Bệnh do virus ở đà điểu

Bệnh do virus gây ra thường khó điều trị và có tỉ lệ chết cao trong thời gian ngắn. Hãy cùng Framtech VietNam tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, trệu chứng và cách phòng bệnh do virus gây ra ở đà điểu.

1. Bệnh Niucatsơn

Bệnh Niucatxơn ở đà điểu cũng gây ra do các chủng virut Nuicatxơn cường độc. Thường các chủng virut này được thải ra từ các ở dịch Niucatxơn của gà, tồn tại và phân tán trong môi trường tự nhiên. Đà điểu ăn thức ăn, uống nước có virut Niucatxơn sẽ bị nhiễm virut và phát bệnh.

Đà điểu ở các lứa tuổi đều bị mắc bệnh Niucatxơn. Đặc biệt đà điểu non 1-4 tháng tuổi thường bị bệnh thể cấp tính. Đà điểu có các triệu chứng lâm sàng đặc trưng sau:

– Các triệu chứng về tiêu hoá: Đà điểu ỉa chảy, phân không thành khuôn, có nhiều dịch nhày do niêm mạc ruột bị tróc ra. Đà điểu thường đứng ủ rũ, bỏ ăn, uống nhiều nước. Do ỉa chảy làm mất nước và rối loạn các chất điện giải nên đà điểu non thường chết do kiệt sức sau thời gian bị bệnh 6-8 ngày.

– Các triệu chứng hô hấp: Đà điểu có dấu hiệu viêm đường hô hấp, liên tục chảy nước mũi, nước rãi, và đặc biệt thở khó dần. Các trường hợp đà điểu bị bệnh thể hô hấp cũng bị chết với tỷ lệ cao sau 10-15 ngày.

– Các triệu chứng thần kinh: Đà điểu có các cơn run rẩy, đi lại xiêu vẹo, ngoẹo đầu, mổ không trúng thức ăn. Các trường hợp bị bệnh nặng, đà điểu thường lên cơn co giật, lăn quay, rãy rụa, cuối cùng bị liệt chân và sẽ chết sau thời gian hành bệnh 7-10 ngày.

Hiện không có thuốc chữa đặc hiệu bệnh Nuicatxon cho đà điểu cũng như cho gà. Bệnh pháp quan trọng nhất là sử dụng vacxin phòng bệnh Niucatxơn cho đà điểu:

– Đối với đà điểu non từ 7 ngày đến 45 ngày tuổi. Dùng vacxin Lasota nhỏ và mắt mũi hoặc chủng dưới da cánh cho đà điểu. Vacxin thường được pha theo tỷ lệ 1/200 với nước cất. Sau khi dùng vacxin 10-14 ngày, đà điểu non có miễn dịch chống lại virut Niucatxơn.

Sau 45 ngày được sử dụng vacxin Lasota, đà điểu cần phải tiêm chủng vacxin Nuicatxon hệ 1, cũng tiêm dưới da cánh với liều 0,20-0,30 ml/1 đà điểu bằng dung dịch vacxin pha với nước cất theo tỷ lệ 1/200. Vacxin sẽ tạo miễn dịch chắc chắn cho đà điểu và miễn dịch kéo dài 12 tháng.

– Đối với đà điểu trưởng thành: mỗi năm cần tiêm vacxin Niucatxơn cho chúng một lần vào cuối mùa thu chuyển sang đông.

Thực hiện vệ sinh chuồng trại và vệ sinh môi trường nuôi đà điểu để tránh lây nhiễm mầm bệnh. Chuồng trại và môi trường cần định kỳ tiêu độc bằng các loại thuốc diệt trùng như Crêsyl- 2% hoặc nước vôi 10%.

Không nuôi gà trong khu vực chăn nuôi đà điểu để đà điểu không bị nhiễm virut Niucatxơn từ gà.

2. Bệnh đậu mùa

Nguyên nhân là do virus đậu (Fowl pox) gây nên. Virut truyền nhiễm qua không khí, côn trùng truyền bệnh (thường là giống muỗi Cules và Aides) hoặc do ăn phải các mảnh vảy da bị nhiễm virut (các vảy da khô bong ra từ các nốt loét của con khác). Thời gian ủ bệnh ở đà điểu từ sáu đến mười ngày.

Triệu chứng: Xuất hiện các mụn trên da nhất nơi khóe mắt, mũi, miệng. Các mụn này vỡ ra chảy nước và dễ bị nhiễm khuẩn gây mủ. Con vật ngứa ngáy khó chịu, nhiều con bị sốt, bỏ ăn.

Tỷ lệ chết của bệnh này thường thấp (15 phần trăm) và nguyên nhân chết chủ yếu là do con đà điểu không thể ăn được hoặc không thể lấy được thức ăn và nước uống.

Điều trị: Không có thuốc trị, chủ yếu dùng các chất tăng cường sức đề kháng như Vitamin C, ADE, đường Glucoza.  Các nốt lở loét có thể điều trị bằng dung dịch nitrat bạc trong bốn đến năm ngày để tránh bị nhiễm virut lại.

Phòng bệnh: Vệ sinh, khử trùng chuồng trại, tăng sức đề kháng cho đà điểu bằng các loại vitamin, điện giải, đường Glucoza, trách gây sốc cho con vật. Dùng vaccin đậu gà chủng qua da cánh liều lượng bằng 1.5 liều gia cầm. Cần diệt trừ muỗi gây bệnh.

3. Bệnh cúm

Nguyên nhân gây bệnh là do virut được gọi là virut “cúm gây bệnh dịch ở loài chim” (HPAI).

Các triệu chứng: Các triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm ở loài chim rất khác nhau theo từng độ tuổi và thể loại virut nhiễm phải. Bệnh cúm này gây khả năng chết đột ngột cao, ngừng đẻ trứng hoàn toàn, có các triệu chứng về hô hấp, có tiếng ran khi thở, chảy quá nhiều nước mắt, viêm xoang, đầu và mặt bị phù nề, ỉa chảy và nước tiểu chuyển thành màu xanh.

Điều trị: hiện nay, bệnh cúm ở loài chim không thể chữa được và cũng không có văcxin để phòng bệnh. Phòng bệnh tất nhiên chỉ để hạn chế sự lây lan của bệnh.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.