Giới thiệu vài nét về cá Ali vỏ ốc

Thú chơi cá Ali nói chung và các tình yêu hồ Tanganyika nói riêng đang phần nào tìm lại thời phát triển rực rỡ.

Tuy không bộp chộp và nóng vội như thời mới yêu hồi đầu thập niên, phong trào hiện nay phát triển bền vững và chững chạc bởi những người chơi tâm huyết và có kiến thức. Fman xin cập nhật thông tin về một chủng cá hồ Tanganyika có tập tính ăn đáy và hình dạng như cá bống, mà nói đúng ra thì chúng chính là cá bống của hồ Tanganyika.

Kích thước bể cá tối thiểu: 30 gallon

Mức độ chăm sóc: Dễ dàng

Tính cách: Bán tích cực

Điều kiện nước: 72-82 ◦ F, KH 10-20, pH 7,8 -9,0

Kích thước tối đa: 6 cm

Màu sắc: Xanh, vàng

Chế độ ăn uống: Ăn thịt

Khả năng tương thích: Xem biểu đồ

Xuất xứ: Hồ Tanganyika

Họ: Cichlidae

Cá Vỏ Ốc – Gold Ocellatus Cichlid sống lang thang trong những vỏ ốc quanh bờ hồ Tanganyika, Châu Phi. Kích thước khiêm tốn của chúng thuộc loại gần như nhỏ nhất so với các cá thể Cichlidae khác. Cá Ali Vỏ Ốc có màu sắc chủ đạo và hơi xanh kim loại, với vây lưng và vây bụng to quá khổ, khi chúng sung lên tạo nên một dáng vẻ ấn tượng và độc đáo, và đây cũng chính là một phần giá trị quan trọng trong việc chúng được ưa chuộng trong các bể ali hồ Tang.

Vẻ đẹp của cá ali Vỏ Ốc

Bạn nên nuôi những bé ali Vỏ Ốc này trong một bể cá có kích thước từ 30 gallon trở lên để chúng có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất, cùng với một vài cá thể nhỏ bé của hồ Tanganyika nữa là tuyệt vời. Kết hợp thêm đá, nền cát và vài cái vỏ ốc, thì đấy chính là thiên đường cho chúng rồi đấy.

Cá Ali Vỏ Ốc để trứng, và việc nhân giống cũng khó khăn hơn bình thường rất nhiều, các cá thể cũng phát triển rất chậm, phải mất vài năm để chúng có thể trưởng thành về mặt giới tính. Ở độ tuổi trưởng thành, con đực thường lớn hơn con cái. Để ép đẻ, bạn nên trang bị cho chúng nhiều vỏ ốc vào nhé, sau 3,4 ngày trứng sẽ nở, để an toàn thì bạn nên di chuyển những thiên thần bé nhỏ này sang một bể khác. Cho các bé ăn tôm tươi và thức ăn nghiền nhỏ.

Chế độ ăn uống của những chú bống bé nhỏ này nên là thịt, tôm ngâm nước muối, và một số thức ăn chuyên dụng khác.

Nguồn: Live Aquaria được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Một số loại cá Ali đẹp

Thời gian gần đây, số lượng người biết đến cá ali tăng lên rất nhanh, những người quan tâm đến ali cũng ngày một nhiều hơn.

Cá Ali thường được phân loại theo màu sắc hình dạng

+ Cá ali xanh vằn

Tên khoa học: Maylandia zebra

Tên tiếng Anh: Zebra Malawi Cichlid

Tên tiếng Việt: Cá Ali xanh vằn; Cá Huyết trung cấp hồng

+ Cá Ali vàng

– Tên tiếng Anh: Yellow princes

– Tên tiếng Việt: Cá Ali vàng; Cá Hoàng tử Phi

– Nguồn cá: Sản xuất nội địa

+ Cá Ali Sao – Tropheus Duboisi Cichlid

Họ: Cichlidae

Kích thước tối đa: 13 cm

Màu sắc: Đen, xanh, trắng, vàng

Chế độ ăn uống: Ăn rong, tảo

+ Cá Ali Venustus – Venustus Cichlid

Mức độ chăm sóc: Dễ dàng

Điều kiệnnhiệt độ : 24 – 28 (C)

Kích thước tối đa: 25 ( cm )

Màu sắc: Xanh, trắng

Chế độ ăn uống: Ăn tạp

Xuất xứ: Châu Phi

+ Cá Ali đỏ

Cũng có đặc điểm giống các loại Ali trên

+ Cá Ali- Pseudotropheus Demasoni

Có tên là tiếng anh là Benga Peacock hoặc New Yellow Regal

cá có nguồn gốc từ Tanzania

+ Cá Ali- Aulonocara Baenschi

Tên thường gọi: Benga Peacock hoặc New Yellow Regal

Rất nhiều loài cichlids chỉ thích ăn một loại thức ăn nhưng Ali Aulonocara có thể ăn đa dạng các loại thức ăn.

+ Ngoài ra còn nhiều loại Ali khác : Như Ali trắng mắt đỏ, Ali xanh ……

Ali gấu trúc

Ali heo xanh

Ali trắng mắt đỏ

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Bố cục đá đẹp cho bể cá Ali

Phong trào chơi cá Ali ngày càng nở rộ, bắt đầu phát triển mạnh từ 3 năm trở lại đây, cá ali đang là một trong những thú chơi đầy cá tính và đam mê của người chơi cá cảnh Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

Đối với bể cá ali, mỗi người chơi lại có những sở thích riêng trong việc sắp xếp bố cục cho bể. Có người thích một nền cát trắng với một Background 3D hoặc Tranh 3D dán phía sau. Có người lại thích một bể cá ali với bố cục đá hoành tráng, với những tảng đá lớn trong bể. Có người lại thích sử dụng những loại đá đặc biệt để làm giả cảnh một bể cá nước mặn, hay sử dụng cây nhựa để tạo nên màu xanh trong bể cá.

Dưới đây là những bố cục bể cá Ali đẹp mà cá cảnh Thái Hòa sưu tập được, hi vọng nó sẽ giúp ích phần nào cho những người mới chơi đang có ý định setup một bể cá ali cho riêng mình.

Dưới đây là một số hình ảnh về thiết kế bể cá Ali đẹp:

Cách nuôi cá Ali cảnh theo chuẩn kĩ thuật nhất

Là một trong những loài thuộc họ thủy sinh, cá cảnh Ali đã khiến nhiều người chơi say mê bới những màu sắc thực sự nổi bật. Kỹ thuật nuôi cá Ali cũng không quá phức tạp nếu bạn tuân thủ đúng những quy tắc dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu nhé !

Cá Ali là loài thuộc dòng thủy sinh nên cũng tương đối dễ nuôi

1. Đặc điểm sinh học trong cách nuôi cá Ali

– Chiều dài cá (cm): 20

– Nhiệt độ nước (C): 24 – 28. Đây là nhiệt độ thích hợp nhất cho cá cảnh Ali sinh trưởng và phát triển tốt. Ngoài ra, nhiệt độ còn giúp quản lý tính hung dữ của cá vì nhiệt độ cao thì vòng sinh học nhanh hơn, cá ăn nhiều, mau lớn nhưng cũng mạnh mẽ và hiếu chiến hơn. Nhiệt độ thấp thì ngược lại. Do vậy khi bạn muốn “bón thúc” cho cá mau lớn thì có thể cho thêm máy sưởi và khi chúng đã lớn có thể giảm nhiệt xuống ở mức độ trên.

– Độ cứng nước (dH): 10 – 25

– Độ pH: 7,6 – 8,8

– Tính ăn: Ăn động vật

– Hình thức sinh sản: Đẻ trứng

– Tầng nước ở: Giữa – đá

– Sinh sản: Tỉ lệ đực cái khi tham gia sinh sản là 1:3. Cá cái đẻ trứng lên giá thể cứng trong bể, cá đực thụ tinh ngoài, sau đó cá cái gắp trứng lên miệng để ấp. Thời gian cá cái ấp trứng và giữ con trong khoang miệng khoảng 3 tuần.

2. Cách nuôi cá Ali chuẩn kĩ thuật

– Chọn giống: Mặc dù cá Ali là loại cá khoẻ, dễ thích nghi, nhưng để giảm thiểu nguy cơ thất thoát cá trong quá trình nuôi vẫn cần lưu ý một số vấn đề. Khi chọn cá, bạn nên nghiên cứu kích thước tối đa của cá để tránh trường hợp bể trở nên quá chật chội về sau, lúc đó xử lý lại cũng rất khó. Khi chọn cá, cố gắng chọn cá cùng một hồ. Ở Hà Nội thì cá Ali phổ thông chủ yếu là Malawi. Vì mặc dù cá Ali dễ thích nghi với hoàn cảnh bên ngoài, nhưng nếu chúng ta tạo được môi trường gần nhất với môi trường tự nhiên thì chúng sẽ phát triển mạnh mẽ nhất.

– Kích thước bể cá: Cá Ali được cho là sinh động, hấp dẫn nhất khi chúng rượt bơi lôi, rượt đuổi nhau ở gần các đồ vật trang trí trong bể. Do vậy, với cùng một thể tích nước, các bạn cần cân đối các chiều với nhau, đặc biệt là chiều cao. Ví dụ, với kích thước ba chiều là 100x40x60, nếu là CxDxR thì rõ ràng không phù hợp, vì cá có rất ít không gian để di chuyển. Cũng với kích thước đó, nếu là DxRxC thì sẽ tốt hơn, bể bạn có đủ chiều dài cho cá rượt đuổi nhau. Nhưng bạn cũng đừng quên xem xét khả năng tuyệt vời hơn là DxCxR, khi đó bể cá có độ dài, tăng chiều sâu và độ cao vừa phải để bạn trang trí thêm các đồ trang trí…

Trong cách nuôi cá Ali, bạn cần chú ý cách chọn giống và kích thước bể

– Phông nền: Phông nền bạn nên chọn phông đồng nhất một màu hoặc ít nhất là có một mầu chủ đạo. Đừng chọn màu nào quá chói (đỏ, cam, vàng chanh) vì như vậy khi ngắm cá sẽ có cảm giác nhức mắt. Cũng không nên chọn phông phong cảnh quá phức tạp (dải san hô), cá sẽ bị lẫn vào phông nền, giảm bớt sự thích thú khi quan sát.. Nhiều người thường chọn màu xanh nước biển, dịu mắt và cũng làm nổi các đồ vật trang trí trong bể. Ngoài ra nếu tìm được những phông theo kiểu 3D và phù hợp với đồ vật trang trí trong bể của bạn thì cũng rất đẹp nhưng hơi kì công.

– Nền: Đặc tính của cá Ali là đặc biệt thích đào nền nên bạn có thể cho nền bằng cát, sỏi…nhưng cần phải lưu ý kích thước. Kích thước tối đa của sỏi không nên to quá miệng của cá vì thông thường cá đào nền bằng cách ngậm vào và thổi ra chỗ khác. Lưu ý nền càng nhỏ, càng khít thì càng đỡ được hiện tượng chất bẩn lọt xuống và lưu giữ ở bên dưới.

Màu của nền cũng ảnh hưởng đến màu của cá. Màu sáng khiến cho màu của cá có cảm giác bị bợt đi, màu tối giúp màu của cá sặc sỡ hơn. Do vậy bạn nên chọn màu sao cho tương phản với màu của đại đa số cá trong bể, lúc đó nhìn cá sẽ nổi bật trên màu nền. Có một lưu ý nhỏ nhỏ là trước khi rải nền các bạn nên có vật liệu lót ở dưới. Bạn nên thiết kế nền bể cá dày bởi cá Ali là loài đào bới rất khỏe

– Đèn: Với cá ali, vai trò của ánh sáng trong quá trình sinh trưởng không quan trọng tuyệt đối như quá trình lên màu của cá rồng hay cây thủy sinh do vậy chọn đèn chủ yếu để tăng thêm vẻ đẹp cho bể cá. Loại đèn phổ biến thường dùng là xanh và trắng vì đèn trắng bên trong để sáng bể, đèn xanh bên ngoài tạo cảm giác về màu. Đối với màu xanh có loại đèn actinic blue trông ánh sáng rất lung linh tuy nhiên giá cả cũng cao hơn chút. Một số tài liệu còn nói rằng nên kết hợp xanh và tím/hồng vì như vậy cá sẽ nổi bật còn bể sẽ có độ sâu.

– Đồ vật trang trí: Cá ali sống trong nước cứng, độ pH tương đối cao. Do vậy vật trang trí phù hợp nhất vẫn là đá và cũng phù hợp với môi trường tự nhiên của nó. Lũa cũng có khi được sử dụng vì đặc tính tạo nhiều hang hốc và nhẹ, nhưng lũa có thể làm giảm pH (do tiết ra acid hoà tan trong nước). Đá và lũa chính là hai loại đồ trang trí phổ biến nhất trong bể Ali.

Một số người thích sử dụng san hô (loại khối to) để mô phỏng cảnh biển cho giống hơn. Đây cũng là một ý tưởng hay vì với màu sắc sẵn có và sự lanh lợi của cá Ali, nếu kết hợp với san hô khối và ánh sáng phù hợp thì cảnh sắc sẽ không hề thua kém cảnh biển. Tuy nhiên lưu ý một điều là cá Ali rượt đuổi, chui rúc, liếc mình trên bề mặt khác rất nhiều nên nếu khối đá san hô quá gai góc thì có thể làm cá bị trầy xước khi bơi lội hoặc khi gặm rêu, từ đó dễ bị nấm và chết. Đối với những loại đồ vật trang trí nặng như đá lớn, cũng không nên đặt trực tiếp lên đáy bể mà nên có lớp lót để phân tán lực ra cho đều. Lớp lót này cũng nên chọn màu dễ nguỵ trang, vì trong quá trình nuôi thì trường hợp cá đào đến lộ cả lớp lót này là tương đối nhiều.

– Yêu cầu sục khí: Trung bình.

Cá Ali là loại cá phàm ăn nên bạn cần đầu tư hệ thống lọc tương đối một chút, ví như có một cái lọc tràn trên, vật liệu lọc sử dụng luôn san hô nếu được để giữ pH cao. Cá ali không thích luồng nước quá mạnh nên hãy cố gắng tìm cách xử lý luồng nước vào bể cho nhẹ nhàng.

– Yêu cầu lọc nước: Ít.

– Thức ăn: Cá Ali chủ yếu là ăn động vật như cá con, côn trùng, giáp xác, trùng chỉ, thức ăn viên …

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Cách nuôi cá Vàng không bị chết (P2)

Thả cá vào hồ đúng cách

Không chỉ riêng đối với cá vàng mà với tất cả các loại cá cảnh khác, trong điều kiện thay đổi môi trường sống một cách đột ngột (từ chỗ bán cá về nhà, từ nơi này sang nơi khác) đều làm cho cá bị sốc dẫn đến cá không được khoẻ và dễ chết.
Thả cá đúng cách là một trong những công đoạn quan trọng
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hoặc quan tâm đến vấn đề này. Dưới đây là một cách thả cá đơn giản mà ai cũng có thể làm được:
  • Bước 1: Ngâm cả bịch cá còn cột dây thun vào hồ. Mục đích giúp nhiệt độ nước trong hồ và trong bịch cá cân bằng nhau, mặc khác giúp cá quen với khung cảnh trong hồ.
  • Bước 2: Mở bịch ra và múc một ít nước từ trong hồ cho vào bịch. Tiếp tục cho thêm nước vào bịch (mỗi lần cách nhau 5 phút). Mục đích là để cá quen dần với nguồn nước mới.
  • Bước 3: Từ từ nghiêng bịch để cá tự động bơi ra. Không nên trút bịch cá quá nhanh.

Sau khi thả cá vào hồ hãy quan sát hành động của chúng:

  • Nếu cá bơi lội bình thường như lúc ở tiệm thì bạn đã thành công.
  • Nếu thấy cá bơi hoảng loạn và đâm đầu vào bể hay các vật trang trí thì bạn hãy dời bể cá đến nơi không có người qua lại, không có tiếng động để chúng hồi phục lại và quen với hồ mới, nếu không chúng sẽ chết chỉ trong vài ngày.

Cho cá ăn

Thức ăn cho cá vàng tương đối da dạng, gồm 2 loại dạng viên và dạng mảnh. Loại thức ăn dạng viên chìm tương đối chậm trong nước, rất tốt cho cá cảnh, trong đó có cá vàng vì các loại cá ở mặt bể hay đáy bể đều có thể ăn được. Cũng cần lưu ý chỉ nên cho cá ăn trong khoảng 3 phút. Đối với loại cá vàng còn nhỏ và đang phát triển, hãy cho ăn 2-3 lần một ngày. Đối với loại cá vàng lớn hơn, 1 lần/ngày là đủ. Bạn cũng có thể bổ sung thêm vào chế độ ăn của cá vàng giun sống và tôm, lưu ý phải là loại có sẵn từ các cửa hàng hồ cá.

Chăm sóc cá bệnh

Hãy quan sát cá vàng của bạn thường xuyên để phát hiện ra bất kì thay đổi nào trong đàn cá, đặc biệt chú ý nếu cá vàng xuất hiện các đốm trắng và nấm vây. Bạn hãy yên tâm là hầu hết các loại bệnh ở cá vàng đều có thể được chữa trị bằng thuốc. Nếu cá bị bệnh, hãy tìm mua loại thuốc phù hợp ở các cửa hàng hồ cá, khi cho thuốc vào hồ cá, trước hết hãy trộn đều nó vào một ly nước rồi từ từ đổ vào bể. Trong một vài trường hợp nếu cần, bạn buộc phải cách ly con cá càng bị bệnh trong một bể cá riêng để tránh lây nhiễm sang các con cá khác.

Thay nước cho hồ thủy sinh

Bạn có biết, cá vàng sẽ khỏe mạnh và lớn nhanh hơn nếu như được nuôi dưỡng trong một môi trường nước an toàn. Chính vì thế, hãy thay nước và vệ sinh bể cá thường xuyên và định kỳ. Tuy nhiên, bạn chỉ nên thay một phần nước thay vì thay toàn bộ để cá không gặp khó khăn trong việc thích nghi với một môi trường nước hoàn toàn mới.

Cách chăm cá vàng đẻ

Cá vàng ba đuôi rất dễ sinh sản, đẻ nhiều và tỷ lệ sống rất cao ta có thể cho ép từng cặp hoặc cho ép theo bầy.

Chọn cá bố mẹ : Cá vàng trống có hình dáng thon đều cân đối, cá mái thì bụng to, đầu hơi nhỏ hình dáng không được cân đối đặc biệt khi sắp tới kỳ sinh sản thì bụng cá mái rất to có thể bị méo lệch về một bên nhìn rất rõ trong giống như bị có tật do mang nhiếu trứng.

Chuẩn bị hồ cho cá sinh sản : hồ cho cá vàng sinh sản phả tương đối lớn >50lít nước, mặt hồ phải rộng, trong hồ nên đặt nhiều rong lục bình hoặc bèo tây khi cá sinh sản thì trứng sẽ bám lên rong, rể lục bình và bám vào cả thành và dáy hồ. cá trước khi sinh sản thì ta nên bắt nhốt riêng cá tróng và cá mái riêng ra và cho ăn đầy đủ trong vòng 1-2 tuần lễ, cá vàng nếu cho ăn đầy đủ thì nuôi khoảng 6 tháng là có thể cho sinh sản được.

Ta có thể cho ép chung 1 trống 1 mái hoặc 1 trống nhiều mái hoặc một mái nhiều trống hoặc nhiều mái nhiều trống.

Trong sinh sản để kinh doanh thì người ta thường chọn phương pháp cho ép chung nhiều trống nhiều mái nhưng thường thì con trống phải nhiều hơn con mái. Sau khi chuẩn bị xong thì thả cá trống và cá mái vào trong hồ đẻ và cho ăn bình thường không cần phải che đậy nếu mặt hồ nhỏ thì ta phải bơm oxy khoảng 1 vài ngày sau thì ta thấy cá trống đuổi theo cá mái rất dữ lúc đó là cá đang đẻ hoặc bắt đầu đẻ, khi bị rượt đuổi cá trống sẽ cọ mình vào bụng cá mài thì cá mái sẽ đẻ trứng và cá trống sẽ sản sinh ra tinh trùng để thụ tinh cho những trứng đó,

Khi đẻ cá mài lội đến chổ có nhiều rong hoặc rê lục bình khi trứng đẻ ra sẽ bám vào đó, cá đẻ trứng rất nhiều ta có thể nhìn thấy nhiều trứng tròn nhỏ trong suốt nằm rời rạc bám trên hồ, trên rong hoặc trên rễ lục bình. Khi đẻ xong cá hết rượt đuổi nhau thi ta phải lập tức vớt hết cá mái và cá tróng ra hố khác hoặc ta cũng có thể nhẹ nhàng vớt hết rong và lục bình sang một hồ khác chừng hai ba ngày sau la trứng sẽ nở.

Cá con nở ra trong suốt mình thon dài chưa thấy đuôi chia ra, khoảng vài ngày sau cá con lớn ta sẻ thấy minh cá dài đuôi chia ra rất ngộ, ta cho cá con ăn bo bo hoặc lòng đỏ trứng gà, khoang 1-2 tuần sau có thể cho ăn lang quang, trùng chỉ được, từ tuần thứ ba trở đi cá bắt đầu có màu nếu có hồ rộng và cho ăn đầy đủ thì cá sẽ lớn rất nhanh, cá  vàng ba đuôi đẻ nhiều tỷ lệ sống cao nhưng tỷ lệ bi dị tậc cũng rất cao khoang >1 tháng thì ta nên lựa loại bỏ hết nhũng con bị dị tật, đèo đẹt chỉ chừa các con khoẻ mạnh, dáng đẹp nuôi để tiết kiệm chi phí thức ăn và giảm mật độ cá để chúng lớn nhanh.

Đến tháng thứ 2,3,4 ta cung tiếp tục loại bỏ bớt những con cá xấu đi chỉ chừa những con thật đẹp thôi.

Cách sinh sản nhân tạo : Ta có thể cho sinh sản nhân tạo băng cách chuẩn bị một cái tô hay một cái chén lớn, dưới đáy tô lót nhiều rong, tảo, rễ lục bình đổ nước săm sắp trước tiên ta bắt cá trống một tay nhẹ nhàng cầm cá đặt trong tô, tay kia dùng ngón tay vuốt dọc theo bụng cá ta thấy cá trống sẽ tiết ra rất nhiều dịch màu trắng, như nước cơm làm cho tô nước trở nên đục.

Kế đó ta có bắt con mái cũng làm tương tự như vậy cá mái sẽ đẻ trứng vào tô làm song ta chỉ cần mang nguyên tô đó đặt vào một hồ rong sau vài ngày cá sẽ nở. Do cá vàng rất dễ đẻ nên có khi chỉ cần thay nước hồ thì chúng cũng đẻ, bạn đừng ngạc nhiên khi vừa thay nước hồ xong thì nước đã bị đục như nước vo gạo bạn hãy nhìn kỹ sẽ thấy cá trứng cá vàng trong hồ của bạn và đó là nguyên nhân làm cho hồ trở nên đục như vậy.

Chúc các bạn có những chú cá vàng thật đẹp và ưng ý!

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Cách nuôi cá Vàng không bị chết (P1)

Làm sao nuôi cá vàng không bị chết? Câu hỏi này có lẽ được nhiều bạn yêu cá đặt ra. Các bạn có thể tham khảo thêm một vài thông tin qua bài viết dưới đây để có thể rút ra một vài kinh nghiệm cho việc nuôi cá trong thực tế của mình.

Cá Vàng cảnh

Cá Vàng (carassius auratus) là loài cá nước ngọt nhỏ thường được nuôi làm cảnh trong bể cá mini để bàn. Cá vàng là một trong những dòng cá được thuần hóa sớm nhất và ngày nay vẫn là một trong những loài cá cảnh phổ biến nhất cho cả bể cá trong nhà và hồ cá ngoài trời.
Cá vàng được thuần hóa từ loài cá giếc Phổ (Carassius gibelio), một loài cá giếc màu nâu xám sẫm bản địa của châu Á. Cá vàng được nhân giống theo màu lần đầu tiên tại Trung Quốc từ hơn 1000 năm trước. Do chọn giống, cá vàng đã phát triển thành nhiều giống khác nhau và hiện có nhiều màu sắc và hoa văn đa dạng, có hình dạng và kích thước khác nhiều do với giống cá diếc được thuần hóa ban đầu.

Cá vàng là thành viên tương đối nhỏ của họ Cá chép, họ cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới. Ngoài cá vàng, trong họ Cá chép còn có các thành viên nổi tiếng khác như cá tuế, cá lưới, cá chép, cá trắm đen, cá trắm cỏ và cá chép Koi v.v. Quá trình chọn giống qua nhiều thế kỷ đã tạo ra nhiều kiểu màu sắc khác nhau, một số khác xa với màu vàng của cá vàng nguyên gốc. Cá cũng có những hình dáng khác nhau và kiểu vây, đuôi, mắt khác nhau. Một số loại cá vàng ở các thái cực phải được nuôi trong bể kính trong nhà vì chúng yếu hơn các giống gần với giống tự nhiên ban đầu. Một số giống khác như cá vàng Shubunkin lại khỏe hơn và có thể sống trong hồ cá ngoài trời.

Nuôi cá cảnh hiện đang trở thành xu hướng và sở thích của nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chăm sóc sao cho cá của mình khỏe mạnh và đẹp mắt. Đặc biệt đối với cá vàng, việc chăm sóc cần phải thực hiện kỹ lưỡng và chu đáo hơn rất nhiều, từ khâu cho cá ăn, thay nước trong bể đến chăm sóc khi cá bị bệnh. Dưới đây là một vài hướng dẫn cơ bản về cách nuôi cá vàng nhằm giúp cho quá trình chăm sóc cá vàng của bạn dễ dàng và hiệu quả hơn.

Bể cá

Đa số người nuôi cá vàng đều thích nuôi trong bể tròn vì trông sẽ đẹp mắt hơn, tuy nhiên, đây lại không phải là loại bể cá cảnh lý tưởng. Bởi lẽ bể cá tròn tuy dễ mang đi mang lại và cọ rửa nhưng diện tích mặt nước lại quá nhỏ để có thể cung cấp lượng oxy cần thiết cho cá. Bạn nên lựa chọn loại bể có bề mặt phẳng, lớn xíu ví dụ như hồ cá treo tường, hồ thủy sinh dạng tủ, hồ cá để bàn… Cũng cần lưu ý rằng cá vàng không phải là vật nuôi hoàn toàn trong nhà, chúng sẽ khỏe mạnh hơn nếu như được nuôi ở môi trường bên ngoài, ví dụ như ao cá ở ngoài vườn.

Cách chuẩn bị bể nuôi cá vàng

Bể mới mua về phải được đổ nước cho đầy để kiểm tra sức chịu đựng, rịn nước nếu có.
Cho chuối xiêm chín đập dập thả vào hồ và ngâm nước khoảng 3 ngày để bay hết mùi keo và làm cho hồ sạch bề mặt (cách này cũng áp dụng tương tự cho hồ xi măng mới xây nhưng phải để một tuần sau đó mới xúc sạch hồ và đổ nước sạch vào, có thể dùng nước máy).
Bật máy lọc hoạt động liên tục trong 3 ngày và để đèn chiếu sáng (hồ xi măng cũng làm như vậy nhưng thời gian lọc nước có thể kéo dài hơn thì càng tốt, mục đích lọc nước là để nước trong và bay hết mùi clo) nhớ xả miếng lọc cho thật sạch.
Đối với hồ đã cũ bạn hãy cho nước vào ngập hồ, tiếp theo cho vào đó 1-2 kg muối (càng mặn càng tốt), ngâm hồ 2 ngày nhằm tiêu diệt những mầm bệnh như: ký sinh, nấm… Sau đó súc nước lại cho sạch, thay nước mới vào và thực hiện quy trình lọc nước giống như hồ mới.
Lưu ý:
Không được để bể cá tiếp xúc với xà phòng và các chất tẩy rửa.
Tuyệt đối không được dùng chậu thủy tinh tròn để nuôi cá vàng vì chúng sẽ chết chỉ sau vài ngày do không gian sinh sống bị bóp méo và thiếu oxy. Chậu thủy tinh tròn và những loại chậu có kích thước nhỏ khác chỉ thích hợp dùng để nuôi các loại cá nhỏ như cá betta, cá 7 màu, cá mún, cá bình tĩnh … Với số lượng tối đa là 3 con.

Vị trí thích hợp để đặt bể cá

Cá vàng là loại cá rất nhạy cảm với âm thanh và tiếng động, vì vậy nên đặt bể cá ở nơi yên tĩnh không có tiếng động và ít người qua lại hay nói chuyện lớn tiếng, tuyệt đối không gây tiếng động mạnh làm cho cá bị sốc. Không đặt hồ cá gần các thiết bị điện như Tivi, tủ lạnh, máy vi tính, … Vì sóng điện từ sẽ lan truyền vào nước làm cá bị chấn động và chết sau một khoảng thời gian nhất định.

Khi nào có thể thả cá vàng vào bể?

Có 3 cách nhận biết thời điểm thích hợp để thả cá:
Khi ngửi thấy nước không còn mùi clo.
Cho vài cọng rong xanh vào hồ và tắt máy lọc nước, sau 3 ngày thấy rong vẫn tươi xanh thì có thể thả cá được.
Cho vài con cá bảy màu vào, nếu thấy chúng vẫn ổn sau 1 ngày thì có thể thả cá vàng vào.

Lưu ý:Nếu bạn thả cá mà không thực hiện 1 trong các cách trên thì cá vàng sẽ bị sốc nước và chết.

Cách chọn mua cá khoẻ mạnh

Thông thường, có 2 loại cá vàng. Loại thứ nhất thân dài, là loại hay gặp và phổ biến. Loại thứ hai có thân tròn, chia ra làm nhiều loại nhỏ với đặc trưng là đuôi dài, mắt lồi và đầu to hơn mình. Loại cá này bao gồm cá mắt bong bóng, cá thiên đàng, cá đầu sư tử, cá đuôi quạt,…Để có một hồ cá thủy sinh đẹp, bạn phải chọn được những chú cá vàng tốt và đẹp. Bạn không nên nuôi cùng lúc cả hai loại cá trong cùng 1 bể vì cá thân dài bơi nhanh hơn nên sẽ chiếm hết thức ăn cũng như khoảng không gian trong bể của cá thân tròn.
Sau khi nhận biết được thời điểm thích hợp để thả cá vào bể, việc kế tiếp là chọn mua cá. Nhiều người cho rằng cá vàng chậm chạp, thật ra điều đó không đúng vì chúng rất linh hoạt, bơi suốt ngày và ít đứng yên nếu cá khỏe.

Cách nhận biết cá khoẻ mạnh:

Cá phải luôn luôn linh động và nhanh nhẹn, không ở một chổ, không nằm dưới đáy hồ, không nổi đầu lên mặt nước để ngáp (do thiếu oxy, cá sắp chết).
Vây bơi linh hoạt, không có chỉ máu, đuôi xoè, vảy óng ánh, không bị xù hay tróc hoặc chảy máu, không bị xuất huyết.
Không có những chấm nâu hình oval viền trong ở ngoài, hơi đậm ở trong vì có khả năng là cá bị rận, rận cá nếu quan sát kỹ sẽ di chuyễn trên mình cá (thay đổi vị trí).
Cá không được nhảy dựng bất thường (có khả năng do nhiễm rận và ký sinh).
Môi cá không bị phù, miệng đớp nước đều đặn, thích bơi ngược dòng và không bị trôi theo dòng chảy, không lật ngược lật xuôi và bị hút dính vào máy lọc nước, khi bơi phải nằm ngang, không chổng ngược chổng xuôi.
Không ghẻ chóc, không nổi những bệt trắng có gồ (nhiễm nấm), mắt cá phải trong hoặc đen rõ rệt, không được đục, bể tròng.

Lưu ý: Dù cá đẹp đến cỡ nào nếu không đạt các tiêu chuẩn trên thì đừng mua vì cá sẽ dễ chết, không sống lâu.

Khi mua cá vàng dù gần hay xa, cũng phải nói người bán bơm oxy thật đầy, cá vàng không cần nhiều nước mà chỉ cần nhiều oxy, thậm chí nước xâm xấp lưng cá cũng không sao, trung bình cứ 1 con cá vàng thì túi đựng cá phải có từ 1-2 lít (thể tích khí) như vậy với hai con cá vàng thì ít nhất cũng phải có hai lít khí bơm vào.
Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

 

Kỹ thuật nuôi cá Koi

Thời gian gần đây, người ta cho ra đời nhiều loài cá chép tuyệt đẹp thông qua phương pháp lai tạo. Tiêu biểu trong số đó là cá chép Koi do các nhà khoa học Nhật bản tiến hành phối giống và lai tạo nên, cá Koi nhật bản đẹp đến mức mà hễ nhắc đến cá Koi người ta nghĩ ngay đến đây là một giống cá chép Nhật. Và cá Koi cũng được xem là biểu tượng của đất nước mặt trời mọc.

Cá Koi thuộc họ cá chép nên mang đặc tính của cá chép nói chung đó là dễ nuôi và mau lớn, nhưng cá Koi có một điểm rất riêng đó là rất nhạy với sự thay đổi của môi trường, vì vậy khi nuôi cá Koi cần hết sức lưu ý, sau đây Thái Dương sẽ hướng dẫn bạn kỹ thuật chăm sóc cá koi và một số vấn đề mà bạn cần lưu ý sau :

Nước trong hồ nuôi cá Koi

Nước trong hồ cá koi ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cá Koi, kích thước tối đa của cá Koi có thể lên đến 2m, vì vậy hồ nuôi cá cần đủ rộng để cá phát triển. Đồng thời, nước nuôi phải luôn trong sạch, nồng độ pH lý tưởng là từ 7-7,5pH, nhiệt độ nước và nồng độ pH nếu bị thay đổi đột ngột có thể làm cá bị sốc và chết, vì vậy cần giữ môi trường sống ổn định cho Koi, nếu muốn thay nước hồ thì phải thay từ từ, không nên thay 1 lần, cứ 2 ngày giảm đi khoảng 1/3 thể tích nước trong hồ, cho đến khi nước trong trở lại là được, và cũng lưu ý một điều đó là phải khử Clo cho nước trước khi đưa vào hồ. Có thể phơi nước trước 1 ngày hoặc dùng than hoạt tính để khử clo.

Hệ sinh thái trong hồ nuôi cá Koi

Các loại rong tảo góp phần tạo nên hệ sinh thái tốt cho hồ nuôi Koi, nhưng nếu rong tảo phát triển quá nhiều là điều không tốt vì chúng sẽ hút hết oxy trong nước, làm cho cá không đủ lượng oxy để thở. Vì vậy, chúng ta cần kiểm soát sự phát triển của các loại rong tảo trong hồ, nên trồng thêm các loại cây sống trong nước như sen, súng.. tốt nhất là tạo một thác nước nhỏ, thác nước này sẽ giúp lưu thông dòng nước tạo oxy cho cá thở.

Thức ăn cho cá Koi

Cá Koi là loài ăn tạp, từ 3 ngày tuổi, sau khi tiêu hết noãn hoàng, chúng có thể ăn các thức ăn bổ sung như bo bo, các sinh vật phù du, lòng đỏ trứng chín..
Được nửa tháng, Koi chuyển qua ăn các động vật tầng đáy như giun, loăng quăng.. Sự thay đổi tính ăn của Koi trong giai đoạn này làm tỉ lệ con sống bị ảnh hưởng lớn. Vì vậy để đảm bảo sự sống cho Koi, người nuôi cần chú ý gây nuôi các sinh vật tầng đáy, nhằm cung ứng đủ lượng thức ăn cho cá

Từ 1 tháng tuổi trở đi cá chuyển sang ăn các động vật nhỏ như giun, ốc, ấu trùng…giống như cá trưởng thành. Ngoài ra, cá còn ăn cám, bã đậu, phân xanh, thóc lép, các thức ăn chế biến sẵn cho cá. Trên thị trường hiện nay, các thức ăn chế biến sẵn có rất nhiều loại, nhưng chủ yếu được chế biến từ gạo, bột mì, bột bắp pha thêm các vitamin và bột cá.

Lưu ý khi cho cá ăn đó là không nên cho ăn quá nhiều vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến dáng cá và lượng thức ăn dư thừa cũng như chất thải của cá sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, không tốt cho cá. Khẩu phần ăn vào khoảng 5% trọng lượng cơ thể cá, cho ăn 2 lần trên ngày. Các loại thức ăn tươi sống nên hạn chế, và nên dùng loại đông lạnh để tránh mang mầm bệnh cho cá.

Bệnh tật ở cá Koi

Cũng giống như tất cả các loài vật khác, cá Koi cũng có thể mắc bệnh. Các bệnh thường xuất hiện ở cá Koi như biếng ăn, ngứa mình, đốm trắng, lở da, rụng vảy, lở môi.. khi phát hiện cá bị bệnh, cần cách ly cá khỏi đàn cho ra hồ chứa riêng để tiện theo dõi và tránh lấy lan cho những con khác. Có thể dùng các thuốc đặc trị bệnh nếu thấy nhẹ, trường hợp bệnh trở nặng thì nên mời bác sĩ thú y.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Nuôi cá cảnh gom triệu đô

Đến năm 2020, sản lượng sản xuất cá cảnh của TP HCM sẽ đạt 150-180 triệu con, xuất khẩu đạt 40-50 triệu con và thu về khoảng 40-50 triệu USD
TP HCM được xem là trung tâm cá cảnh lớn của cả nước. Nhiều cơ sở, doanh nghiệp cá cảnh mở rộng quy mô, có nhu cầu liên kết sản xuất, kết nối mở rộng thị trường xuất khẩu.

Xuất khẩu đến 52 quốc gia

Theo thống kê của Chi cục Thủy sản TP HCM, 10 tháng đầu năm 2017, tổng diện tích nuôi cá cảnh trên toàn TP đạt khoảng 88 ha với hơn 290 cơ sở và hộ nuôi. Sản lượng cá cảnh xuất khẩu gần 16,25 triệu con, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2016; kim ngạch đạt gần 17,58 triệu USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ. Điều đáng chú ý là đã không còn cá cảnh xuất khẩu không đăng ký kiểm dịch.

Cơ sở cá cảnh giới thiệu loại cá lóc hoàng đế giá hàng chục triệu đồng/con tại “Ngày hội cá cảnh” vừa diễn ra ở TP HCM

Cá cảnh nước ngọt xuất khẩu hơn 70 loài, trong đó khoảng 45 loài nuôi sinh sản nhân tạo, hơn 20 loài được khai thác từ sông suối và khoảng 10 loài có nguồn gốc nhập khẩu từ Thái Lan, Đài Loan. Những loài cá cảnh có tỉ lệ xuất khẩu cao hiện nay là cá dĩa, neon, bảy màu, mô ly, hòa lan, phượng hoàng, chạch rắn, lòng tong, bướm bầu, thủy tinh, xiêm, sặc, ông tiên, tai tượng… Nhóm cá cảnh biển xuất khẩu chỉ chiếm tỉ lệ dưới 1%. Cá cảnh của TP đã xuất khẩu đến 52 quốc gia; trong đó, thị trường châu Âu chiếm 60%, còn lại là các thị trường châu Á, châu Mỹ và Nam Phi.
Với kết quả đó, TP đặt mục tiêu cả năm 2017 sẽ xuất khẩu từ 18-20 triệu con cá cảnh, với giá trị kim ngạch là 20-25 triệu USD, tăng từ 15%-20% so với năm 2016.
Ông Tống Hữu Châu, chủ trang trại cá cảnh Châu Tống (quận 12), cho biết nuôi cá cảnh xuất khẩu được TP chọn là lĩnh vực quan trọng trong nền nông nghiệp đô thị. Do đó, TP đã có các chính sách phát triển cá cảnh, hỗ trợ kỹ thuật, vốn vay cho hộ gia đình và các công ty trong quá trình sản xuất. Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông TP đã nghiên cứu sinh sản được 3.000 con cá neon Việt Nam giống, bước đầu nghiên cứu sinh học sinh sản, xây dựng quy trình kỹ thuật thuần dưỡng trong điều kiện nuôi nhân tạo cá thủy tinh được khai thác từ tự nhiên, nâng tỉ lệ sống từ 25% lên 70%. Đồng thời, chuyển giao cho trại cá cảnh Thiên Đức (huyện Củ Chi) cá neon sinh sản, đến nay trại có 3.000 cá con và 200 cá bố mẹ neon Việt Nam; chuyển giao kỹ thuật nuôi dưỡng, cho sinh sản bán nhân tạo và bàn giao 100 cá neon Việt Nam 2 tháng tuổi cho Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao nông nghiệp công nghệ cao, thuộc Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP HCM.
Ngoài ra, Trung tâm Khuyến nông cũng đã triển khai đúng thời vụ những mô hình cá cảnh tại các quận, huyện. Trong đó, lợi nhuận từ mô hình cá koi lên tới 600 triệu đồng/vụ; cá dĩa thương phẩm 160 triệu đồng/vụ; sinh sản cá dĩa đạt 163 triệu đồng/vụ…
Trung tâm Khuyến nông đang tiếp tục tìm những giống cá mới, đẹp để đưa vào kế hoạch thực hiện mô hình trong năm 2018.
Theo đó, mục tiêu của TP đến năm 2020, sản lượng sản xuất cá cảnh sẽ đạt 150-180 triệu con, xuất khẩu đạt 40-50 triệu con, kim ngạch đạt 40-50 triệu USD.

Gặp khó vì rào cản kỹ thuật

Theo Chi cục Thủy sản TP, nghề sản xuất cá cảnh của TP đến nay chủ yếu vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Hầu hết các trại nuôi chưa có sự đầu tư đúng mức và phù hợp về cơ sở hạ tầng. Thực hành sản xuất mang tính truyền thống, quy trình sản xuất chủ yếu dựa theo kinh nghiệm mà không tuân thủ quy trình chuẩn nên vấn đề vệ sinh, tiêu độc khử trùng, bảo đảm an toàn dịch bệnh chưa được quan tâm. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại một số khu vực trong TP cũng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cá cảnh. Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực cá cảnh như quy trình chọn giống, sản xuất giống, lai tạo giống mới và chế độ dinh dưỡng phù hợp để nâng cao chất lượng sản phẩm cá cảnh vẫn còn hạn chế.
Ngoài ra, việc tổ chức sản xuất, kinh doanh cá cảnh chưa có sự liên kết chặt chẽ, đặc biệt là vai trò của các hội, chi hội cá cảnh còn nhiều hạn chế. Hội viên phân tán chưa phát huy sức mạnh thực sự của các nghệ nhân có tâm huyết. Số lượng tổ hợp tác và HTX cá cảnh còn ít và hoạt động chưa hiệu quả. Số hộ nuôi cá cảnh được tiếp cận chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn TP còn ít. Dự án xây dựng chợ hoặc trung tâm giao dịch sinh vật cảnh, cá cảnh trên địa bàn TP vẫn chưa được triển khai.
Ông Lê Hữu Thiện, Tổng Giám đốc Công ty CP Sinh vật cảnh Thiên Đức (chủ trại cá cảnh Thiên Đức), cho biết châu Âu là thị trường tiêu thụ cá cảnh lớn của thế giới. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường khó tính, có nhiều rào cản kỹ thuật và thủ tục phức tạp cho các nhà xuất nhập khẩu. Nhu cầu cá cảnh quanh năm song vào mùa hè, khách hàng châu Âu quan tâm nhiều đến dòng cá lạnh (cá chép, cá tàu). Do đó, cơ quan chức năng cần sớm công bố thủ tục và kết quả việc thực hiện công tác phối hợp với châu Âu để được xuất cá chép từ Việt Nam. Đồng thời, kết nối tour du lịch của khách nước ngoài đến được với một số doanh nghiệp có tiềm năng xuất khẩu nhằm giới thiệu sản phẩm trực tiếp.
Ông Tống Hữu Châu đánh giá mức độ phát triển nghề nuôi cá cảnh của TP cũng như tỉ trọng xuất khẩu vẫn còn khá thấp so với tiềm lực, việc xuất khẩu sang thị trường châu Á chủ yếu bán cho khách những mặt hàng họ cần hoặc không có. Khó khăn trong việc xuất cá cảnh đi Hàn Quốc như một số loại cá bảy màu là cơ quan kiểm dịch nước này đòi hỏi giấy phép NAFI (Trung tâm Chất lương nông lâm thủy sản) thay vì của Trung tâm Thú y Vùng 6 hoặc Chi cục Thủy sản. Tương tự, Đài Loan (Trung Quốc) cũng có nhiều rào cản về kỹ thuật làm cho việc xuất khẩu cá cảnh sang thị trường này gặp nhiều khó khăn. Riêng thị trường Trung Quốc, Việt Nam chỉ giao thương mua bán qua đường tiểu ngạch qua biên giới phía Bắc hoặc quá cảng qua Thái Lan.

Cá rồng, một trong những loài cá cảnh đắt nhất hiện nay

Giống trong nước đang suy thoái

Ông Tống Hữu Châu cho biết các cơ sở sản xuất, nuôi cá cảnh đa phần sản xuất giống thuần túy từ những loài đã có sẵn hoặc nhập từ nước ngoài về bán và làm giống. Trong khi các chủng loài cá cảnh có giá trị trong nước lại đang suy thoái về chất lượng giống. Một số loài cá cảnh tự nhiên gần như tuyệt chủng như cá thái hổ. Do đó, TP nên tạo điều kiện để các cơ sở, doanh nghiệp nhập giống về để cải tạo đàn giống cũ và tìm kiếm các nguồn giống mới.

Theo báo Người lao động, kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam

Kinh nghiệm kinh doanh cá cảnh

NGUỒN HÀNG

Để kinh doanh cá cảnh, bạn phải đến trại cá giống để mua cá về bán. Cá có giá từ 3.000 đồng đến vài triệu đồng/ cặp tùy loại cá, nên mua nhiều để được hưởng giá gốc.

PHỤ KIỆN

Trước tiên là bể chứa, hồ kính. Giá của bể từ 200.000 đồng/bể tùy loại. Ban đầu, chỉ nên mua 2–3 bể loại nhỏ hoặc vừa, khi nào việc kinh doanh ổn định thì trang bị thêm. Ngoài ra, cần có máy sục khí, bộ lọc nước, cây thủy sinh, vợt bắt, san hô để trang trí bể cá thêm thu hút. Bên cạnh đó còn có thức ăn, kệ để đựng bể cá, dung dịch vệ sinh bể. Có thể dễ dàng mua được những vật dụng này tại các siêu thị, chợ đầu mối.

XỬ LÝ NƯỚC

Kinh nghiệm kinh doanh cá cảnh là cần phải chú ý tới nguồn nước. Nếu ở thành thị, chủ yếu dùng nước máy, bạn phải xử lý nước máy vì chúng có nhiều clo (chất tẩy) dễ làm chết cá. Để khử clo, bạn cho nước vào chậu lớn, đặt ở nơi có nhiều ánh sáng trời (có gió càng tốt, ít nhất 9 giờ) để clo mau bốc hơi hơn. Có thể dùng dung dịch khử clo (10.000 đồng/ lọ) song cũng đừng quá lạm dụng vì các thành phần hóa học trong dung dịch cũng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cá. Đối với nước giếng, khả năng nhiễm phèn hoặc mặn cao, bạn dùng máy sủi để xử lý độ pH trong nước giếng, hoặc dùng than hoạt tính để khử.

TUÂN THỦ NGIÊM NGẶT CÁC QUY TẮC

Nhiệt độ thích hợp cho một bể cá nuôi là 26 – 28°C. Cần dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ thường xuyên. Nếu nước quá lạnh, dùng cây sưởi nhiệt (có bán ở các tiệm phụ kiện cá cảnh) để cân bằng lại.

• Ánh sáng: Ánh nắng trực tiếp hoặc tăm tối, thiếu nắng đều khiến cá dễ bị bệnh. Nên bổ sung đèn chiếu sáng cho hồ, dưới 8 giờ/ngày, với công suất nhỏ. Tốt nhất nên đặt hồ cá ở nơi râm mát.

• Ô-xy: Dùng máy sục khí (có bán ở các cửa hàng phụ kiện) để cung cấp ô-xy, giúp cá thở tốt hơn. Đối với những hồ có diện tích trên 70cm, bổ sung máy lọc nước để làm sạch nước cho hồ.

• Vệ sinh: Khi thay nước hồ cá, giữ lại khoảng 30% lượng nước cũ trong hồ và hòa với số nước mới thay để cá không bị chết do sốc nước, chênh lệch độ pH. Đối với những cặn bã, dùng ống bơm bằng tay để hút.

NẮM BẮT THỊ TRƯỜNG

Kinh nghiệm kinh doanh cá cảnh cho thấy, khách chơi cá cảnh theo phong trào, phong thủy. Vì vậy, cần thông qua các kênh thông tin điện tử để biết loại cá nào đang thịnh, hoặc ít nhất những loài nào đang được mọi người nuôi phổ biến để đáp ứng đúng lúc. Bán cá cảnh cũng bám thời sự, cá càng lạ càng hợp thời thì càng bán đắt.

BÍ QUYẾT KINH DOANH

Tổng vốn cần khoảng 40 triệu đồng cho các khoản gồm bể kính, phụ kiện, mặt bằng và những giống cá phổ thông như bảy màu, lia thia, hồng két. Muốn kinh doanh những dòng cá cao cấp la hán, hồng long, cần đầu tư vài trăm triệu đồng và bổ sung thêm kiến thức.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam