Vai trò của chất điều hòa pH trong thâm canh hồ tiêu

Thiên nhiên biệt đãi cho Tây Nguyên có tầng đất đỏ bazan để phát triển nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.

Hồ tiêu tại Tây Nguyên

Tuy nhiên qua nhiều năm khai thác mạnh, nhiều vùng đất đã bị thoái hóa, bạc màu dẫn đến sức sản xuất thấp.

Đất bị rửa trôi

Ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ, do đặc điểm địa hình đồi dốc và mưa nhiều, tập trung theo mùa gây ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất rất lớn, kéo theo một lượng dinh dưỡng đáng kể bị mất đi.

Từ đó, đất ngày càng thoái hoá và giảm sức SX. Các loại đất đỏ bazan, nâu đỏ và đỏ vàng (gọi tắt là đất đỏ hay Ferralsols) bị chua hoá ngày càng trầm trọng.

So với 10 – 20 năm trước thì hiện nay, các loại đất này có giá trị pH giảm đến một đơn vị và bình quân pH đất hiện tại vùng Tây Nguyên khoảng trên dưới giá trị 4,5. Đây là ngưỡng giá trị pH được đánh giá là rất chua.

Khi đất càng chua (pH càng thấp), các quá trình hoá học và sinh học xảy ra trong đất theo hướng bất lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng nói chung, cây hồ tiêu trồng trên đất đỏ nói riêng.

Mặc dù cây hồ tiêu có thể sinh trưởng trên đất có pH thấp, nhưng khi pH đất < 5,5 thì hàm lượng nhôm (Al3+) di động trong đất càng tăng lên. Nhất là đối với nhóm đất đỏ thường có thành phần Fe và Al rất cao so với nhóm đất khác như đất xám.

Do vậy, hiện tượng ngộ độc Al (có thể thêm ngộ độc Mn, nếu pH đất < 5,0) đối với cây hồ tiêu là điều khó tránh khỏi. Khi bộ rễ của cây hồ tiêu bị ngộ độc Al hay Mn sẽ bị còi cọc và thui chột, hạn chế rất lớn đến khả năng hút chất dinh dưỡng, phân bón và nước trong đất.

Thân cành và tán lá trên mặt đất sẽ sinh trưởng kém, dễ bị sâu bệnh tấn công, vàng lá và chết nếu bị ngộ độc nặng và kéo dài.

Do vậy, mặc dù bón nhiều lân, nhưng hàm lượng lân sẵn có cho rễ cây hồ tiêu hút lại thấp và hiệu quả sử dụng phân lân thấp. Ngoài ra, các dinh dưỡng đa, trung và vi lượng như N, K, Ca, Mg, Zn, Cu, B và Mo sẵn có trong đất càng thấp khi pH càng giảm.

Trong đất luôn tồn tại hai dạng vi sinh vật có lợi và có hại liên quan đến dinh dưỡng và dịch bệnh trên cây hồ tiêu. Đất càng chua vi sinh vật có hại thường phát huy các tính năng của chúng, lấn át các loại vi sinh vật có lợi, làm giảm khả năng phân huỷ chất hữu cơ, giải phóng đạm và lân dễ tiêu cho cây.

pH thấp cũng tạo điều kiện cho dịch bệnh trên cây hồ tiêu, đặc biệt là bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora và bệnh chết chậm do tuyến trùng và nấm Fusarium gây ra càng phát triển.

Như vậy, pH đất có mối liên quan chặt chẽ đối với hầu hết các chất dinh dưỡng, nấm và tuyến trùng gây bệnh cho cây hồ tiêu. Trồng hồ tiêu trên đất quá chua, cây không hút được dinh dưỡng, sức khoẻ của cây yếu ớt, khả năng tấn công của nấm gây bệnh càng dễ dàng.

Giải pháp thâm canh nhờ vào điều chỉnh pH

Nhằm phát triển cây hồ tiêu đạt năng suất cao và ổn định qua nhiều năm, trước khi bón bất kỳ một loại phân bón nào để cung cấp dinh dưỡng cho cây thì phải nghĩ đến việc cải thiện hay nâng cao giá trị pH của đất.

Nếu làm được điều này thì chắc chắn sẽ tăng hiệu quả sử dụng phân bón, giảm chi phí đầu tư và phòng tránh được các loại bệnh nguy hiểm trên cây hồ tiêu.

Biện pháp cải thiện pH đất hiệu quả nhất là sử dụng các chế phẩm có khả năng điều hoà pH đất nhằm mục tiêu đưa giá trị pH lên mức từ 6 – 6,5 là ngưỡng tối ưu cho cây hồ tiêu sinh trưởng, phát triển thuận lợi.

Từ việc nhận thức rõ tầm quan trọng của yếu tố pH đất đối với cây trồng, Cty CP Công nông nghiệp Tiến Nông đã nghiên cứu cho ra đời sản phẩm chất điều hòa pH đất.

Đây là sản phẩm kế thừa và phát huy những kinh nghiệm nhiều năm của bà con nông dân cả nước nhằm tiếp tục phát huy vai trò của vôi trong đất.

Nếu như trong vôi chỉ có Canxi có trong thành phần CaCO3, thì trong chất điều hòa pH ngoài Canxi còn có Magie, Silic, các vi lượng đều là chất dinh dưỡng cho cây.

Ngoài ra còn có các bon hoạt tính, do vậy ngoài việc nâng cao pH đất còn có tác dụng đối với việc cải tạo độ phì của đất và kết tủa các kim loại có thể gây độc cho cây.

Khi bón chất điều hòa pH Tiến Nông, pH đất sẽ tăng từ từ, tránh hiện tượng gây sốc và giúp cây hấp thu các dinh dưỡng đa, trung và vi lượng một cách hiệu quả hơn. Việc sử dụng chất điều hòa pH phải tuân thủ đúng hướng dẫn, liều lượng trên bao bì thì hiệu quả mới cao.

Thực tế tại huyện Chư Sê (Gia Lai) cho thấy, qua hai năm sử dụng chất điều hòa pH cho cây hồ tiêu, đã đạt được kết quả rất tốt.

Cụ thể là, đối với đất có pH rất thấp (4 – 4,6), cây sinh trưởng kém, bộ lá vàng, khả năng phân hoá đọt non kém và rụng đốt. Sau khi sử dụng chất điều hoà pH thì pH đất đã tăng lên từ 5,8 – 6,3; đồng thời giúp cho cây cây sinh trưởng tốt, bộ lá phát triển xanh tốt, đọt ra đều.

Nguồn: http://tnnn.hoinongdan.org.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Cách điều chỉnh độ pH của đất trồng

Mỗi giống cây trồng thích hợp với một khoảng pH nhất định, nhưng hầu hết đều giao động xung quanh mức pH từ 5 – 7. Việc kiểm tra độ pH để duy trì pH phù hợp sẽ giúp cây trồng hấp thu tối đa dưỡng chất, sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao nhất.

Điều chỉnh pH của đất

Những nguyên nhân khiến đất bị chua

Đất chua là đất có độ pH < 7, trong đó pH 5-7 là đất chua ít, cây trồng sinh trưởng phù hợp, pH dưới 5 là đất chua nhiều, cần cải tạo.

Đất bị chua do rửa trôi bởi nước mưa, nước tưới dư thừa. Nước mang đi chất dinh dưỡng hòa tan, trong đó có chứa nhiều chất kiềm như: canxi (Ca), Magiê (Mg), Kali (K)… xuống tầng đất sâu, sông suối, ao hồ và làm cho đất mất chất kiềm, trở nên chua.

Cây trồng hút dinh dưỡng (N,P,K), ngoài ra còn hút khá nhiều (Ca, Mg…) do trồng nhiều vụ/năm, giống năng suất cao, vì thế lượng Ca và Mg trong đất mất đi càng nhiều.

Sự phân giải chất hữu cơ thải ra nhiều loại axit Cacbonic (H2CO3), axit Sunfuric (H2SO4), axit Nitric (HNO3) axit Axetic (CH3COOH)…các axit này hòa tan Ca, Mg và rửa trôi, làm cho đất chua. Mặt khác, bón phân khoáng mang gốc axit như: Phân Sunfat amôn (SA), Clorua kali (KCl), Sunfat kali (K2SO4), Suppe lân…cũng làm đất bị chua.

Cách điều chỉnh pH của đất

Để điều chỉnh độ pH của đất, trước hết bà con cần tiến hành đo pH của đất. Sau khi có kết quả dựa vào chỉ số pH, và loại đất bà con tiến hành bón vôi theo hướng dẫn sau:

Với đất có tỷ lệ sét cao (đất thịt, đất nặng)

  • pH = 3,5 – 4,5 bón 2 tấn vôi cho 1 hecta (tương đương 2 tạ / 1000 m2)
  • pH = 4,5 – 5,5 bón 1 tấn vôi cho 1 hecta (tương đương 1 tạ / 1000 m2)
  • pH = 5,5 – 6,5 bón 0,5 tấn vôi cho 1 hecta (tương đương 50kg / 1000 m2)

Với đất có tỷ lệ cát cao

  • pH = 3,5 – 4,5 bón 1 tấn vôi cho 1 hecta (1 tạ / 1000 m2)
  • pH = 4,5 – 5,5 bón 0,5 tấn vôi cho 1 hecta (50 kg / 1000 m2)
  • pH = 5,5 – 6,5 bón 0,25 tấn vôi cho 1 hecta (25kg / 1000 m2)

Khi bón vôi cần kết hợp với các phương pháp đào xới đất, giúp vôi được trộn đều vào đất.

  • Trường hợp đất kiềm, pH > 7, cần bổ sung các chất gây acid hóa như lưu huỳnh, sắt sunphat.

Trên đây là các cách điều chỉnh độ pH của đất trồng, để cây trồng sinh trưởng ổn định, duy trì năng suất cần thường xuyên kiểm tra lại độ pH, và duy trì pH phù hợp với từng giống cây trồng. Chúc bà con thành công!

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Phát triển nông nghiệp bền vững nhờ vào chất điều hòa pH

Vai trò của pH đất trong việc hấp thu dinh dưỡng của cây trồng

pH đất có vai trò quan trọng trong việc hấp thu dinh dưỡng của cây trồng. Theo kết quả “Nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân bón và quản lý pH đất” của Tiến sĩ Scliff Snyder – Mỹ thì pH ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phân bón như sau:

Một số bệnh ở các loại cây trồng liên quan trực tiếp đến pH đất, bởi pH đất là chỉ thị của sự có mặt của các tác nhân vi sinh vật gây bệnh. Một số bệnh điển hình ở cây trồng liên quan đến pH đất như:

Bệnh lá vàng trắng trên cây họ citrus (họ cây có múi như cam, chanh,…), bệnh thường gây ra trong môi trường có pH cao (đất kiềm)

Cây lúa bị ngộ độc Nhôm trên đất chua

Bệnh ghẻ củ (hà củ) ở khoai tây gây ra ở môi trường pH kiềm

Chất điều hòa pH – đột phá và khác biệt

Từ thực tế năng suất cây trồng chưa cao, lãng phí phân bón nhiều, mức đầu tư lớn, Công ty CP CNN Tiến Nông đã nghiên cứu cho ra đời sản phẩm chất điều hòa pH đất.

Chất điều hòa pH tiếp tục phát huy vai trò của vôi trong đất. Nếu như vôi chỉ có Canxi, khi bón vào đất sẽ cải tạo đất chua, nâng pH đất; thì ngoài Canxi, trong chất điều hòa pH còn có Magie, Silic, các vi lượng, chất hữu cơ,…

pH đất thấp báo hiệu việc thiếu các nguyên tố trung vi lượng (Ca, Mg, Mo, S, Zn…), thậm chí cây có thể bị ngộ độc Al, Fe, Mn,… do ở pH thấp, các nguyên tố này hòa tan nhiều. Vì vậy chất điều hòa pH vừa có chức năng cải tạo đất chua, nâng độ pH đất, vừa có tác dụng cung cấp các nguyên tố thiếu hụt cho cây.  Đặc biệt, trong chất điều hòa pH đất Tiến Nông còn chứa các chất hữu cơ hoạt tính, có tác dụng hoãn xung  cải tạo độ phì nhiêu của đất, hấp thụ các kim loại có thể gây độc cho cây.

Khi bón chất điều hòa pH Tiến Nông, pH đất sẽ tăng từ từ, tránh gây sốc và giúp cây hấp thu các đa trung vi lượng một cách hiệu quả hơn. Việc sử dụng chất điều hòa pH phải tuân thủ đúng hướng dẫn, liều lượng trên bao bì. Tại Hội nghị tái cơ cấu ngành nông nghiệp toàn quốc vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cùng các đại biểu tham dự Hội nghị đã đánh giá cao sản phẩm chất điều hòa pH của Tiến Nông. Đây là sản phẩm phục vụ mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Giải pháp mới ổn định pH đất

Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông đã nghiên cứu, ứng dụng thành công sản phẩm phân trung lượng – chất điều hòa pH đất.

Năng suất tăng đáng kể từ khi sử dụng chất điều hòa pH đất

Với mục tiêu tạo ra sản phẩm nông sản hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân, Cty CP Công nông nghiệp Tiến Nông đã nghiên cứu, ứng dụng thành công sản phẩm phân trung lượng – chất điều hòa pH đất, dựa trên nền tảng khoa học của Tiến sỹ Scliff Snyder (Mỹ).

Đây được xem là giải pháp tối ưu, vừa ổn định pH đất, vừa chống thoái hóa đất, giúp nông dân tiết kiệm chi phí đầu tư.

Ông Thiều Sỹ Thế, GĐ kinh doanh vùng 1 Thanh Hóa (Cty Tiến Nông) cho hay, sau khi nghiên cứu thành công sản phẩm trên, vụ ĐX 2015 chất điều hòa pH đất được áp dụng rộng rãi trên cây ngô, lúa, mía, cây ăn quả… ở Thanh Hóa và các tỉnh lân cận.

Theo đánh giá của các nhà khoa học và nông dân, khi sử dụng chất điều hòa pH đất, hiệu suất cây trồng “ăn” phân bón tăng lên 50 – 60% so với bón vôi.

“Tôi lấy ví dụ, độ pH ở mức 4,5 thì khi bón đạm xuống cây chỉ hấp thụ được 30%, lân 23%, kali 33%, nâng tổng mức độ lãng phí phân bón lên tới 71,34%.

Nhưng khi sử dụng chất điều hòa pH đất của chúng tôi, độ pH đất sẽ tăng lên có thể đạt 7, lúc này hiệu suất sử dụng phân bón ở mức tối đa (100%), tất nhiên để đạt được con số này còn phụ thuộc cách chăm sóc, cách bón của bà con nữa”, ông Thế nói.

Vụ xuân 2015, hộ anh Trịnh Trọng Thịnh, xã Định Tường, huyện Yên Định (Thanh Hóa) có 5 sào ruộng sử dụng chất điều hòa pH đất của Cty Tiến Nông.

Anh Thịnh được Cty hỗ trợ 25 kg phân bón gồm: NPK 6-8-4 và 12-3-10, chất điều hòa pH đất; đồng thời được hướng dẫn kỹ thuật bón.

Kết quả thu hoạch cho thấy, diện tích sử dụng chất điều hòa pH cây lúa cứng hơn, lá có màu xanh sáng; bông lúa dài hơn ruộng không bón chất điều hòa pH 2cm; năng suất đạt 3,5 tạ/sào, cao hơn đối chứng 50 kg/sào, nếu bán với giá lúa 5.000 đ/kg, nông dân thu về gần 2 triệu đồng/sào.

“Bón phân theo quy trình của Tiến Nông hết 350.000 – 390.000 đ/sào (cao hơn bón truyền thống 50.000 – 60.000 đ/sào). Tuy nhiên, cái hay trong giải pháp này là tăng được độ pH đất từ 5,2 lên 5,7, tạo môi trường thuận lợi cho lúa hấp thụ chất dinh dưỡng từ phân bón, góp phần giúp nông dân chúng tôi thu lãi hơn 200.000 đ/sào so với đối chứng”, anh Thịnh phấn khởi cho biết thêm.

Mô hình thâm canh ngô vụ đông 2014, sử dụng đồng bộ giải pháp của Tiến Nông ở xã Xuân Hòa, huyện Thọ Xuân cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn đối chứng gần 300.000đ cho nông dân.

Theo đó, chi phí đầu tư chất dinh dưỡng của 1 sào ngô đồng bộ hết 390.000đ, gồm chất điều hòa pH + NPK 513 + bón thúc NPKS 15.2.10.8S (tương đương bón đơn).

Thu hoạch đạt 349 kg (cao hơn đối chứng 47 kg/sào), bán với giá 5.700 đ/kg, nông dân thu về gần 2 triệu đồng/sào. Đặc biệt, sau khi sử dụng chất điều hòa pH 7 ngày độ pH đất của ruộng ngô đã tăng từ 5,2 lên 6 và ổn định từ 6 – 6,2 cho đến khi thu hoạch.

Ông Nguyễn Hồng Phong, TGĐ Cty Tiến Nông cho rằng, độ pH đất thấp khiến môi trường sống của cây trồng bị “ngộ độc”, nên việc sử dụng sản phẩm có nhiều thành phần chất dinh dưỡng như canxi, ma giê, silic (vô định hình) và phụ gia đặc biệt trong sản phẩm chất điều hòa pH sẽ cân bằng được độ chua trong đất, cải tạo đất; hạn chế sâu bệnh và bảo vệ môi trường hiệu quả.

Nguồn: nongnghiep.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.