Trồng dưa gang trong chậu tại nhà

Chọn giống

Dưa gang và dưa bở cũng không có nhiều giống. Thông thường hay chọn giống dưa gang có màu xanh sáng, trái dài khoảng 25- 30 cm.

Dưa gang và dưa bở có thể trồng quanh năm. Vòng đời của chúng khoảng 70- 80 ngày từ khi trồng đến lúc thu hoạch. Dưa gang ăn trái còn xanh nên thu hoạch sớm hơn. Dưa bở ăn trái chín nên thu hoạch muộn hơn.

Cách trồng

Dưa gang và dưa bở dễ trồng hơn dưa hấu, ít sâu bệnh hơn. Dụng cụ để trồng là các loại chậu lớn, thùng lớn để chứa nhiều đất cây mới đủ sức có trái lớn và trái nhiều.

Đất trồng cần tơi xốp, giàu dinh dưỡng và nhiều phân lân. Chúng ta có thể gieo trực tiếp vào đất trong chậu hoặc ươm giống vào các loại chén nhỏ, sau 7 -10 ngày sẽ chuyển cây con vào chậu trồng.

Chăm sóc

Trồng dưa gang và dưa bở cần lưu ý một số việc trong chăm sóc cây như sau: Phải tưới nước cho cây mỗi ngày, ở giai đoạn ra hoa và nuôi trái cây cần nước nhiều hơn. Khi cây dưa cao 20-30 cm, nên lấp thêm đất vào gốc để rễ cây hấp thụ nhanh các chất dinh dưỡng.

Dưa gang trồng trong chậu tại nhà

Làm giá đỡ cho cây dưa bám vào và leo lên. Dây leo đến đâu nên buộc cố định để giữ cây không bị lung lay dễ nhiễm bệnh lở cổ rễ hoặc chạy dây héo rũ.

Trên mỗi dây dưa chỉ nên để 1 dây chính và 2 dây chèo. Sớm loại bỏ các nhánh khác để tập trung nuôi các nhánh hữu hiệu.

Để tăng tỷ lệ đậu trái, chúng ta cần phải hỗ trợ thụ phấn trợ lực cho cây, bằng cách dùng hoa đực úp vào nhụy của hoa cái khi hoa vừa mới nở. Nên để 6-7 trái trên một cây dưa gang và 2-3 trái ở cây dưa bở. Nên tìm cách đỡ trái để không ảnh hưởng đến cây và trái .

Đối với dưa gang chúng ta sẽ thu hoạch khi trái đã lớn và còn xanh, trung bình mỗi trái khoảng 0.4- 0.5kg. Đối với dưa bở sẽ thu hoạch khi trái chín, da rạn nứt, trung bình mỗi trái nặng 1- 1.5 kg. Sau khi thu hoạch xong, dọn dây sạch sẽ, xử lý lại đất trồng và tiếp tục trồng các loại rau quả khác.

Cách bón phân

Bón gốc: 3 lần, lần thứ nhất là khoảng 15 ngày sau trồng, lần thứ 2 khoảng 30 ngày sau trồng và lần cuối cùng là khoảng 50 ngày sau trồng. Tốt nhất nên dùng phân Multi bổ sung quả.

Phun trên lá hoặc tưới gốc bằng phân bón sinh học. Giai đoạn tăng trưởng: 25 ngày đầu dùng Super NPK 10- 8- 8 và TS Bio hoặc Super Growth và TS Bio, hoặc K. Humat. Giai đoạn chuẩn bị ra hoa và nuôi trái: Dùng Super NPK 6- 14- 6, AT

Trồng dưa bở có thể sử dụng thêm Super NPK 3- 18- 18 để tăng độ ngọt.

Định kỳ 10- 15 ngày một lần sử dụng phân vi lượng bổ sung như Micro Boots, Festicombi 5.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa gang trên sân thượng

Không chỉ được đánh giá là loại thực phẩm giải nhiệt tuyệt vời vào mùa nắng nóng, dưa gang còn có có tác dụng thông khí, lợi tiểu, làm trắng da, giảm cân…

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và hạt giống

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng bao nion, bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng dưa lưới. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

Đất trồng

Dưa gang sinh trưởng tốt trên các loại đất có tầng mặt dày, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt và có độ pH 6 – 7.

Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Hạt giống

Hạt giống dưa lưới bạn nên tìm mua loại giống cao sản ở các cửa hàng bán đồ nông sản uy tín.

2. Gieo hạt và cấy cây

Hạt giống dưa gang mua về đem gieo hạt vào bầu, tưới đẫm nước và để ở chỗ râm mát. Sau vài ngày, hạt sẽ tự nảy mầm. Trong giai đoạn này, bạn không nên tưới nước quá nhiều bởi hạt sẽ bị úng và không nảy mầm.

Cây dưa gang được trồng trên sân thượng

15 ngày sau khi gieo hạt bạn có thể rạch bầu ra và trồng vào dụng cụ đã chuẩn bị sẵn. Khi trồng tránh làm tổn hại đến bộ rễ. Sau khi trồng tưới nước đẫm và che mát cho cây con khoảng 1 tuần.

3. Chăm sóc

Thường xuyên tưới nước để đảm bảo cây có độ ẩm nhằm phát triển tốt nhất. Tránh tưới nước quá nhiều dẫn đến cây bị úng, thối.

Sau khi trồng cây con được 15 ngày thì tiến hành bón lót đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân trùn quế, phân gà, phân dê… Cứ 15 – 20 ngày lại bón đợt tiếp theo.

Khi cây dưa cao khoảng 20 – 30cm, nên lấp thêm đất vào gốc để rễ cây hấp thụ nhanh các chất dinh dưỡng.

Vườn dưa sai trĩu quả

Khi cây dưa lưới ra được 4 – 5 lá thật thì làm giá đỡ cho cây dưa bám vào và leo lên. Dây leo đến đâu nên buộc cố định để giữ cây không bị lung lay dễ nhiễm bệnh lở cổ rễ hoặc chạy dây héo rũ. Nếu lười, bạn cũng có thể để dưa gang bò dưới đất, tuy nhiên sẽ tốn diện tích đất.

Trên mỗi dây dưa chỉ nên để 1 dây chính và 2 dây chèo. Sớm loại bỏ các nhánh khác để tập trung nuôi các nhánh hữu hiệu.

Để tăng tỷ lệ đậu trái, chúng ta cần phải hỗ trợ thụ phấn trợ lực cho cây, bằng cách dùng hoa đực úp vào nhụy của hoa cái khi hoa vừa mới nở. Nên để 6 – 7 trái trên một cây dưa gang.

Khi quả bắt đầu to, dùng dây treo cây lên dể tránh sức nặng của quả kéo cây gãy.

4. Thu hoạch

Nếu chăm sóc tốt, khoảng hơn 2 tháng sau khi gieo trồng cây dưa gang đã có thể cho thu hoạch. Nên thu hoạch khi quả vẫn còn xanh, nếu ngả vàng là lúc quả đã già sẽ có nguy cơ bị hỏng. Sau khi thu hoạch xong nên dọn dây sạch sẽ và xử lý lại đất trồng rồi tiếp tục trồng các loại rau quả khác.

Dưa gang sau thu hoạch

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Trồng và chăm bón dưa gang

Dưa gang rất dễ trồng và có thể trồng được quanh năm, bạn có thể tận dụng các loại xô chậu, thùng xốp để trồng dưa gang tại nhà hoặc trồng dưa gang với diện tích lớn cho năng suất cao thu lợi nhuận kinh tế rất tốt.

Dưa gang

Dưa gang và dưa bở cũng không có nhiều giống, thông thường giống dưa gang có màu xanh sáng và giống dưa bở có vỏ vàng sọc xanh hoặc sọc trắng. Dưa gang và dưa bở có thể trồng quanh năm.

Dưa gang và dưa bở dễ trồng hơn dưa hấu, ít sâu bệnh hơn và thích nghi với điều kiện khí hậu ấm áp, khô ráo và đầy đủ ánh sáng. Nếu trồng dưa gang ở điều kiện thời tiết mưa ẩm thì dưa gang sẽ sinh trưởng kém và bị chết rét.

Cây dưa gang cũng rất dễ trồng trong thùng xốp hay xô chậu, vì vậy bạn có thể tận dụng khoảng sân thượng để đặt chậu trồng dưa gang. Dụng cụ để trồng là các loại chậu lớn, thùng lớn để chứa nhiều đất cây mới đủ sức có trái lớn và trái nhiều. Mỗi chậu trồng 1 – 2 cây là phù hợp, lưu ý phải đục những lỗ thủng ở đáy thùng để thoát nước, tránh dưa bị thối rễ.

Hướng dẫn chi tiết trồng dưa gang

Đất trồng dưa gang cần tơi xốp, giàu dinh dưỡng và nhiều phân lân. Chúng ta có thể gieo trực tiếp vào đất trong chậu hoặc ươm giống vào các loại chén nhỏ, sau 7 -10 ngày sẽ chuyển cây con vào chậu trồng.

Bước 1: Ngâm và gieo hạt giống dưa gang

Trước tiên bạn phải chọn hạt giống tốt, sau đó, ngâm hạt giống trong nước ấm 4 – 5 tiếng, sau đó mang hạt ủ vào khăn ẩm trong vòng 1 ngày để hạt nứt nanh.

Bước 2: Gieo hạt dưa gang

Cho hạt đã ngâm vào bầu ươm rồi phủ một lớp đất mỏng lên, để ở chỗ râm mát và tưới nước giữ ẩm cho hạt. Đất ươm hạt nên dùng đất trộn phân trùn hoặc phân chuồng để có đủ dinh dưỡng cho cây con khỏe mạnh.

Sau 2 ngày ươm giống, cây bắt đầu nảy mầm, bạn chỉ cần tưới nước với lượng vừa đủ để cây phát triển. Sau khoảng 8 – 10 ngày thì cây bắt đầu cho 2 – 3lá thật.

Bước 3: Trồng cây con

Khi cây con được 4 tuần cho ra 2 -3 lá chính thì bạn bắt đầu đánh ra chậu trồng. Nếu trồng trên ruộng thì bạn có thể trồng giàn hoặc trồng bò, tùy theo điều kiện đất trồng. Tuy nhiên dưa gang thuộc họ thân bò nhiều hơn bám giàn vì vậy mà nếu trồng ở ruộng thì nên để cây bò thì hiệu quả hơn và cũng tiết kiệm chi phí hơn. Lên luống rộng 1,5 – 2m, cao 25 – 30cm, rãnh rộng 30 – 35cm. Dưa gang có thể được trồng theo rạch, cây cách cây 50 – 70cm và hàng cách hàng 1 – 2m.

Tạo hố đất sâu, nhấc nhẹ cây dưa gang con ra, rạch bao nylon rồi đặt bầu vào lỗ đục sẵn, vùi kín bầu cây dưới đất, đôn cho chặt gốc. Phủ rơm rạ, gỗ mùn, cỏ khô xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây trong thời gian đầu..

Nên trồng cây vào buổi chiều mát khi nắng đã tắt. Khi trồng cây con xong cần tưới nước mỗi ngày 2 lần và che phủ tạo bóng râm trong 1 tuần đầu để cây con hồi sức

Chăm sóc

Trồng dưa gang và dưa bở cần lưu ý phải tưới nước cho cây mỗi ngày, ở giai đoạn dưa ra hoa và nuôi trái cây cần nước nhiều hơn. Tuy nhiên thời điểm khi trái dưa gang lớn đến thời điểm chín thì nên hạn chế tưới nước, vì nếu tưới quá nhiều nước trong giai đoạn này vừa tốn kém chi phí lại dễ làm dưa bị thối, chất lượng dưa không ngon.

Dưa gang cần được tưới nước mỗi ngày để có chất lượng tốt

Khi cây dưa bò được 20 – 30 cm, nên lấp thêm đất vào gốc để rễ cây hấp thụ nhanh các chất dinh dưỡng. Nếu trồng dưa gang ở thùng xốp thì cần làm giá đỡ cho cây dưa bám vào và leo lên. Dây leo đến đâu nên buộc cố định để giữ cây không bị lung lay.

Khoảng 15 ngày sau trồng cần tiến hành bón gốc cho cây bằng phân chuồng ủ hoại, tốt nhất là phân bò. Tiếp tục bón thêm 2 lần phân cách nhau 20 ngày từ lần bón trước.

Dưa gang không ưa bón nhiều phân hóa học nên nếu bón quá nhiều phân hóa học thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của quả dưa gang.

Để dưa ra được trái cần phải canh thời gian bấm ngọn hợp lý, giúp cho dưa có khả năng phân nhánh nhiều, theo đó cũng cho trái nhiều hơn. Khoảng 15 ngày sau khi trồng nên bấm ngọn lần đầu tiên và sử dụng phân urê với liều lượng thấp để kích thích dưa phát triển nhánh. Việc phòng trừ sâu bệnh cũng cần lưu ý thực hiện định kỳ.

Chú ý thời gian quả đã đậu nếu có quá nhiều hoa đậu quả thì có thể ngắt bỏ bớt chỉ để cây ra 3 – 5 quả để cây tập trung nuôi quả. Cần sử dụng rơm rạ để phủ quanh gốc cây và tỉa thưa bớt lá.

Thu hoạch dưa gang

Từ lúc gieo hạt tới lúc thu hoạch khoảng 2 tháng, mỗi trái dưa gang khi chín có cân nặng từ 0,5 – 1,5kg.

Theo hoinuoitrong.com được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Khan hiếm trái cây độc lạ dịp Tết

Hiện các nhà vườn trồng cây ăn trái tạo hình độc lạ như bưởi hồ lô, đào tiên hồ lô, dưa hấu vuông, dưa hấu xe hơi, dưa hấu thỏi vàng… tại các tỉnh khu vực ĐBSCL đang chạy nước rút. Năm nay, do thời tiết bất lợi nên dự báo sẽ khan hàng.

Nhà vườn Trần Thanh Liêm ở quận Bình Thủy, TP Cần Thơ cho hay, năm nay ông trồng khoảng 8 công dưa tạo hình, nếu thời tiết thuận lợi, ông sẽ tung ra thị trường khoảng 700 cặp dưa hấu đặc biệt trưng tết “Tài – Lộc”. Vụ dưa này, ông Liêm chỉ thay đổi mẫu chữ trên mỗi trái dưa cho đẹp hơn và vẫn giữ nội dung truyền thống khắc chữ nổi trên quả dưa “Tài – Lộc”.

Cụ thể, đối với dưa hấu hình thỏi vàng sẽ được phân loại theo trọng lượng, loại 1: 1,2kg; loại 2 từ 1,3 – 1,4kg và loại 3 từ 1,5kg trở lên. Về giá cả, ông Liêm cho biết không thay đổi so với năm rồi dù dưa hút hàng, dao động từ 400.000 đồng đến 2 triệu đồng/trái.

Dưa hấu độc lạ chuẩn bị cho dịp Tết

Còn “vua” tạo hình bưởi hồ lô, ông Võ Trung Thành – Chủ nhiệm Câu lạc bộ trái cây tạo hình ấp Phú Trí A (xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) cho biết, sản lượng bưởi tạo hình cung cấp tết năm nay gặp khó khăn bởi yếu tố thời tiết. Ngoài ra, việc những cây bưởi của nhà vườn đã khai thác nhiều năm bị lão hóa, sâu bệnh, năng suất giảm nên các thành viên trong Câu lạc bộ buộc phải phá bỏ trồng mới lại và dự kiến 3 năm sau mới có thể cho trái để tạo hình. Để có sản phẩm cung cấp cho thị trường tết, hiện tại các thành viên đã phải tìm đến các tỉnh trong vùng ĐSBCL để hợp tác với các nhà vườn trồng bưởi Năm Roi sản xuất bưởi tạo hình.

Chăm sóc bưởi hồ lô

Theo ông Thành, Câu lạc bộ chỉ thực hiện tạo hình khoảng 6.000 trái bưởi hồ lô, bưởi “Tài – Lộc” vì không tìm được nguồn bưởi đẹp, đúng thời vụ. Mặc dù nguồn trái cây phục vụ tết năm nay sẽ khan hiếm nhưng dự kiến giá bưởi tạo hình sẽ không thay đổi so với những năm trước đó, khoảng 800.000 đồng/trái.

Theo nongnghiep.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Vào vụ dưa hấu Tết

Năm nay, vùng chuyên canh dưa hấu xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau xuống giống vụ dưa phục vụ Tết Nguyên đán được 73 ha, tăng 13 ha so với năm trước. Vùng xuống giống tập trung chủ yếu ở các ấp: Thạnh Điền, Bào Sơn, Bà Điều và ấp Chánh.

Nhiều thuận lợi

Năm nay, những giống dưa được người dân đưa vào canh tác như Hương nông, Trung nông, An Tiêm, dưa vỏ vàng, dưa Mỹ, dưa hạt lép, không hạt, đây là những giống dưa cho năng suất và chất lượng cao. Đồng thời, người dân cũng sử dụng màng phủ sinh học để hạn chế cỏ dại và giảm chi phí công tưới nước, giúp dưa hấu phát triển tốt hơn.

Có kinh nghiệm trồng dưa hấu hơn 20 năm, là một trong những người tiên phong trồng dưa hấu tại địa phương, ông Lê Văn Thanh (ấp Bà Điều, xã Lý Văn Lâm) chia sẻ: “Trồng dưa hấu đươc xem là nghề “hốt bạc” dịp Tết vì điều kiện đất đai ở đây phù hợp với loại dưa này. Vài năm trở lại đây, dưa hấu đem lại lợi nhuận khá cao, nhất là vào dịp Tết nên bà con rất phấn khởi và yên tâm mở rộng diện tích”.

Hiện số hộ tham gia trồng dưa hấu tại vùng chuyên canh xã Lý Văn Lâm tăng lên 108 hộ. Hội Nông dân cũng mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật như: xử lý hạt giống, bón phân, tạo mầm hoa, chọn trái, nuôi trái… giúp nông dân áp dụng vào thực tiễn sản xuất đạt hiệu quả.

Năm nay, giá giống, phân bón và giá nhân công khá ổn định nên người trồng dưa cũng yên tâm về các yếu tố đầu vào. Cộng thêm thời tiết đầu vụ khá thuận lợi, mưa rào nhẹ, tạo điều kiện cho ruộng dưa phát triển tốt.

Ông Lê Văn Đa (ấp Chánh, xã Lý Văn Lâm) cho biết: “Năm rồi tôi trồng 3 công, năm nay có kỹ sư vô hướng dẫn kỹ thuật nên tôi trồng thêm 3 công nữa. Lúc mới xuống giống nước dâng cao, tôi cố gắng be bờ, giữ được nước nên dưa rất tốt, ít sâu rầy. Mỗi công dưa cho trên 3 tấn trái. Nếu giá cả ổn định và thời tiết thuận lợi đến khi thu hoạch thì mỗi công có thể thu lời trên 20 triệu đồng”.

Anh Nguyễn Văn Phong (xã Tân Lộc, huyện Thới Bình) cho biết: “Vào vụ dưa hấu đi làm công một ngày được 200.000 đồng, làm suốt 3 tháng cũng có tiền trang trải trong gia đình, sắm sửa chuẩn bị Tết”.

Tăng nhanh diện tích trồng dưa chuẩn VietGAP

Để giúp người dân nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thấp nhất thiệt hại do ảnh hưởng của thời tiết, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Cà Mau phối hợp Phòng Kinh tế TP Cà Mau triển khai thí điểm Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất dưa hấu đạt tiêu chuẩn VietGAP tại xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau”. Đây là mô hình thí điểm trồng dưa đạt tiêu chuẩn VietGAP đầu tiên tại tỉnh Cà Mau. Dự án triển khai thực hiện năm 2016 với diện tích ban đầu là 4 ha, đến nay đã nhân rộng thêm 17 ha với 21 hộ dân tham gia.

Ươm hạt giống dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP để chuẩn bị đưa xuống ruộng.
Ông Nguyễn Đông Dương, Giám đốc HTX Lý Văn Lâm, cho biết: “Trồng dưa theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng phân bón, góp phần giảm thiểu chi phí đầu vào. Đặc biệt là phải đạt tiêu chuẩn từ khâu chọn giống, chăm sóc nên dưa VietGAP sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, sản phẩm đảm bảo an toàn so với dưa hấu trồng theo cách truyền thống, được đưa vào siêu thị với giá 10.000 đồng/kg. Với diện tích dưa hấu VietGAP được mở rộng, năm nay sản lượng sẽ cao gấp 3-4 lần so với năm trước”.

Hiện Hội Nông dân xã phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Cà Mau tích cực hỗ trợ người dân kỹ thuật chăm sóc ruộng dưa, chủ động đủ nguồn nước tưới tiêu và thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, nhằm giúp ruộng dưa phát triển tốt, đạt năng suất cao.

Ông Nguyễn Văn Nhàn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lý Văn Lâm, phấn khởi: “Trồng dưa hấu được xem là mô hình sản xuất mang lại hiệu quả cao, nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu từ cây trồng này. Vụ dưa này trung bình mỗi công chi phí đầu tư từ 4-5 triệu đồng, nếu giá cả bình ổn như mọi năm thì người trồng dưa có thể thu lời trên 15 triệu đồng/công, không chỉ giúp thương hiệu dưa hấu Lý Văn Lâm ngày càng phát triển mà còn giúp người dân đón Tết sung túc hơn”.

Nguồn: Báo Cà Mau được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

 

Nuôi tôm, cá, kết hợp trồng rau màu

Ðể tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình, từ năm 2012 đến nay, nhiều hộ nông dân Tân Thành đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình liên kết sản xuất nuôi tôm, cá, kết hợp trồng màu và du lịch sinh thái cho lợi nhuận mỗi năm từ 300 triệu đến 500 triệu đồng.

Trồng rau màu trên bờ liếp nuôi tôm được nhiều bà con nông dân lựa chọn nhằm tăng năng suất và tận dụng diện tích canh tác.

Ðiển hình như lão nông Nguyễn Hữu Ánh nuôi cá chình – bống tượng kết hợp trồng cây ăn trái, cây kiểng; nông dân Phạm Văn Hiệp nuôi cá kết hợp với trồng rau màu trên bờ ao; nhà nông trẻ Phạm Ngọc Tuấn nuôi cá sấu, cá bống tượng, tôm công nghiệp; hay nông dân Cao Văn Hiệu nuôi cá, trồng cây ăn trái kết hợp với du lịch – dịch vụ,…

Nổi bật là mô hình đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, lấy ngắn nuôi dài nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế trên cùng diện tích của gia đình nông dân Cao Văn Dũng, chỉ trong một thời gian ngắn từ năm 2012 đến 2016 đã cho lợi nhuận gần bốn tỷ đồng.

Anh Dũng cho biết, năm 2012, gia đình anh đã tận dụng đất trống trên bờ ao trồng các loại rau đắng, ổi, cốc, sa bô, vú sữa, xoài dưới ao thì thả nuôi các loại cá bống tượng, cá chình, trừ chi phí còn lợi nhuận gần 670 triệu đồng/năm.

Năm nay, anh Dũng vận động bốn hộ nông dân có cùng ngành nghề, sở thích xây dựng khu du lịch miệt vườn rộng gần 5 ha phục vụ khách tham quan, giải trí, với tổng kinh phí khoảng 300 triệu đồng. Tại đây du khách được câu cá, mua trái cây do tự tay mình hái, vừa có thể thưởng thức hương vị tươi ngon tại chỗ, vừa có thể mua về làm quà cho người thân. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành, đưa vào khai thác nhân dịp Tết Mậu Tuất 2018.

Anh Dũng và những cộng sự hy vọng, với những mô hình tôm, cá, kết hợp trồng cây màu và du lịch sinh thái, trong tương lai không xa, Tân Thành sẽ trở thành địa chỉ tham quan du lịch hấp dẫn cho du khách khi đến Cà Mau nói chung và phường Tân Thành nói riêng, đem lại nguồn thu đáng kể cho người dân vùng đất mũi.

Nguồn: Báo Nhân dân được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Trồng dưa lưới đón Tết

Nông dân (ND) huyện đầu nguồn An Phú, tỉnh An Giang đang rất phấn khởi ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) vào sản xuất nông nghiệp (SXNN). Đặc biệt, để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán, ND tăng cường đầu tư SX rau màu sạch, trong đó có sản phẩm độc đáo là trồng dưa lưới theo công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel.
Thăm mô hình nhà lưới rộng 1.000m2 tại thị trấn An Phú, mới cảm nhận hết hiệu qủa mô hình SXNN ƯDCNC ở An Phú. Mỗi cây được trồng trong 1 bịch giá thể (có trọng lượng khoảng 3kg, gồm xơ dừa trộn với phân trùn quế) đặt trong luống đã được lót bạt nhựa cách ly với nền đất để tránh mầm bệnh xâm nhập. Nhà lưới ở đây trồng từ năm 2014 với chu kỳ sản xuất “2 năm, 7 vụ”.
Vụ thu hoạch vừa qua, Công ty Cổ phần nông nghiệp Công nghệ cao An Phú (doanh nghiệp đầu tư) thu hoạch dưa lưới giống Bảo Khuê (Đài Loan) cho năng suất khá cao, với sản lượng 3,5 tấn/1.000m2, bán với giá 30.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, công ty còn lãi từ 30-50 triệu đồng/1.000m2/vụ. Hiện, nhà lưới đang xuống giống vụ dưa mới với số lượng 2.272 cây khoảng 20 ngày tuổi, đang phát triển tốt.

Khi dưa lưới đủ 25 lá thì tiến hành bấm ngọn để phát triển tốt

Huyện An Phú hiện có 3 nhà màng trồng dưa lưới và dưa lê. Dưa được trồng trong nhà lưới không sử dụng thuốc hóa học và áp dụng kỹ thuật tưới nhỏ giọt công nghệ Israel giúp cho trái dưa phát triển tự nhiên nên rất an toàn cho người sử dụng. Ngoài trồng dưa lưới giống Bảo Khuê (Đài Loan) 1.000m2 nhà lưới ở thị trấn An Phú, nhà lưới 300m2 ở xã Vĩnh Lộc đang được vệ sinh sạch sẽ để chuẩn bị trồng giống dưa lưới DH1 (Thái Lan).
ThS Nguyễn Văn Đệ cho biết: Trồng dưa lưới CNC áp dụng kỹ thuật mới nên phải theo dõi chặt chẽ quá trình sinh trưởng, phát triển hàng ngày. Khi dây dưa được 25 lá thì tiến hành bấm ngọn; mỗi dây treo chỉ để từ 1-4 trái, tỉa trái sẽ nâng chất lượng trái loại 1. Lượng nước tưới và dinh dưỡng cho trái tùy quá trình phát triển của cây, sau đó giảm lượng nước đến khi thu hoạch thì cắt nước hoàn toàn.

ThS Nguyễn Văn Đệ kiểm tra quá trình sinh trưởng, phát triển của dưa lưới

Dưa lưới trồng trong nhà lưới chủ yếu gặp một số sâu hại như: bọ phấn trắng, bọ trĩ… nên chỉ sử dụng biện pháp sinh học để xử lý như dùng bọ xít, bọ rùa khống chế. Nếu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần tuân thủ nguyên tắc “4 đúng” và đảm bảo thời gian cách ly. Mỗi vụ dưa lưới từ khi trồng đến thu hoạch khoảng 80 ngày tuổi, trọng lượng từ 1,5-2,5kg/trái, năng suất khoảng 3,5 tấn/1,000m2. Được chăm sóc đúng kỹ thuật nên dưa rất đồng đều, màu thịt đẹp, giòn và ngọt, bảo quản được lâu.
“Hiện, diện tích nhà lưới trên địa bàn huyện còn ít (do chi phí đầu tư mỗi nhà lưới gần 400 triệu đồng/1.000m2) nên sản lượng dưa không đủ cung ứng cho thị trường. Không chỉ trong tỉnh, mà ở TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cũng đặt mua. Nhất là vào dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu mua dưa lưới làm quà biếu tăng lên gấp nhiều lần nên sản lượng bao nhiêu cũng tiêu thụ hết” – ThS Đệ cho biết.

Theo báo An Giang, kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Kỹ thuật trồng dưa lê siêu ngọt

Đặc tính giống

Với sự ra đời của nhiều giống dưa lê siêu ngọt tiến bộ được đưa vào áp dụng trong sản xuất hiện nay đã thúc đẩy thị trường tiêu thụ cũng như được nhiều nông dân các vùng quan tâm để thâm canh giống cây trồng này. Dưa lê siêu ngọt F1 được biết đến là cây sinh trưởng và phát triển mạnh, kháng được nhiều loại sâu bệnh.

– Cây dưa lê rất dễ trồng trên vùng có chân đất cao, đất thịt nhẹ hay cát pha vì đây là loại giống có nhiều ưu điểm như thời gian sinh trưởng ngắn, từ 50 – 65 ngày (tùy mùa vụ).

Dưa lê siêu ngọt

– Giống dưa này có thể trồng được quanh năm. Hoa cái của cây vẫn tồn tại cả nhị đực, do đó cây rất dễ thụ phấn và đậu quả cao, quả đồng đều, quả non có màu xanh, khi chín chuyển sang màu trắng lẫn ít màu vàng nhạt, thơm và rất ngọt, hình thức quả đẹp, có trọng lượng trung bình khoảng 0,3 – 0,5 kg/quả nên dễ tiêu thụ. Đặc biệt là cho năng suất cao, từ 1 – 1,5 tấn/sào.

Tuy nhiên cần nắm vững kỹ thuật trồng dưa lê siêu ngọt đúng cách cho năng suất cao nhất.
– Nên lựa chọn các giống dưa lê lai F1 siêu ngọt có những đặc điểm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng hiện nay là: Dưa có kích thước quả vừa phải, độ ngọt cao, vỏ xanh da đá hoặc trắng, cứng, cùi dày, ít hạt, vị thơm đặc trưng… Một số giống dưa lê lai siêu ngọt phổ biến hiện nay là: Ngân Huy, Thanh lê, NS-333, Hồng Ngọc…

Thời vụ

Dưa lê ưa biên độ nhiệt rộng hơn dưa hấu( 18- 32oC). Vì vậy thời vụ trồng dưa lê đối với các tỉnh miền bắc nước ta có thể tiến hành từ tháng 2 đến tháng 9 DL. Tuy nhiên với dưa lê xuân hè gieo trồng thích hợp nhất vẫn là sau tiết lập xuân.

Ngâm, ủ, ươm cây

  • Ngâm hạt trong nước sạch 2 giờ, nhiệt độ thích hợp tốt nhất cho nảy mầm là 28-32oC, sau đó cho vào khăn ẩm ủ khoảng 24-36h hạt nẩy mầm. Ươm cây trong khay ươm với thời gian 10-14 ngày, khi cây xuất hiện lá thật thứ 2 thì tiến hành đi trồng.
  • Hạt giống ngâm nước sạch trong 4 giờ, sau đó ủ 24 giờ, khi hạt nẩy mầm thì gieo vào bầu đất 1 hạt/bầu. Sau khi gieo từ 8 – 10 ngày, khi cây có 1 – 2 lá thật thì có thể đem trồng.
  • Nếu trồng giàn thì lượng giống từ 1 – 1,2kg/ha. Cây cách cây 0,5cm, hàng cách hàng 1,5m. Trồng hàng đôi, mật độ cây 25.000 cây/ha. Còn trồng bò trên mặt đất, lượng giống từ 400 – 500 gram/ha. Cây cách cây 0,5cm, hàng cách hàng 4m.
  • Thời kì cây con trong bầu không nên cung cấp dinh dưỡng cho cây qua đường gốc sẽ làm cây bị thối hỏng rễ non. Tốt nhất nên bổ sung bằng các chế phẩm phân qua lá giàu vi lượng và can xi định kì 4-5 ngày/lần. Lượng phân sử dụng chỉ cần bằng 1/2 so với lượng cho cây trưởng thành.

Đồng thời, tưới bổ sung thêm chế phẩm nấm đối kháng Trichodecma để giảm thiểu lượng cây non chết vì bệnh thắt thân( lở cổ rễ). Khung che cần đóng mở linh hoạt để đảm bảo cây được ấm và không quá ẩm.

  • Tưới nước cho cây dưa lê trong bầu cũng cần lưu ý chỉ nên tưới đủ ẩm( nước ngấm hết vào đất sau khi tưới) và không tưới quá muộn. Đảm bảo cho cây con về đêm luôn khô nước trên thân lá.

    Làm đất, trồng cây

  • Đất trồng dưa lê tốt nhất không trồng trên ruộng đã trồng cà chua, cà pháo, bí, khoai tây, ớt, dưa và ruộng cây trồng trước đã bị héo xanh. Xử lý đất trồng bằng vôi tả (30- 40kg/sào) hoặc chế phẩm nấm đối kháng Trichodecma. Lên luống rộng 1,8-2m cả rãnh, cao 25-30cm, rãnh rộng 30-35cm.

Luống thoải dần về hai bên mép. Nên dùng màng phủ chuyên dùng cho rau màu với dưa lê xuân hè. Trồng cây theo hàng, cây cách cây 25-30cm, đảm bảo 700- 800 cây/sào BB.

Chăm sóc dưa ở giai đoạn đầu

  • Ngay sau khi đặt bầu nên tưới ngay để cây nhanh liền thổ, chú ý rễ dưa rất yếu không chịu được úng, nếu ruộng bị ngập nước cần tháo rút nước ngay.
  • Phân bón: Năng suất của dưa rất cao có thể đạt 5-6 tạ/sào, trong khi đó thời gian sinh trưởng của cây rất ngắn sau trồng 40-45 ngày cho thu những lứa quả đầu tiên chính vì vậy cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho dưa đặc biệt là phân lân.
    Nên sử dụng các loại phân dễ tan để bón cho dưa, đặc biệt là nguồn phân chuồng, phân bắc, phân xanh ủ mục. Nếu trời có nắng mưa xen kẽ rất dễ bị bệnh lở cổ rễ và thối thân nên phòng trừ bằng thuốc Validacin hoặc Anvil.

Chăm sóc dưa lê siêu ngọt

  • Bấm ngọn, ghim nhánh: Khi thân chính được 5 lá thì bấm ngọn để cho 2 nhánh cấp 1 phát triển, khi nhánh cấp 1 được 5 -6 lá thì bấm ngọn để cho 5 nhánh cấp 2 phát triển, khi nhánh thứ 2 được 5 – 6 lá thì bấm ngọn để 5 nhánh cấp 3 phát triển.
    Khi bấm ngọn 3 lần một cây dưa có thể có 72 hoa cái có khả năng cho trái. Mỗi cây dưa chỉ nên để 6 – 14 trái tuỳ theo lực của cây. Để tránh bị gió lật giây dưa nên dùng đất phủ lên dây dưa từng quảng 50 – 60 cm, hoặc dùng ghim tre để cố đinh dây dưa.
  • Thu hoạch: Trong quá trình chăm sóc nên che quả dưa bằng lá để quả dưa không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp làm mất màu tự nhiên và xuất hiện nhiều vân xanh. Dưa lê khi chín có mùi thơm hấp dẫn con trùng đến phá nên cần phải kê kích quả ngay tu khi quả còn xanh.


Dưa lê siêu ngọt hấp dẫn sau khi thu hoạch

Từ lúc trồng đến khi thu hoạch khoảng 60 ngày, từ lúc hoa cái tàn đến khi quả chín khoảng 30 – 35 ngày, lúc này quả dưa có màu trắng sáng (bạch lê). Thời gian cho thu hoạch rộ khoảng 25 – 30 ngày. Thu hoạch dưa xong cần xếp dưa ở nơi thoáng mát khoảng 1 – 2 ngày để tăng phẩm chất và hương vị dưa lê.

Theo hoinongdan.org.vn được tổng hợp lại bởi Farmtech Viet Nam.

Bệnh hại trên cây dưa hấu

Chết héo cây con

– Tác nhân gây hại: do nấm Rhizoctonia solani
– Triệu chứng:
Nấm xâm nhập vào cổ rễ cây con chỗ giáp mặt đất, vết bệnh có màu nâu đen, bệnh tấn công làm cổ rễ teo tóp lại và thối cổ rễ, lá vẫn còn xanh sau héo dần, cây ngã ngang và chết. Bệnh thường phát sinh gây hại chủ yếu ở giai đoạn cây con.
Nấm tồn lại trên tàn dư cây trồng và trong đất trong vài năm, khi gặp điều kiện thuận lợi nấm sẽ xâm nhập vào gốc cây và gây hại. Điều kiện thời tiết nóng, ẩm độ cao rất thích hợp cho nấm phát triển mạnh.


Bệnh chết héo cây con

– Biện pháp phòng trị:
+ Vệ sinh đồng ruộng, cày phơi đất và xử lý đất, thu gom và tiêu hủy các tàn dư thực vật trước khi gieo trồng.
+ Luân canh với các loại cây trồng khác họ
+ Khi phát hiện bệnh, có thể phun các loại thuốc sau: DITHANE M45 80WP, MANTHANE M46- 80WP, CHAMPION 77WP, HECWIN 5SC, JACK M9 72WP. . .

Bệnh nứt thân chảy nhựa (bệnh bả trầu)

Bệnh bã trầu

– Tác nhân gây hại: do nấm Mycosphaerella melonis
– Triệu chứng:
+ Trên lá: vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu nâu nằm thành từng đám như bị phun cổ trầu lên lá, bệnh thường xuất hiện từ bìa lá lan vào theo những mảng hình vòng cung, trên đó có các ổ bào tử màu đen, lá bị cháy, khô rụng.
+ Trên thân: nhất là nhánh thân, đốm bệnh có hình bầu dục, màu xám trắng, hơi lõm, làm khuyết thân hay nhánh nơi bị bệnh. Trên vết bệnh nhựa cây ứa ra thành giọt, sau đó đổi thành màu nâu đen và khô cứng lại, vỏ thân nứt ra. Bệnh làm héo dây và nhánh.
+ Trên trái: lúc đầu có những đốm nhũn nước, sau đó đốm bệnh khô, có màu nâu và bị nứt nẽ. Ngoài ra bệnh còn gây hại trên cuống trái làm cho trái không phát triển được hoặc bị rụng.
Nấm tồn tại trong tàn dư cây bệnh, lây lan bằng bào tử. Thời tiết nóng và mưa nhiều thích hợp cho bệnh phát triển. Bệnh lây lang nhanh, nếu không phòng trị kịp thời có thể làm thất thu.
– Biện pháp phòng trị:
+ Thu gom và tiêu hủy tàn dư cây trồng
+ Bón phân cân đối, tránh bón thừa phân đạm
+ Kiểm tra ruộng dưa thường xuyên, khi phát hiện bệnh tiến hành phun ướt đều hai mặt lá bằng các loại thuốc phòng trị sau: DITHANE M45 80WP, MANTHANE M46- 80WP, CHAMPION 77WP, SUPER ONE 300EC, JACK M9 72WP. . .

Bệnh đốm phấn

Bệnh đóm phấn

– Tác nhân gây hại: do nấm Pseudoperonospora cubensis
– Triệu chứng:
Bệnh gây hại chủ yếu trên lá. Ở mặt trên lá, đốm bệnh lúc đầu nhỏ, có màu xanh nhạt, sau đó biến dần sang màu vàng rồi màu nâu nhạt và thường bị giới hạn giữa các gân phụ của lá, nên đốm bệnh có dạng hình góc cạnh.
Trong điều kiện ẩm ướt, nấm tạo ra lớp phấn màu xám đậm hoặc tím đỏ ở mặt dưới lá nơi có vết bệnh. Lá bị vàng khi có nhiều đốm, các đốm này sẽ liên kết lại tạo thành những vùng cháy màu nâu nhạt và chổ bệnh dễ bị rách. Cây nhiễm nặng có thể chết và cho trái kém giá trị.
Trái ít bị tấn công, nhưng trái sẽ nhỏ và có vị nhạt.
– Biện pháp phòng trị:
+ Thu dọn tàn dư cây trồng đem tiêu hủy
+ Ngắt bỏ các lá bị bệnh
+ Phun ngừa bằng các loại thuốc sau: DITHANE M45 80WP, MANTHANE M46- 80WP, CHAMPION 77WP, SUPER ONE 300EC, JACK M9 72WP. . .

Bệnh thán thư:

Bệnh thán thư

– Tác nhân gây hại: do nấm Colletotrichum lagenarium
– Triệu chứng:
+ Bệnh gây hại chủ yếu trên lá, thường xuất hiện ở các lá già bên dưới trước, vết bệnh lúc đầu hình tròn nhỏ, màu xanh xám, sau lớn lên, xung quanh màu nâu vàng, ở giữa vết bệnh màu nâu đậm hơn và có các đường vòng đồng tâm. Nếu trời ẩm, sẽ thấy lớp mốc màu hồng nơi vết bệnh, vết bệnh khô và rách.
+ Trên thân: vết bệnh có màu nâu xám, hơi lõm, bệnh nặng làm cho thân cháy khô và teo lại.
+ Trên trái: đốm bệnh tròn, úng nước, màu nâu đen đến đen, lõm vào vỏ, giữa vết bệnh nứt ra và cũng có lớp mốc hồng nơi vết bệnh. Bệnh nặng các vết bệnh liên kết thành mảng lớn gây thối quả, nhũn nước.
Nấm bệnh lưu tồn trên tàn dư cây bệnh và hạt giống truyền bệnh sang năm sau. Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng, mưa nhiều, khi cây dưa đã lớn đến thu hoạch.

– Biện pháp phòng trị:
+ Xử lý đất bằng cách bón vôi trước khi trồng
+ Luân canh với các cây trồng khác họ bầu bí dưa
+ Tiêu hủy các tàn dư thực vật từ vụ trước
+ Bón phân cân đối, tránh bón quá nhiều phân đạm, tăng cường phân kali
+ Phun ướt đều cả 2 mặt lá bằng thuốc đặc trị: ZIFLO 76WG, NOVA 70WP, DITHANE M45 80WP, MANTHANE M46- 80WP, SUPER ONE 300EC . . .

Bệnh héo vàng

Bệnh héo vàng

– Tác nhân gây hại: do nấm Fusarium oxysporium
– Triệu chứng:
Nấm xâm nhập phá hại gốc cây làm gốc và rễ bị thối đen. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là dây dưa bị héo rũ vào buổi trưa nắng và tươi tỉnh lại vào buổi chiều hay sáng sớm. Cây héo từng phần xảy ra trong vài ngày rồi lan ra cả cây, làm cây chết. Trước khi héo, cây có triệu chứng sinh trưởng kém, sau đó các lá biến vàng từ gốc trở lên. Khi chẻ dọc phần thân thấy mạch dẫn bên trong bị thâm đen, có sọc nâu chạy dọc theo mạch nhựa.
Nấm tồn tại ở trong đất ở dạng sợi và bào tử. Trong đất nấm sống rất lâu tới vài năm.
– Biện pháp phòng trị:
+ Xử lý đất bằng cách bón vôi trước khi trồng
+ Luân canh với các cây trồng khác họ bầu bí dưa
+ Nhổ bỏ và tiêu hủy cây bị bệnh
+ Tránh để ruộng dưa bị ngập úng, phòng trừ tuyến trùng gây hại rễ bằng các sản phẩm thuốc rãi như: TASODANT 12G, NOKAPH 10GR.
+ Phun phòng trị bệnh bằng các sản phẩm sau: DITHANE M45 80WP, MANTHANE M46- 80WP, CHAMPION 77WP, SUPER ONE 300EC, JACK M9 72WP. . .

Bệnh héo xanh

Bệnh héo xanh

– Tác nhân gây hại: do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra
– Triệu chứng:
Vi khuẩn trong đất xâm nhập vào rễ cây rồi phát triển rất nhanh trong các mạch dẫn, ngăn cản sự hấp thu vận chuyển nước làm cây bị héo.
Triệu chứng điển hình nhất là cây đang sinh trưởng bình thường thì đột ngột bị héo rũ trong khi các lá vẫn còn xanh. Ban ngày khi trời nắng cây héo, ban đêm cây xanh lại, sau 2- 3 ngày cây không hồi phục nữa và chết. Cắt ngang gốc thân cây bị bệnh, thấy các mạch dẫn bị nâu đen, ấn mạnh vào chỗ gần mặt cắt sẽ thấy chất dịch vi khuẩn màu trắng đục chảy ra.
– Biện pháp phòng trị:
+ Giử cho đất luôn ráo nước, tránh bị ngập úng trong mùa mưa
+ Xử lý đất thật kỹ trước khi trồng, lưu ý phòng trừ tuyến trùng gây hại rễ bằng các sản phẩm thuốc rãi như: TASODANT 12G, NOKAPH 10GR.
+ Nhổ bỏ và tiêu hủy các cây bị bệnh để tránh lây lang
+ Phun ngừa bệnh bằng thuốc CHAMPION 77WP hoặc phun thuốc đặc trị vi khuẩn LOBO 8WP.

Bệnh bướu rễ

Bệnh bướu rễ

– Tác nhân gây hại: do tuyến trùng Meloidogyne sp gây ra
– Triệu chứng:
+ Tuyến trùng sống trong đất, chích vào rễ cây tạo thành các u bướu, sống và phát triển trong đó.
+ Biểu hiện của bệnh bướu rễ là trên rễ xuất hiện các khối u bướu màu trắng hoặc vàng nhạt, kích thước và hình dạng không cố định tùy theo số lượng tuyến trùng nhiều hay ít. Rễ phát triển kém làm cây cằn cỗi, lá nhỏ, vàng và rụng, bị hại nặng cây có thể chết.
Tuyến trùng phát triển thích hợp trong đất cát hơn trong đất thịt, tuyến trùng có thể sống từ 1- 2 năm trong đất.
– Biện pháp phòng trị:
+ Cày ải phơi đất, xử lý đất thật kỹ trước khi trồng
+ Luân canh với những cây trồng trồng khác họ
+ Thu gom và tiêu hủy tàn dư thực vật của vụ trước
+ Nhổ bỏ các cây bị bệnh nặng
+ Sử dụng thuốc trừ tuyến trùng TASODANT 12G, NOKAPH 10GR.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Sâu hại trên cây dưa hấu

Bọ trĩ


Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ, con trưởng thành có màu vàng nhạt hay vàng đậm, cuối bụng thon. Bọ non không cánh, hình dạng giống trưởng thành, màu xanh vàng nhạt. Cả con trưởng thành và con non sống tập trung chủ yếu ở đọt non hoặc mặt dưới lá non. Bọ trưởng thành di chuyển nhanh, đẻ trứng trong mô mặt dưới lá.

Bọ trĩ gây hại nặng từ giai đoạn cây con đến ra hoa, đậu trái. Bọ trĩ hút nhựa làm đọt và lá non xoăn lại. Mật độ cao làm cây cằn cỗi không phát triển được, đọt dưa chùn lại, lá vàng và khô, hoa rụng, không đậu trái hoặc trái không lớn. Bọ trĩ gây hại nặng làm đọt non sượng, ngóc đầu lên cao, hiện tượng này nông dân gọi là dưa “đầu lân” hay “bắn máy bay”. Bọ trĩ cũng là môi giới lan truyền bệnh khảm cho cây dưa.
Bọ trĩ phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng và khô, có tính kháng thuốc cao. Gặp điều kiện thích hợp, bọ trĩ phát triển rất nhanh, dễ gây thành dịch, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và năng suất dưa hấu.

– Biện pháp phòng trừ:
+ Nên trồng luân canh với những loại cây trồng khác (trừ họ bầu, bí, dưa)
+ Sử dụng màng phủ nông nghiệp trồng dưa
+ Bón phân, tưới nước đầy đủ cho dưa sinh trưởng tốt
+ Khi phát hiện có bọ trĩ có thể phun các loại thuốc sau: JUST 050EC, DIRECTOR 70EC, SILSAU 5.5EC, SILSAU SUPER 3EC, CHIEF 520WP, VITASHIELD GOLD 600EC, TASODANT 600EC, RAMBO 5SC, . . .
Chú ý nên phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát vì lúc này bọ trĩ bò ra ngoài nên thuốc dễ dàng tiếp xúc và cho hiệu quả cao, đồng thời cũng nên phun luân phiên các loại thuốc khác nhau để tránh hiện tượng bọ trĩ kháng thuốc.

Bọ dưa

+ Thành trùng có cánh màu vàng nâu, mắt đen, râu dài rất linh động, trứng được đẻ trong đất, gần gốc cây hay trong rơm rạ.
+ Trứng rất nhỏ, màu vàng xanh khi mới đẻ và màu vàng nâu khi sắp nở. Ấu trùng mới nở màu trắng sữa, sau thành màu vàng nâu, đầu màu nâu.
+ Nhộng màu nâu nhạt, được hình thành trong đất, bên ngoài bao phủ bằng một kén tơ rất dày.
Thành trùng hoạt động mạnh vào ban ngày, nhất là khi có nắng lên. Thành trùng cạp lớp biểu bì và phần mô diệp lục mặt trên lá thành một đường vòng, sau đó, phần bị cạp ăn sẽ đứt lìa khỏi lá. Thành trùng thường tấn công cây con khi có hai lá đơn đầu tiên, nếu mật số cao có thể ăn rụi hết lá lẫn đọt non. Cây trồng trong mùa nắng bị thiệt hại nhiều hơn trong mùa mưa.
Ấu trùng sau khi nở ăn rễ cây và đục vào gốc làm cây bị vàng héo, chậm phát triển hoặc chết đột ngột. Các vết ăn phá của ấu trùng trên rễ, gốc cây còn là nơi xâm nhập của vi khuẩn hay nấm làm dây dưa bị chết.
– Biện pháp phòng trừ:
+ Vệ sinh ruộng dưa sạch sẽ trước khi trồng, tiêu hủy tàn dư của vụ trước.
+ Có thể dùng vợt hoặc bắt bang tay vào sáng sớm nếu mật số thấp.
+ Dùng thuốc sâu dạng rãi như RAMBO 800WG, TASODANT 12G . . . rãi quanh gốc dưa để diệt ấu trùng bọ dưa.
+ Phun thuốc hóa học vào sáng sớm hoặc chiều mát để diệt thành trùng bọ dưa bằng các loại thuốc sau: DIRECTOR 70EC, CHIEF 520WP, TASODANT 600EC, VITASHIELD GOLD 600EC, RAMBO 5SC, SOUTHSHER 10EC, . . .

Rầy mềm

Con trưởng thành có hai dạng:
+ Dạng không cánh: Toàn thân màu xanh đen, xanh thẩm và có phủ sáp, một ít cá thể có dạng màu vàng xanh.
+ Dạng có cánh: Đầu và ngực màu nâu đen, bụng màu vàng nhạt, xanh nhạt, có khi xanh đậm, phiến lưng ngực trước màu đen. Mắt kép to. Ống bụng đen.

Cả ấu trùng và thành trùng tập trung mặt dưới lá, nhất là đọt non, bông, chồi hút nhựa của cây làm lá bị quăn queo và phân tiết ra thu hút nhiều nấm đen bao quanh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trái. Trong giai đoạn có hoa nếu bị rầy tấn công với mật số cao thì hoa dễ bị rụng, nhất là vào thời kỳ cho trái non, gây hiện tượng rụng trái hay trái bị méo mó.
Ngoài ra, rầy còn là tác nhân truyền bệnh virus cho cây. Sau cùng làm cây bị mất sức, lùn và chết.
– Biện pháp phòng trừ:
+ Thu gom và tiêu hủy các phần bị rầy mềm gây hại
+ Thường xuyên kiểm tra ruộng dưa để phát hiện sớm và có biện pháp phòng trừ kịp thời. Khi phát hiện rầy mềm gây hại có thể phun các loại thuốc sau: JUST 050EC,
DIRECTOR 70EC, SILSAU 5.5EC, SILSAU SUPER 3EC, CHIEF 520WP, TASODANT 600EC, VITASHIELD GOLD 600EC, SOUTHSHER 10EC, RAMBO 5SC

Nhện đỏ

+ Thành trùng hình bầu dục, thành trùng đực có kích thước nhỏ, toàn thân phủ lông lưa thưa và thường có màu xanh, trắng hay đỏ với đốm đen ở 2 bên thân mình. Nhện có 8 chân, thành trùng cái màu vàng nhạt hay hơi ngả sang màu xanh lá cây.
+ Trứng rất nhỏ, hình cầu, bóng láng và được gắn chặt vào mặt dưới của lá, thường là ở những nơi có tơ do nhện tạo ra trong khi di chuyển.

Cả ấu trùng và thành trùng nhện đỏ đều chích hút mô của lá cây làm cây bị mất màu xanh và có màu vàng, sau cùng lá sẽ bị khô đi. Màu vàng của lá dễ nhìn thấy nhất là ở mặt dưới lá, làm giảm phẩm chất và năng suất trái.
– Biện pháp phòng trừ:
+ Kiểm tra ruộng dưa thường xuyên, nếu mật số nhện ít không cần phun thuốc vì có rất nhiều loài thiên địch ngoài tự nhiên có thể tiêu diệt nhện đỏ như loài Bù lạch 6 chấm Scolothrips sexmaculatus, Bọ rùa Stethorus sp, Bọ xít nhỏ Orius tristicolor và Chysoperla carnea.
+ Khi phát hiện nhện gây hại nên dùng thuốc đặc trị nhện để phun như: MAY 050SC, DIRECTOR 70EC, SILSAU 5.5EC, SILSAU SUPER 3EC, VITASHIELD GOLD 600EC. . . nên phun ướt đều 2 mặt lá và sử dụng luân phiên các loại thuốc để tránh hiện tượng nhện kháng thuốc.

Sâu ăn tạp

+ Bướm cánh trước màu nâu vàng, giữa cánh có vân trắng, cánh sau màu trắng óng ánh. Trứng có hình bán cầu, trứng mới nở có màu trắng vàng, sau chuyển thành màu vàng tro, lúc sắp nở có màu tro đậm.
+ Ấu trùng:  nhỏ có màu xanh lục, càng lớn sâu chuyển dần thành màu nâu đậm. Trên cơ thể có một sọc vàng sáng chạy ở hai bên hông từ đốt thứ nhất đến đốt thứ tám của bụng, mỗi đốt có một chấm đen rõ nhưng hai chấm đen ở đốt thứ nhất to nhất. Sâu càng lớn, hai chấm đen ở đốt thứ nhất càng to dần và gần như giao nhau tạo thành khoang đen trên lưng nên sâu ăn tạp còn được gọi là “sâu khoang”.
+ Nhộng:  có màu xanh đọt chuối, rất mềm ngay khi mới được hình thành, sau đó chuyển dần sang màu vàng xanh, cuối cùng có màu nâu, thân cứng dần và có màu nâu đỏ. Khi sắp vũ hoá, nhộng có màu nâu đen, các đốt cuối của nhộng có thể cử động được.

– Điều kiện phát sinh, gây hại:
Sâu cắn phá mạnh vào lúc sáng sớm nhưng khi có ánh nắng sâu chui xuống dưới tán lá để ẩn nắp. Chiều mát sâu bắt đầu hoạt động trở lại và phá hại suốt đêm.
Sâu tuổi 1- 2 chỉ ăn gặm phần diệp lục của lá và chừa lại lớp biểu bì trắng, từ tuổi 3 trở đi sâu ăn phá mạnh cắn thủng lá và gân lá. Ở tuổi lớn khi thiếu thức ăn, sâu còn tập quán ăn thịt lẫn nhau và không những ăn phá lá cây mà còn ăn trụi cả thân, cành, trái non. Khi làm nhộng, sâu chui xuống đất làm thành một khoang và nằm yên trong đó hoá nhộng.
– Biện pháp phòng trừ:
+ Cày xới phơi đất hay cho đất ngập nước và xử lý đất trước khi trồng bằng thuốc rãi như: RAMBO 800WG, TASODANT 12G. . .để diệt nhộng và sâu non trong đất.
+ Thường xuyên kiểm tra ruộng dưa
+ Phun trừ sâu bằng các loại thuốc sau: DIRECTOR 70EC, SILSAU 5.5EC, SILSAU SUPER 3EC, CHIEF 520WP, VITASHIELD GOLD 600EC, SOUTHSHER 10EC, RAMBO 5SC, . . .

Sâu xanh ăn lá

+ Bướm nhỏ, màu nâu, khi đậu có hình tam giác, cánh trước màu trắng bạc, hoạt động vào ban đêm và đẻ trứng rời rạc trên cả 2 mặt lá, nhất là các đọt non và trái non.
+ Trứng rất nhỏ, màu trắng đục, trước khi nở chuyển thành màu trắng hơi ngả vàng.
+ Sâu nhỏ, màu xanh lục, có 2 sọc trắng chạy dọc cơ thể rất rõ.
+ Nhộng màu nâu nhạt khi mới hình thành, vài ngày sau chuyển thành màu nâu đen. Thời gian nhộng từ 6 – 7 ngày.

Sâu có tập quán là dùng tơ cuốn các đọt non lại và ở bên trong ăn phá hoặc cạp vỏ trái non làm cho trái bị thối và rụng. Khi sâu lớn có thể cắn trụi cả lá và chồi ngọn của đọt non. Khi trái lớn sâu thường ẩn ở mặt dưới, nơi phần trái chạm mặt đất và cạp lớp da bên ngoài làm trái bị lép nơi đó và da trái bị loang lổ. Sâu làm nhộng trong các lá non cuốn lại.
– Biện pháp phòng trừ:
Phun trừ sâu bằng các loại thuốc: DIRECTOR 70EC, SILSAU 5.5EC, SILSAU SUPER 3EC, CHIEF 520WP, VITASHIELD GOLD 600EC, RAMBO 5SC, SOUTHSHER 10EC . . .

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam