“Nho tím kỳ lạ” Nhật Bản giá gần 300.000 đồng mỗi quả

Akebi hay còn được gọi là quả “nho tím kỳ lạ” đang được nhập từ Nhật Bản về Việt Nam với giá dao động 250.000 – 290.000 mỗi quả.

Nửa tháng nay, vài cửa hàng trái cây nhập khẩu tại TP HCM, Hà Nội và các cá nhân bán hàng xách tay trên mạng xã hội bắt đầu rao bán quả Akebi, hay còn gọi là quả “nho tím kỳ lạ”. Quả này có hình dáng như củ khoai lang, vỏ màu tím, ruột giống quả chanh dây có màu trắng, hạt đen.

Các cửa hàng cho biết loại quả này được nhập từ Nhật Bản. Do cây Akebi ra trái vào mùa thu nên đây chính là thời điểm thu hoạch loại quả này. Một cửa hàng tại quận 1, TP HCM bán đồng giá 250.000 đồng mỗi quả. Trong khi đó, các cửa hàng trực tuyến bán từ 1,35 triệu đến 1,45 triệu đồng mỗi thùng 5 quả, tương đương 270.000 – 290.000 đồng mỗi quả.

Quả Akebi bên ngoài và bên trong chụp tại một cửa hàng ở Việt Nam.

“Loại quả này tương đối mới nên nhiều khách hàng chưa biết. Ở Nhật thậm chí cũng có người không biết. Akebi là quả đa năng vì ăn nhiều cách như xào, trộn gỏi, nướng, lăn bột chiên hoặc ăn sống như ăn chanh dây đều được”, chị Mỹ Linh – đại diện một cửa hàng cho biết.

Theo một người bán khác tên Hà Ngô, vỏ Akebi có vị hơi cay và đắng nhưng khi nấu lên sẽ loại bỏ được vị cay khỏi vị đắng. Trong khi đó, để ăn phần ruột thì phải bỏ hạt đi.

Akebi là loại cây thân leo, thường được tìm thấy ở vùng núi Tohoku, đảo Honsu, miền Bắc Nhật Bản. Hiện nay, ngoài mọc tự nhiên, cây Akabi cũng được trồng ở Yamagata từ 20 năm trở lại đây nhưng sản lượng ít. Cây ra trái một quãng thời gian ngắn trong năm và nhanh hỏng nên giá cao. Trên trang Rakuten Global Market (Nhật Bản), 5 chậu cây giống Akebi có giá gần 10 USD.

Người Nhật thường ăn ruột quả Akebi tươi và dùng vỏ làm nguyên liệu ẩm thực Trong khi đó, hạt có thể chiết xuất thành tinh dầu và lá dùng làm trà. Người Trung Quốc dùng cả vỏ, hạt, lá để chế biến thành dược liệu. Trên trang Alibaba, giá bán sỉ bột chiết xuất từ Akebi dao động từ 10 đến 100 USD mỗi kg.

Nguồn: Tổng Hợp, duyệt bởi Farmtech Vietnam

Bí quyết làm giàu: Trồng dừa dứa xen bưởi da xanh

Ngoài giờ lên lớp, thầy Lê Minh Thuận (H.Tam Bình, Vĩnh Long) dành thời gian chăm sóc vườn dừa dứa xen lẫn bưởi da xanh, mang lại lợi nhuận trên 300 triệu đồng mỗi năm.

Cái duyên đến với cây dừa, cây bưởi của thầy Thuận (50 tuổi, ngụ ấp Phú Hòa, xã Phú Ninh, giáo viên Trường THCS – THPT Phú Thịnh) khá tình cờ. Thầy kể đất vườn trước đây chủ yếu trồng cây tạp nên năng suất không cao, thu nhập ít ỏi. Trong khi đó lương giáo viên không đủ trang trải cuộc sống và nuôi con cái ăn học, khiến thầy luôn trăn trở tìm cách tăng thêm nguồn thu cho gia đình. Năm 2012, thông qua sách báo, biết trồng dừa dứa cho thu nhập cao, nhẹ công chăm sóc, phù hợp thổ nhưỡng tại địa phương, có thể vừa dạy học vừa làm kinh tế nên thầy quyết định mua 115 cây dừa dứa giống về trồng.

Bí quyết làm giàu: Trồng dâu tây công nghệ cao Tận dụng các khoảng đất trống giữa các gốc dừa, thầy Thuận trồng xen canh chuối cau, nhằm lấy ngắn nuôi dài. Đến năm 2013, thầy đốn bỏ chuối cau và trồng xen 50 gốc bưởi da xanh. “Theo suy nghĩ của nhiều nhà vườn, trồng xen cây bưởi với dừa trên cùng một diện tích đất thì khó thành công, vì cây bưởi không cạnh tranh lại cây dừa cao có tán bao phủ hết khoảng trống không cho cây bưởi phát triển. Tuy nhiên, giữa cây dừa và bưởi không có sự cạnh tranh về dinh dưỡng. Không những vậy, tán dừa còn làm mát cho bưởi nên cây nào cũng phát triển tốt, trái to, no tròn”, thầy Thuận nói.

Chia sẻ bí quyết thành công, thầy Thuận cho biết vườn cần thiết kế hệ thống mương dẫn nước theo hệ thống hở, cấp nước ở đầu nguồn, thoát nước ở cuối nguồn để tránh bị dồn phèn, mặn, độc chất ở cuối vườn; thiết kế hệ thống bơm tưới chủ động, đảm bảo tưới nước trong mùa nắng tối thiểu khoảng 10 ngày/lần. Bên cạnh đó, cần có hệ thống đê bao chủ động được nước, hạn chế vườn bị úng ngập trong thời kỳ mưa lũ, nhằm tránh dừa bị rụng trái non. Đặc biệt, thầy Thuận cho xẻ rãnh rất nhỏ, khoảng 60 cm để dẫn nước sông vào phục vụ cho hệ thống bơm tưới tự động cho vườn cây trái. Với cách làm này tiết kiệm gần 1.000 m2 đất làm mương để dư ra trồng thêm được cây trái.

Theo thầy Thuận, để dừa dứa đạt năng suất cao, thơm mùi dứa, người trồng phải bón phân, tưới nước đều đặn. Điều quan trọng hàng đầu là phải thường xuyên xịt thuốc trừ bọ cánh cứng chuyên làm hại đọt dừa, nếu không cây sẽ chết. Bên cạnh đó, để bưởi da xanh xen dừa tươi tốt, năng suất cao, thầy Thuận cho biết nên xử lý đất trước khi trồng, sử dụng phân bón hóa học có liều lượng hợp lý, sử dụng nấm đối kháng trộn với phân chuồng vun cho cây 6 tháng/lần (hoặc pha nước với nấm đối kháng tưới dưới gốc cây) vừa giúp cây phát triển tốt nhờ phân hữu cơ, đồng thời tiêu diệt nấm dại để bảo vệ cây bưởi. Bên cạnh đó, kết hợp nhử kiến vàng về cây bưởi để phòng trừ dịch hại trên cây.

Thầy Thuận cho biết dừa dứa sau 2 năm trồng bắt đầu cho trái. Mỗi cây có thể thu hoạch 180 – 200 trái/năm, thương lái từ TP.HCM đến đặt hàng thường xuyên nhưng không đủ để bán. Với giá bán dừa tại vườn vào mùa nắng 18.000 đồng/trái, mùa mưa 10.000 đồng/trái, sau khi trừ hết chi phí chăm sóc, mỗi năm thầy Thuận thu lãi trên 250 triệu đồng. Ngoài ra, mỗi năm thầy còn bán trên 1.000 cây dừa dứa giống với giá khoảng 30.000 đồng/cây. Riêng 50 gốc bưởi da xanh, dù mới cho trái đã mang về lợi nhuận cho thầy trên 50 triệu đồng/năm.

Nhận thấy dừa dứa luôn hút hàng nên thầy Thuận đang có kế hoạch mua thêm đất để trồng xen canh bưởi da xanh và dừa dứa. Bên cạnh đó, thầy sẵn sàng hướng dẫn kinh nghiệm cho bà con nhà vườn tại địa phương muốn chuyển đổi sang mô hình xen canh này.

Nguồn: Tổng hợp, duyệt bởi Farmtech Vietnam

Khánh Hồng: Trồng Rau Màu Đem Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao.

 Khánh Hồng là một xã thuần nông, thuộc địa bàn huyện Yên Khánh. Thời điểm này, trên những cánh đồng chuyên canh rau màu, người dân địa phương đang tập trung thu hoạch nốt đợt nông sản cuối cùng để chuẩn bị cho việc gieo trồng cây ngắn ngày khác.

Gia đình bà Ngô Thị Đào, xóm 8, xã Khánh Hồng còn hơn 2 sào trồng ớt. Bà Đào cho biết, gia đình bắt đầu gieo trồng ớt từ tháng 11/2017, đến tháng 3/2018 đã bắt đầu cho thu hoạch. Với giá thu mua của lái buôn là 15 nghìn đồng/kg, mỗi lứa thu hoạch, gia đình bà thu về hơn 1 triệu đồng tiền lãi. Ước tính, mỗi sào ớt cho người nông dân thu nhập từ 4-5 triệu đồng mỗi vụ. Ngoài ra, bà còn có 3 sào trồng rau, hiện đang cải tạo để trồng giống dưa hồng trong thời gian sắp tới. Đến khoảng tháng 5/2018, khi đợt thu hoạch ớt kết thúc, diện tích 2 sào này sẽ được cải tạo và trồng dưa lê.

Tại thửa ruộng rộng hơn 3 sào của gia đình bà Nguyễn Thị Sử, xóm 10, xã Khánh Hồng, những cây dưa hồng đang thời kỳ phát triển tốt. Vụ đông năm 2017, gia đình bà Sử dùng toàn bộ diện tích này để trồng các giống rau như cải bắp, súp lơ… Do đó, khi thu hoạch hết toàn bộ diện tích rau, bà Sử cải tạo đất và gieo trồng ngay giống dưa hồng. Bà Sử vui mừng chia sẻ: Năm ngoái, rau vừa được mùa lại vừa được giá. Với 3 sào trồng rau xanh, gia đình tôi thu lãi gần 12 triệu đồng. Nếu so về giá trị kinh tế, gấp từ 5-6 lần trồng lúa. Hiện bà Sử đang tích cực chăm sóc cho lứa dưa hồng mới trồng và rất lạc quan về năng suất, sản lượng khi thu hoạch. Bà cho biết, giống dưa hồng có thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ khoảng 2 tháng nữa là có thể thu hoạch. Với chất đất tốt và trình độ thâm canh của người dân nơi đây, năng suất dưa hồng luôn đạt trung bình từ 1,6-1,7 tấn/sào. Vụ trước, giá thu mua trung bình là 5 nghìn đồng/kg, ước tính mỗi sào cho thu nhập khoảng 8 triệu đồng.

Được biết, người dân xã Khánh Hồng đã có truyền thống canh tác rau màu lâu đời, tuy nhiên thời gian gần đây, với sự năng nổ, tích cực của các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, việc trồng rau màu tại đây mới phát triển mạnh mẽ đến vậy. Hiện nay, tại xã Khánh Hồng có 2 HTX, đó là HTX Yên Lạc và HTX Khánh Hồng. Xét về diện tích trồng rau màu, HTX Yên Lạc có phần vượt trội hơn so với HTX Khánh Hồng. Ông Tống Mạnh Hiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX nông nghiệp Yên Lạc cho biết: Tính riêng vụ đông năm 2017, HTX Yên Lạc có tổng số 126ha trồng cây rau màu. Trong năm, HTX luôn giữ diện tích trồng rau màu đạt khoảng 70ha, đây chính là diện tích chuyên canh sản xuất. Nhiều giống cây trồng cho giá trị kinh tế cao như cây dưa với diện tích 15ha, giá trị đạt trên 250 triệu đồng/ha; cây rau các loại là 35ha, giá trị đạt từ 150 – 180 triệu đồng/ha. Để góp phần đẩy mạnh việc sản xuất cây rau màu, HTX Yên Lạc đã ký kết hợp đồng bao tiêu nông sản với Công ty cổ phần Giống cây trồng – nông sản xuất khẩu Kiên Giang (đặt tại tỉnh Hải Dương). Theo đó, công ty sẽ bao tiêu toàn bộ sản lượng khoai tây của người nông dân, giá thu mua được thương lượng, thỏa thuận đến khi đạt được sự nhất trí của cả hai bên. Theo ông Hiền, đây là bước tiến lớn cho sản xuất nông nghiệp của xã Khánh Hồng nói chung, của HTX Yên Lạc nói riêng, giúp cho người nông dân an tâm sản xuất. Bên cạnh đó, để tăng năng suất và chất lượng cây trồng, cán bộ HTX Yên Lạc đã cất công lên Học viện Nông nghiệp Việt Nam, mời các kỹ sư cây trồng về tận nơi để tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho bà con nông dân kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc, các tiến bộ khoa học kỹ thuật có thể áp dụng cho từng loại rau màu. Chính vì vậy, năng suất và chất lượng cây trồng đã nâng lên đáng kể. Điển hình như giống khoai tây, nếu như trước đây năng suất chỉ đạt từ 2-3 tạ/sào, thì nay năng suất đã đạt mức 5 tạ/sào, là mốc năng suất ấn tượng đối với giống cây trồng này.

Bên cạnh sự tích cực của các HTX nông nghiệp, Đảng ủy và chính quyền xã Khánh Hồng vẫn luôn coi mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng trồng rau màu là trọng tâm để phát triển kinh tế của địa phương. Ông Chu Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hồng cho biết: Trồng rau màu là nguồn thu nhập chính, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhân dân trong xã. Hàng năm, xã luôn đề ra định hướng duy trì thường xuyên 120ha diện tích trồng rau màu, tiếp tục nghiên cứu và tìm ra những giống cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó là đẩy mạnh sản xuất cây trồng vụ đông để nâng cao giá trị canh tác của đất nông nghiệp. Xã cũng đã hình thành vùng sản xuất chuyên canh cây rau màu, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân địa phương ổn định sản xuất. Tại diện tích này, người dân xã Khánh Hồng canh tác các loại cây trồng quanh năm, hiếm có thời gian để đất trống. Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người của xã Khánh Hồng đã đạt trên 34 triệu đồng/người/năm. Trong thời gian tới, xã Khánh Hồng sẽ tiếp tục nghiên cứu, mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng rau màu, nhân rộng các mô hình sản xuất rau công nghệ cao, mô hình rau an toàn đã được các ngành của tỉnh triển khai thử nghiệm trong những năm qua.

Thanh long ‘nữ hoàng’ trên đất Thủ đô tạo ra ‘tiếng vang’ bất ngờ

Với giá bán bình quân hiện nay là 25.000 đồng/kg, 1ha thanh long trồng trên đất Thủ đô sẽ cho doanh thu khoảng 300 – 400 triệu đồng trong đó lãi được khoảng 1/2.

Gần đây tại các cuộc triển lãm hay hội chợ hàng nông sản của Hà Nội, mỗi khi xuất hiện loại thanh long ruột đỏ hay còn gọi là thanh long nữ hoàng thì đều nhanh chóng thu hút được sự chú ý của khách thăm quan không phải chỉ bởi độ ngon ngọt hiếm có của nó mà còn bởi được đảm bảo về độ an toàn chuẩn VietGAP.

Tại sao một loại cây tưởng chừng là đặc sản đã xuất hiện ở Việt Nam nhiều năm nay, được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Nam như Bình Thuận, Tiền Giang, Tây Ninh lại gây được tiếng vang lớn đến thế khi được di thực ra Bắc, trồng ngay ở giữa Thủ đô?

Năm 2010, xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì lần đầu tiên trồng thử nghiệm thanh long ruột đỏ và thành công. Sau đó, nhằm đưa cây thanh long ruột đỏ trở thành một trong những cây có hiệu quả kinh tế cao trên vùng đất đồi gò của Hà Nội, từng bước tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung, hướng tới xây dựng thương hiệu sản phẩm, Trạm Khuyến nông huyện Thạch Thất đã triển khai mô hình trồng theo hướng sản xuất an toàn tại xã Yên Bình.

Diện tích quy mô ban đầu khá khiêm tốn chỉ 2ha với số hộ tham gia là 5 hộ nhưng do điều kiện khó khăn về kinh tế nên các hộ này cũng không thể thực hiện hết diện tích theo kế hoạch.

Chỉ sau năm thứ 3 cho thu hoạch, thấy quả thanh long ruột đỏ trồng trên đất đồi Yên Bình ăn ngon, bán được giá, bà con trong và ngoài vùng mới đến tham quan học tập trực tiếp. Chính họ là những người đánh giá chi tiết nhất hiệu quả kinh tế của thanh long ruột đỏ so với các cây ăn quả khác, chủ động học hỏi trau dồi kiến thức để tự đầu tư trồng và nhân rộng diện tích.

Cho đến thời điểm hiện tại có tới hàng trăm hộ trên địa bàn xã Yên Bình nói riêng và các xã trong huyện nói chung tham gia trồng thanh long với tổng diện tích đạt trên 30ha.

Điều đáng mừng là tốc độ tiêu thụ sản phẩm rất tốt bởi nông dân áp dụng đúng theo quy trình sản xuất sạch. Cụ thể, hàng năm toàn bộ các hộ trên địa bàn huyện được Trạm Khuyến nông thông báo tập huấn kỹ thuật khâu chăm sóc sau khi thu hoạch đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn VietGAP. Khi theo dõi thấy xuất hiện một số loại sinh vật hại và bệnh chính trên thanh long như kiến đỏ, ốc sên, thối thân, đốm nâu, nám cành… đơn vị đã chỉ đạo các hộ dùng các biện pháp thủ công để bắt ốc sên và dùng các loại thuốc trong danh mục như Regent 800WP, Ridomil phun trừ và cách ly an toàn đầy đủ.

Do cây thanh long là cây lâu năm, năm thứ 2 mới cho quả bói, từ năm thứ 3 bắt đầu cho thu hoạch với năng suất bình quân đạt 15 tấn/ha, có những hộ thâm canh tốt còn đạt tới trên 20 tấn. Thanh long ruột đỏ khi trồng ở miền Bắc cho thu hoạch từ tháng 4 – 10 âm lịch, quả chín có thể giữ lại trên cây 15 – 20 ngày, khi thu hái vẫn bảo quản được 7 – 10 ngày nên rất tiện lợi cho vận chuyển và tiêu thụ.

Hơn thế nữa do đặc điểm khí hậu và thổ nhưỡng khác biệt nên thanh long ruột đỏ miền Bắc tuy nhỏ quả nhưng ăn đậm đà và ngọt hơn hẳn thanh long ruột đỏ miền Nam nên rất được thị trường ưa chuộng.

Ngoài bán tươi ngay tại vườn, sản phẩm chủ yếu được phân phối tại các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch cũng như các siêu thị lớn trên địa bàn Thủ đô và một số tỉnh, thành phố lân cận. Hiệu quả về kinh tế và môi trường cho địa phương sản xuất thì đã rõ ràng bởi làm thay đổi nhận thức của người dân vùng đồi gò, nâng cao thu nhập, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp. Còn hiệu quả nữa là tạo cho xã hội một sản phẩm sạch với gốc gác Thủ đô.

Với giá bán bình quân hiện nay là 25.000 đồng/kg, 1ha thanh long sẽ cho doanh thu khoảng 300 – 400 triệu đồng trong đó lãi được khoảng 1/2.

Nguồn: Báo Nông Nghiệp, duyệt bởi Farmtech VietNam

Giá giống sầu riêng tăng mạnh, dân ồ ạt thuê đất ươm cây

Không chỉ hạt sầu riêng gây sốt giá trong thời gian qua, đến cây giống sầu riêng cũng tăng cao kỷ lục. Điều này khiến nhiều hộ dân huyện Chợ Lách (Bến Tre) ồ ạt thuê đất ươm cây giống sầu riêng mà không biết sau này bán với giá thế nào, bán cho ai, bán ở đâu…

Hiện tại giá cây giống sầu riêng tăng gần gấp đôi so cùng kỳ năm trước và được xem là mức giá cao kỷ lục trong nhiều năm qua.

Một số hộ dân ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre tiếp tục thuê đất ruộng với giá dao động từ 3- 5 triệu đồng/ công để ươm sầu riêng giống.

Cụ thể, giá sầu riêng giống Ri 6, MonThong, sữa hạt lép,… loại cây ghép được 1 cơi lá có giá khoảng 70.000- 80.000 đ/cây và giá 90.000-100.000 đ/cây đối với loại 2-3 cơi lá.

Theo nhiều hộ kinh doanh cây giống, năm nay nhu cầu bà con nông dân mua cây giống sầu riêng từ các địa phương trong cả nước là rất cao, bởi thời gian qua đầu ra trái sầu riêng rất ổn định.

Nguồn: Báo Vĩnh Long, kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Công dụng mới của Xuyên tâm liên phòng bệnh cho cá

Một nghiên cứu về một loài thực vật được sử dụng trong y học cổ truyền từ rất lâu đời là cây Xuyên tâm liên có khả năng ức chế sự bộc phát cũng như gây hại của liên cầu khuẩn Streptococcus trên cá rô phi.

Cá rô phi, cá điêu hồng được nuôi rộng rãi ở các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam bộ của Việt Nam tuy nhiên dịch bệnh phổ biến xảy ra trên cá chủ yếu do vi khuẩn Streptococcus spp, Bệnh xuất hiện làm tỷ lệ chết lên tới 60 – 100% gây tổn thất lớn và nặng nề cho người nuôi cá.

Khi cá mắc bệnh có các biểu hiện: yếu, thân sẫm màu, bơi trên tầng mặt, mắt lồi, xuất huyết ở mắt và gốc vây, hậu môn và một số nơi trên cơ thể, có những nốt đỏ ở vùng da, xuất huyết đối xứng 2 bên vây lưng, tuột vảy. Trong cơ quan nội tạng: xoang bụng chướng có dịch đặc, túi mật sưng sẫm, lá lách sưng xuất huyết, gan tái, thận sưng viêm. Khi bệnh ghép với nấm làm cho bệnh nặng thêm.

Các hoạt chất kháng khuẩn từ thực vật được nghiên cứu mạnh mẽ, bao gồm những loài cây có khả năng chống lại bệnh xuất huyết lồi mắt trên cá rô phi. Trong đó phải kể đến cây Xuyên tâm liên. Một loài cây thảo thuộc họ Ô rô (Acanthaceae), có nguồn gốc từ Ấn Độ và Sri Lanka. Trong toàn cây xuyên tâm liên có 14 chất glucozit và flavon, với hoạt chất chính là andrographolide. Những chất có công dụng dược học rất mạnh mẽ. Phân tích cho thấy cây Xuyên tâm liên là một loài thực vật có những hoạt tính kháng khuẩn rất mạnh, vì vậy cần có những liều lượng thích hợp khi bổ sung vào thức ăn của cá. Nghiên cứu trước đây của C.Balasundaram và R.Harikrishnan, 2009 từng công bố cho thấy lá cây xuyên tâm liên nghiền nhỏ trộn vào thức ăn cá với liều 0.2% giúp cá chống lại xuất huyết.

Khi cá mắc bệnh có các biểu hiện: yếu, thân sẫm màu, bơi trên tầng mặt, mắt lồi, xuất huyết ở mắt và gốc vây, hậu môn và một số nơi trên cơ thể, có những nốt đỏ ở vùng da, xuất huyết đối xứng 2 bên vây lưng, tuột vảy. Trong cơ quan nội tạng: xoang bụng chướng có dịch đặc, túi mật sưng sẫm, lá lách sưng xuất huyết, gan tái, thận sưng viêm. Khi bệnh ghép với nấm làm cho bệnh nặng thêm.

Các hoạt chất kháng khuẩn từ thực vật được nghiên cứu mạnh mẽ, bao gồm những loài cây có khả năng chống lại bệnh xuất huyết lồi mắt trên cá rô phi. Trong đó phải kể đến cây Xuyên tâm liên. Một loài cây thảo thuộc họ Ô rô (Acanthaceae), có nguồn gốc từ Ấn Độ và Sri Lanka. Trong toàn cây xuyên tâm liên có 14 chất glucozit và flavon, với hoạt chất chính là andrographolide. Những chất có công dụng dược học rất mạnh mẽ. Phân tích cho thấy cây Xuyên tâm liên là một loài thực vật có những hoạt tính kháng khuẩn rất mạnh, vì vậy cần có những liều lượng thích hợp khi bổ sung vào thức ăn của cá. Nghiên cứu trước đây của C.Balasundaram và R.Harikrishnan, 2009 từng công bố cho thấy lá cây xuyên tâm liên nghiền nhỏ trộn vào thức ăn cá với liều 0.2% giúp cá chống lại xuất huyết.

Kháng Streptococcus từ chiết xuất lá Xuyên tâm liên
Trong nghiên cứu này, sáu loại thảo mộc đã được đánh giá về hoạt tính kháng khuẩn của chúng đối với liên cầu khuẩn Streptococcus agalactiae, một tác nhân gây bệnh chính gây bệnh Streptococcosis. Mỗi loại thảo mộc được chiết xuất với 3 dung môi: nước, 95% ethanol và methanol.

Sử dụng các xét nghiệm đĩa giấy tăm bông, các chất chiết xuất từ Xuyên tâm liên (Andrographis paniculata) và tỏi Allium sativum tạo ra các vùng ức chế lớn nhất (27,5 mm) và nhỏ nhất (10,3 mm), tương ứng. Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của chất chiết xuất từ thảo dược đối với S. agalactiae cho thấy chiết xuất từ cây Xuyên tâm liên A. paniculata có giá trị MIC thấp nhất (31,25 μg / mL). Chiết xuất của tỏi A. sativum là chiết xuất thảo dược duy nhất có MIC> 500 μg / mL.

Dựa trên tỷ lệ chết của cá trong 2 tuần sau khi tiêm S. agalactiae màng bụng, liều gây chết trung bình (LD50) của S. agalactiae đối với cá rô phi (Oreochromis niloticus) là 3,79 × 105 CFU / mL.

Các thí nghiệm in vivo cho thấy thức ăn cho cá bổ sung với bột lá Xuyên tâm liên A. paniculata hoặc chất khô chiết xuất từ lá Xuyên tâm liên làm giảm tỷ lệ tử vong của cá rô phi sau khi nhiễm S. agalactiae một cách rõ rệt. Ngoài ra, không có cá thể chết được tìm thấy trong nhóm cá nhận chất bổ sung xuyên tâm liên. Một dấu hiệu rất tốt và đáng ghi nhận.

Trong 2 tuần cho ăn bằng thức ăn bổ sung chiết xuất từ Xuyên tâm liên A. paniculata, không thấy ảnh hưởng xấu đến hình dạng, hoạt động hoặc phản ứng khi ăn của cá. Điều này chứng tỏ chúng an toàn đối với sức khỏe cá.

Qua đánh giá gây bệnh thực nghiệm trên cá rô phi cũng cho thấy khi bổ sung chiết xuất là Xuyên tâm liên với liều 0.3%, khả năng đề kháng của cá đối với liên cầu khuẩn Sreptococcus được tăng lên đáng kể. Nghiên cứu đã khẳng định vai trò phòng chống bệnh xuất huyết lồi mắt trên cá của một loài cây phổ biến tại Đông Nam Á. Qua đó giúp người dân hạn chế được rủi ro do loài vi khuẩn nguy hiển này gây ra.

Nguồn Trị Thủy đã được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Hiệu quả từ nuôi tôm ứng dụng kỹ thuật cao

10 năm phát triển kinh tế với con tôm, ông Trần Hoàng Vũ – Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Vũ (Ấp 3, xã Bình Thới, huyện Bình Đại) đã đúc kết những kinh nghiệm đắt giá để nuôi tôm hiệu quả. Hiểu rõ tập tính của con tôm, nắm vững kỹ thuật nuôi, kết hợp với ứng dụng khoa học kỹ thuật, phương thức quản lý hiệu quả, trong vụ nuôi năm 2017, ít có người nuôi tôm nào thắng lớn như cơ sở Hoàng Vũ.

Làm chủ kĩ thuật nuôi 

Năm 2017, trại nuôi tôm của ông Vũ có 12 ao nuôi, tổng diện tích 10ha, thả 2,7 triệu con giống tôm thẻ chân trắng. Sau 110 ngày nuôi, ông thu được 63 tấn tôm, kích cỡ tôm 28 – 30 con/kg, bán được gần 9,5 tỷ đồng, trừ chi phí lợi nhuận trên 5,8 tỷ đồng. Theo ông, thắng lợi trên do kết hợp chặt chẽ, bài bản giữa cách nuôi khoa học, biết ứng dụng công nghệ hiện đại với kinh nghiệm thực tiễn, đồng thời phải nắm bắt được yếu tố thị trường.

Sau những lần thất bại với con tôm, ông nhận ra được “thiên thời” là rất quan trọng nên ông chỉ tổ chức nuôi khi thời tiết thuận lợi, vào vụ mùa chính và chỉ nuôi 1 vụ trong năm. Đồng thời, qua nhiều năm nuôi, môi trường ao nuôi sẽ xấu dần do xử lý nhiều hóa chất ảnh hưởng sức khỏe tôm, dễ gây dịch bệnh trong quá trình nuôi. Chi phí quá lớn cho các trang thiết bị phục vụ cho nuôi như hệ thống oxy, hóa chất, kháng sinh cũng đẩy giá thành sản phẩm tôm lên cao, có khi thắng lợi tôm nhưng lợi nhuận rất thấp, rủi ro thất bại cao và gây tác hại nhiều mặt cho môi trường…. Hướng đi của ông Vũ bắt đầu thay đổi. Ông xác định ra cách nuôi mới.

Khi chưa vào vụ chính, ông lấy đầy nước vào tất cả các ao, trước khi thả nuôi 45 ngày, ông chọn ao thả giống, cứ 2 hoặc 3 ao liền kề, chọn ra 1 ao tiến hành cải tạo ao nuôi thật kỹ, phơi ao, xới đất, bón vôi CaO + Đolomite trước rồi sử dụng xe lu nhỏ lăn lại cho nền cứng. Nước được xử lý clo riêng ở ao liền kề sau đó mới cấp sang ao nuôi, điều này để tránh biến động môi trường như nước trong không gây màu được, pH biến động, kiềm thấp do xử lý trực tiếp hóa chất clo làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tôm giống trong 30 ngày đầu mới thả. Thả tôm ở ao 1 với mật độ dày, đến 35 – 40 ngày tuổi, mở cống cho tôm sang ao 2 để san thưa mật độ.

Vấn đề thứ hai trong nuôi tôm là đảm bảo oxy cho con tôm. Trong quá trình nuôi, ông Vũ nhận thấy thiết bị quạt oxy hiện tại nặng nề, cồng kềnh lại tốn điện, dễ rủi ro trong vận hành, nhưng hiệu quả không cao vì quạt nước chỉ tạo oxy trên bề mặt ao, làm bốc hơi nước nhanh, ao nhanh cạn. Hoặc nếu đặt ống dẫn nhựa rồi bơm không khí xuống, chi phí cao, rất cực nhọc khi cải tạo, vận hành, nhất là khi tôm bị dịch bệnh phải xúc rửa trong khi con tôm cần nhiều oxy hòa tan trong nước. Vì vậy, ông nghiên cứu, tìm kiếm các thiết bị sục oxy đáy ao. Hiện tại, trại tôm của ông đã lắp đặt hoàn toàn loại thiết bị sục oxy này, hiệu quả vượt trội, lượng oxy trong nước ổn định, chỉ số oxy hòa tan trên 5mg/l. Ông nhận xét: “Một máy sục khí này cho hiệu quả gấp đôi, gấp ba lần quạt nước. Trên 1 ao 5.000m2, sản lượng tôm thu hoạch 7 tấn tôi chỉ lắp 4 máy ở 4 góc ao là đủ. Thiết bị này còn tiết kiệm điện hơn, nhẹ nhàng, dễ thao tác, bảo quản, ít mất sức lao động, sử dụng hơn 9 năm rồi không hư hỏng”. Ngoài ra, ông còn sử dụng máy cho ăn tự động để tiết kiệm nhân công, tính được lượng thức ăn cho tôm, tránh lãng phí, dư thừa thức ăn, tránh làm dơ ao.

Đầu tư phát triển công nghệ

Công ty Hoàng Vũ là đơn vị đã mạnh dạn cho Viện Công nghệ Nano (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) “mượn đất” để lắp đặt mô hình thực nghiệm hệ thống tuần hoàn năng lượng từ chất thải sinh khối địa phương, phục vụ công tác nghiên cứu xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi thành năng lượng điện thông qua pin nhiên liệu rắn thế hệ mới. Hệ thống được các kỹ thuật viên, các nhà nghiên cứu Trường Đại học Kyushu (Nhật Bản), Viện Công nghệ Nano lắp đặt vào tháng 9-2016, bắt đầu vận hành từ tháng 4-2017.

Tại Hội thảo Ứng dụng công nghệ Nano trong nông nghiệp (WANA 2018) vừa qua, PGS.TS. Yushuke Shiratori (Đại học Kyushu – Nhật Bản) đã thuyết minh hiệu quả bước đầu của mô hình thực nghiệm tại Công ty TNHH Hoàng Vũ. Mô hình thực nghiệm là một hệ thống gồm các thiết bị công nghệ hiện đại gồm: hệ thống màng lọc nước, bồn lên men kỵ khí, trạm phát điện pin nhiên liệu, bộ sục khí, hệ thống than hóa. Ao thử nghiệm có diện tích 3.000m2, cũng được xử lý nước trước như các ao khác. Trong thời gian nuôi, nước ao nuôi được rút lên xử lý qua hệ thống lọc nước và xả nước sạch lại ao liên tục 24/24 giờ mỗi ngày.

Chất thải từ ao tôm trộn với bã mía, bã dừa, các loại chất thải nông nghiệp khác qua bồn lên men kỵ khí được xử lý thành khí biogas và bùn thải biogas. Chất bùn này được xử lý tại hệ thống than hóa tạo thành than xốp, bón cho vườn cây ớt (thử nghiệm) cho trái rất sai. Khí biogas được sử dụng làm nhiên liệu vận hành hệ thống phát điện SOFC. Năng lượng điện này được dùng để vận hành máy sục khí oxy cho ao tôm.

Với những kỹ thuật sử dụng đã mang đến những hiệu quả bước đầu rất khả quan. Ao nuôi tôm thực nghiệm cho năng suất cao nhất trong 12 ao, con tôm lớn nhanh, ít bị bệnh, tỷ lệ thu hoạch cao. Đồng thời bước đầu giải quyết được các vấn đề về môi trường, sử dụng được chất thải từ nông nghiệp để phát điện. “Tôi luôn tâm niệm sẽ làm những việc có ích lợi cho cộng đồng. Vì vậy, tôi sẽ tiếp tục liên kết, áp dụng mô hình thực nghiệm. Mong rằng khi công trình nghiên cứu thành công, nhiều người nuôi tôm có thể áp dụng rộng rãi, góp phần giảm những rủi ro, nuôi tôm đạt hiệu quả hơn”, ông Hoàng Vũ cho biết.

Dự án “Nghiên cứu xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi thành năng lượng điện thông qua pin nhiên liệu rắn thế hệ mới – góp phần phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long” là dự án thuộc chương trình Hợp tác nghiên cứu khoa học và công nghệ vì mục tiêu phát triển bền vững (SATREPS) do Bộ Khoa học và Công nghệ Nhật Bản và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA đồng tài trợ, Viện Công nghệ Nano chủ trì, được thực hiện trong 5 năm (2015 – 2020).

Nguồn: Đồng Khởi, đã được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Hà Tĩnh: Chủ đầm khẩn trương thu hoạch tôm “chạy” bão

Tránh thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Sơn Tinh), từ ngày 17- 18/7, HTX Nuôi trồng thủy sản Xuân Thành (Xuân Phổ, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã tiến hành thu hoạch tôm “chạy” bão.
Anh Hồ Quang Dũng – Giám đốc kỹ thuật HTX NTTS Xuân Thành cho biết: “Mặc dù tôm nuôi chưa đến thời điểm thu hoạch, nhưng HTX vẫn tiến hành thu để tránh bất trắc do mưa bão. Trong 2 ngày, HTX đã thu hoạch được 45 tấn tôm thương phẩm, kích cỡ tôm đạt 55 con/kg.”


Thời điểm này tôm nuôi chưa được giá nhưng HTX cũng phải thu hoạch vì mưa bão
“Đầu tư cho nuôi tôm công nghệ cao trên cát là rất lớn, nhưng thu hoạch sớm thì không được giá, lợi nhuận lại thấp. Tuy nhiên, gặp phải mưa bão thì phải chủ động ứng phó, tránh thiệt hại đáng tiếc xẩy ra” – anh Dũng chia sẻ.
Thời điểm này, ở một số diện tích nuôi tôm ở Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên… người nuôi cũng đang tiến hành thu hoạch tôm “chạy” bão và triển khai các biện pháp ứng phó. Các trang thiết bị, mô tơ quạt nước, kiểm tra máy phát điện… cũng đã được huy động để có biện pháp đối phó.
Theo ông Nguyễn Công Hoàng – Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, trước thông tin cơn bão số 3 ảnh hưởng đến địa bàn Hà Tĩnh, Chi cục Thủy sản cũng đã khuyến cáo bà con khẩn trương thu hoạch tôm khi đã đạt kích cỡ thương phẩm, tránh thiệt hại đáng tiếc xẩy ra.
Ngoài ra, tại các vùng tôm nuôi còn nhỏ, người dân cần tiến hành xả nước để tránh mưa lớn xảy ra ngập lụt, đồng thời chủ động gia cố hệ thống bờ, cống đề phòng khi có tình huống xấu xảy ra do mưa bão; đặt lưới chắn xung quanh bờ (độ cao 40-50 cm, ghim sâu 20-30cm dưới mặt đất), giảm thất thoát gây thiệt hại sản xuất khi mưa lũ kéo dài…

Nguồn: Hữu Trung – Đã được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Giá Tôm giảm mạnh, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói phải thật bình tĩnh!

Theo báo cáo của Vụ Nuôi trồng thủy sản – Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện nay, diện tích thả nuôi tôm nước lợ của cả nước đạt hơn 635 nghìn ha, tăng 102,5% so cùng kỳ năm 2017.
Trong đó, diện tích thả nuôi tôm sú là hơn 582 nghìn ha, tăng 101,4% so năm 2017. Diện tích tôm thẻ chân trắng 54.500 ha, tăng hơn 116% so năm 2017.

 

Đáng chú ý, sản lượng thu hoạch tôm nước lợ 5 tháng đầu năm 2018 là 195.748 tấn, bằng 111,1% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, sản lượng tôm sú là 85.655 tấn (giảm 4,9%) và sản lượng tôm thẻ chân trắng là 110.093 tấn (tăng 27,8%) so với cùng kỳ năm 2017.
Tuy nhiên, nghề nuôi tôm của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Theo Vụ Nuôi trồng thủy sản, dù diện tích thả nuôi và sản lượng thu hoạch tăng chủ yếu từ tôm thẻ chân trắng nhưng giá tôm loại này lại không ổn định.
Trong khi giá tôm sú từ đầu năm đến nay vẫn ổn định ở mức cao, tôm cỡ 30 con/kg giá dao động từ 225.000 – 250.000 đồng/kg thì từ tháng 4/2018 đến nay, giá tôm thẻ chân trắng giảm nhiều, giảm từ 10.000 – 30.000 đồng/kg, chủ yếu ở cỡ tôm 80 -100 con/kg tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.
“Đây là vấn đề khiến hàng chục nghìn hộ nuôi tôm trong nước rất quan tâm, lo lắng”, đại diện Vụ Nuôi trồng thuỷ sản nhận định.
Trước tình hình giá tôm giảm thời gian vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường đề nghị người dân nuôi tôm phải thật bình tĩnh, không bán tôm cỡ size non, cần điều chỉnh về quy trình nuôi, thả tôm hợp lý,…
Đối với các doanh nghiệp đầu vào gồm giống, thức ăn, chế biến, Bộ trưởng Cường cho rằng đây là cơ hội rà soát lại quản trị, hạ giá thành sản phẩm một cách hợp lý và đi đôi với chất lượng để nuôi dưỡng thị trường lâu dài.
Với các doanh nghiệp chế biến, Bộ trưởng yêu cầu phải chia sẻ khó khăn, có trách nhiệm với người nuôi và coi khách hàng, người nuôi tôm là bạn đồng hành bền vững với mình.

Bộ trưởng cũng đề nghị các tỉnh, thành tập trung quản lý chặt chẽ, cùng với các cơ quan ngành dọc, cơ quan chuyên môn hướng dẫn bà con nông dân tuân thủ quy trình nuôi, theo dõi dịch bệnh, kiểm soát chất lượng và liên kết sản xuất theo chuỗi để không bị động.
“Đối với các ngành chuyên môn, cần tổng kết những mô hình hay, sáng tạo để cùng với địa phương mở ra tùy quy mô khu vực, hướng dẫn cho bà con nông dân áp dụng nuôi tôm đạt hiệu quả cao”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lưu ý.

Nguồn: Vneconomy được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 27/3 – 2/4)

Tại các tỉnh phía Bắc, bệnh đạo ôn tiếp tục tăng trên những diện tích xanh tốt, bón thừa đạm; trên các giống nhiễm; những diện tích đã bị nhiễm bệnh chưa được phòng trừ…

Những dịch bệnh hại cần chú ý 

1. Trên lúa

Các tỉnh phía Bắc: Chuột hại tăng trên lúa ở giai đoạn cuối đẻ nhánh đến đứng cái, phân hóa đòng. Bệnh lùn sọc đen rải rác trên trà lúa giai đoạn đẻ nhánh đến cuối đẻ nhánh. Bệnh khô vằn, bệnh bạc lá gây hại tăng. Ốc bươu vàng, ruồi đục nõn, bọ xít đen, tuyến trùng, bệnh nghẹt rễ tiếp tục hại.

Các tỉnh Bắc Trung bộ: Do điều kiện thời tiết thuận lợi nên bệnh đạo ôn tiếp tục phát sinh, gây hại tăng tại các tỉnh trong vùng, đặc biệt là tại Nghệ An và Hà Tĩnh. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn gây hại tăng trên lúa trà sớm ở giai đoạn đứng cái làm đòng. Bệnh khô vằn tiếp tục phát sinh gây hại tăng. Chuột gây hại tăng trên lúa trà sớm ở giai đoạn đứng cái làm đòng, trên lúa trà muộn ở giai đoạn đẻ nhánh, hại nặng trên những chân ruộng gần mương máng, gò bãi.

Các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đen lép hạt, bệnh khô vằn… hại lúa giai đoạn đòng trỗ đến chắc xanh, nặng cục bộ trên các giống lúa nhiễm bệnh. Sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn lá phát sinh, gây hại tăng trên lúa ở giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ. Chuột gia tăng gây hại trên các trà lúa ĐX ở giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ. Ốc bươu vàng di chuyển và lây lan theo nguồn nước.

Các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL: Trên lúa HT 2018 giai đoạn đẻ nhánh lưu ý bệnh đạo ôn lá và bệnh bạc lá. Rầy nâu phổ biến tuổi 5 đến trưởng thành, hại ở mức độ nhẹ đến trung bình, hại nặng cục bộ một số diện tích. Hướng dẫn nông dân thăm đồng thường xuyên, quản lý tốt nguồn rầy nâu tại chỗ nhằm hạn chế thấp nhất khả năng lan truyền bệnh VL, LXL do rầy nâu gây ra cho vụ lúa HT.

2. Trên cây trồng khác

– Cây nhãn: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục gây hại.

– Cây thanh long: Bệnh đốm nâu, ốc sên tiếp tục gây hại.

– Cây có múi: Bệnh greening tiếp tục gây hại.

– Cây hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ và bệnh chết nhanh, chết chậm tiếp tục gây hại.

– Cây điều: Diện tích nhiễm bọ xít muỗi và bệnh thán thư tiếp tục gây hại.

– Cây dừa: Diện tích nhiễm bọ cánh cứng và bọ vòi voi tiếp tục gây hại.

– Cây cà phê: Bệnh khô cành, bệnh gỉ sắt tiếp tục gây hại.

– Cây sắn: Bệnh khảm lá virus tiếp tục gây hại.

Nguồn: Nongnghiep.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.