Đổi đời nhờ Điều cao sản

Ông Nguyễn Trọng Sử (ấp Hưng Long, xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) đã trên 30 năm gắn bó với nắng mưa, bùn đất, cuối cùng bén duyên với cây điều.

Bà Giáp Thị Luyện (vợ ông Sử) bên vườn ươm giống điều cao sản

Nhờ tâm huyết và chịu khó lao động, cây điều đã cho gia đình ông sung túc…

Gian nan lập nghiệp

Năm  1981, vợ chồng ông Nguyễn Trọng Sử và bà Giáp Thị Luyện rời quê Hà Tĩnh đến vùng đất Trảng Bom để bắt đầu một cuộc sống mới. Cả hai vợ chồng đều tay trắng, thứ họ sở hữu chỉ là sức khỏe và ước mơ có cuộc sống ổn định, bớt nhọc nhằn.

Trong những năm đầu tiên tại vùng đất này, cuộc sống của hai vợ chồng ông rất vất vả, làm lụng quanh năm nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo, lý do vì điều kiện thổ nhưỡng không tốt, đất đai khô cằn dẫn đến năng suất cây trồng kém.

“Lúc đó chưa có điều kiện áp dụng kỹ thuật tiên tiến như hiện nay, cơ sở vật chất phục vụ cho nông nghiệp còn thiếu thốn, đầu ra cho sản phẩm còn khó khăn lắm!”, ông Sử nhớ lại.

Năm 2001 là một năm đáng nhớ trong quá trình vươn lên làm giàu của gia đình ông Sử. Trong một lần xem tivi về chương trình nông nghiệp có phát một phóng sự về cây điều, ngay lập tức, ông Sử nhận thấy tiềm năng lớn của loại cây này.

Một thời gian ngắn sau đó, ông quyết tâm trồng thử cây điều trên mảnh vườn 1 ha của mình. “Tôi cũng run lắm, lo cảnh “được ăn cả, ngã về không”, mà chuyện tìm mua được giống điều tốt lúc đó không đơn giản. Lúc đó chủ yếu là giống thực sinh, khả năng chống chọi với sâu bệnh hạn chế, chưa cho năng suất cao, hạt nhỏ nên thường bị thương lái chê và định giá thấp.

Nhưng cứ như bị mê hoặc bởi cây điều, tôi nung nấu quyết tìm bằng được giống điều tốt để “thay máu” vườn điều thực sinh. Ngày đêm tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu sâu hơn về cây điều, cứ thấy ở đâu có lớp học phổ biến cách trồng và chăm sóc điều là tôi bỏ thời gian đi học. Lớp học ở xa tôi cũng dành thời gian lặn lội đến tận nơi, đồng thời tìm thêm sách báo đọc, đúc kết kinh nghiệm từ những mô hình hiệu quả. Kiến thức về cây điều của tôi cứ vậy mà dày lên”, ông Sử kể lại.

Lý thuyết nắm vững, năm 2009, ông Sử mạnh dạn chặt bỏ giống điều cũ (điều thực sinh) và trồng 3 giống điều mới. Ông hể hả: “Giống điều mới cho năng suất cao hơn gấp 3 lần so với giống điều cũ, khoảng 4 tấn/ha, khả năng chống chọi với sâu bệnh cũng tốt hơn và cũng dễ chăm sóc hơn. Giống điều mới có ưu điểm hạt to (giống AB29 và AB05-08 khoảng 130 hạt/kg), thương lái cũng khen hơn, giá bán vụ rồi lên tới 29.000 đ/kg tươi”.

Nâng cấp vườn ươm

Sau khi trồng điều cao sản thành công, ông Sử nghĩ đến chuyện ươm giống điều. Ông tiếp tục tự mày mò nghiên cứu, tìm hiểu về cách thức nhân giống tại nhiều nguồn, nhiều nơi để thực hiện ước mơ của mình.

Bắt đầu chỉ từ 1.000 m2 đất trồng điều, đến nay cơ ngơi của ông Sử là một căn nhà khang trang ngay mặt tiền QL 1A; 1 cơ sở vườn ươm giống điều kỹ thuật cao mang tên Trung Thành chuyên cung cấp điều giống cao sản với tổng diện tích 3,5 ha; 1 vườn điều cao sản rộng 5 ha, một của hàng kinh doanh giống các loại nông sản như gạo, bắp, khoai…

Hiện cơ sở vườn ươm điều kỹ thuật cao của ông Sử đang SX trên 300.000 cây điều giống, xuất đi khắp nơi. Ông Sử chia sẻ: “Giống điều cao sản cho hạt to, đẹp, xuất khẩu giá trị cao. Khi cây đạt độ tuổi từ 7 năm trở lên, năng suất kỳ vọng có thể lên tới trên 5 tấn/ha”.

Không ngừng ở đó, ông Sử đang phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây điều (Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam) để tiếp tục tìm hiểu các giống điều mới và nhân rộng phục vụ bà con nông dân.

Trái điều cao sản 

Vườn ươm giống điều kỹ thuật cao và vườn điều cao sản của ông cũng là điểm đến thường xuyên của các lớp tập huấn cải tạo vườn điều, là nơi ông chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức. Sự quyết tâm, tinh thần ham học hỏi, dám nghĩ dám làm đã “biến” người nông dân nghèo Nguyễn Trọng Sử trở thành tỷ phú điều.

Nguồn: nongnghiep.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Cảnh báo sâu bệnh tổng hợp tuần 1 tháng 11 (5-11/12)

Rầy, khô vằn, đen lép hạt… hại trên lúa mùa, lúa vụ 10 + 12 giai đoạn đẻ nhánh – thu hoạch. Bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ,… hại trên lúa Đông Xuân giai đoạn mạ – đẻ nhánh. Bệnh bạc lá vi khuẩn hại cục bộ…


1. Các tỉnh phía Bắc

– Cây ngô: bệnh đốm lá, sâu đục thân… tăng. Rau màu: bọ nhảy, rệp, dòi đục hành… hại nhẹ đến trung bình; Bệnh lở cổ rễ trên khoai tây, bệnh héo xanh, xoăn lá trên cà chua… tiếp tục gây hại.

– Cây mía: Bệnh chồi cỏ tiếp gây hại. Cam, chanh, bưởi: bệnh chảy gôm, ruồi đục quả,… hại các vườn cây già cỗi, chăm sóc kém. Cây hồ tiêu: bệnh chết nhanh, bệnh gỉ sắt có xu hướng tăng. Cây cà phê: bệnh gỉ sắt tăng, bệnh khô cành, rệp các loại… gây hại mức độ tăng chậm.

2. Các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

a) Cây lúa: Rầy, khô vằn, đen lép hạt… hại trên lúa mùa, lúa vụ 10 + 12 giai đoạn đẻ nhánh – thu hoạch. Bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ,… hại trên lúa Đông Xuân giai đoạn mạ – đẻ nhánh. Bệnh bạc lá vi khuẩn hại cục bộ trên các giống nhiễm, vùng ổ dịch. Ốc bươu vàng di chuyển, lây lan theo nguồn nước.

b) Cây trồng khác: Cây ngô và rau màu: sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, rệp… hại rải rác; bệnh xoăn lá cà chua gây hại; Bệnh đốm lá, khô vằn, sâu đục thân,… hại ngô giai đoạn trỗ cờ – thu hoạch.

– Cây cà phê: Rệp sáp, bệnh khô cành, gỉ sắt… tiếp tục gây hại. Cây hồ tiêu: tuyến trùng rễ, rệp sáp… tiếp tục gây hại. Cây điều: sâu đục thân, bọ xít muỗi, bệnh nấm hồng, thán thư… hại tăng. Cây dừa: bọ cánh cứng tiếp tục gây hại.

3. Các tỉnh phía Nam

a) Cây lúa: Rầy nâu: phổ biến trưởng thành, trứng, tuổi 1. Bệnh đạo ôn lá phát triển thuận lợi và gây hại trên trà lúa Đông Xuân sớm, trà lúa Mùa. Cần lưu ý đối với ốc bươu vàng, sâu năn, bệnh bạc lá vi khuẩn ở giai đoạn mạ đến đẻ nhánh – đòng, bệnh đen lép hạt ở giai đoạn trỗ chín.

b) Cây trồng khác: Cây thanh long: bệnh đốm nâu tăng diện tích nhiễm. Cây hồ tiêu: bệnh chết nhanh và chết chậm tăng diện tích nhiễm.

Cây điều: Diện tích nhiễm bọ xít muỗi tăng và bệnh thán thư giảm. Cây cà phê: bệnh khô cành giảm diện tích và rệp sáp tăng nhẹ diện tích nhiễm.

CỤC BVTV khuyến cáo

Trên lúa:

+ Để trừ ốc bươu vàng, dùng Honeycin 6G (5-6kg/ha), rải trên ruộng lúa xăm xắp nước 3-5cm khi ốc xuất hiện, hoặc rút nước cho ốc tập trung theo rãnh, rồi rải thuốc diệt ốc.

+ Đối với diện tích gieo sạ mới, dùng thuốc trừ cỏ Rainbow 410SE với cơ chế “Diệt mầm 2 lớp”. Sử dụng 1 cặp Rainbow 410SE (gồm Rainbow 125ml + Chất an toàn Fenclorim 50ml) cho 1.000m2. Phòng trừ rầy nâu, dùng Applaud 25WP – Giải pháp trừ rầy nâu (môi giới truyền bệnh VL-LXL), hoặc sử dụng Wellof 3GR (12-15kg/ha).

+ Đối với sâu cuốn lá nhỏ dùng Opulent 150SC (6ml/bình 16 lít) hoặc Wellof 330EC (0,8-1 lít/ha). Để trừ sâu đục thân dùng Nurelle D 25/2.5EC (1-1.5 l/ha). Để phòng trừ bệnh đạo ôn, dùng BEAM 75WP – “Cắt ngay cháy lá” (250g/ha). Sử dụng Aviso 350SC (0,35 l/ha) để phòng trừ bệnh lem lép hạt.

+ Phối hợp BEAM 75WP (250g/ha) + Bonny 4SL (500ml/ha) + Aviso 350SC (0,35 l/ha) phòng trừ bệnh đạo ôn, bạc lá do vi khuẩn và lem lép hạt cùng lúc tấn công. Sử dụng Pulsor 23DC (0,22-0,33 l/ha), Catcat 250EC, Vali 5SL phun khi bệnh vết bệnh khô vằn (trên lúa, ngô) lúc mới xuất hiện.

Cây rau:

+ Dùng phân bón lá Foliar Blend cung cấp dinh dưỡng vi lượng dễ hấp thụ cho cây trồng; kích thích sự phát triển của cây trồng, sự phát triển của vi sinh vật có ích trong đất.

Cây ngô (bắp): Dùng Maxer 660SC (1,25 – 2,5l/ha) trừ cỏ giai đoạn 7-20 ngày với ruộng ngô (bắp) biến đổi gen.

Cây tiêu: Đối với bệnh chết nhanh, chết chậm khuyến cáo phòng bệnh định kỳ. Kết hợp phun phủ trụ các sản phẩm Manozeb 80WP + Bonny 4SL, và kết hợp rải Wellof 3GR (20-25g/gốc) trừ rệp sáp gốc và rễ. Để trừ nấm Phytophthora (gây bệnh chết nhanh), dùng Gekko 20SC – Chứa hoạt chất Amisulbrom, tưới 4-6l/gốc để tiêu diệt mầm bệnh.

Cà phê: Phòng bệnh thán thư (khô cành, quả) sử dụng Manozeb 80WP (80g/bình 16 lít nước) kết hợp Aviso (20ml/bình 16 lít nước) để phòng và trị bệnh cho cà phê.

Nguồn: Cục bảo vệ thực vật 

Cảnh báo sâu bệnh tổng hợp trong tuần (28/11 – 4/12)

Bọ trĩ, sâu năn, dòi đục nõn hại chủ yếu trên lúa Đông Xuân giai đoạn mạ – đẻ nhánh. Rầy, sâu đục thân, bạc lá hại lúa Mùa giai đoạn chín – thu hoạch.

1. Các tỉnh phía Bắc

Cây ngô: Sâu đục thân, bắp, rệp, chuột tiếp tục tăng.

Rau màu: Bọ nhảy, sâu ăn lá, rệp tiếp tục phát sinh gây hại.

Cây mía: Bệnh chồi cỏ tiếp gây hại và có xu hướng tăng.

Cây cam, chanh, bưởi: Bệnh chảy gôm, loét, sẹo, ruồi đục quả tiếp tục gây hại các vườn cây già cỗi.

Cây nhãn: Nhện lông nhung tiếp tục phát sinh gây hại.

Cây sắn: Nhện đỏ, rệp sáp, bọ phấn gây hại cục bộ trên đồng ruộng. Châu chấu lưng vàng tiếp tục gây hại tại Nghệ An, Thanh Hóa.

2. Các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Cây lúa: Bọ trĩ, sâu năn, dòi đục nõn hại chủ yếu trên lúa Đông Xuân giai đoạn mạ – đẻ nhánh. Rầy, sâu đục thân, bạc lá hại lúa Mùa giai đoạn chín – thu hoạch. Bệnh bạc lá vi khuẩn hại cục bộ trên các giống nhiễm vùng ổ dịch. Ốc bươu vàng di chuyển và lây lan theo nguồn nước .

Cây ngô và rau màu: Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy hại rải rác; bệnh xoăn lá cà chua tiếp tục gây hại.

Cây cà phê: Rệp sáp, rệp vảy, khô cành tiếp tục gây hại.

Cây tiêu: Rệp sáp, bệnh chết chậm tiếp tục gây hại.

Cây điều: Sâu đục thân, bọ xít muỗi, bệnh nấm hồng tiếp tục gây hại.

Cây mía: Bệnh trắng lá do phytoplasma,… gây hại cục bộ mía vùng ổ dịch.

3. Các tỉnh phía Nam

Cây lúa: Rầy nâu phổ biến tuổi 4,5, trưởng thành, cần theo dõi diễn biến của rầy nâu trên đồng ruộng để có biện pháp xử lý kịp thời. Đối với những diện tích chuẩn bị xuống giống lúa Đông Xuân khuyến cáo vệ sinh tốt đồng ruộng, làm đất kỹ, gia cố bờ bao, tăng cường bơm rút nước, đặc biệt phải theo dõi bẫy đèn để tập trung xuống giống đồng loạt, né rầy. Bệnh đạo ôn lá và bệnh bạc lá tiếp tục phát triển ở nhiều địa phương trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ.

Cây thanh long: Bệnh đốm nâu tăng diện tích nhiễm.

Cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh và chết chậm tăng diện tích nhiễm.

Cây điều: Diện tích nhiễm bọ xít muỗi tăng.

Cây dừa: Diện tích nhiễm bọ cánh cứng và diện tích nhiễm bọ vòi tăng.

Cây cà phê: Rệp sáp tăng nhẹ diện tích nhiễm.

Nguồn: Cục bảo vệ thực vật được tổng hợp bởi Farmtech VietNam.