Vaccine trong nuôi trồng thủy sản

Vaccine chống lại một số bệnh nhiễm khuẩn quan trọng đã được báo cáo trên toàn thế giới và sử dụng thành công trong điều kiện thí nghiệm hoặc thực tế áp dụng ở cấp độ thực địa.

Vaccine đang được nghiên cứu và sử dụng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản. 

Vaccin cho vi khuẩn

Cá bệnh do vi khuẩn

Vaccine hiện đang có mặt trên thị trường chống lại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn bao gồm vibrioosis ( Listonella anguillarum, Vibrio ordalii ), furunculosis bệnh nhọt (Aeromonas salmonicida subsp. salmonicida), bệnh vibrioosis ở vùng nước lạnh (Vibrio salmonicida), bệnh yersiniosis (Yersinia ruckeri), nhiễm trùng tiết niệu (Rennibacterium salmonaris), bệnh tụ huyết trùng (Photo bacterium damselae subsp. Piscicida), bệnh xuất huyết ( Edwardsiella ictaluri), bệnh trắng đuôi (Flavobacterium columnarae ), bệnh do Moritella viscosis, Streptococcus iniae, Lactococcus garviae. (Sommerset et al., 2005).

Và các vaccin được báo cáo thành công trong điều kiện thí nghiệm như vaccine chống lại Vibrio harveyi and Photo bacterium damselae subsp, và Tenacibaculum maritimum ở Cá Hồi cũng được báo cáo (Håstein et al., 2005).

Hầu hết các loại vaccin vi khuẩn thường được bào chế dạng vaccine sống, giảm độc lực hoặc vaccine bất hoạt.

Vaccine chống lại virus

Cá hồi nhiễm bệnh IPN

Rất nhiều nghiên cứu cũng đã được tiến hành để xây dựng vaccine chống lại virus gây ảnh hưởng đến nhiều loài cá. Vài loại vaccine đã được cấp phép sử dụng cho mục đích thương mại ở Chilê, Canada, Châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ, đây là những vùng địa lý chính để nuôi cá các loài cá có giá trị cao như cá hồi, cá ngừ, cá seabass, cá tráp, cá cam và cá da trơn. Hầu hết các vaccine thương mại có sẵn đều dựa trên các kháng nguyên bất hoạt hoặc các protein tái tổ hợp.

Một loại vaccine chống lại virus gây hoại tử cơ quan tạo máu ở Cá Hồi (IPN) đang được sử dụng trong nhiều năm. Vaccine cho rhabdovirus, vaccine cho virus gây bệnh xuất huyết trên cá (VHSV) và bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô (IHNV) cũng có sẵn thương mại. Gần đây các nhà nghiên cứu Italia đã nghiên cứu thành công vaccine chống lại Betanodavirus – tác nhân gây bệnh hoại tử thần kinh trên cá.

Vaccine chống ký sinh trùng

Cá bị nhiễm ký sinh trùng.

Bên cạnh các loại vaccine virus và vi khuẩn, sự phát triển của một loại vaccine chống ký sinh trùng là một lĩnh vực đang nổi lên vì ký sinh trùng gây ra khoảng 20% ​​vấn đề bệnh tật trong nuôi trồng thủy sản.

Xét mối tương tác giữa ký chủ và ký sinh trùng (ký sinh trùng endo- hoặc ecto), thách thức lớn nhất đối với vaccine là xác định giai đoạn ký sinh trùng chịu tác động của vaccine.

Vaccine được tạo ra bởi ký sinh trùng Amyloodinium ocellatum khi tiêm vào vùng bụng được báo cáo là gây ra phản ứng kháng thể đặc hiệu đối với ký sinh trùng. Nó cũng làm giảm sự lây nhiễm ký sinh trùng trong ống nghiệm. Một vaccine sống giảm độc lực của ký sinh trùng Cryptobia salmositica (ký sinh trùng gây bệnh của salmonids) cho thấy phản ứng miễn dịch bảo vệ lên đến hai năm.

Những nghiên cứu trên đây chứng minh rằng Vaccine ngày càng được nghiên cứu và sử dụng phổ biến trên động vật thủy sản. Và chúng đóng góp rất lớn trong ngăn ngừa, phòng trị bệnh cho nhiều loài thủy sản.

Nguồn: Aquaculturemag được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Thịt cá hồi tự nhiên có nhiều chất ô nhiễm môi trường hơn so với cá hồi nuôi

Kết quả của một nghiên cứu gần đây ở Na Uy cho thấy hàm lượng các chất ô nhiễm môi trường trong cá hồi tự nhiên cao hơn trong cá hồi nuôi.

Đây là nghiên cứu chuyên đề đầu tiên so sánh cá hồi tự nhiên sống ở các vùng biển của Na Uy (Salmo salar) với cá hồi nuôi.

Anne-Katrine Lundebye, nhà khoa học hàng đầu tại Viện Nghiên cứu Hải sản và Dinh dưỡng Quốc gia Na Uy (the National Institute of Nutrition and Seafood Research – NIFES) nói rằng: “Người ta vẫn cho rằng cá hồi nuôi chứa nhiều chất ô nhiễm môi trường hơn cá hồi tự nhiên, nhưng trong trường hợp này thì không”.

Lundebye đã chủ nhiệm một dự án nghiên cứu ở Na Uy. Ở dự án này, hàm lượng các chất ô nhiễm môi trường và các dưỡng chất trong cá hồi tự nhiên và cá hồi nuôi đã được phân tích. Nghiên cứu đã cho thấy cá hồi nuôi có hàm lượng các chất ô nhiễm môi trường thấp hơn nhiều so với cá hồi tự nhiên, bao gồm dioxin, PCB (là một nhóm các hợp chất nhân tạo, chủ yếu trong các thiết bị điện nhưng đã bị cấm vào cuối những năm 1970 ở nhiều nước bởi những nguy cơ gây hại cho môi trường và sức khỏe), BFR (là chất được phủ ngoài các linh kiện máy tính nhằm tăng khả năng chịu nhiệt và chống cháy) và các loại thuốc trừ sâu. Lundebye giải thích rằng sự khác biệt này xuất phát từ chế độ ăn của chúng.

Lundebye cho rằng cá hấp thụ những gì chúng ăn được, kể cả các chất ô nhiễm môi trường và chất dinh dưỡng. Có thể kiểm soát thức ăn của cá nuôi, nhưng cá tự nhiên thì không thể.

Các thay đổi trong thành phần thức ăn là một trong những lý do liên quan đến hàm lượng thấp các chất ô nhiễm hữu cơ trong cá hồi nuôi. Thức ăn cho cá ngày nay chứa ít dầu cá hơn, mà trước đây dầu cá là nguồn chủ yếu của các chất không mong muốn trong thức ăn.

Cá hồi tự nhiên và cá hồi nuôi đều là nguồn cung cấp tốt các acid béo omega-3

Trong nghiên cứu này, cá hồi nuôi và cá hồi tự nhiên đều có hàm lượng các chất ô nhiễm môi trường tương đối thấp, thấp hơn nhiều so với giới hạn tối đa cho phép. Nghiên cứu cũng cho thấy cá hồi tự nhiên có hàm lượng cao các dưỡng chất sắt, đồng, kẽm và selen. Các chất này làm cho các acid béo omega-3 và omega-6 trong cá hồi tự nhiên có giá trị hơn so với cá hồi nuôi.

Lundebye nói rằng: “Omega-3 trong cá hồi nuôi vẫn có tác dụng tốt, mặc dù tỷ lệ omega-3/omega-6 ở cá hồi nuôi thấp hơn so với cá hồi tự nhiên”.

Mặc dù có sự khác biệt giữa cá hồi nuôi và cá hồi tự nhiên về hàm lượng các dưỡng chất và các chất ô nhiễm môi trường, nhưng Lundebye không ngần ngại khi khuyến cáo: người tiêu dùng đừng nên lo lắng, bởi vì cả 2 loại này đều là nguồn cung cấp tốt các acid béo omega-3, chúng cũng không chứa các chất ô nhiễm môi trường đến mức phải báo động, chúng tôi đảm bảo rằng cả 2 đều tốt cho sức khỏe.

Nghiên cứu lớn nhất trong khu vực

Nghiên cứu được tiến hành rộng rãi, có 100 mẫu cá hồi được đánh bắt từ tự nhiên và 100 mẫu cá hồi nuôi, điều này đã đem lại những kết quả đáng tin cậy. Cá hồi tự nhiên được đánh bắt từ vùng biển Bắc Na Uy, nhưng Lundebye cho rằng các kết quả sẽ không có sự khác biệt lớn so với các con cá được đánh bắt dọc theo bờ biển Na Uy.

Lundebye nói thêm: “Do cá hồi là loài di cư nên vị trí khi bị đánh bắt cũng có sự thích hợp tương đối. Trước đây, người ta đã chứng minh rằng cá hồi ở Na Uy chỉ kiếm ăn ở biển Na Uy, ở một mức độ nào đó có thể là biển Barents. Các nghiên cứu khác cho thấy, cá hồi bị đánh bắt ở một khu vực thì đã từng sống ở những khu vực hoàn toàn khác nhau trong vùng biển. Nhưng chúng tôi không biết chính xác những con cá hồi trong nghiên cứu này đã từng sống ở đâu. Lý do mà chúng tôi đã sử dụng cá hồi được đánh bắt ở biển Bắc Na Uy trong nghiên cứu này là vì hầu hết cá hồi tự nhiên được đánh bắt ở đây”.

Mâu thuẫn với các nghiên cứu trước

Nghiên cứu được công bố rộng rãi nhất về các chất ô nhiễm môi trường ở cá hồi nuôi và cá hồi tự nhiên là một nghiên cứu của Mỹ được công bố trên tạp chí “Science” vào năm 2004. Nghiên cứu này đã báo cáo rằng cá hồi nuôi có hàm lượng các chất ô nhiễm môi trường cao hơn so với cá hồi tự nhiên. Lundebye hoài nghi về nghiên cứu năm 2004, vì nghiên cứu này so sánh hai loài cá hồi khác nhau. Trong nghiên cứu của Mỹ, cá hồi tự nhiên được lấy mẫu là cá hồi Thái Bình Dương, trong khi cá hồi nuôi là cá hồi Đại Tây Dương.

Lundebye giải thích rằng hai loài này có hàm lượng chất béo khác nhau và do đó rất khó để so sánh chúng. Cá hồi Đại Tây Dương có nhiều mỡ hơn, nó sẽ có lượng chất ô nhiễm hữu cơ hòa tan trong chất béo cao hơn cá hồi Thái Bình Dương, bất kể là chúng được nuôi hay từ tự nhiên.

Kết quả nghiên cứu

Hàm lượng các chất ô nhiễm môi trường sau đây trong cá hồi nuôi thấp hơn so với cá hồi tự nhiên: dioxin, PCB, BFR, các loại thuốc trừ sâu (DDT, toxaphene, dieldrin, lindane, chlordane, hexachlorobenzene, mirex) và thủy ngân.

Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong cá hồi tự nhiên cao hơn so với cá hồi nuôi: selen, đồng, kẽm, sắt, thành phần có lợi của các acid béo omega.

Hàm lượng các chất ô nhiễm môi trường sau đây tương tự nhau ở cá hồi nuôi và cá hồi tự nhiên: cadmium, chì, thuốc trừ sâu endosulfan và pentachlorobenzene.

Nguồn: NIFES được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Tại sao nhiều cá hồi nuôi bị mất thị lực vào mùa hè?

Cá hồi nuôi thường bị mất thị lực vào mùa hè vì đục thủy tinh thể làm đôi mắt không trong suốt. Điều này xảy ra khi nhiệt độ tăng, các nhà khoa học tại NIFES đã tìm hiểu thêm về mối liên hệ giữa sự tăng lên của nhiệt độ và chứng mù ở cá hồi.

Đục thủy tinh thể là một rối loạn mắt có thể ảnh hưởng đến cả người và cá. Mắt cá nên mờ  dần cho đến khi nó không còn trong suốt. Đây là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng đối với cá hồi nuôi.

Nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu dinh dưỡng và nghiên cứu hải sản quốc gia (NIFES) cho biết: “Trường hợp xấu nhất là tầm nhìn của cá bị suy yếu đến nỗi không thể nhìn thấy thức ăn, ngừng ăn uống và ngừng phát triển.”

Thủy tinh thể của mắt là một quả cầu nhỏ trong suốt, không khác gì lòng trắng quả trứng, nó cũng bao gồm các protein trong suốt. Khi các protein bị phá hủy chúng chuyển sang màu trắng, và mất đi sự trong suốt của nó.

Cá hồi không thích nước ấm

Nguy cơ mù của cá Hồi sẽ cao hơn vào mùa hè, do nhiệt độ đại dương cao hơn.

“Vì cá hồi lạnh, nhiệt độ cơ thể cũng giống như nhiệt độ của nước. Nhiệt độ tối ưu cho cá hồi Đại Tây Dương là khoảng 13oC. Nếu nó nóng hơn, cá hồi sẽ không hoạt động tốt và có nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể cao hơn ”, nhà khoa học NIFES nói.

Trong tự nhiên, cá hồi hoang dã có thể di chuyển đến những vùng nước sâu hơn và lạnh hơn khi nhiệt độ tăng, nhưng điều đó không làm được với cá hồi nuôi trong lồng bè ở ngoài biển.

Nguyên nhân ảnh hưởng đến thủy tinh thể

Trong một nghiên cứu gần đây đã được công bố, các nhà khoa học thấy rằng có một số thay đổi xảy ra trong mắt cá khi nhiệt độ nước tăng. Một thay đổi quan trọng là thủy tinh thể hết các chất chống oxy hoá. Các chất chống oxy hoá bảo vệ mắt khỏi hư hỏng, và khi không có đủ thì các protein sẽ bị phá hủy hình thành các đốm trắng trong mắt. Đây gọi là stress oxy hóa.

Tương tự như bị đục thủy tinh thể do tiểu đường

Đồng thời, thủy tinh thể thay đổi theo cách tương tự như những thay đổi nhìn thấy ở những người mắc đục thủy tinh thể do bệnh tiểu đường. Mức đường trong máu của cá hồi sống trong nước ấm tăng lên, và điều này có ảnh hưởng đến thủy tinh thể.

“Khi lượng đường trong máu tăng lên, lượng đường trong lens bị quá tải, và chúng ta thấy sự tích tụ của đường điều này gây ra vấn đề với sự cân bằng nước trong thấu kính.

Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự cân bằng nước

Mắt phải chứa đúng lượng nước để được trong suốt. Nếu nó sưng lên hoặc khô ra, điều này có thể làm hỏng tế bào và dẫn đến sự hình thành đục thủy tinh thể. Các nhà khoa học gọi đó là áp suất thẩm thấu.

Các nhà khoa học nhận thấy rằng thủy tinh thể của cá hồi sống trong nước ấm có khả năng điều chỉnh sự cân bằng thấp hơn bởi vì chúng có ít osmolytes (chức năng của chúng là vận chuyển nước ra khỏi tế bào).

Histidine bảo vệ chống lại bệnh đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể là vấn đề lớn trong nuôi trồng thủy sản trong 20 năm qua. Trước đó, các sản phẩm phụ từ động vật như bột máu đã được sử dụng trong thức ăn cho cá, nhưng nó  đã ngưng vào những năm 1990 do nguy cơ lây bệnh bò điên. Nếu thức ăn cá không có máu, và với ít bột cá thì cá hồi nuôi bị mất đi một nguồn quan trọng của histidine.

Histidine là một axit amin thiết yếu, có chức năng hình thành protein. Ngoài ra, axit amin này có thể hoạt động như một chất chống oxy hoá và osmolyte. Điều này có nghĩa là histidine có thể bảo vệ tế bào khỏi căng thẳng oxy hoá và giúp duy trì cân bằng nước trong thủy tinh thể, đó là lý do tại sao histidine có thể bảo vệ chống lại sự phát triển đục thủy tinh thể.

Bảo vệ cá hồi chống lại những thay đổi môi trường

Cá hồi phải nhận được đầy đủ acid amin là histidine cần để đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng thông qua thức ăn. Tuy nhiên, không phải tất cả các nguyên liệu được sử dụng trong sản xuất thức ăn chứa đủ histidine. Các nhà khoa học tại NIFES trước đây đã phát hiện ra rằng cá hồi Đại Tây Dương cần khoảng hai lần nhiều histidine để giảm thiểu đục thủy tinh thể.. Tuy nhiên, điều này không phải là yếu tố đủ để loại bỏ đục thủy tinh thể.

Nguồn: NIFES được kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam.

Tại sao thịt cá lại có nhiều màu sắc khác nhau?

Từ màu đỏ đến màu trắng, từ màu cam cho đến màu xanh, thịt cá có thể rơi vào bất kỳ chổ nào trên thang đo màu sắc. Đằng sau sự khác nhau về màu sắc của từng loại thịt cá là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết này.

Nếu bạn là người đam mê ẩm thực Nhật Bản, đặc biệt là các món ăn từ cá sống như sushi hay sashimi thì chắc hẳn bạn sẽ nhận ra sự phong phú về màu sắc của từng loại thịt cá khác nhau xuất hiện trong các món ăn này. Có rất nhiều nguyên nhân làm cho màu sắc thịt cá khác nhau có thể từ gen cho đến các sắc tố mật. Ngoài ra, môi trường sống của cá, sự vận động và đặc điểm thức ăn của cá cũng góp phần làm cho thịt cá có nhiều màu sắc khác nhau.

Màu sắc khác nhau của thịt cá. Theo thứ tự từ trái qua phải là thịt cá ngừ vây vàng, cá hồi chinook, cá tuyết lingcod và cá bơn Thái Bình Dương .

Thịt đỏ của cá ngừ vây vàng

Cá ngừ vây vàng được xem là Michael Phelps trong thế giới loài cá bởi khả năng vận động và bơi lội cừ khôi của chúng. Chính sự vận động và bơi lội tuyệt vời của cá ngừ vây vàng làm cho thịt của chúng có màu đỏ tươi.

Thịt màu đỏ tươi của cá ngừ vây vàng

Bruce Collette, nhà động vật học thuộc Trung tâm Dịch vụ Biển Quốc gia cho biết cá ngừ vây vàng cần rất nhiều oxy để phục vụ cho khả năng bơi lội và vận động với cường độ cao của nó. Một protein gọi là myoglobin chứa oxy và hoạt động như sắc tố, chuyển màu thịt của đa số các loài cá ngừ, và các loài cá sống đại dương khác như cá mập mako và cá kiếm, thành màu đỏ hơi hồng.

“Điều đó cũng đúng đối với các động vật trên cạn: Nếu chúng hoạt động nhiều, chúng có nhiều myoglobin hơn và thịt chúng có màu đậm hơn”, Collette nói. Michaeleen Doucleff cho rằng, hoạt động của cơ quá nhiều cũng làm cho thịt cá cứng hơn và gây khó khăn trong việc vận động. Điều này giải thích vì sao phần bụng của cá ngừ vây vàng rất mềm, giúp chúng cử động cơ thể dễ dàng hơn.

Màu thịt cá ngừ càng đỏ thì càng tươi ngon, tuy nhiên cần lưu ý là một số người buôn bán thủy sản bất lương dùng khí CO để gia tăng màu đỏ của thịt cá ngừ. Phương pháp này giúp cho màu thịt cá ngừ từ hơi nâu của cá không được tươi trở thành màu đỏ tươi ngon. Việc này là bất hợp pháp ở một số quốc gia như Singapore, nhưng ở Mỹ thì không. Vì thế hãy cảnh giác với những miếng cá ngừ có màu đỏ anh đào giống như thật – thịt nó có thể không tươi như quảng cáo.

Thịt trắng của cá bơn Thái Bình Dương

Trong khi màu thịt đỏ sẫm có liên quan đến những loài cá thương xuyên vận động và bơi quãng đường xa, màu thịt quá trắng, gần như không màu của một số loài cá là dấu hiệu của những loài cá ít vận động.

Thịt màu trắng của cá bơn Thái Bình Dương

Cá bơn Thái Bình Dương có cơ thịt dày và trắng nhìn rất ngon do xuất phát từ thói quen vận động của chúng. Loài cá này thường dành hết thời gian hàng ngày bơi một cách chậm chạp hoặc nằm nghỉ dưới đáy biển – ngược lại hoàn toàn với cá ngừ.

Khi thịt cá bơn còn tươi sống, nó không thực sự trắng mà hơi bóng và gần như trong suốt. Nhưng sau khi nấu làm cho protein trong thịt đông lại, tạo ra màu thịt trắng như tuyết và cơ thịt chắc mà chúng ta thường gọi là “cá thịt trắng”. Một quá trình tương tự cũng xảy ra ở tất cả các động vật trên cạn lẫn dưới nước. Điều này giải thích tại sao thịt cá ngừ biến thành màu xám khi nấu nướng, trong khi thịt cá hồi biến thành màu hồng nhạt, và thịt bò biến thành màu nâu.

Thịt màu cam của cá hồi chinook

Thịt cá hồi chinook có màu cam hơi hồng, đó là do sự kết hợp của gen và thức ăn của chúng. Milton Love, nhà sinh vật học tại Đại học California, cho biết khi cá hồi ăn tôm krill, loại thức ăn chính của nó, các sắc tố gọi là carotenoid trong loài giáp xác này làm cho thịt cá hồi có màu cam.

Thịt màu cam của cá hồi chinook

Thế nhưng, tại sao điều này không xảy ra đối với tất cả các loài cá ăn tôm krill khác? Milton Love giải thích rằng cá hồi có chứa “gen màu” cho phép carotenoid biểu hiện trong cơ thịt của nó.

Tuy nhiên, trong số các loài cá hồi như Chinook, cá hồi king, cá hồi salmon một số cá thể thiếu “gen màu”, kết quả là đôi khi thịt của những loài cá hồi này có màu hơi xám. Những con cá hồi thịt màu xám này gọi là “vua ngà” (ivory kings) có giá bán cao hơn trên thị trường, tuy nhiên rất khó bán do người tiêu dùng thích cá hồi thịt đỏ hơn.

Thịt màu xanh của cá tuyết lingcod

Mặc dù thịt thường có tông màu trắng giống cá bơn hay cá tuyết khác, thịt cá lingcod, loài cá sống đáy ở Bờ Tây trông có vẻ như nó được nhuộm qua đêm trong khay thuốc nhuộm màu xanh.

Milton Love viết trong sách của ông rằng màu của sắc tố mật được gọi là biliverdin dường như chịu trách nhiệm trong việc chuyển hóa huyết thanh của những con cá này thành màu xanh gây kinh ngạc – nhưng làm thế nào sắc tố này đi vào cơ thịt cá, hoặc tại sao chỉ một số cá lingcod chuyển màu vẫn còn là bí ẩn đối với các nhà sinh học.

Thịt màu xanh của cá tuyết lingcod

Lingcod – thành viên của họ cá xanh (greenling family), không phải là loài cá phân bố ở khu vực Bờ Tây duy nhất có màu thịt xanh. Các loài cá cùng họ khác như rock greenling và kelp greenling, thỉnh thoảng thịt của chúng có màu xanh ngọc lam.

Tom Worthington, đồng sở hữu của chợ cá Monterey ở San Francisco cho rằng thịt cá màu xanh ngọc lam có mùi vị tương tự như cá màu thịt trắng. Trong khi nấu nướng, màu xanh sẽ biến mất hoàn toàn. Những người có đủ may mắn bắt gặp một miếng philê thịt xanh có thể bị thu hút bởi sự hấp dẫn về mặt thẩm mỹ của nó. Worthington nói philê cá lingcod thịt xanh bán chạy hơn cá philê thịt trắng cùng loài.

Tóm lại, màu sắc của thịt cá phụ thuộc vào nhiều đặc điểm như sự vận động, loại thức ăn, sắc tố mật và cả gen di truyền.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Điều ít biết về da cá hồi

Da cá hồi an toàn cho người ăn. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố khách quan khác ảnh hưởng đến chất lượng của cá hồi khiến da của chúng không được đảm bảo.

Cá hồi ngon và bổ dưỡng. Ngoài cung cấp một nguồn protein dồi dào, nó còn cung cấp axit béo, omega 3, vitanmin B và D, các khoáng chất như niacin và phốt pho. Nhiều người nghĩ rằng một miếng thịt đỏ có thể thay thế cho miếng cá hồi không da, nhưng một số người lại muốn ăn luôn miếng cá còn da để hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng.

Lợi ích cho sức khỏe

Da cá hồi có hàm lượng axit béo omega 3 cao nhất. Có nghiên cứu cho thấy các axit béo này có thể làm giảm triglyceride ( chất béo trong cơ thể, chủ yếu được cung cấp từ thức ăn – dầu thực vật và mỡ động vật ) và giảm nguy cơ mắc bênh tim. Trong quá trình chế biến, một miếng file cá hồi còn nguyên da sẽ giữ lại được chất dinh dưỡng và dầu bên trong.

Cá hồi là một trong những loại thực phẩm mà Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo nên ăn 2-3 lần một tuần vì lợi ích sức khỏe của nó mang lại.

Phần lớn nguồn cung cấp cá hồi trên thế giới đã bị ô nhiễm bởi môi trường. Điều quan trọng là bạn nên chú ý tới nơi cung cấp. FDA cùng với sự giúp đỡ của Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) đã đưa ra những khuyến cáo để tư vấn cho người tiêu dùng cách thức sử dụng cá hồi một cách an toàn nhất.

Bởi vậy, các chuyên gia khuyến cáo, nếu thường xuyên ăn cá hồi, bạn hãy tinh tế chọn cá hồi tự nhiên hoặc cá hồi được nuôi bởi các công ty uy tín để tránh những nguy hại cho sức khỏe về sau.

Phân biệt giữa thịt cá hồi nuôi và cá hồi tự nhiên

Những điều cần lưu ý

Da cá hồi thường an toàn cho người ăn. Tuy nhiên, cá cũng rất dễ bị ô nhiễm bởi các chất ô nhiễm có trong không khí và nước. Các hóa chất có tên gọi biphenyl polycorin (PCBs) – là một chất gây ung thư liên quan đến dị tật bẩm sinh.

Những người thường xuyên ăn cá hồi nuôi bị nhiễm bẩn có thể có nguy cơ mắc chứng đãng trí hay quên, nếu lâu dài có thể dẫn tới mất trí.

Nếu bạn là phụ nữ có thai và đang cho con bú, bạn nên kiêng da cá hồi.Ngoài ra, da cá hồi có thể được chế biến riêng, làm những món như: Da cá hồi chiên giòn, da cá hồi nướng, hoặc kết hợp làm salad, sushi.

Để làm giảm mùi tanh cũng như loại bỏ các chất bẩn trên mình cá, chúng ta có thể sử dụng nước muối hoặc muối hột xát lên cá, sau đó ngâm cá đã làm sạch vào nước lạnh có pha ít giấm, khử tanh bằng cách rửa cá bằng sữa tươi, hoặc trộn vào cá một ít hạt tiêu.

Nguồn: Baomoi.com được kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam.

Nuôi cá hồi bằng hệ thống khép kín hạn chế chất thải ra môi trường

Cục Khai thác Thủy sản Na Uy đã cấp giấy phép phát triển cho hệ thống đóng kín hình trứng của Tập đoàn Marine Harvest.

Những hệ thống khép kín này được phát triển bởi Hauge Aqua (Công ty giải pháp công nghệ thủy sản của Na Uy), thiết kế để loại bỏ các loại vi khuẩn và ngăn ngừa các chất dạng hạt được thải ra môi trường biển. Mỗi cấu trúc 20.000 m3 có khả năng sản xuất đến 1.000 tấn cá hồi, mật độ thả khoảng 1,3 lần hiện đang được sử dụng trong lồng bút.

Thiết kế tối giản

Hình dạng bể nuôi được thiết kế như một chiếc xe tăng mạnh mẽ bên trong và bao bọc theo hình khối vỏ trứng nhằm cung cấp một bề mặt cong liền mạch. 90% thể tích của bể bị lún dưới nước bất kỳ lúc nào, trong khi 10% nằm trên mặt nước và chứa đầy không khí. Bên trong bể chứa, một ống trung tâm được đặt và làm cứng cấu trúc hình học thêm phần mạnh mẽ.

Chức năng thông minh

Cấu trúc vỏ trứng được bao bọc đầy đủ với một dòng nước duy nhất cho phép hệ thống thu hút mạch nước ở đầu vào được tách ra từ nơi nước thoát ra. Các đầu vào nằm ở đáy quả trứng. Nước đi vào bằng cách sử dụng hai máy bơm chính hút nước từ dưới 20 mét. Nước chảy theo hướng chuyển động tròn tới đỉnh, nơi nó thoát ra khỏi bồn chứa cách mặt nước 4 mét. Chất lượng nước và khối lượng có thể được kiểm soát, đảm bảo mức ôxy ổn định và cũng làm giảm khí CO2. Lớp vỏ cuối cùng đảm bảo rằng ấu trùng ruồi không thể thâm nhập vào trong vì các ấu trùng cá hồi được nuôi trong môi trường sống tự nhiên chủ yếu nằm ở lớp trên cùng của hệ thống.

Đầu vào và đầu ra của nước được bảo vệ kép. Nguồn cấp dữ liệu được cung cấp thông qua các máy nạp tự động thường xuyên như được sử dụng trên các trang web hiện nay. Bằng cách sử dụng tự động hóa thức ăn cho ăn, thức ăn được cung cấp ở các cấp khác nhau trong cơ thể nước. Trong khi theo dòng nước từ dưới lên trên, người ta có thể dễ dàng kiểm soát rằng tất cả các thức ăn thức ăn đều được ăn bởi cá nuôi và không lãng phí bất kỳ một lượng thức ăn dư nào.

Thu gom rác thải

Thách thức lớn nhất cho ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản hiện tại còn nằm ở phân đoạn xử lý chất thải nuôi trồng. Công nghệ cho ăn chính xác được áp dụng nhằm tránh lượng tồn dư thức ăn trong bể nuôi. Nguồn nước suối tiếp tục giữ cho thức ăn viên có thể tiếp cận được cho cá trong một thời gian dài hơn so các hệ thống mở.

Hình dạng của vỏ trứng sẽ làm tăng tốc độ của nước và do áp suất chạy dọc sẽ tác động lên các hạt khi nước chảy tới đỉnh của bể. Những lực này được sử dụng để bẫy các hạt và giữ chúng trong một bể giữ tròn. Trong khi, hầu hết nước được thải qua van chính, công nghệ này nhằm lọc chất thải của cá và chứa nó trong một chiếc nhẫn tròn được nhúng trong cấu trúc nổi. Một khi được giữ lại trong bể tròn, các sản phẩm phụ có thể được thu gom và lấy đi. Vật liệu dạng hạt (phân cá và thực phẩm không cần thiết) thu được trong bể có thể được sử dụng như một nguồn tài nguyên có giá trị.

Vận hành và kiểm soát môi trường

Ánh sáng được kiểm soát 24 giờ một ngày trong vỏ trứng. Vỏ trứng giúp vật thể nuôi được tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp với lượng lý tưởng cùng với bước sóng ánh sáng. Trái ngược với việc mở các khoang nạp khí bên trong cấu trúc vỏ, nơi mà ôxy có thể thay đổi theo mùa, tác động sóng biển và thủy triều, vỏ trứng sẽ giữ ôxy ở mức thích hợp mọi lúc nhờ màng lọc khí ở trong bể chứa. Nhiệt độ tầng sâu hơn ở các vịnh cung cấp biến thiên nhiệt ít hơn so với bề mặt nước, điều này góp phần vào khả năng tăng trưởng của trứng trong mùa đông tốt hơn trong lồng mở và làm tăng khả năng thu hoạch để cung cấp cho thị trường tiêu thụ.

Nguồn: Hauge Aqua.com được kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam.