Được Mỹ công nhận tương đương, cá tra vẫn có thể bị áp thuế chống phá giá

Khi được công nhận tương đương, cá tra Việt Nam vẫn có nguy cơ bị áp thuế chống bán phá giá khi vào thị trường Mỹ, và không phải doanh nghiệp nào cũng được xuất khẩu vào thị trường này.

Được công nhận tương đương hệ thống sản xuất, kiểm soát của Mỹ, nhưng cá tra vẫn có thể tiếp tục bị áp thuế chống bán phá giá. Trong ảnh là sản phẩm cá tra phi lê được đưa vào mạ băng.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết với việc Cục Thanh tra an toàn thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đề nghị Văn phòng đăng ký Liên bang Mỹ công nhận tương đương cho ngành cá tra Việt Nam trong chương trình thanh tra cá da trơn (cá thuộc họ Siluriformes), ngành hàng này của Việt Nam đã tương đương với Mỹ về hệ thống sản xuất và kiểm soát.

Theo ông Hòe, trong vòng 30 ngày từ ngày đăng công báo trên Liên bang Mỹ, nếu không bị phản đối, ngành cá tra Việt Nam sẽ chính thức được công nhận tương đương. Tuy nhiên, cá tra Việt vẫn có thể tiếp tục bị áp thuế chống bán phá giá.

“Ngay cả khi được công nhận tương đương, không phải doanh nghiệp nào cũng được xuất khẩu vào Mỹ, mà FSIS sẽ xét duyệt dựa trên cơ sở các nhà máy đã đăng ký đủ điều kiện xuất khẩu theo chương trình thanh tra cá da trơn”, ông Hòe nhấn mạnh.

Câu chuyện áp thuế chống bán phá giá, theo ông Hòe, không liên quan đến việc ngành cá tra được công nhận tương đương, mà là câu chuyện bán dưới giá thành và điều này được giám sát bởi Bộ Thương mại Mỹ (DOC). Hiện Việt Nam chưa được Mỹ công nhận có nền kinh tế thị trường nên giá thành sản xuất cá tra được xác định trên cơ sở giá trị thay thế của một quốc gia khác có nền kinh tế thị trường với điều kiện kinh tế tương đương Việt Nam.

“Một cơ sở khác để Mỹ xem xét áp thuế chống bán phá giá là khi nước xuất khẩu cố tình bán dưới giá thành vào thị trường Mỹ và gây thiệt hại, gây nguy hiểm đến ngành công nghiệp nội địa”, ông Hòe nói thêm.

Trước đó, vào giữa tháng 9-2018, DOC đã công bố mức thuế sơ bộ đối với thuế chống bán phá giá cá tra trong kỳ xem xét hành chính lần 14 (POR14), giai đoạn 1-8-2016 đến 31-7-2017, giảm mạnh so với kết quả cuối cùng kỳ của kỳ POR13. Cụ thể, mức thuế sơ bộ đối với hai bị đơn bắt buộc là 0 và 1,37 đô la/kg; mức thuế cho các bị đơn tự nguyện là 0,41 đô la/kg và mức thuế suất toàn quốc là 2,39 đô la/kg.

Nguồn: Tổng hợp, duyệt bởi Farmtech Vietnam

Công dụng mới của Xuyên tâm liên phòng bệnh cho cá

Một nghiên cứu về một loài thực vật được sử dụng trong y học cổ truyền từ rất lâu đời là cây Xuyên tâm liên có khả năng ức chế sự bộc phát cũng như gây hại của liên cầu khuẩn Streptococcus trên cá rô phi.

Cá rô phi, cá điêu hồng được nuôi rộng rãi ở các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam bộ của Việt Nam tuy nhiên dịch bệnh phổ biến xảy ra trên cá chủ yếu do vi khuẩn Streptococcus spp, Bệnh xuất hiện làm tỷ lệ chết lên tới 60 – 100% gây tổn thất lớn và nặng nề cho người nuôi cá.

Khi cá mắc bệnh có các biểu hiện: yếu, thân sẫm màu, bơi trên tầng mặt, mắt lồi, xuất huyết ở mắt và gốc vây, hậu môn và một số nơi trên cơ thể, có những nốt đỏ ở vùng da, xuất huyết đối xứng 2 bên vây lưng, tuột vảy. Trong cơ quan nội tạng: xoang bụng chướng có dịch đặc, túi mật sưng sẫm, lá lách sưng xuất huyết, gan tái, thận sưng viêm. Khi bệnh ghép với nấm làm cho bệnh nặng thêm.

Các hoạt chất kháng khuẩn từ thực vật được nghiên cứu mạnh mẽ, bao gồm những loài cây có khả năng chống lại bệnh xuất huyết lồi mắt trên cá rô phi. Trong đó phải kể đến cây Xuyên tâm liên. Một loài cây thảo thuộc họ Ô rô (Acanthaceae), có nguồn gốc từ Ấn Độ và Sri Lanka. Trong toàn cây xuyên tâm liên có 14 chất glucozit và flavon, với hoạt chất chính là andrographolide. Những chất có công dụng dược học rất mạnh mẽ. Phân tích cho thấy cây Xuyên tâm liên là một loài thực vật có những hoạt tính kháng khuẩn rất mạnh, vì vậy cần có những liều lượng thích hợp khi bổ sung vào thức ăn của cá. Nghiên cứu trước đây của C.Balasundaram và R.Harikrishnan, 2009 từng công bố cho thấy lá cây xuyên tâm liên nghiền nhỏ trộn vào thức ăn cá với liều 0.2% giúp cá chống lại xuất huyết.

Khi cá mắc bệnh có các biểu hiện: yếu, thân sẫm màu, bơi trên tầng mặt, mắt lồi, xuất huyết ở mắt và gốc vây, hậu môn và một số nơi trên cơ thể, có những nốt đỏ ở vùng da, xuất huyết đối xứng 2 bên vây lưng, tuột vảy. Trong cơ quan nội tạng: xoang bụng chướng có dịch đặc, túi mật sưng sẫm, lá lách sưng xuất huyết, gan tái, thận sưng viêm. Khi bệnh ghép với nấm làm cho bệnh nặng thêm.

Các hoạt chất kháng khuẩn từ thực vật được nghiên cứu mạnh mẽ, bao gồm những loài cây có khả năng chống lại bệnh xuất huyết lồi mắt trên cá rô phi. Trong đó phải kể đến cây Xuyên tâm liên. Một loài cây thảo thuộc họ Ô rô (Acanthaceae), có nguồn gốc từ Ấn Độ và Sri Lanka. Trong toàn cây xuyên tâm liên có 14 chất glucozit và flavon, với hoạt chất chính là andrographolide. Những chất có công dụng dược học rất mạnh mẽ. Phân tích cho thấy cây Xuyên tâm liên là một loài thực vật có những hoạt tính kháng khuẩn rất mạnh, vì vậy cần có những liều lượng thích hợp khi bổ sung vào thức ăn của cá. Nghiên cứu trước đây của C.Balasundaram và R.Harikrishnan, 2009 từng công bố cho thấy lá cây xuyên tâm liên nghiền nhỏ trộn vào thức ăn cá với liều 0.2% giúp cá chống lại xuất huyết.

Kháng Streptococcus từ chiết xuất lá Xuyên tâm liên
Trong nghiên cứu này, sáu loại thảo mộc đã được đánh giá về hoạt tính kháng khuẩn của chúng đối với liên cầu khuẩn Streptococcus agalactiae, một tác nhân gây bệnh chính gây bệnh Streptococcosis. Mỗi loại thảo mộc được chiết xuất với 3 dung môi: nước, 95% ethanol và methanol.

Sử dụng các xét nghiệm đĩa giấy tăm bông, các chất chiết xuất từ Xuyên tâm liên (Andrographis paniculata) và tỏi Allium sativum tạo ra các vùng ức chế lớn nhất (27,5 mm) và nhỏ nhất (10,3 mm), tương ứng. Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của chất chiết xuất từ thảo dược đối với S. agalactiae cho thấy chiết xuất từ cây Xuyên tâm liên A. paniculata có giá trị MIC thấp nhất (31,25 μg / mL). Chiết xuất của tỏi A. sativum là chiết xuất thảo dược duy nhất có MIC> 500 μg / mL.

Dựa trên tỷ lệ chết của cá trong 2 tuần sau khi tiêm S. agalactiae màng bụng, liều gây chết trung bình (LD50) của S. agalactiae đối với cá rô phi (Oreochromis niloticus) là 3,79 × 105 CFU / mL.

Các thí nghiệm in vivo cho thấy thức ăn cho cá bổ sung với bột lá Xuyên tâm liên A. paniculata hoặc chất khô chiết xuất từ lá Xuyên tâm liên làm giảm tỷ lệ tử vong của cá rô phi sau khi nhiễm S. agalactiae một cách rõ rệt. Ngoài ra, không có cá thể chết được tìm thấy trong nhóm cá nhận chất bổ sung xuyên tâm liên. Một dấu hiệu rất tốt và đáng ghi nhận.

Trong 2 tuần cho ăn bằng thức ăn bổ sung chiết xuất từ Xuyên tâm liên A. paniculata, không thấy ảnh hưởng xấu đến hình dạng, hoạt động hoặc phản ứng khi ăn của cá. Điều này chứng tỏ chúng an toàn đối với sức khỏe cá.

Qua đánh giá gây bệnh thực nghiệm trên cá rô phi cũng cho thấy khi bổ sung chiết xuất là Xuyên tâm liên với liều 0.3%, khả năng đề kháng của cá đối với liên cầu khuẩn Sreptococcus được tăng lên đáng kể. Nghiên cứu đã khẳng định vai trò phòng chống bệnh xuất huyết lồi mắt trên cá của một loài cây phổ biến tại Đông Nam Á. Qua đó giúp người dân hạn chế được rủi ro do loài vi khuẩn nguy hiển này gây ra.

Nguồn Trị Thủy đã được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Hiệu quả từ nuôi tôm ứng dụng kỹ thuật cao

10 năm phát triển kinh tế với con tôm, ông Trần Hoàng Vũ – Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Vũ (Ấp 3, xã Bình Thới, huyện Bình Đại) đã đúc kết những kinh nghiệm đắt giá để nuôi tôm hiệu quả. Hiểu rõ tập tính của con tôm, nắm vững kỹ thuật nuôi, kết hợp với ứng dụng khoa học kỹ thuật, phương thức quản lý hiệu quả, trong vụ nuôi năm 2017, ít có người nuôi tôm nào thắng lớn như cơ sở Hoàng Vũ.

Làm chủ kĩ thuật nuôi 

Năm 2017, trại nuôi tôm của ông Vũ có 12 ao nuôi, tổng diện tích 10ha, thả 2,7 triệu con giống tôm thẻ chân trắng. Sau 110 ngày nuôi, ông thu được 63 tấn tôm, kích cỡ tôm 28 – 30 con/kg, bán được gần 9,5 tỷ đồng, trừ chi phí lợi nhuận trên 5,8 tỷ đồng. Theo ông, thắng lợi trên do kết hợp chặt chẽ, bài bản giữa cách nuôi khoa học, biết ứng dụng công nghệ hiện đại với kinh nghiệm thực tiễn, đồng thời phải nắm bắt được yếu tố thị trường.

Sau những lần thất bại với con tôm, ông nhận ra được “thiên thời” là rất quan trọng nên ông chỉ tổ chức nuôi khi thời tiết thuận lợi, vào vụ mùa chính và chỉ nuôi 1 vụ trong năm. Đồng thời, qua nhiều năm nuôi, môi trường ao nuôi sẽ xấu dần do xử lý nhiều hóa chất ảnh hưởng sức khỏe tôm, dễ gây dịch bệnh trong quá trình nuôi. Chi phí quá lớn cho các trang thiết bị phục vụ cho nuôi như hệ thống oxy, hóa chất, kháng sinh cũng đẩy giá thành sản phẩm tôm lên cao, có khi thắng lợi tôm nhưng lợi nhuận rất thấp, rủi ro thất bại cao và gây tác hại nhiều mặt cho môi trường…. Hướng đi của ông Vũ bắt đầu thay đổi. Ông xác định ra cách nuôi mới.

Khi chưa vào vụ chính, ông lấy đầy nước vào tất cả các ao, trước khi thả nuôi 45 ngày, ông chọn ao thả giống, cứ 2 hoặc 3 ao liền kề, chọn ra 1 ao tiến hành cải tạo ao nuôi thật kỹ, phơi ao, xới đất, bón vôi CaO + Đolomite trước rồi sử dụng xe lu nhỏ lăn lại cho nền cứng. Nước được xử lý clo riêng ở ao liền kề sau đó mới cấp sang ao nuôi, điều này để tránh biến động môi trường như nước trong không gây màu được, pH biến động, kiềm thấp do xử lý trực tiếp hóa chất clo làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tôm giống trong 30 ngày đầu mới thả. Thả tôm ở ao 1 với mật độ dày, đến 35 – 40 ngày tuổi, mở cống cho tôm sang ao 2 để san thưa mật độ.

Vấn đề thứ hai trong nuôi tôm là đảm bảo oxy cho con tôm. Trong quá trình nuôi, ông Vũ nhận thấy thiết bị quạt oxy hiện tại nặng nề, cồng kềnh lại tốn điện, dễ rủi ro trong vận hành, nhưng hiệu quả không cao vì quạt nước chỉ tạo oxy trên bề mặt ao, làm bốc hơi nước nhanh, ao nhanh cạn. Hoặc nếu đặt ống dẫn nhựa rồi bơm không khí xuống, chi phí cao, rất cực nhọc khi cải tạo, vận hành, nhất là khi tôm bị dịch bệnh phải xúc rửa trong khi con tôm cần nhiều oxy hòa tan trong nước. Vì vậy, ông nghiên cứu, tìm kiếm các thiết bị sục oxy đáy ao. Hiện tại, trại tôm của ông đã lắp đặt hoàn toàn loại thiết bị sục oxy này, hiệu quả vượt trội, lượng oxy trong nước ổn định, chỉ số oxy hòa tan trên 5mg/l. Ông nhận xét: “Một máy sục khí này cho hiệu quả gấp đôi, gấp ba lần quạt nước. Trên 1 ao 5.000m2, sản lượng tôm thu hoạch 7 tấn tôi chỉ lắp 4 máy ở 4 góc ao là đủ. Thiết bị này còn tiết kiệm điện hơn, nhẹ nhàng, dễ thao tác, bảo quản, ít mất sức lao động, sử dụng hơn 9 năm rồi không hư hỏng”. Ngoài ra, ông còn sử dụng máy cho ăn tự động để tiết kiệm nhân công, tính được lượng thức ăn cho tôm, tránh lãng phí, dư thừa thức ăn, tránh làm dơ ao.

Đầu tư phát triển công nghệ

Công ty Hoàng Vũ là đơn vị đã mạnh dạn cho Viện Công nghệ Nano (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) “mượn đất” để lắp đặt mô hình thực nghiệm hệ thống tuần hoàn năng lượng từ chất thải sinh khối địa phương, phục vụ công tác nghiên cứu xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi thành năng lượng điện thông qua pin nhiên liệu rắn thế hệ mới. Hệ thống được các kỹ thuật viên, các nhà nghiên cứu Trường Đại học Kyushu (Nhật Bản), Viện Công nghệ Nano lắp đặt vào tháng 9-2016, bắt đầu vận hành từ tháng 4-2017.

Tại Hội thảo Ứng dụng công nghệ Nano trong nông nghiệp (WANA 2018) vừa qua, PGS.TS. Yushuke Shiratori (Đại học Kyushu – Nhật Bản) đã thuyết minh hiệu quả bước đầu của mô hình thực nghiệm tại Công ty TNHH Hoàng Vũ. Mô hình thực nghiệm là một hệ thống gồm các thiết bị công nghệ hiện đại gồm: hệ thống màng lọc nước, bồn lên men kỵ khí, trạm phát điện pin nhiên liệu, bộ sục khí, hệ thống than hóa. Ao thử nghiệm có diện tích 3.000m2, cũng được xử lý nước trước như các ao khác. Trong thời gian nuôi, nước ao nuôi được rút lên xử lý qua hệ thống lọc nước và xả nước sạch lại ao liên tục 24/24 giờ mỗi ngày.

Chất thải từ ao tôm trộn với bã mía, bã dừa, các loại chất thải nông nghiệp khác qua bồn lên men kỵ khí được xử lý thành khí biogas và bùn thải biogas. Chất bùn này được xử lý tại hệ thống than hóa tạo thành than xốp, bón cho vườn cây ớt (thử nghiệm) cho trái rất sai. Khí biogas được sử dụng làm nhiên liệu vận hành hệ thống phát điện SOFC. Năng lượng điện này được dùng để vận hành máy sục khí oxy cho ao tôm.

Với những kỹ thuật sử dụng đã mang đến những hiệu quả bước đầu rất khả quan. Ao nuôi tôm thực nghiệm cho năng suất cao nhất trong 12 ao, con tôm lớn nhanh, ít bị bệnh, tỷ lệ thu hoạch cao. Đồng thời bước đầu giải quyết được các vấn đề về môi trường, sử dụng được chất thải từ nông nghiệp để phát điện. “Tôi luôn tâm niệm sẽ làm những việc có ích lợi cho cộng đồng. Vì vậy, tôi sẽ tiếp tục liên kết, áp dụng mô hình thực nghiệm. Mong rằng khi công trình nghiên cứu thành công, nhiều người nuôi tôm có thể áp dụng rộng rãi, góp phần giảm những rủi ro, nuôi tôm đạt hiệu quả hơn”, ông Hoàng Vũ cho biết.

Dự án “Nghiên cứu xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi thành năng lượng điện thông qua pin nhiên liệu rắn thế hệ mới – góp phần phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long” là dự án thuộc chương trình Hợp tác nghiên cứu khoa học và công nghệ vì mục tiêu phát triển bền vững (SATREPS) do Bộ Khoa học và Công nghệ Nhật Bản và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA đồng tài trợ, Viện Công nghệ Nano chủ trì, được thực hiện trong 5 năm (2015 – 2020).

Nguồn: Đồng Khởi, đã được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Hà Tĩnh: Chủ đầm khẩn trương thu hoạch tôm “chạy” bão

Tránh thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Sơn Tinh), từ ngày 17- 18/7, HTX Nuôi trồng thủy sản Xuân Thành (Xuân Phổ, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã tiến hành thu hoạch tôm “chạy” bão.
Anh Hồ Quang Dũng – Giám đốc kỹ thuật HTX NTTS Xuân Thành cho biết: “Mặc dù tôm nuôi chưa đến thời điểm thu hoạch, nhưng HTX vẫn tiến hành thu để tránh bất trắc do mưa bão. Trong 2 ngày, HTX đã thu hoạch được 45 tấn tôm thương phẩm, kích cỡ tôm đạt 55 con/kg.”


Thời điểm này tôm nuôi chưa được giá nhưng HTX cũng phải thu hoạch vì mưa bão
“Đầu tư cho nuôi tôm công nghệ cao trên cát là rất lớn, nhưng thu hoạch sớm thì không được giá, lợi nhuận lại thấp. Tuy nhiên, gặp phải mưa bão thì phải chủ động ứng phó, tránh thiệt hại đáng tiếc xẩy ra” – anh Dũng chia sẻ.
Thời điểm này, ở một số diện tích nuôi tôm ở Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên… người nuôi cũng đang tiến hành thu hoạch tôm “chạy” bão và triển khai các biện pháp ứng phó. Các trang thiết bị, mô tơ quạt nước, kiểm tra máy phát điện… cũng đã được huy động để có biện pháp đối phó.
Theo ông Nguyễn Công Hoàng – Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, trước thông tin cơn bão số 3 ảnh hưởng đến địa bàn Hà Tĩnh, Chi cục Thủy sản cũng đã khuyến cáo bà con khẩn trương thu hoạch tôm khi đã đạt kích cỡ thương phẩm, tránh thiệt hại đáng tiếc xẩy ra.
Ngoài ra, tại các vùng tôm nuôi còn nhỏ, người dân cần tiến hành xả nước để tránh mưa lớn xảy ra ngập lụt, đồng thời chủ động gia cố hệ thống bờ, cống đề phòng khi có tình huống xấu xảy ra do mưa bão; đặt lưới chắn xung quanh bờ (độ cao 40-50 cm, ghim sâu 20-30cm dưới mặt đất), giảm thất thoát gây thiệt hại sản xuất khi mưa lũ kéo dài…

Nguồn: Hữu Trung – Đã được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Tin vắn ngành thủy sản địa phương trong tuần 10 năm 2018

Đồng Nai: Quy hoạch nuôi thủy sản tập trung tại Nhơn Trạch

Những tin chính bao gồm: Bạc Liêu: Tăng cường kiểm tra chất lượng tôm giống, Bạc Liêu: Chọn 30 cơ sở cung cấp giống post nuôi phục vụ tôm xuất khẩu, Đồng Nai: Quy hoạch nuôi thủy sản tập trung tại Nhơn Trạch.

Bạc Liêu: Tăng cường kiểm tra chất lượng tôm giống

Hiện nay, người nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đang tích cực triển khai những khâu cuối để chuẩn bị thả tôm vụ mới. Nhằm đảm bảo vụ mùa thành công, ngành chức năng cũng tích cực vào cuộc với những đợt thanh, kiểm tra quy mô lớn.

Theo đó, ngay từ trước Tết, Sở NN&PTNT Bạc Liêu kết hợp với các lực lượng khác tổ chức kiểm tra, kiểm dịch 90 xe nhập tỉnh với gần 819 triệu tôm post; kiểm dịch 944 triệu con giống sản xuất trong tỉnh, không phát hiện tình trạng nhiễm bệnh. Qua đó, cấp 1.714 giấy kiểm dịch cho các lô tôm giống.

Cùng đó, ngành chức năng tỉnh cũng tiến hành kiểm tra 865 con tôm giống bố mẹ nhập khẩu, tất cả đạt yêu cầu; giám sát thời gian sinh của hơn 3.600 tôm bố mẹ tại các cơ sở sản xuất giống; hủy 1.300 con tôm bố mẹ không đạt yêu cầu.

Mặt khác, thực hiện thu 28 mẫu tôm sú, 28 mẫu tôm thẻ chân trắng thương phẩm, 2 mẫu nước ương tôm giống để gửi kiểm tra, phân tích để kiểm soát dư lượng; xét nghiệm mẫu tôm giống, tôm thịt, mẫu nước… Bên cạnh đó, ngành chức năng cũng thường xuyên kiểm tra các cơ sở kinh doanh vật tư, thuốc thú y thủy sản để tránh tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng lọt ra ngoài thị trường…

Bạc Liêu: Chọn 30 cơ sở cung cấp giống post nuôi phục vụ tôm xuất khẩu

Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh vừa tham mưu cho Sở NN&PTNT trình UBND tỉnh ban hành kế hoạch giám sát dịch bệnh trên tôm phục vụ xuất khẩu giai đoạn 2017 – 2020 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Chi cục đang phối hợp với các địa phương trong tỉnh rà soát chọn 30 cơ sở sản xuất tôm giống chất lượng, đảm bảo các tiêu chí để tham gia chương trình cung cấp giống tôm pots nuôi phục vụ xuất khẩu.

Đồng Nai: Quy hoạch nuôi thủy sản tập trung tại Nhơn Trạch
Chương trình này nằm trong dự án “Quy hoạch chi tiết khu nuôi thủy sản tập trung huyện Nhơn Trạch giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2030” mà tỉnh Đồng Nai vừa ký quyết định ban hành.

Mục đích của Quy hoạch này nhằm phát triển nghề nuôi thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững theo hướng ứng dụng công nghệ cao, nuôi tôm siêu thâm canh. Dự án chú trọng phát triển theo chiều sâu gắn với quản lý chặt chẽ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hai đối tượng chính nằm trong chương trình này là tôm thẻ chân trắng và hàu nước lợ. Cụ thể, diện tích nuôi tôm thể chân trắng đến năm 2020 là khoảng 360 ha, đến năm 2030 là 682 ha (trong đó, 602 ha nuôi tôm công nghệ cao). Sản lượng giai đoạn 1 trên 16.000 tấn và giai đoạn 2 là 30.600 tấn; Với hàu nước lợ, giữ ổn định 21 ha (khoảng 343 bè nuôi), sản lượng trên 2.000 tấn.

Dự án được chia làm 7 tiểu vùng, mỗi tiểu vùng tối thiểu 50 ha; dự kiến tổng vốn đầu tư trên 4.400 tỷ đồng; trong đó, vốn thu hút đầu tư chiếm 99,6%.

Nguồn: Tepbac.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.