Hướng dẫn cách điều trị bệnh phó thương hàn trên vịt

Bệnh phó thương hàn vịt (Salmonellosis) là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Sallmonella gây ra, vịt mọi lứa tuổi đều cảm nhiễm với bệnh; tuy nhiên triệu chứng lâm sàng thường chỉ thấy ở vịt con dưới 3 tuần tuổi, vịt lớn mắc bệnh thường ở thể mãn tính.

1.Đặc điểm bệnh

Bệnh thường xảy ra ở vịt con giai đọan 3 đến 15 ngày tuổi cả vịt lớn và vịt đẻ. Vịt đẻ nhiễm bệnh, vi khuẩn nhiễm vào trong trứng, khi vịt nở đã bị nhiễm trùng. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua thức ăn, nước uống và khi điều kiện ngoại cảnh bất lợi làm cho vịt yếu và bệnh phát ra.

  1. Triệu chứng cơ bản:

– Vịt ủ rũ, mắt bị nhem, xệ cánh, ít vận động.

– Tiêu chảy phân loãng xanh lá cây, lẫn bọt khí.

   bệnh phó thương hàn

– Một số con bị bại chân, viêm phổi thở khò khè.

  1. Bệnh tích:

– Gan sưng, lấm tấm những nốt vàng trắng.

– Túi mật sưng, niêm mạc dạ dày tuyến (cuống mề) sưng, phủ lớp chất nhầy.

– Ruột sưng, xuất huyết, đôi khi bị loét.

– Vịt đẻ thường ở thể mãn tính, xác gầy ốm, buồng trứng xuất huyết đỏ, trứng non biến dạng.

  1. Phòng và trị bệnh:

– Chuồng trại khô, sạch, ấm, thoáng.

– Vịt con trên 7 ngày mới tập cho ăn mồi.

– Điều trị:

+ Trộn một số loại kháng sinh cho vịt ăn hoặc uống từ 3 – 5 ngày liên tục sau khi mua về và lập lại sau 7 ngày. Các thuốc kháng sinh dùng phòng và trị bệnh có chứa NEOMYCIN, COLISTIN; FLUMEQUINE ;…và kèm theo thuốc bồi dưỡng VITAMINE, ELECTROLYTE, men tiêu hóa.

+ Sử dụng thuốc cần tuân thủ theo thời gian và khối lượng vịt qui định. Thí dụ khi điều trị chích đối với vịt lớn hoặc cho uống đối với vịt con bị bệnh phó thương hàn tham khảo thực hiện phương pháp sử dụng: MD ANTIBIOTIC 1ml + MD BETA 1ml + MD DOC SONE MOST 1ml / 10kg vịt hoặc 20-30 vịt con.. Đồng thời pha nước cho uống, ngày 2 lần x 3-5 ngày: MD BIOVET 1ml + MD ELECTROLYTES 3g + MD FLUM 20 % 1 ml / 5 – 10 kg vịt.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Bệnh nhiễm trùng huyết ở vịt

Bệnh Nhiễm trùng huyết ở vịt (RIEMERELLOSIS) hay còn gọi là bệnh BẠI HUYẾT, là tình trạng vi trùng xâm nhập vào máu gây rối loạn đông máu, rối loạn tuần hoàn, hô hấp, viêm màng não mủ đưa đến suy gan, suy thận và các nội tạng khác của cơ thể và cuối cùng vịt chết nhanh chóng.

Mầm bệnh: Do vi khuẩn Riemerella anatipestifer (RA) Gram âm, thuộc họ Flavobacteriaceae gây ra. Ở trong nền chuồng và môi trường nước, vi khuẩn có thể sống 13 – 27 ngày. Vi khuẩn Riemerella anatipestifer có khoảng 21 serotype khác nhau và không có khả năng bảo hộ chéo. Đôi khi trong cùng một đàn vịt có thể nhiễm 1 hay nhiều serotype vi khuẩn khác nhau, vì vậy việc dùng vaccine nhiều khi không hiệu quả. Do đó, khâu vệ sinh và sát trùng chuồng trại là rất quan trọng để phòng bệnh. Các thuốc sát trùng như BIO-GUARD, BIOXIDE, BIODINE, BIOSEPT rất hiệu quả để tiêu diệt mầm bệnh này.

Loài mắc bệnh: Ngoài vịt và ngỗng rất nhạy cảm với bệnh, các loài khác như: ngan, gà tây, chim cút, thiên nga,…cũng có thể bị bệnh này.

Lứa tuổi mắc bệnh: Mọi lứa tuổi của vịt đều có thể mắc bệnh. Nhưng ở vịt con 1 – 8 tuần tuổi là dễ bị bệnh nhất. Thời gian ủ bệnh từ 2 – 5 ngày. Tỷ lệ chết khoảng 75%

                                                Vịt bị nhiễm trùng huyết

Đường lây bệnh:

Bệnh được lây từ vịt bệnh sang vịt khỏe theo 3 cách:

  • Vi khuẩn xâm nhập qua lớp biểu mô của cơ quan hô hấp
  • Mầm bệnh có trong chất tiết của dịch mũi làm vấy nhiễm vào thức ăn, nước uống lây qua đường tiêu hóa
  • Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập qua các vết trầy xước trên da, đặc biệt là trên bàn chân

Triệu chứng:

  • Thường có một số con vịt bị chết độ ngột, vịt có các triệu chứng sau:
  • Dấu hiệu tiêu hóa: Vịt tiêu chảy, phân xanh xám (dấu hiệu đầu tiên)
  • Dấu hiệu hô hấp: Sốt, ủ rũ, chảy nước mắt, nước mũi, khó thở
  • Dấu hiệu thần kinh: Sưng phù đầu và cổ, ngoẹo cổ, đầu cổ bị run. Viêm khớp, mất điều hòa, vịt đi lại khó khăn. Dễ bị kích động, hai chân duỗi ra như bơi
  • Viêm ống dẫn trứng ở vịt đẻ (bên trong chứa nhiều dịch màu vàng)

Bệnh tích:Gan và lách sưng, gan bị tổn thương, viêm màng ngoài tim, viêm túi khí, viêm màng não, viêm vòi trứng, viêm sưng khớp, đôi khi bị mòn sụn khớp.

Điều trị

Những kháng sinh có thể điều trị được bệnh nhiễm trùng huyết bao gồm: Penicillin, Amoxycillin, Cephalosporins, Trimethoprim+Sulfamide, Florfenicol, Tetracycline, Quinolone (Marbofloxacin, Enrofloxacin…), Lincomycin.

Qua điều trị thực tế cho thấy hiệu quả cao nhất là các loại thuốc tiêm như BIO-CEPTIOFUR hoặc BIO-TULACIN 100 hoặc BIO-MARBO 50, đồng thời pha BIO SOL ADE-C vào nước cho vịt uống để tăng sức đề kháng, vịt sẽ mau khỏi bệnh.

Phòng bệnh

  • Tiêm phòng lúc vịt con từ 1 – 3 ngày tuổi 1 mũi thuốc BIO-CEPTIOFUR
  • Vệ sinh môi trường chăn nuôi sạch sẽ và sát trùng định kỳ chuồng nuôi với một trong các loại thuốc như BIO GUARD, BIODINE, BIOXIDE, BIOSEPT
  • Pha thuốc BIO SOL ADE-C vào nước cho vịt uống liên tục để tăng sức đề kháng
  • Khi thời tiết thay đổi nên pha thuốc BIO-ENRO C hoặc BIO E.T.S vào nước cho vịt uống để phòng bệnh.
  • Nếu dùng vaccine thì nên sử dụng vaccine đa giá.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Nuôi vịt siêu thịt cho lãi cao

Vịt siêu thịt lớn rất nhanh, nhanh hơn vịt ta nhiều lần. Từ vịt mới nở, chỉ cần nuôi 2 tháng rưỡi là đã nặng tới 3 cân. Nếu trong một gia đình chỉ cần một lao động chăn khoảng 30 con vịt siêu thịt thì sau 3 tháng đã có ngót ngét một tạ thịt vịt. Chỉ 75 ngày tuổi, vịt nặng khoảng 2,8 – 3,2kg.

     Nuôi vịt siêu thịt cho lãi cao

Vịt siêu thịt có thể đẻ được 200 trứng/năm, nhiều hơn vịt ta khoảng 80 trứng. Vừa nuôi để lấy thịt vừa nuôi để lấy trứng đều tốt. ở đồng bằng, người ta thường nuôi theo phương thức tập trung thâm canh, nhưng ở miền núi, nên tổ chức nuôi chăn thả. Nuôi chăn thả năng suất 80 ngày vịt nặng khoảng 3kg.

Muốn nuôi vịt hiệu quả nên tổ chức nuôi theo 2 giai đoạn: Giai đoạn gột vịt con và giai đoạn thả chạy đồng.

  • Giai đoạn gột vịt: từ lúc một ngày tuổi tới lúc 20 ngày tuổi. Giai đoạn này cần chuẩn bị thức ăn cho chu đáo và chúng ở trong chuồng là chính. Thức ăn của chúng là cơm, bún, ngô mảnh nấu trộn với tôm, tép, cua, cá hoặc giun đất. Lúc đầu cho chúng ăn từ 5- 6 bữa/ngày. Từ ngày thứ 11, cho ăn thưa hơn, khoảng 3 – 4 bữa/ngày.

Chú ý: phải cho chúng ăn đủ lượng và đủ chất, đặc biệt là chất đạm, thiếu đạm vịt chậm lớn. Lúc đầu cho vịt ăn những thức ăn mềm. Dần dần, có thể cho chúng tập ăn cơm, ăn gạo ngâm rồi ăn thóc ngâm. Lúc 7 – 8 ngày tuổi, cho vịt làm quen dần với nước để tập bơi. Chỉ vào hôm sau có thể bơi tốt.

  •  Sau 20 ngày cho vịt ra khỏi chuồng để đi kiếm ăn trên đồng. Nên tính toán để làm sao sau khi gặt xong là có thể lùa vịt ra đồng mót lúa. Nếu vịt chưa no, ta có thể cho ăn thêm thóc và các thức ăn giàu đạm. Dọc các sông, ngòi và các bãi sình là chỗ chăn thích hợp. Tôm, tép, ốc, giun, dế và các loại côn trùng là thức ăn hấp dẫn của vịt. Nếu muốn nuôi để lấy trứng thì lâu hơn nuôi lấy thịt. Khoảng tuần thứ 26 thì vịt bắt đầu đẻ tới tuần thứ 66 thì nghỉ.

Nuôi vịt đẻ cần lưu ý, không nên để quá béo, cũng không nên để vịt còi cọc. Lúc vịt bắt đầu đẻ ta phải duy trì được thời gian chiếu sáng là 17 giờ/ngày. Phải đảm bảo nghiêm ngặt điều kiện này thì vịt mới đẻ tốt.

Vịt con cần giữ chân khô khi vào tới ổ. Có thể cho chúng đi qua mùn cưa, qua trấu hoặc cát khô. Chân vịt khô phòng nhiễm bệnh cho vịt con.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Cách phân biệt vịt trời con trống và con mái

   vịt trời

Trong chăn nuôi, tuyểnchọn được con giống tốt là điều rất quan trọng vì chất lượng con giống là yếu tố quyết định đến năng suất và hiệu quả kinh tế

1. Phân biệt vịt trống mái ở bộ phận sinh dục

– Bà con có thể vạch hậu môn vịt con ra xem, nếu thấy có gai giao cấu nhỏ bằng đầu tăm nổi lên rõ là con trống, ngược lại không thấy gì là con mái.
– Sờ nắn bộ phận sinh dục qua phía ngoài của hậu môn, nếu thấy có nổi cộm như hạt tấm giữa ngón tay cái và tay trỏ thì đó là vịt trống và ngược lại, không có sự nổi cộm đó là con mái.

2. Phân biệt vịt trống mái qua hình dáng

– Vịt đực thường thấy đầu to, đít bé, kêu to, tiếng đục hơi khàn, mắt tròn, màu nâu nhạt; nhìn thấy rõ một vòng tròn vàng màu đồng thau viền xung quanh lòng đen; ấn nhẹ bộ phận sinh dục thấy thò ra một ống nhỏ đó là bộ phận giao cấu với con cái sau này….
Vịt cái đầu nhỏ đít to hơn vịt đực, mắt vịt cái có màu nâu sẫm, có vòng vàng sẫm viền xung quanh lòng đen; dùng tay ấn nhẹ bộ phận sinh dục không thấy có ống giao cấu thò ra….

Hai phương pháp này nên làm ngay sau khi vịt con nở ra khi chúng vừa khô lông và chưa cho ăn. Phương pháp trên có độ chính xác đến 90% nên bà con có thể an tâm áp dụng.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam