Cách để Lạc mọc đều

Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, dễ trồng, dễ chăm sóc, có thể gieo trồng được nhiều vụ trong năm nên cho hiệu quả kinh tế cao đồng thời còn là loại cây góp phần cải tạo đất rất tốt.

Bộ rễ lạc có nhiều nốt sần có thể tổng hợp được đạm từ không khí kết hợp với lượng chất xanh từ thân, lá là nguồn phân hữu cơ giàu đạm cung cấp thêm cho đất, nhất là với những vùng đất bạc màu.

Kỹ thuật trồng lạc thì nhà nông ai cũng biết, tuy nhiên để cho lạc nẩy mầm đều, cây sinh trưởng khỏe, cho nhiều quả, đạt năng suất cao thì không phải nhiều người đều hay. Thời vụ gieo trồng lạc thu đông sắp đến, chúng tôi xin giới thiệu kinh nghiệm của một số trồng lạc (đậu phộng) giỏi ở xã Hải Xuân, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định để bà con các nơi tham khảo, áp dụng:

– Chọn hạt giống để gieo:

Chọn hạt to, mẩy, đều, màu sắc còn tươi sáng, đúng giống theo yêu cầu thời vụ để gieo. Vì lạc đông cơ bản lấy giống từ nguồn lạc trồng vụ xuân, thu hoạch trong điều kiện thời tiết nóng và ẩm, hạt có chứa nhiều tinh dầu nên rất dễ mất sức nẩy mầm, thường chỉ đạt 70-75% do đó nên kiểm tra lại tỷ lệ nẩy mầm trước khi gieo bằng 2 cách: gieo thử trong cát ẩm hoặc tách nhân hạt để quan sát phôi và 2 lá mầm của giống. Nếu thấy phôi còn màu trắng hồng, lá mầm không có biểu hiện xỉn mốc là hạt còn tốt.

– Xử lý hạt giống trước khi gieo:

Trước khi tách hạt khỏi vỏ nên phơi lại 1-2 nắng nhẹ (30-32oC) để “đánh thức” và tăng thêm sức nẩy mầm cho hạt giống. Ngâm hạt giống cho hút no nước rồi để ráo, ủ cho nứt nanh rồi chọn hạt tốt để gieo.

Kết quả theo dõi của các nhà khoa học Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải miền Trung cho thấy, các loại thuốc bảo quản hạt giống đã ngăn trở các vi khuẩn trong các nốt sần ở rễ tạo đạm từ khí trời để cung cấp thêm cho cây và đất nên thường cho năng suất thấp hơn là những lô hạt giống không có chất bảo quản chống nấm mốc. Do đó, với hạt giống có xử lý hóa chất chống nấm trong quá trình bảo quản, nên ngâm, rửa, thay nước vài lần trước khi ủ nhằm loại bỏ hết các thuốc chống nấm trước khi gieo.

– Trong trường hợp gieo hạt khô không qua ngâm ủ, nên thử lại tỷ lệ nẩy mầm (đạt trên 90%) và nên gieo 1-2 hạt/hốc, chỉ lấp một lớp đất mỏng 3-4cm. Có thể tưới nhẹ đạt độ ẩm đất 65-70% trước hoặc sau khi gieo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hạt nẩy mầm nhanh và đều.

Nguồn: 2lua.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Thu hoạch và bảo quản Lạc làm giống

Lạc (đậu phộng) là cây lấy dầu ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên để thu hoạch và bảo quản lạc giống tốt, đảm bảo được tỷ lệ nảy mầm cho vụ sau cần làm tốt các yêu cầu kỹ thuật sau:

1. Thu hoạch

– Xác định thời điểm thu hoạch là một khâu quan trọng vì nó ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng hạt giống.

– Khi kiểm tra thấy lá vàng, vỏ quả cứng, chắc, ít quả lép, 70-75% quả chín sinh lí (với dạng cây phân cành liên tục tỷ lệ này còn có thể thấp hơn). Thu hoạch lạc để giống không nên thu quá già. Thu sớm hơn 7 – 10 ngày so với sản phẩm sử dụng để tiêu dùng và bán.

Sở dĩ thu hoạch sớm hơn vì:

-Lúc này hạt lạc ở vào giai đoạn chín sinh lý, các chất dinh dưỡng đạt cao nhất.

– Khi phơi khô, hạt lạc không bị nứt.

– Chủ động phơi sấy, không bị lẫn với các thứ khác khi phơi.

Sau khi nhổ, cây nên rải ra thành hàng để khử lẫn lần cuối. Bất cứ cây khác dạng nào và cây có quả bị bệnh nên loại bỏ, những quả rơi rụng không nên giữ làm giống.

Chú ý: + nếu trời nắng, vặt quả, phân loại chọn quả già, không dập nát, không có vết bệnh (màu nâu, đen, thối …) trên vỏ quả.

+ Nếu trời mưa: Nếu gặp trời mưa, phát hiện lạc nẩy mầm 3 – 5 % nên thu hoạch ngay, rửa sạch đất cát và đem về nhà, không vặt quả ngay mà nên treo hoặc làm giàn để trải ra cho thật thoáng, không dồn đè lên nhau, nhằm giúp không khí lưu thông, dễ thoát nước.

2. Làm khô giống

Các giống lạc hiện nay hầu hết không có tỉnh ngủ tươi nên có thể nảy mầm ngay tại ruộng hoặc khi đã thu hoạch nhưng không làm khô kịp thời. Vì vậy cần làm khô quả lạc bằng cách:

– Phơi ngay tại ruộng nếu trời nắng to, ruộng khô ráo hoặc treo phơi dưới hiên.

– Cũng có thể vặt quả ra phơi dưới sân gạch hoặc phơi trong nia, mẹt tránh phơi trên sân bê tông nhiệt độ quá cao làm ảnh hưởng đến chất lượng hạt giống.

Khi phơi: gặp trường hợp nắng gắt, nên phơi trong bóng râm (hay dưới ánh sáng tán xạ) một hai lần. Khi lạc đã khô sau 1 – 2 nắng nhẹ và lúc này được phép phơi ngoài nắng trực tiếp để lạc nhanh khô (sao cho khi bóc vỏ dùng tay chà mạnh thấy cho tróc vỏ lụa). Sau khi phơi khô nên để nguội qua một đêm rồi mới đem bảo quản.

3. Phương pháp bảo quản lạc giống dạng quả:

Tỷ lệ nảy mầm của giống phụ thuộc rất nhiều vào quá trình bảo quản. Nếu bảo quản bằng kho lạnh 12 0C thì sau 12 tháng tỷ lệ nảy mầm vẫn đạt 95,6%, màu sắc vỏ lụa ít bị biến đổi. Nếu bảo quản kín trong phòng thì sau 6 tháng tỷ lệ nảy mầm đạt 89,5%, sau 8 tháng đạt 76,1% nhưng nếu để từ 9-12 tháng thì tỷ lệ nảy mầm giảm mạnh còn trên dưới 50 %. Có các phương pháp bảo quản sau:

Phương pháp 1: Bảo quản trong bao tải, chum vại, thùng phuy, gỗ … cách ly:

Lạc giống thật khô (khi hạt tách khỏi vỏ, lắc thấy long là được), sạch được đóng gói trong bao tải có túi nilon, chum vại, thùng phuy, gỗ, …. có lót lớp vôi dưới đáy và bịt chặt bằng nilon trên đầu túi cho vào bao tải, thùng phuy, gỗ… Cũng có thể cho lạc vào chum vại (có lót lớp vôi dưới đáy) rồi phủ lên trên 1 ít lá xoan, sau đó buộc nilon… Lạc giống không nên giữ quá 1 năm.

Phương pháp 2: Bảo quản lạc trong thùng xốp dày 15cm cách ly:

Sau khi thu hoạch lạc, phơi khô, để nguội rồi mới bỏ vào trong thùng xốp (Thùng xốp có bề dày 15cm, tùy theo số lượng giống cất giữ mà chọn thùng xốp to hay nhỏ) sau đó đậy nắp lại và dùng băng keo dán kín không cho không khí bên ngoài và bên trong trao đổi với nhau. Thùng xốp được đựng trong khung sắt được bao quanh bằng lưới mắt cáo để không cho chuột phá hoại.

Phương pháp 3: Bảo quản trong can nhựa cách ly chôn dưới đất sâu 1m:

Sau khi thu hoạch lạc, phơi khô, để nguội rồi mới bỏ vào can nhựa, tùy theo lượng giống mà chọn can nhựa lớn hay nhỏ. Sau khi bỏ vào can nhựa đậy nắp can lại và dùng băng keo bịt kín không cho nước vào. Theo kinh nghiệm cất giữ giống thì cần bỏ can nhựa vào túi ni lon buộc chặt rồi chôn xuống đất sâu khoảng 1m.

Phương pháp 4: Bảo quản lạc ngoài đồng ruộng (Gieo lại vụ Hè-Thu năm sau)

(Áp dụng cho lạc vụ Đông-Xuân)

Bảo quản lạc ngoài đồng ruộng: Sau khi thu hoạch Lạc Đông Xuân, những nơi có điều kiện nước tưới có thể gieo lạc vụ Hè Thu để làm giống cho vụ Đông Xuân năm sau.

Nếu bảo quản theo các phương pháp trên thì có thể bảo quản giống lạc từ 5-6 tháng mà tỷ lệ nảy mầm đạt 80-92%.

Nguồn: khuyennongqnam.gov.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Một số bệnh phổ biến trên cây Lạc

Lạc cũng được coi là một mặt hàng nông sản chủ lực bên cạnh các cây lương thực khác như lúa, ngô, khoai, sắn (mì)…

Dưới đây là một số bệnh liên quan đến cây lạc thường hay gặp phải:

Sâu hại Biểu hiện Cách phòng trừ
Sâu xám Là đối tượng gây hại chính ở thời kỳ cây con, sâu thường cắn trụi lá đến cắn đứt ngang cây lạc lúc vừa mới mọc làm đứt khoảng, giảm mật độ lạc trên ruộng. Bà con bắt bằng tay.

Hoặc bà con sử dụng các loại thuốc hoá học như Dylan, Map Winner, Sherpa 25 EC, Basudin 10H (rãi) …

(Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

Sâu khoang Phát sinh gây hại trong suốt qúa trình sinh trưởng của lạc, ở thời kỳ đầu vụ mật độ sâu cao, cắn khuyết đến trụi lá làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của lạc, sâu hại nặng ở giai đoạn lạc ra hoa bói trở đi, cắn trụi lá.
 + Luân canh cây trồng và vệ sinh đồng ruộng.

+ Dùng bả chua ngọt để diệt trừ.

+ Bắt diệt bằng thủ công khi mật độ thấp.

+ Khi mật độ cao, bà con có thể dùng thuốc Ofatox 40EC, Fastac, Dylan, Map Winner,…

(Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

Rệp hại lạc Rệp tập trung thành đám bám vào phần lá non, đọt non của lạc chích hút dịch cây làm lạc sinh trưởng kém, quăn queo, ra hoa đâm tia kém. Rệp phát sinh nhiều trong điều kiện thời tiết có mưa phùn, ruộng lạc ẩm ướt, rậm rạp.

 + Vệ sinh đồng ruộng và bón phân cân đối.

+ Dùng thiên địch để diệt trừ.

(Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

Sâu cuốn lá Sâu cuốn lá lạc gặm ăn hết biểu bì để lại lá non màu trắng, nếu mật độ cao làm ảnh hưởng đáng kể đến năng suất lạc.

Bà con bắt sâu bằng tay.

Khi rệp phát triển nhiều thì dùng Ofatox 50EC, Trebon 10EC,… để diệt rệp. (Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuấ

Thối rễ và củ Cây con bị thối rễ và chết.

Lá cây bị héo vàng, cây còi cọc.

Rễ cái, củ non bị thối.

Phòng ngừa bằng các loại thuốc đặc hiệu như Amistar 250SC với các hoạt chất Hexaconazole, Difenoconazole… (Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất).
Thối gốc, mốc trắng Hạch nấm tròn nhỏ màu nâu và sợi nấm màu trắng trên gốc cây. + Phòng mầm bị thối bằng cách không gieo hạt quá sâu. Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc trừ nấm Dithan-M, Carbenzim, Rovral.

+ Biện pháp phòng bệnh là thu dọn tàn dư cây trồng, cày lật đất sớm. Nhổ bỏ cây bị bệnh nặng. Có thể phòng bằng các thuốc Hexin, Monceren, Rovral… vào thân và gốc cây. Ruộng lạc (đậu phộng) bị bệnh nặng cần luân canh cây khác. (Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

Gỉ sắt Trên lá có những vết màu vàng đỏ.
Khi bệnh chớm xuất hiện trên lạc vụ thu, vụ xuân có thể phòng trừ bằng cách phun các loại thuốc Manage 15WP, Nustar 40EC hoặc Bavistin, Score 250EC, v.v….Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Đốm lá Trên lá có vết màu nâu đậm.
– Vệ sinh đồng ruộng trước và sau vụ trồng, nhằm hạn chế lây lan.

– Gieo tỉa với mật độ trung bình.

– Phun phòng và trị bệnh bằng thuốc các thuốc trừ sâu sinh học gốc đồng. (Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

Khảm lá Cây không phát triển, lùn do các lóng thân phát triển kém.
– Ruộng sản xuất giống nên được trồng sớm và bố trí cách ly với ruộng sản xuất đại trà.

– Dùng hạt giống tốt, đầy đặn, chống bệnh hoặc từ ruộng không bị bệnh. Khử hạt trước khi gieo như đối với bệnh đốm phấn.

– Cần phát hiện bệnh sớm và tiêu hủy cây bệnh. Vệ sinh đồng ruộng, trừ cỏ dại.

– Phun thuốc trừ sâu sinh học phòng trừ côn trùng mang truyền mầm bệnh. (Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

 

Kỹ thuật trồng lạc cho năng suất cao trong vụ xuân

Cây lạc (đậu phộng) là cây thân thảo thuộc họ Đậu, bộ rễ có khả năng cải tạo đất trồng.

Nhiệt độ thích hợp cho cây lạc sinh trưởng là 25 – 30 oC, cây lạc trưởng thành có thể cao từ 30 – 50 cm. Một vụ lạc kéo dài khoảng 100 – 130 ngày, cho năng suất trung bình đạt 35 – 40 tạ củ/ha. Giá lạc trên thị trường trung bình khoảng 20 nghìn đồng một kg. Lạc cũng được coi là một mặt hàng nông sản chủ lực bên cạnh các cây lương thực khác như lúa, ngô, khoai, sắn (mì)… Củ lạc có giá trị dinh dưỡng cao, thường được sử dụng trong bữa ăn gia đình. Ngoài ra, củ lạc còn được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất dầu thực vật, bánh, kẹo. Phần thân lạc sau khi thu hoạch sẽ được tận dụng làm thức ăn cho đàn gia súc, gia cầm rất hiệu quả.

1. Yêu cầu về đất trồng lạc (đậu phộng)

Chọn đất: Chọn đất có thành phần cơ giới cát pha hoặc thịt nhẹ, thoát nước tốt, không có nguồn bệnh héo xanh vi khuẩn. Vùng có t­ới chọn những khu đất có hệ thống t­ới tiêu chủ động, có chế độ luân canh với cây trồng nước.

Làm đất: cày sâu, bừa nhỏ, tơi xốp và nhặt sạch cỏ dại tr­ớc khi lên luống.

Độ ẩm: Đất trước khi gieo hạt phải đạt độ ẩm khoảng 70-75%, nếu đất khô phải t­ới ẩm rồi mới gieo.

2. Chuẩn bị giống lạc (đậu phộng)

* Bộ giống: Vùng có t­ới chọn các loại giống thâm canh nh­ L17, L15, L23, L24 và L18. Vùng khô hạn chọn giống L12, L17, L16, L20, L23 và L25. Vùng chuyên canh trồng lạc xuất khẩu chọn giống LO8.

* Lượng giống: Tuỳ thuộc vào kích cỡ hạt và chất Lượng hạt giống. Nếu sử dụng giống lạc Đông thì lượng dùng 200 đến 250 kg giống cho 1 ha.

* Xử lý hạt giống: trước khi gieo trồng bằng Rovral 50wp (2-3gam/kg hạt), Carbedazin 75 BTM 3 g/kg hạt, Thiram 3 g/kg hạt…

3. Thời vụ gieo đậu phộng

Thời vụ gieo từ 25/1 đến 5/2 hàng năm, tốt nhất là 5/2. Khi nhiệt độ không khí lớn hơn 13 0C là gieo được, không nên gieo sớm quá nhiệt độ thấp tỷ lệ nảy mầm của lạc kém, ảnh hưởng đến năng suất. Cũng không nên gieo muộn quá, thời gian sinh trưởng của lạc bị rút ngắn, lạc dễ bị sâu bệnh phá hại và gặp lụt tiểu mãn ảnh hưởng tới năng suất chất lượng.

4. Phân bón cho cây lạc (đậu phộng)

* Một ha cả 2 vùng dùng phân chuồng mục 10 tấn/ha (500kg/sào), vôi bột 400kg/ ha chia làm 2 đợt bón: đợt 1 bón lúc cày bừa làm đất 200 kg/ha; đợt hai 200kg/ha, vãi trực tiếp trên cây khi lạc ra hoa được 15-20 ngày.

* Vùng có t­ới bón phối hợp NPK với Lượng 45 kgN + 135 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha. Hoặc có thể dùng phân hỗn hợp NPK tỷ lệ 3:9:6 với Lượng 1500 kg/ha.

* Vùng khô hạn bón phối hợp NPK với Lượng 30 kgN + 90kg P2O5 + 60 kg K2O/ha. Hoặc có thể dùng phân hỗn hợp NPK tỷ lệ 3:9:6 với Lượng 1000 kg/ha.

5. Mật độ và khoảng cách trồng lạc

Cả 2 vùng gieo khoảng cách 33 x 10 x 1 hạt với mật độ 33 cây/m2.

Ruộng thí nghiệm mật độ trồng lạc

Ruộng thí nghiệm mật độ trồng lạc

6. Chăm sóc đậu phộng

– Xới phá váng khi cây có 2 lá thật lúc này cần chú ý bới thoáng gốc để cho 2 lá mầm lộ ra, tạo điều kiện cho cặp cành cấp 1 phát triển tốt, phun đa vi Lượng đợt 1.

– Xới cỏ lần 2 khi cây có 7 – 8 lá thật (sau mọc 30 – 35 ngày) lần này nên sới sâu giữa hàng tạo điều kiện cho đất thoáng khí.

– Xới cỏ lần 3 kết hợp với vun gốc, bón vôi thúc sau khi ra hoa rộ 10 ngày.

– Vùng có t­ới: T­ới nước t­ới vào 2 thời kỳ quan trọng tr­ớc khi ra hoa và thời kỳ làm quả nếu thời tiết khô hạn. T­ơí vào rãnh ngập 2/3 luống, để nước ngấm đều rồi tháo cạn là ph­ơng pháp t­ới tốt nhất. Trong tr­ờng hợp khó khăn về nước có thể t­ới phun để tiết kiệm nước. Chú ý nếu lạc sinh trưởng kém lúc bói hoa có thể phun đa vi Lượng đợt 2.

– Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh:

+ Phòng trừ bệnh lá: Daconil 15- 17 g/10lít nước; Tiltsuper 300ND 0,1-0,2 lít/ha; Topan 70ƯP 0,3- 0,5 kg/ha. Đối với giống nhiễm cần phun tr­ớc ra hoa và sau tắt hoa 10-15 ngày.

+ Phòng trừ bệnh hại quả và hạt (mốc vàng, đốm xám vỏ hạt, đốm đen quả); Xử lý hạt, đất tr­ớc khi gieo, tránh tổn th­ơng cho cây và quả trong quá trình chăm sóc. Thu hoạch đúng độ chín vào ngày nắng ráom phơi ngay sau khi thu hoạch.

+ Phòng trừ sâu hại chủ yếu (Sâu khoang, sâu xanh, sâu cuốn lá, sâu xám, sâu chích hút) Sử dụng cây hướng dương làm cây dẫn dụ để thu hút các loài sâu khoang, sâu xanh đến đẻ trứng. Định kỳ kiểm tra để diệt các ổ trứng và sâu non trên lá hướng dương. Có thể ngâm no nước hạt hướng dương rồi gieo cùng với gieo lạc. mật độ hướng dương 2 cây/ 10 m2.

+ Ngưỡng phòng trừ sâu hại nh­ư sau:

* Bọ trĩ: 5 con/búp ở giai đoạn 30-40 ngày sau mọc

* Sâu khoang: 20 – 25% diện tích lá bị hại ở 30-40 ngày sau mọc

* Rầy xanh: 5 con / cây ở giai đoạn 30 ngày sau mọc

* Các loại sâu khác: 20 – 25% diện tích lá bị hại ở 40-50 ngày sau mọc

– Chống chuột: Quy vùng lạc, có biện pháp đánh chuột đồng bộ toàn dân hoặc quây nilon nếu có thể.

7. Thu hoạch lạc (đậu phộng)

Thu hoạch khi quả già đạt khoảng 80 – 85% tổng số quả/cây sau khi nhổ, vặt quả, rửa sạch, phơi d­ới nắng nhẹ đến khi vỏ lụa tróc là được.

Nguồn: Cẩm nang cây trồng được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.