Vaccine trong nuôi trồng thủy sản

Vaccine chống lại một số bệnh nhiễm khuẩn quan trọng đã được báo cáo trên toàn thế giới và sử dụng thành công trong điều kiện thí nghiệm hoặc thực tế áp dụng ở cấp độ thực địa.

Vaccine đang được nghiên cứu và sử dụng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản. 

Vaccin cho vi khuẩn

Cá bệnh do vi khuẩn

Vaccine hiện đang có mặt trên thị trường chống lại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn bao gồm vibrioosis ( Listonella anguillarum, Vibrio ordalii ), furunculosis bệnh nhọt (Aeromonas salmonicida subsp. salmonicida), bệnh vibrioosis ở vùng nước lạnh (Vibrio salmonicida), bệnh yersiniosis (Yersinia ruckeri), nhiễm trùng tiết niệu (Rennibacterium salmonaris), bệnh tụ huyết trùng (Photo bacterium damselae subsp. Piscicida), bệnh xuất huyết ( Edwardsiella ictaluri), bệnh trắng đuôi (Flavobacterium columnarae ), bệnh do Moritella viscosis, Streptococcus iniae, Lactococcus garviae. (Sommerset et al., 2005).

Và các vaccin được báo cáo thành công trong điều kiện thí nghiệm như vaccine chống lại Vibrio harveyi and Photo bacterium damselae subsp, và Tenacibaculum maritimum ở Cá Hồi cũng được báo cáo (Håstein et al., 2005).

Hầu hết các loại vaccin vi khuẩn thường được bào chế dạng vaccine sống, giảm độc lực hoặc vaccine bất hoạt.

Vaccine chống lại virus

Cá hồi nhiễm bệnh IPN

Rất nhiều nghiên cứu cũng đã được tiến hành để xây dựng vaccine chống lại virus gây ảnh hưởng đến nhiều loài cá. Vài loại vaccine đã được cấp phép sử dụng cho mục đích thương mại ở Chilê, Canada, Châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ, đây là những vùng địa lý chính để nuôi cá các loài cá có giá trị cao như cá hồi, cá ngừ, cá seabass, cá tráp, cá cam và cá da trơn. Hầu hết các vaccine thương mại có sẵn đều dựa trên các kháng nguyên bất hoạt hoặc các protein tái tổ hợp.

Một loại vaccine chống lại virus gây hoại tử cơ quan tạo máu ở Cá Hồi (IPN) đang được sử dụng trong nhiều năm. Vaccine cho rhabdovirus, vaccine cho virus gây bệnh xuất huyết trên cá (VHSV) và bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô (IHNV) cũng có sẵn thương mại. Gần đây các nhà nghiên cứu Italia đã nghiên cứu thành công vaccine chống lại Betanodavirus – tác nhân gây bệnh hoại tử thần kinh trên cá.

Vaccine chống ký sinh trùng

Cá bị nhiễm ký sinh trùng.

Bên cạnh các loại vaccine virus và vi khuẩn, sự phát triển của một loại vaccine chống ký sinh trùng là một lĩnh vực đang nổi lên vì ký sinh trùng gây ra khoảng 20% ​​vấn đề bệnh tật trong nuôi trồng thủy sản.

Xét mối tương tác giữa ký chủ và ký sinh trùng (ký sinh trùng endo- hoặc ecto), thách thức lớn nhất đối với vaccine là xác định giai đoạn ký sinh trùng chịu tác động của vaccine.

Vaccine được tạo ra bởi ký sinh trùng Amyloodinium ocellatum khi tiêm vào vùng bụng được báo cáo là gây ra phản ứng kháng thể đặc hiệu đối với ký sinh trùng. Nó cũng làm giảm sự lây nhiễm ký sinh trùng trong ống nghiệm. Một vaccine sống giảm độc lực của ký sinh trùng Cryptobia salmositica (ký sinh trùng gây bệnh của salmonids) cho thấy phản ứng miễn dịch bảo vệ lên đến hai năm.

Những nghiên cứu trên đây chứng minh rằng Vaccine ngày càng được nghiên cứu và sử dụng phổ biến trên động vật thủy sản. Và chúng đóng góp rất lớn trong ngăn ngừa, phòng trị bệnh cho nhiều loài thủy sản.

Nguồn: Aquaculturemag được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Chế tạo thành công vaccine chống lại Betanodavirus

Các nhà nghiên cứu Italia đã nghiên cứu thành công vaccine chống lại Betanodavirus – tác nhân gây bệnh hoại tử thần kinh trên cá.

Betanodavirus gây hoại tử thần kinh trên cá.

Chế tạo thành công vaccine chống lại Betanodavirus

 Betanodavirus hoặc virus hoại tử thần kinh (NNV) là một loại virus được phân loại trong họ Nodaviridae. Betanodavirus gây bệnh trên cá có tên gọi là hoại tử thần kinh do virus (VNN) hoặc bệnh não võng mạc do virus võng mạc (VER). Đây là tác nhân gây bệnh hết sức nguy hiểm trên các loài cá biển, hằng năm vẫn gây thiệt hại rất lớn cho các quốc giá trên thế giới.

Nghiên cứu này của các nhà khoa học Italia vận dụng kiến thức sẵn có về phòng chống miễn dịch của cá chẽm châu Âu đối với các chế phẩm kháng nguyên có nguồn gốc từ virus gây hoại tử thần kinh và virus retinopathy (betanodavirus), đại diện cho một mối đe dọa lớn đối với sức khoẻ của loài cá này.

Virus nodavirus có mặt rộng rãi và phân thành nhiều dòng gây nhiễm cho các động vật không xương sống (trong côn trùng, alphanodavirus) và các loài cá, do đó chúng có thể gây ra vấn đề lớn đối với các loài cá nuôi. Nhiều nỗ lực đã được nghiên cứu nhằm hướng tới việc tìm ra các vaccine mới để tạo ra sự bảo vệ trên cá biển, đặc biệt là ở giai đoạn cá nhỏ.

Và những nỗ lực này bao gồm việc sử dụng các chủng betanodavirus bất hoạt làm kháng nguyên, các chất tiêm chủng được bổ sung các chất bổ trợ hoặc các thuốc ức chế miễn dịch.

Kết quả

Kết quả cho thấy các chế phẩm bất hoạt của betanodavirus được tiêm trong màng bụng của cá chẽm có thể gây ra sự nhận biết mầm bệnh đặc hiệu và bảo vệ miễn dịch. Ngoài ra, những nỗ lực thực hiện việc cấp vaccine bằng cách ngâm và cho ăn đang được đánh giá cao và cho thấy những kết quả khả quan và cần phải có thêm nhiều nghiên cứu để cải thiện.

Kết luận

Việc tạo ra vaccine chống lại betanodavirus bằng cách bất hoạt là một bước tiến quan trọng nhằm phát triển nghề nuôi cá biển.

Nguồn: Tepbac.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

 

Vai trò của vaccine được dùng trong nuôi trồng thủy sản

Vaccine là một chế phẩm sinh học chứa vật chất của mầm bệnh được gọi là “kháng nguyên”.Khi đưa vào cơ thể người hoặc động vật sẽ kích thích cơ thể tạo ra một trạng thái miễn dịch, giúp cơ thể chống lại mầm gây bệnh.

Vaccine phòng bệnh trong nuôi thủy sản được bắt đầu nghiên cứu và phát triển từ năm 1973 nhưng mãi đến cuối những năm 1987 mới được đưa vào sử dụng (Newman, S, 1993). Cho đến tháng 7 năm 2005, đã có 35 loại vaccine phòng bệnh vi khuẩn và 2 loại vaccine phòng bệnh virut được đăng ký bản quyền và sử dụng cho 6 đối tượng nuôi phổ biến trên 41 quốc gia trên thế giới bao gồm cá hồi, cá chẽm châu âu, cá chẽm châu á, cá rô phi, cá Turbot, và cá bơn đuôi vàng…

Hình ảnh tiêm Vaccine cho cá

Mặc dù chưa được sử dụng phổ biến, tuy nhiên Vaccine có vai trò quan trọng trong nuôi trồng thủy sản như:

  • Phòng bệnh, tăng tỉ lệ sống cho đối tượng nuôi, tăng năng suất nuôi:Theo kết quả thống kê của FAO,2006 thì cho đến năm 2005 có đến 95% tổng số cá được tiêm vaccine trước khi đưa vào nuôi thương phẩm và tỉ lệ sống của cá nuôi thương phẩm đạt trên 90%
  • Giảm thiểu việc sử dụng thuốc kháng sinhDựa vào kết quả thống kê của FAO,2006 là một ví dụ điển hình về ảnh hưởng củasử dụng vaccine đối với hai đối tượng nuôi chính tại châu Âu và Mỹ đó là cá hồi và cá hồi vân.Với thực tế hiện nay, đa số người nuôi thủy sản đều sử dụng đến thuốc, hóa chất trong hầu hết các khâu liên quan, với mục đích xử lý môi trường, phòng trừ dịch bệnh nhằm nâng cao năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc, hóa chất trong quá trình sản xuất đã dẫn đến hiện tượng kháng thuốc, nhờn thuốc cho đối tượng nuôi; dư lượng hóa chất có trong sản phẩm thuỷ sản gây bất lợi đến sức khoẻ người tiêu dùng; sản phẩm làm ra không đảm bảo chất lượng về an toàn vệ sinh thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường xuất khẩu và lợi nhuận thu về không cao.  Người ta sử dụng vaccine thay cho các loại thuốc kháng sinh vì tác dụng giống thuốc kháng sinh nhưng  an toàn hơn vì là chế phẩm sinh học.
  • Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Vaccine là một loại chế phẩm sinh học nên chúng khác với các loại thuốc, hóa chất. vacine không gây
  • Giảm giá thành sản phẩm: Theo số liệu thống kê của FAO,2006, chi phí sản xuất ra 1kg cá hồi từ năm 1987 là gần 7 euro thì đến năm 2003 đã giảm xuống dưới 2 euro/kg. có nhiều nguyên nhân giúp cho chi phí sản xuất cá hồi giảm trên 300% từ năm  1987 đến 2003 như cải thiện công nghệ nuôi, hoàn thiện thức ăn công nghiệp và đặc biệt là tăng tỉ lệ sống của cá nhờ vào việc sử dụng các loại vaccine phòng bệnh vi khuẩn trên đối tượng này. Chi phí sản xuất giảm nên giá thành sản phẩm cũng giảm.Chính vì những hiệu quả mà Vaccine mang lại mà chúng ta cần quan tâm triệt để đến công tác nghiên cứu vi sinh vật để sản xuất vaccine sử dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam