Kỹ thuật chiết cành cây Lựu

Cây Lựu được trồng để làm cảnh, làm thuốc và lấy quả ăn với nhiều dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất…Riêng tại khu vực TPHCM thì người ta thường trồng cây Lựu trong chậu hay trong bồn trước cửa nhà với mong muốn gia đình sẽ gặp nhiều may mắn và có tài lộc vào nhà. Chậu lựu kiểng với những chùm hoa đỏ, hoa cam rực rỡ mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, vận xui, rước niềm vui, hân hoan, tài lộc, may mắn vào nhà, được nhiều người dân yêu thích mua về trang trí nhà cửa dịp xuân về. Cùng tìm hiểu các kỹ thuật trồng cây nhân giống và biện pháp chăm sóc để cây ra nhiều hoa, trĩu quả.

Cây lựu có thể trồng bằng hạt hoặc bằng cách chiết nhánh. Nếu trồng bằng hạt cây sẽ mất 2 năm mới có thể ra hoa quả được. Đồng thời cách chọn giống này không làm đồng đều cho vườn lựu. Trồng bằng cách chiết nhánh phổ biến và được ưa chuộng hơn vì cây lựu rất nhanh ra rễ. Ngoài ra, cây còn có thể trồng bằng cách chiết con, vì cây lựu nảy rất nhiều con. Sau đay nghề nông xin chia sẻ đến mọi người kĩ thuật chiết cành lựu đem lại hiệu quả cao cho cây trồng.

1. Đặc tính của cây lựu

Lựu là loại cây ăn quả, dạng thân gỗ nhỏ có chiều cao 5-8m. Thân cây già màu xám có tiết diện tròn, thân non màu xám hơi đỏ, tiết diện vuông có 4 cạnh. Thân có ít gai và ngọn cành thường biến đổi thành gai. Cây phân cành nhánh từ gốc thành bụi dày, cành non thường vươn dài, lá xanh bóng mượt mọc đối xứng.

Lá dạng đơn, mọc đối, mép nguyên hình thuôn dài hơi uốn lượn, ngọn lá nhọn, gốc lá hình chót buồm, có cuống ngắn, hai mặt lá nhẵn màu xanh, mặt trên bóng hơn mặt dưới. Gân lá hình lông chim, gân chính nổi rõ mặt dưới có màu đỏ. Cuống lá cũng màu đỏ, hình lòng máng có cánh ở 2 bên, dài 0,5-0,7cm.

Hoa thuộc dạng lưỡng tính, có thể mọc đơn độc hoặc tụ họp thành cụm 3-4 bông ở ngọn cành hay nách lá. Hoa to có 5-6 cánh màu đỏ tươi hoặc màu đỏ tía, đều nhau, 5-6 lá đài hợp ở gốc, rất nhiều nhị bầu, nhiều ô chứa nhiều noãn xếp chồng lên nhau.

Quả mọng to có hình cầu với đường kính 8-10cm, đầu quả có 4 – 5 lá đài, vỏ dày và cứng có màu xanh loang đỏ, khi chín chuyển sang màu vàng hoặc đỏ tía. Trong quả có vách ngăn chia thành 2 ngăn chứa nhiều hạt hình khối đa giác, vỏ hạt mọng, sắc hồng trắng hoặc màu hồng ăn rất ngon.

Lựu là loại cây ưa ánh sáng và nhiệt độ cao, chịu úng nước. Vì vậy, cần chú ý trồng cây ở những có đầy đủ ánh nắng (nắng buổi sáng là tốt nhất). Nhiệt độ dưới 15oC thì cây lựu sẽ chết, do đó, không trồng được ở những nơi khí hậu lạnh. Là cây chịu úng, sợ đất khô khan nên cần chú ý độ ẩm của đất và thường xuyên cung ứng nước tưới cho cây.

2. Chuẩn bị dụng cụ

Dao chiết cành cây

3. Thời vụ chiết cành lựu

Thời vụ chiết cành lựu tốt nhất nên thực hiện vào mùa mưa cây sẽ đạt hiệu quả cao, nhanh ra rễ.

4. Kỹ thuật chiết cành lựu

– Chọn ly nhựa. Dùng kéo xẻ dọc ly nhựa và khoét 1 lỗ ( kích thước gần bằng đường kính cành muốn chiết) chính giữa của đáy ly.

– Đục hai lỗ ngang bằng với nhau ở hai bên của đường cắt phía dưới và phía trên. tổng cộng 4 lỗ

– Chọn cành chiết

– Đất trồng dùng để bỏ vào ly. Thành phần gồm pumice( đá núi lửa trắng nhỏ), vỏ cây thông xay nhỏ, peat moss với tỉ lệ 1:4:1

– Dùng dao thật sắc để lấy đi một khoanh vỏ, với chiều dài bằng 1,5 với đường kính của cành được chiết. Chú ý phải dùng dao thật sắc để cắt cho ngọt thì rễ mới dễ dàng ra được.

Cắt gọt theo hình VVVV để cho tăng chiều dài của phần cắt này đến rễ dễ dàng ra và ra nhiều hơn là nếu chỉ cắt thẳng hàng. dùng dao để làm sần xùi lên chỗ phần cành đã được lóc vỏ. Mục đích là để làm cắt đường dẫn từ hệ thống rễ lên phần cành phía ngọn của nơi chiết . Đường cắt phía dưới chỗ chiết thì không cần cắt gọt theo hình VVV vì rễ sẽ không mọc ra từ đây.

– Ly nhựa đã cho vào vị trí. Khi cho ly vào, để ý sao cho phần bị lột vỏ sẽ nằm khoảng giữa của chiều sâu tính từu đáy ly lên đến mặt của chất trồng. Dây đồng nhỏ đã được luồn qua 4 cái lỗ nhỏ để giữ thành ly hai bên đường cắt lại với nhau.
Chất trồng đã được đổ vào gần đầy tới miệng ly

– Hình tổng quan sau khi kết thúc chiết cành

5. Chú ý

Khuyến khích nên dùng ly nhựa hơn là bao nilon như các cây khác vì

+ Thời gian hoàn tất thao tác nhanh hơn là dùng bao nylon.

+ Có thể tưới nước vào bầu chiết một cách dễ dàng khi nhận thấy bầu chiết kho. Trong trường hợp dùng bao nylon thì phải mất thời gian tìm một ống chích, phải mở dây cột miệng phía trên của bầu chiết mà cho nước vào việc này khá tốn thời gian

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

 

Phương pháp trồng Lựu đỏ

Cây lựu đỏ giống được nhân giống từ hạt hoặc từ cây chiết Cây giống có chiều cao từ 35-40 cm, lá tròn đều không sâu bệnh cây giống được tuyển chọn từ những cây bố mẹ khỏe mạnh Cây lựu giống hiện được bán tại vườn với giá 25 000 đồng/cây

1. Lựu trồng bằng hạt:

Bước 1. Tách bỏ phần hột với phần hạt mọng nước, sau đó rửa sạch và để ráo.

Bước 2. Đặt những hột lựu vừa để ráo lên một tấm khăn giấy ẩm và cuộn lại.

Bước 3. Đặt các cuộn giấy ẩm có chứa hạt giống lựu vào trong những túi bóng và để chúng ở nơi có độ ẩm cao, ánh sáng vừa phải.

Bước 4. Kiểm tra độ nảy mầm của những túi hạt giống sau khi để khoảng 10 ngày.

Bước 5. Đặt những hạt giống đã nảy mầm vào khay đựng sẵn đất, tạo những lỗ nhỏ và đặt các hạt mầm xuống đó. Dùng đất phủ kín bề mặt hạt. Thường xuyên tưới nước và luôn giữ ẩm cho đất để cây lựu có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Lưu ý: Đặt khay chứa hạt mầm dưới ánh sáng đèn sưởi hoặc để ra nơi cửa sổ để đảm bảo cây có đầy đủ ánh sáng để phát triển.

Sau 6 tuần cây bắt đầu phát triển đạt từ 8 đến 10 cm. Sau 3 tháng kể từ khi gieo hạt, cây sẽ đạt chiều cao khoảng 15 đến 20 cm

Cây lớn lên đòi hỏi phải được chuyển sang chậu lớn hơn

Thời điểm cây sẽ đủ tiêu chuẩn để bạn nên cho chúng sống ở một nơi rộng rãi hơn như chậu lớn hay trồng ra hẳn ngoài vườn.

Với những người thích trồng cây lựu trong chậu để làm cảnh, bày chơi trong nhà thì nên chọn loại chậu không lớn. Bạn có thể cắt tỉa, tạo dáng đẹp cho cây theo sở thích của mình, loại bỏ những cành khó có khả năng ra trái.

Tưới nước cho cây 2 lần/ngày vào buổi sáng sớm và chiều tối, khoảng 1 lần/tháng bón cho cây một ít phân bón hữu cơ. Bị hạn chế về khoảng đất trồng trong chậu nên cây sẽ ra quả nhỏ, chỉ để ngắm chứ ăn sẽ không ngon.

Với những người muốn trồng lựu để lấy trái ăn thì tốt nhất trồng cây con xuống đất vườn ngay sau khi cây đạt chiều cao khoảng 30 – 40 cm. Cây nên trồng ở nơi có nhiều nắng, thoát nước tốt. Cứ nửa tháng lại bón cho cây bằng phân hữu cơ.

2.Cây lựu có thể trồng bằng chiết cành:

Cây Lựu thuộc cây tiểu mộc, nếu trồng dưới đất thì có thể cao từ 3-4m, hoa lựu màu đỏ tươi hoặc màu trắng. Cây Lựu được trồng để làm cảnh, làm thuốc và lấy quả ăn với nhiều dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất…

Cây lựu có thể trồng bằng chiết nhánh, cách trồng này rất phổ biến vì cây lưu rất nhanh ra rễ. Nếu bỏ nhánh ra hoa rồi, đem trồng, sẽ phát triển đều, tiếp tục cho quả ngay. Cây lựu có thể trồng bằng chiết con vì cây Lựu nẩy rất nhiều con, chiết vào mùa mưa sẽ có kết quả cao.

3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lựu

– Thời vụ và mật độ trồng: Cây Lựu được trồng để làm cảnh, làm thuốc và lấy quả ăn với nhiều dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất…Riêng tại khu vực TPHCM thì người ta thường trồng cây Lựu trong chậu hay trong bồn trước cửa nhà với mong muốn gia đình sẽ gặp nhiều may mắn và có tài lộc vào nhà, trồng ngoài vườn, ruộng thì mật độ 3 m x 3m

– Làm đất và đào hố trồng: Cây Lựu nói chung rất dễ trồng và chăm sóc, khi trồng chậu hay trồng vào bồn cần để ý đến việc giúp thoát nước cho cây mọc tốt, cây Lựu phải trồng nơi có đầy đủ ánh nắng ( nắng buổi sáng là tốt nhất) đồng thời thường xuyên cung cấp dinh dưỡng cho cây Lựu nhất là phân hữu cơ hoai mục và bổ sung thêm NPK, phân vi lượng, cây Lựu sẽ cho hoa trái quanh năm.

– Phân bón lót: Cây Lựu là loài cây cảnh dễ chăm sóc, nhu cầu bón phân cũng đơn giản, chỉ cần quan tâm tưới nước đầy đủ, không để ứ đọng làm chết cây, và bón thêm phân để cây Lựu đủ dinh dưỡng cho hoa trái liên tục.

– Kỹ thuật trồng cây lựu: Cây lựu thích hợp trồng trên đất pha cát có phân mục, đất phù sa, đất có nhiều chất dinh dưỡng, cây lựu không sợ nước nhiều mà rất sợ đất khô khan cằn cỗi. Nhiệt độ dưới 15 độ C thì cây lựu sẽ sinh trưởng kém vì vậy cây lựu không trồng được ở vùng có khí hậu lạnh.

– Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

  • Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.
  • Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to.
  • Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

– Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình: Cần tỉa bớt những cành dày, yếu, để tập trung dinh dưỡng vào cành khỏe, làm cây có dáng đẹp. Đến kỳ ra hoa, cần áp dụng biện pháp thúc chồi bằng cách tỉa cành hoặc vặt bỏ chồi ngọn .

– Kỹ thuật bón phân cho cây Lựu: Cây lựu ưa phân bón, tuy nhiên với cây lựu trồng trong chậu không nên bón nhiều phân đạm , làm cho cành mọc dài, cây không ra hoa kết quả. Trong mùa sinh trưởng ta nên bón bổ sung cho cây ( 15-20 ngày bón một lần) các loại phân có nguồn gốc hữu cơ, phân trùn quế, phân dơi.. rất tốt để bón cây lựu .Trước khi cây ra nụ ta chọn phân NPK có tỉ lệ P và K cao để xúc tiến việc hoa nở và đậu trái.

– Phòng trừ sâu bệnh cho cây Lựu: Lựu dễ bị rầy mềm, rệp sáp tấn công. Có thể dùng thuốc bảo vệ thực vật phun sương vào ổ rệp lúc sáng sớm trước khi nắng lên (không phun tưới vào gốc cây), vài ngày sau tiến hành tưới nước rửa lại, rầy rệp bị bong vỡ phấn trắng và chết.

– Thu hoạch và bảo quản: Lựu bạch khi chín có màu vàng, lựu đỏ khi chín có màu hồng. Do vậy khi thấy vỏ có màu vàng hay hồng là hái. Lấy kéo cắt cuống, không nên vặn để rứt rời ra vì nhìn quả lựu không ngon. Tránh thu hái lúc trời ướt át vì quả sẽ nứt, mất giá trị kinh tế. Hái xong bỏ lựu vào các thùng mạt cưa để dành lâu ngày, và khi chuyên chở thì gói giấy lụa, sắp cẩn thận để đừng hư giập. Việc thu hái và bảo quản phải được làm cẩn thận vì cây lựu là cây cho loại quả được xem là có giá trên thị trường, một loại quả được ưa chuộng vì ngon và bổ dưỡng.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Trồng mắc ca: Vì sao Úc chê, Việt Nam hăm hở?

Tại sao cây mắc ca tốt như thế mà diện tích trên thế giới chỉ 80.000 ha? GS. Hoàng Hòe cho biết, ông đi nhiều nơi và không chỗ nào tốt, thuận lợi với cây mắc ca như ở Tây Nguyên.

Cây mắc ca vào Việt Nam, phát triển ở vùng Tây Nguyên hơn 10 năm nay với diện tích khoảng 2.000 ha và bước đầu đã mang lại những kết quả nhất định. Cây mắc ca đang nổi lên là một vấn đề nóng trong ngành nông nghiệp về bài toán kinh tế và hướng phát triển.

Nhiều ý kiến cho rằng cần cẩn trọng với cây mắc ca vì mắc ca còn quá mới mẻ và thị trường chưa rõ ràng. Nhất là khi diện tích trồng mắc ca trên thế giới chỉ khoảng 80.000 ha nhưng mới đây nhiều doanh nghiệp và nhà khoa học kỳ vọng diện tích trồng mắc ca trong 5 năm tới sẽ là 200.000 ha.

Tại cuộc tọa đàm với chủ đề: Mắc ca, từ “vì sao” đến “như thế nào” đã nhận được rất nhiều ý kiến từ các chuyên gia, nhà khoa học và hộ nông dân trồng cây mắc ca. Các ý kiến đều khẳng định đây là cây công nghiệp có triển vọng.

GS. Hoàng Hòe, nguyên Viện trưởng Viện Điều tra quy hoạch rừng là một trong những người có công đưa cây mắc ca về Việt Nam và có 20 năm nghiên cứu giống cây này cho biết, cho đến giờ, tuy chưa có tổng kết nhưng theo thống kê từ vườn ươm ước tính đã có khoảng 1 triệu cây mắc ca được trồng.

Trong đó có khoảng 1 nửa là cây thực sinh, còn lại là cây ghép. Các cây ghép được chọn lọc từ các nước như Úc, Trung Quốc, Thái Lan và Hawai. Và diện tích mắc ca hiện nay ở Tây Nguyên đã lên tới gần 5.000ha chứ không phải là 2.000ha như một số thông tin đang nói.

Trước nhiều ý kiến cho rằng tại sao cây mắc ca tốt như thế mà diện tích trên thế giới chỉ 80.000 ha. Đặc biệt mắc ca xuất xứ từ Úc nhưng mỗi năm chỉ được khoảng 45.000 tấn hạt (nguyên vỏ). Ông Hòe cho biết, ông đã đi nhiều nơi và không có chỗ nào tốt, thuận lợi với cây mắc ca như ở Tây Nguyên Việt Nam. Đây là một lợi thế cực kỳ hiếm có trên thế giới.

Ông Hòe lấy dẫn chứng: “Một cây trồng ở Việt Nam, cùng độ tuổi, cùng giống với cây mắc ca trồng ở nước khác nhưng hiệu quả gấp đôi. Hơn nữa theo nghiên cứu của Viện điều tra quy hoạch rừng thì nước ta có hàng triệu ha đất phù hợp với cây mắc ca. Đây là điều mà các nước trên thế giới không có được”.

Mặc dù Úc là một trong những nước phát triển cây này từ rất sớm nhưng trong 50 năm qua diện tích trồng mắc ca chỉ đạt 16.000- 17.000 ha vì chi phí nhân công, đất…quá đắt. Giá cây giống mắc ca ở Úc là 20 USD một cây giống, còn Việt Nam chỉ 60.000- 80.000 đồng một cây. Để trồng một cây mắc ca ở Úc chi phí đầu tư mất khoảng 6.000 USD.

Trong khi đó, năng suất mắc ca ở Úc cao nhất là 4 tấn/ha. Hawai khoảng 6 tấn/ha. Hiện nay Trung Quốc cũng đang phát triển mạnh loại cây này, tuy nhiên Trung Quốc cũng đang đối mặt với tình trạng giống dởm nhiều. Mỗi cây chỉ cho 7,5 kg/cây/năm.

Hạt mắc ca chỉ mới chiếm 1,2% ttrong tổng số hạt cứng, hạt khô trên toàn thế giới. Sản lượng chỉ mới 162.000 tấn một năm. So sánh hạt mắc ca và hạt điều, hạnh nhân thì hạt mắc ca có giá trị dinh dưỡng lớn.

Chính vì thế, theo ông Hòe, Việt Nam nên biết chớp thời cơ, lợi thế cạnh tranh này để nhanh chóng phát triển cây mắc ca.

Nói về con số 200.000 ha trồng cây mắc ca, ông Hòe cho biết đây là con số đề xuất của Viện điều tra quy hoạch rừng theo đề tài nghiên cứu do Bộ NN&PTNT giao cho. Trong 1 triệu ha đất ở Tây Nguyên phù hợp với cây mắc ca thì Viện chỉ đề xuất trồng 200.000 ha, chủ yếu trồng xen mắc ca vào vườn café. Theo GS Hòe “thực tế đây là con số khiêm tốn”.

Nói về triển vọng và tình bền vững của cây mắc ca trên mảnh đất Tây Nguyên, T.S Trần Vinh, Phó viện trưởng Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết, Viện đã nghiên cứu mắc ca từ năm 2002 và đến nay mắc ca có thể phát triển ở Tây Nguyên nhưng không phải chỗ nào cũng trồng được. Trong số 15 giống cây mắc ca đem nghiên cứu nhưng chỉ có 4-5 giống phù hợp với điều kiện của Tây Nguyên.

Theo T.S Vinh, cây mắc ca là cây dễ trồng nhưng khó tính. Tỷ lệ sống cao trên 90%. Cây mắc ca có thể ra hoa kết trái được trong mùa khô, chịu được thời tiết khắc nghiệt. Tuy nhiên nó khó tính ở chỗ, nếu nhiệt độ trên 35 độ, cây có thể rụng quả trên 50%. Những vùng quá nắng nóng, đất bí chặt, ngập úng, ông khuyến cáo không nên trồng cây mắc ca.

Tuy nhiên qua nghiên cứu thì phương pháp trồng xen cây rất hiệu quả. Cây cafe ưa bóng, khi trồng xen mắc ca thì tạo bóng cho cây cafe, cây mắc ca lại được hưởng nước tưới từ cây café khiến mắc ca có tỷ lệ hoa và đậu quả nhiều hơn và không ảnh hưởng gì đến năng suất cây cafe.

Sản lượng mắc ca năm 2014 là 162 tấn, chiếm 1,2% tổng các loại hạt cứng và hạt khô.

Nhìn nhận hiện trạng cây mắc ca ở Việt Nam hiện nay, TS. Nguyễn Trí Ngọc, Tổng thư ký Hiệp hội Nông nghiệp Việt Nam cho biết: “Thời gian qua chúng ta đã có nhiều ý kiến trái ngược nhau về cây mắc ca. Tuy nhiên điều đó là bình thường. Chúng ta không nên bàn nhiều đến những con số mà nên bàn là làm cách nào cho nó có hiệu quả”.

Ông Ngọc tin tưởng, mắc ca có đủ điều kiện để trở thành một cây trồng chủ lực và hiệu quả cao cho nông dân. Tuy nhiên có 4 vấn đề chính cần phải chú ý.

Vấn đề thứ nhất xác định vùng trồng phù hợp. Phải trồng vùng nào thời tiết thuận lợi phù hợp với cây đó thì năng suất mới tốt.

Vấn đề thứ hai là quản lý cây giống. Trồng giống không đảm bảo chất lượng, khoảng 3-5 sau sẽ nhìn thấy hậu quả. Chính vì thế ngay từ bây giờ phải quản lý chặt chẽ giống cây trồng.

Thứ ba là thị trường. Có một câu chuyện thị trường gần đây như tại sao hành tây dư thừa không bán được, dưa hấu đổ đi cho trâu bò ăn không hết. Doanh nghiệp phải vào cuộc ngay từ đầu đối với những chương trình như thế này. Chỉ có doanh nghiệp mới kết nối được các quy trình từ sản xuất đến thu mua, tiêu thụ. Và phải có cam kết từ doanh nghiệp, mọi rủi ro không thể đè lên nông dân.

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, ông Bùi Hữu Hòa, nông dân huyện Lâm Hà, Lâm Đồng, một người mạo hiểm trồng 600 cây mắc ca từ năm 2009. Ông Hòa cho biết, nó như “một canh bạc thắng lớn”. Thời điểm đó mọi người vẫn còn chưa biết cây mắc ca là cây gì. Nhưng 2 năm sau cây mắc ca bắt đầu có trái. Năm 2014, vườn mắc ca đem lại cho ông 107 triệu đồng. Năm thứ 5, thu được 295 triệu.

Tuy nhiên ông Hòa cũng lưu ý, bà con nên chọn mua kỹ giống cây vì trên thị trường, nhiều người bán cây mắt ghép giả. Cây này có nhân rất nhỏ và phải 5-7 năm mới có quả trong khi đó, cây mắt ghép thật 3 năm đã cho quả bói.

Đồng tình với quan điểm, ông Quách Đại Ninh, Vụ phó Vụ Phát triển rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay: Sắp tới sẽ quản lý chặt chẽ cây giống mắc ca. Những cây đầu dòng không được cấp chứng chỉ, cây con không được chứng nhận sẽ không được đưa vào sản xuất. Những ai cố tình vi phạm sẽ bị xử phạt. Cá nhân bị phạt thấp nhất 10 triệu đồng. Đồng thời toàn bộ cây và giống chưa hợp lệ sẽ bị tiêu hủy.

Ông Nguyễn Đức Phong, Ủy viên chuyên trách, kiêm Vụ trưởng Vụ kinh tế – Ban chỉ đạo Tây Nguyên đánh giá: Hiếm có loại cây nào tạo được sự liên kết của ngân hàng, doanh nghiệp, nông dân như cây mắc ca, tuy nhiên cần lưu ý nên xem xét đầu tư phát triển ở mức độ như thế nào.

“Cây mắc ca đang có rất nhiều ý kiến nhưng sau những lần làm việc, đi thực tế, giao lưu, thực địa,… chúng tôi nhận thấy cây mắc ca có triển vọng phát triển. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đã có văn bản trình bày triển vọng báo cáo thủ tướng. Tuy nhiên việc phát triển cây mắc ca phải làm từng bước, không thể ném tiền qua cửa sổ”, ông Phong nói.

Nguồn: Zing.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật trồng xen mắc ca với cà phê

Mô hình kỹ thuật trồng xen mắc ca với cà phê là mô hình được bà con nông dân rất quan tâm hiện nay. Việc trồng xen hai loại cây trồng trên cùng một đơn vị diện tích sẽ góp phân gia tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích đất canh tác và tiết kiệm nhân công.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng xen mắc ca với cà phê

+ Công đoạn đầu tiên của kỹ thuật trồng xen mắc ca với cà phê hộ trồng cần xác định mật độ trồng của cây cà phê là bao nhiều và áp dụng biện pháp trồng xen, nếu giống cà phê là cà phê vối thì mật độ 6mx6m hộ nông dân trồng xen tại các ngã tư của cây cà phê. Đối với giống cây cà phê chè thì mật độ trồng là 7.5mx4.5m vị trí trồng cũng ngay ngã tư cây cà phê.

Chọn nhiều giống mắc ca khác nhau để trồng trên cùng một đơn vị diện tích vì cây có đặc tính là thụ phấn chéo cho nên trồng như vậy khả năng thụ phấn cho trái của cây sẽ tốt hơn. Cây giống mang đi trồng cần có chiều cao từ mặt bầu đến mắc ghép khoảng 40-60cm thân dày chừng khoảng 6-10 mm, tuổi của cây gốc ghép chừng 20-24 tháng tuổi là thời điểm thích hợp nhất để mang đi trồng. Khi trồng xuống bộ rễ sẽ bắt đầu phát triển và ăn sâu vào bên trong lòng đất giúp cây vững chắc và chống chọi tốt khi mưa gió, lũ lụt hay hạn hán xảy ra.

Hố trồng mắc ca cần có kích thước 60x60x50 cm hộ trồng nên trộn các loại phân chuồng, phân hữu cơ cùng đất mặt xuống hố thời điểm 2 tháng trước khi trồng. Khi trồng cắt bỏ túi nilong, cắt luôn phần rễ cọc ở đáy bầu bằng kéo sắt rồi đưa cây xuống hố sau đó lấp đất lại, xung quanh gốc trộn Basudin với Phuradang liều lượng 1kg/ 20 gốc những lá ở dưới mắt gốc ghép cần tỉa bỏ luôn.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

 

Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mắc ca

Cây Mắc ca là lựa chọn thích hợp sau 20 năm nghiên cứu khảo nghiệm, vùng đất hứa cho cây Mắc ca Việt Nam đã được xác định là các vùng Tây Nguyên và Tây Bắc.

1. Cây chủ lực triển vọng cho Tây Nguyên, Tây Bắc

Nguồn gốc: Mắc ca (tên quốc tế: Macadamia, thuộc họ Proteaceae với 2 loài là vỏ trơn – Maccadamia integriflia – hoa trắng và loài vỏ nháp Maccadamia tetraphylla – hoa tím phớt hiện đang được phát triển tại Việt Nam. Mắc ca có lá xanh quanh năm có tuổi khai thác kinh tế 40 – 60 năm (tuối thọ đến 100 năm), Mắc ca là cây thân gỗ, cao trên 15 m, vân gỗ đẹp, có quả hạch với hạt vỏ cứng, ăn có vị thơm bùi, béo ngậy hấp dẫn, xuất xử từ Bang Qeensland (Úc). Sau 100 năm thế giới đã phát triển được 80 ngàn ha (đứng đầu là Úc, sau đó là Nam Phi, Mỹ…).

Giá trị kinh tế: Quả Mắc ca có thành phần ăn chủ yếu của hạt là nhân với tỷ lệ 30 – 40%, có tỷ lệ dầu béo (đa số là dầu rất quý – dầu béo không no Omega3, 6,7, không để lại Cholecterol) chiếm tới 78% – cao nhất trong các loại cây có dầu (hạnh nhân 51%, điều – 47%, lạc 44,8%), Nhân hạt còn chứa đường 10%, đạm(protein) 9,2%, nhiều vitamin, chất khoáng có ích như: Kali 0,37%, Phôt-pho 0,17%, Ma-nhê 0,12%, vì thế Mắc ca là nguyên liệu đa dạng cho các ngành chế biến bánh kẹo, thực phẩm, mỹ phẩm cao cấp (kem dưỡng da, chống nắng), là thức ăn phù hợp cho các lứa tuổi từ người già tới trẻ em, tốt cho người ăn kiêng, tiểu đường, huyết áp..

Triển vọng, vùng quy hoạch: Sau hơn 10 năm khảo nghiệm rộng với diện tích 2.000 ha (Tây Nguyên 1.600 ha, Tây Bắc 400 ha), đã xác định 2 vùng với tổng diện tích 1,2 triệu ha rất thích hợp hoặc thích hợp trồng cây Macca với nhiệt độ thấp hơn 17oC trong 3 – 5 tuần, không có mưa xuân, tầng canh tác dày 0,5 – 1m (nếu giàu mùn sẽ đỡ bón phân), thích hợp đất hơi chua pH= 5 – 6. Độ cao 300 – 1200 m trên mặt biển. Lượng mưa tối ưu: 1.500 – 2.500 mm.

Mắc-ca có thể chịu lạnh, sương giá tới – 40 C đối với cây con và – 60 C đối với cây trưởng thành tới 7 ngày và có thể chịu nóng tới trên 38-400 C. Dưới 100 C cây hoàn toàn ngừng sinh trưởng, kích thước và sinh khối tăng mạnh nhất ở nhiệt độ 15-300 C, trên 300 C lá non mất màu xanh, khô đọt, gốc đâm cành thành chùm.

Hầu hết các giống Mắc ca đều ngừng quang hợp ở 380 C. Hoa nở thành từng chùm đuôi sóc rất đẹp chủ yếu vào tháng 3 – 4, các tháng khác vẫn có hoa rải rác – thích hợp nuôi ong mật, quả chín tháng 9 – 10, ít bão, ít gió lào, tháng 10 mát mẻ, tháng 4-5 ẩm ướt, tháng 7-8-9-10 nóng ẩm mà không quá gay gắt đó là những yếu tố khí hậu cần thiết đảm bảo cho Mắc ca đạt năng suất cao.

Dự kiến quy hoạch 10 năm tới 2025 Việt Nam trồng 100 ngàn ha, sau 20 năm (tới 2035) đạt 200 ngàn ha, là cây triển vọng thay thế trồng thuần cho 100 ngàn ha tái canh cây cà phê đã có tuổi trên 20 năm hiện nay, các vùng đang trồng sắn có thể trồng xen trong 4 năm đầu, trồng xen trong cà phê, tiêu, cây bóng mát, cây đô thị, cây hàng dào che nắng gió, trở thành cây chủ lực với giá trị thu nhập hàng tỷ đô la cho nông nghiệp sau 10 – 20 năm tới tại Tây Nguyên, Tây Bắc.

Vì vậy, hiện nay Nhà nước đã chủ trương phát triển rộng loại cây này tại Tây Nguyên, Tây Bắc, đã ban hành Nghị định 210/2013 NĐ-CP hỗ trợ phát triển mỗi ha Mắc ca trồng mới 15 triệu (quy mô trên 50ha), mỗi trang trại nhân giống quy mô trên 500.000 cây giống hỗ trợ không quá 2 tỷ đồng.

2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây mắc ca

Các nhà khoa học đã chứng minh ở Mắc ca: Yếu tố giống – di truyền đóng góp làm tăng năng suất 27,1%, các yếu tố dinh dưỡng tổng hợp là 17,7%, tưới nước 8,2% và kẽm trong đất 5,2% (Stepenson và CS, 1986). Đạm là chất dinh dưỡng quan trọng được sử dụng để kiểm soát tăng trưởng và đậu quả, N trong lá cao giúp cây sinh trưởng nhanh chóng, năng suất quả và tỷ lệ dầu cũng cao hơn.

Hàm lượng Lân (photsphate) trong lá tối ưu ở ngưỡng 0,08 – 0,10% làm tăng sản lượng hạt (Robinson, 1986; Cooil et al, 1966). Phun Bo 0,02% liên tục trong 3 năm, hoặc bón phân chứa Bo làm tăng Bo trong lá tạo ra năng suất tới 10%, làm cho năng suất rõ rệt (Boswell, 1981; Mik, Nagao, 1992)…

Mắc ca rất nhạy cảm với các nguyên tố dinh dưỡng trong đất, đất thiếu P hoặc Mg cũng gây vàng lá, cây phát triển kém, năng suất thấp nhưng không làm cây chết, nhưng Măc ca cũng không thích hợp với đất thừa P khi bón các loại lân quá đậm đặc như DAP, MAP…

Đáp ứng nhu cầu kỹ thuật trồng cây Mắc ca hiện nay, Công ty CP Phân lân Nung chảy Văn Điển phối hợp với các nhà khoa học nghiên cứu sản xuất ra các loại phân bón chuyên dụng phục vụ thâm canh cây Mắc ca đạt hiệu quả kinh tế cao, giúp cho cây Mắc ca phát triển cân đối, tỷ lệ đậu quả cao, nâng cao kích thước quả và tỷ lệ nhân/quả đạt trên 1/3 (35 – 42%).

Phân bón đáp ứng nhu cầu của cây có dầu với đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cân đối phù hợp với cây Mắc ca: ngoài các chất đa lượng N (đạm), P (lân), K (kali) còn có các chất trung lượng CaO, MgO, SiO2, S với tỷ lệ vừa phải và hàng chục loại chất vi lượng thiết yếu như Zn, Mn, B, Cu, Co… loại phân này có thành phần cơ bản là Lân Văn Điển có bổ sung kẽm và trung vi lượng, kết hợp một phần tan nhanh đáp ứng nhu cầu của cây, phần lớn tan chậm – không tan trong nước, chỉ tan khi khi tia rễ tiếp xúc hấp thụ, lân nung chảy chứa tới trên 90% các chất hữu hiệu đa, trung và vi lượng, giảm thiểu trôi rửa, tiết kiệm phân bón, cải thiện chất đất, 1 kg lân nung chảy có tác dụng trung hòa, giảm bớt độ chua của đất tương tự 0,5 kg vôi bột.

Ngoài ra trong phân chứa nhiều Ka li, Silic và kẽm, Bo làm cho cây sinh trưởng phát triển cân đối, giảm độ chua, đề kháng tốt với sâu bệnh, đổ ngã, tăng tỷ lệ đậu quả, đạt năng suất và chất lượng cao, làm tăng kích cỡ quả và thành phần dầu Mắc ca trên các loại đất chua, đất bạc màu.

3. Kỹ thuật trồng cây mắc ca

Tổng kết kinh nghiệm trồng và chăm sóc Mắc ca ở Việt Nam và trên thế giới, có thể khuyến cáo kỹ thuật và liều lượng phân bón cho Mắc ca ở các lứa tuổi như sau:

3.1Phân bón:

  • Phân cho bầu: Dùng phân NPKS 5-10-3-2 + CaO, MgO, SiO2, B,Mn, Zn, Cu, Co…
  • Cách bón: 30% phân chuồng + 70% đất bột + 2 kg NPK 5:10:3 Văn Điển cho 1.000 bầu
  • Phân bón lót: Dùng phân lân Văn Điển có bổ sung kẽm và trung, vi lượng:
  • Cách bón: Trước khi trồng cây vào hố 01 tháng nên đào hố và trộn lớp đất mặt cùng với 10 kg phân chuồng ủ hoai; 0,5 kg phân lân Văn Điển có bổ sung kẽm và trung, vi lượng; 300 gram vôi bột. Trộn đều với lớp đất mặt, sau đó lấp đất lại hố 20 ngày trước khi trồng.
  • Phân chuyên bón thúc: chuyên dụng NPK Đa yếu tố cho Mắc ca: 4N:12P:7K+Zn+Trung vi lượng

3.2 Trồng cây:

Đào hố, mật độ trồng: Đất bằng 4,5 x 8 m/hốc (277 cây/ha), đất dốc <30%: 4,5 x 9 – 10 m/hốc (200 cây/ha), kích thước hốc nên 1 x 1 x 1m để bảo đảm cho bộ rễ cọc phát triển tốt về chiều sâu, tăng khả năng chống đổ về sau khi cây có chiều cao trên 10 m.

Mắc ca là cây có hoa tự lưỡng tính nở thành chùm đuôi sóc dài 15 – 25 cm, nhưng do đặc điểm có thời gian nở khác nhau nên khó tự thụ phấn, mỗi chùm hoa chỉ đậu 5-14 quả, để tăng tỷ lệ đậu quả khuyến cáo nên trồng xen trên 2 loài/dòng khác nhau để hoa dễ thụ phấn chéo.

Giống cần mua tại các Trung tâm giống Mắc ca có uy tín, có chứng chỉ cây đầu dòng để bảo hành cho người trồng. Tránh dùng giống thực sinh (mọc từ hạt), giống rớm – lấy ngọn ghép gốc, năng suất về sau không bảo đảm, sẽ gây hệ lụy thiệt hại kinh tế cho hàng chục năm sau.

Thời vụ trồng Mắc ca vào mùa mưa. Trước tiên rạch túi bàu, kiểm tra bộ rễ. Nếu thấy có rễ quá dài xuyên qua khỏi túi bàu thì dùng kéo cắt sát tới bàu đất, cây sẽ tự mọc ra rễ mới.

Sau đó đào hố và trồng âm xuống đất 10 cm và lấp đất lại, tạo mô đất nơi gốc cây tránh trường hợp bị trũng nước khi có gió làm lay gốc, đứt rễ. Dùng chân giẫm nhẹ xung quanh gốc cây nhằm cố định cây không bị nghiêng ngả do gió lớn hoặc mưa xuống gây sụt lún.

Trường hợp vùng có nhiều gió, nên cố định cây đứng thẳng bằng cách cắm cọc tre. Sau 20 ngày kiểm tra nếu có cây chết thì trồng dặm thay thế. Nếu cây bị nghiêng ngả thì điều chỉnh lại. Trước và sau khi trồng cây bỏ thuốc Basudin… vào trong hố và rải trên mặt đất quanh gốc cây để phòng trừ mối hại.

3.3 Phương thức và thời vụ trồng

  • Phương thức trồng

Phương thức trồng

Mật độ trồng (cây/ha) Cự ly (m) Thời vụ trồng (tháng)
Trồng thuần loài 286 – 400 5 x 7  hoặc 5 m

Tây Bắc: 7 -8; 4 – 5

Tây Nguyên: 6 – 8

Miền Trung 2 -3

Trồng xen cà phê

285 – 330 6-7 x 5 m Tây Nguyên: 6 -8

Tây Bắc: 7 -8; 4 – 5

3.4 Phân bón thúc:

Sử dụng công thức phân bón chuyên dụng NPK Đa yếu tố cho Mắc ca: 4N:12P:7K+Zn+Trung vi lượng cho các loại đất đồi hơi chua. Nguyên tắc chung là bón phân NPK nhiều đợt trong năm và số lượng vừa đủ , không nên bón quá nhiều cùng một lúc .

3.5 Chăm sóc vườn

+ Chăm sóc năm thứ nhất

Lần 1 nếu trồng vụ thu: Sau khi trồng từ 2 – 3 tháng tiến hành chăm sóc: Kỹ thuật chăm sóc lần này chủ yếu làm cỏ phát luỗng dây leo, xới xáo đất và vun gốc. Đối với vùng trồng đất tốt, khả năng tái sinh của thực bì cao ta cần rút ngắn thời gian ấn định chăm sóc 1 – 2 tháng làm 1 lần. Bón NPK Văn Điển 4N:12P:7K+Zn+Trung vi lượng với lượng 0,2 – 0,3 kg/ cây

Lần 2 nếu trồng vụ xuân: Thường vào tháng 8-9 trong năm. Công việc như trên, Mắcca là cây lấy hạt cho lên ta phải bón thúc phân chuồng hoai nếu có điều kiện (5 kg/cây). Nếu không có, cần bón NPK Văn Điển 4N:12P:7K+Zn+Trung vi lượng với lượng 0,2– 0,3 kg/ cây.

+ Chăm sóc năm thứ 2: Trong 2 năm đầu chỉ cần bón 0,2 – 0.3 kg NPK/cây/năm vào đầu mùa mưa và gần cuối mùa mưa. Các thao tác như trên, ngoài ra ta cần tiến hành loại bỏ các mầm dưới gốc ghép ( tính từ miệng ghép trở xuống).

+ Chăm sóc các năm tiếp theo

-Sau 3 – 4 năm cây cho hoa và đậu quả ta cần bổ xung chất hữu cơ kịp thời theo từng chu kỳ sinh trưởng của cây (cá biệt có cây chỉ sau khi trồng hai năm đã cho hoa và đậu quả).Trước thời kỳ ra lộc non ta bón NPK Văn Điển 4N:12P:7K+Zn+Trung vi lượng 0,3 – 0,5 kg/tuổi cây, chia làm 2 lần vào đầu mùa mưa và gần cuối mùa mưa. Bón phân vào rãnh quanh gốc (rãnh sâu khoảng 5-10cm cách gốc 30-40cm). Mỗi lần bón lượng phân trên, sau khi bón phân lấp đất lại.

Lưu ý:

-Tùy tình hình sinh trưởng thực tế của cây nơi trồng mà sử dụng lượng phân sao cho hợp lý để tận dụng tối đa dinh dưỡng cho cây, tránh lãng phí nguồn phân.

– Tạo các rãnh nhỏ sâu 5 – 10 cm để rải phân, cây càng lớn kích thước rãnh càng rộng, vị trí tạo rãnh là đường tròn khép kín chiếu thẳng tán cây xuống mặt đất, không được sát gốc cây sẽ làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây.

-Phân bón được trộn đều và dải đều trên rãnh, sau đó lấp đất kín phân.

– Nên chọn những ngày vừa mưa xong tiến hành bón thì hiệu quả sẽ cao hơn, hoặc bón xong cần tưới ẩm cho cây.

– Lần tiếp theo bón thúc NPK Văn Điển 4N:12P:7K+Zn+Trung vi lượng đểv bổ sung dinh dưỡng trước thời kỳ cây phân hóa mầm hoa (ở các nách lá và thân cành có các chấm nhỏ li ti bật đều đặn màu trắng sáng hoặc phớt nâu).

– Khi cây bắt đầu đậu quả ngoài việc bón Phân bón Đa yếu tố NPK chuyên dụng Văn Điển theo đúng liều lượng chỉ dẫn, có thể bó thêm lân Văn Điển bổ sung vi lương với liều lượng 0.2 kg/gốc.

– Khi Mắcca vào giai đoạn ra hoa đậu quả, yếu tố nước là rất cần thiết, vì vậy để có năng suất cao cần quan tâm đến tưới nước cho cây, thao tác tưới tuyệt đối không được tưới lên hoa, tưới ngầm vào gốc cây.

– Cũng có thể tăng năng suất bằng phương pháp dùng hóa phẩm sinh học nhằm tăng khả năng đậu quả, nhưng vì Mắcca rất nhạy cảm với các yếu tố dinh dưỡng cho nên khi sử dụng cần thận trọng đọc kỹ hướng dẫn liều lượng.

3.6 Tạo tán, tỉa cành

– Năm đầu cây sinh trưởng còn chậm, sang năm thứ hai tốc độ sinh trưởng phát triển của cây rất mạnh. Bởi vậy trong 3 năm đầu nên tạo tán giữ cho cây có 1 thân thẳng đứng. cắt bỏ các cành cao dưới 1,4m. Mỗi tán cành cách nhau khoảng 60-70cm. Độ dài các nhánh khoảng 60 cm thì cắt ngọn một lần. Chỉ nên giữ lại 2-3 chồi từ một nhánh. Nếu thực hiện đúng phương pháp tạo tán sẽ cho năng suất cao và thông thoáng Loại bỏ hoa trái vụ để tập trung dinh dưỡng cho cây và đỡ tốn công thu hoạch nhiều lần trong năm.

– Cần khống chế xu thế tăng chiều cao của tán cây bằng phương pháp bấm ngọn đỉnh sinh trưởng của cây (vào mùa đông)

– Đối với cây đã thành thục cho quả ta cần điều chỉnh tán cây, dọn vệ sinh các cành già cỗi, cành la dưới tán gây trở ngại cho các thao tác chăm sóc, cuống quả còn nằm lại trên cành khi quả tự rụng và những cành có xu thế phát triển khỏe, chèn ép lẫn nhau.

– Khi cây đã trưởng thành và cho thu hoạch , nên bón thêm phân chuồng ủ hoai và phân chuyên dụng Mắc ca và Lân Văn Điển hàng năm vào tháng 11 để phục hồi sức cho cây sau vụ thu hoạch, đồng thời tạo tán tỉa cành.

3.7 Tưới nước cho cây

Trong thời gian 3 năm đầu sau khi trồng có thể tưới bất khì khi nào nếu thấy khô hạn nhằm cho cây phát triển. Nhưng đến năm thứ 4 trở đi cây có khả năng cho quả thì nên ép khô xiết nước cây nhằm ức chế ra hoa .

Sau đó tập chung tưới đồng loạt vào giữa tháng 1 dương lịch thì đến khoảng giữa tháng 02 đầu tháng 3, cây bắt đầu ra hoa đồng loạt, tăng khả năng thụ phấn chéo cho cây.

Đến tháng giữa tháng 3 dương lịch nên bón phân Lân và tưới nước cho cây thêm một lần nữa nhằm tránh quả bị rụng non do thời điểm đó tại Tây nguyên trời thường khô hạn.

3.8 Bảo vệ thực vật 

Nên sử dụng, phun định kỳ lên cây bằng các chế phẩm sinh học Tam Nông thân thiện môi trường bằng cách phối hợp của các vi nấm Beauveria (Nấm trắng), Metarhizium (Nấm xanh) và Entomophthora để diệt bớt côn trùng có hại ( không nên dùng hóa chất diệt toàn bộ sẽ gây mất cân bằng sinh thái, tạo ra dòng mới đề kháng với thuốc, hại cho ong mật và các loại thiên địch hữu ích). Tạo ra các vi sinh vật đối kháng có khả năng tấn công trứng và ấu trùng. Việc này là vô cùng cần thiết để sản phẩm xuất khẩu không bị vướng các hàng rào kỹ thuật tại các quốc gia phát triển. Ngoài ra chi phí cũng rẻ hơn các thuốc bảo vệ thực vật bằng hóa học đang lưu hành trên thị trường. Khi trang trại được cấp chứng chỉ Hữu cơ – Organic thì sản phẩm bán ra cũng được giá cao hơn.

Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Một số lưu ý trong kỹ thuật trồng Mãng cầu xiêm (Mãng cầu gai)

Ðối với mãng cầu xiêm khi trồng tùy theo điều kiện đất đai cụ thể từng nơi mà chúng ta có thể ghép hoặc trồng bằng hạt. Nếu đất nhiễm mặn hoặc phèn mặn ngập nước theo thủy triều thì nên sử dụng giống ghép với gốc bình bát. Các vùng khác thì trồng bằng hột hoặc chiết (sau 2-3 năm sẽ cho trái).

1. Khoảng cách trồng:

Trồng chuyên canh nên trồng khoảng cách 3 x 3m. Nếu trồng xen trong vườn dừa nên trồng 1 cây xen giữa 2 cây dừa trên một hàng, giữa 2 hàng dừa trồng một hàng cây, cách nhau mỗi cây 3m.

Nếu để phát triển tự nhiên cây mãng cầu xiêm có thể cao từ 6-8m. Trong trồng thâm canh, thường tạo tán cao 2,5-3m để dễ chăm sóc, thu hoạch.

2. Phân bón

– Bón lót: Bón 10 – 15 kg phân chuồng hoai mục hoặc 5 kg phân hữu cơ vi sinh + 0,5 kg phân lân (lân nung chảy) + 0,5 kg vôi vào mỗi mô trồng.

– Bón thúc:

+ Năm thứ nhất: Bón 10kg phân chuồng + 0,2 kg NPK 16-16-8/cây;

+ Năm thứ hai: Bón 10kg phân chuồng + 0,5 kg NPK 16-16-8/cây;

+ Năm thứ ba: Bón 15 kg phân chuồng + 0,7 kg NPK 20-20-15/cây.

Các năm sau mỗi năm tăng lên 0,3kg và đến năm thứ 9 thì không tăng nữa.

Bón bổ sung 1 kg lân nung chảy vào đầu mùa mưa mỗi năm để thúc cây ra hoa trong mùa mưa và 0,2 kg kali vào cuối mùa mưa lúc cây tập trung nuôi trái.

Nên chia phân bón khoảng 6 lần trong năm vì cây sinh trưởng, ra hoa đậu trái liên tục trong năm.

3. Sâu bệnh và biện pháp phòng trị:

Cần chú ý biện pháp quản lý tổng hợp, sử dụng thuốc phải theo nguyên tắc “Bốn đúng” và tuân thủ các biện pháp an toàn. Thường xuyên thăm vườn, xác định đúng đối tượng sâu bệnh để có biện pháp phòng trị cho phù hợp.

3.1. Rầy mềm, rệp sáp: Chích hút đọt non, hoa, trái làm cây giảm sức sinh trưởng và rụng hoa trái non, giảm giá trị trái lớn. Phòng trị bằng các thuốc trừ rầy rệp có hoạt chất như Imidaloprid, Acetamiprid, Chlopyriphos ethyl,…

3.2. Các loài sâu ăn lá, bọ trĩ, nhện đỏ: Phun thuốc có hoạt chất Abamectin (Brightin, Vibamec, Reasgant), Emamectin (Vimatox, Acplant, Ematin) khi sâu có mật độ cao.

3.3. Bệnh thán thư, thối trái: Tác nhân do nấm gây hại trên tược non, hoa, trái non lẫn trái trưởng thành. Phòng trị: bằng các loại thuốc có hoạt chất như Carbendazim (Bavistin), Difenoconazole (Score), Propineb (Antracol), Tilt Super, Topsin M…

3.4. Bệnh thối rễ, chết cành

Tác nhân gây bệnh là do sự kết hợp giữa nấm, tuyến trùng và rệp sáp. Thông thường khi cây mắc bệnh sẽ có biểu hiện như sinh trưởng kém dần, lá vàng nhợt nhạt, héo úa và rụng từ từ, chết nhánh, gây thương tổn trên thân. Nhất là rễ cái của cây bị hoại tử, thối đen, dẫn đến chết cây.

Cách phòng trị: nên cắt tỉa tàn, nhánh bị bệnh, vệ sinh vườn và làm cỏ dại. Mặt khác sử dụng thêm một số loại thuốc đặc trị để xử lý rệp sáp, nấm; bón bổ sung thêm các phân bón trung vi lượng và phân NPK cần thiết nhằm cải tạo lại đất, hạ phèn, giúp rễ cây phát triển trở lại. Có thể sử dụng các loại thuốc trị nấm như Dakamon, Mancozeb 80WP và thuốc trừ rầy rệp có hoạt chất như Imidaloprid, Acetamiprid, Chlopyriphos ethyl,…Đối với tuyến trùng sử dụng thuốc Nokaph 10GR với liều lượng 40g/gốc, xử lý 1 lần vào thời điểm sau khi cắt tỉa, vệ sinh vườn đầu vụ.

4. Tăng khả năng đậu trái cho mãng cầu xiêm

Thực tế cho thấy cây mãng cầu Xiêm tuy có nhiều bông nhưng tỷ lệ đậu trái thường rất kém, trái thường nhỏ và méo mó, có hình dáng không cân đối.

Do đó, phương pháp thụ phấn nhân tạo cho cây mãng cầu Xiêm là biện pháp tối ưu giúp cho trái nhiều và trái phát triển đều đặn, theo kinh nghiệm của nhà nông thì biện pháp thụ tinh nhân tạo cây mãng cầu Xiêm như sau:

4.1. Chọn hoa để lấy phấn:

Chọn những hoa mọc ở đầu cành nhỏ, hoặc hoa có kích thước nhỏ để lấy phấn hoa vì những hoa này thường khó thụ phấn và trái dễ rụng hoặc trái không lớn.

Quan sát thấy những hoa có 3 cánh hoa trong nở hơi lớn, hé mở 1 cánh hoa ra thấy các tiểu nhị có màu hơi đen nhạt, các tiểu nhị bắt đầu tách rời nhau thì có thể cắt để lấy phấn.

Cắt hoa lấy phấn vào buổi chiều giữ trong hộp giấy, sáng hôm sau bẻ bỏ hết các cánh hoa rồi rũ nhẹ để cho các tiểu nhị rớt trên tờ giấy, dùng que có vấn bông gòn chà nhẹ trên tiểu nhị để tách hạt phấn ra khỏi túi phấn, thường 1 hoa lấy phấn đủ để thụ phấn cho từ 6 đến 8 hoa.

4.2. Chọn hoa để thụ phấn:

Chọn những hoa mọc trên thân chính, cành lớn có cuống hoa to, kích thước lớn không bị sâu bệnh để thụ phấn.

Khi thấy 3 cánh hoa trong nở he hé tức là nướm đã già, mở nhẹ ba cánh hoa trong để quan sát nếu thấy nướm nhụy cái tươm mật thì tiến hành thụ phấn.

4.3. Kỹ thuật thụ phấn:

Kẹp chặt cuống hoa giữa ngón tay trỏ và ngón tay giữa, dùng ngón cái mở nhẹ một cánh hoa ra, dùng que có vấn bông gòn chấm lên hạt phấn rồi phết nhẹ lên nướm nhụy cái nhẹ nhàng và đều tay, lập lại 3 lần như thế, trái sẽ phát triển đồng đều không bị méo mó.

Sau khi thụ phấn 4 đến 7 ngày thấy cuống hoa vẫn còn màu xanh và có lớn hơn có nghĩa là sự thụ phấn đã hoàn tất.

Còn trường hợp hoa không thụ phấn cuống hoa sẽ có màu đen, héo khô rồi sau đó sẽ rụng.

Thông thường từ khi hoa mãng cầu Xiêm được thụ phấn và bắt đầu tượng trái cho đến lúc thu hoạch kéo dài khoảng 4 tháng.

Nguồn: Khuyến nông Hậu Giang được kiểm duyệt bởi Farmtech Việt Nam.

Kỹ thuật khống chế bệnh trên cây mãng cầu xiêm

Hiện mô hình quản lý bệnh thối rễ chết cành trên cây mãng cầu xiêm do Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh làm thử nghiệm tại hộ ông Đoàn Thế Khâm, ở ấp Khánh Hội B, xã Phú An, huyện Châu Thành, đã khẳng định hiệu quả bước đầu.

Ông Phan Tiến Công kiểm tra lại đất và rễ cây trong vườn mãng cầu xiêm của gia đình mình.

Theo ông Trần Ngọc Thể, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, thời gian gần đây, bệnh thối rễ chết cành trên cây mãng cầu xiêm phát triển nhanh chóng. Tác nhân gây bệnh là do sự kết hợp giữa nấm Calonectria variabillis và tuyến trùng Pratylenchus spp, rệp sáp. Còn nấm Diaporthe phaseolorum gây chết cành, nhánh nhỏ và lở loét cành và thân cây. Thông thường khi cây mắc bệnh sẽ có biểu hiện như sinh trưởng kém dần, lá vàng nhợt nhạt, héo úa và rụng từ từ, chết nhánh, gây thương tổn trên thân. Nhất là rễ cái của cây bị hoại tử, thối đen, dẫn đến chết cây.

Ông Phan Tiến Công, ở ấp Khánh Hòa, xã Phú An, cho biết khoảng 10 năm trước, người dân ở đây đã bắt đầu trồng mãng cầu xiêm, nhưng diện tích lúc đó rất ít. Người dân lại chưa biết kỹ thuật xử lý cho cây ra hoa, thụ phấn. Mãi đến năm 2014, cây mãng cầu xiêm bắt đầu khẳng định tiềm năng phát triển thông qua năng suất ổn định, đạt khoảng 20 tấn/ha, cũng như giá bán hấp dẫn, dao động từ 30.000-40.000 đồng/kg. Từ đó, giúp người trồng thu lợi nhuận kinh tế rất cao. Thế là không ít nhà vườn địa phương đã ồ ạt phá bỏ vườn tạp, mua cây mãng cầu xiêm giống về trồng nên diện tích gia tăng nhanh chóng.

Cũng theo ông Công, với diện tích 2.000m2, ông trồng hơn 150 gốc mãng cầu xiêm, nhưng năng suất trung bình đạt khoảng 5 tấn trái/năm. Nếu cân với giá 30.000 đồng/kg thì gia đình ông có nguồn lợi nhuận trên 100 triệu đồng. Tuy nhiên, hơn 1 năm nay, vườn mãng cầu của ông có dấu hiệu kém phát triển, lá vàng, chết cành và thối rễ. Nguyên nhân là do bệnh thối rễ chết cành gây ra. Hiện tỷ lệ cây nhiễm bệnh chiếm hơn 60%, mặc dù ông điều trị bằng nhiều loại thuốc nhưng vẫn không hết. Cho nên ông dự tính sẽ phá bỏ để trồng chuối vài năm nhằm cải tạo nền đất trước khi trồng mới lại vườn mãng cầu xiêm.

Tương tự, hơn 4 năm trước, hộ ông Đoàn Thế Khâm, ở ấp Khánh Hội B, xã Phú An đã bắt đầu chuyển đổi đất vườn tạp sang trồng mãng cầu xiêm kết hợp với nhãn Ido. Chưa kể là trước khi trồng, ông tiến hành cải tạo đất, rồi lên liếp, đắp mô rất bài bản với mong muốn đạt hiệu quả cao nhất. Thế nhưng, không biết nguyên nhân từ đâu, sau khi thu hoạch lứa trái đầu tiên, năng suất khoảng 4 tấn trái thì vườn cây xuất hiện bệnh thối rễ chết cành. Do đó, ông Khâm đã chủ động phối hợp với cán bộ kỹ thuật địa phương triển khai thực hiện thử nghiệm mô hình quản lý bệnh thối rễ chết cành tại vườn nhà mình.

Cụ thể, với diện tích 2.000m2, bao gồm một mô hình 500m2 để người dân làm đối chứng, còn lại 1.500m2 làm theo khuyến cáo của các cán bộ kỹ thuật địa phương. Qua đó, đã cho thấy tỷ lệ bệnh thối rễ chết cành ở mô hình làm theo khuyến cáo đã thuyên giảm hơn 70%; còn mô hình đối chứng giảm khoảng 25%. Ông Khâm khẳng định: “Vườn mãng cầu nhà tôi hiện đã phục hồi và phát triển trở lại. Ước sản lượng thu hoạch tới đây khoảng 1,6 tấn/công”. Theo lý giải của ông Trần Ngọc Thể, sở dĩ mô hình làm theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật địa phương đạt hiệu quả cao là vì họ áp dụng đồng bộ 2 quy trình điều trị và phòng bệnh tốt trên cây mãng cầu xiêm.

“Người dân cần xử lý điều trị và phòng bệnh một cách đồng bộ. Trong đó, đối với những cây mãng cầu mắc bệnh dưới 30% thì người dân nên cắt tỉa tàn, nhánh bị bệnh, vệ sinh vườn và làm cỏ dại. Mặt khác sử dụng thêm một số loại thuốc đặc trị để xử lý côn trùng, nấm gốc, cũng như bổ sung thêm các phân bón trung vi lượng và phân NPK cần thiết nhằm cải tạo lại đất, hạ phèn, chống ngộ độc hữu cơ, giúp rễ cây phát triển trở lại. Kế đến là 7 ngày sau, nhà vườn lưu ý phun xịt thêm các loại thuốc như Dakamon, Manozeb 80Wp, kích thích đâm chồi và phòng trừ ruồi đục trái”, ông Thể khuyến cáo.

Ngoài ra, đối với những hộ mới trồng, ông Thể lưu ý người dân cần lên liếp cao ráo, đắp mô, sử dụng phân chuồng đã qua xử lý với nấm đối kháng Tricoderma để giúp cây phát triển tốt. Hơn hết là khi để trái, nhà vườn hạn chế xử lý thuốc kích ra hoa, hạn chế cho cây mang trái quá nhiều, gây tổn thương đến quá trình sinh trưởng của cây. Ông Lê Văn Đời, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho rằng: Tới đây, để giúp cây mãng cầu phát triển bền vững, ổn định đầu ra thì rất cần các nhà vườn “câu tay” liên kết lại với nhau, thành lập câu lạc bộ sản xuất, hay hợp tác xã nông nghiệp để cùng hỗ trợ nhau về mặt kỹ thuật. Có như thế mới hạn chế được diện tích trồng nhỏ lẻ, manh mún, thiếu tập trung. Đồng thời, có thể tạo ra sản lượng đủ lớn, đáp ứng yêu cầu của các đơn vị tiêu thụ sản phẩm, góp phần giảm thiểu rủi ro trong quá trình canh tác.

Mặt khác, ông Lê Văn Đời cũng khuyến cáo người dân không mua cây giống trôi nổi trên thị trường, kém chất lượng để trồng mới vườn cây. Điều này gián tiếp làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Đặc biệt là cán bộ kỹ thuật địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các kiến thức chăm sóc và cách chọn phân thuốc hợp lý, an toàn, giúp người trồng mãng cầu xiêm sản xuất ổn định lâu dài.

Nguồn: Hậu Giang Online được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Trồng mãng cầu gai trên gốc bình bát cho hiệu quả kinh tế

Mô hình trồng cây mãng cầu gai tháp gốc bình bát ở Sóc Trăng là cơ hội để người dân nâng cao thu nhập và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tại xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng mô hình trồng mãng cầu gai ghép gốc cây bình bát đang được nông dân tin tưởng trồng nhiều. Bởi ngoài mang lại hiệu quả kinh tế cao, cây trồng này còn có lợi thế thích nghi với điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay, đặc biệt tình trạng mặn xâm nhập.

Người tiên phong trong phong trào trồng mãng cầu gai tháp trên gốc bình bát tại xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm là ông Lê Văn Vui. Ông Vui cho biết, ông đã gắn bó với cây trồng này gần 10 năm nay, cây trồng này mang lại hiệu quả kinh tế cao và rất ổn định. Những năm gần đây, ông đã phát triển lên hơn 2 ha diện tích đất trồng cây mãng cầu gai ghép gốc bình bát, thu về từ vài trăm triệu đồng mỗi năm.

“Hồi mới trồng vào năm 2006 thì thu nhập khoảng vài chục triệu. Từ 2014, 2015 và 2016 thì diện tích tăng lên một năm tôi thu nhập từ cây mãng cầu hơn 600 triệu,” ông Vui nói.

Theo ông Vui cùng nhiều bà con chọn trồng cây mãng cầu gai tháp gốc bình bát thì đây là cây trồng rất thích hợp đối với vùng đất trũng, nhiễm phèn, đặc biệt là bị mặn xâm nhập như thị xã Ngã Năm nói chung và xã Vĩnh Quới nói riêng. Bên cạnh đó, cây cho trái khá tốt, tuổi thọ lại sống rất lâu, có thể lên đến 40 năm.

Trồng mãng cầu gai tháp trên gốc bình bát cho hiệu quả kinh tế và thích ứng phèn, mặn
Riêng về thị trường tiêu thụ, những năm qua, đầu ra trái mãng cầu gai khá rộng và ổn định. Thương lái trong và ngoài địa phương vào thu mua tận vườn, sau đó được chở về các tỉnh, thành phố lớn để tiêu thụ. Nhiều năm trở lại đây, giá thị trường trái mãng cầu gai luôn ở mức cao và không bị dao động nhiều. Trong thời điểm hút hàng, mãng cầu có giá lên đến gần 30 nghìn đồng/kg, trong khi lúc giá xuống thấp nhất bà con cũng bán được ở mức 16.000 đồng/kg.

Ông Dương Phương Hà, hộ chọn trồng cây mãng cầu gai tháp gốc bình bát ở ấp Vĩnh Kiên, xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã năm, tỉnh Sóc Trăng chia sẻ: “Cây mãng cầu ghép bình bát này thì nước ngập cũng không chết, còn nắng hạn thì lâu lâu tới nước một lần, còn mặn thì không sợ vì gốc là bình bát mà”.

Từ khẳng định hiệu quả kinh tế, nhiều nhà vườn tại địa phương cũng mạnh dạn phá các vườn tạp, đất sản xuất không hiệu quả để chuyển sang đầu tư trồng cây mãng cầu gai tháp gốc bình bát. Theo thống kê của Phòng Kinh tế thị xã Ngã Năm, hiện diện tích trồng mãng cầu gai của toàn thị xã Ngã Năm vào khoảng 50 ha; trong đó riêng tại xã Vĩnh Quới là khoảng 40 ha.

Trong quy hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp sắp tới, thị xã Ngã Năm sẽ ưu tiên phát triển cây trồng này để thích ứng với hạn, mặn như hiện nay. Bên cạnh đó, để đảm bảo thị trường đầu ra ổn định, bền vững lâu dài, mang lại lợi nhuận cho người trồng, địa phương cũng đang xúc tiến, kêu gọi doanh nghiệp vào bao tiêu, thu mua sản phẩm. Mặt khác là khuyến khích bà con thành lập các Hợp tác xã, tổ hợp tác nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong liên kết sản xuất, tập huấn khoa học kỹ thuật, mở rộng thị trường đầu ra sản phẩm.

Ông Huỳnh Văn Cường, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm cho biết, hiện tại thì đã thành lập tổ hợp tác trồng mãng cầu và theo sự chỉ đạo của Thị ủy – UBND thị xã thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thì UBND xã cũng tiến hành vận động nhân dân thành lập hợp tác xã; khi vô hợp tác xã người dân được nhiều lợi như về hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thuật và sản phẩm được bao tiêu ổn định.

Hiệu quả kinh tế cùng với lợi thế là cây trồng thích nghi với phèn, mặn đã làm cho người dân tin tưởng khi chọn loại cây trồng này. Mô hình trồng cây mãng cầu gai tháp gốc bình bát ở thị xã Ngã Năm sẽ là cơ hội để bà con giải quyết bài toán chọn lựa cây trồng thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay.

Nguồn: Vov.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Mô hình trồng mãng cầu xiêm bằng hạt cho thu nhập cao ở Hậu Giang

Tuy không phải là một trong những loại nông sản chủ lực của tỉnh Hậu Giang, nhưng thời gian qua nông dân vùng đất bị nhiễm phèn, mặn ở huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ, thị xã Ngã Bảy… chọn cây mãng cầu xiêm để chuyển đổi đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Hiệu quả từ một mô hình

Lâu nay, nhiều nông dân vùng đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long trồng mãng cầu xiêm chỉ quen ghép nhánh mãng cầu xiêm trên gốc cây bình bát. Nhưng đối với nông dân ở ấp Mỹ Phú A, xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp thì ươm hẳn hạt mãng cầu xiêm cho lên cây rồi đem trồng. Lúc đầu trồng chỉ để ăn, nhưng thấy hiệu quả, nhiều bà con đã chọn cây mãng cầu xiêm để cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cây mía, lúa lâu nay cho thu nhập không cao.

Một trong những người đi đầu trong mô hình này là ông Võ Văn Phải. Ông kể rằng, 6 năm trước gia đình ông phá bỏ bảy công mía để trồng mãng cầu xiêm bằng hạt, thấy hiệu quả, gia đình đã nhân rộng lên 4 ha. Thông thường, mãng cầu xiêm cho trái 2 vụ/năm. Vụ thuận vào mùa nắng và vụ nghịch vào mùa mưa. Tuy nhiên, để mãng cầu tự thụ phấn sẽ cho trái rất ít. Do vậy, qua thời gian nghiên cứu, học hỏi, ông Phải đã tìm ra bí quyết để thụ phấn cho cây mãng cầu ra trái nhiều và có trái quanh năm.

Khi hỏi “bí quyết”, ông Phải chia sẻ: “Khi mãng cầu ra hoa, vào buổi chiều cần phải hái hoa mãng cầu cái và phơi trong 8 giờ cho hoa bung nhụy, sau đó trút nhụy hoa vào ly thủy tinh cho vào tủ lạnh để ở ngăn mát. Khoảng 8-9 giờ sáng kiểm tra xem thấy nhụy có nước nhô lên thì chấm phấn vào nụ thì mãng cầu sẽ đậu quả. Cách khác đơn giản hơn là lắc bông mãng cầu cho nhụy và phấn rơi vào đáy hoa mãng cầu mới đậu quả”.

Nhờ phương pháp này mà vườn mãng cầu của ông Phải cho năng suất khá cao. Cây mãng cầu hai năm tuổi đạt từ 50-70 kg/cây, những cây lâu năm hơn có thể đạt từ 100 kg-150 kg/cây/năm. Với giá bán từ 18 nghìn đến 30 nghìn đồng/kg, tùy vào thời điểm, tính ra mỗi năm 1 ha mãng cầu xiêm ông thu nhập khoảng 350 triệu đồng, sau khi trừ các khoản chi phí, kể cả ngày công.

Lý giải vì sao bà con ở đây trồng mãng cầu xiêm bằng hạt, mà không trồng ghép gốc bình bát, các nhà vườn cho rằng: Đối với cây giống ghép gốc bình bát thì thích hợp ở những vùng đất trũng nhiễm phèn nặng, nhưng hạn chế của loại cây này là cho trái ít trong mùa nắng. Còn cây mãng cầu trồng bằng hạt có sức chống chịu tốt hơn và cho trái gần như quanh năm, việc xử lý cho trái cũng dễ dàng hơn, tỷ lệ trái tròn đều, mang vị ngọt thanh. Năng suất trái đạt tương đương nhau, nhưng chất lượng trái của cây trồng bằng hạt luôn đạt cao, vì thế giá bán cũng cao hơn mãng cầu ghép từ 2 nghìn đến 3 nghìn đồng/kg.

Đến liên kết sản xuất theo hướng hàng hóa lớn

Từ mô hình trồng mãng cầu xiêm bằng hạt cho thu nhập cao của ông Võ Văn Phải, nhiều nông dân đã cải tạo vườn tạp học hỏi trồng theo, từ đó diện tích tăng dần lên. Ngày 19-5-2015, với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các nhà vườn trong ấp quyết định thành lập Tổ hợp tác sản xuất mãng cầu xiêm với 48 thành viên, diện tích 41 ha. Đến ngày 20-4-2017, Tổ hợp tác này chính thức chuyển thành Hợp tác xã (HTX) thu hút 91 nhà vườn trong xã Hòa Mỹ tham gia, với tổng diện tích trồng mãng cầu xiêm bằng hạt lên 65 ha, trong đó có hơn 40 ha đang cho trái.

Người dân ươm hạt mãng cầu để trồng và bán với giá 5 nghìn đồng/cây.

Ông Võ Văn Phải, Giám đốc HTX mãng cầu xiêm Hòa Mỹ, cho biết: Thời gian qua, giá trái mãng cầu xiêm lên xuống thất thường, có khi tuột xuống dưới 15 nghìn đồng/kg, nên việc thành lập HTX nhằm hướng đến đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, tạo thuận lợi trong việc ký kết hợp đồng bao tiêu với các doanh nghiệp thu mua với số lượng lớn, giúp ổn định đầu ra cho bà con xã viên.

Hiện trên địa bàn huyện Phụng Hiệp chỉ có Công ty TNHH MTV chế biến nông sản Tiến Thịnh chuyên thu mua trái mãng cầu xiêm để sản xuất nước uống xuất khẩu. Tuy nhiên, công ty này chỉ mua với giá “chết” là 15 nghìn đồng/kg – trái loại một và 9 nghìn đồng/kg trái loại hai, chứ không bao tiêu. Điều này làm bà con hơi hoang mang, nên bước đầu chỉ ký cam kết bán cho công ty trong vòng ba tháng, từ tháng 1 đến tháng 3 vừa qua. Hiện tại bà con thu hoạch chủ yếu bán qua thương lái với giá 17 nghìn đồng/kg.

Trong khi đó, theo ông Phạm Tiến Hoài, Giám đốc công ty TNHH MTV chế biến nông sản Tiến Thịnh, hiện nay nhu cầu thu mua mãng cầu xiêm để chế biến của công ty rất lớn, nguồn nguyên liệu cung ứng của Hậu Giang chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu, công ty phải đi thu gom ở nhiều nơi khác. Do đó việc xây dựng vùng nguyên liệu, ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm ở Hậu Giang là chiến lược kinh doanh lâu dài của công ty. Tuy nhiên, hiện nay HTX sản xuất mãng cầu xiêm mới thành lập, khả năng cũng như lòng tin, “chữ tín” chưa biết như thế nào, nên bước đầu công ty chỉ đặt hàng với giá thu mua cố định trong một thời gian nhất định.

Theo thống kê chưa đầy đủ của ngành nông nghiệp Hậu Giang, toàn tỉnh hiện có hơn gần 700 ha trồng mãng cầu xiêm, trong đó, huyện Phụng Hiệp có gần 300 ha trồng mãng cầu xiêm bằng hạt. Ông Nguyễn Thế Tự, Phó Phòng Nông nghiệp huyện Phụng Hiệp, cho biết: Trong những năm gần đây, thực hiện Đề án 1.000 trong chuyển đổi cây trồng của tỉnh, bà con chuyển đổi rất mạnh, trong đó có cây mãng cầu xiêm. Ngành nông nghiệp huyện đã và đang đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật, các nhà vườn cũng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, nên cây mãng cầu xiêm mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, đạt từ 300-400 triệu đồng/ha.

Đối với việc công ty đặt hàng mua sản phẩm của HTX mãng cầu xiêm Hòa Mỹ với giá cố định, trong một thời gian nhất định, ông Nguyễn Thế Tự cho rằng chỉ là bước đầu thăm dò về chất lượng, sản lượng của HTX. Để mối liên kết giữa nhà vườn với doanh nghiệp phát triển bền vững, đòi hỏi phải có hợp đồng bao tiêu cụ thể, phải đưa ra được giá sàn và mua theo giá thị trường nếu giá có biến động tăng, giống như đối với cây mía hiện nay. Thỏa thuận được điều này sẽ giúp nhà vườn yên tâm sản xuất, còn doanh nghiệp có vùng nguyên liệu ổn định, phục vụ sản xuất kinh doanh lâu dài.

Có thể nói, hiện nay, cây mãng cầu xiêm không những góp phần cải thiện đời sống kinh tế của người dân địa phương, mà còn mở ra thêm sự lựa chọn để chuyển đổi cho những diện tích vườn tạp, cây trồng kém hiệu quả ở những vùng trũng, nhiễm phèn, mặn của Hậu Giang nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Nguồn: Báo Nông dân được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Độc đáo mô hình trồng dưa leo xen mướp

Thu lãi trên 800 triệu đồng/năm từ 7 sào đất trồng dưa leo xen mướp, ông Phạm Xuân Bắc trở thành nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu của xã Phú Cường trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Mức thu nhập cao từ mô hình sản xuất của ông Bắc có thể xem là bài toán khó cho những người nông dân khác canh tác trên cùng diện tích.

​Với 1 sào đất, nếu như giỏi tận dụng, khai thác chỉ trồng được 3 vụ rau/năm, mỗi vụ trồng 1 loại rau, thời gian trung bình 3 tháng. Riêng ông Bắc, ông trồng được 6 vụ/năm. Bí quyết của ông là trồng xen 2 loại rau trên cùng một diện tích để tận dụng đất, công chăm sóc, phân thuốc và sự tương hỗ trong phòng chống sâu bệnh của các loại cây trồng với nhau. Qua nhiều năm tìm tòi, thử nghiệm, mô hình dưa leo xen mướp là lựa chọn hiệu quả nhất cho ý tưởng sáng tạo này của ông Bắc và lợi nhuận thu được trong 4 năm qua từ mô hình đã chứng minh điều đó.

Mô hình trồng dưa leo xen mướp

Ông Phạm Xuân Bắc cho biết: “Mô hình của gia đình tôi có thì khác với của người ta, khác với môi trường của người ta làm, hai thứ giống nhưng tôi ăn được cùng một lúc luôn. Cũng mất công đầu tư bạt, rồi phủ bạt, rồi cắm dàn, rồi cũng mướn công, nhưng mà ăn được dài ngày hơn, hiệu quả tốt hơn. Tôi trồng dưa leo và mướp ngọt, thì mướp ngọt nó ăn tới hơn 2 tháng, có lần ăn tới 3 tháng lẫn, cho nên hiệu quả của nó rất là cao. Hạn chế được công, chi phí và thuốc BVTV.”

Với thiết kế giàn trồng cho cả dưa leo mướp nên chi phí đầu tư thấp hơn so với trước đây chỉ 6 triệu đồng/sào/vụ. Sau 37-39 ngày trồng, dưa leo bắt đầu cho thu hoạch với năng suất trung bình 4 tấn/sào và thu trong thời gian 2 tháng. Thu hoạch vừa xong dưa leo là đến thu mướp, với năng suất trung bình 7 tấn/sào, trong thời gian hơn 1 tháng. Hiện cả dưa leo và mướp cân tại vườn có giá trung bình 5 ngàn đồng/kg. Trừ chi phí đầu tư và công lao động, tính ra ông Bắc thu được trung bình trên 40 triệu đồng/sào/vụ từ dưa leo và mướp. Với 7 sào đất làm 3 vụ/năm, ông thu được 840 triệu đồng.

Sáng tạo và linh động ứng dụng KH-KT, kinh nghiệm bản thân vào thực tiễn sản xuất, ông Phạm Xuân Bắc nhiều năm liền là nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu của xã Phú Cường. Hiện mô hình trồng dưa leo xen mướp của ông Bắc là điểm sáng trong phương án sản xuất kinh doanh của HTX sản xuất nông nghiệp Phú Cường chuẩn bị thành lập đi vào hoạt động và là mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả đang được bà con nông dân quan tâm tìm hiểu để áp dụng nhân rộng trong chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương..

Nguồn: dinhquan.dongnai.gov.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.