Kỹ thuật nuôi bồ câu trên đệm lót sinh học

Nuôi bồ câu trên đệm lót sinh học là một phương pháp hiện đại, giúp chim ít bị bệnh, từ đó ít sử dụng kháng sinh và kéo dài thời gian sinh sản.

Cách chọn giống bồ câu:

Chọn giống: Giống bồ câu Pháp được nhập vào Việt Nam từ tháng 05 năm 1998 phân bố tập trung ở các Trung tâm nghiên cứu giống gia cầm, nay đã được nuôi rộng rãi ở nhiều nơi

– Chọn mua con giống ở những cơ sở bán giống có uy tín, chất lượng, được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y để sản xuất con giống, đảm bảo an toàn dịch bệnh.

– Chọn mua những con mạnh khỏe, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi, con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái (lúc thành thục) khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp hơn, con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu thon nhỏ, đuôi nhọn, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng hơn.

– Lông đa màu: Màu xám (chiếm 20%), màu trắng (chiếm 12%), màu nâu (chiếm 12%) và màu đốm (chiếm 4%) còn lại là những màu khác. Chân ngắn, vai nở, chim non mới nở nặng 17gr/con, lúc 28 ngày tuổi chim ra ràng nặng 530-580gr/con, lúc 4-5 tháng tuổi chim bắt đầu đẻ lứa đầu nặng 650-670gr/con và một năm tuổi chim sinh sản nặng 690gr/con, khoảng cách đẻ giữa hai lứa là 40- 45 ngày, trung bình mỗi năm 01 cặp chim đẻ từ 8-9 lứa (mỗi lứa là 02 con).

Chuồng trại nuôi bồ câu:

2.1. Vị trí xây dựng chuồng:

– Chọn khu đất cao ráo, dễ thoát nước

– Cách xa nhà ở và đường đi chung tối thiểu 10 mét

– Cách xa nguồn nước sử dụng gia đình tối thiểu 20 mét

– Cách xa khu công cộng (Khu vui chơi, giải trí, trường học, chợ …) tối thiểu 500 mét

Theo kinh nghiệm chuồng nuôi chim bồ câu phải thoáng mát, yên tĩnh thì chim mới mau lớn và đẻ tốt.

2.2. Thiết kế chuồng: Kiểu chuổng sàn, chuồng nền

2.2.1. Kiểu chuồng sàn (chuồng tầng): Nên làm bằng các vật liệu như cây gỗ, cây tre chẻ thành thanh nhỏ hoặc lưới chì. Đóng thành phên, ghép lại thành từng ô có thể nhiều tầng.

+ Chiều cao: 60cm

+ Chiều sâu: 60cm

+ Chiều rộng: 60cm

Mỗi ô chuồng nuôi 01 cặp chim sinh sản, mỗi ô chuồng cần đạt 02 ổ, ổ đẻ đặt ở trên cao, còn ổ nuôi con đặt ở dưới thấp, mỗi ô chuồng nên đặt thêm 1-2 cây sào đậu

Máng ăn, máng uống cho chim nên dùng bằng các chất dẻo đặt ở ngoài chuồng, không nên dùng bằng kim loại dễ bị gỉ sét.

Chuồng sàn cách mặt đất từ 40-50cm, chuồng sàn phải có mái che lợp bằng tôn hoặc lá, chuồng phải có đầy đủ ánh sáng, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh mưa tạt gió lùa và tránh ồn ào.

2.2.2. Chuồng nền:

Chọn vị trí cao ráo, dễ thoát nước không bị ngập úng, nền chuồng tôn cao hơn mặt đất tự nhiên từ 30-40cm, mặt nền bằng đất nện chặt hoặc tráng xi măng.

Vật liệu làm chuồng bằng cây, mái lợp tôn hay lá, chuồng phải có đầy đủ ánh sáng, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh mưa tạt gió lùa, tránh ồn ào. Chuồng có thể làm bằng các vật liệu như cây gỗ, cây tre chẻ thành thanh nhỏ hoặc lưới chì. Đóng thành phên ngăn theo từng ô, gạch xây bao xung quanh các ô, các dãy để ngăn chặn các chất độn chuồng.

Chuồng nền dễ làm ít tốn công lao động hơn chuồng sàn, chi phí mua vật liệu cũng rẻ hơn. Đối với chuồng nền có thể làm rộng lớn hơn chuồng sàn. Chiều cao là 1 mét, chiều sâu là 1 mét, chiều ngang là 60cm, được bố trí nuôi cho 01 cặp chim sinh sản, các ổ đẻ và ấp, ổ nuôi con, sào đậu và các máng ăn, máng uống cũng bố trí như chuồng lồng.

Sử dụng nệm lót sinh học nuôi bồ câu:

Bằng bột men chế phẩm Balasa. N01 chế phẩm tạo men vi sinh vật sẽ phân hủy phân chim và các chất thải của chim không gây mùi hôi thối, ảnh hưởng môi trường xung quanh và giảm được công dọn rửa vệ sinh chuồng trại…

3.1. Các nguyên liệu chuẩn bị để làm đệm lót: Chế phẩm Balasa N01 là 01kg, cám gạo loại tốt từ 3-5 kg, chất độn chuồng là cát khô sạch.

– Đối với chuồng sàn lồng tầng phải có bạt lót ở phía dưới sàn lồng, kéo thành bạt cao 12-15cm để hứng phân, các chất thải của chim và giữ cho chất độn không rơi ra ngoài.

– Đối với chuồng nền chỉ cần xây hoặc vây quanh các ô bằng gạch, gỗ ván, tôn … cao 15cm để giữ cho phân và các chất thải của chim, chất độn không rơi ra ngoài.

3.2. Tiến hành các bước và sử dụng nệm lót:

3.2.1. Đổ chất độn (cát) vào các ô có độ dầy từ 5-7cm. Sau khi rải xong tiến hành thả chim vào nuôi

3.2.2. Sau khi thả chim vào nuôi từ 7-10 ngày, khi thấy trên mặt chất độn rải rác có phân chim ta tiến hành các bước ủ gây men (ủ chế phẩm Balasa …)

3.2.3. Trộn đều 1kg bột men balasa N01 với 3-5kg cám gạo loại tốt. Sau đó cho từ 1-1,5 lít nước sạch xoa cho ẩm đều (bột ẩm không quá tơi hay không quá nhũn). Sau đó cho bột men vào túi ni lông hoặc vào thùng đậy kín và để vào nơi khô mát khoảng 2-3 ngày, khi bột men có mùi thơm men rượu là đạt yêu cầu, sử dụng được từ 35-50m2

3.2.4. Rác đều bột men lên toàn bộ bề mặt đệm lót và dùng cào, cào cho bột men chìm sâu xuống bề mặt đệm lót khoảng 2-3cm là được

Sở dĩ làm chất độn chuồng bằng cát để nuôi chim bồ câu là khác với làm chất độn bằng trấu và mùn cưa để nuôi gà, vịt… vì tập tính của chim bồ câu khác với các loại gia cầm khác là chúng hay quạt. cánh. Như vậy nếu sử dụng chất độn chuồng bằng trấu và mùn cưa khi mỗi lần chim quạt cánh, thì chất độn chuồng sẽ bay hết ra ngoài khỏi ô lồng, sẽ gây ô nhiễm, tốn công quét dọn và vệ sinh.

Bảo quản nệm lót khi nuôi bồ câu:Để sử dụng đệm lót được tốt và lâu dài chúng ta cần lưu ý một số điều như sau:

– Tránh không để mưa tạt, dột hay làm đỗ nước. nếu chỗ nào bị ướt phải thay ngay bằng chất độn mới,

– Không được phun xịt các loại hóa chất trực tiếp vào nệm lót sẽ diệt chết vi sinh vật

Nhu cầu dinh dưỡng thức ăn, nước uống cho chim bồ câu:

5.1. Nhu cầu dinh dưỡng:

Các loại thức ăn thường sử dụng nuôi chim bồ câu

– Thông thường chim ăn trực tiếp các loại hạt thực vật: Hạt đỗ, ngô, thóc, gạo … và một lượng thúc ăn cần thiết đã được gia công có chứa đầy đủ các đạm, khoáng và vitamin.

+ Hạt đỗ bao gồm: Đỗ xanh, đỗ đen, đỗ tương … Riêng đỗ tương lượng chất béo nhiều nên cho ăn ít hơn và phải rang trước khi cho chim ăn.

+ Thức ăn cơ sở: Thóc, ngô, gạo lứt, cao lương … Ngoài ra còn trộn thêm cám gà khoảng 20-30%. Yêu cầu thức ăn phải đảm bảo sạch , chất lượng tốt, không bị mốc mọt.

5.2. Nhu cầu thức ăn:

5.2.1. Cách phối trộn thức ăn:

+ Thức ăn cơ bản: Thông thường lượng hạt đỗ từ 25-30%, ngô, thóc, gạo lứt và thức ăn gà: 70-75%

+ Thức ăn bổ sung (chứa vào máng riêng): Khoáng Premix: 85%, muối ăn: 5%, hạt sỏi: 10%.

5.2.2. Cách cho ăn:

+ Thời gian cho chim ăn: – Buổi sáng lúc 8-9 giờ

– Buổi chiều lúc 14-15 giờ

+ Định lượng: Tùy theo từng lứa tuổi của chim mà chúng ta cho với lượng thúc ăn khác nhau, thông thường là bằng 1/10 trọng lượng cơ thể của chim như:

. Chim dò(từ 2-5 tháng tuổi): 40-50gr TĂ/con/ngày

. Chim nuôi con: 120-130gr TĂ/đôi/ngày

. Chim không nuôi con: 90-100gr TĂ/đôi/ngày

5.3. Nhu cầu nước uống:

Nhu cầu nước cho chim bồ không nhiều. Nhưng cần phải có đầy đủ nước sạch để chim uống tự do, không màu, không mùi. Trung bình mỗi đôi chim cần từ 200ml nước/ngày, có lúc tăng lên 300ml nước/ngày vào những ngày nắng nóng và ít nhất là 150ml nước/ngày vào những ngày trời lạnh.

Phòng bệnh khi nuôi bồ câu:

– Thường xuyên quét dọn, thu gom chất thải vệ sinh xung quanh chuồng trại, máng ăn, máng uống hàng ngày

– Định kỳ tẩy uế, sát trùng lối ra vào và những khu vực xung quanh chuồng trại.

– Hạn chế không để các loài động vật như chó mèo và người tham quan, qua lại khu vực chăn nuôi.

Nguồn: Nongdan.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Mô hình chăn nuôi gà thịt trên nền đệm lót sinh học

Để góp phần thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2015-2020 và làm phong phú, đa dạng thêm giống gà nuôi trong tỉnh, năm 2017 Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái đã phối hợp với UBND xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình xây dựng mô hình “Chăn nuôi gà thịt giống Minh Dư trên đệm lót sinh thái”.

Mô hình có quy mô 400 con được thực hiện tại hộ ông Mai Xuân Vinh ở thôn Thanh Bình, xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình với hình thức hỗ trợ 100% con giống và 50% vật tư (thức ăn, vắc-xin, hóa chất sát trùng, chế phẩm xử lý mùi hôi…).

Sau 3 tháng thực hiện mô hình, hộ thực hiện đã áp dụng các chỉ tiêu kỹ thuật được tập huấn về chăn nuôi gà thịt Minh Dư trên đệm lót sinh thái. Gà thịt giống Minh Dư được mua tại Công ty TTHH giống gia cầm Minh Dư ở thôn Huỳnh Mai, xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước,tỉnh Bình Định. Gà giống khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông bông, bụng gọn, không khèo chân, không vẹo mỏ đủ tiêu chuẩn làm giống. Chuồng trại luôn được vệ sinh sạch sẽ, tiêu độc khử trùng đúng định kỳ, thay trấu đệm lót đảm bảo đúng kỹ thuật. Thời gian từ tuần đầu đến hết tuần 4, chiếu sáng 100% để đảm bảo duy trì nhiệt độ phù hợp sao cho đàn gà lúc nào cũng tản đều trong quây úm. Từ tuần thứ 5 trở đi chỉ chiếu sáng về đêm còn ban ngày tùy thuộc vào thời tiết. Về thức ăn, từ tuần 1 đến hết tuần 4 cho ăn thức ăn hỗn hợp đảm bảo độ đạm là 21%, từ tuần thứ 5 cho ăn thức ăn có độ đạm là 19%, từ tuần thứ 7 thả gà ra vườn, từ tuần thứ 10 trở đi cho ăn thức ăn phối trộn giữ thức ăn hỗn hợp và cám ngô, gạo… Cho gà uống đủ nước sạch, thuốc úm và bố trí các máng ăn máng uống phù hợp theo lứa tuổi.

Đàn gà giống Minh Dư lúc 04 tuần tuổi

Công tác thú y được tuân thủ nghiêm ngặt. Thường xuyên cọ rửa máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi, định kỳ phun tiêu độc khử trùng, kịp thời thay đệm lót khi bị bẩn ướt, xử lý chế phẩm khử mùi hôi đúng thời điểm, tiêm phòng và xử lý các loại vắc-xin đúng và đầy đủ theo quy trình kỹ thuật.

Sau khi áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật cho thấy đàn gà tăng trọng nhanh, tỉ lệ nuôi sống ở 90 ngày tuổi đạt 99,75%, tiêu tốn thức ăn: 2,65 kg/1kg tăng trọng. Trọng lượng bình quân gà lúc 90 ngày tuổi đạt 2,0 kg/con đảm bảo chỉ tiêu của mô hình. Khi dùng chế phẩm vi sinh Balasa No1 xử lý trên đệm lót, giúp phân hủy phân, giảm mùi hôi thối và khí độc chuồng nuôi, tạo môi trường trong lành cho vật nuôi phát triển tốt, giảm tỉ lệ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh tiêu chảy, bệnh CRD, lông gà tơi xốp, mượt, sạch đẹp hơn, bán có giá cao hơn trước đây. Mô hình đã được hộ tham gia mô hình và các hộ dân vùng lân thăm quan học tập cận đánh giá cao và có khả năng nhân ra diện rộng.

Từ thực tế triển khai mô hình tại xã Phú thịnh cho thấy, nuôi gà thịt giống Minh Dư trên đệm lót sinh thái giảm đáng kể các chi phí đầu tư, kể cả công chăm sóc so với hình thức nuôi truyền thống trước đây. Lợi nhuận thu được từ 400 con gà sau hơn 3 tháng nuôi là trên 10 triệu đồng.

Đàn gà giống Minh Dư 10 tuần tuổi

Ông Mai Xuân Vinh hộ tham gia mô hình cho biết thêm, quá trình triển khai mô hình chăn nuôi gà thịt giống Minh Dư trên đệm lót sinh thái đã giảm 25% chi phí điện úm gà con, 40% công lao động và 30% thuốc thú y. Đặc biệt là chi phí công quét dọn phân hàng ngày với lượng trấu phải thay thường xuyên như trước đây đã giảm đáng kể. Mô hình đã giúp giảm đáng kể mùi hôi, khí độc trong chuồng nuôi và môi trường xung quanh. Từ đó, góp phần định hướng phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng tập trung, an toàn, bền vững và quản lý tốt dịch bệnh, tạo ra những sản phẩm an toàn, chất lượng và đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dung.

Mô hình chăn nuôi gà thịt giống Minh Dư được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái thực hiện tại xã Phú Thịnh sẽ là cơ sở để các hộ chăn nuôi trong vùng đến thăm quan học tập làm theo.

Nguồn : Internet, được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam

Cách xử lý mùi hôi khi nuôi gà trong hộ gia đình

Những năm gần đây, ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề bức xúc của nhiều địa phương, nhất là vùng nông thôn. bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con cách xử lý mùi hôi triệt để khi nuôi gà.

  1. Sử dụng đệm lót sinh học
    Điều đặc biệt của đệm lót sinh học là chế phẩm vi sinh có tác dụng tiêu hủy phân và nước tiểu, hạn chế vi khuân và ký sinh trùng. Cấu tạo của đệm lót sinh học có độ dàu khoảng 60cm gồm tro than hút ẩm, trấu và rơm cắt nhỏ trôn với chế phẩm. Sử dụng đệm lót sinh học trong nuôi gà giúp khử mùi hôi hiệu quả, do chuồng khô ráo, không ruồi muỗi giảm thiểu bệnh tật cho gà.

    Đệm lót sinh học giúp khử mùi hôi

  2. Công nghệ ấu trùng ruồi đen
    Có thể nói, ấu trùng ruồi đen là loại côn trùng phàm ăn trong thế giới tự nhiên. Chúng có thể làm giảm khối lượng và thể tích của chất thải chỉ trong vòng 24 giờ. Chỉ với 1m2 ấu trùng có thể phân hủy khoảng 40 kg chất thải, và tạo ra khoảng 18kg ấu trùng. Một chuỗi khép kín thức ăn tạo ra cho gà vì ấu trùng ruồi đen có tỷ lệ chất dinh dưỡng cao như protein (42%), chất béo (34%).
  3. Công nghệ giun đất
    Loài giun được sử dụng là loài giun đỏ, giun hổ, giun hổ đỏ. Hai loại dung sử dụng phổ biến ở nước ta chính à giun đỏ và giun quế. Điều đặc biệt là chất thải của ấu trùng ruồi đen được sử dụng để nuôi giun đỏ, khi sử dụng chất thải đó, giun đỏ có thể lớn nhanh gấp 2 – 3 lần so với nuôi trên phân ủ. Trong ruột giun chứa hàng triệu vi khuẩn hiếu khí có vai trò phân giải các sinh khối hữu cơ, hóa chất và cũng là tác nhân kích thích sinh học. Quá trình phân hủy chất thải bằng giun đỏ có thể tạo ra môi trường khí tự nhiên nhưng hoàn toàn giảm thiểu mùi hôi của chuồng trại. Đặc biệt, phân từ giun đỏ lại rất tốt cho cây trồng.

Trên đây là 03 cách thường dùng trong chăn nuôi để giúp bà con xử lý mùi hôi chuồng trại, giảm thiểu ảnh hưởng đến tác hại môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Bà con cần áp dụng để tránh vi phạm pháp luật trong bảo vệ môi trường cũng như đảm bảo sức khỏe cho dân cư xung quanh và bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Hướng dẫn làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi

Ở phương pháp nuôi gà trong chuồng kín, nhiệt độ được ổn định theo từng độ tuổi, chuồng được thiết kế kín, cách ly với bên ngoài, một đầu có hệ thống điều hòa hút lớn, đường kín từ 1.4 – 1.5 m, một đầu có hệ thống làm mát từ nước. Các hệ thống này sẽ làm giảm nhiệt độ bên trong và làm mát cho gà.Đối với chuồng kín nhiệt độ trong chuồng điều chỉnh nhiệt độ giảm dần theo độ tuổi của gà. Đặc biệt, gà thịt nuôi trong chuồng kín rất đồng đều khi bán thịt, gà hầu như không bị bệnh tật, việc áp dụng phương pháp đệm lót sinh học lên men trong chuồng kín cũng rất đơn giản.

 đệm lót sinh học cho gà

Đối với các chuồng nuôi gà thịt, mà sử dụng luôn chuồng úm gà đẻ nuôi tiếp, thì khi ta úm gà xong, đến khoảng qua ngày thứ 21, tức là 22 ngày tuổi, ta chỉ việc thực hiện một công việc rất đơn giản là dùng cào ngắn hoặc là tay cào bề mặt đệm lót sao cho tơi xốp sau đó ta rắc đều chế phẩm men lên trên bề mặt đệm mới cào xong, như vậy là ta có thể tiếp tục nuôi gà thịt bằng phương pháp đệm lót sinh học lên men cho gà thịt.

Đối với các chuồng đang nuôi gà mà sử dụng phương pháp đệm lót sinh học lên men này thì cần lưu ý, với chuồng có đệm lót là trấu dày 5 cm trở lên mà không bị nén chặt và hôi nhiều do quá ẩm và nhiều phân thì trước hết, rắc thêm trấu cho có độ dày khoảng 8 cm trở lên, sau đó trộn đều phân với trấu sao cho tơi xốp và rắc đều men đã được chế lên trên bề mặt đệm lót, sau đó dùng tay xoa trên mặt để men được phân tán đều khắp đệm lót.

Đối với chuồng có nền là trấu không đạt được đọ dày 5cm trở lên, đệm bị nén chặt, hôi nhiều do quá ẩm và nhiều phân, thì bà con cần làm lớp đệm lót sinh học mới, sau đó mới tiến hành rắc chế phẩm men đã được chế lên như bình thường.

Xin lưu ý với bà con là khi sử dụng đệm lót sinh học lên men bằng chế phẩm sinh học để nuôi gà thịt, có khi gà sẽ mổ và ăn chính những men vi sinh này vì men này được ủ từ ngô( bắp) và cám gạo, bà con hãy yên tâm vì trong  ngô( bắp)  và cám gạo này có chưa men vi sinh  bao gồm những vi sinh vật có lợi, khi gà ăn vào sẽ không bị ảnh hưởng gì về sức khoee, tiêu hóa, đường ruột, mà trái lại nó còn giúp con gà có khả năng tiêu hóa tốt hơn và có khả năng phòng bệnh đường ruột.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam