Kỹ thuật nuôi chó cảnh

Nuôi thú cưng là trào lưu làm giàu mới nổi, khi mà xu hướng chơi thú cưng ngày càng phổ biến trong giới trẻ hiện nay, đặc biệt là nuôi chó, mèo cảnh.

Tuy nhiên, để đạt được thành công đòi hỏi người kinh doanh cần có kỹ thuật chăm sóc, thuần dưỡng đảm bảo chó cảnh khỏe mạnh khi sang tay cho chủ mới. Dưới đây là một số kỹ thuật chăm sóc chó cảnh quan trọng nhất cần có khi nhắc đến kinh nghiệm kinh doanh thú cưng.

1. Chế độ ăn dành cho chó cảnh

Đầu tiên bạn cần hiểu rõ những đặc điểm riêng biệt , những giai đoạn phát triển của mỗi loài từ đó tìm ra những phương pháp chăm sóc khác nhau.

 

Tuy nhiên vẫn có những nguyên tắc chung dành cho các loài chó cảnh. Nguyên tắc này được thực hiện như sau:

  • Bữa ăn: Chó con 2- 4 tháng tuổi cần cho ăn 3 bữa, từ 4-10 tháng tuổi 2 bữa, trên 10 tháng tuổi thì 1 bữa 1 ngày.
  • Giờ ăn: Vì còn nhỏ nên cần cố định giờ ăn chính xác hàng ngày.
  • Thức ăn: Dinh dưỡng cho thú cưng cần phải đảm bảo đủ cơm, thịt, xương, rau, trứng, gan, cà chua, khoai tây. ( Riêng chó dưới 7 tháng tuổi cần chú ý tránh xương ống gà vì rất dễ bị hóc và cả hỏng đường ruột nữa, còn khi đã trưởng thành, đặc biệt là với những giống chó to khác như béc giê, Rottweiler thì ngược lại việc ăn xương ống gà và cá lại cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa).
  • Lưu ý: có thể sử dụng thức ăn công nghiệp dành cho chó cảnh nhưng vẫn cần bổ sung thức ăn mặn cho chúng.

Thức ăn công nghiệp khô nhập khẩu dành cho chó

Một số lưu ý

  • Không nên cho ăn quá nhiều chất bột vì nhiều tinh bột sẽ khiến chó bị béo phì, vì vậy cần tính toán lượng tinh bột vừa đủ.
  • Khi trưởng thành, có thể cho chó ăn thức ăn sống như gan, thịt bò sống không những giúp chó khỏe mạnh, lớn nhanh mà còn tăng sức đề kháng kháng cự lại bệnh tật nữa.
  • Với những giống chó to thì lượng thức ăn chúng cần hàng ngày cực nhiều, nên tận dụng thức ăn thừa từ các hàng cơm, phở, nên mua những thực phẩm rẻ để tiết kiệm chi phí. Thức ăn thừa, rẻ chứ không phải là thức ăn ôi thiu, thức ăn bẩn dễ khiến chó bị bệnh.

2. Cách cho cho ăn đúng kỹ thuật

Chó cảnh dù là động vật nhưng cũng là một sinh vật sống phải được chăm sóc đúng cách mới phát triển khỏe mạnh, không bệnh tật được. Ăn no và đầy đủ dinh dưỡng thôi không vẫn chưa đủ. Phải ăn đúng kỹ thuật, phù hợp với từng đặc điểm riêng từng loài.

  • Khẩu phần ăn cho thú cưng hàng ngày ngoài thức ăn, phải có rau thái nhỏ trộn vào cơm nóng để vào bát nhôm.
  • Trước khi cho chó ăn bát phải rửa sạch, khô ráo.
  • Lưu ý là cơm cho chó phải là cơm nóng, nếu là cơm thừa, cơm nguội cần hâm ấm để đảm bảo hệ tiêu hóa chó không bị ảnh hưởng.

3. Tiêm phòng bệnh và chăm sóc

Cần tiêm phòng bệnh cho chó để đảm bảo sức khỏe của vật nuôi hơn nữa cũng chính là bảo vệ sức khỏe của những người xung quanh chúng.

Chó con mới sinh sức đề kháng cực yếu, cần được tiêm phòng vaccine đầy đủ 5 bệnh cơ bản như Care virus, Parvo virus, Viêm gan truyền nhiễm, Ho cũi chó và Phó cúm để tránh chó bị nhiễm bệnh và nguy cơ lây lan ra cả đàn.

Cần tắm rửa và chăm sóc lông chó thường xuyên để đảm bảo vệ sinh và phòng tránh bệnh cho chó.

Một số lưu ý để tiêm phòng cho chó đúng cách:

  • Chó con 3 tuần tuổi nên tiêm ngay mũi vaccine đầu tiên, vì đây là thời điểm chó con tập ăn nên nguy cơ nhiễm bệnh cao đúng lúc kháng thể từ chó mẹ truyền sang lại giảm đi nên chó rất dễ bị bệnh.
  • Vaccine có thể dễ dàng tìm mua ở các cửa hàng bán thuốc thú y hoặc viện thú y.
  • Định kỳ cứ 6 tháng tới 1 năm chó cần được tiêm phòng đầy đủ.

4. Vệ sinh chuồng và nơi xích chó

Không gian cho chó vui chơi cần rộng rãi và thông thoáng

Vệ sinh chuồng và nơi xích hằng ngày giúp chó yêu phát triển khỏe mạnh nhất, nếu không may bị bệnh sẽ giúp khống chế lây lan, giúp thú cưng hồi phục nhanh hơn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường an toàn nhất.

Chuồng nhốt chó phải rộng rãi, thông thoáng có ánh sáng chiếu để tiêu diệt những vi khuẩn gây bệnh. Nếu chuồng chật hẹp, ẩm thấp lại không được vệ sinh thường xuyên thì đây chính là môi trường lý tưởng cho các mầm bệnh phát triển. Chuồng sạch sẽ, lại được tiêm phòng đầy đủ, thức ăn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, hợp với từng giai đoạn thì chắc chắn chú chó cưng của bạn sẽ phát triển toàn diện nhất, mọi bệnh tật đều phải tránh xa.

Tủ đựng thuốc dành cho chó

Nếu thú cưng bị ghẻ hay rận, ve cũng có thể mua sữa tắm dành riêng cho chó bị ghẻ để điều trị, hoặc cẩn thận hơn vẫn là mang tới bệnh viện thú y để được chữa trị kịp thời. Trong thời gian này, chuồng và nơi xích chó nhất thiết phải được vệ sinh bằng thuốc sát trùng theo sự hướng dẫn của bác sĩ thú y.

Khi chó con đủ 2 tháng tuổi  phải tẩy giun sán, sau đó cứ định kỳ 6 tháng tẩy 1 lần. Tuy nhiên, thực tế người nuôi chó chỉ thường tẩy giun khi thấy chúng xuất hiện trong phân vì thuốc giun cực hại cho hệ tiêu hóa.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam

Chăm sóc nuôi dưỡng lợn rừng con

1. Giai đoạn lợn con mới sinh ra

– Lợn rừng con khi đẻ ra cho uống men tiêu hóa Lactomin 1 gói/1 đàn. Ngày hôm sau cho uống kháng thể KTE (làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

– Cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt (sữa của lợn nái 3 ngày đầu sau đẻ).

– Cố định vú bú, giữ cho những con yếu, nhỏ trong đàn được bú 2 cặp vú đầu liên tục trong 2-3 ngày đầu để giúp đàn lợn con phát triển đồng đều.

– Tiêm sắt cho lợn con: lần 1 tiêm 3 ngày sau đẻ, liều 1ml (100mg). Lần thứ 2 tiêm vào ngày thứ 10 sau đẻ, liều 2ml (200mg).

– Nếu thấy lợn con có hiện tượng đi ỉa ta lấy lá ổi, lá khổ sâm, phèn đen, nhọ nồi giã ra lấy nước bơm trực tiếp vào miệng lợn con.

2. Giai đoạn lợn rừng con trước cai sữa

– Cho lợn con tập ăn từ lúc 15-20 ngày tuổi bằng cám tập ăn 951.

– Trung bình 1 con lợn con cho ăn khoảng 0,1kg/ngày. Cho ăn 5 bữa/ngày.

– Lượng thức ăn cho lợn ăn tăng dần hàng ngày.

 lợn rừng con được chăm sóc trong chuồng

– Cho lợn làm quen dần với thức ăn bằng cách bôi thức ăn vào miệng lợn con.

(*) Cách tập ăn cho lợn con:

– Hòa thức ăn thành dạng sền sệt rồi bôi lên mép, miệng lợn con, đầu vú lợn mẹ vài lần sẽ làm cho lợn con quen dần với mùi thức ăn và sẽ tìm đến nơi có thức ăn.

– Cố định nơi để máng ăn để lợn con quen chỗ ăn. Cho lợn ăn 5 – 6 bữa/ngày, mỗi lần cho ăn nên để máng ăn 2-3h rồi bỏ ra vệ sinh sạch sẽ, 1-2h sau lại cho thức ăn mới vào. Làm như vậy vài lần trong ngày sẽ kích thích tính tò mò của lợn con kèm theo mùi thơm của thức ăn sẽ thu hút lợn con.

– Khi lợn con tập ăn được nhiều hơn sẽ ngăn lợn mẹ ra, cho lợn con ăn tăng dần nhưng không được cho ăn no sẽ dẫn đến tiêu chảy, chướng bụng. Cho lợn con ăn xen kẽ các loại rau, cỏ mần trầu, các loại cây thuốc nam.

3. Giai đoạn lợn con tách mẹ (cai sữa)

– Thời gian lợn con tách mẹ từ 35 – 45 ngày tuổi (tùy vào thể trạng tăng trưởng của lợn con và điều kiện thời tiết).

– Cho lợn con tập ăn từ 1-10 ngày đầu kể từ ngày cai sữa: 0,2 kg (50 % cám tập ăn 951 + 50 % cám tập ăn 952). Cho ăn 5 bữa trong ngày.

– Sau 10 ngày đến giai đoạn lợn hậu bị cho ăn 0,2 kg cám tập ăn 952 + 0,2 kg cám trộn (cám mì+cám ngô). Cho ăn 5 bữa trong ngày.

– Khẩu phần ăn tăng dần cho đến khi lợn đạt khoảng 15 kg thì chuyển sang chế độ ăn của lợn rừng hậu bị.

4. Điều kiện chuồng nuôi

– Chuồng nuôi phải khô ráo, ấm áp, được che chắn để tránh gió lùa.

– Những ngày đầu lợn con mới tách mẹ nên giữ nhiệt độ chuồng nuôi tương đương nhiệt độ chuồng nuôi trước cai sữa. Nhiệt độ thích hợp cho lợn con sau cai sữa từ 25-27 độ C. Thay đổi nhiệt độ chuồng nuôi đột ngột sẽ rất có hại cho lợn con, đặc biệt vào mùa đông lợn dễ bị viêm phổi.

– Quan sát đàn lợn để biết nhiệt độ chuồng nuôi:

+ Lợn đủ ấm: con nọ nằm cạnh con kia.

+ Lợn bị lạnh: nằm chồng chất lên nhau, lông dựng, mình mẩy run.

+ Lợn bị nóng: nằm tản mạn mỗi con 1 nơi, tăng nhịp thở

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

 

Cách chọn giống lợn rừng

Chọn lợn rừng giống để nuôi rất quan trọng, quyết định đến 60% hiệu quả kinh tế khi nuôi.Giống lợn rừng để nuôi gồm 2 loại: Giống nuôi sinh sản và giống nuôi thịt. Sau 8 năm triển khai trang trại nuôi lợn rừng với quy mô trên 12000 con lợn rừng cho hiệu quả kinh tế cao, qua việc áp dụng các kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn chúng tôi tạm thời biên soạn “Kỹ thuật chọn lợn rừng giống” nhằm giúp cho các hộ chăn nuôi có thêm kiến thức trong quá trình chọn và phân loại lợn rừng giống.

  1. Kỹ thuật chọn lợn rừng đực giống

Chọn lợn rừng đực giống phải đảm bảo các tiêu chí sau:

– Chọn những con đầu thanh, mặt dài giống mặt ngựa, lưng thẳng, lông bờm dài, trông dữ tướng.

Giống lợn rừng

– Chân cao, vững chắc, bụng thon gọn.

– Cơ quan sinh dục phát triển, tinh hoàn lộ rõ, to và cân đối.

– Tính hăng cao.

– Không mắc các loại dịch bệnh từ đời bố mẹ.

  1. Kỹ thuật chọn giống lợn rừng hậu bị sinh sản

Chọn lợn rừng hậu bị sinh sản phải đảm bảo các yếu tố sau:

– Lựa chọn khi tuổi đời đạt từ 3 – 4 tháng tuổi.

– Ngoại hình: đầu thanh, mõm dài thẳng giống mặt ngựa, lưng thẳng, hông rộng; 4 chân cao, to, chắc khỏe.

– Cơ quan sinh dục: phát triển bình thường cả về hình thể và hoạt động.

– Vú: lợn rừng nái có 5 đôi vú xếp đồng đều mỗi bên, những nái có vú cong vênh, khô hoặc kẹ sẽ không chọn hoặc phải kiểm tra đánh giá lại.

– Không mắc các dịch bệnh từ đời bố mẹ, đặc biệt không cận huyết (cùng huyết thống).

  1. Kỹ thuật chọn giống lợn rừng nuôi thịt

Được lựa chọn để nuôi lấy thịt thương phẩm, chọn lợn rừng giống nuôi thương phẩm phải đảm bảo khỏe mạnh không dịch bệnh, có khả năng tăng trưởng tốt….thì mới đạt hiệu quả kinh tế.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam