con.

Trong thời gian này chó con rất thích hoạt động, tiếp xúc với ngoại cảnh, chó thường liếp láp các chất bẩn nên dễ mắc bệnh nhất là bệnh đường ruột như : giun sán, ỉa chảy…

Hàng ngày dọn chuồng chó con sạch sẽ, và mỗi tháng tắm ít nhất là 2 lần (chú ý mùa đông phải chọn ngày nắng ấm, tắm xong phải dùng khăn vải sạch lau khô lông).

Nhu cầu các chất dinh dưỡng đối với chó con sau cai sữa là rất lớn, phải tăng dần, chú ý bổ sung đầy đủ chất đạm, vitamin đặc biệt chất khoáng đa lượng và vi lượng.

Trong thời kỳ này, cần quan tâm kiểm tra chó hàng ngày, định kỳ tẩy giun sán, đề phòng bệnh giun móc và giun đũa ngay từ ngày thứ 21 trở đi. Chú ý diệt trừ ve, rận, bọ chó hút máu gây bệnh cho chó.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật nuôi chó con đang bú sữa

Chó con giai đoạn bú sữa có sức đề kháng rất thấp, nếu bạn không nuôi dưỡng, chăm sóc tốt, cún rất dễ mắc bệnh hay rất khó tăng cân như bình thường.

Bởi vậy, đây là giai đoạn tiền đề để cún phát triển về sau. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn nắm được các công việc, các kỹ thuật cơ bản để bạn có thể chăm sóc cún tốt nhất trong giai đoạn này

1. Bạn cần chuẩn bị cho cún những gì:

Chỗ ở:

– Thoáng mát vào mùa hè, ấm và kín gió vào mùa đông, đủ ánh sáng. Có chỗ ngủ, vệ sinh cố định .
– Tránh xa: dây điện và các đồ dùng điện, bếp lửa ga, vật dụng cháy nổ, hóa chất và cây cỏ độc.
– Tránh vị trí cao như cửa sổ, cầu thang… để đề phòng cún rơi từ trên cao xuống.
– Tránh xa điều hòa, quạt.

Một chiếc “giường” lý tưởng của cún

Dụng cụ: ngoài những đồ dùng cơ bản, bạn nên chuẩn bị thêm cho cún 1 số vật dụng cần thiết như bình sữa hay bát ăn, bát uống nước…

2. Chế độ ăn uống và chỉ tiêu cân nặng:

Cún đang bú sữa thì thức ăn chủ yếu là sữa mẹ, ngoài ra để cún không bị thiếu chất và chậm lớn chúng ta nên bổ sung thêm cho cún sữa bò tươi và cháo gạo bắt đầu từ khi cún khoảng 5 ngày tuổi trở lên.

Dưới đây là chế độ ăn điển hình cũng như các chỉ tiêu cân nặng của cún theo độ tuổi, nắm được chế độ ăn cũng như những chỉ tiêu này sẽ giúp bạn đánh giá chính xác hơn về việc cún nhà mình đã được chăm sóc tốt hay chưa?

Chế độ ăn cũng như các chỉ tiêu cân nặng của cún theo độ tuổi

Tuổi Thức ăn Số lần ăn/ngày Thuốc Chỉ tiêu cân nặng
12 tiếng sau sinh  Sữa đầu  Không giới hạn   Tùy giống
1-5 ngày tuổi  Sữa mẹ  Không giới hạn    
5-14 ngày tuổi  Sữa mẹ + 2 thìa sữa bò tươi/con/ngày  Sữa bò: 1 lần   8-9 ngày cân nặng tăng gấp đôi bạn đầu
14-21 ngày tuổi Sữa mẹ + 200-300g sữa bò tươi/con/ngày + cháo gạo thịt xay 20g/con Cháo gạo: 1-2 lần/con/ngày 2 ống canxi clorua/con/ngày từ 14-21 ngày tuổi. 18 ngày tăng gấp 3,5-4 lần ban đầu.
21-30 ngày tuổi Sữa mẹ + Cháo gạo thịt xay 2 lần/con/ngày 1-2 giọt kháng sinh tổng hợp (Tetracillin…) trong vòng 3-4 ngày liền Tăng 5-7 lần

Trên thực tế, tùy thuộc từng trường hợp cụ thể mà chúng ta có những chế độ chăm sóc cho cún khác nhau, tuy nhiên dù bạn chọn khẩu phần ăn gì thì cũng phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho cún.

Thức ăn chủ yếu của cún giai đoạn này là sữa mẹ

Trong giai đoạn này, bạn cũng đừng quên chăm sóc chó mẹ đầy đủ, chu đáo để nó có đủ sức khỏe, dinh dưỡng nuôi con. Lưu ý nhỏ nữa là đối với sữa bò, bạn nên hâm nóng đến nhiệt độ cơ thể cún rồi mới cho cún ăn để tránh gây tiêu chảy cho cún vì hệ tiêu hóa của nó vẫn chưa phát triển hoàn thiện.

3. Phòng bệnh

Bên cạnh việc chăm sóc vệ sinh, chỗ ở, ăn uống…thì việc phòng bệnh cho cún cũng vô cùng quan trọng.

Ngoài việc cho cún bú sữa đầu để tăng cao sức đề kháng, chúng ta cũng cần có những tác động để giúp cún phòng các bệnh nguy hiểm vì ở tuổi này, cơ thể cún còn rất yếu và dễ mắc bệnh. Nếu cún không được bú sữa đầu, ta nên bố trí tiêm phòng vaccine sớm cho cún 1 số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Việc phòng bệnh cho cún giai đoạn này là vô cùng quan trọng

Song song với các bệnh truyền nhiễm thì ta cần giúp cún phòng các bệnh ký sinh trùng như ve,ghẻ, giun, rận…Dưới đây là liệu trình tẩy giun cho cún các bạn có thể tham khảo thêm:

Lịch tẩy giun cho cún

Tuổi Lần tẩy giun
2 tuần tuổi Lần 1
4 tuần tuổi Lần 2
6 tuần tuổi Lần 3
8 tuần tuổi Lần 4

4. Chăm sóc khác

Bên cạnh các vấn đề chính như ăn uống, bệnh tật, vệ sinh thì bạn cũng nên để ý tới việc giúp cún hòa nhập với môi trường sống.

Cho cún làm quen với con người và các “bạn cún” khác trong nhà từ tiếng động, cách vuốt ve, ôm ấp chúng…cho đến việc cho chúng tiếp xúc với các vật nuôi khác trong nhà. Cho hòa nhập sớm, giúp chúng có cảm giác an toàn trong môi trường sống và giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề phát sinh sau này. Như trên chúng tôi đã nói, dù việc cho cún làm quen môi trường mới, “bạn” mới là rất tốt nhưng không được quá đột ngột, sẽ làm cho cún dễ bị stress.

Hòa nhập sớm, giúp chúng có cảm giác an toàn trong môi trường sống

Như vậy, cún con giai đoạn bú sữa rất yếu nên rất cần được chăm sóc cẩn thận. Sự quan tâm đúng mực cùng với 1 chút kinh nghiệm, kỹ thuật sẽ giúp bạn tự tin hơn nhiều trong việc chăm sóc cún khỏe mạnh, tạo nền tảng cho sự phát triển khỏe mạnh của chúng sau này.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật nuôi Chó Becgie sinh sản

Hiện nay chó becgie Đức (GSD) đang rất được ưa chuộng tại Việt Nam vì thế đây là một cơ hội tốt cho những ai yêu thú cưng và muốn phát triển kinh thế gia đình bởi vì chăn nuôi chó sinh sản mang lại lợi nhuận vô cùng to lớn.

Nhưng không hẳn ai cũng là người biết các kỹ thuật chăn nuôi chó sinh sản để có được một chó mẹ khỏe mạnh, sinh đẻ tốt và đàn chó con luôn luôn bụ bẫm. Sau đây Trại Chó Becgie Hoàng Minh giới thiệu đến bạn những điểm lưu ý cơ bản nhất mà bạn phải chú tâm khi nuôi chó becgie sinh sản. Ngoài ra nếu thắc mắc bất cứ một vấn đề gì về con giống, về kỹ thuật chăm sóc hãy gọi ngay cho chúng tôi bạn sẽ được giải đáp mọi câu hỏi một cách nhanh chóng nhất.

1.Chọn giống chó cái

Điều này rất là quan trọng vì bạn xác định chăn nuôi chó sinh sản là bạn đã xác định làm việc này trong nhiều năm liền chứ không phải làm 1-2 năm rồi bỏ. Vì thế lựa chọn chó cái làm giống làm sao để chú chó đó mang lại lợi nhuận trong nhiều năm liền, chúng đẻ cho bạn những lứa con chất lượng, khỏe mạnh, bụ bẫm… để bạn có thể dễ dàng bán con của chúng. Vậy làm sao để chọn được một chú chó giống tốt?

Chó becgie con 2 tháng tuổi

Trước tiên chú chó đó phải là giống thuần chủng tuyệt đối vì những chú chó thuần chủng có gien giống rất tốt, thần kinh tốt, sức khỏe tốt… Chọn chó giống theo bố mẹ, hãy chọn những con giống mà bố mẹ của nó đẹp, to cao, dữ tợn… Vì người Việt Nam rất thích những chú chó có thân hình cao to, dữ tợn… Chó cái có nhiều vú, các vú đối nhau qua trục bụng, các vú phải đều nhau, chó cái có từ 10-12 vú là rất tốt. Bạn có thể xem thêm chó becgie cái giống của Trại Chó Becgie Hoàng Minh

2.Chăm sóc chó cái sinh sản ngay từ khi còn bé

– Chó con sinh ra được một tuần ta chọn làm giống,để tập trung chăm sóc nuôi dưỡng tốt ngay từ những ngày đầu,phải cho bú lâu hơn chó thường,nhưng tránh nuôi chó cái béo quá hoặc quá gầy.

Chú ý cho ăn đầy đủ chất đạm,khoáng chất và các vitamin ngay từ đầu để khung xương phát triển đầy đủ, co to dễ đẻ.

– Thường xuyên cho chó cái dạo chơi vận động thoải mái trong bầu không khí trong lành và tắm nắng hợp lí. Khả năng sinh sản của chó cái xuất hiện vào khoảng 10-12 tháng tuổi,cá biệt có con sớm hơn (nếu nuôi tốt)nhưng cũng có con muộn hơn. Lúc này các tế bào sinh dục cái đã phân chia,tế bào trứng đã trưởng thành,mặc dù ở con cái đã xuất hiện khả năng sinh dục. Nhưng tầm vóc và sự phát triển cơ thể vẫn còn tiếp tục phát triển.

– Vì vậy, cho giao phối ở tuổi này là không hợp lý, vì những chó con này sinh ra khả năng sống và phát triển rất thấp. Tuổi giao phối thích hợp nhất cho chó cái là vào lúc được 18-20 tháng tuổi (nghĩa là bỏ qua 2 lần động dục) mà đến lần thứ 3 mới cho phối giống, ở thời điểm này sự phát triển cơ thể của chó cái đã hoàn thiện hơn. (Theo lý thuyết thì là như thế nhưng trên thực tế là đa số mọi người chỉ bỏ lần động dục đầu tiên và cho phối ngay ở lần động dục thứ 2)

– Tính ngày kết hợp theo dõi màu sắc chất thải ở cơ quan sinh dục chó cái. Nếu quyết định cho phối chính xác, khả năng thụ thai cao và số con sinh ra sẽ nhiều hơn.

3.Chăm sóc chó cái mang thai

– Sau khi chó cái giao phối xong, dự đoán chó có chửa, phải nuôi dưỡng đúng,ngoài khẩu phần ăn bình thường cần bồi dưỡng thêm có thể mỗi ngày cho ăn thêm từ 80-100 gam thịt nạc hoặc 2 quả trứng, có thể cho ăn thêm sữa tươi.

Trong 30 ngày đầu thai chưa rõ,chỉ từ tháng thứ 2 trở đi mới tháy rõ bụng và các hiện tượng ở con cái như: trọng lượng tăng lên nhanh, thân hình to ra, bầu vú căng dần .Việc nuôi chó cái đúng kỹ thuật cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để bào thai phát triển bình thường trong thời kỳ đầu mang thai, cho ăn mỗi ngày 3 bữa, 4 bữa những bữa ăn giảm về khối lượng nhưng tăng về chất lượng.

Chú ý: Phải có đủ nước sạch cho chó uống tự do vì thời kỳ này chó rất cần nước để cho quá trình trao đổi chất phát triển bào thai. Chuồng trại nuôi cần khô ráo,thoáng mát mùa hè có đủ ánh sáng, có ổ để cho chó vào nằm đẻ, phải kín và ấm, khô sạch vào mùa đông.

4.Chuẩn bị cho chó đẻ

– Dựa vào sổ phối giống để chuẩn bị chỗ cho chó đẻ. Thường thì từ 58 ngày trở đi kể từ ngày giao phối chủ chó phải chuẩn bị ổ cho chó đẻ và theo dõi thường xuyên để giúp đỡ cho chó đẻ. Thường thì trước ngày đẻ chó thường bỏ ăn, đi lại quanh chuồng liên tục để tìm chỗ đẻ, thở nhanh hơn, rất khó nhọc, có rên rỉ nhất là lúc chuyển dạ sự đau đớn tăng dần lên, chất nhầy ở âm hộ chảy ra nhiều hơn, có con lọt ra ngoài theo cái bọc lúc đó chó mẹ cắn rách cái bọc cho chó con chui ra.

– Chó con mới sinh ra, còn dính với dây rốn và nhau, sau đó chó mẹ cắn dây rốn và liếm khô chó con, tiếp tục sự chuyển dạ để đẩy chó con còn trong ổ bụng ra ngoài. Thường thì mỗi con đẻ ra cách nhau từ 15 đến 20 phút nhưng cũng có thể lâu hơn.Trong lúc chó đẻ phải chú ý quan sát chó có đẻ khó không.chó con đẻ ra yếu và bị ngạt phải có sự can thiệp của BS thú y: Xé bỏ màng nhau, dùng giấy vệ sinh lau khô chó con. Đặc biệt lau màng nhầy ở lỗ mũi và miệng để chó con thở dễ dàng. Thời gian đẻ của chó nhanh hay chậm tùy thuộc vào số con, tùy thuộc vào sức khỏe của chó mẹ. Nhưng một ca đẻ từ 3-10 giờ chó mới đẻ xong.

– Khi chó đẻ kết thúc, cần cho chó mẹ uống sữa nóng(ấm), nước đường cho thêm vitamin b1 để nghỉ ngơi từ 6-8 giờ mới cho chó ăn cháo thịt nạc hoặc trúng (bỏ lòng trắng): Chế độ ăn này duy trì trong vòng 24 giờ đầu,những ngày tiếp theo cho ăn từ 3-5 bữa.Sau lần ăn đầu tiên cần thay ổ lót cho chó con. Sau đó hàng ngày phải thay ổ lót, như vậy mới đảm bảo ổ nuôi sạch, chó con khỏe mạnh, ít bị bệnh.

Nguồn: traichohoangminh.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật nuôi trăn cảnh

Loài trăn cảnh có rất nhiều chủng loại và mỗi loại lại có những đặc điểm riêng. Người ta tìm thấy chúng nhiều nhất ở châu Phi và phân bố rộng tại một số quốc gia trên thế giới như: Senegal, Mali, Guinea-Bissau, Guinea, Sierra Leone, Liberia, Bờ Biển Ngà, Ghana, Benin và Nigeria through Cameroon, Chad…

Trăn thuộc loài động vật hung dữ nhưng những chú trăn cảnh lại thường rất hiền lành, thậm chí đôi khi nhút nhát. Vì vậy, nếu bạn là một người chơi “cừ” và có cá tính”mạnh” thích mạo hiểm thì phải thuần dưỡng để chúng có thể hung dữ hơn.

Cách chăm sóc trăn cảnh

Trăn cảnh cũng được đánh giá là loài động vật dễ nuôi, dễ chăm sóc, ít bệnh tật và thân thiện nên được các bạn trẻ rất yêu thích và ưu tiên lựa chọn làm pet cưng cho mình.

Không cầu kỳ như các loài bò sát khác mà phải phơi nắng, phải làm chuồng đúng kích thước, phải có đèn sưởi ấm ban đêm, loài trăn cảnh chỉ cần 1 chuồng với kích thước nhỏ vừa với chúng, một máng nước và tạo một hang trú đơn giản như vậy thôi là chúng đã có thể sống một cách thoải mái và khỏe mạnh rồi.

Thông thường các loài trăn cảnh không quá to như các loài trăn hoang dã mà chỉ hoảng 1m2, mỗi khi cuộn mình lại bạn có thể dễ dàng bế nó trong lòng bàn tay.

Chăm sóc trăn cảnh

Thức ăn của trăn cảnh:

Trăn cảnh thường ăn các loài vật nhỏ như chim, chuột, đôi khi chúng còn có thể ăn gà con và chuột cống. Tuy nhiên, khi cho trăn ăn bạn nên chú ý không cho tự săn mồi bằng cách thả các động vật sống, điều này không giúp nâng cao khả năng săn mồi của trăn mà còn rất nguy hiểm cho bạn, nhất là những bạn mới nuôi. Ngoài ra, trăn cảnh là loài động vật nhịn đói rất giỏi, chúng có thể nhịn đói đến nửa năm mà vẫn sống vì vậy bạn cũng không cần quá lo lắng mỗi khi đi chơi xa hay cho chúng ăn thiếu bữa.

Chuồng nuôi trăn cảnh:

Điều kiện đầu tiên khi làm chuồng nuôi trăn cảnh mà bạn cần chú ý là không cho chúng có cơ hội để trốn thoát. Bạn có thể sử dụng một chiếc hồ cá đã qua sử dụng,một chiếc thùng nhựa hay bất cứ vật dụng gì tương tự để làm chuồng cho chúng. Chuồng nuôi trăn cảnh thì không cần quá cầu kỳ và đầu tư bởi trăn không phải loài động vật khó tính. Tuy nhiên, bạn phải lựa chọn kích thước chuồng nuôi phù hợp để tránh việc chú trăn của bạn phải sống trong không gian chật hẹp, khó phát triển.

Nhiệt độ phù hợp cho trăn cảnh:

Việc cung cấp nhiệt độ đầy đủ cho trăn cảnh là điều cần thiết. Hãy đặt một cách khéo léo bộ phận cung cấp nhiệt dưới đáy chuồng nuôi với khoảng cách phù hợp sao cho cả khu vực chuồng đều được sưởi ấm. Một điều lưu ý là nên tránh sử dụng đá sưởi bởi rất nguy hiểm cho chú trăn của bạn.

Với đèn sưởi thì bạn có thể dùng loại đèn từ 40-60 w. Tốt nhất khi bạn chọn các loại đèn hay thảm nhiệt thì nên chọn những loại có canh thời gian để tăng hay giảm nhiệt độ khi cần thiết để tránh tình trạng quá nóng trong khu vực chuồng nuôi. Bạn cũng có thể dùng các loại đèn bằng sứ, loại này chỉ tỏa nhiệt mà không phát sáng. Treo các loại đèn ngoài tầm vươn tới của con trăn, nhằm tránh cho trăn bạn bị bỏng

Chăm sóc tốt giúp trăn cảnh nhanh phát triển

Độ ẩm cho trăn cảnh:

Độ ẩm là yếu tố cần quan tâm hàng đầu khi chăm sóc các loài trăn cảnh bởi đặc tính của chúng là thích ẩn náu dưới các hang động, ưa độ ẩm cao. Với trăn cảnh, khi độ ẩm thấp sẽ khiến chúng khó lột da,mất nước và đôi khi còn bỏ ăn. Để tăng độ ẩm cho chuồng nuôi thì bạn nên đặt vào một cái thau nước lớn được đậy kín ngay cạnh lồng nuôi sau đó khoét một lỗ to gấp đôi con trăn để trăn có thể chui vào khi nó cần.

Một số bệnh thường gặp của trăn cảnh

Trăn cảnh thường gặp các bệnh thông thường như bệnh ký sinh dưới da, bệnh rộp da, bệnh thối miệng, viêm phổi,…

Bệnh ký sinh dưới da là bệnh nguy hiểm nhất, loại ký sinh trùng gây là bệnh này có tên thường gọi là ve sinh sống dưới lớp vảy của trăn. Khi trăn sinh sống trong tự nhiên dễ gặp phải chúng hoặc khi điều kiện chăm sóc không tốt, môi trường bẩn cũng dễ sinh ra các loại ký sinh này. Để điều trị và ngăn ngừa loại ký sinh này thì bạn cần phải làm là ngâm nước ấm có pha tí muối, ngâm khoảng 30-45 phút. Làm nhiều lần như vậy thì bạn có thể diệt được chúng dễ dàng. Hoặc bạn cũng cỏ thể sử dụng các loại thuốc xịt chuyên dụng dành cho bò sát.

Bệnh thối miệng có những dấu hiệu như trong miệng có những vết lỡ màu trắng, và lan rộng. Khi bạn banh miệng trăn ra thì thấy có khác nhiều nước nhớt trong.

Bệnh rộp da là kết quả của việc trăn của bạn được nuôi trong một điều kiện không an toàn, không đảm bảo vệ sinh, không đảm bảo điều kiện độ ẩm và nhiệt độ. Kỳ sinh cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh rộp da. Con trăn sẽ có những triệu chứng rất đau đớn, da thường bị tróc ở bụng nhưng đa phần là tróc ở phần lưng của trăn. Nếu có dấu hiệu trên thì bạn cần đưa đến bác sĩ có kinh nghiệm. Để hạn chế bệnh rộp da thì chuồng nuôi của bạn phải ấm và sạch. Phải được dọn dẹp định kỳ và thường xuyên.

Một số bệnh khác cũng có khá nguy hiểm như bệnh thối miệng và bệnh viêm phổi. Nếu bạn nghi ngờ trăn cảnh của bạn đang bị bệnh, thì điều bạn cần làm là tìm ngay một bác sĩ có kinh nghiệm để chữa trị.

Nguồn: Vietpetgarden.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Hướng dẫn làm chuồng nuôi tắc kè hoa tại nhà

Tắc kè hoa từ lâu đã trở thành thú cưng không chỉ riêng giới trẻ hà thành mà ngày càng được phổ biến rộng khắp. Chuồng là nơi không thể thiếu để cư trú cho tắc kè cảnh.

Có thể bạn bắt gặp ở đâu đó, người ta thả rông những chú tắc kè trong nhà hoặc thậm chí ngay ngoài sân vườn. Tuy nhiên, đó là khi những chú tắc kè của họ đã lớn, đã quen với không gian sống cùng với chủ nhân của mình. Còn đối với những chú tắc kè con hoặc mới được bạn nuôi dưỡng, quan trọng nhất trong cách nuôi tắc kè là việc có một chiếc lồng cho chúng, đây là điều hoàn toàn cần thiết.

Kích thước của chuồng nuôi

Đối với con cái khi trưởng thành, chuồng nuôi có kích thước tối thiểu 16×30 inch, còn đối với con đực kích thước trung bình thường to hơn thì lồng cỡ 18×30 inch với là phù hợp. Tuy những chú tắc kè con thì nhỏ thôi nhưng bạn phải tính trước đến thời điểm chúng trưởng thành. Không nên thay lồng thường xuyên để tắc kè con thích nghi được với tổ ấm của mình một cách tốt nhất. Điều quan trọng trong cách nuôi tắc kè hoa làm cảnh là bạn nên nuôi chúng trong một chiếc lồng rộng rãi, kết hợp trang trí các loại cây thực vật không có hại, các loại cây dây leo.

Tắc kè hoa đổi màu veiled chameleon

Trong chuồng nuôi tắc kè hoa bạn nên làm hộc gỗ tạo chỗ nghỉ ngơi à đẻ trứng vì không phải lúc nào chúng cũng bám trên tường. Làm hộc gỗ bạn cầm dùng 3 miếng gỗ có độ dài 25cm, cao 7cm dùng đinh cố định chúng lại làm thành hộc 3 cạnh tương ứng với chiều dài của tắc kè.

Nên cho thêm các cây gỗ loại vào chuồng cho chúng trèo leo bắt mồi tạo môi trường như ngoài thiên nhiên. Tắc kè hoa là loài bò sát có tập tính ưa bóng tối, mùa hè bạn có thể dùng vải tối màu để tạo độ tối cho chuồng nuôi.

Độ ẩm và ánh sáng

Nhiệt độ được xem là nhiệt độ thích hợp nhất dành cho những chú tắc kè hoa đổi màu là từ 27-35 độ C.

Tắc kè hoa Panthe

Những chú tắc kè thường cảm nhận nhiệt độ ở phần lưng chứ không phải ở phần bụng như chúng ta tưởng. Do đó, nếu bạn quyết định sử dụng máy tạo nhiệt cho chuồng nuôi tắc kè, hãy thiết kế bộ phận cung cấp nhiệt cho chúng ở đáy chuồng. Làm như vậy sẽ khiến tắc kè tránh được bỏng nếu nhiệt độ quá cao. Để giữ đủ độ ẩm cho tắc kè hoa bạn cần tắt đèn cho chúng trước khi chúng đi ngủ.

Ánh sáng và nhiệt độ

Để chú tắc kè hoa của bạn phát triển tốt nhất và biến đổi màu sắc hoàn hảo, hãy cung cấp hai loại ánh sáng cho chúng: một bóng đèn UVB (tôi khuyên bạn nên ReptiSun 5.0) và một bóng đèn sợi đốt có công suất thích hợp. Tắc kè hoa trưởng thành cần một điểm tắm nắng khoảng 100 độ F, nhiệt độ môi trường phù hợp khi đó là từ 75 đến 85 độ; còn đối với những chú tắc kè con nhỏ hơn thì cần khu vực tắm nắng từ 85 đến 90 độ với nhiệt độ môi trường xung quanh thấp hơn khoảng 75 độ.

Để bò sát cảnh luôn khỏe mạnh, không bị stress bạn nên cố gắng tạo cho chúng một không gian sống thật giống với tự nhiên. Giữ yên tĩnh cho bò sát cảnh, để chúng ở nơi an toàn tránh xa các loài động vật có thể đe dọa đến tính mạng chúng.

Nguồn: Vietpetgarden.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Chế độ chăm sóc tắc kè cảnh trường thọ

Thú chơi tắc kè cảnh từ lâu đã trở thành “mốt” không riêng gì của giới trẻ hà thành mà ngày càng được phổ biến rộng khắp.

Tuy nhiên, để chơi được loài thú cưng này lâu thì không phải là điều đơn giản. Bạn cần nắm được kĩ thuật nuôi và chăm sóc chúng nhưng điều này thì không phải ai cũng biết. Vậy nuôi tắc kè có khó không và kĩ thuật nuôi như thế nào mới là đúng cách? Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết sau ngay nhé!

Chuồng là nơi không thể thiếu để cư trú cho tắc kè cảnh

Khi mua một loài thú cưng về nuôi, việc đầu tiên bạn cần làm đó là cần kiếm một chỗ ở cho chúng. Vậy đối với loài tắc kè cảnh, làm chuồng như thế nào là đúng cách?

Tắc kè trường thọ

Hướng dẫn cách làm chuồng nuôi tắc kè cảnh:

Theo tập tính sinh hoạt của tắc kè, đặc biệt là tập tính thích sống một hang tổ quen thuộc trên thân cây, không ưa rời chỗ ở cũ chuyển đến nơi ở khác, nên ta đã nuôi được tắc kè trong dạng chuồng nuôi như sau:

– Kích thước chuồng xây: Chiều cao 2m – 2,2m X . Chiều rộng 1,2m – 1,5m X dài 3 mét (tối thiểu) hoặc tùy theo diện tích của từng hộ gia đình tối đa . 1m2 nền nuôi khoảng 30 đến 50 con tắc kè đẻ, khoảng 50 đến 100 con tắc kè con
– 1,2 hoặc 3 mặt chuồng là tường gạch thô để giữ ấm và cân bằng nhiệt độ , mặt còn lại là lưới .Làm cửa ra vào cao trên đầu người để tiện ra vào
– Từ mặt nền xây tường gạch thô cao lên khoảng 50cm để khi rọn rửa chuồng không làm rỉ lưới. Nền láng xi măng
– Phía trên tường quây bằng lưới inox hoặc lưới sắt, đường kính mắt lưới 0,3cm
– Làm khe hở sát nền dài 20cm – cao 1cm, khe hở này chỉ đủ cho phân thoát ra khi rửa chuồng . Sau khi vệ sinh chuồng lấy gạch che kín khe hở tránh các tác động từ bên ngoài
– Trong chuồng nuôi treo dọc các ống tre nứa, ống giấy loại to thông hai đầu để tắc kè chui rúc, treo phía trên cao, tầng trên treo so le với tầng dưới để phân không rơi vào các ống tre phía dưới
– Làm hộc gỗ: Dùng 3 miếng gỗ có độ dài 25cm, cao 7cm dùng đinh cố định chúng lại làm thành hộc 3 cạnh tương ứng với chiều dài của tắc kè .Tác dụng của hộc gỗ tạo chỗ nghỉ ngơi và đẻ trứng vì không phải lúc nào chúng cũng bám trên tường
– Làm kệ gỗ: Dùng 2 cái ke sắt hình tam giác vuông bắn vít vào khung gỗ của mặt trong cùng chuồng nuôi, lưu ý kệ gỗ cách mặt đất khoảng 1m để tránh ẩm thấp, tránh vi khuẩn dưới nền chuồng, gác 2 thanh gỗ dài lên 2 ke sắt chiều ngang cách nhau khoảng 18cm. Buộc hoặc bắt vít chặt 2 đầu thanh gỗ vào ke sắt, rồi xếp các hộc gỗ lên thành nhiều tầng
– Mùa hè: Căng vải mỏng tối màu (màu xanh lá cây) cao khoảng 50 – 60cm chạy theo chiều ngang phía trên cao cách tường 3cm tạo độ tối đảm bảo cho tập tính ưa bóng tối của tắc kè
– Cho thêm các cây gỗ loại to vào chuồng cho chúng trèo leo bắt mồi tạo môi trường như ngoài thiên nhiên
– Nên hướng mặt lưới chuống nuôi về phía có ánh sáng mặt trời

Cách nuôi

– Tắc kè bố mẹ: Bên trong chuồng cho thêm nhiều ống tre nứa loại to, dài khoảng 25cm cho chúng đẻ trứng. Mật độ: 30 đến 50 con/1m2 nền
– Tắc kè con: Chỉ cần cho quần áo, chăn mền cũ, thân cây to là được. Mật độ: 50 đến 100 con/1m2 nền
– Gác máng hoặc đặt các khay nước vào trong chuồng cho tắc kè uống nước, lưu ý máng nước hoặc khay nước phải đặt ở trên cao
– Khi nuôi sinh sản tắc kè bố mẹ nên nuôi chung để tránh hiện tượng sinh sản đơn tính (không cần tinh trùng của con đực) và đảm bảo cho tắc kè sinh sản quanh năm , trứng cất riêng một chuồng tránh tình trạng bố mẹ ăn trứng
– Tắc kè nhỏ ăn mồi nhỏ nên nuôi một chuồng riêng giúp người nuôi định lượng số thức ăn cho chúng, tránh sự cạnh tranh mồi giữa tắc kè to và tắc kè nhỏ giúp chúng phát triển tốt nhất, nhanh thu thương phẩm.

Chú ý

Chọn mồi cho tắc kè ăn là quan trọng nhất để phòng tránh tắc kè nhiễm sán lải, mồi cho ăn phải sạch và có giá trị dinh dưỡng như dế nuôi, thằn lằn các loài côn trùng nuôi .

Không cho ăn côn trùng như Gián, bọ xít, bươm bướm…. đánh bắt ngoài thiên nhiên vì đa số côn trùng thiên nhiên không đảm bảo vệ sinh và nguy cơ nhiễm sán lải rất cao vì một số loài côn trùng khi ký chủ trứng của nó trên loài khác và luôn ký chủ theo các nang trứng sán, nang trứng larvae sán (tức là thể sán còn nhỏ) theo máu đi đến các cơ quan của tắc kè như gan, não bộ, phổi, mắt …. và gây bệnh ở các nơi này.

Một số điểm lưu ý phòng trị bệnh khi nuôi tắc kè

– Luôn vệ sinh giữ môi trường nuôi và nước uống sạch , khu vực đặt chuồng nuôi kín đáo tránh người qua lại và tiếng ồn
– Đặc tính không chịu nổi khi nhiệt độ xuống thấp. Che chắn cuồng nuôi bằng vải tối màu cho kịp thời giữ ấm tắc kè nhằm tránh dịch bệnh bùng phát
– Thả giống với mật độ thưa trung bình 30 đến 50 con/1m2 nền “Bố mẹ” . “tắc kè con” mật độ: 50 đến 100 con/1m2 nền
– Chọn nguồn giống sạch, khỏe ngồn gốc rõ ràng ,kích cỡ đồng
– Áp dụng các giải pháp phòng bệnh ngay từ khi thả giống, Định kỳ diệt khuẩn chuồng nuôi bằng Extra Odyl
– Cho ăn thức ăn sạch , cho uống thêm Vitamine tổng hợp Ascorbric Acid tăng sức đề kháng
– Xổ sán lải định kỳ
– Tắc kè có thân nhiệt thấp và hấp thu nhiệt qua da để điều chỉnh thân nhiệt nên cửa chuồng quay về hướng Đông là tốt nhất để hỗ trợ tắc kè hấp thu nhiệt tốt hơn
– Do thể trạng nhỏ. Khi nhiễm bệnh thường bỏ ăn ,thể trạng suy nhược rất nhanh do mất nước và thiếu dinh dưỡng .Lây lan nhanh qua đường hô hấp và gây chết hàng loạt. Cần theo dõi thường xuyên và bắt buộc phân loại và tách đàn để có biện pháp điều trị thích hợp.

Nguồn: Kỹ thuật nuôi trồng dược kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Cách nuôi dưỡng tắc kè hoa đổi màu

Tắc kè hoa đang là thú cưng độc đáo được dân chơi thú cưng Việt săn lùng nhiều nhất trong thời gian qua. Với nhiều màu sắc đa dạng, phong phú cùng khả năng đổi màu liên tục theo môi trường, tắc kè hoa càng được các bạn trẻ yêu thích và ưu tiên lựa chọn hơn .

Cùng tìm hiểu cách chăm sóc tắc kè hoa đổi màu trong bài viết này để tự tin hơn khi chăm sóc thú cưng của mình nhé

Tủ kính hay bể cá là những nơi cần tránh khi nuôi tắc kè hoa bởi sẽ khiến chúng thiếu không khí và dễ mắc các bệnh về hô hấp. Cách tốt nhất là chuẩn bị một chuồng nuôi thoáng khí với nhiều cây, hoa , cành khô để tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên cho chú tắc kè hoa của bạn nhé.

Thức ăn của tắc kè hoa đổi màu là gì?

Biết rằng thức ăn chính và khoái khẩu của những chú tắc kè hoa là dế và các loài động vật nhỏ, nhưng để đảm bảo chúng luôn khỏe mạnh cũng như tạo sự hấp dẫn cho bữa ăn bạn nên tạo nên sự đa dạng cho bữa ăn hàng ngày của tắc kè hoa. Bạn có thể tự sáng tạo thức ăn cho chúng bằng những thứ đồ ăn sẵn hàng ngày của con người hay thậm chí rau xanh. Hãy cung cấp đầy đủ lượng canxi và vitamin vào bữa ăn hàng ngày cho tắc kè hoa nếu bạn muốn chúng sống lâu và khỏe mạnh cùng bạn.

Độ ẩm và ánh sáng thế nào là phù hợp cho tắc kè hoa

Nhiệt độ từ 27-35 độ C được xem là nhiệt độ thích hợp nhất dành cho những chú tắc kè hoa đổi màu. Ngoài ra, bạn cũng nên biết rằng những chú tắc kè cảm nhận nhiệt độ ở phần lưng chứ không phải ở phần bụng nên đừng thiết kế bộ phận cung cấp nhiệt cho chúng ở đáy chuồng, điều đó có thể làm chúng bị bỏng nếu nhiệt độ quá cao.Đặc biệt bạn nên chú ý giữ đủ độ ẩm và phải tắt đèn cho tắc kè hoa trước khi đi ngủ

Cách làm chuồng cho tắc kè hoa thế nào

Tủ kính hay bể cá là những nơi cần tránh khi nuôi tắc kè hoa bởi sẽ khiến chúng thiếu không khí và dễ mắc các bệnh về hô hấp. Cách tốt nhất là chuẩn bị một chuồng nuôi thoáng khí với nhiều cây, hoa , cành khô để tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên cho chú tắc kè hoa của bạn nhé.

Chú ý chữa bệnh và phòng bệnh cho tắc kè

Tắc kè hoa thường mắc rất nhiều bệnh nếu chăm sóc không tốt. Tuy nhiên, tắc kè hoa thường mắc những bệnh thường gặp là sưng mồm, sưng mắt, là những bệnh dễ phát hiện bằng mắt thường. Bạn hãy thường xuyên quan sát để phát hiện và điều trị kịp thời cho chúng.

Nguồn: Kỹ thuật nuôi trồng được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật nuôi chó cảnh

Nuôi thú cưng là trào lưu làm giàu mới nổi, khi mà xu hướng chơi thú cưng ngày càng phổ biến trong giới trẻ hiện nay, đặc biệt là nuôi chó, mèo cảnh.

Tuy nhiên, để đạt được thành công đòi hỏi người kinh doanh cần có kỹ thuật chăm sóc, thuần dưỡng đảm bảo chó cảnh khỏe mạnh khi sang tay cho chủ mới. Dưới đây là một số kỹ thuật chăm sóc chó cảnh quan trọng nhất cần có khi nhắc đến kinh nghiệm kinh doanh thú cưng.

1. Chế độ ăn dành cho chó cảnh

Đầu tiên bạn cần hiểu rõ những đặc điểm riêng biệt , những giai đoạn phát triển của mỗi loài từ đó tìm ra những phương pháp chăm sóc khác nhau.

 

Tuy nhiên vẫn có những nguyên tắc chung dành cho các loài chó cảnh. Nguyên tắc này được thực hiện như sau:

  • Bữa ăn: Chó con 2- 4 tháng tuổi cần cho ăn 3 bữa, từ 4-10 tháng tuổi 2 bữa, trên 10 tháng tuổi thì 1 bữa 1 ngày.
  • Giờ ăn: Vì còn nhỏ nên cần cố định giờ ăn chính xác hàng ngày.
  • Thức ăn: Dinh dưỡng cho thú cưng cần phải đảm bảo đủ cơm, thịt, xương, rau, trứng, gan, cà chua, khoai tây. ( Riêng chó dưới 7 tháng tuổi cần chú ý tránh xương ống gà vì rất dễ bị hóc và cả hỏng đường ruột nữa, còn khi đã trưởng thành, đặc biệt là với những giống chó to khác như béc giê, Rottweiler thì ngược lại việc ăn xương ống gà và cá lại cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa).
  • Lưu ý: có thể sử dụng thức ăn công nghiệp dành cho chó cảnh nhưng vẫn cần bổ sung thức ăn mặn cho chúng.

Thức ăn công nghiệp khô nhập khẩu dành cho chó

Một số lưu ý

  • Không nên cho ăn quá nhiều chất bột vì nhiều tinh bột sẽ khiến chó bị béo phì, vì vậy cần tính toán lượng tinh bột vừa đủ.
  • Khi trưởng thành, có thể cho chó ăn thức ăn sống như gan, thịt bò sống không những giúp chó khỏe mạnh, lớn nhanh mà còn tăng sức đề kháng kháng cự lại bệnh tật nữa.
  • Với những giống chó to thì lượng thức ăn chúng cần hàng ngày cực nhiều, nên tận dụng thức ăn thừa từ các hàng cơm, phở, nên mua những thực phẩm rẻ để tiết kiệm chi phí. Thức ăn thừa, rẻ chứ không phải là thức ăn ôi thiu, thức ăn bẩn dễ khiến chó bị bệnh.

2. Cách cho cho ăn đúng kỹ thuật

Chó cảnh dù là động vật nhưng cũng là một sinh vật sống phải được chăm sóc đúng cách mới phát triển khỏe mạnh, không bệnh tật được. Ăn no và đầy đủ dinh dưỡng thôi không vẫn chưa đủ. Phải ăn đúng kỹ thuật, phù hợp với từng đặc điểm riêng từng loài.

  • Khẩu phần ăn cho thú cưng hàng ngày ngoài thức ăn, phải có rau thái nhỏ trộn vào cơm nóng để vào bát nhôm.
  • Trước khi cho chó ăn bát phải rửa sạch, khô ráo.
  • Lưu ý là cơm cho chó phải là cơm nóng, nếu là cơm thừa, cơm nguội cần hâm ấm để đảm bảo hệ tiêu hóa chó không bị ảnh hưởng.

3. Tiêm phòng bệnh và chăm sóc

Cần tiêm phòng bệnh cho chó để đảm bảo sức khỏe của vật nuôi hơn nữa cũng chính là bảo vệ sức khỏe của những người xung quanh chúng.

Chó con mới sinh sức đề kháng cực yếu, cần được tiêm phòng vaccine đầy đủ 5 bệnh cơ bản như Care virus, Parvo virus, Viêm gan truyền nhiễm, Ho cũi chó và Phó cúm để tránh chó bị nhiễm bệnh và nguy cơ lây lan ra cả đàn.

Cần tắm rửa và chăm sóc lông chó thường xuyên để đảm bảo vệ sinh và phòng tránh bệnh cho chó.

Một số lưu ý để tiêm phòng cho chó đúng cách:

  • Chó con 3 tuần tuổi nên tiêm ngay mũi vaccine đầu tiên, vì đây là thời điểm chó con tập ăn nên nguy cơ nhiễm bệnh cao đúng lúc kháng thể từ chó mẹ truyền sang lại giảm đi nên chó rất dễ bị bệnh.
  • Vaccine có thể dễ dàng tìm mua ở các cửa hàng bán thuốc thú y hoặc viện thú y.
  • Định kỳ cứ 6 tháng tới 1 năm chó cần được tiêm phòng đầy đủ.

4. Vệ sinh chuồng và nơi xích chó

Không gian cho chó vui chơi cần rộng rãi và thông thoáng

Vệ sinh chuồng và nơi xích hằng ngày giúp chó yêu phát triển khỏe mạnh nhất, nếu không may bị bệnh sẽ giúp khống chế lây lan, giúp thú cưng hồi phục nhanh hơn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường an toàn nhất.

Chuồng nhốt chó phải rộng rãi, thông thoáng có ánh sáng chiếu để tiêu diệt những vi khuẩn gây bệnh. Nếu chuồng chật hẹp, ẩm thấp lại không được vệ sinh thường xuyên thì đây chính là môi trường lý tưởng cho các mầm bệnh phát triển. Chuồng sạch sẽ, lại được tiêm phòng đầy đủ, thức ăn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, hợp với từng giai đoạn thì chắc chắn chú chó cưng của bạn sẽ phát triển toàn diện nhất, mọi bệnh tật đều phải tránh xa.

Tủ đựng thuốc dành cho chó

Nếu thú cưng bị ghẻ hay rận, ve cũng có thể mua sữa tắm dành riêng cho chó bị ghẻ để điều trị, hoặc cẩn thận hơn vẫn là mang tới bệnh viện thú y để được chữa trị kịp thời. Trong thời gian này, chuồng và nơi xích chó nhất thiết phải được vệ sinh bằng thuốc sát trùng theo sự hướng dẫn của bác sĩ thú y.

Khi chó con đủ 2 tháng tuổi  phải tẩy giun sán, sau đó cứ định kỳ 6 tháng tẩy 1 lần. Tuy nhiên, thực tế người nuôi chó chỉ thường tẩy giun khi thấy chúng xuất hiện trong phân vì thuốc giun cực hại cho hệ tiêu hóa.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam

Cách nuôi kì đà cảnh

Trong đời sống hoang dã bên ngoài, kỳ đà ăn tạp, nhưng thức ăn nuôi sống nó toàn là thức ăn có nguồn gốc động vật mà thôi. Nói cách khác, kỳ đà chỉ ăn “thịt” chứ không ăn thức ăn có nguồn gốc thực vật như Nhím.

Có thể nói trên đường đi kiếm mồi, hễ vớ được con vật gì vừa miệng là kỳ đà ăn được hết. Từ gà Vịt, chim chóc, ếch nhái, tôm cá, cua ốc và các giống côn trùng như cào cào, châu chấu, mối, gián, bướm, ong, nhện, dế và cả sâu bọ… đều là thức ăn nuôi sống loài vật bò sát này.

  kì đà cảnh

Kỳ đà cũng thường leo lên các cây cao để tìm đến các tổ chim để nhấm nháp chim non và trứng chim. Nó cũng đào bới các bãi sông suối để tìm ăn trứng rùa, ba ba và cả trứng của đồng loại của nó, Thế nhưng, loại thức ăn khoái khẩu nhất của kỳ đà mà hầu hết các giống thú khác đều chê, là xác động vật đã chết lâu ngày bốc mùi hôi thối! Mỗi khi đánh hơi được cái mùi đặc trưng này, tất cả kỳ đà đang kiếm ăn xa gần quanh đó đều hối hả chạy nhanh tìm đến để giành giựt nhau ăn như sợ mất hết phần. Chúng ăn cho đến khi thực sự no nê mới chịu tản đi.

Chính vì ăn uống với thức ăn đa dạng như vậy nên kỳ đà được coi là con vật có ích cho con người vì chúng tiêu diệt chuột bọ và các loại côn trùng phá hoại mùa màng. Nuôi nhốt trong chuồng, ngoài thức ăn còn sống vừa kể, ta nên tập cho chúng ăn các thứ thức ăn rẻ tiền mà dễ kiếm như cá ươn, như các phế phẩm của các lò mổ gia súc, gia cầm gần nơi mình ở (nếu có) thật tiện lợi vô cùng. Những thức ăn này trước khi cho ăn nên rửa sạch, xắt nhỏ cho vừa miệng chúng rồi tới bữa đổ vào máng cho ăn. Có thể trong vài bữa đầu chúng chê vì gặp mùi lạ. Những thứ lòng ruột lấy ra từ các lò mổ này, nhiều người đã dùng nuôi kỳ đà, nhưng cho ăn sống.

Nhiều người nuôi kỳ đà chỉ cho ăn một bữa duy nhất trong ngày mà thôi. Đó là bữa ăn tối, theo như cách ăn uống bên ngoài của chúng. Đúng ra, chúng ta nên cho kỳ đà àn hai bữa: bữa sáng và tối. Bữa sáng là bữa ăn phụ và bữa tối mới là bữa ăn chính, cho ăn nhiều hơn. Trong bữa sáng, theo thói quen, dù ta cung cấp thức ăn đầy máng chúng ăn không nhiều, vì bữa tối qua còn no bụng. Còn bữa tối phải cho ăn nhiều vì thói quen của chúng là ăn về đêm, ăn suốt đêm.

Tìm nguồn thức ăn để nuôi kỳ đà Nuôi kỳ đà với số lượng ít vài ba con, khâu chạy thức ăn nuôi chúng hàng ngày có lẽ chẳng khiến mấy ai phải bận tâm. Nhưng, nếu nuôi với số lượng nhiều, từ chục con trở lên thì việc này chắc không ai dám cho là nhỏ, là dễ được. Cái khó là tìm cho được thức ăn rẻ tiền để đỡ tốn kém, và lúc nào cũng có sẵn với số lượng nhiều, đáp ứng đúng mức nhu cầu của mình, để vật nuôi khỏi phải chịu cảnh bữa đói bữa no, một ngày ăn đôi ba ngày phải nhịn. May mà giống kỳ đà nổi tiếng có biệt tài nhịn đói lâu ngày, nhưng thử hỏi nuôi mà cho ăn uống thất thường như vậy, làm sao chúng lớn nhanh và sinh sản tốt được?

Vì vậy, nếu nuôi kỳ đà với số lượng nhiều, ta nên tìm nguồn thức ăn cho chúng theo cách sau đây:

+ Liên hệ với các chủ sạp bán cá ở các chợ để mua rẻ những cá đã ươn sình (đón mua vào giờ tan chợ).

+ Liên hệ các lò ấp trứng gà vịt để mua rẻ các gà vịt con bị ấp sát, hay mang dị tật, yếu sức…

+ Liên hệ các lò mổ gia súc, gia cầm gần nơi mình ở, nấu có để mua rẻ lòng ruột phế phẩm, vốn là thứ kỳ đà rất thích ăn.

+ Nuôi dế (đẻ quanh năm)

+ Nuôi chim cút (lấy trứng và thịt)

+ Nuôi ếch nhái.

+ Nuôi cá đồng như cá lóc, cá rô…

Khi đã chủ động được đầy đủ nguồn thức ăn để nuôi kỳ đà, chúng ta mới dám mạnh dạn tăng bầy đàn.

Nước uống Một con kỳ đà trưởng thành uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Vì vậy, ta nên châm đầy máng nước để chúng uống tự do. Nước dùng cho kỳ đà uống là thứ nước sạch ta dùng như nước máy, nước mưa, nước giếng. Mỗi ngày nên thay nước mới, và trước đó cần phải cọ rửa máng cho sạch sẽ

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam