Chôm Chôm Long Khánh đã có chỉ dẫn địa lý

Vừa qua, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) đã cấp “Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý” cho 2 sản phẩm chôm chôm Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.

Chôm chôm nhãn Long Khánh

Đây là sản phẩm thứ 2 của tỉnh được bảo hộ chỉ dẫn địa lý sau bưởi Tân Triều. UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý này.

2 sản phẩm là chôm chôm nhãn Long Khánh và chôm chôm tróc vỏ Long Khánh. Để được bảo hộ địa lý Long Khánh, chôm chôm phải được trồng ở các xã Bình Lộc, Xuân Tân, Bảo Vinh, Bảo Quang (thị xã Long Khánh); Xuân Đỉnh, Bảo Hòa (huyện Xuân Lộc); Xuân Thiện, Quang Trung, Gia Kiệm và Gia Tân (huyện Thống Nhất); Sông Nhạn, Xuân Quế, Bảo Bình và Xuân Bảo (huyện Cẩm Mỹ) và được bảo quản, đóng gói tại các khu vực gồm thị xã Long Khánh, các huyện Xuân Lộc, Thống Nhất và Cẩm Mỹ.

Theo số liệu thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, tổng diện tích trồng chôm chôm được bảo hộ trong toàn khu vực đã lên tới gần 7.000ha.

Theo Cục Sở hữu trí tuệ, khu vực địa lý có các điều kiện tự nhiên đặc thù như địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng là những yếu tố tạo nên chất lượng của chôm chôm Long Khánh.

– Về địa hình, khu vực địa lý có địa hình đồi thoải lượn sóng, độ dốc từ 3 – 8%.

– Về khí hậu, khu vực địa lý có tổng lượng mưa bình quân cả năm từ 1.630 – 2.190mm, nhiệt độ trung bình trong năm từ 25,4 – 26,6 độ C, độ ẩm bình quân cả năm từ 78,5 – 83%, lượng bốc hơi tổng số dao động từ 1.030 – 1.240 mm/năm; số giờ nắng tổng số trong năm đạt từ 2.230 – 2.600 giờ.

– Về đất đai, khu vực địa lý có điều kiện thổ nhưỡng đặc trưng của vùng đất đỏ bazan, thành phần sét và thịt pha sét, độ pH trung bình từ 4,02 – 5,12, các cation trao đổi (CEC) trong đất dao động từ mức thấp đến trung bình (12,33 – 17,07 meq/100gr), đất giàu chất hữu cơ (1,75 – 3,33%), thành phần dinh dưỡng đa lượng ở mức từ trung bình đến giàu, hàm lượng lân và kali dễ tiêu (8,44 – 24,93 mg/100gr), hàm lượng sắt tổng số trong đất rất cao (Fe từ 12,31 – 17,95%), hàm lượng vi lượng (mn, Cu, Zn, B…) trong đất cao.

– Chôm chôm nhãn Long Khánh là quả chôm chôm của giống chôm chôm nhãn, vỏ màu xanh, vàng cam và vàng đỏ, mùi thơm, vị ngọt và giòn. Các chỉ tiêu chất lượng đặc trưng: Khối lượng quả từ 23,15 – 30,32 gr/quả, chiều dài quả từ 38,09 – 43,13mm, đường kính quả từ 32,85 – 35,66mm, độ dày vỏ quả từ 2,86 – 3,94mm, cùi dày từ 6,11 – 7,44 mm, khối lượng cùi từ 11,32 – 14,92 g/quả, độ Brix từ 17,91 – 19,42%, hàm lượng nước từ 7671 – 81,24%, đường tổng số từ 11,18 – 18,24%, trong 100ml dịch quả có chứa từ 9,74 – 55,25 mg vitamin C.

– Chôm chôm tróc vỏ Long Khánh là quả của giống chôm chôm Java, vỏ màu đỏ và đỏ đậm, râu dài và dày, đuôi có đốm xanh, vị ngọt. Các chỉ tiêu chất lượng đặc trưng: Khối lượng quả từ 30,17 – 36,26 gr/quả, chiều dài quả từ 41,44 – 45,54 mm, đường kính từ 35,10 – 38,40mm, vỏ dày từ 3,21 – 4,11mm, cùi dày từ 6,63 – 8,18mm, khối lượng cùi từ 13,66 – 17,19 gr/quả, độ Brix từ 17,74 – 19,45%, hàm lượng nước từ 76,84 – 80,86%, đường tổng số từ 10,57 – 13,68%, trong 100ml dịch quả có chứa từ 14,03 – 52,89 mg vitamin C.

Đón nhận tin vui, ông Trần Mộng Thành, Phó Chủ tịch UBND thị xã Long Khánh phấn khởi cho biết, cùng với trái sầu riêng, chôm chôm Long Khánh từ lâu đã nổi tiếng khắp cả nước vì chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, việc tiêu thụ với số lượng lớn còn gặp nhiều khó khăn. Việc cấp chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh sẽ là cú hích mới để sản phẩm có điều kiện vươn ra thị trường ngoài nước.

Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Bốn kỳ bón phân cho Chôm Chôm

Các nghiên cứu cho thấy cây chôm chôm cần nhiều kali (K) và đạm (N). Thiếu kali dễ làm cháy chóp và mép lá. Hiện tượng này thường dễ nhận thấy ở các vườn bón phân không cân đối và thiếu chăm sóc.

Liều lượng và tỷ lệ N:P:K của phân bón đề nghị được bón thích hợp cho từng giai đoạn và thời kỳ phát triển, phát dục của cây chôm chôm. Nếu trong giai đoạn cây đã cho trái, bón theo hình chiếu của tán cây, chia 4 đợt bón phù hợp với từng giai đoạn như sau:

Bón phân đúng cách giúp tăng năng suất và chất lượng vườn chôm chôm.

– Đợt 1: Tính từ khi kết thúc thu hoạch vụ trước cho đến khi cây phục hồi sinh trưởng, tăng cường quá trình tích lũy dinh dưỡng. Trong thời kỳ này cần ưu tiên bón phân hữu cơ, phân lân và phân đạm nhằm nhanh chóng giúp cây trồng phục hồi sức khỏe sau một thời gian dài phải huy động dinh dưỡng nuôi trái. Tạo tiền đề tốt cho việc tích lũy dinh dưỡng giúp cho các giai đoạn kế tiếp. Bón 5 – 10kg phân hữu cơ chế biến + 1kg NPK 20-20-15 + TE/gốc.

– Đợt 2: Được tính từ sau khi đã kết thúc đâm đọt mới, lá non đã chuyển hoàn toàn sang lá già. Giai đoạn này cần chú ý bón tăng tỷ lệ phân lân (P) và phân kali, giảm lượng phân đạm nhằm giúp cho tỷ lệ C/N của cây tăng cao, thuận lợi cho quá trình hình thành mầm hoa, phát triển hoa. Giai đoạn này cũng cần bổ sung thêm các chất vi lượng (đặc biệt là vi lượng B) nhằm tăng thêm số lượng, chất lượng và sức sống của hạt phấn, giúp cho việc thụ phấn, thụ tinh được dễ dàng sẽ giảm tỷ lệ rụng hoa, giúp cho chôm chôm trổ hoa đều, tập trung. Bón lượng phân có lân cao như DAP với lượng 1,0 – 1,5kg/gốc, phun xịt thêm phân bón lá NPK (10-60-10) hoặc (6-30-30).

– Đợt 3: Được tính từ sau thụ phấn đến khi trái phát triển tối đa về thể tích. Giai đoạn này cần bón cân đối các chất đa lượng NPK và cả các chất trung và vi lượng nhằm giúp hạn chế tỷ lệ rụng trái, tăng nhanh việc phát triển thể tích trái và vỏ trái tạo điều kiện cho việc tăng số quả mỗi cây và tăng trọng lượng trung bình quả. Có thể bón một trong những loại phân NPK như 16-8-16 + TE; 20-0-20 + TE; 14-7-21 + TE; 12-12-17 + TE và phun xịt thêm phân bón lá 12-0-40 + 3Ca0.

– Đợt 4: Được tính trong khoảng thời gian trước thu hoạch 1 tháng. Đây là giai đoạn tích lũy và chuyển hóa các chất trong trái, tăng độ chắc của trái và tăng chất lượng của trái. Giai đoạn này rất cần kali để tăng cường quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng từ lá cây vào trái, rất cần thêm tỷ lệ chất đạm, chất calci (Ca) và vi lượng. Thúc đẩy nhanh quá trình chín sinh lý và sinh thái của trái, giúp cho việc chín đồng loạt và tăng chất lượng trái. Đợt bón này cần ưu tiên sử dụng các dạng phân bón có tỷ lệ NPK = 12- 0- 40 + 3Ca0; 20-20-20 hoặc HK 7-5- 44.

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Đất – Phân bón & Môi trường phía Nam được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Nhân giống Chôm Chôm

Chôm chôm cùng họ với nhãn vải nhưng có một số đặc trưng hình thái và các đặc tính sinh học khác hẳn. Chôm chôm có hương vị thơm ngon, cùi giòn hợp khẩu vị với đa số các dân tộc châu Á. Vỏ quả chôm chôm dày mọng nước nên dễ bảo quản và vận chuyển hơn nhãn, màu vỏ quả vàng đẹp nên hấp dẫn người mua.

Chôm chôm chỉ thích hợp với các vùng khí hậu từ sau vĩ tuyến 12o Bắc trở lại Nam. Yêu cầu nhiệt độ cao và 1-3 tháng mùa khô để phân hóa mầm hoa. Mùa thu hoạch chôm chôm từ cuối tháng 6 dương lịch đến hết tháng 9 – thời gian thu hoạch quả dài là một ưu điểm của chôm chôm. Các giống chôm chôm phổ biến hiện nay là chôm chôm Java, chôm chôm đường, chôm chôm nhãn.

Nhân giống chôm chôm bằng phương pháp ghép:

– Gieo hạt: Ngày gieo hạt chôm chôm chỉ để lấy cây con làm gốc ghép vì số lượng cây có toàn hoa đực mọc từ hạt chiếm 48-50% (Torres, 1962). Cũng có thể sử dụng các cây con gieo từ hạt trồng ra vườn sản xuất làm cây thụ phấn (cây gieo từ hạt có chiều cao sinh trưởng lớn hơn cây ghép).

Hạt chôm chôm có nhiều dầu và rất nhanh mất nước khi tách khỏi cùi, vì vậy nhiều vùng nông dân chỉ bóc vỏ và gieo cả cùi, như vậy phải xử lý chống kiến, hoặc tách cùi xong phải gieo ngay và tưới đẫm nước, phủ đất hoặc giá thể dày. Cũng có thể gieo ngay vào túi bầu, xếp trong nhà ươm cây hoặc vườn ươm cây.

– Ghép cây chôm chom sau gieo 8-12 tháng có thể ghép được. Tiêu chuẩn cây gốc ghép cao 80-100 cm; đường kính gốc ghép 1,2-1,5 cm.

– Phương pháp ghép: ghép cửa sổ, mắt nhỏ có gỗ và đòan cành. Phương pháp tốt nhất là ghép đoạn cành. Dù là ghép cửa sổ, ghép đoạn cành hay mắt nhỏ có gỗ, đều phải mở miệng ghép cao và chừa lại một đoạn 20 cm có lá bánh tẻ của cây gốc ghép dưới vết ghép (như ghép nhãn, xoài …). Dùng dây nilông mỏng căng mạnh và quấn vòng đơn ở chỗ có mắt ghép để mầm ghép tự mọc qua dây buộc. Cành ghép bánh tẻ 6-8 tháng tuổi ở lưng chừng tán và ngoài bìa tán gỗ có nhiều ánh sáng. Đường kính cành ghép 0,8-1 cm (nếu nghép cửa sổ, cành ghép có đường kính lớn hơn (1,2-1,5 cm) mới dễ bóc vỏ). Một đoạn cành ghép dài 8-10 cm cho 1 cây gốc ghép.

Thời vụ gieo hạt cuối tháng 6 – cuối tháng 7 dương lịch. Thời vụ ghép từ cuối tháng 4 – cuối tháng 7, nhưng trong tháng 5-6 có tỷ lệ sống cao nhất.

Ở đồng bằng sông Cửu Long có thể nhân giống bằng phương pháp chiết (các tỉnh miền Đông chỉ nên nhân giống bằng phương pháp ghép). Chiết cáo cành chiết: 40-45 cm. Đường kính cành chiết 1,0 – 1,2 cm (không nên chiết cành to), tốt nhất là không phân cành hoặc phân cành phía ngọn. Thời gian trồng trong vườn ươm sau khi hạ bầu chiết là từ 6-12 tháng để chăm bón, tạo hình cây con. Nên ra ngôi cành chiết trong bầu nilông hay trong sọt tre. Nếu là sọt tre, đường kính miệng bầu 15 cm, chiều cao 20-25 cm. Bầu nilông để ra ngôi cây gốc ghép cũng nên có kích thước tương tự.

Sử dụng phân bón lá cho Sầu Riêng giai đoạn nuôi trái

Ngoài việc áp dụng kỹ thuật xử lý để cho sầu riêng ra hoa, đậu trái sai, thì việc chăm sóc, cung cấp dinh dưỡng cho cây giữ vai trò rất quan trọng.

Bổ sung phân bón cho lá trong giai đoạn nuôi trái của cây sầu riêng là yếu tố hết sức cần thiết

Tùy từng giai đoạn mà nhà vườn sử dụng cách bón phân như thế nào cho hiệu quả nhất, đặc biệt là giai đoạn mang trái.

Theo Phó giáo sư, TS Trần Văn Hưu – trường Đại học Cần Thơ, nhà vườn thường hay sử dụng phân bón qua lá trong điều kiện cây bị khô hạn hoặc ngập nước – khi cây không thể hấp thu dinh dưỡng qua đường rễ. Trong giai đoạn nuôi trái, cây lại cho năng suất trái cao, việc hấp thu dinh dưỡng qua rễ sẽ kém, do đó nhà vườn nên bổ sung dinh dưỡng cho cây qua lá, như thế sẽ giúp cây hấp thu nhanh và nuôi trái tốt hơn.

Loại phân được sử dụng trong thời điểm trước khi hoa nở là Bo. Thời điểm sau hoa nở, nhà vườn sử dụng các loại phân thuộc canxi Bo giúp chống rụng trái non. Đối với loại sầu riêng hạt lép – Ri6, việc này sẽ giúp cây giảm hiện tượng cháy múi.

Sau khi đậu trái từ 10 – 15 ngày, với sầu riêng hạt lép, để giảm hiện tượng rụng trái non, nhà vườn dùng thuốc phun qua lá GA3 theo hướng dẫn,… đây là loại thuốc điều hòa sinh trưởng.

Lưu ý: Trong giai đoạn này, cây sầu riêng có nhu cầu bổ sung kali cao và bổ sung một số chất trung vi lượng cần thiết như sắt, kẽm, đồng.

Giai đoạn sau đậu trái khoảng 2 tháng, cần tăng cường thuốc Nitrat Canxi với nồng độ 0,2%, giúp chất lượng trái tốt, giảm hiện tượng trái bị sượng.

Sau 2 tuần, phun tiếp magie cũng với nồng độ 0,2% giúp cơm trái phát triển đầy đủ, hạn chế sượng.

Trước thu hoạch 1 tháng, cần bổ sung thêm thuốc Nitrat kali với nồng độ 0,1% giúp chất lượng trái tốt hơn.

Trong giai đoạn phát triển trái, lưu ý không sử dụng phân có lượng đạm cao vì sẽ làm trái bị sượng.

Quả sầu riêng rất bắt mắt khi được chăm sóc đúng kỹ thuật

Như vậy, ngoài việc bón phân đầy đủ qua gốc, việc bón phân qua lá giai đoạn nuôi trái ở cây sầu riêng sẽ hỗ trợ quá trình phát triển trái và quyết định năng suất, chất lượng của trái, tăng hiệu quả kinh tế khi thu hoạch.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Một số sâu bệnh hại chính trên cây hoa Hồng và biện pháp phòng trừ

Hoa hồng là một trong số những loài hoa cảnh được ưa chuộng. Fman xin giới thiệu cho các bạn một số sâu bệnh hại chính trên cây hoa hồng và biện pháp phòng trừ:

I. Sâu hại

1. Rệp (Toxoptera auranti)

Đặc điểm hình thái: Rệp trưởng thành dài 3-4mm, nhìn chung có màu xanh nhạt, có khi màu đỏ vàng xám.

Tập quán sinh sống và gây hại: Rệp thường tập trung ở đọt non và nụ, một số ít hại lá. Lá, đọt non và nụ bị hại thường tiết ra mật dễ phát sinh bệnh muội đen. Trời ấm và khô rệp hoạt động mạnh, khi có nước thì hạn chế. Nhiệt độ không khí 20 độ C độ ẩm 70 – 80% rệp sinh sản rất nhanh.

Biện pháp phòng trừ:

– Bón phân cân đối, hạn chế bón nhiều đạm.

– Tưới nước giữ ẩm cho cây.

– Có thể áp dụng biện pháp tưới phun mưa với áp lực cao để rửa trôi rệp.

– Hiện chưa có thuốc BVTV đăng ký trong danh mục để phòng trừ rệp hại hoa hồng. Có thể tham khảo sử dụng một số hoạt chất: Imidacloprid, Thiamethoxam, Buprofezin để phòng trừ.

2. Bọ phấn (Bemisia tabaci)

Đặc điểm hình thái:

– Trưởng thành: toàn thân phủ một lớp phấn trắng.

– Trứng: Hình bầu dục có cuống, vỏ mỏng, mới đẻ trong suốt, sau chuyển sang màu vàng sáp trong – màu nâu xám. Khi đẻ trứng được cắm vào lá và xếp dựng đứng.

– Sâu non: Màu vàng nhạt, hình ovan. Mới nở có chân và bò dưới mặt lá. Sâu non có 3 tuổi, ở những tuổi đầu thường sống tập trung trên các lá non nhưng khi đẫy sức thường tập trung ở các lá già. Con non chưa có phấn bao phủ.

– Nhộng giả: Màu sáng, hình bầu dục.

Tập quán sinh sống và gây hại:

– Bọ phấn chích hút nhựa ở những bộ phận non. Trưởng thành gây hại thường để lại một lớp bụi phấn màu trắng, sau khi gây hại chúng thường tiết ra dịch ngọt là môi trường cho nấm muội đen phát triển. Bọ phấn thường gây hại mạnh vào mùa khô.

– Trưởng thành hoạt động linh hoạt, có khả năng bay cao khoảng 0,5m và bay xa có thể từ 2-7km. Không thích ánh sáng trực xạ, nắng to hoặc mưa thường nấp vào dưới lá gần mặt đất và những nơi rậm rạp.

– Bọ phấn giao phối mạnh nhấtt lúc 5-6 giờ sáng và 4-5 giờ chiều.

– Trứng được đẻ rải rác từng quả hoặc từng ổ 4-5 quả, tập trung ở lá bánh tẻ. Một con đẻ từ 50-85 quả trứng. Trứng nở sau khoảng 7-10 ngày.

Biện pháp phòng trừ:

– Thường xuyên vệ sinh đồngng ruộng, ngắtt bỏ lá già, các bộ phận bị hại và tiêu hủy.

– Dùng bẫy dính màu vàng để dẫn dụ và tiêu diệt bọ phấn.

– Tiêu huỷ triệt để tàn dư cây trồng.

– Không trồng liên tục các loại cây mẫn cảm với bọ phấn.

– Sử dụng loại thuốc sau để phòng trừ: Dinotefuran (Oshin 100 SL)

3. Bọ trĩ (Thrips palmi)

Đặc điểm hình thái: Trưởng thành rất nhỏ, màu vàng nhạt, đuôi nhọn, cánh dài và mảnh, xung quanh cánh có nhiều lông tơ. Sâu non không cánh, hình dạng giống trưởng thành, màu xanh vàng nhạt.

Tập quán sinh sống và gây hại:

– Trưởng thành bò nhanh, linh họat, đẻ trứng trong mô lá non. Trưởng thành và sâu non thường sống tập trung mặt dưới lá và bò sang các cánh hoa.

– Bọ trĩ chích hút nhựa ở lá non, chồi non và nụ hoa làm lá vàng, màu hoa nhạt, lá non và cánh hoa biến dạng xoăn lại, cây sinh trưởng kém. Tại vết chích có những đốm tròn trong như giọt dầu, ở giữa có một chấm vàng, lúc đầu vàng trắng sau biến thành nâu đen.

– Bọ trĩ phát triển mạnh trong điều kiện khô và nóng.

– Vòng đời ngắn, trung bình 12-15 ngày, sức sinh sản mạnh và có khả năng kháng thuốc cao

Biện pháp phòng trừ:

– Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt để hạn chế tác hại của bọ trĩ

– Bọ trĩ là loài côn trùng có khả năng quen thuốc cao, vì vậy cần luân phiên thay đổi khi sử dụng thuốc BVTV.

– Sử dụng các loại thuốc sau để phòng trừ:

+ Emamectin benzoate (Susupes 1.9 EC)

+ Spinetoram (Radiant 60SC).

+ Imidacloprid + Pyridaben (Hapmisu 20 EC)

4. Nhện đỏ (Tetranychus urticae)

Đặc điểm hình thái:

– Nhện đỏ rất nhỏ, nhện non màu vàng cam.

– Trưởng thành: con cái mình tròn màu đỏ tươi ở phần bụng và đỏ sẫm ở phần hông. Hai bên lưng có nhiều đốm đen chạy dài từ ngực xuống cuối bụng. Con đực nhỏ hơn, mình hình bầu dục, hơi nhọn lại ở đuôi, hai đốt cuối màu đỏ chói.

– Nhện có 4 cặp chân dài màu vàng nhạt, chiều dài của nhện cái là 0.2mm.

Tập quán sinh sống và gây hại:

– Nhện thường cư trú ở mặt dưới lá và thường chích hút dịch trong mô lá và hoa tạo thành vết hại có màu sáng, dần dần các vết chích này liên kết với nhau. Khi bị hại nặng, lá cây hoa hồng có màu nâu phồng rộp, vàng rồi khô và rụng đi.

– Nhện đỏ phát triển trong điều kiện khô và nóng.

– Vòng đời nhện đỏ khoảng 15 ngày, mỗi con cái có thể đẻ hàng trăm trứng

Biện pháp phòng trừ:

– Đảm bảo vườn cây thông thoáng.

– Tưới đủ ẩm trong mùa khô.

– Bón phân đầy đủ, cân đối.

– Khi mật độ nhện hại cao có thể sử dụng biện pháp tưới phun để rửa trôi nhện.

– Biện pháp hóa học: Nhện đỏ là loài dịch hại có khả năng kháng thuốc cao, vì vậy khi sử dụng cần luân phiên, thay đổ thuốc khi sử dụng Luân phiên, sử dụng các loại thuốc sau để phòng trừ:

+ Abamectin (Reasgant 1.8 EC, 3.6EC)

+ Milbemectin (Benknock 1 EC)

+ Emamectin benzoate (Tasieu 1.9EC, Map Winer 5WG)

+ Fenpropathrin (Vimite 10 EC)

+ Fenpyroximate (Ortus 5 SC)

+ Hexythiazox (Nissorun 5 EC)

+ Propargite (Atamite 73EC);

5. Sâu xanh (Helicoverpa armigera)

Đặc điểm hình thái:

– Thành trùng là một ngài đêm màu xám tro có chiều dài thân 14 – 17 mm, sải cánh 28 – 35 mm. Cánh trước màu xám vàng.

– Trứng hình bán cầu, khi mới đẻ có màu vàng nhạt, gần nở có màu xám tro hay xanh nhạt. – Sâu non mới nở màu xanh nạt có chấm đen to trên ngực, đầu đen, hoạt động mạnh, bò khắp nơi. Cơ thể bao phủ nhiều u lông nhất là đốt bụng đầu tiên và đốt bụng cuối cùng trên lưng mỗi đốt có 2 u lông lớn. Đầu sâu non màu vàng nâu.

– Nhộng màu hung đỏ dài 15-18 mm, đốt bụng nhỏ có 2 gai nhỏ hơi cong

Đặc điểm sinh học và tập quán gây hại:

– Sâu xanh là loài sâu đa thực, ngoài các cây hoa còn hại nhiều cây trồng khác.

– Sâu non có 5-6 tuổi, giai đoạn sâu non kèo dài 15-26 ngày, có khi tới 31 ngày. Sâu xanh thường phá lá non, ngọn non, nụ và hoa. Sâu tuổi 1 ăn phần thịt lá chừa lại biểu bì. Từ tuổi 2 trở đi đục vào nụ, ăn rỗng nụ và hoa, di chuyển từ nụ này sang nụ khác. Khi đẫy sức chui xuống đất làm kén hoá nhộng.

– Trưởng thành hoạt động ban đêm, ban ngày ẩn nấp dưới bụi cỏ, lá cây. Trưởng thành đẻ trứng rải rác từng quả thành từng cụm ở cả 2 mặt lá non, ở nụ hoa, ở đài hoa và hoa. Mỗi con có thể đẻ 500-800 trứng hoặc nhiều hơn. Chúng thường thích đẻ trứng ở nụ hoa và đài hoa. Thời gian phát dục của trứng từ 4-5 ngày

– Nhộng được hình thành trong đất ở độ sâu 2,5-3cm, giai đoạn nhộng kéo dài 10-12 ngày có khi tới 24 ngày.

* Vòng đời trung bình khoảng 42-50 ngày. Nhiệt độ thích hợp cho sâu phát triển gây hại là 25-280C và ẩm độ là 70-75%. Đất khô (ẩm độ < 30%) rất dễ làm chết nhộng.

Biện pháp phòng trừ:

– Thu gom các bộ phận bị hại (lá, hoa, nụ) đem tiêu hủy.

– Biện pháp hóa học: Sử dụng một trong các thuốc sau để phòng trừ.

+ Abamectin (Plutel 1.8 EC, 3.6EC; Reasgant 1.8 EC, 3.6EC)

+ Emamectin benzoate (Tasieu 1.9 EC)

+ Bacillus thuringiensis (Delfin WG, Thuricide HD, OF 36BIU)

II. Bệnh hại

1.Bệnh đốm đen (Diplocarpon rosae)

Triệu chứng: Vết bệnh có hình tròn hoặc hình bất định, ở giữa màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Bệnh thường phá hại trên các lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở cả 2 mặt lá. Bệnh nặng làm lá vàng, rụng hàng loạt

Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển:

– Bệnh do nấm Diplocarpon rosae gây ra.

– Bệnh lây lan nhanh trong điều kiện khí hậu ẩm ướt. Nhiệt độ thích hợp để nấm lây lan và gây hại từ 22-260C, ẩm độ trên 85%. Nấm tồn tại trong đất và lan truyền qua các hoạt động của con người.

Biện pháp phòng trừ:

– Giữ cho vườn cây thông thoáng, không để vườn cây quá ẩm ướt.

– Vệ sinh đồng ruộng triệt để, cắt tỉa lá bị bệnh và thu gom tiêu hủy.

– Biện pháp hóa học: Có thể sử dụng các loại thuốc sau để phòng trừ:

+ Carbendazim (Carbenzim 500FL)

+ Hexaconazole (Anvil 5SC, Tungvil 5SC)

+ Imibenconazole (Manage 5 WP)

+ Mancozeb (Cadilac 75WG)

+ Diniconazole (Nicozol 12.5WP)

2. Bệnh gỉ sắt (Phragmidium mucronatum)

Triệu chứng: Vết bệnh có dạng ổ nổi màu vàng da cam hoặc màu nâu sắt gỉ, thường hình thành ở mặt dưới lá. Mặt trên mô bệnh mất màu xanh bình thường, chuyển sang màu vàng nhạt. Bệnh nặng làm lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ và ít, thường bị thay đổi màu sắt, cây còi cọc.

Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển:

– Bệnh do nấm Phragmidium mucronatum gây ra

– Bào tử lan truyền trong không khí, trên tàn dư cây bệnh còn sót lại trên đồng ruộng, nhiệt độ cho nấm phát triển là từ 18 – 210C.

Biện pháp phòng trừ:

– Vệ sinh đồng ruộng, cắt tỉa lá bị bệnh, thu gom tiêu hủy triệt để tàn dư và cỏ dại.

– Có thể dùng các loại thuốc sau để phòng trừ: Hexaconazole (Anvil 5SC, Dibazole 10SL, Fulvin 5SC)

3. Bệnh mốc xám (Botrytis cinerea )

Triệu chứng: Bệnh hại chủ yếu trên hoa. Vết bệnh là nhiều đốm nhỏ màu xám trên nụ và hoa, bệnh thường làm hoa bị thối. Bệnh nặng làm cả nhánh non bị héo

3.2. Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển:

– Bệnh do nấm Botrytis cinerea gây ra.

– Bệnh phát triển mạnh khi nhiệt độ và ẩm độ cao.

Biện pháp phòng trừ:

– Thu gom, tiêu hủy sớm các tàn dư cây bệnh.

– Biện pháp hóa học: Có thể dùng các thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ
Copper Oxychloride

+ Streptomycin sulfate

+ Zinc sulfate (PN – balacide 32WP)

+ Oxytetracycline + Streptomycin (Miksabe 100WP)

4. Bệnh phấn trắng (Sphaerotheca pannosa)

Triệu chứng: Vết bệnh dạng bột màu trắng xám, hình thái không nhất định. Bệnh thường hại trên ngọn non, chồi non, lá non, bệnh hại ở cả 2 mặt lá. Bệnh nặng hại cả thân, cành, nụ và hoa, làm biến dạng lá, thân khô, nụ ít, hoa không nở, thậm chí chết cây

Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh phát triển: Do nấm Sphaerotheca paranosa gây ra. Nấm bệnh phát triển thích hợp trong điều kiện ẩm độ 85%, nhiệt độ 18ºC, ở nhiệt độ 270C nấm sẽ chết trong 24 giờ.

Biện pháp phòng trừ:

– Thu gom tiêu hủy triệt để tàn dư bị bệnh.

– Biện pháp hóa học: Có thể sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ:

+ Chlorothalonil (Daconil 75WP)

+ Hexaconazole (Anvil 5SC)

+ Iminoctadine (Bellkute 40 WP)

+ Difenoconazole +Propiconazole (Map super 300 EC)

+ Azoxystrobin + Difenoconazole (Amistar top 325SC)

+ Tebuconazole + Trifloxystrobin (Nativo 750WG)

+ Triforine (Saprol 190DC)

5. Bệnh sùi cành, u rễ do vi khuẩn (Agrobacterium sp.):

Triệu chứng: Bệnh gây hại trên thân, cành và rễ hoa Hồng:

– Trên thân, cành: Đốt thân co ngắn lại, có những u sưng sần sùi, vỏ nứt ra tạo thành những vết khía chằng chịt, bên trong gỗ cũng nổi u. Nhiều vết sần sùi có thể nối liền thành một đọan dài, có khi bao phủ quanh cả cành, có khi chỉ một phía, cành dễ gãy và khô chết.

– Trên rễ: Xuất hiện nhiều vết u sần sùi nối liền nhau thành từng đọan dài làm cản trở khả năng hút dinh dưởng của rễ.

Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển:

– Do vi khuẩn Agrobacterium sp. gây nên.

– Vi khuẩn xâm nhập qua vết thương xây xát, vết ghép, vếtt thương cơ giới… Bệnh phát triển trong mô cây tạo thành các khối u sần sùi. Vi khuẩn tồn tại trong cây bị hại và sống rất lâu trong đất.

– Nhiệt độ thích hợp cho bệnh phát triển từ 25-30 độ C, chết ở 51 độ C trong 10 phút, thích hợp trong môi trường tương đối kiề m có độ pH = 7,3. Bệnh lan truyền theo nước, có ký chủ rộng.

Biện pháp phòng trừ:

– Mật độ trồng hợp lý, thường xuyên vệ sinh và tiêu hủy thân, cành bị bệnh

– Dùng cây giống sạch bệnh.

– Ruộng trồng phải có chế độ tiêu, thoát nước tốt

– Luân canh với cây trồng ít nhiễm bệnh

– Khi ghép, cắt cành giâm phải khử trùng dụng cụ, có thể dùng Formol 5% hoặc dùng muối NaCl ngâm 8-10 phút.

– Hiện chưa có thuốc BVTV đăng ký trong danh mục để phòng trừ bệnh sùi cành hại hoa hồng.

6. Bệnh sương mai (Peronospora sparsa)

Triệu chứng: Trên lá, vết bệnh lan rộng từ màu đỏ tía đến nâu sẫm, dạng hình bất định. Lá non cong lại màu vàng, bào tử màu xám chỉ phát triển ở mặt dưới của bộ lá. Bệnh phát triển nặng có thể làm rụng lá.

Nguyên nhân gây bệnh:

 Do nấm Peronospora sparsa gây ra.

– Nấm bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm và mát.

Biện pháp phòng trừ:

– Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tiêu hủy triệt để tàn dư cây bệnh.

– Mật độ trồng hợp lý, không trồng quá dầy.

– Biện pháp hóa học: Có thể dùng các loại thuốc sau để phòng trừ:

+ Iprovalicarb + Propineb (Melody duo 66.75WP)

+ Eugenol (Genol 0.3SL, 1.2SL)

+ Ethaboxam (Danjiri 10SC)

+ Cucuminoid + Gingerol (Stifano 5.5SL)

7. Bệnh thán thư (Sphaceloma rosarum)

Triệu chứng:

– Vết bệnh thường có dạng hình tròn nhỏ, hình thành từ chót lá, mép lá hoặc ở giữa phiến lá. Ở giữa vết bệnh màu xám nhạt hơi lõm, xung quanh có viền màu nâu đỏ hoặc màu đen. Trên mô bệnh giai đoạn về sau thường hình thành các hạt màu đen nhỏ li ti là đĩa cành của nấm gây bệnh. bệnh thường hại trên lá bánh tẻ và lá già.

– Trên thân cành bị bệnh cũng có vết nứt dọc màu hồng, sau chuyển qua màu nâu, cành bị bệnh suy yếu, dễ gãy. Trên hoa và đài cũng có thể bị bệnh nhưng ít gặp hơn

Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển: Do nấm Sphaceloma rosarum gây ra Bệnh lây lan và gây hại nặng điều kiện khí hậu ẩm ướt.

Biện pháp phòng trừ:

– Bón phân cân đối, vệ sinh đồng ruộng triệt để.

– Biện pháp hóa học: Có thể dùng các loại thuốcc sau để phòng trừ:

+ Azoxystrobin + Difenoconazole (Help 400SC)

+ Eugenol (Lilacter 0.3 SL)

+ Tebuconazole +Trifloxystrobin (Nativo 750WG).

Nguồn: Cayhoaonline.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Trung Quốc tranh nhau mua: Sầu Riêng tăng giá kỷ lục

Nguồn cung khan hiếm do nghịch vụ, Trung Quốc lại đang tìm kiếm nguồn hàng khiến giá sầu riêng Việt Nam tăng cao kỷ lục, đắt hơn cả giá sầu riêng nhập khẩu.

Giá sầu riêng tăng cao, đắt hơn cả giá sầu riêng nhập khẩu

Báo cáo mới nhất của Bộ NN-PTNT cho thấy, trong tháng 11/2017, giá sầu riêng trên thị trường đang tăng cao, đạt mức giá 130.000-160.000 đồng/kg. Với mức giá này, giá sầu riêng Việt Nam đang cao hơn sầu riêng nhập khẩu từ 20.000-30.000 đồng/kg.

Theo Bộ này, nguyên nhân tăng giá là do sản lượng giảm bởi điều kiện thời tiết bất lợi khiến năng suất giảm, trong khi đó nhu cầu lại tăng cao đặc biệt từ phía thị trường Trung Quốc. Mặt khác, người tiêu dùng ưa chuộng sầu riêng nội địa hơn là sầu riêng nhập khẩu từ Thái Lan vì vậy thị trường trong nước tiêu thụ sầu riêng mạnh hơn.

Thực tế, một số nhà vườn tại Bến Tre và Tiền Giang cho biết, tuy sầu riêng hạt lép chất lượng không được như năm trước, song họ vẫn thu lợi nhuận khoảng 200 triệu/1.000m² do giá sầu riêng loại 1 xuất bán  tại vườn đạt 90.000 đồng/kg, loại 2 bán được với giá 70.000 đồng/kg.

Trước đó, vào thời điểm đầu tháng 6 năm nay, giá sầu riêng ở ĐBSCL và Lâm Đồng cũng tăng cao mức kỷ lục lên 45.000-55.000 đồng/kg. Thế nhưng, tại thời điểm bây giờ giá sầu riêng bất ngờ vọt tăng lên gần gấp đôi so với thời điểm giữa năm.

Tương tự, giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL trong tháng 11 cũng tăng cao, đạt mức kỷ lục trong nhiều năm qua. Theo đó, hiện tại gía ca tra đang dao động ở mức 26.000-28.500 đồng/kg tùy theo chất lượng cá, kích cỡ và phương thức thanh toán; có vùng giá cá lên tới 29.000-30.000 đồng/kg như Đồng Tháp, Vĩnh Long vì khan hiếm nguyên liệu.

Tại An Giang cá tra nguyên liệu trong trọng lượng 0,8-0,9 kg/con, thịt trắng đứng ở mức cao 26.000-27.000 đồng/kg. Tại Vĩnh Long, giá trung bình cá tra thịt trắng trong tuần này đã lên mức cao nhất là 29.500 đồng/kg, tăng 1.500 đồng/kg so với tháng trước.

Đồng thời, giá cá tra giống cũng đang ở mức cao gấp 2-3 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 40.000 – 60.000 đồng/kg (loại 20 con/kg) và 30.000–45.000 đồng/kg (loại 30-35 con/kg). Nguyên nhân khiến giá cá giống tăng mạnh là do nhiều hộ đã chủ động thả nuôi khiến nhu cầu tăng mạnh trong khi nguồn cung lại hạn chế.

Trong khi đó, tháng 11 này do ảnh hưởng của bão, thị trường rau củ cũng biến động tăng mạnh trong những tuần đầu nhưng vào những ngày cuối tháng thị trường mặt hàng này đã có xu hướng “nguội dần” do nguồn cung đã có dấu hiệu hồi phục. Cụ thể, một số loại rau nhưng bắp cải, hoa lơ, cà chua đã giảm nhẹ khoảng 5.000đồng/kg so với mức đầu tháng.

Theo vietnamnet.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Người Trung Quốc “cuồng” Sầu Riêng Malaysia

Chính quyền Malaysia đang tích cực xúc tiến xuất khẩu sầu riêng tươi khi người dân Trung Quốc ngày càng mê loại quả này.

Sầu riêng được bán tại một siêu thị Walmart ở Trung Quốc

Theo số liệu của Liên hiệp quốc, nhập khẩu sầu riêng tươi của Trung Quốc tăng trung bình 26% mỗi năm trong thập kỷ qua, đạt giá trị 1,1 tỷ USD vào năm 2016. Thái Lan đang thống trị thị trường này. Tuy nhiên, các chính trị gia Malaysia kỳ vọng rằng ngoại giao sầu riêng có thể thúc đẩy cơ hội cho sầu riêng tươi nước này, bên cạnh dòng sản phẩm đông lạnh.

Hồi đầu tháng 11, một lễ hội sầu riêng đã được tổ chức tại Nanning, miền nam Trung Quốc, thu hút khoảng 165.000 người đến ăn thử sầu riêng tươi giống Musang King.

“Một số người nói rằng bây giờ ở Trung Quốc có hai thứ mà người ta sẽ xếp hàng để mua là iPhone X và sầu riêng Malaysia”, Bộ trưởng Nông nghiệp Malaysia – Ahmad Shabery Cheek, nhân lễ hội sầu riêng ở bang Pahang (Malaysia). Sự kiện này cũng đã thu hút đông đảo người Trung Quốc đến tham dự.

Tại Malaysia, sầu riêng được mệnh danh là vua của các loại trái cây. Khách Trung Quốc đến nước này luôn háo hức tìm các vườn sầu riêng để thưởng thức loại quả thường xuyên bị cấm tại các sân bay, khách sạn và phương tiện giao thông công cộng vì mùi đặc trưng của nó.

Sầu riêng là loại trái cây bị phân cực cảm xúc mạnh mẽ giữa yêu và ghét. Người mê nó thì cảm thấy cuốn hút bởi vị béo ngậy như hòa trộn của đường bột, caramel và kem. Còn người ghét nó thì chỉ ngửi ra mùi của củ hành hay tất bẩn. Theo chuyên gia về thực phẩm và đồ uống Loris Li thuộc công ty nghiên cứu thị trường Mintel Group (Thượng Hải), người Trung Quốc dùng sầu riêng trong nhiều món ăn khác nhau, từ sữa chua, cà phê đến bánh quy và cả pizza.

Theo thứ trưởng Bộ Thương mại quốc tế và Công nghiệp Malaysia – Ahmad Maslan, sầu riêng và các sản phẩm liên quan đến sầu riêng nằm trong top những sản phẩm được tìm kiếm nhiều nhất trên trang thương mại điện tử Alibaba.com.

Hiện 45.500 nông dân nước này đang bị cấm xuất khẩu sầu riêng tươi vào Trung Quốc, mà phải xuất dạng tách múi sẵn. Nguyên nhân là do họ chờ sầu riêng chín và rụng xuống đất để nhặt thay vì chủ động hái trước từ trên cây. Điều này làm Trung Quốc lo ngại nguy cơ dơ bẩn và côn trùng tiếp cận vào quả sầu riêng.

Tuy nhiên, theo ông Ahmad Shabery, các cuộc đàm phán với Trung Quốc có thể giúp cho sầu riêng tươi nước này xuất khẩu trong vòng một năm nữa. Nước này đã hướng dẫn nông dân làm mạng lưới dây để buộc quả sầu riêng, tránh nó rơi chạm đất khi chín.

“Chúng tôi hy vọng sầu riêng nguyên quả sẽ sớm có mặt ở Trung Quốc. Có nhiều loại sầu riêng ở Trung Quốc nhưng mùi vị rất khác với sầu riêng Malaysia, đơn cử như giống Musang King”, Churan Qiang, khách du lịch tham dự liên hoan sầu riêng Pahang đến từ Tây An cho biết. Theo Qiang, một quả sầu riêng thường tách ra được 5 khía, mỗi khía ở Trung Quốc có giá khoảng 100 nhân dân tệ, tương đương 15 USD.

Dù chưa xuất sang Trung Quốc quả tươi trực tiếp thì các nhà vườn sầu riêng Malaysia cũng đang hốt bạc. Du khách nước này lũ lượt kéo sang ăn sầu riêng khiến các trang trại ngày một có giá. Theo đại lý bất động sản Eric Lau, tùy thuộc vào vị trí, một trang trại sầu riêng 6 năm tuổi tại Pahang sẽ có giá tầm 400.000 ringgit mỗi hécta, tương đương gần 100.000 USD. Các trang trạng sầu riêng tuổi đời 10 – 12 năm thì có giá gấp đôi.

Bản thân giá trị của sầu riêng cũng rất béo bở. Theo ông Ahmad Shaber, vườn sầu riêng có thể mang lại 100.000 ringgit mỗi hécta mỗi năm, so với 30.000 đến 40.000 ringgit cho một hécta dầu cọ, loại cây trồng chính của Malaysia.

Với khoảng 400 cây sầu riêng Musang King ở Raub, Eddie Yong là nhà vườn khá nổi tiếng của bang Pahang. Vườn cây của ông cách Kuala Lumpur khoảng 107 km và cách Singapore 460 km. Ông đang buộc phải hạn chế đón 150 khách mỗi ngày sau khi du khách từ Hong Kong và Trung Quốc tăng vọt. “Người ta đi ra khỏi Singapore đến đây chỉ để ăn sầu riêng. Họ đến vào sáng sớm và lái xe trở về trong ngày”, ông Yong cho biết

Gần đây, ông đã từ chối một đề nghị mua lại vườn sầu riêng 4 hécta với giá 5 triệu ringgit từ một nhà đầu tư Trung Quốc. “Họ cho tôi một mức giá tốt, nhưng tôi không muốn bán. Đây là cuộc sống, là niềm đam mê của tôi”, ông Yong nói.

Nguồn: Theo kinhdoanh.vnexpress.net được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Quy trình trồng hoa Hồng Dalat Hasfarm theo công nghệ hiện đại

Hoa trồng trong nhà kính trang bị hệ thống sưởi nhiệt, máy hút ẩm, hệ thống tưới nhỏ giọt… do máy tính tự động điều khiển.

Ngay từ khâu chọn giống, các chuyên gia Dalat Hasfarm đến các nhà cung cấp uy tín khắp nơi trên thế giới để tìm ra những ngọn giống tốt nhất. Các ngọn giống này phải trải qua hai đợt đánh giá và trồng thử nghiệm kéo dài gần 3 năm mới sản xuất đại trà. Sau đó, hoa trồng và chăm sóc theo mô hình phát triển bền vững, thân thiện với môi trường, giảm thiểu việc sử dụng hóa chất.

Chuyên gia chăm sóc theo dõi sự thay đổi trong từng sắc lá, cánh hoa hàng ngày để đảm bảo độ ẩm và nhiệt độ không vượt quá giới hạn cho phép, tạo cơ hội cho các loại nấm hại tấn công làm hoa bị nhiễm bệnh. Khu nhà kính trồng hoa hồng dùng máy tính để điều khiển môi trường khí hậu luôn ổn định, trang bị hệ thống sưởi nhiệt, máy hút ẩm, hệ thống tưới nhỏ giọt…

Môi trường trong nhà kính còn điều chỉnh theo một thông số nhất định. Cụ thể khi nhiệt độ trong nhà kính cao hơn ngưỡng cài đặt, mái và màn cuốn sẽ mở ra, hệ thống quạt hoạt động để giảm nhiệt độ. Ngược lại, vào ban đêm hoặc mùa đông, khi nhiệt độ giảm, hệ thống sưởi nhiệt sẽ khởi động nhằm giúp những cánh hồng được giữ ấm. Hệ thống hút ẩm và phun sương còn dùng để duy trì độ ẩm ở mức tiêu chuẩn, giúp cho hoa luôn ở điều kiện tốt nhất.

Dalat Hasfarm sử dụng hệ thống xử lý, tái sử dụng nước thừa tiên tiến nhằm tiết kiệm nước, góp phần bảo vệ môi trường. Hoa hồng được chăm sóc từ các chế phẩm sinh học (Bio-Pro) nên mỗi cành hoa khi đến tay người dùng đều đạt tiêu chuẩn an toàn với chất lượng tốt.

Tùy vào thời tiết mỗi ngày mà hoa sẽ thu hoạch buổi sáng sớm hoặc sẽ thêm buổi chiều nếu thời tiết ấm áp để đảm bảo độ nở của hoa. Hoa đạt chuẩn thu hoạch khi một hoặc hai cánh hoa bên ngoài đã hé nở, nụ hoa cho thấy từng cánh hoa nhỏ xinh bên trong. Một số loại hoa hồng có đầu nụ lớn sẽ phải cắt khi gần nở để khi người dùng trưng bày thấy được độ bung nở hoàn toàn của hoa ở thời điểm đẹp nhất.

Sau khi thu hoạch, hoa sẽ tập trung tại phòng xử lý và chờ đóng gói. Tại đây, hoa sẽ được phân loại một lần nữa theo độ dài của cành trước khi mang đi đóng gói.

Các cành hoa sẽ được cắt bằng phần gốc, tuốt đi những lá chân và đóng gói theo từng 10 hoặc 20 cành trong một bó tùy theo giống và độ lớn của hoa. Sau đó, hoa gói lại bằng giấy sóng cứng nhằm tránh việc gãy dập cánh khi di chuyển và đưa đến khu vực bảo quản. Nhiệt độ bảo quản hoa trước khi gửi đến các trung tâm phân phối cũng như xuất khẩu luôn là hai độ C.

Một góc khu vực đóng gói hoa hồng cao cấp Dalat Hasfarm. Trao đi sự tử tế là cách giúp cho cuộc sống này tốt đẹp hơn, như hình ảnh những cành hồng xanh tốt sẽ nở bừng rực rỡ trong không gian sống của mọi người. Bởi thế, Dalat Hasfarm đã, đang và sẽ cố gắng từng ngày để mang đến cho khách hàng những cành hồng không chỉ bền, đẹp mà còn an toàn; để khi ôm hoa vào lòng, bạn sẽ cảm nhận được tất cả những gì tốt đẹp nhất mà công ty đã trao gửi.

Thành phẩm hoa hồng cao cấp Dalat Hasfarm đóng gói và sẵn sàng đến tay người tiêu dùng.

Nguồn: Vnexpress.net được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Mẹo giúp cây hồng ra nhiều hoa

Để có một cây hoa hồng xanh tốt là một điều không dễ, và càng khó hơn khi xử lý để cây hồng ra nhiều hoa hoa to.

Hồng chùm son Sa Đéc, 1 giống hồng nở hoa chùm

1. Trước tiên cần xác định rằng giống Hồng mà bạn trồng là loại Đơn hoa hay là loại hồng ra nhiều hoa, hoa chùm.

Vì nếu là loại hồng đơn hoa ví dụ: Hồng cắt cành Đà Lạt thì không thể nào làm cho trên một cành hồng xuất hiện nhiều bông hoa cùng một lúc được. Một số loại hồng đặc hữu ở Sa Đéc Có Hoa Chùm Như: Hồng Tường Vi hồng lửa Sa Đéc hồng chùm son, thì có thể xử lý để trên một nhánh hoa hồng ra được nhiều hoa.

2. Những yếu tố nào tác động đến quá trình ra hoa của cây hồng:

A. Chế độ nước tưới cho cây hồng

B. Chế độ bón phân cho cây hoa hồng, điều này khá quan trọng tác động trực tiếp đến việc cây hồng ra hoa ( bón phân cho cây hồng như thế nào tôi sẽ bán ở một bài viết khác)

C. Chế độ ánh sáng cho cây hoa hồng. Cây hồng cần rất nhiều Ánh Sáng trực tiếp, mỗi ngày cây hoa hồng cần từ 6 đến 8 giờ nắng để cây hoa hồng có thể phát triển tốt và ra hoa đẹp. Thiếu nắng cây hồng sẽ trở nên èo uột, chậm phát triển.

D. Chỉ có những nhánh hoa hồng với tược lớn, mập mạp phát triển mạnh thì mới ra hoa và cho hoa đẹp.

Và đây là điều mà tôi muốn bàn trong bài viết này. Làm thế nào để cây hồng ra tược to mập? Câu trả lời là bạn cần chăm sóc cho cây tốt rồi tỉa nhánh sâu xuống, để cho cây hồng mọc tược gần gốc, tược càng gần gốc thì càng to khỏe và cho nhiều hoa.(điều này chỉ áp dụng với cây hồng khỏe mạnh, còn với cây yếu cắt tỉa sâu sẽ làm cây hồng ra đi vĩnh viễn).

Trước khi tiến hành cắt cành hoa hồng 1 tuần ta tiến hành vào phân cho gốc hồng. Và khi cắt cành cần quan sát cắt sau cho cành nhánh và chậu thật cân đối. Và trên mỗi cành chừa lại tối thiểu 2-3 cặp lá.

Còn 1 điều nữa là cây hồng đã già cằn cỗi thì khó mà ra tược mập mạp được. Khi này ta cần chiết hồng. Cây hồng giâm cành hoặc chiết thì năm đầu và năm 2 cây phát triển cực tốt hoa đẹp, nhưng đến năm 3-4 thì bạn cố gắng chăm sóc cho cây tốt thì cây hồng vẫn cho hoa đẹp. Đến năm 5-6 thì cây bắt đầu suy thoái. Dù bạn có chăm sóc, bón phân thật nhiều thì cây vẫn khó mà cho hoa đẹp được.

Cây hồng nữ hoàng mọc tược từ gốc (tược “lủi” theo cách gọi nhà vườn Sa Đéc)

Hồng chùm son Sa Đéc, hoa chùm, hoa nở 5-7 ngày mới tàn.

Nguồn: Vuonhongvanloan.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Qui trình nhân giống hoa Hồng bằng cách giâm cành

Giâm cành cũng là một cách nhân giống vô tính đối với cây hoa Hồng. Tất nhiên, cành được đem giâm phải là cành của cầy Hồng mẹ có những đặc tính thật tốt như siêng hoa, và hoa đạt chất lượng đến mức ai cũng muốn chọn trồng.

Giai đoạn từ tháng 09 đến tháng 12 hàng năm, là thời điểm thích hợp nhất để giâm cành cây hoa hồng, vào khoảng thời gian này tỉ lệ sống khi nhân giống hoa hồng bằng phương pháp giâm cành đạt tỉ lệ sống cao hơn rất nhiều, thậm chí chiết nhánh cây hồng ra rễ vẫn nhiều hơn.

Ưu điểm của việc nhân giống hoa hồng bằng phương pháp giâm cành hồng là khả năng sản xuất hàng loạt cây hồng trong thời gian ngắn. Thế nhưng, không phải giống Hồng nào cũng có khả năng giâm cành hồng thành công mỹ mãn được. Có giống hồng cắt cành, hoặc một số loại hồng leo đem giâm dù trong môi trường tốt nhất cũng không bao giờ ra rễ. Nó có thể sống một thời gian ngắn, cũng nẩy chồi xanh tươi như những cành giâm khác, nhưng khi phần nhựa tích chứa ít ỏi bên trong cành bị cạn kiệt thì “cây” tự động chết. Nếu nhổ lên ta sẽ không tìm thấy một cọng rễ nào !

Cho dù đó là hồng Sa Đéc, hồng leo hay các loại hồng ngoại nhập thì cách thức tiến hành giâm cành hồng để nhân giống là tương tự nhau. Chỉ cần bạn giâm cành thành công trên 1 giống hồng thì các giống khác khả năng thành công là rất cao.

Sau khi tiến hành nhân giống hoa hồng bằng cách giâm cành, các cây hồng đã ra rễ thì tiến hành thay cây hồng từ ly nhựa sang chậu.

Một số vật liệu chuẩn bị trước khi tiến hành giâm cành hồng

1. Giá thể dùng để giâm cành hồng: ta có thể sử dụng sơ dừa trộn với tro trấu làm giá thể giâm cành.

2. Dụng cụ đựng giá thể để giâm cành. Ở đây tôi dùng ly nhựa trong để tiện cho quá trình theo dõi sự phát triển của bộ rễ.

3. Dây buộc


Giâm cành hồng có nghĩa là dùng một khúc cành của cây Hồng mẹ khỏe mạnh (lựa khúc không già quá và cũng không non quá) có chiều dài khoảng 15 cm và không cần to (chỉ bằng chiếc đũa ăn cơm là vừa). Như vậy, một cành của cây Hồng mẹ có thể cắt ra dược nhiều khúc làm hom giống. Nên cắt khúc với dao mỏng lưỡi và thật bén, vết cắt cho ngọt mới tránh bị giập, vì vết cắt bị giập thì dễ bị hư thúi.

Nếu muốn, ta có thể chấm đầu “gốc” cành hồng giâm vào thuốc kích thích ra rễ như Atonic, Boutormone… có bán trên thị trường, trước khi cắm xuống bầu giâm.

Kỹ thuật cấm hom giống là dùng một cái que bằng chiếc đũa thọc sâu xuống đất độ 2 cm rồi mới cắm hom giống vào lỗ đó. Trồng sâu hơn khó ra rễ. Hom có thể trồng thẳng hoặc trồng nghiêng đều được.

Việc giâm cành nếu thực hiện trong mùa mưa rất tốt, vì đỡ công tưới, Nhưng, nếu giâm hồng trong mùa nắng thì phải siêng tưới để giữ ẩm thường xuyên cho đất, và tưới theo cách phun sương với tưới nước thật nhỏ mới tốt. Trong mùa nắng nên giâm cành vào chỗ rợp, có bóng râm, nếu không bên trên phải làm giàn che.

Chỉ khi nào cành giâm đã ra rễ khá dài, cây đã đủ sức tự nuôi sống dược như những cây hồng bình thường khác thì lúc đó mới cho nó tiếp xúc dần với ánh nắng trước ít sau nhiều …


Sau khi tiến hành giâm cành được khoảng 10-15 ngày, nếu thành công cây hồng sẽ đâm tược non


Từ 25-35 ngày (tùy giống hồng) cây sẽ ra rễ


Sau khi giâm cành hồng thành công, từ 2-2,5 tháng cây hồng sẽ đạt kích thước như hình

Nguồn: Vuonhongvanloan.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.