Kỹ thuật trồng bưởi trong chậu cảnh cho quả sai mọng nước.

Cuộc sống hiện đại, đô thị hóa, diện tích cây xanh ngày một giảm. Với những người yêu và muốn gần gũi với thiên nhiên thì trồng cây ăn quả trong chậu là một biện pháp hoàn hảo, giúp ta vừa gần gũi thiên nhiên vừa có trái ngọt để thưởng thức.

Chuẩn bị dụng cụ trồng. 

Bạn có thể tận dụng bao nion, bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn… Đục lỗ thoát nước ở đáy. Đường kính thùng chậu vào khoảng 0,5-1m.

Chọn giống.

Cây có nguồn gốc từ Đoan Hùng – Phú Thọ được trồng lâu đời (trên 100 năm) tại Phú Diễn – Từ Liêm – Hà Nội. Là giống đặc sản địa phương, cây sinh trưởng khỏe, phân cành mạnh. Quả chín vàng tươi, tép ráo, ăn ngon, nhiều nước. Trọng lượng khoảng 1-1,5 kg/quả. Thời vụ: Vụ Xuân trồng tháng 2-4, vụ Thu trồng tháng 8-10.

Đất trồng.

Bưởi ưa phát triển ở các loại đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt và có độ pH từ 5,5 – 6. Nơi đặt chậu cầy cần có ánh sáng và không được đọng nước bên dưới.

Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử  lý các mầm bệnh có trong đất.

Đưa cây vào chậu.

Dùng dao cắt đáy bầu và đặt cây xuống giữa lỗ làm thế nào để mặt bầu cây nhô cao khoảng 3cm so với mặt mô, sau đó lấp đất xung quanh bầu cây ém nhẹ, kéo bao nylon từ từ lên và lấp đất lại ngang mặt bầu, tưới nước.

Khi đặt cây phải xoay mắt ghép hướng về chiều gió để tránh cây bị tách chồi. Sau khi trồng cần cắm cọc giữ chặt cây con. Đối với cây chiết nên đặt cây nằm nghiêng một góc khoảng 45 độ để cây dễ phát triển cành và tán về sau.

Chăm sóc.

Bưởi cần tưới nước đầy đủ nhất là giai đoạn cây con và ra hoa đậu trái. Mùa nắng nên thường xuyên tưới nước cho bưởi. Vào mùa mưa, cần tiêu nước vào các tháng mưa nhiều, tránh ngập úng kéo dài cây có thể chết.

Từ 1 – 3 năm sau khi trồng, cây được 20 ngày tuổi thì tiến hành bón lót đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế… Cứ khoảng 1 – 2 tháng/lần. Mỗi lần bón phân kết hợp với làm cỏ vun trồng.

Sau đó, bón phân có thể chia thành 5 đợt: Sau khi thu hoạch, 4 tuần trước khi cây ra hoa, sau khi đậu quả, giai đoạn quả phát triển và 1 tháng trước khi thu hoạch.

Hàng năm, sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những cành đã mang trái (thường rất ngắn khoảng 10 – 15cm), cành sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang trái, các cành đang chéo nhau, đồng thời cũng cần loại bỏ các cành vượt trong thời kỳ đang mang trái nhầm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng và sâu bệnh cho cây. Chú ý: Trong quá trình cắt cần phải khử trùng dụng cụ cắt.

Quét vôi quanh gốc cây định kỳ 1 – 2 tháng/lần, đoạn sát mặt đất cao 80 – 100cm, lớp vôi bám vào vỏ cây ngăn không cho sâu đục thân trưởng thành, do một loại xén tóc đến đẻ trứng vào lớp vỏ của gốc cây.

Quả bưởi cũng cần phải bao sớm. Khi quả bưởi to bằng quả trứng vịt (đường kính 2,2 – 2,5cm) dùng túi nilon có đường kính 20 – 40cm, dài 30 – 60cm, thủng 2 đầu. Dùng túi nylon bao chùm trái từ phần cuống theo hướng thẳng xuống, dùng dây buộc giữ túi vừa chặt. Túi nylon cắt bỏ hoàn toàn phần đáy vừa giữ được sự thông thoáng, vừa ngăn các loại côn trùng, sâu và ruồi đục trái tấn công.

Thu hoạch.

Nên thu hoạch khi bưởi vừa chín tới, da căng láng, cắt luôn cả cuốn trái. Không hái trái khi chưa chín tới hoặc hái quá trễ, chất lượng không tốt. Sau khi thu hoạch vệ sinh xung quanh tán cây, cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh và tiếp tục chăm sóc.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Một số bài thuốc dân gian từ bưởi – an toàn – hiệu quả.

Bưởi là loại trái cây ngon bổ dưỡng, bên cạnh đó bưởi còn có tác dụng chữa bệnh, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

Viêm loét dạ dày hành tá tràng. 

Cách làm: Hạt bưởi để cả vỏ cứng 100 g rửa sạch, cho vào một cốc thủy tinh to, rót thêm 200 ml nước sôi, đậy kín, ủ nóng trong 2-3h. Hạt bưởi sẽ tiết ra một chất nhầy làm cho cốc nước đặc, sánh như nước cháo, gạn bỏ hạt lấy nước để uống.

Cách dùng: Mỗi ngày uống một lần, sau bữa ăn khoảng 2h. Khoảng 5-7 ngày, người bệnh sẽ thấy dễ chịu và hết đau.

Trị đau đầu bằng múi bưởi. 

Cách làm: Người bị đau đầu nặng, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt có thể dùng 500 gam múi bưởi thái vụn rồi ướp với một ít đường trắng trong bát sành để qua 1 đêm, sau đó cho vào nồi chưng kỹ, cho mật ong vào quấy đều, để nguội rồi đựng trong bình kín dùng dần.

Cách dùng: Mỗi lần uống khoảng 3 gam, ngày dùng 3 lần.

Trị cảm cúm bằng lá bưởi. 

Cách làm: Người bị nhức đầu, sốt ho, sổ mũi, ngạt mũi, không đổ mồ hôi có thể lấy 50 gam lá bưởi, lá sả, lá hương nhu, lá tre mỗi thứ 20 gam.

Cách dùng: Tất cả cho vào nồi, lấy lá chuối bịt kín miệng nồi, đun sôi 5 phút rồi đem xông sẽ nhanh chóng hết những triệu chứng trên.

Nước trái cây giảm béo. 

Cách làm: Cho hạt bưởi vào cốc, rót nước sôi (khoảng 70-80 độ C) ngập hạt, dùng dĩa (hoặc thìa) đánh liên tục khoảng 5-6 phút rồi gạn hết nước nhầy vào một cốc riêng. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi lấy hết nước nhầy (sờ tay vào vỏ hạt thấy hết nhầy).

Cách dùng: Uống 50 ml trước bữa ăn 10 phút, ngày 3 lần. Dùng liên tục đến khi xét nghiệm máu, đường huyết trở về bình thường cho người tiểu đường.

Thuốc cầm máu. 

Cho uống nước ép bưởi 20ml x 3 lần trong 60 phút đầu (mỗi lần uống cách nhau 20 phút) kết hợp với nhét bông tẩm pectin vào lỗ mũi chảy máu cam hoặc chỗ răng chảy máu.

Tiểu đường. 

Cách làm: tương tự như cách làm giảm béo.

Cách dùng: Uống 50 ml trước bữa ăn 10 phút, ngày 3 lần. Dùng liên tục đến khi xét nghiệm máu, đường huyết trở về bình thường cho người tiểu đường.

Chữa ho có đờm bằng vỏ bưởi. 

Vỏ bưởi 10 gam, rửa sạch, thái chỉ, cho vào bát, thêm đường kính, hấp uống, ngày 3 lần rất hiệu nghiệm.

Làm đẹp từ vỏ bưởi. 

Giúp nhanh mọc và mượt tóc: Vỏ bưởi đun nước gội đầu hoặc sau khi gội, bóp tinh dầu vỏ bưởi lên tóc sẽ giúp cho tóc bạn trở nên bóng, chắc, mượt, và mọc tóc. Cách làm này đặc biệt có hiệu quả đối với các bà mẹ sau khi sinh.

Làm đẹp da: Vỏ bưởi sẽ giảm tỷ lệ xuất hiện nếp nhăn, tàn nhang do chứng tăng sắc tố, cũng như mụn đầu đen và trắng, da khô. Cách làm: Dùng khoảng vỏ 3 quả bưởi, rửa sạch rồi cho vào nồi thủy tinh chịu nhiệt (không dùng nồi kim loại); đổ dầu ô liu vào ngập vỏ bưởi, đun nhẹ; khi dầu ấm thì đổ thêm nước sạch vào nửa nồi. Để lửa thật nhỏ từ 4-5 giờ, sau đó lọc bỏ bã. Phần dầu bưởi cho vào lọ thủy tinh đậy kín, để ở nơi khô mát. Dầu này có thể sử dụng dần trong 6 tháng.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Chăm sóc cây bưởi, cam, quýt sau khi thu hoạch.

Cam, quýt sau thu hoạch cần được chăm sóc, vệ sinh, cắt tỉa, phòng trừ sâu bệnh để cây tiếp tục phát triển và cho mùa bội thu sau.

– Tiến hành làm sạch cỏ dại, sau 25 – 30 ngày thu hoạch cắt tỉa các cành sâu bệnh, cành tược, khô héo, cành tăm hương, mọc không đúng hướng…

– Quét vôi vào gốc cây ngăn sự cư trú của sâu bệnh.

– Phòng trừ sâu bệnh bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp: bón phân đầy đủ, cân đối, kịp thời, bón đúng kỹ thuật, phun thuốc đúng lúc, đúng cách.

Với một số sâu bệnh hại như: sâu vẽ bùa, đục thân, sâu bướm, sâu nhớt, nhện đỏ, nhện vàng, nhất là bệnh vàng lá greening… phải thường xuyên theo dõi, quan sát phát hiện sớm để kịp thời ngăn chặn. Khi cây đã bị bệnh cần phải đào, đốt hủy, rắc vôi bột vào gốc cây bị hại.

Cắt tỉa cành

Bón phân phục hồi và tưới nước: Đối với cây từ 3- 4 năm tuổi, bón 1 – 2kg AT1/gốc, cây 5- 6 năm tuổi bón 2- 3kg AT1/gốc, phân hữu cơ bón 20-50kg. Bón ngay sau khi thu hoạch, càng sớm càng tốt. Trước khi bón, đào đất chung quanh gốc tạo thành đường vành khuyên rộng 20-30cm, sâu 30-40cm theo đường chiếu vành tán cây, rải đều phân xuống và lấp đất lại.

– Thời kỳ kiến thiết (1-4 năm): Bón tập trung 1 đợt vào tháng 12 hoặc tháng 1 với lượng phân 20 – 25kg phân hữu cơ + 0,2kg sun phát đạm + 0,5kg super lân + 0,2kg kali sun phát.

– Vào thời kỳ thu quả: Bón 50kg phân chuồng + 1kg đạm + 1,2kg super lân + 0,5kg kali, chia ba lần bón:

+ Sau thu hoạch quả tháng 12 sang tháng 1: 50kg phân hữu cơ + 0,25kg super lân + 0,1kg kali.

+ Bón đón lộc xuân tháng 2 – 3: 0,6kg đạm + 0,6kg super lân + 0,25kg kali.

+ Bón thúc cành thu và nuôi quả tháng 6-7: 0,4kg đạm + 0,35kg super lân + 0,15kg kali.

– Cách bón:

+ Lần 1 (sau khi thu hoạch): bón theo vành mép tán, đào rãnh sâu 20cm, rộng 30cm. Các loại phân trộn đều cho vào rãnh lấp kín đất, tủ rơm giữ ẩm.

+ Bón thúc vào lần 2 và 3: trộn đều các loại phân hóa học rải đều trong vòng tán cây, với đảo sâu 4-5cm vùi đất lấp kín, tủ rơm rác giữ ẩm.

Bón phân xong tưới nước đều đặn, vừa phải cho phân tan để cây hấp thụ từ từ. Chú ý không nên tưới quá nhiều nước cho cây vì nếu thừa nước cây sẽ ra đọt non ảnh hưởng đến việc xử lý ra hoa.

– Cách tỉa cành và vệ sinh vườn : Cắt bỏ những cành già, cành sâu bệnh, cành vượt nằm bên trong tán, cành mọc sà dưới đất và cả những đoạn cành đã mang trái (dài 10-15cm). Cắt ngắn cỏ, chừa cỏ lại che phủ đất (hoặc che phủ bằng rơm rạ). Nếu trồng sát gốc cây thì dọn sạch cỏ, lá cây để mô được khô ráo. Cần tránh phủ sơ dừa sát gốc cây có múi để tránh lây lan bệnh Phytophthora. Các cành lá tỉa bỏ, trái hư, cỏ dại phải thu gom lại chôn lấp hoặc đốt bỏ.

– Nuôi dưỡng và bảo vệ : Định kỳ khoảng 10-15 ngày/lần, phun các chế phẩm HVP theo tỷ lệ: 30-10-10 (15g/8 lít nước) hoặc chế phẩm dưỡng lá (35ml/8 lít nước). Có thể pha chung với thuốc trừ sâu bệnh để phun xịt. Dưới gốc dùng vôi quét gốc, quét cao khoảng 1-1,5 m và rải vôi chung quanh các gốc cây, nhất là những cây bị bệnh. Nếu rễ cây bị tuyến trùng, rệp sáp tấn công có thể dùng Nokapd, Vimoca tưới vào gốc diệt, đồng thời pha thêm bột tốt rễ F.Bo để phục hồi bộ rễ nhanh, giúp cây sinh trưởng sung tốt trở lại.

Quét vôi gốc cây

Xử lý ra hoa

– Bón phân đón ra hoa, tạo mầm hoa: Trước thời điểm cho cây ra hoa 5-6 tuần, bón phân đón ra hoa (khoảng 200g DAP + 50KCL hoặc 400g AT 2/gốc 4-5 tuổi) và phun chế phẩm giúp cây tạo mầm hoa (phun F.Bo: 15g/8 lít, phun hai lần, cách nhau 4-5 ngày) trước khi ngưng tưới một tuần.

– Bắt cây cảm ứng ra hoa: Ngưng tưới và rút nước mương (nếu có) khoảng 2-4 tuần cho đến khi cây vừa “xào lá” (lá hơi héo vào buổi chiều nhưng sáng mai không tươi lại hoàn toàn). Sau đó tưới nước đẫm lại ba ngày liền, ngày tưới hai lần. Ngày thứ tư thì tưới mỗi ngày/lần.

– Phun thuốc thúc ra hoa đồng loạt: Sau khi tưới nước lại 2-3 ngày, bộ lá tươi lại, pha 35ml RA HOA C.A.T + 15g F.Bo/8 lít phun sương đều tán cây và trong thân cây hai lần (5 ngày/lần) thúc ra hoa đồng loạt, sau khi cây ra đọt non tưới hai ngày/lần.

Nguồn :Nông thôn ngày nay, được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam

Kỹ thuật bón phân và xử lý ra hoa cho bưởi da xanh

Để cho cây bưởi có được năng suất cao, người nông dân phải có cách bón phân hợp lý và xử lý ra hoa đúng kỹ thuật. Dưới đây là một số hướng dẫn nhằm giúp ích cho điều này:

Bón phân

Việc bón phân trước khi xử lý ra hoa là rất quan trọng, giai đoạn này cần lưu ý ưu tiên phân có hàm lượng lân và kali cao hơn, phân có công thức 10:30:30 hoặc phối trộn để làm sao cho lân và kali cao.

Khi cây ra đọt đợt cuối, trước khi xử lý ra hoa: dùng MKP có công thức 05234 phu lên lá hàm lượng 70g/bình, giúp lá dày hơn, dễ ra hoa hơn.

Bưởi da xanh

Khi bón lần cuối để bước vào giai đoạn xử lý ra hoa bằng phương pháp:

– Phương pháp 1: Xử lý trên cây bưởi bằng cách tạo khô hạn từ 15 – 20 ngày. Cần chú ý vùng đất, độ ẩm, cấu trúc đất mà thời gian có thể kéo dài hoặc rút ngắn hơn; nên quan sát bộ lá cây bưởi để quyết định tưới trở lại, điều này rất thuận lợi trong mùa khô, mùa mưa thì tận dụng hạn từ tháng 7- tháng 8 hoặc phủ gốc bằng ni lông; ở vườn có mương thì rút cạn nước trong mương vườn.

Khi thấy lá có hiện tượng sáng còn tươi, đến 9 – 10 giờ trưa thì héo bà con tưới nước trở lại, 3 ngày đầu thì tưới liên tục, đến ngày thứ 4 thì giảm số lần tưới. Sau khi tưới được từ 2 – 15 ngày, thấy cây ra hoa kèm lá non thì dùng phân Ure rải nhẹ dưới gốc, hàm lượng 0,3kg/cây nhằm kích thích bưởi ra hoa tốt hơn.

– Phương pháp 2: Lảy (lặt) lá trên cành mang trái, giúp cây ra hoa điều kiện không thể làm khô hạn cho cây, chọn cành già không có tược non, cành có khả năng mang trái để lảy lá. Sau thời gian từ 10 – 20 ngày, cây sẽ ra lá non và hoa.

Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản nhưng tốn nhiều công, tùy tình trạng dinh dưỡng của cây mà có kết quả tốt hay không, nên chọn cây già, có cành ngang nhiều thì sẽ có hiệu quả tốt hơn.

– Phương pháp 3: Sử dụng hóa chất, để cây ra hoa tốt, nhưng cần lưu ý cây phải có các điều kiện sau:

– Cây đang sẵn sàng trong điều kiện ra hoa

– Có hệ thống tưới tiêu chủ động, đậy gốc, thoát nước ra khỏi mương

– Cây trồng có khoảng cách hợp lý, tán cây không chồng lên nhau

– Tạo khô hạn đủ thời gian để cây ra mầm hoaTrước đó, tăng cường lượng phân bón lân và kali cao giúp cây phân hóa mầm hoa tốt hơn

Lưu ý trong phương pháp này cây không nên mang nhiều trái quá

Xử lý ra hoa

Bưởi da xanh khi ra hoa

Các yêu cầu để xử lý ra hoa đạt hiệu quả tối ưu:

– Cây được trồng trên mô đất cao

– Có hệ thống tưới nước chủ động

– Khoảng cách giữa các cây không quá gần

– Thời gian tạo khô hạn đủ để cây phân tán mầm hoa tốt

– Trước giai đoạn xử lý ra hoa, cây không được mang trái quá nhiều hoặc trái đang ở giai đoạn phát triển khác nhau, cành được tỉa bỏ thường xuyên, trên cây bưởi không có nhiều tược non.

Như vậy, từ những kinh nghiệm về kỹ thuật bón phân và xử lý ra hoa như trên có thể sẽ giúp ích cho bà con nông dân trồng bưởi có được hiệu quả tốt nhất, mang lại giá trị kinh tế cao trong nông nghiệp cũng như trồng trọt.

Tổng hợp từ Farmtech Viet Nam.

 

Kỹ thuật trồng bưởi diễn.

Bưởi (Danh pháp: Citrus maxima, hay Citrus grandis, là một loại quả thuộc chi cam chanh, thường có màu xanh lục nhạt cho tới vàng khi chín, có múi dày, tép xốp, có vị ngọt hoặc chua ngọt tùy loại.


Bưởi diễn là loại cây ăn quả lâu năm có giá trị kinh tế cao, để có một mùa vụ bội thu, bưởi trái to, thơm ngon thì cần lưu ý một số kỹ thuật.

Một số công dụng của bưởi.

Lá bưởi thường được dùng nấu với các lá thơm khác để xông chữa cảm cúm, nhức đầu.

Vỏ quả bưởi chữa ăn uống không tiêu, đau bụng, hoặc để nấu chè bưởi.

Vỏ hạt bưởi có thể trích lấy pectin làm thuốc cầm máu và dùng như gell chải tóc.

Dịch ép múi bưởi làm thuốc chữa tiêu khát, thiếu vitamin C.

Bột than hạt bưởi có thể dùng chữa chốc đầu ở trẻ em.

Chọn giống.

Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống vậy yếu tố cây giống là yếu tố quan trọng không thể bỏ qua.

Cây có nguồn gốc từ Đoan Hùng – Phú Thọ được trồng lâu đời (trên 100 năm) tại Phú Diễn – Từ Liêm – Hà Nội. Là giống đặc sản địa phương, cây sinh trưởng khỏe, phân cành mạnh. Quả chín vàng tươi, tép ráo, ăn ngon, nhiều nước. Trọng lượng khoảng 1-1,5 kg/quả. Thời vụ: Vụ Xuân trồng tháng 2-4, vụ Thu trồng tháng 8-10. Thu hoạch tháng 11 đến tháng 2.

Đất trồng.

Đất trồng Bưởi Diễn có tầng dầy từ 1m trở lên, kết cấu xốp để giữ màu, giữ mùn, các chất dinh dưỡng và thoát nước tốt. Độ PH thích hợp từ 5,5 – 6,5. Không nên trồng nơi đất trống nhiều gió sẽ bị ảnh hưởng làm quả dễ bị rơi rụng, đối với các trang trại riêng lẻ ngoài cánh đồng trống nên trồng xen các loại cây cản gió.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc.

Kỹ thuật trồng.

Tuỳ theo từng vùng đất xấu hay tốt và bố trí mật độ khác nhau. Đất xấu: Khoảng cách trung bình (5 m x 6m), mật độ 12 cây/sào Bắc Bộ.  Đất tốt, điều kiện thâm canh cao có thể trồng dày. Khoảng cách (3 x 3,5 m), mật độ 35 cây/sào Bắc Bộ. Khoảng cách 3x3m, mật độ 40 cây/sào Bắc Bộ.

Chuẩn bị hố trồng: Trộn đều toàn bộ lượng phân bón lót với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 10-15cm. Hố cần phải được chuẩn bị trước khi trồng ít nhất 1 tháng. Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất vừa kín bầu và nén chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây.

Chăm sóc. 

Sau khi trồng xong cần phải tưới nước ngay. Nếu trời nắng hạn tưới 1lần/ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới (đặc biệt chú ý trong 30 ngày đầu tiên sau trồng).

Cắt tỉa cành tạo tán cho cây thông thoáng, bỏ các cành bị sâu bệnh, thường xuyên sới cỏ dại xung quanh cây. Bón phân thường xuyên trong năm vào thời kỳ sau thu hoạch. Lượng phân bón tỷ lệ cân đối : 10 phân chuồng + 10 phân lân + 3 đạm + 3 Kali tuỳ theo cây to, nhỏ và khả năng hiện có. Khi bón, cuốc rãnh rộng 25-30cm, sâu 30cm (từ mép tán lá chiếu xuống đất) và lấp kín.

Phòng trừ sâu bệnh.

Thường xuyên kiểm tra vườn cây, phát hiện sâu bệnh kịp thời. Sử dụng các biện pháp canh tác (xén tỉa cành lá sâu bệnh…) sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học, thuốc hoá học ít độc, không dùng thuốc cấm và chú ý sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng và chú ý một số loại sâu bệnh.

Thu hoạch, bảo quản.

Khi quả già, vỏ quả hơi vàng màu đặc trưng của giống thì thu hoạch. Nên thu hái vào lúc trời râm mát, khô ráo. Quả thu hái về cần phân loại. Nếu vận chuyển đi xa khi đóng vào sọt hoặc thùng không quá 5 lớp (đóng sọt phải có lót rơm hoặc giấy giữa các lớp quả). Sau khi thu hoạch vệ sinh xung quanh tán cây, cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh và tiếp tục chăm sóc.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

 

Các giống bưởi ngon ở Việt Nam.

Một giống bưởi tốt phải đạt được những yêu cầu là năng suất cao, ổn định, ít nhiễm các sâu bệnh quan trọng. Dạng quả hình quả lê hoặc hình cầu, vỏ trái sáng đẹp, vỏ dày trung bình, vách múi dễ tróc, con tép bó chặt, ngon, ngọt, không xơ, không the đắng, nước quả nhiều, ráo, không hoặc ít hột. Dưới đây là các giống bưởi ngon nổi tiếng ở nước ta :

Bưởi Năm Roi:

Bưởi Năm Roi

Được trồng khá tập trung ở huyện Bình Minh (Vĩnh Long) và khá nhiều ở các tỉnh Cần Thơ (cũ), Tiền Giang, Bến Tre … Trong quá trình chọn lọc, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã tuyển chọn được một số cá thể bưởi Năm Roi tốt, có các đặc điểm như : Dạng trái hình quả lê đẹp, vỏ vàng khi chín, con tép tróc khỏi vách múi và bó chặt nhau, nước quả khá, hương vị thơm ngon, không the đắng và đặc biệt là không hạt.

Bưởi da xanh:

Bưởi da xanh

Có nguồn gốc ở Bến Tre được trồng khá nhiều ở xã Mỹ Thạch An, thị xã Bến Tre, hiện đang được trồng nhiều ở các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long… Quả có dạng cầu, vỏ vẫn giữ màu xanh khi chín, con tép tróc khỏi vách múi tốt, tép múi màu đỏ hồng, nước quả khá ngọt, vị ngọt không the đắng, nhược điểm của giống này là có nhiều hạt.

Bưởi đường lá cam:

Bưởi đường lá cam

Được trồng nhiều ở huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) và Tân Uyên (Bình Dương). Dạng quả khá đẹp, phẩm chất ngon được thị trường trong và ngòai nước ưa chuộng. Quả có trọng lượng trung bình từ 0,8-1,2 kg/quả. Dạng quả có hình quả lê thấp, vỏ quả khi chín có màu vàng xanh, láng, nhẵn và tróc rất tốt. Các con tép bó chặt, vị ngọt rất ngon. Nhưng lại có nhược điểm là có khá nhiều hạt.

Bưởi Phúc Trạch:

Bưởi Phúc Trạch

Có nguồn gốc ở xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Hiện tại được trồng ở hầu khắp 28 xã trong huyện và các vùng lân cận. Bưởi Phúc Trạch được nhiều người xếp vào hàng một trong những giống bưởi ngon nhất nước ta hiện nay. Trái hình cầu hơi dẹt, vỏ trái mầu vàng xanh. Trọng lượng trung bình từ 1-1,2kg/trái. Mầu sắc thịt trái và tép múi phớt hồng, vách múi giòn dễ tách rời, thịt trái mịn, đồng nhất, vị ngọt hơi chua. Độ Brix từ 12-14 (độ Brix càng cao trái cây càng ngọt). Thời gian thu họach vào khỏang tháng 9 hàng năm.

Bưởi Đoan Hùng:

Bưởi Đoan Hùng

Hiện được trồng nhiều ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, trên đất phù sa ven sông Lô và sông Chảy. Có hai giống được coi là tốt nhất, đó là bưởi Tộc Sửu (xã Chí Đàm) và bưởi Bằng Luân (xã Bằng Luân).Bưởi Bằng Luân trái hình cầu hơi dẹt, trọng lượng trung bình 0,7-0,8 kg/trái, vỏ trái mầu vàng hơi xám nâu, tép múi mầu trắng xanh, mọng nước, thịt trái hơi nhão. Vị hơi lạt, độ Brix từ 9-11. Được thu họach vào tháng 10, tháng 11, có thể để được lâu sau khi thu hái. Bưởi Tộc Sửu trái lớn hơn, trọng lượng trung bình từ 1-1,2 kg/trái. Thịt trái nhão ít hơn giống bưởi Bằng Luân, vị ngọt lạt và có màu trắng xanh. Thu họach sớm hơn bưởi Bằng Luân khoảng nửa tháng.

Bưởi Diễn:

Bưởi Diễn

Được trồng nhiều ở Phú Diễn, Phú Minh (Từ Liêm, Hà Nội). Bưởi Diễn có thể là một biến dị của bưởi Đoan Hùng. Trái tròn, vỏ trái nhẵn khi chín mầu vàng cam. Trọng lượng trung bình từ 0,8-1 kg/trái. Múi và vách múi dễ tách rời nhau. Thịt trái mầu vàng xanh, ăn giòn, ngọt. Độ Brix từ 12-14. Thời gian thu hoạch muộn hơn bưởi Đoan Hùng, thường trước Tết Nguyên Đán khoảng nửa tháng.

Nguồn : NNVN, được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam

Trồng trái cây trong nhà kính ở Khánh Hòa

Kim Kim Hoa là trang trại đầu tiên ở Khánh Hòa có mô hình trồng cây ăn trái trong nhà lưới. Đây cũng là trang trại do một phụ nữ còn trẻ làm chủ – đó là chị Nguyễn Kim Hoa, người đã có sáng kiến, ý tưởng và quyết tâm dám nghĩ dám làm để biến vùng đất khô cằn thành một trang trại bạt ngàn cây ăn trái trĩu quả quanh năm, được trồng theo phương thức hoàn toàn sạch…

Nhà kính được đầu tư kỹ lưỡng

Khi bưởi, xoài vào… nhà kính

Nằm ở thôn Xuân Tây (xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa), cách Quốc lộ 1 khoảng hơn 1,5km, trang trại Kim Kim Hoa giống như một công viên xanh khi được quy hoạch thành từng khu như bàn cờ, có xe điện đưa khách đi tham quan rất tiện lợi. Trang trại rộng hơn 20ha, trồng 2.000 gốc xoài Tứ quý và xoài Úc cùng với hơn 3.000 gốc bưởi da xanh và bưởi đường cho thu hoạch quanh năm. Điểm đặc biệt là xoài và bưởi ở đây được trồng trong nhà kính, có hệ thống tưới nước sạch, không dùng thuốc hóa học khi cây đậu quả. Hiện nay, trang trại đã đầu tư 2 nhà kính với kinh phí tiền tỷ, mỗi nhà kính có diện tích 5.000m2. Chị Kim Hoa cho biết: “Làm nhà kính đòi hỏi kinh phí lớn nhưng bù lại quy trình trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật, tránh được tác động xấu của môi trường, cây cho trái chất lượng và hoàn toàn sạch. Trang trại cũng đang phát triển thương hiệu bưởi da xanh Vạn Hưng với giống bưởi cho trái to, vỏ mỏng, cùi dày, thơm ngon. Xoài Tứ quý và xoài Úc cũng vậy, được chăm bón kỹ nên chất lượng tốt, ra trái quanh năm, được nhiều khách hàng ưa chuộng”.

Một góc trang trại Kim Kim Hoa

Đi giữa trang trại xanh, ngắm nhìn những gốc bưởi, xoài trái sai lúc lỉu, chúng tôi thật sự mãn nhãn và khâm phục cách làm khoa học của chị Kim Hoa – người đã thấy được tiềm năng của vùng đất Vạn Hưng và đeo đuổi dự án này. Trải qua nhiều khó khăn, giờ đây chị đã xây dựng được một trang trại sạch đúng nghĩa. Hiện tại, nông sản trang trại làm ra không đủ cung ứng cho thị trường nên dù đã có 2 doanh nghiệp nước ngoài đề nghị xuất khẩu nhưng chị vẫn chưa dám nhận bởi đối tác nước ngoài yêu cầu nguồn hàng lớn và ổn định. Do vậy, trước mắt, nông sản của trang trại vẫn chỉ tiêu thụ tại các trung tâm cung ứng nông sản sạch ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và một số khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp tại Nha Trang. Chị Hoa còn cất công tìm những loại giống cây ăn trái ngon, lạ, sản lượng cao để nhân giống và phát triển như: thanh long ruột đỏ, cam xoàn, mít ruột đỏ, ổi không hạt… Không chỉ vậy, ngoài cây ăn quả, hàng nghìn cây gỗ quý như: thiên ngân, gõ đỏ, lát hoa, gió bầu… đã cao lớn và được những bụi tiêu leo bám từ gốc đến ngọn cũng sẽ là nguồn thu rất lớn từ trang trại này. Đưa những loại cây này vào trang trại cũng là cách để chắn gió và tạo rừng bởi theo chị Hoa, rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường, có sự liên quan mật thiết với cuộc sống của con người. “Thời gian gần đây, đồng bào miền Trung thường chịu cảnh thiên tai lũ lụt, mình thấy xót xa lắm, suy cho cùng nguyên nhân sâu xa cũng do vấn đề chặt phá rừng bừa bãi. Bởi vậy, tôi muốn vừa trồng cây ăn trái vừa trồng rừng, làm kênh thoát lũ với mục đích là bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái…”, chị Hoa chia sẻ.


Những căn nhà chòi thơ mộng bên bờ ao.

Phát triển du lịch nhà vườn

Tham quan trang trại Kim Kim Hoa, nhiều người có cảm giác như đang đi du lịch nhà vườn ở miền Tây khi được thỏa thích ngắm vườn cây trái sai trĩu quả, được hái trái và thưởng thức bưởi, xoài tươi ngon… ngay tại chỗ. Ý tưởng làm trang trại kết hợp với phát triển du lịch nhà vườn cũng đang được chị Kim Hoa xây dựng và dần hoàn thành khi chị đang đầu tư thêm nhiều hạng mục phục vụ cho nhu cầu của khách. Bên những chòi gỗ dựng sát ao xanh, du khách có thể câu cá thư giãn, nghỉ ngơi sau khi đi tham quan vườn cây ăn trái. Điều khiến du khách thích thú nhất có lẽ là tự mình thu hoạch, tận tay hái những trái bưởi da xanh căng bóng, những trái xoài to hay những quả thanh long chín mọng… trong vườn. Những trải nghiệm làm vườn và thưởng thức nông sản sạch sẽ làm cho du khách thêm yêu nơi này khi được hòa mình vào thiên nhiên, hòa mình với không khí làm việc, vun trồng, chăm bón từng gốc cây của những người làm vườn…

Xoài và bưởi vừa mới thu hoạch

Chị Kim Hoa chia sẻ thêm: “Tôi nhận thấy rất nhiều du khách có nhu cầu thích khám phá mô hình nhà vườn như thế này. Bởi vậy, nhà vườn Kim Kim Hoa trong tương lai gần sẽ có đầy đủ những yếu tố đáp ứng thị hiếu khách hàng mà vẫn giữ được nét độc đáo của trang trại sạch. Hiện tại, tôi đã làm việc với một số công ty lữ hành ở Nha Trang về kế hoạch kết hợp dẫn tour đến trang trại”. Có thể thấy tâm huyết của người phụ nữ này khi chị dồn hết sức vào dự án làm tour du lịch vườn. Theo chị, đó không đơn thuần chỉ giới thiệu cho du khách biết về trang trại Kim Kim Hoa mà còn để mỗi người sẽ được truyền cảm hứng lao động, sự sáng tạo khi được tận mắt chứng kiến cả một vùng đồi núi khô cằn năm nào giờ đã là một trang trại xanh và sạch. Điều đó chứng tỏ khi có sức mạnh và niềm tin, dám nghĩ dám làm, không gì là không thể thực hiện được. Giống như chị Kim Hoa – từ một kỹ sư xây dựng rẽ ngang vào lĩnh vực nông nghiệp nhưng đã thành công từ mô hình này, bắt đầu từ quyết tâm phải tạo ra nông sản sạch cho người Việt, vì người Việt.


Du khách thích thú tham quan vườn bưởi da xanh

Tết này, những quả bưởi, xoài… mang thương hiệu Kim Kim Hoa lại tỏa đi khắp mọi vùng, mọi miền, mang hương vị ngọt ngào đến mọi nhà. Sẽ là niềm tự hào của người dân Vạn Hưng khi trái cây của vùng đất này đã và đang dần trở thành thương hiệu được nhiều người ưa chuộng. Và cũng không lâu nữa, trang trại Kim Kim Hoa sẽ trở thành một điểm đến thú vị – nơi có thiên nhiên hiền hòa, cảnh vật thơ mộng và những vườn cây trái sum suê, cho trái ngọt bốn mùa…

 

 

Nguồn: đã kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam.

Người trồng bưởi da xanh đầu tiên trên cao nguyên, thu hơn 1 tỷ đồng/năm

Là người tiên phong trong lĩnh vực trồng cây ăn quả, năm 2012 vợ chồng ông Nguyễn Văn Nhàn và bà Nguyễn Thị Thái Hà, ở tổ dân phố 8, thị trấn Quảng Phú, huyện Cư Mgar, Đắk Lắk mạnh dạn phá bỏ hơn 1 ha cà phê để trồng 700 gốc bưởi da xanh nổi tiếng ở miền Tây.

Vườn bưởi nhà ông Nhàn, bà Hà cho trái quanh năm.

Ba năm sau, vườn bưởi bắt đầu cho quả ngọt không kém xứ miệt vườn, mỗi năm thu nhập hơn tỷ đồng/ha.

Vợ chồng ông Nhàn, bà Hà vốn làm nghề buôn bán nông sản nhưng rất đam mê nông nghiệp. Bao nhiêu lời lãi trong kinh doanh, ông bà đều dồn vào mua đất. Cả những vùng đất xấu, ông cũng không ngại đầu tư thời gian, công sức cải tạo, biến đất cằn cỗi trở nên màu mỡ. Sau nhiều năm kiên trì tích góp, đến nay gia đình ông Nhàn đã sở hữu 20ha đất, đủ để ông thỏa sức thực hiện mơ ước làm “nông dân chính hiệu”.

Năm 1990, khi có đất trong tay, gia đình ông, bà cũng như nhiều nông dân khác trong vùng chọn cây cà phê để khởi nghiệp. Một thời gian sau, thấy người dân đua nhau mở rộng diện tích cà phê nên chuyển hướng sang trồng hồ tiêu. Nhờ siêng năng, chịu khó chăm sóc, vườn cà phê 10 ha và 3 ha tiêu phát triển tươi tốt quanh năm cho thu nhập ổn định vài trăm triệu đồng/vụ. Tuy nhiên điều đó vẫn chưa làm ông, bà thỏa lòng bởi số tiền đầu tư cho hai loại cây công nghiệp này tương đối lớn, trong khi giá cả liên tục biến động nên quyết định chọn cây ăn quả làm hướng đi riêng.

Năm 2007, nhà ông, bà trồng thêm 2 ha sầu riêng và xen thêm hàng trăm cây vào vườn cà phê. Thời điểm đó, sầu riêng còn khan hiếm, bán được giá cao cho thu nhập bình quân 200 triệu đồng/ha. Ông bà tiếp tục lấn sân sang trồng bơ và mít Thái (mít “siêu sớm”) vừa để đa dạng cây trồng vừa so sánh hiệu quả kinh tế giữa các các cây trồng với nhau.

Liên tiếp gặt hái nhiều thành công trong lĩnh vực cây ăn quả, năm 2012, ông Nhàn mạnh dạn thử sức với cây bưởi – loại quả biểu tượng cho sự may mắn, tài lộc đang có sức hút trên thị trường. Ông khăn gói xuống miền Tây – thủ phủ bưởi da xanh có tiếng từ xưa để mua 700 gốc về trồng thử nghiệm.

Thấy ông chặt bỏ cà phê để trồng loại cây vốn chỉ ưa tiết trời dịu mát, ôn hòa ở miền Tây Nam bộ, nhiều người nóng mặt can ngăn. Nhưng bằng kinh nghiệm và ý chí của người con đất võ Bình Định, gia đình ông Nhàn – bà Hà quyết tâm làm cho bằng được mới thôi. Đầu tiên, là cải tạo đất cho tơi xốp, trồng một lớp cỏ dại dưới gốc bưởi tránh xói mòn, lắp hệ thống tưới tiết kiệm cung cấp nước quanh năm… để đảm bảo mọi điều kiện tốt nhất cho cây bưởi sinh trưởng, phát triển tốt. Với cách làm khoa học trên, ba năm sau vườn bưởi bắt đầu ra hoa, đậu quả. Vỏ bưởi màu xanh, ruột hồng, không hạt, ăn rất ngon, ngọt không thua kém bưởi trồng ở miền Tây.

Cây bưởi ra trái quanh năm, trung bình mỗi cây cho 100 quả, mỗi quả nặng từ 1,2 – 3kg, giá bán tại vườn 40 nghìn đồng/kg, có thời điểm lên đến 70 nghìn đồng/kg. Dù giá cao nhưng vườn bưởi luôn trong tình trạng “cháy hàng”, vì trên địa bàn hiện nay chỉ mình nhà bà trồng. Năm 2015, vườn bưởi 1 ha cho thu nhập 1, 2 tỉ đồng, trong khi tổng doanh thu 8 ha các loại cây gồm bơ, sầu riêng, mít Thái chỉ được 3 tỉ đồng. Như vậy hiện nay, bưởi da xanh đang là loại quả siêu lợi nhuận nhất trong các loại cây ăn trái được trồng trên vùng đất cao nguyên.

Bà Hà cho biết: Để cây bưởi ra hoa, đậu quả trên vùng đất có khí hậu nắng – mưa thất thường không hề đơn giản. Người trồng phải tính toán rất kỹ từ khâu trồng, bón phân, tưới nước, ánh sáng,… đến việc che chắn gió cho cây vì đất bazan rất mềm, những lúc mưa bão rất dễ làm bật gốc cây. Hiện gia đình bà đang nghiên cứu nhân giống cây bằng phương pháp ghép cho rễ cọc bám sâu phù hợp với đất Tây Nguyên. Đồng thời đầu năm 2017 ông đã trồng 1.000 cây bưởi bởi trên thị trường hiện đang rất chuộng loại cây này.

Một quả bưởi nặng từ 1,2 – 3kg.

Nguồn : Internet, được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam

Làm giàu từ giống bưởi quý tiến vua

Bưởi tiến Vua  là đặc sản từ thời Hậu Lê của vùng đất Thọ Xuân (Thanh Hóa). Từ một cây bưởi tổ thường được dâng lên tiến vua, giống bưởi này được nhân rộng sang các xã lân cận. Nhiều hộ gia đình đã vươn lên làm giàu nhờ mạnh dạn bảo tồn và phát triển giống bưởi quý.

Phát triển giống cây đặc sản

Có nguồn gốc từ làng Luận Văn, xã Thọ Xương (Thọ Xuân, Thanh Hóa), bưởi tiến Vua thường chín vào dịp Tết nguyên đán nên có giá trị kinh tế rất cao, đem lại thu nhập ổn định cho các hộ trồng bưởi trên địa bàn huyện.

cây bưởi tiến vua

Ông Lê Trí Nhạc (60 tuổi)  trồng 3 sào với gần 50 gốc bưởi, trong đó có hai chục cây tầm mười năm tuổi cho biết: “Giống bưởi quý này xưa kia được dâng lên tiến vua có mùi thơm và màu sắc rất đặc biệt khiến những ai có dịp nhìn thấy cũng không khỏi trầm trồ khen ngợi. Mỗi dịp lễ Tết hay mồng Một đầu tháng , nhiều người lại “săn” bưởi bày mâm ngũ quả nên năm nào bưởi cũng cháy hàng. Với giá 50.000 – 100.000 đồng/ quả mua tại vườn, dự tính năm nay gia đình thu gần 100 triệu đồng”.

Trong 3 năm đầu tiên, bưởi không cho trái, nếu có trái thì chủ vườn phải loại bỏ hết đi để dành chất dinh dưỡng nuôi cây. Đến năm thứ 4 thì quả bưởi mới đủ chất lượng. Mỗi cây bưởi tiến Vua cho khoảng 150 – 250 quả, có cây lên tới 400 quả thu về khoảng 3 triệu đồng/ gốc bưởi.

“Bưởi tiến Vua là giống bưởi quý nên rất cầu kì và khó tính khi chăm sóc cũng như điều kiện thổ nhưỡng. Bưởi sẽ phát triển tốt và sai quả nếu được trồng trên đất thịt nhẹ. Cần tưới nước và bón phân đều đặn như phân vi sinh, phân tổng hợp,… nhưng quan trọng nhất vẫn là phân chuồng. Thân cây rất hay bị sâu đục thân, sâu cuốn lá, sâu đục quả. Vì vậy, ngoài bón phân, đắp gốc, việc quan trọng là phải thường xuyên theo dõi, phát hiện và khắc phục sâu bệnh cho bưởi. Tầm tháng 3 đến tháng 7, nếu lơ là chăm sóc và phun thuốc trừ sâu thì phải chặt cả cây để sâu bệnh không phát tán sang các cây khác”, ông Nhạc chia sẻ.

Bệnh vàng lá Greening ở bưởi tiến Vua hiện vẫn chưa có thuốc phòng hay chữa bệnh. Nếu cây bưởi mắc phải loại bệnh này thì phải đốt hết các cây cũ và trồng lại từ đầu. Nhiều hộ dân ở Thọ Xuân đang áp dụng cách trồng xen cây ổi để xua rầy chống cánh. Những mầm mống bệnh sẽ bị cây ổi thu hút, từ đó cây bưởi có thể tránh khỏi căn bệnh mang tính hủy diệt, gây hại trên diện rộng này.

Bảo tồn giống bưởi quýỞ làng Luận Văn, xã Thọ Xương (Thọ Xuân, Thanh Hóa), gia đình ông Nguyễn Văn Khảm (77 tuổi) là hộ dân lưu giữ giống bưởi gốc Luận Văn, ngoài cung cấp trái cây bán ra thị trường dịp Tết, gia đình ông còn bán cây giống cho người dân khắp mọi miền có nhu cầu trồng giống bưởi quý này.Ông Khảm chia sẻ: “Từ đời ông cố của tôi, cách đây khoảng 140 năm, giống bưởi quý tiến vua này đã được trồng trong vườn. Vì là loại quả thơm ngon đặc biệt, có màu sắc khác thường nên gia đình tôi cố giữ lại đặc sản địa phương, giữ cái gốc mà ông cha để lại. Hai cây bưởi lớn trong vườn nhà tôi đã được đào mang ra lăng Bác  trồng, năm nào cũng sai trĩu quả”.“Những ngày đầu gia đình trồng cả mẫu đất nhưng cây chưa cho quả, phải trồng xen canh lạc, đậu để giữ lại giống bưởi quý hiếm vì lúc đó gia đình đang trồng cây trên đất thầu. Vì ba năm đầu chưa cho thu hoạch nên hợp tác xã cũng tạo điều kiện miễn sản, miễn thuế. Hiện nay, nhiều người biết đến giống bưởi quý này nên năm nào cũng không đủ lượng bưởi cung ứng ra thị trường”, ông Khảm chia sẻ.Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp huyện Thọ Xuân, toàn huyện có khoảng 500 hộ trồng bưởi Luận Văn với diện tích trên 50 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Thọ Xương, Xuân Bái và Xuân Lam.Vừa qua, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam đã về Luận Văn lấy mẫu đất ba tầng để thí nghiệm, làm rõ câu hỏi vì sao đất Luận Văn trồng bưởi thơm ngon hơn hẳn các nơi khác. Trước đó, Trung tâm Nuôi cấy mô Thanh Hóa đã tổ chức đợt tập huấn kỹ thuật trồng thâm canh, phòng chống tái nhiễm bệnh ở bưởi tiến Vua cho 300 hộ trồng bưởi ở Thọ Xuân. Đây là tiền đề quan trọng để huyện Thọ Xuân mở rộng và phát triển thành vùng chuyên canh giống bưởi quý tiến Vua.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

 

Trị sâu đục thân cây bưởi

Sâu đục thân bưởi thường đục cành nhỏ trên tán lá đục dần vào cành lớn đến thân và có loại đục vòng quanh gốc ăn lớp vỏ… Image result for sâu đục thân cây bưởi

sâu đục thân ở cây bưởi

Sâu đục thân bưởi thường đục cành nhỏ trên tán lá đục dần vào cành lớn đến thân và có loại đục vòng quanh gốc ăn lớp vỏ, ngăn cản quá trình vận chuyển lưu thông dinh dưỡng và chất hữu cơ làm cây bị rối loạn trao đổi chất, tán lá héo xanh, héo vàng và có thể làm cho cây bị chết.

Xin giới thiệu kinh nghiệm phòng, trị loại sâu đục thân hại bưởi.

Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali cho cây, tránh bón quá nhiều đạm hấp dẫn sâu đến phá hại.

Định kỳ 15-20 ngày trong các tháng mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, kiểm tra tán cây, gốc cây để phát hiện sớm khi sâu hại để có biện pháp phòng trừ thích hợp.

Thường xuyên vệ sinh, nhặt sạch cỏ dại quanh gốc cây ít nhất cách gốc 50cm để dễ dàng phát hiện sớm vết sâu cắn và mùn gỗ, phân sâu thải ra bên ngoài, có biện pháp tiêu diệt kịp thời.

Quét vôi quanh gốc cây định kỳ 1-2 tháng/lần, đoạn sát mặt đất cao 80-100cm, lớp vôi bám vào vỏ cây ngăn không cho sâu đục thân trưởng thành (một loại xén tóc) đến đẻ trứng vào lớp vỏ của gốc cây.

Buổi tối 19-21 giờ thắp bóng điện sáng ở giữa vườn, xén tóc có tính hướng quang sẽ bay đến, dùng vợt bắt đem giết hạn chế trứng đẻ.

Kinh nghiệm phát hiện và diệt sâu hại: Sâu non của sâu đục thân tuổi nhỏ đục những cành tăm trên tán làm héo ngọn cành. Sâu đục dần xuống cành to và thân thải phân qua các lỗ đục ra ngoài. Sâu non đục gốc mới hại nhìn thấy một lớp mùn gỗ nhỏ màu nâu trắng bám vòng quanh gốc cây, lấy tay gạt lớp mùn cưa này thấy vết sâu ăn lỗ chỗ vỏ cây. Sâu còn nhỏ thường ở tuổi 1-3, kích thước bằng chiếc kim đến cái tăm, dài 3-10mm màu trắng sữa đến đỏ nâu. Khi thấy cành to của cây hay toàn cây cằn cỗi, lá chuyển sang màu vàng là lúc sâu tuổi lớn 4-5, đục sâu vào cành lớn, thân cây hoặc vòng quanh gốc, phân rơi nhiều quanh vết sâu đục; sâu non đẫy sức gần bằng chiếc đũa ăn cơm, dài 50-100mm, màu vàng ngà, chuẩn bị hoá nhộng trong lỗ đục ở thân hoặc gốc cây.

Cách trị sâu: Khi phát hiện thấy sâu hại, bẻ cành tăm héo bắt sâu non. Dùng mũi dao, ngọn mây hoặc dây phanh lụa xe đạp luồn quanh vết sâu đục chọc chết sâu ở thân cành hay gốc cây. Có thể hoà thuốc trừ sâu loại có tác dụng tiếp xúc mạnh với nồng độ cao 5-10%, độ độc với người thấp như: Sokupi 0,36AS; Sherpa 25EC; Abamectin 36EC…cho vào bơm tiêm nhỏ tiêm vào lỗ sâu đục để diệt sâu.

 Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam