Tác dụng của cây Lá đắng (lá mật gấu)

Hiện phong trào sử dụng lá cây “Mật gấu” làm thuốc rất phổ biến. Thực chất đây là cây Lá đắng (khi nhai lá có cảm giác đắng nhưng sau đó lại có vị ngọt trong miệng) ở dạng ăn như rau hoặc nấu nước uống.

Cây lá đắng (bitter leaf) có tên khoa học là: Vernonia amygdalina Del. hoặc Gymnanthemum amygdalinum thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cây này được sử dụng từ rất lâu trong y học dân gian ở một số nước Châu Phi (Nigeria, Cameroon, Zimbawe) và Châu Á trong đó hiện phổ biến ở các Nước Đông Nam Á.

Tại Tp. HCM, người dân quen gọi cây Lá đắng với các tên: cây Mật gấu, cây Cơm kìa, cây Kim thất tai. Nhưng thực tế, 3 cây kể trên là tên của ba loại cây rất khác nhau về thực vật, thành phần hoá học cũng như tác dụng trị bệnh.

Trong bài viết này chỉ giới thiệu cây Lá đắng (vì hiện được trồng phổ biến và nhiều người sử dụng) về kết quả của các nghiên cứu từ nước ngoài về thành phần hoá học, tác dụng, cách dùng trong trị bệnh cũng như những lưu ý khi sử dụng trong hỗ trợ chữa trị một số bệnh thường gặp.

1. Thành phần hoá học:

Vị đắng của lá do những chất alkaloids, saponin, tannin, glycoside. Cây chứa các hợp chất có tác dụng sinh học khác như: terpene, steroid, coumarin, flavonoid, acid phenolic, lignan, xanthone, anthraquinone, edotide and sesquiterpene (có tác dụng kháng ung thư). Ngoài ra lá còn chứa các chất khoáng: magnesium, chromium, manganese, selenium, sắt, đồng, kẽm, Vitamin A, E, C, B1,B2. protein thô, chất xơ, chất béo, tro, carbohydrate, các acid amin quan trọng: Leucine, Isoleucine, Lysine, Methionine, Phenyl alanine, Threonine, Valine, Histidine, Tyrosine.

2. Tác dụng dược học:

Những hợp chất trong Lá đắng có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh do quá trình viêm mạn tính, lão hoá, bệnh nhiễm giun sán, động vật nguyên sinh (protozoan) và vi khuẩn.
Theo công bố trên Quyển Y – Sinh học thực nghiệm tháng 2 năm 2004 (Experimental Biology and Medicine of February 2004 Edition) cho thấy lá Đắng có tác dụng hạ thấp tỉ lệ nguy cơ bị ung thư vú.

Lá Đắng dùng nấu dạng canh rau hay xay nhuyễn lấy nước uống như dạng nước bổ dưỡng trong nhiều dạng bệnh lý khác nhau. Nhiều thầy thuốc ở Châu Phi khuyên người dân dùng trị bệnh đường tiêu hoá, đái tháo đường, chán ăn, kiết lỵ và các chứng rối loạn tiêu hoá.

Các Polyphenol có tính kháng viêm và anti – oxidant, thải độc, bảo vệ thận, gan, hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da. Giảm đường huyết, bao vệ tim mạch do giúp ổn định lipid máu.

3. Độc tính:

Sau 6 tuần cho động vật uống dịch chiết lá Đắng với nước, cho thấy không có sự khác biệt giữa động vật được uống và không uống nước lá Đắng về:

Mô học của tim, gan, thận và ruột khi sinh thiết,

Trọng lượng cơ thể,

Số lượng tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.

Kết quả này cho thấy dịch chiết lá cây Lá Đắng chưa ghi nhận độc tính trên thực nghiệm, ngay cả khi uống kéo dài.

4. Cây lá đắng dùng trị bệnh gì?

4.1. Dựa trên tác dụng dược học và kinh nghiệm sử dụng trong y học dân gian của các nước. Cây Lá đắng hiện được sử dụng như một chất chống oxy hoá, hỗ trợ điều trị một số loại mạn tính như sau:

Đái tháo đường type 2,

Rối loạn lipid máu,

Tăng huyết áp,

Một số bệnh đường tiêu hoá: viêm đại tràng, rối loạn tiêu hoá…

4.2. Các nhà nghiên cứu cho biết y học dân gian ở nhiều quốc gia đã dùng cây Lá đắng chữa bệnh:

Ấn Độ: dùng lá chữa tiểu đường, dùng cành, rễ hỗ trợ điều trị HIV, hạ sốt, giảm ho, phát ban, cảm cúm, viêm vú.

Congo: dùng lá và vỏ rễ chữa kiết lỵ, viêm dạ dày, ruột, sốt rét, viêm gan, nhiễm giun.

Nam Phi: dùng rễ chữa sán máng (huyết hấp trùng), hiếm muộn, rối loạn kinh nguyệt.

Ở khu vực Tây Phi: dùng lá làm trà lợi tiểu, chữa táo bón, nhiễm trùng da, đái đường, bệnh chuyển hóa liên quan đến gan…

5. Lời khuyên:

Qua quan sát bước đầu ghi nhận nhiều người bệnh bị Tăng huyết áp, Đái tháo đường, rối loạn tiêu hoá,…có sử dụng kèm nấu nước Lá Đắng nhận thấy ổn định đường huyết lúc đói (kết hợp ăn kiêng, sử dụng thuốc hạ đường liều thấp), ổn định chỉ số đo huyết áp, đặc biệt ổn định tình trạng rối loạn đại tiện (tiêu phân nát, đại tiện nhiều lần trong ngày), tăng cảm giác ngon miệng…

Phản ứng ngoại ý: chưa ghi nhận những phản ứng ngoại đáng kể. Tuy nhiên khi sử dụng liều cao (trên 15g) vài người bị táo bón, huyết áp giảm, cảm giác ngọt ở miệng kéo dài.
Mặc dù theo các tài liệu nước ngoài cho thấy Lá Đắng an toàn khi uống. Tuy nhiên, hiện trong nước chưa có công trình nghiên cứu thực nghiệm cũng như lâm sàng được công bố. Nên rất cần được theo dõi và đánh giá thêm.

Trong quá trình sử dụng cần tuân thủ sự kiểm tra của thầy thuốc cũng như nên định kỳ thực hiện các xét nghiệm đánh giá tình trạng bệnh cũng như chức năng gan, thận…
Sử dụng bắt đầu liều thấp, không ngưng đột ngột các thuốc đang điều trị đặc hiệu (thuốc hạ áp, hạ đường…) và theo dõi các biểu hiện bất thường của cơ thể. Liều khuyên dùng khoảng 10g lá tươi (khoảng 3 – 5 lá) và 5 – 8g lá dạng khô.

Nguồn: Bs Trần Văn Năm – Nguyên Phó viện trưởng, Viện Y Dược Học Dân Tộc được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

8 Kỹ thuật cách trồng cây mật gấu đơn giản nhất

Cách trồng cây mật gấu đơn giản nhất là cách giâm cành. Nhiều bạn thí điểm biện pháp này trên cây mật gấu đã thu được các hiệu quả cao.

Chính từ các thời gian làm việc của những người đi trước chỉ cho, các bạn biết đâu là biện pháp lợi nhuận khổng lồ đưa loại cây thảo dược quý này từ những vùng núi cao về với cuộc sống đời thường, giúp ích cho nhiều người đang cần tới sự hỗ trợ của chính nó.

Theo y khoa gia truyền, cây mật gấu có khả năng rất tốt trong trợ giúp chữa trị bệnh về dạ dày, bệnh đường ruột, chứng bệnh đau nhức xương khớp, rối loạn tiêu hoá, tê thấp.


Cây mật gấu còn giúp mát gan, phòng chữa sỏi Mật, thấp khớp, đỡ đau sống lưng, giúp tăng sức khoẻ…Ngoài ra là dòng thảo dược làm tiêu mỡ, trị VĐT, giã rượu, trị bệnh bụ bẫm, bệnh Gút.

Cách trồng cây mật gấu

Chuẩn bị hom giống: thứ nhất chọn lựa những cây mật gấu khỏe mạnh , không mắc sâu bệnh, cắt thành các hom giống.

Sẵn sàng vườn ươm giâm hom: cần khu đất đạt ĐK về độ ẩm ướt tốt nhất, do cây mật gấu là loại cây ưa ẩm. tuy vậy cũng nên bảo đảm khu đất có công dụng thoát úng tốt vì cây mật gấu có thể không sống xót trong môi trường thiên nhiên ngập nước. Quanh vùng ươm giâm hom phải là chỗ mát mẻ.

Nếu chú ý sẽ thấy cây mật gấu chỉ phát triển ở những vùng núi với điều kiện khí hậu lạnh. Đất ở vườn ươm giâm hom nên có tính gần tương đồng so với đất nơi cây mật gấu phát hiện. Nếu tính đất khác biệt quá, thì cây giống có mạnh khỏe cũng không trong lúc này thích nghi với những thay đổi đột ngột môi trường sống.

Cắt và cắm hom: cắt cành giống vào những ngày râm mát, có mưa nhẹ hay buổi sáng, chiều mát. lúc cắt chấm dứt, nên phun nước lã, đặt đứng vô những xô chậu có nước cao 5cm, tiếp đến che đậy lại. mang lại vườm ươm, cắt thành các hom dài khoảng 5 tới 7cm, có từ 2 tới 4 lá. Cắt hom ngừng rồi đem giâm ngay. Hiện tại, các hom xử lý bằng 1 trong những các chất kích thích ra rễ như IBA, NAA tiếp đến đem đi cắm.

Cắm hom vào luống: Từ lúc căm hom vô luống đến khi hom ra rễ nên luôn luôn bảo đảm duy trì độ ẩm ướt tốt trong vườn ươm.

Nên trồng cây mật gấu ở đâu

Cây mật gấu là loại cây thảo dược liệu quý, có tương đối nhiều tác dụng tốt trong giúp sức khám chữa những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa – không ổn định đường hệ tiêu hóa, bệnh đường ruột; có tác dụng mát gan, trị những bệnh về xương khớp ( đau sống lưng, nhức mỏi tay chân,…), trị bệnh Gut, phòng bệnh béo tốt, giúp tăng tốc sức đề kháng cho cơ thể.

Cây mật gấu khác với các loại cây cam thảo dược liệu có môi trường thiên nhiên sống trải rộng, địa phận sinh trưởng & phát triển bỗng nhiên của chính nó chỉ bó hẹp trong địa phận núi cao của một số tỉnh thuộc khoanh vùng miền núi phía Bắc. những Khu Vực này thường là những Quanh Vùng núi cao, có địa hình khá hiểm trở, để có thể đi lại và di chuyển thu hái và đem cây về bên dưới vùng thấp cũng phải mất đến một trong những ngày đường. Chính điểm đó khiến người ta nghĩ đến việc nhân giống cây mật gấu tại các vùng trung du và các vùng có giao thông dễ dãi.

Vậy, để nhân giống thành công cây mật gấu thì phải đưa cây mật gấu trồng nơi nào là hài hòa và hợp lý và cho hiệu quả tối ưu nhất sẽ là vấn đề được gây được sự chú ý nhiều nhất.

Đầu tiên để định vị được cây mật gấu trồng ở đâu thì là hợp lý & lợi nhuận cao thì cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng điều kiện khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và thủy văn nơi cây mọc tự nhiên; kế tiếp đối chiếu xem khu vực nào ở dưới vùng thấp có điều kiện bỗng nhiên tương đương cao nhất với nơi đó. bất kể loại thực vật nào cũng có các nhu cầu nhất định về giới hạn sinh thái, vượt quá giới hạn này cây sẽ không còn lưu hành chứ chưa nói đến vấn đề sinh trưởng và phát triển tốt.

Hướng đến kỹ lưỡng về điều kiện tự nhiên của nơi làm ra cây mật gấu sẽ giúp đỡ cho tất cả những người đang ấp ủ nguyện vọng nhân giống và phát triển thành công cây mật gấu sớm đạt được điều mà mình mong muốn.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Phân biệt cây mật gấu nam và cây mật gấu bắc

Cây mật gấu là thảo dược tự nhiên được biết đến như một trong những vị thuốc quý của dân tộc. Tuy nhiên, hiện nay việc lựa chọn cây mật gấu đúng chuẩn, chất lượng cũng như cách dùng, công dụng của loại dược liệu này đang trở thành mối quan tâm của rất nhiều người. Bài viết này sẽ cung cấp cho bà con một cái nhìn toàn diện nhất về loại cây mật gấu.

Nhiều người cứ nghĩ rằng cây mật gấu có hai loại là mật gấu nam và mật gấu bắc. Cái tên mật gấu nam mà mọi người hay gọi chỉ là do địa điểm trồng mà ra, thực chất nó chính là kim thất tai (cây lá đắng). Cây mật gấu Bắc và kim thất tai thực tế là 2 loại, công dụng điều trị cũng như sử dụng cũng khác nhau, do đó chúng ta cần biết phân biệt để áp dụng cho đúng tình trạng bệnh của mình, tránh nhầm lẫn dẫn tới việc điều trị không hiệu quả.

Sự khác nhau giữa cây mật gấu nam và bắc

Cây mật gấu chính là cây hoàng liên ô rô, mọc ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, một loại cây thân gỗ thuộc họ hoàng liên cao khoảng 1,5m trở nên. Chính vì thế, loài cây thân mềm, lá đắng như mọi người vẫn hay gọi là mật gấu nam thực chất là không đúng. Cách phân biệt cũng như hoạt tính 2 loại này như sau:

Cây kim thất tai (cây lá đắng)

  • Tên gọi khác: cây lá đắng, săm gan, mật gấu nam bộ, cây cơm kìa, cây bầu đất, thiên đắc địa hồng… Trung Quốc còn gọi là Nam Phi Diệp.
  • Đặc điểm nhận biết: Cây nhỏ thân thảo, mềm giống như cây dâu tằm, dạng bụi, cao từ 1 – 2m, cành thẳng, gốc phân nhánh. Lá kim thất tai có đường kính khoảng 2 – 4cm, mềm mại, có lông tơ, phiến lá dày răng cưa, đầu lá nhọn, to và hơi tù, cuống lá dài khoảng 2cm, khi già lá nhẵn bóng. Hoa kim thất tai mọc ở đầu cành thành từng chùm.
  • Bộ phận sử dụng: Lá cây. Lá cây kim thất tai có vị đắng nên thường được gọi là cây lá đắng. Dân gian thường dùng lá cây để nhai sống chữa bệnh, nấu canh hoặc pha trà uống. Vì thuộc họ Cúc nên lá kim thất tai có tác dụng tiêu viêm, phong ngứa, tiêu thũng, bình nhiệt…
  • Hỗ trợ chữa bệnh: Đau nhức buốt lưng, sưng đau do trật đả, đau thần kinh do phong thấp, sưng đau, đau vai gáy, bệnh trĩ, viêm gan, mát gan, mỡ máu, giã rượu, mẩn ngứa… Nhiều người truyền tai nhau hình ảnh tờ báo nói cây lá đắng trị tiểu đường, nhưng thực tế chưa có nhà nghiên cứu nào chứng minh công dụng này, vì thế tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh để lại tác hại không may.

Cây kim thất tai 

Hoàng liên ô rô

Lâu nay, cây mật gấu Bắc vẫn bị nép vế hơn so với kim thất tai, cũng bởi những thông tin sai lệch trôi nổi trên mạng. Nhưng chính xác thì, hoàng liên ô rô mới thực chất là cây mật gấu chuẩn. Hiện nay, mật gấu Bắc chủ yếu được tìm thấy và trồng tại các vùng núi cao của phía Bắc như Lai Châu, Sơn La và một số viện dược liệu Hà Giang, Cao Bằng.

  • Tên gọi khác: Vì có tác dụng như vị hoàng liên, lá lại răng cưa như ô rô nên các nhà nghiên cứu đã đặt tên loài cây này là Hoàng liên ô rô, nhưng dân gian quen gọi với cái tên mật gấu Bắc hơn. Tên khoa học là Mahania annamica Gagne.
  • Đặc điểm nhận biết: Là loài cây thân nhỏ, cao khoảng 3 – 4m, thân gỗ màu vàng, cành không có gai. Lá cây mật gấu Bắc rất dễ nhận biết, dạng kép hình lồng chim sẻ, mọc so le dài 20 – 40cm, đầu sắc nhọn, có 2 gai ở phía cuống lá, cuống tròn rộng 25 – 40mm, dài khoảng 7 – 10cm, mỗi bên có khoảng 4-8 răng… Hoa mọc thành cụm, màu vàng nhạt, phân cành phía dưới. Quả mọng màu xanh, hình cầu.

Theo nghiên cứu thì một cây hoàng liên ô rô có khoảng 0,3% ancaloit (bao gồm becbamin, oxyacanthin, magnoflorin, jatrorrhizin, panmatin, becberin…). Quả cũng chứa jatrorrhhizin và berberin. Rễ chứa neprotin và umbellatin. Riêng thân cây có 0,35 – 2,5% becberin, chính vì thế thân cây đem lại nhiều dược tính có lợi và thường được sử dụng nhất.

  • Bộ phận sử dụng: Khác với kim thất tai, mật gấu Bắc sử dụng thân cây là chủ yếu. Tính đắng và mát của hoàng liên ô rô sẽ công vào 4 kinh thận, can, phế, vị… giúp thanh nhiệt, giải độc, làm se, tiêu viêm.

Cây hoàng liên ô rô

 

Như vậy có nghĩa kim thất tai và mật gấu không phải là một, mỗi loại lại cho công dụng riêng. Nói thế không có nghĩa cây kim thất tai mà mọi người hay gọi là cây mật gấu Nam không tốt, ngược lại nó cho hiệu quả chữa bệnh đáng nể. Tuy nhiên, việc phân biệt là vô cùng cần thiết, chúng ta nên gọi cho chính xác để tìm mua và sử dụng đúng cách.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Dùng cây mật gấu lợi hay hại?

Đặc điểm của cây mật gấu

Cây mật gấu hay hoàng liên ô rô, hoàng bá gai (danh pháp khoa học: Mahonia bealei) là loài thực vật có hoa thuộc họ Hoàng liên gai được xuất hiện lần đầu vào năm 1875.

Cây bụi lớn, có thể cao đến 8m. Lá kép lông chim 1 lần lẻ có thể dài đến 50cm, có từ 4-10 cặp lá chét đính ở 2 bên. Hoa tự chùm mọc ở đầu cành, màu vàng nhạt, chùm hoa có thể dài tới 30cm.

Cây mật gấu (Hoàng liên ô rô)

Quả chín hình cầu hoặc hình trứng có kích thước 1,5 cm, màu xanh khi chín có màu tím đậm.

Hoàng liên ô rô phân bổ chủ yếu ở miền nam Trung Quốc và một số tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam (Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu).

Thành phần hóa học của cây mật gấu

Trong thân cây mật gấu có từ 0,35 đến 2,5% becberin. (Becberin là thành phần để chế thuốc chống đi ngoài phân lỏng, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa).

Công dụng của cây mật gấu:

– Mật gấu vị đắng, có tác dụng mát gan, giải độc, hạ men gan
– Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B, viêm gan C
– Tác dụng điều trị chứng và da do bệnh gan
– Tác dụng giã rượu rất tốt
– Phòng và điều trị sỏi Mật
– Giảm đau lưng, điều trị bệnh xương khớp
– Lá cây mật gấu nam còn có tác dụng: Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, bệnh thoát vị địa đệm và bệnh xương khớp rất tốt.
– Tác dụng tiêu mỡ bụng
– Điều trị viêm đại tràng, bệnh đường ruột

Cây mật gấu khi chín có màu tím

Độc tính và tác dụng phụ

Những thử nghiệm thực tế trên động vật cho thấy, hoàn toàn không có sự khác biệt giữa động vật được và không được uống dịch chiết từ cây mật gấu.

Thử nghiệm này đánh giá về mô học của tim, gan, thận. Trọng lượng cơ thể, các chỉ số về máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu… Từ kết quả cho thấy rằng, độc tính của cây mật gấu chưa được ghi nhận trên thực nghiệm.


Sử dụng cây mật gấu trong thời gian kéo dài với liều cao có thể gây ra tác dụng phụ

Tuy nhiên, việc sử dụng cây mật gấu trong thời gian kéo dài với liều cao cũng có thể gây ra các tác dụng ngoài ý muốn. Các tác dụng phụ thường gặp như hạ huyết áp, táo bón.

Cách sử dụng cây mật gấu

Có nhiều cách sử dụng cây mật gấu, nhưng đơn giản và hiệu quả nhất ta thường dùng hai cách sau:

– Dùng cây mật gấu sắc nước uống hằng ngày. Chúng ta chỉ cần sử dụng lá hoặc thân cây mật gấu tươi rửa sạch, cho vào ấm đun sôi với nước theo tỉ lệ 20 g/1 lít nước. Sau 15 phút, nhấc xuống để nguội và dùng như nước uống hằng ngày.

– Dùng cây mật gấu ngâm rượu. Đem thân cây mật gấu rửa sạch, chẻ nhỏ rồi phơi khô. Sau đó cho vào ngâm với rượu trong bình. Khi rượu chuyển sang màu vàng đậm thì có thể sử dụng. Tùy theo nồng độ mà người dùng có thể pha loãng hay uống trực tiếp.

Cây mật gấu đem ngâm rượu

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây mật gấu

Cây mật gấu là một trong những cây thuốc Nam hữu dụng, dùng để chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe cho con người. Do có nhiều công dụng, nên nhiều người đã tìm cách trồng cây mật gấu. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng và chăm sóc cây mật gấu, để cây nhanh phát triển và đảm bảo chất lượng.

                                                   Trồng cây mật gấu

Bước 1: Chuẩn bị

1. Chuẩn bị cây giống:

Để cây phát triển tốt, chúng ta đòi hỏi phải lựa chọn những cây (cành) mạnh khỏe, cứng cáp nhất và đặc biệt không bị sâu bệnh.

2. Vườn trồng đầy đủ độ ẩm và ánh sáng:

Mọi người biết rằng cây mật gấu rất dễ thích nghi với môi trường sống, dù ở điều kiện nào nó cũng có thể sinh sôi và nãy nở. Tuy nhiên, để thảo dược mật gấu phát triển nhanh và cho năng suất cao chúng ta phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về đất trồng, điều kiện ánh sáng, dinh dưỡng cho cây…

Cây mật gấu vốn ưa ẩm nên thích hợp trồng ở những vùng đất ẩm thấp nhưng tuyệt đối không bị úng nước.
Vườn cây luôn được thông thoáng, đủ ánh sáng.

Bước 2: Tiến hành cắt cành, ươm trồng

Thời điểm thích hợp để cắt cành là vào thời gian buổi chiều, sáng, trời mưa nhẹ, khi thời tiết mát mẻ. Cành sau khi cắt có chiều dài khoảng từ 5-7cm, có từ 1-2 lá (hoặc không có lá).

Sau khi cắt cành xong thì tưới nước hay ngâm thẳng cành vào nước và lấy ra giâm thẳng xuống vườn ươm đã chuẩn bị sẵn trước đó.

Sau khi ươm cành cần thường xuyên bón thúc, tưới nước cho cây để cây luôn phát triển khỏe mạnh.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam