Lá chuối và lá ngô giúp bảo vệ da cá

Việc bổ sung thêm chất bổ sung lá chuối và ngô không có tác dụng làm tăng hiệu quả tăng trưởng của cá nhưng lại có tác dụng bảo vệ biểu bì của da cá chống lại tác nhân gây bệnh Aeromonas hydrophila.

Bổ sung lá chuối (Musa nana) và lá ngô (Zea mays) vào thức ăn giúp bảo vệ da cá
Cơ sở khoa học

Hiện nay, các chủng vi khuẩn Aeromonas hydrophila đang gây bệnh trên khắp mọi nơi có liên quan đến ở viêm loét da cá, đặc biệt trong điều kiện căng thẳng. Nó có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt và đặc biệt phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Lá tươi từ ngô và chuối đã được các nông dân nuôi cá ở Việt Nam sử dụng làm thức ăn bổ sung và người ta đã báo cáo rằng họ có thể có lợi ích phòng bệnh từ nguồn gốc thực vật.

Trong nghiên cứu này, một thử nghiệm cho ăn được tiến hành để đánh giá các lợi ích của việc cung cấp ngô và lá chuối như là thức ăn bổ sung: để xác định xem chúng đã tác động như thế nào đối với hệ thống miễn dịch và tiêu hóa bởi cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella), nếu sự hấp thu này dẫn đến hiệu suất tăng trưởng tốt hơn, và nếu bổ sung lá có thể bảo vệ cá khi gây nhiễm thực nghiệm với vi khuẩn A. hydrophila bằng phương pháp tiêm thì đây là một nguyên liệu hết sức gần gũi với người nông dân.

Kết quả

Kết quả tất cả cá đều được cho ăn một tỷ lệ giống nhau về thức ăn viên thương phẩm có liên quan đến sinh khối. Tuy nhiên, 12/18 bể cá có khẩu phần này được bổ sung bằng lá chuối tươi hoặc lá ngô tươi cho thấy việc bổ sung lá làm tăng tỷ lệ chuyển đổi thức ăn tổng thể (FCR).

Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các nhóm cá không có ý nghĩa thống kê (P<0,005). Những thay đổi đối với thành phần đồng vị của cá thể hiện sự hấp thu dinh dưỡng của lá. Tác dụng bảo vệ cá bằng việc cho ăn lá chuối hoặc lá ngô được phát hiện chống lại nhiễm trùng với A. hydrophila nhưng cao hơn không có ý nghĩa thống kê so với đối chứng, và khẩu phần ăn không làm thay đổi hematocrit cá.

Tuy nhiên, việc bổ sung lá ngô làm giảm đáng kể mức độ tổn thương của da ở cá, dấu hiệu lỡ loét cũng được quan sát có dấu hiệu giảm rõ rệt, có thể cải thiện giá trị thương phẩm thị trường của cá.

Kết luận

Việc bổ sung thêm chất bổ sung lá chuối và ngô không có tác dụng làm tăng hiệu quả tăng trưởng của cá nhưng lại có tác dụng bảo vệ biểu bì của da cá chống lại tác nhân gây bệnh Aeromonas hydrophila.

Nguồn: Tepbac.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Cảnh báo sâu bệnh tổng hợp trong tuần (28/11 – 4/12)

Bọ trĩ, sâu năn, dòi đục nõn hại chủ yếu trên lúa Đông Xuân giai đoạn mạ – đẻ nhánh. Rầy, sâu đục thân, bạc lá hại lúa Mùa giai đoạn chín – thu hoạch.

1. Các tỉnh phía Bắc

Cây ngô: Sâu đục thân, bắp, rệp, chuột tiếp tục tăng.

Rau màu: Bọ nhảy, sâu ăn lá, rệp tiếp tục phát sinh gây hại.

Cây mía: Bệnh chồi cỏ tiếp gây hại và có xu hướng tăng.

Cây cam, chanh, bưởi: Bệnh chảy gôm, loét, sẹo, ruồi đục quả tiếp tục gây hại các vườn cây già cỗi.

Cây nhãn: Nhện lông nhung tiếp tục phát sinh gây hại.

Cây sắn: Nhện đỏ, rệp sáp, bọ phấn gây hại cục bộ trên đồng ruộng. Châu chấu lưng vàng tiếp tục gây hại tại Nghệ An, Thanh Hóa.

2. Các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Cây lúa: Bọ trĩ, sâu năn, dòi đục nõn hại chủ yếu trên lúa Đông Xuân giai đoạn mạ – đẻ nhánh. Rầy, sâu đục thân, bạc lá hại lúa Mùa giai đoạn chín – thu hoạch. Bệnh bạc lá vi khuẩn hại cục bộ trên các giống nhiễm vùng ổ dịch. Ốc bươu vàng di chuyển và lây lan theo nguồn nước .

Cây ngô và rau màu: Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy hại rải rác; bệnh xoăn lá cà chua tiếp tục gây hại.

Cây cà phê: Rệp sáp, rệp vảy, khô cành tiếp tục gây hại.

Cây tiêu: Rệp sáp, bệnh chết chậm tiếp tục gây hại.

Cây điều: Sâu đục thân, bọ xít muỗi, bệnh nấm hồng tiếp tục gây hại.

Cây mía: Bệnh trắng lá do phytoplasma,… gây hại cục bộ mía vùng ổ dịch.

3. Các tỉnh phía Nam

Cây lúa: Rầy nâu phổ biến tuổi 4,5, trưởng thành, cần theo dõi diễn biến của rầy nâu trên đồng ruộng để có biện pháp xử lý kịp thời. Đối với những diện tích chuẩn bị xuống giống lúa Đông Xuân khuyến cáo vệ sinh tốt đồng ruộng, làm đất kỹ, gia cố bờ bao, tăng cường bơm rút nước, đặc biệt phải theo dõi bẫy đèn để tập trung xuống giống đồng loạt, né rầy. Bệnh đạo ôn lá và bệnh bạc lá tiếp tục phát triển ở nhiều địa phương trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ.

Cây thanh long: Bệnh đốm nâu tăng diện tích nhiễm.

Cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh và chết chậm tăng diện tích nhiễm.

Cây điều: Diện tích nhiễm bọ xít muỗi tăng.

Cây dừa: Diện tích nhiễm bọ cánh cứng và diện tích nhiễm bọ vòi tăng.

Cây cà phê: Rệp sáp tăng nhẹ diện tích nhiễm.

Nguồn: Cục bảo vệ thực vật được tổng hợp bởi Farmtech VietNam.