Thâm canh cây có múi theo VietGAP

Đó là mục tiêu chính được các đại biểu 6 tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ (từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên – Huế) tập trung thảo luận tại diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp về “Giải pháp nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng cây ăn quả có múi” do Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NN-PTNT Hà Tĩnh vừa tổ chức.

100% sản phẩm vùng tập trung đảm bảo an toàn

Hiện khu vực Bắc Trung Bộ đã phát triển được khoảng 16.279ha cây ăn quả có múi (cam, bưởi, quýt). Nếu so sánh với các vùng khác trong cả nước thì diện tích này không lớn, tuy nhiên những năm gần đây, khi thực hiện chương trình Nông thôn mới thì phong trào sản xuất cây ăn quả có múi tăng mạnh cả về quy mô diện tích, năng suất và hiệu quả kinh tế.

Theo Cục Trồng trọt, toàn vùng Bắc Trung Bộ đang có hơn 9.800ha cam phát triển tốt, tập trung chủ yếu ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Những năm gần đây diện tích cam trên cho năng suất, hiệu quả kinh tế khá cao, thương hiệu một số loại “đứng” được trên thị trường trong và ngoài vùng, thậm chí ở các thị trường “khó tính” như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Điển hình là cam Vinh, cam Vân Du, Sông Con (Nghệ An); cam Khe Mây, Thượng Lộc, cam bù Hương Sơn (Hà Tĩnh)…

Đối với cây bưởi, diện tích hiện có là 5.155ha (chiếm 20,6% so với diện tích toàn vùng phía Bắc và 8,6% so với cả nước). Tập trung nhiều ở Hà Tĩnh (khoảng 2.000ha); Thanh Hóa, Thừa Thiên – Huế (hơn 1.000ha/tỉnh) và Nghệ An (730ha). Có 2 thương hiệu bưởi nổi tiếng là Phúc Trạch (Hà Tĩnh) và Thanh Trà (Thừa Thiên – Huế). Còn cây quýt, hiện diện tích đạt khoảng 1.270ha; chủ yếu tập trung ở tỉnh Nghệ An với hơn 900ha.

Mặc dù nằm trong nhóm 15 loài cây trồng có diện tích và sản lượng lớn nhất trong sản xuất cây ăn quả của cả nước. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất hiện nay trong phát triển cây có múi khu vực Bắc Trung Bộ là sản xuất quy mô nhỏ lẻ, phân tán (bình quân phổ biến 0,2 – 0,6ha/vườn hộ) dẫn đến quy cách, mẫu mã, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều. Bên cạnh đó, tâm lý trồng cây ăn quả theo phong trào, tự phát; năng suất thấp, đầu ra bấp bênh nên không đảm bảo tính ổn định, bền vững.

Phó Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh cho biết, cam và bưởi là 2 cây trồng được tỉnh chọn chủ lực tập trung phát triển thời gian tới

Để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế các vùng đất đồi khu vực Bắc Trung Bộ, ngành NN-PTNT và các nhà khoa học đang khuyến khích các địa phương tập trung thâm canh, hướng tới mở rộng áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP). Đối với cây cam, quýt, sản xuất tập trung trên 70% diện tích gắn với ngành công nghiệp chế biến; 100% sản phẩm vùng tập trung đảm bảo ATTP. Riêng cây bưởi, chú trọng tại Hà Tĩnh và Thừa Thiên – Huế, trong đó diện tích sản xuất tập trung trên 70% và 100% sản phẩm vùng tập trung đảm bảo ATTP.

Thu 5 tỷ từ cam

Theo đánh giá của nhiều hộ dân, hiệu quả kinh tế từ cây ăn quả có múi cao hơn nhiều lần so với trồng cây lâm nghiệp và các cây trồng khác. Đặc biệt, ở khu vực Bắc Trung Bộ, diện tích đất đồi núi lớn, nghèo chất dinh dưỡng và thường xuyên phải đối mặt với thời tiết bất thuận thì việc phát triển cây ăn quả là một hướng đi đúng đắn. Vấn đề bà con quan tâm, lo lắng nhất hiện nay là giống và đầu ra sản phẩm.

Ông Đinh Văn Oánh (64 tuổi) ở xã Hương Đô, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) nói: “Bây giờ virus gây hại cam rất nhiều do đó để nông dân tiếp cận được nguồn giống tốt, đề nghị các ngành chức năng tiếp tục nghiên cứu, chọn tạo các giống cam mới; quản lý chặt chẽ hoạt động cung ứng giống tại các doanh nghiệp, đơn vị”.

Cũng theo ông Oánh, ngoài chất lượng giống thì cần khuyến khích, hỗ trợ người sản xuất tuân thủ quy trình VietGAP để nâng cao chất lượng trái cam.

Ông Oánh là một nông dân điển hình vùng đất Hà Tĩnh trong sản xuất đặc sản cam Khe Mây (huyện Hương Khê). Năm 1991 ông là người đem những cây cam chanh đầu tiên về trồng trên đất Hương Đô, đến nay diện tích tăng lên đạt 20ha; trong đó, 7ha cho thu hoạch; năng suất bình quân 15 – 20 tấn/ha; doanh thu năm 2017 ước đạt 5 tỷ đồng. Toàn bộ diện tích của ông đều áp dụng quy trình VietGAP.

“Đất Hương Khê là đất cát pha sỏi, cằn cỗi lại hứng nhiều đợt gió nồm, gió lào nên có vị rất riêng, hội tụ đủ 3 vị ngọt, chua, mặn. Với giá trị dinh dưỡng cao đó nên giá bán thường giao động từ 60.000 – 70.000đ/kg, cao hơn các vùng khác từ 20.000 -30.000đ/kg”, ông Đinh Văn Oánh nhấn mạnh.

Nông dân Hà Tĩnh giàu lên nhờ sản xuất cam

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Hà Tĩnh, cam và bưởi đang là 2 cây trồng được tỉnh xác định là cây chủ lực tập trung phát triển tại các huyện có diện tích đất đồi núi lớn như Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, Can Lộc, Kỳ Anh. Năm 2017, hơn 1.290ha kinh doanh bưởi Phúc Trạch cho năng suất 10,4 tấn/ha; doanh thu bình quân đạt 500 triệu đồng/ha. Còn cây cam, diện tích đang tăng nhanh theo từng năm, năm 2017 đạt hơn 5.000ha; sản lượng hơn 47.000 tấn; doanh thu bình quân 350 triệu đồng/ha.

“Để gia tăng hiệu quả kinh tế, thời gian tới Hà Tĩnh tiếp tục lồng ghép các chính sách phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM để hỗ trợ nông dân; đồng thời, xây dựng chuỗi giá trị từ cung ứng giống đến bao tiêu đầu ra cho bà con. Trong đó, quan tâm hàng đầu hoạt động xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm”, ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Tĩnh nói.

Hàng năm cơ sở Tuyết Hùng, TP Hà Tĩnh bao tiêu hàng trăm tấn cam, bưởi, quýt cho người dân toàn tỉnh Hà Tĩnh. Theo chị Tuyết, cơ sở của chị là địa điểm thu mua sản phẩm có truy xuất nguồn gốc, xuất xứ “độc nhất” ở TP Hà Tĩnh. Hơn chục năm qua, cơ sở đã đi tắt đón đầu, hỗ trợ, giúp đỡ người sản xuất trong việc tiêu thụ đầu ra, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà cầu sử dụng thực phẩm an toàn của người tiêu dùng ngày càng cao thì cơ sở Tuyết Hùng càng được chọn lựa hàng đầu.

Nguồn: Nongnghiep.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật trồng chanh Thái – chanh não người

Chanh Thái hay “chanh não người” là tên gọi chung của giống chanh Thái Lan. Một đặc điểm dễ nhận ra so với các loại chanh thông thường là chanh Thái có vỏ xù xì nhiều nếp nhăn giống bộ não của con người. Chanh Thái có mùi thơm rất đặc trưng rất thơm, ngon, mọng nước.

Ở Việt Nam, giống chanh lạ này được gọi là trúc, trồng nhiều ở vùng An Giang. Do kỹ thuật trồng cây đơn giản có thể chịu điều kiện khô hạn tốt, hình dáng quả chanh độc, lạ nên ngoài mục đích lấy quả, cây cũng được trồng làm cảnh tại nhà.

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY CHANH THÁI (Cây chúc – Kaffir Lime)

Cách chọn giống chanh Thái

Nhiều người thường chọn trồng chanh Thái bằng cách ghép mắt hay chiết cành thay vì gieo hạt. Tuy nhiên cần lưu ý khi lựa chọn giống phải sạch bệnh, cây ghép mắt chiều cao từ 50-70 cm, chiều cao gốc ghép 20 cm. đường kính bầu 15 cm.

Cây giống chanh Thái

Thời vụ trồng cây chanh Thái

Thời vụ trồng tốt nhất là vào mùa mưa để cây phát triển tốt và đỡ công tưới ban đầu. Đối với miền Bắc trồng vào 2 vụ chính vụ Xuân và vụ Thu. Miền Trung và miền Nam có thể trồng vào mùa Xuân, cuối mùa khô, đầu mùa mưa.

Đất trồng cây chanh Thái

  • Đất trồng cây chanh thái tốt nhất phải có tính acid nhẹ, độ pH đất nằm trong khoảng 5.5 đến 6.0 (7.0 là pH trung tính). Hiện tượng vàng lá của cây cũng có thể là vấn đề của pH đất (thường có pH trên 7.5)
  • Đất có khả năng thoát nước tốt sẽ giúp cho cây chanh Thái phát triển mạnh ở bộ rễ, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của cây giúp cây luôn khỏe mạnh. Đất thịt pha cát, nhiều mùn rất thích hợp chp cây chanh thái phát triển
  • Tùy vào nơi trồng cây (trồng trong chậu hay trồng xuống đất) mà công thức đất trồng sẽ khác nhau, việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng của cây.

Kỹ thuật trồng cây chanh Thái

Nếu trồng cây trong chậu:

(Đối với các hộ gia đình ở thành phố không có nhiều không gian trồng và cũng như thuận lợi cho việc di dời sau này nếu cần) Chậu cần có kích thước tối thiểu là rộng 50cm và cao 40cm để phù hợp cho sự phát triển của bộ rễ vì chanh Thái là cây rễ cọc

Công thức phối trộn:(tính theo trọng lượng)

  • Phân trùn quế: 2.5 phần (có thể thay thế bằng đất Compost)
  • Cát: 1.5 phần
  • Xơ dừa: 0.5 phần
  • Vỏ trấu: 0.5 phần (có thể dùng vỏ đậu phộng hay vỏ cà phê thay thế)

Nếu trồng xuống đất vườn:

Đào lỗ có đường kính gấp 3 lần đường kính bầu đất của cây, sâu xuống 90% chiều cao bầu đất.

Công thức phối trộn: (tính theo thể tích của hố đào định trồng cây)

  • Lấy 1/4 đất vừa đào lên
  • 2 phần phân trùn (lượng phân trùn gấp đôi lượng đất vườn sử dụng)
  • 1 phần cát (nếu trồng trên nền đất cát bạn có thể bỏ qua thành phần này)
  • 1 phần vỏ trấu (bạn có thể dùng vỏ đậu phộng hay vỏ cà phê để thay thế)

Kỹ thuật chăm sóc

Tưới nước

Cây chanh Thái cần được tưới nước sâu & duy trì lớp đất bề mặt khô, lớp đất bên dưới ẩm nhẹ. Tần suất tưới luôn được thay đổi theo độ xốp của đất, kích thước của cây, nhiệt độ môi trường và các điều kiện trồng khác nhau.

Cây non mới trồng cần được tưới thường xuyên hơn, 2-3 ngày/lần, khi cây được 3-4 tháng tuổi thì có thể tưới đẫm 1 tuần/lần

Cắt tỉa

Cắt tỉa cành đúng cách giúp cây phát triển tốt, cành khỏe, tán lá đẹp, hạn chế sâu bệnh
Cắt các cành quá gần nhau, chèn ánh sáng của nhau.

Cắt các cành bị nấm, sâu bênh để hạn chế lây sang vùng khác trên cây

Cắt bỏ các cành mọc vượt từ gốc, mọc hướng vào trong hay các vị trí khác với hướng bạn định điều chỉnh cây phát triển.

Khi dùng lá, bạn có thể cắt luôn cành để lấy lá vì cành mới có thể mọc cách cành cũ 2 đốt gai.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây chanh Thái

Trồng chanh Thái thường gặp các loại sâu vẽ bùa, rầy mềm, nhện đỏ hay bệnh ghẻ… Những loại sâu này thường gây hại vào giai đoạn ra lá non. Phòng trừ bằng cách bắt hoặc phun thuốc bảo vệ thực vật

Thu hoạch bảo quản

Cây chanh Thái từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 3 -4 tháng, tùy theo giống, tuổi cây, tình trạng sinh trưởng…, nên thu hoạch vào lúc trời mát, không nên thu quả sau cơn mưa hoặc có sương mù nhiều vì quả dễ bị ẩm thối khi tồn trữ.

Sau khi thu hoạch để chanh ở khu vực thoáng mát, cách mặt sàn 10-15cm. Có thể dùng các loại hóa chất bảo quản để chanh được tươi lâu.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Trồng cây ăn quả có múi ở Hưng Yên thu 100 tỷ đồng/năm

Từ năm 2015 đến nay các nhà nông xã Đồng Thanh luôn có nguồn thu ổn định 100 tỷ đồng/năm từ cây có múi.
Xã Đồng Thanh được coi là “mỏ” cây ăn quả có múi mới nổi của huyện Kim Động, Hưng Yên. Hiện địa phương có 205ha cây có múi đang ở thời kỳ khai thác kinh doanh. Sản lượng quả thu hoạch mỗi năm ước đạt 6.000 tấn, trong đó có 3.200 tấn cam đường, 1.800 tấn cam Vinh, hơn 300 tấn bưởi Diễn. Tổng giá trị sản lượng thu được khoảng 100 tỷ đồng/năm, lợi nhuận đạt 70 – 80 tỷ đồng.

Cam trồng trên đất chuyển đổi ở Đồng Thanh

Các cơ sở thôn thường xuyên thu được sản lượng quả có múi lớn là Thanh Sầm và Bùi Xá. Trung bình mỗi hộ dân ở đây thu được 2 – 3 tấn quả có múi. Nhiều gia đình thu từ 10 – 15 tấn. Một số hộ thuê nhượng được thêm đất trồng cam ở các huyện miền núi tỉnh Hòa Bình có thu trên 100 tấn quả.
Anh Lê Văn Phú là một trong số chủ hộ ở xã Đồng Thanh trồng cây múi từ năm 2000 đến nay. Ban đầu gia đình anh chỉ trồng thử nghiệm 1 – 2 sào cam Vinh. Sau khi thấy cây cam phù hợp với đồng đất địa phương, hiệu quả thu nhập đạt gấp 5 – 6 lần so với cấy lúa cùng diện tích, anh Phú đã quyết định chuyển đổi toàn bộ hơn 1 mẫu đất chuyên lúa sang trồng các cây có múi (cam Vinh, cam Canh, bưởi Diễn).
Toàn bộ tiền lãi thu được hàng năm anh Phú đều dành cho thuê nhượng đất canh tác để mở rộng diện tích trồng cây có múi. Kết quả sau 17 năm chuyên cần SX, anh Phú có được gần 1,5ha cam, bưởi ở quê nhà và 2,5ha cam Canh tại huyện Tân Lạc, Hòa Bình. Tổng giá trị lợi nhuận năm 2016 thu được gần 2 tỷ đồng. Dự kiến năm 2017 gia đình anh Phú sẽ có thu hoạch trên 100 tấn cam Canh, 35 tấn cam Vinh và 18.000 quả bưởi Diễn, ước doanh thu 3,5 tỷ đồng, lợi nhuận 2,3 tỷ.
Biết gia đình anh Phú trồng cây có múi thu được lợi nhuận cao, ngay từ năm 2010 các hộ dân ở xã Đồng Thanh đã đua nhau chuyển đổi đất lúa sang trồng cây ăn quả các loại. Các thôn Bùi Xá và Thanh Sầm, đến hết tháng 9/2017 đã chuyển đổi được lần lượt là 87% và 73% diện tích đất chuyên lúa sang trồng cây có múi. Các thôn khác cũng đang dấy lên phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng năng suất, chất lượng, gia tăng giá trị. Hiệu quả thu được đều cao gấp 4 – 6 lần so với cấy lúa cùng chân ruộng.
Ông Nguyễn Văn Bắc, trưởng thôn Bùi Xá cho biết, hầu hết nhà nông ở đây chỉ giữ lại một ít diện tích cấy lúa lấy gạo đủ ăn cho gia đình trong năm, còn lại đều chuyển đổi sang trồng cây ăn quả hoặc rau các loại.

Nông dân chăm sóc cam

Ông Bắc so sánh, cam Vinh là cây dễ cho quả nhất, chỉ sau 3 năm trồng, chăm sóc tốt sẽ cho thu 1,2 – 1,4 tấn quả/sào, với giá bán buôn tại vườn hiện nay 25.000 đồng/kg, thì 1 sào cam Vinh đã cho thu hoạch 30 – 35 triệu đồng, trừ hết mọi khoản chi phí đầu tư (khoảng 3 – 4 triệu đồng), lãi thuần vẫn đạt trên 30 triệu đồng/sào canh tác, cao gấp 6 lần cấy lúa. Đây chính là đòn bẩy thúc đẩy các gia đình chuyển đổi mạnh mẽ sang trồng các cây có múi.
Cũng theo ông Bắc, để các cánh đồng quả cho thu nhập bền vững, nhà nông cần tránh lạm dụng phân bón hoá học và hoá chất BVTV. Gia tăng phân bón hữu cơ hoai mục, phân hữu cơ vi sinh. Phòng trừ kịp thời các đối tượng dịch hại đặc biệt là rầy chổng cánh (môi giới truyền bệnh vàng lá gân xanh). Khai thác lượng quả hợp lý tuỳ khả năng sinh trưởng của từng cây…
Qua tìm hiểu thực tế chúng tôi thấy, phong trào trồng cây có múi ở xã Đồng Thanh đã góp phần đẩy lùi căn bản các loại cam Trung Quốc chất lượng thấp, chưa kiểm soát dịch bệnh, nhập vào thị trường Hưng Yên qua đường tiểu ngạch.

Nguồn : Nông nghiệp VN, được kiểm duyệt bới Farmtech Vietnam

Chanh không hạt – cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao

Chanh không hạt là gì?

Chanh không hạt là một trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, mang lại hiệu quả tối ưu cho bà con nông dân, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu.

Chanh không hạt

Chanh không hạt có thể cho trái quanh năm, cho năng suất 150- 200/kg/năm/cây. Cây còn có sức chống chịu sâu bệnh rất mạnh, và không dễ bị nhiễm bệnh như nhiều loài cây có múi khác. Cây có thể trồng trên đất bờ cao, đất đồi sâu từ 60-80 cm, đất đồng bằng trồng trên ruộng đào sâu khoảng 30-40 cm.

Đặc điểm của giống chanh không hạt

  • Cây giống được nhân giống vô tính, với đặc tính của nhân giống vô tính cây con luôn mang tất cả các đặc tính tốt nhất của cây mẹ nhằm giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng ổn định, cây nhanh ra trái.
  • Cây giống nhân giống vô tính cho cây giống khỏe, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, chịu úng chịu hạn cao.
  • Cây giống có chiều cao từ 30-50cm.

Sức sống mãnh liệt của chanh không hạt

  • Trong quá trình trồng, chăm sóc cây chanh không hạt này không khó, lại ít sâu bệnh. Cây chanh không hạt ghép trồng khoảng 2 năm có thể cho thu chừng 40 kg trái/cây, trên 3 năm tuổi có thể thu hơn 100 kg trái/cây, trái tốt tròn đều, chùm nhiều trái bằng nhau, không bị bọ xít đục trái và ghẻ trái, thu hoạch xong bảo quản trong điều kiện bình thường được lâu và vỏ trái vẫn còn màu xanh sáng.
  • Về chất lượng, chanh không hạt được nhiều người ưa chuộng và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị do chanh có vỏ mỏng, nước quả ít chua hơn và không có vị đắng như chanh ta.

Ưu điểm nổi bật của chanh không hạt

  • Cho trái quanh năm, nên còn gọi là chanh tứ quý, có thể cho năng suất quả 150 – 200 kg/năm/cây.
  • Cây còn có sức kháng bệnh rất mạnh, nhất là không thấy bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh như các loại cây có múi khác.
  • Ngoài công dụng làm nước giải khát, trong ngành công nghiệp chanh còn được dùng làm hương liệu chế biến thực phẩm và hàng tiêu dùng.
  • Cây chanh không hạt có thể mọc cao đến 6m, thân cây không có gai, có tán lá tròn, trái chùm, không có hạt.
  • Cây chanh có sức sống rất tốt, ưa các loại phân chuồng và hầu như chỉ gặp một vài loại bệnh thông thường như: sâu vẽ bùa, nhện đỏ…

 

Bệnh nhện đỏ ở cây chanh không hạt

  • Có thể trồng xen canh với hồ tiêu sử dụng trụ sống là cây trôm, vì là những loại cây háo nước nên khi trồng xen chúng với nhau, có thể tận dụng nguồn nước tưới, phân bón nên giảm thiểu lượng nước và phân bón bị thất thoát. Cây trôm sau 3-4 năm còn cho khai thác mủ trôm dùng để sản xuất nước giải khát, mỹ phẩm làm đẹp…

Như vậy, chọn một hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao cần biết khai thác và tận dụng tối đa việc trồng xen kẽ các loại cây để nâng cao hiệu quả sử dụng trên cùng một mảnh đất. Đồng thời, cần có một phương pháp chăm sóc và xử lý hiệu quả để phát huy khả năng của cây trồng.

Tổng hợp từ Farmtech Viet Nam.

Chanh yên khổng lồ

Chanh yên là một loại chanh nhưng kích thước lại to hơn quả bưởi. Chanh có nguồn gốc từ Myanmar và được du nhập vào Việt Nam trong vài năm trở lại đây.

Loại chanh khổng lồ không hạt này là loại chanh đặc biệt. Nó đặc biệt ở chỗ không chỉ nó rất thơm, ngon mà còn trọng lượng của nó. Mỗi quả thường nặng 3-4kg, có quả kỷ lục 7kg. Ngoài chức năng là lấy nước chanh thì vỏ của nó rất tốt cho sức khỏe, có thể ăn tươi, chế biến thành mứt hay ngâm mật ong để chữa bệnh tiêu hóa, hô hấp…

Chanh yên không có gai nên rất dễ dàng chăm sóc, thu hái; khi chín quả vàng rất đẹp nên có thể dùng để chưng tết.

Anh Bùi Văn Sang, chủ nhân vườn hoa Mười Lời ở P.4 (Đà Lạt, Lâm Đồng) là người đã trồng và đưa loại chanh này ra mắt thị trường hoa quả chơi tết năm 2015. Anh cho biết năm nào loại trái cây đặc biệt này cũng đắt hàng. Khách hàng luôn dặn đặt từ trước tết rất lâu cũng không mua được vì trái rất hiếm. Vườn anh có khoảng 20 gốc chanh yên như vậy, mỗi cây cho trung bình 20 – 30 trái. Thân cây nhỏ yếu nên chỉ cao khoảng 2m, nhưng trái thì thuộc hàng “khủng” bởi trái nhỏ nhất cũng đã trên 2kg

Anh Bùi Văn Sang bên cây chanh Yên khổng lồ

Chanh yên phát triển rất tốt trên vùng đất cao nguyên và cho trái quanh năm, riêng vụ tết cây cho quả nhiều hơn. Những cây có trái trên 5kg thường phải chống đỡ thêm bằng cây gỗ bởi trái quá nặng. Chanh yên thường được chưng trong ngày tết để lấy lộc. Quả to, hiếm như của anh Sang được bán với giá cao (giá đặt trước tết trên 3 tháng đã là 300.000đ/kg đối với 1 quả chanh 2kg).

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật trồng chanh ngón tay đắt nhất thế giới

Chanh ngón tay có nguồn gốc từ Úc. Nhờ hình dáng kỳ lạ và mùi vị thơm, chanh ngón tay trở thành loại chanh đắt nhất thế giới với giá ít nhất 280 USD/kg, đắt gấp 100 lần so với quả chanh thường.

Chanh ngón tay có đặc điểm khác biệt so với những giống cam chanh khác, chẳng hạn như lá và hoa rất nhỏ nhìn như ngón tay người, tép chanh lại tròn giống như trứng cá tầm với đủ các màu từ xanh, vàng, đỏ, hồng, tím,… Mùi hương của loại chanh được mô tả là rất đặc biệt, tép chanh tròn, mọng nước, vị chua ngọt không hề giống các loại chanh của Việt Nam.

Cây chanh ngón tay có nhiều gai, lá nhỏ, kháng sâu bệnh tốt nên kỹ thuật trồng cây và chăm sóc không phải quá khó chỉ hơi phức tạp ở khâu mua chọn giống và cách ngâm ủ hạt sao cho đúng cách.

KỸ THUẬT TRỒNG CHANH NGÓN TAY

Nhiệt độ

Chanh ngón tay sinh trưởng và phát triển rất tốt ở Thái Lan, về Việt Nam trồng cũng khá ổn vì khí hậu hai nước khá tương đồng. Ngoài ra, Giống chanh ngón tay nhập về Việt Nam có chiều cao 25- 30cm, bắt đầu có nụ. Loại cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt khi trồng trong chậu cảnh hoặc ở sân vườn với nhiệt độ thích hợp là 20 đến 25 độ C.

Thời vụ

Cây chanh có thể trồng gần như quanh năm, nhưng nếu trồng vào mùa mưa cần chú ý thoát nước cho cây vì nếu mưa nhiều thì đất sẽ bị lèn làm cho cây chết vì nghẹt rễ.

Ươm Hạt

Trước khi trồng cây chanh ngón tay cần phải ngâm hạt vào nước ấm từ 6-12 tiếng để làm vỏ hạt mềm. Sau đó bạn cần làm ẩm và trộn đều đất ươm rồi mới cho vào khay ươm hạt.

Kỹ thuật trồng cây chanh ngón tay

Kỹ thuật trồng cây chanh ngón tay bằng cách gieo hạt hoặc chiết ghép. Tuy nhiên tỷ lệ nảy mầm thấp, cây cũng phải 3-4 năm mới cho trái. Còn trồng bằng cây chiết ghép thì chỉ hơn 1 năm cây đã bắt đầu bói quả.

Với phương pháp gieo hạt bạn gieo với khoảng cách 5cm/hạt. Khi trồng cần vùi 1 lớp đất mỏng lên trên và đậy nắp lại nên để khay nơi bóng mát, tránh ánh sáng trược tiếp. Hố trồng cũng cần đào với kích thước 60x60x60 cm hoặc 80x80x80 cm. Sau đó trộn đều các loại phân, vôi bột, một ít đất mặt cho xuống đáy hố. Sau đó lấp đất dày khoảng 20cm và đóng cọc để cây có độ chắc chắn.

Bón phân

Để cho cây sinh trưởng và phát triển tốt bạn cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng bằng cách bón lót từ 20 đến 25kg phân chuồng hoai + 1 đến 2kg supe lân + 100g ure + 100g kali hoặc 2kg phân NPK (5 – 10 – 3 – 8)/hố, dùng cuốc trộn đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố. Bón phân trước khi trồng từ 30 ngày trở ra.

Tạo quả trái vụ

Việc tạo quả trái vụ tương đối khó khăn và mất nhiều thời gian nhưng cũng không thể không làm được. Bạn hãy ngưng tưới nước, tưới phân, hạn chế nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây khoảng 3 – 4 tuần, sau đó bón phân và tưới nước trở lại, cây sẽ cảm ứng và cho hoa quả sớm hơn thường lệ.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kiếm tiền triệu nhờ xuất khẩu lá chanh

Xuất khẩu cả chục tấn lá chanh sang thị trường châu Âu thu về cả triệu USD. Nhiều vùng, lá chanh vốn chỉ để làm gia vị gà luộc nay thành hàng hót, giá cả trăm ngàn/kg. 

Chanh là loại cây dễ trồng, dễ ra hoa, đậu quả, ít sâu bệnh và thích nghi với nhiều loại đất, có đầu ra ổn định. Cây trồng sau một năm sẽ cho thu hoạch, chăm sóc tốt sẽ cho thu gần chục năm. Sau nhiều năm kinh tế phát triển, hòa nhập với thị trường thế giới thì ngoài ăn kèm với gà luộc, lá chanh còn được sử dụng rộng rãi trong nhiều món ăn khác ở phương Tây.

Hiện nay, ngoài xã Thanh Xá, Thanh Xuân, tỉnh Hải Dương trồng chanh lấy lá kết hợp lấy quả để bán cho thương lái có giá khá cao thì nhiều vùng khác ở miền Nam như khu vực Vĩnh Bắc, Vĩnh Thành, Chợ Lách, Bến Tre lại phát triển trồng chanh chuyên lấy lá để xuất khẩu sang châu Âu với mức giá thấp hơn.

Chanh được trồng ở miền bắc là chanh ta, kết hợp lấy quả

Lá chanh miền Bắc thơm hơn, giá cao hơn nhưng cho ít lá

Chanh được trồng ở miền Nam là chanh lá số 8 chuyên lấy lá, cho năng suất cao

Loại chanh này lá hình số tám, sức sống rất mạnh, hầu như trồng chỉ để ăn lá, vì trái rất ít lại khô. Tuy nhiên, giá trị kinh tế từ lá mang lại rất cao.

Lá chanh xuất sang thị trường châu Âu có 2 dạng, dạng gia vị được đóng gói chung với sản phẩm riềng, ớt hiểm và sả cây, tạo nên hương vị hoàn chỉnh của món lẩu Thái. So với hàng Thái Lan, gia vị nấu lẩu Thái của Việt Nam thơm và đậm đà hơn rất nhiều. Còn dạng thông thường thì chỉ bao gói lá chanh thành những túi nhỏ và được cấp đông hoàn toàn.

Nếu khu vực phía Nam lá chanh đã đi Tây cả chục năm thì phía Bắc, lá chanh vẫn chủ yếu là gia vị. Hiện, ngoài các chợ đầu mối, chợ Long Biên là đầu mối bán lá chanh 24/24. Tuy nhiên, chanh, tại thị trường phía Bắc gần như 100% là lá chanh ta, tận dụng mùa chanh chưa ra quả để hái. Tuy nhiên, giá lá khá cao, có thời điểm lên tới 100.000-120.000 đồng/kg.

Một đầu mối thu mua tại khu vực Vĩnh Bắc, Vĩnh Thành, Chợ Lách, Bến Tre nói thêm, trước lá chanh dao động từ 15.000-16.000 đồng/kg. Năm nay, giá lá chanh đắt hơn, tầm 22.000-24.000 đồng/kg. Tuy nhiên, trước đây, lượng lá chanh ta nhiều, giờ, người dân chủ yếu trồng chanh Thái (lá hình số 8)

Nếu khu vực phía Nam lá chanh đã đi Tây cả chục năm thì phía Bắc, lá chanh vẫn chủ yếu là gia vị. Hiện, ngoài các chợ đầu mối, chợ Long Biên là đầu mối bán lá chanh 24/24. Tuy nhiên, chanh, tại thị trường phía Bắc gần như 100% là lá chanh ta, tận dụng mùa chanh chưa ra quả để hái. Tuy nhiên, giá lá khá cao, có thời điểm lên tới 100.000-120.000 đồng/kg.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

 

Kỹ thuật trồng cây Chanh Đỏ

Chanh đỏ là giống cây chanh có quả vỏ đỏ ruột vàng. Giống cây chanh đỏ bắt mắt này còn có tên gọi là Red Lime hay Blood Lime được ưa chuộng bởi cây dễ thích nghi và cho năng suất cao hơn giống thường. Đây là giống cây được lai giữa chanh ngón tay đỏ ( có tên là red finger lime) có nguồn gốc từ Úc và một loại quýt lai. Quả chanh đỏ được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng tìm mua bởi nó có bề ngoài rất bắt mắt và hương vị thơm ngon. Quả chanh có ruột màu vàng đỏ, vỏ đỏ, quả nhỏ và dài hơn so với các giống chanh thường. Chanh có vị ngọt, mùi thơm như mùi quýt, thích hợp dùng làm thành phần của các loại mứt, rượu và các đồ uống khác. Cây giống chanh đỏ: cao 40 – 50 cm, đường kính thân: 1,5cm. Thời gian ra hoa và đậu quả: 10 – 12 tháng sau khi trồng.

Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Cây ghép mắt chiều cao mắt ghép từ 50-70 cm, chiều cao gốc ghép 20 cm. đường kính bầu 15 cm. Cây giống khỏe mạnh không sâu bệnh
Cây chanh đỏ

Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Thời vụ trồng tốt nhất là vào mùa mưa để cây phát triển tốt và đỡ công tưới ban đầu – Miền Bắc trồng vào 2 vụ chính vụ xuân và vụ thu. – Miền Trung và miền Nam có thể trồng vào mùa xuân, cuối mùa khô, đầu mùa mưa. Khi trồng thuần chanh thì cây cách cây là 2,5 x2,5m, khi trồng xen canh với các cây rau màu thường là 3,5m x 3-4m. Như vậy khi trồng thuần thì mật độ là 1.600 cây/ha. Trồng xen mật độ là 900 cây/ha. Nếu vùng đất thấp phải có đê bao khép kín, có hệ thống thủy lợi tưới tiêu hoàn chỉnh, đắp mô cao 0,5-0,6m, rộng 0,8-1m. Nếu vùng đất cao mặt đất bằng phẳng đắp mô cao 0,3-0,8m, rộng 0,8-1m.

Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Chanh có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là đất thịt tơi xốp và nhiều mùn. Độ pH thích hợp từ 5 – 8, chanh không chịu úng nước và mặn do đó cần đào kênh hoặc lên luống cao để thoát nước. Hố được đào trước trồng 1-2 tháng, Kích thước hố trồng 0,6 x 0,6 x 0,6m với vùng đất thấp hố đào sâu 30-40cm, đất đồi đào sâu 60-80cm.

Phân Bón Lót:

Bón lót phân chuống vào hố trước : Phân chuồng hoai mục: 20-30 kg; phân lân 0,5 kg; kali 0,1kg; vôi bột 1 – 1,5 kg.Trộn đều lượng phân với đất, dùng cuốc phá thành hố sau đó rải vôi lên mặt hố và lấp đất mỏng. Tiếp đó bơm nước vào đầy hố, khoảng 10-15 ngày sau là trồng được.

Kỹ Thuật Trồng Cây Chanh Đỏ:

Hố phải đào trước khi trồng khoảng 1 tháng, Trộn đều toàn bộ lượng phân ở trên với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 15 – 20 cm. Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất cho chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây chết cây. Sau đó dùng mùn rác, cỏ khô phủ kín gốc rồi tưới đẫm nước cho cây tối thiểu 1lần/1ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới (đặc biệt chú ý trong 30 ngày đầu tiên sau trồng).
Cây chanh đỏ

 Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Chanh Đỏ:

Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:
Hạn chế cành vượt, loại bỏ những cành già cỗi sâu bệnh, giúp cây thông tháng, có dáng đẹp, tăng khả năng quang hợp và cây phát triển cân đối đủ sức mang trái. Vào thời kỳ bón thúc cho cây nên cho thêm đất mới vào tán cây dầy 2-3cm cùng kết hợp việc bán phân hữu cơ hoai hay phân hóa học.
Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Chanh Đỏ:
Bón phân thúc: Thay đổi tùy theo tính chất đất, năng suất…
Bón 20-30 kg phân chuồng + 1- 2 kg tro/hốc/ năm (bón 1-2 lần/năm). Riêng phân hóa học được sử dụng bình quân như sau (cho mỗi cây):
Năm thứ nhất: 0,5-1,0kg sulfat đạm (nếu dùng urê bón 0,25-0,5kg) + 0,3-0,5kg NPK (16-16-8)
Năm thứ hai: 1,0-2,0kg sulfat đạm (nếu dùng urê bón 0,5-1,0kg) + 0,3-0,5kg NPK (16-16-8).
Năm thứ ba trở đi: 2,0-2,4kg sulfat đạm (nếu dùng urê bón 1,0-1,2kg) + 0,5kg NPK (16-16-8) + 1 kg vôi. Do thu quả rải rác nên chia phân ra bón từ 4 – 5 lần/ năm.

Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Chanh Đỏ:

Sâu vẽ bùa: Gây hại thường xuy ên vào giai đo ạn ra lá non, dùng thu ốc có tính nội hấp như: Sevin 80WP, Padan 95SP, Cymbush, Lannate …

Rầy chổng cánh: Là đ ối tượng trung gian truyền bệnh vàng lá Greening, sử dụng thu ốc Applaud MIPC 25%, BTN, Admire 50ND, Bassan 50ND, Trebon 10ND …

Rầy mềm: Chích hút nhựa trên chồi non hay mặt dưới lá non sử dụng thuốc: Bassan 50ND, Supracide 40EC, Polytrin 40EC, Trebon 10ND…

Nhện đỏ : Ấu trùng và thành trùng đều gây hại s ử dụng thuốc: Confidor, Kelthane, Danitol…

Bệnh loét, ghẻ: B ệnh gây hại nặng v ào mùa mưa, sử dụng thuốc gốc đồng để phòng trị như: Copper Zin, Copper B, Zineb 80 BHN, Kasuran, Bordeux…

Bệnh thối gốc – chảy nhựa: Bệnh gây hại nhiều ở thân rễ, sử d ụng thuốc để phòng trị như: Captan 75 BHN, aliett 80 BHN, Copper Zine…

Bệnh vàng lá gân xanh : Để hạn chế bệnh nên trồng xen ổi với mật độ 2 hàng cam 1 hàng ổi.

Chanh đỏ

Thu Hoạch và Bảo Quản:

Cây Chanh từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 3 -4 tháng, tùy theo giống, tuổi cây, tình trạng sinh trưởng…,nên thu hoạch vào lúc tr ời mát, không nên thu quả sau cơn mưa hoặc có sương mù nhiều vì quả dễ bị ẩm thối khi tồn trữ. Sau khi thu hoạch để chanh ở khu vực thoáng mát, cách mặt sàn 10-15cm. Có thể dùng các loại hóa chất bảo quản để chanh được tươi lâu.
Nguồn: đã kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam.

Xử lý chanh ra hoa rải vụ

Giải pháp SX trái cây rải vụ (nghịch vụ) để bán được giá giúp nhà vườn ở ĐBSCL thu về một khoản lợi nhuận rất cao.

Xử lý chanh ra hoa rải vụTrồng chanh xử lý cho ra hoa rải rụ sẽ “hốt bạc”

Điển hình là gia đình gia đình anh Nguyễn Hoàng Vũ, ấp Tân An, xã Tân Hội, TP Vĩnh Long (Vĩnh Long). Nhờ xử lý cho cây chanh ra hoa rải vụ, năm 2014, trên diện tích 3.000 m2 anh Vũ đã thu hoạch 9 tấn chanh với giá bán 12.000 đ/kg cho thu nhập 108.000.000 đ.

Anh Vũ chia sẻ: “Mùa mưa giá chanh thường rất rẻ, thậm chí không đủ chi phí thu hoạch nên người trồng có khuynh hướng điều khiển cho cây ra hoa nghịch vụ để thu hoạch trong mùa khô, nhất là dịp tết sẽ bán được giá. Việc xử lý ra hoa là yêu cầu kỹ thuật rất quan trọng đối với người trồng chanh”.

Nhờ áp dụng thành công kỹ thuật xử lý ra hoa nghịch vụ trên cây chanh 5 năm tuổi, anh Vũ từ khó khăn vươn lên khá giàu.

Anh Vũ cho biết cách thực hiện như sau: Đầu tiên, sau khi thu hoạch tháng 7 – 8 âm lịch khoảng 15 ngày (áp dụng cho cây 5 năm tuổi), cung cấp dinh dưỡng cho cây phục hồi bằng cách: Bón gốc cho cây 1 – 2 kg NPK 20-20-15; 10 kg phân hữu cơ hoai mục trộn với 20 gram nấm Trichoderma. Tiến hành cắt tỉa các đoạn cành đã mang trái, cành già cỗi, sâu bệnh… Quét vôi hay Bordeaux lên thân, cành phòng ngừa nấm; đồng thời kết hợp phun thuốc trừ sâu 2 lần (7 ngày/lần) giúp cây phát triển tốt chuẩn bị sức ra hoa.

Để có được kết quả như hôm nay, anh Vũ cho biết không chỉ áp dụng đúng kỹ thuật, bán được giá cao mà còn phải có tính cần cù chịu khó ham học hỏi.

Khoảng thời gian 1,5 tháng sau khi cây ra đọt non bón 0,5 kg DAP + 0,5 kg kali. Phun F.Bo 2 lần (7 ngày/lần) phun ướt đều 2 mặt lá. Khi lá đủ già (khoảng 3 tháng) bắt đầu xiết nước 1 – 2 tuần tùy theo thời tiết.

Quan sát lá chanh héo (lá gần như cuốn lại) thì bắt đầu tưới đẫm cho ướt đều 3 ngày liên tục. Sử dụng chế phẩm C.A.T + F. Bo xịt ướt đều 2 mặt lá ( 5 ngày 1 lần). Sau đó, hoa nở nhanh và nhiều. Cũng như các loại cây có múi khác, khi xử lý ra hoa nghịch vụ, cây chanh cũng bị một số loại dịch hại tấn công do phải phòng trị kịp thời để bảo vệ tốt năng suất và chất lượng trái.

Ngoài biện pháp xử lý ra hoa bằng cách xiết nước anh Vũ còn áp dụng xử lý hóa chất Thioure làm rụng lá nồng độ 0,5%, 0,3% kết hợp với ure nồng độ 4,6%.

Trên đây là cách làm giàu của anh Vũ các nhà vườn có thể nghiên cứu và áp dụng biện pháp xử lý chanh cho ra hoa nghịch vụ để tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình, đồng thời cũng phục vụ tốt nhu cầu tiêu thụ của thị trường.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kỹ thuật trồng chanh không hạt sai trĩu cành quanh năm

Chanh không hạt là loại cây ăn trái thích nghi rộng rãi ở nước ta. Trong chanh có nhiều thành phần phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của con người đặc biệt nhất là hàm lượng vitamin C rất cao.

Chanh không hạt được nhập từ bang California (Mỹ) vào nước ta trong khoảng 10 năm nay. Cây có thể mọc cao đến 6m, thân cây không có gai, có tán lá tròn, trái chùm, không có hạt (hoặc chỉ có vài hạt).

Chanh không hạt

Ưu điểm nổi bật của Chanh không hạt là cho trái quanh năm, có thể cho năng suất quả 150 – 200 kg/năm/cây. Cây còn có sức kháng bệnh rất mạnh, nhất là không thấy bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh như các loại cây có múi khác. Tuy nhiên khi nói tới kỹ thuật trồng cây Chanh không hạt thì không phải ai cũng biết quy trình trồng thế nào cho đúng để cây cho hoa và quả nhiều quanh năm. Dưới đây là các bước hướng dẫn kỹ thuật trồng Chanh không hạt chuẩn nhất.

Đất trồng

Chanh không hạt có khả năng thích nghi rộng với môi trường sống nên việc chọn đất trồng cây Chanh cũng không phải là yêu cầu quá khó. Chanh không hạt thích hợp với mọi loại đất chỉ cần đất không bị ngập úng và có nước tưới vào mùa khô là đủ. Nhưng để cây Chanh phát triển tối ưu nhất thì nền đất tốt cũng là vấn đề được ưu tiên hơn. Do đó, đất phù hợp nhất là đất thịt tơi xốp, có nhiều mùn. Cần có biện pháp chống úng và chống hạn cho cây ngay từ lúc này.

Kỹ thuật trồng cây chanh không hạt

Kỹ thuật trồng cây Chanh không hạt có thể trồng quanh năm, đặc biệt là vụ Đông Xuân trồng vào tháng 2 – 3, vụ Thu Đông trồng từ tháng 8 – 10.

Trước khi tiến hành kỹ thuật trồng cây Chanh không hạt chúng ta cần đào hố trước từ 1-2 tháng, vùng đất thấp hố đào sâu 30-40cm, đất đồi đào sâu 60-80cm.

Sau đó cần chuẩn bị lượng phân bó có thể như sau: Phân chuồng hoai mục: 20-30 kg; phân lân 0,5 kg; kali 0,1kg; vôi bột 1 – 1,5 kg.Trộn đều lượng phân với đất, tưới nước, khoảng 10-15 ngày sau là trồng được.Nên nhớ khoảng cách trồng cây phải có khoảng cách từ 2,5m x 2,5m, mật độ là 1.600 cây/ha.

Nếu là nhánh chiết nên đặt nghiêng đối với cây chiết ít nhánh, giúp các đọt bên mọc lên để tạo tán. Cắm cọc để buột thân cây cho gió khỏi lay làm đổ cây. Nếu là cây ghép xoay mắt ghép về hướng gió chính, lấp đất ngang cổ rễ hoặc cao hơn 1– 2 cm , tránh làm vỡ bầu hay lấp đất quá sâu.

Bón phân và chăm sóc

Vì mỗi năm cây Chanh không hạt cho ra trái 4 đến 5 lần nên việc xử lý ra trái vụ là không cần thiết mà cần nhất là phân bón cho đủ để cây ra hoa, nuôi trái, phát triển. Chú trọng nhất là lượng lân và Kali cho cây. Đây là 2 yếu tố liên quan đến sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra cần bón Canxin đều hàng tháng để quá trình vận chuyển và hấp thụ bên trong cây diễn ra thường xuyên và cũng là yếu tố hạn chế bệnh tật trong vườn.

Phòng và trị bệnh

Trong kỹ thuật trồng cây Chanh không hạt đạt hiệu quả cao thì việc phòng bệnh cũng hết sức quan trọng. Để phòng bệnh một cách tốt nhất đó là tỉa cành. Đây là công đoạn ảnh hưởng đến năng suất và dịch bệnh trong vườn nên thường xuyên kiểm tra bấm bỏ những cành già, yếu, hướng nội. Đây là những cành kém phát triển nên sẽ là khâu yếu nhất để các bệnh trên thân xâm nhập mà điển hình nhất là sâu đục thân.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam