Hướng dẫn cách gieo hạt giống bầu hồ lô

Bầu hồ lô không chỉ là món ăn ngon mà còn có nhiều tác dụng, làm đồ dùng để đựng đồ cũng rất đẹp. Trồng bầu hồ lô không khó, chỉ cần bạn chú ý một số kỹ thuật sau sẽ có những giàn bầu hồ lô trĩu quả.

1. Chuẩn bị trước khi trồng bầu hồ lô

– Chậu ươm hạt hoặc khay ươm

– Hạt giống bầu hồ lô: Hiện có rất nhiều loại hạt giống bầu hồ lô cho bạn lựa chọn. Việc lựa chọn hạt giống bầu hồ lô chất lượng sẽ giúp tăng năng suất về sau. Khi lựa chọn hạt giống bầu hồ lô, bạn nên lựa chọn hạt giống chắc khỏe, không sâu bệnh, tỉ lệ nảy mầm cao. Nên lựa chọn hạt giống tại các cửa hàng bán hạt giống uy tín như

– Đất trồng: Đất ươm và trồng phải đảm bảo tơi xốp, trộn thêm chế phẩm Nấm Trichoderma, gieo hai hạt bầu hồ lô cho một bầu đất, độ sâu khoảng 2cm. Hoặc bạn có thể dùng đất sét nung để trồng.

– Xử lý hạt giống bầu hồ lô trước khi trồng: Hạt giống bầu hồ lô có phần vỏ dầy và cứng nên xử lý trước khi trồng sẽ giúp hạt nhanh nảy mầm. Xử lý bằng cách: Pha 2 phần nước sôi và 3 phần nước lạnh cho hạt bầu hồ lô vào ngâm trong 24giờ (1 ngày/đêm). Sau đó vớt hạt bầu hồ lô ra, rửa sạch chất nhầy bám trên hạt bằng nước lạnh để tiến hành gieo.

2. Gieo trồng và chăm sóc

– Ươm hạt: Bỏ đất vào chậu ươm, sau đó gieo hạt vào khay. Để khay vào chỗ mát, tưới nước hàng ngày sẽ giúp hạt nhanh nảy mầm và phát triển thành cây con.

– Trồng cây con: sau khi cây bầu hồ lô cao khoảng 20cm thì mang ra trồng được. Dùng phân hữu cơ hoai mục trộn với đất theo tỷ lệ 30 phân hữu cơ 70 đất. Bộ rễ cây bầu hồ lô rất nhạy cảm, bạn nên nhẹ tay để bầu đất không vỡ ra.

– Tưới nước: Thời gian đầu nên tưới nước thường xuyên cho cây vào mỗi buổi sáng sớm và chiều mát.

– Làm giàn: Khi cây có dây leo, nên dùng cây tre làm giàn, dây thép căng ô vuông sẽ chắc chắc hơn. Các cây ngang dọc cách nhau 20cm là vừa.

– Bón phân: Với bầu hồ lô nên sử dụng phân hữu cơ. Khi cây bắt đầu bén rễ hòa phân hữu cơ hòa cùng nước để tưới cho cây. Thời gian bón phân mỗi đợt cách nhau 20 ngày.

– Sâu bệnh: Trong giai đoạn phát triển, bầu hồ lô sẽ bị các loại sâu bệnh như rệp, sâu vẽ bùa, bọ xít lá tấn công. Khi cây có biểu hiện của bệnh, nên dùng thuốc BrighTin phun vào ngọn và dưới lá. Phun vào lúc buổi sáng sớm hoặc chiều lúc tắt nắng và không mưa. Phun 3 ngày liên tục, sau 1 tuần nếu không hết phun tiếp.

– Ra hoa và thụ phấn: Sau 1 tháng kể từ khi trồng, bầu hồ lô sẽ cho ra hoa và đậu trái. Tuy nhiên để đạt được năng suất cao, nên tự thụ phấn cho hoa. Chọn một bông hoa đực nở to và hạt phấn đã bung ra xung quanh, ngắt hoa đực đó, lấy nhị của hoa đực cho tiếp xúc nhụy của hoa cái, lúc này bạn sẽ thấy phấn hoa của nhị bông đực dính lên thùy của hoa cái, vậy là được. Nếu sau khi thụ phấn gặp trời mưa, nên dùng nilong trùm hoa cái vừa thụ phấn sẽ tốt hơn.

Sau hơn 1 tháng, bạn có thể thu hoạch bầu hồ lô. Chỉ với một vài kỹ thuật cơ bản, bạn đã có những giàn bầu hồ lô sai quả trong vườn.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cho cây bầu nhiều quả

Cây bầu có tên khoa học là Lagernaria siceraria (Molina) Standl, thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae), có kỹ thuật trồng cây khá đơn giản. Cây bầu có nguồn gốc Châu Phi và Ấn Độ, ngày nay được trồng rộng rãi ở các nước vùng nhiệt đới và á nhiệt đới trên toàn thế giới.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cho cây bầu nhiều quảCây bầu có kỹ thuật trồng cây không khó nên được trồng ở nhiều nơi.

Bầu là cây hằng niên, thân leo quấn, tua cuốn phân nhánh, thân lá phát triển mạnh và có tính sinh nhánh lớn do đó khi canh tác phải bấm ngọn, làm dàn. Bộ rễ rất phát triển, ăn lan rộng, có khả năng ra nhiều rễ bất định ở đốt. Hoa thụ phấn nhờ gió và côn trùng. Trái có hình dạng và kích thước rất thay đổi, thường là hình trụ, dài 50 – 100 cm, khi già vỏ trái hóa gổ, bầu ưa nhiệt độ cao từ 20-30 độ C và cường độ ánh sáng mạnh, vì vậy là rau vụ hè.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cho cây bầu nhiều quảĐể có được giàn bầu sai quả, người dân nên chú ý tuân theo một số kỹ thuật trồng cây cơ bản.

Hiện nay, có nhiều giống bầu nhưng chủ yếu có 4 loại: bầu thước, bầu sao, bầu trắng và bầu thúng. Tuy nhiên, ở phía Bắc, người dân nên trồng bầu sao bởi loại này cho năng suất cao và thu nhập ổn định.

Bầu trồng được quanh năm, mùa nắng cho trái nhiều hơn mùa mưa. Bầu phát triển thuận lợi khi gieo trồng từ tháng 11 đến tháng 1 dương lịch. Hạt bầu cần nhiệt độ cao và ẩm độ đầy đủ để nẩy mầm.

Kỹ thuật trồng cây

Người trồng nên ngâm hạt từ 10 – 12 giờ, sau đó gói ủ hạt trong tro hay cát nóng từ 4 – 5 ngày cho nẩy mầm. Bà con gieo hạt nẩy mầm vào bầu đất chăm sóc cho đến khi cây có 2 lá thật mới đem trồng. Ngoài ra, người dân cũng có thể gieo thẳng hạt ngoài đồng, mỗi lỗ từ 3 – 4 hạt, đào hốc có kích thước 50 x 50 x 30 cm, hốc cách nhau 1m, bón nhiều phân chuồng hay phân cỏ hoai mục và khoảng 100 g phân hỗn hợp NPK cho mỗi hốc trước khi trồng.

Bầu cần nhiều nước, do đó người chăm sóc phải tưới thường xuyên 1 – 2 lần/ngày cho cây đủ ẩm. Lượng nước tưới cần gia tăng khi bầu mang trái. Giai đoạn tăng trưởng kéo dài kể từ khi trồng đến khi bầu lên giàn (60 ngày sau khi trồng), người dân cần bón thúc thường xuyên mỗi tuần một lần để chuẩn bị cơ sở vật chất cho cây ra hoa kết trái.

Giai đoạn ra hoa, đậu trái, cây cần được bón thúc nuôi trái 7-10 ngày một lần với lượng phân gia tăng dần để trái to và nhiều trái. Trong suốt thời gian canh tác (130 – 140 ngày) mỗi hốc nên được bón từ 1 – 1,5 kg phân hỗn hợp NPK.

Khi bầu mọc dài được 1m, bà con bắt đầu khoanh dây vòng gốc, lấy đất chặn lên ngay đốt, cách 1 – 2 đốt lại chặn đất để tranh thủ cho bầu ra rễ bất định, tăng khả năng thu hút dinh dưỡng nuôi trái sau này. Trồng được 2 tháng người dân mới nên nương dây cho bầu leo giàn, cần để dây ở thế tự nhiên, không lật úp hay xoắn dây. Nên làm giàn bằng để bầu đủ diện tích bò, bầu vừa lên giàn là có thể trổ hoa đậu trái. Từ 75 – 90 ngày sau khi trồng, bầu bắt đầu cho thu hoạch.

Bầu ra nhiều dây nhánh và mang trái ở dây nhánh. Các dây nhánh ở đoạn thân từ gốc lên đến giàn nên tỉa bỏ để gốc được thoáng. Khi bầu lên giàn, người trồng không nên tỉa để dây nhánh cho trái. Khi đã lấy được trái trên nhánh, người dân nên bấm ngọn để trái phát triển lớn và bầu tiếp tục cho trái ở dây nhánh khác.

Sâu hại bầu gồm ruồi đục lòn lá (Lyriomyza spp.), rầy mềm (Aphis sp.), bọ rầy dưa (Aulacophora similis). Bà con cần nhanh chóng phun thuốc khi thấy các côn trùng này xuất hiện.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cho cây bầu nhiều quả
Canh bầu nấu tôm là món ăn giải nhiệt mùa hè được nhiều người yêu thích.

Bệnh gây hại cho bầu thường gặp như bệnh héo cây con do nấm Rhizoctonia solani, bệnh khảm do virus, bệnh thán thư do nấm Colletotrichum lagenarium trong mùa mưa và bệnh phấn trắng do nấm Sphaerotheca fuliginea trong mùa khô. Trong thực tế do diện tích trồng ít, giá trị kinh tế của bầu không cao, nông dân có thể không phun ngừa thuốc trị bệnh, chỉ nhổ bỏ cây bệnh hay ngắt bỏ lá bệnh nếu có.

Thu hoạch và để giống

Trái bầu phát triển 10 – 12 ngày sau khi trổ hoa là bà con có thể thu hoạch để ăn. Người trồng nên cắt trái khi vỏ còn mềm, trái thon dài, hạt bên trong vừa tượng là ngon. Người dân không nên để trái già, vỏ hạt bên trong đã cứng, ăn kém ngon và cây mau tàn. Nếu chăm sóc tốt, giàn bầu 100 gốc sẽ cho thu trái 2 – 3 ngày/lần; mỗi gốc trung bình cho từ 10 – 15 trái.

Công dụng của quả bầu

Tỷ lệ chất dinh dưỡng ở bầu kém hơn các cây khác trong họ nhưng thịt quả non ngọt, có tác dụng giải nhiệt, trừ độc, có thể chữa bệnh đái tháo đường và mụn lở. Hoa và hạt bầu cũng được sử dụng làm thuốc trong Đông y. Vỏ quả già rất cứng dùng làm chai, lọ hay chế tạo đồ gia dụng.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam