Cây Hồng xiêm là một loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao vì được nhiều người ưa chuộng. Để trồng cây hồng xiêm, cần lưu ý những kỹ thuật sau:
1. Thời vụ trồng:
Hồng xiêm có thể trồng quanh năm, tuy nhiên thuận lợi nhất là vào tháng 2-3 hoặc tháng 8-9.
2. Kỹ thuật trồng
*Đào hố trồng: Đào hố rộng 60cm, sâu 30-40cm. Đào hố trước khi trồng 30 ngày. Mật độ trồng(mật độ đào hố): 7x7m hoặc 8x8m.
*Bón phân lót: Bón 10-15kg phân chuồng hoai mục + 1-1,5 kg supe lân + 0,1-0,15kg Ure + 0,1kg Kali. Hoặc bón 2-2,5kg NPK cho mỗi hố. Phân bón lót trộn đều với đất bột, có thể thêm tro trấu, tro bếp. Bón phân lót trước khi trồng 20-30 ngày.
Lưu ý: Phân chuồng cần được ủ hoai mục từ 2-3 tháng.
*Cách trồng: Đặt cây vào giữa hố sao cho mặt bầu ngang mặt hố, lấp kín chủ động tưới ẩm cho cây đặc biệt trong 2-3 tháng đầu.
3.Chăm sóc
Chống gió bão cho cây: Rễ hồng xiêm ăn nông, nên hằng năm cần đắp thêm bùn ao vào gốc để tầng rễ phát triển dày và cây cứng cáp. Mùa mưa bão cần cố định các cành chính và thân chính, tỉa bớt cành dày và cành ngoài tán.
4.Bón phân cho hồng xiêm
*Nguyên tắc bón phân: Rễ cây hồng xiêm thường ăn nông, tập trung ở tầng đất mặt nên rễ thường phân bố cách gốc khoảng 1/2 tán cây. Vì vậy bón phân cho hồng xiêm không nên bón xa gốc và bón quá sâu.
*Kỹ thuật bón phân cho Hồng xiêm như sau:
+ Khi cây còn nhỏ tưới nước phân chuồng hoặc phân ngâm ủ pha loãng theo tỷ lệ tăng dần 1/15 – 1/10.
+ Ngoài ra có thể kết hợp với sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái để phun bổ sung cho cây trong giai đoạn đầu với mục đích tăng cường khả năng sinh trưởng cho cây, tăng sức đề kháng cho cây, giúp cây chống chịu tốt với sâu bệnh, với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh như: chống hạn, chống úng.. đồng thời giúp cây nhanh khép tán, nhanh bước vào thời kỳ kinh doanh(cho quả).
4.1 Bón phân cho cây Hồng Xiêm thời kỳ Kiến thiết cơ bản
Bón phân hóa học cho hồng xiêm:
4.2 Bón phân cho cây Hồng Xiêm thời kỳ Kinh doanh
Bón phân hữu cơ: khi cây bước vào thời kỳ kinh doanh cho nhiều quả có thể sử dụng 40-80kg phân hữu cơ/cây/năm. Bón vào thời điểm sau khi thu hoạch hoặc vào đầu vụ
Bón phân hóa học:
- Lượng phân bón được tăng dần qua các năm trong phạm vi lượng phân nêu dưới đây và tăng trong thời gian cây đến 10 tuổi, sau đó ổn định ở mức cao nhất. Lượng phân bón cho một cây 1 năm là : urê là 0,5-2 kg; DAP là 0,5-1,5 kg; KCl là 0,3-0,5 kg. Nếu bón phân NPK (16:16:8) thì dùng 1,5-4,5kg/cây/năm.
- Lượng phân trên được chia thành 2-4 lần để bón vào các tháng 2,5,7,10.
- Khi bón phân cuốc thành rãnh 1/2 vòng tròn hoặc đào từng hố nhỏ vòng quanh tán. Rải phân xong, lấp đất lại. Năm sau lại bón phân vào 1/2 tán bên kia.
Sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái cho cây Hồng Xiêm qua các thời kỳ:
+ Thời kỳ sau thu hoạch: Phun 1-2 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày
+ Thời kỳ trước khi ra hóa 30 ngày: Phun 1 lần
+ Thời kỳ đậu quả – quả nhỏ: Phun 1-2 lần, mỗi lần cách nhau 10-15 ngày
+ Thời kỳ nuôi quả(phát triển quả): 25-30 ngày phun 1 lần cho đến khi quả già-chín(cách thời điểm thu hoạch khoảng 25-30 ngày).
Liều lượng pha: 1ml chế phẩm sinh học VST + 2-3 lít nước, phun đều 2 mặt lá.
5. Phòng trừ sâu bệnh
Hồng xiêm được xem là cây ăn quả ít sâu bệnh, nhưng để bảo đảm cho cây sinh trưởng tốt, ra hoa đậu quả được nhiều cần chú ý các loại sâu bệnh sau:
– Rệp hại hồng xiêm: Phòng trừ, nếu ít thì dùng tay bắt giết, nếu nhiều có thể sử dụng Supraci (0,2%), Sherpa (0,2%) để phun.
– Ruồi hại quả : Thu nhặt quả bị hại trộn với vôi đem chôn. Dùng bẫy bả, dùng 1-2 giọt Methyleugenol (mêtiongiênol) + vài giọt Dipterex 5%, đĩa đặt bả đặt trên giá treo cách mặt đất khoảng 1 m trong tán cây nơi râm mát. Vườn 1 ha đặt 1-2 bả, bảy ngày thay bả một lần.
– Ngài hại lá, hại hoa: Xuất hiện và gây hại quanh năm, nhưng hoạt động mạnh vào lúc hồng xiêm có cành non. Phòng trừ: dùng Sherpa (0,2%), Polytrin (0,2%), Sumicidin (0,2%) phun vào trước lúc hoa nở.
– Bệnh đốm trên thân và cành lớn: Phòng trừ bằng cách dùng các loại thuốc gốc đồng (hỗn hợp Boocđô, oxit clorua đồng, Copper-zinc để phun hoặc có thể dùng vôi quét lên thân cây và các cành lớn để phòng ngừa.
– Bệnh đốm lá cây gây hại trên lá và quả, phòng trừ bằng cách phun Copper-zinc 0,3% chế phẩm hay Mancozeb 0,25% chế phẩm.
Nguồn: vuonsinhthaitrungviet.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.