Một số bệnh phổ biến trên cây Lạc

Lạc cũng được coi là một mặt hàng nông sản chủ lực bên cạnh các cây lương thực khác như lúa, ngô, khoai, sắn (mì)…

Dưới đây là một số bệnh liên quan đến cây lạc thường hay gặp phải:

Sâu hại Biểu hiện Cách phòng trừ
Sâu xám Là đối tượng gây hại chính ở thời kỳ cây con, sâu thường cắn trụi lá đến cắn đứt ngang cây lạc lúc vừa mới mọc làm đứt khoảng, giảm mật độ lạc trên ruộng. Bà con bắt bằng tay.

Hoặc bà con sử dụng các loại thuốc hoá học như Dylan, Map Winner, Sherpa 25 EC, Basudin 10H (rãi) …

(Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

Sâu khoang Phát sinh gây hại trong suốt qúa trình sinh trưởng của lạc, ở thời kỳ đầu vụ mật độ sâu cao, cắn khuyết đến trụi lá làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của lạc, sâu hại nặng ở giai đoạn lạc ra hoa bói trở đi, cắn trụi lá.
 + Luân canh cây trồng và vệ sinh đồng ruộng.

+ Dùng bả chua ngọt để diệt trừ.

+ Bắt diệt bằng thủ công khi mật độ thấp.

+ Khi mật độ cao, bà con có thể dùng thuốc Ofatox 40EC, Fastac, Dylan, Map Winner,…

(Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

Rệp hại lạc Rệp tập trung thành đám bám vào phần lá non, đọt non của lạc chích hút dịch cây làm lạc sinh trưởng kém, quăn queo, ra hoa đâm tia kém. Rệp phát sinh nhiều trong điều kiện thời tiết có mưa phùn, ruộng lạc ẩm ướt, rậm rạp.

 + Vệ sinh đồng ruộng và bón phân cân đối.

+ Dùng thiên địch để diệt trừ.

(Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

Sâu cuốn lá Sâu cuốn lá lạc gặm ăn hết biểu bì để lại lá non màu trắng, nếu mật độ cao làm ảnh hưởng đáng kể đến năng suất lạc.

Bà con bắt sâu bằng tay.

Khi rệp phát triển nhiều thì dùng Ofatox 50EC, Trebon 10EC,… để diệt rệp. (Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuấ

Thối rễ và củ Cây con bị thối rễ và chết.

Lá cây bị héo vàng, cây còi cọc.

Rễ cái, củ non bị thối.

Phòng ngừa bằng các loại thuốc đặc hiệu như Amistar 250SC với các hoạt chất Hexaconazole, Difenoconazole… (Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất).
Thối gốc, mốc trắng Hạch nấm tròn nhỏ màu nâu và sợi nấm màu trắng trên gốc cây. + Phòng mầm bị thối bằng cách không gieo hạt quá sâu. Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc trừ nấm Dithan-M, Carbenzim, Rovral.

+ Biện pháp phòng bệnh là thu dọn tàn dư cây trồng, cày lật đất sớm. Nhổ bỏ cây bị bệnh nặng. Có thể phòng bằng các thuốc Hexin, Monceren, Rovral… vào thân và gốc cây. Ruộng lạc (đậu phộng) bị bệnh nặng cần luân canh cây khác. (Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

Gỉ sắt Trên lá có những vết màu vàng đỏ.
Khi bệnh chớm xuất hiện trên lạc vụ thu, vụ xuân có thể phòng trừ bằng cách phun các loại thuốc Manage 15WP, Nustar 40EC hoặc Bavistin, Score 250EC, v.v….Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Đốm lá Trên lá có vết màu nâu đậm.
– Vệ sinh đồng ruộng trước và sau vụ trồng, nhằm hạn chế lây lan.

– Gieo tỉa với mật độ trung bình.

– Phun phòng và trị bệnh bằng thuốc các thuốc trừ sâu sinh học gốc đồng. (Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

Khảm lá Cây không phát triển, lùn do các lóng thân phát triển kém.
– Ruộng sản xuất giống nên được trồng sớm và bố trí cách ly với ruộng sản xuất đại trà.

– Dùng hạt giống tốt, đầy đặn, chống bệnh hoặc từ ruộng không bị bệnh. Khử hạt trước khi gieo như đối với bệnh đốm phấn.

– Cần phát hiện bệnh sớm và tiêu hủy cây bệnh. Vệ sinh đồng ruộng, trừ cỏ dại.

– Phun thuốc trừ sâu sinh học phòng trừ côn trùng mang truyền mầm bệnh. (Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất).