Táo bạo: Cô gái 8x “biến” cây tầm bóp dại thành sữa chua, dược phẩm.

Tuổi thơ thường cùng các bạn đi hái trái tầm bóp ở những cánh đồng lúa gần nhà để chơi, khi lớn lên cô gái Bùi Thị Nga, sinh năm 1989, đã biến loại cây mọc dại này thành một dự án kinh doanh mới lạ: trồng cây tầm bóp thương phẩm.

Cô gái Bùi Thị Nga có một tuổi thơ lam lũ ở vùng quê Cát Tiên, Lâm Đồng. Nga tâm sự cô cùng đám bạn thường đi hái những trái tầm bóp mọc dại ở những cánh đồng lúa gần nhà và đã nuôi ý định biến loại trái này thành thương mại từ khi còn là học sinh trên ghế nhà trường.

Tuy nhiên, mãi đến năm 2016, khi trải qua bốn năm học đại học Nông lâm TP.HCM, đi làm thêm ở một vài công ty liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, củng cố kiến thức và kinh nghiệm, Nga đã bắt tay vào nghiên cứu kỹ hơn về loại cây tầm bóp này.

Sau khi lên ý tưởng Nga bắt đầu tìm kiếm các thông tin về cây tầm bóp và được biết trên thế giới cũng đang ứng dụng rộng rãi những lợi ích từ cây này, càng củng cố thêm niềm tin để tiến hành thử nghiệm tại Việt Nam.

Nga cho biết: “Ở nước ngoài, ngành công nghiệp thực phẩm đã và đang sử dụng quả tầm bóp trong các sản phẩm khác nhau như làm trái cây tráng miệng, chế biến ra nhiều loại thức uống, sữa chua, ngoài ra còn sấy khô và làm mứt thành những mặt hàng phổ biến. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì cây tầm bóp chưa thực sự có giá trị, hiện nay vẫn chưa chế biến được thành sản phẩm tốt để phục vụ người dân”.

Mô hình cây tầm bóp đang trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất khép kín.

Sau thời gian hơn một năm tìm tòi, thử nghiệm với các loại giống trong nước và ngoài nước, nhóm nghiên cứu của Nga đã chọn được một nguồn giống tốt từ Viện Nghiên cứu nông nghiệp ở miền Nam nước Pháp, loại Physalis Peruviana để trồng khảo nghiệm tại Bảo Lộc, Lâm Đồng. Các đợt cây giống mà Nga lựa chọn đã phát triển khá thuận lợi ở giai đoạn đầu, tuy nhiên, khó khăn là giống khi ở Việt Nam có vòng sinh trưởng hoàn toàn khác cây ở Nam Mỹ và năng suất cũng thấp hơn. Vì vậy Nga phải rất cố gắng điều chỉnh để có được độ tương thích tối ưu nhất.

Đầu tháng 10.2017, Nga và nhóm cộng sự đã có được những trái thành phẩm thử nghiệm đầu tiên của cả giống Việt Nam và giống Nam Mỹ. Từ đó, nhóm định hướng sẽ đưa trái tươi ra thị trường vào giữa năm 2018. Nga hào hứng chia sẻ: “Hiện tại cây tầm bóp vẫn đang trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện quy trình trồng, lựa chọn giống và liên kết cùng với các đơn vị khác để nghiên cứu về các ứng dụng từ chiết xuất thành dược phẩm có chất lượng tốt nhất để phục vụ người tiêu dùng.

Nguồn: Nhanonglamgiau.net được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Quả dại tầm bóp giá 700.000 đồng/kg dân Việt xôn xao trồng thế nào?

Sở hữu “ngoại hình” bắt mắt, lại ghi điểm thêm vì có giá trị dinh dưỡng cao nên quả dại tầm bóp đang được bán tại Nhật với giá 700.000 đồng/kg không chỉ dùng để làm cảnh mà nó còn được sử dụng thay thế cà chua bởi giá trị dinh dưỡng mang lại. Vậy trồng loại quả dại này thế nào? Có gì đặc biệt không?

Dù là cây dại nhưng quả tầm bóp rất ngon, vị chua ngọt giống cà chua và rất bổ dưỡng. Đặc biệt, ít người biết rằng không chỉ quả mà lá và ngọn của cây tầm bóp cũng được dùng như rau, có thể chế biến thành nhiều món ăn quen thuộc. Cây tầm bóp trong ngôn ngữ dân gian Việt Nam có tên là lồng đèn, ngoài ra còn nhiều tên gọi lạ tai khác, tuỳ từng địa phương như: thù lù cạnh, thù lù, bùm bụp, bôm bốp…

Thời xa xưa, tầm bóp được dùng làm cây cứu đói bởi loại rau này mọc hoang và tràn lan ở những vùng đất hoặc bờ ruộng. Còn ngày nay, khi mọi người đã chán những loại rau thông dụng do lo ngại chứa nhiều dư lượng chất bảo vệ thực vật thì những loại cây dại như tầm bóp (lồng đèn) lại trở thành món ăn đặc sản được nhiều người ưa thích. Tầm bóp rất quen thuộc tại các vùng quê, nó có tác dụng dụng thanh nhiệt, tiêu đờm. Trước đây, tầm bóp không được sử dụng phổ biến làm thuốc dù nó khá ngon và có nhiều dược tính. Thậm chí tầm bóp còn được coi như một vị thuốc nam chữa được nhiều bệnh khá hiệu quả.

Tầm bóp là cây ra hoa kết quả quanh năm. Vì là họ hàng của cây cà chua nên tầm bóp cũng rất dễ trồng và có khả năng kháng sâu bệnh cao. Xin giới thiệu cách trồng cây tầm bóp từ hạt:

1. Xử lý hạt giống

Hạt giống tầm bóp có thể được mua từ các cửa hàng uy tín hiện đang được bày bán trên thị trường.

Trước khi trồng, bạn có thể đem ngâm nước ấm 2-4h cho hút nước. Sau đó, đem gieo hạt tầm bóp trong giá thể, tưới ẩm và che kín để tránh hơi ẩm bị thoát ra ngoài. Hạt sẽ nảy mầm sau 7-14 ngày.

2. Chuyển nhà cho cây

Khi xuất hiện những chiếc lá mọc ra đầu tiên, bạn nên chuyển ra chậu nhỏ và đặt ở nơi có ánh sáng và không gian thoáng đãng, tránh cây gầy gò do thiếu sáng.

Tưới nước nhẹ nhàng, đủ ẩm cho cây. Khi cây đủ lớn có thể trồng ra vườn hoặc chậu lớn. Khoảng cách hợp lý giữa các cây là 50-70cm. Lưu ý, tầm bóp là cây ra quả quanh năm nên cần chăm sóc để cho trái nhiều và chất lượng hơn. Đặc biệt, tưới nước thường xuyên sẽ giúp cây tầm bóp rất sai quả.

3. Thu hoạch thành quả

Sau 80 ngày có thể thu hoạch quả. Khi quả chín, phần vỏ bao ngoài sẽ chuyển sang màu nâu nhạt và quả rơi xuống đất). Quả có thể giữ được 3-4 tuần ở trong vỏ lá. Quả tầm bóp mọng tròn, nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín màu đỏ.

Quả tầm bóp dài 3-4 cm, rộng 2 cm, bao trùm bên ngoài như cái túi, bên trong chứa nhiều hạt.

Ruột quả có nhiều không gian rỗng, khi bóp quả vỡ phát ra tiếng “bộp”. Có lẽ tên gọi lồng đèn , bôm bốp, bùm bụp… xuất phát từ đặc điểm này. Quả chứa nhiều hạt nhỏ, ăn có vị chua, ngọt.

Nguồn: Dân Việt được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật trồng cây tầm bóp ngon- đẹp- lạ và chữa bệnh cực hiệu quả

Thuộc loài cây mọc dại nên kỹ thuật trồng cây tầm bóp tại nhà cực kỳ đơn giản Trong khi công dụng của cây tầm bóp thì không phải cây nào cũng có.

Cây tầm bóp có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, sau trở thành liên nhiệt đới. Tại Việt Nam, loại cây này mọc hoang khắp nơi, ở trên các bờ ruộng, bãi cỏ, đất hoang hay ven đường làng quê. Trong ngôn ngữ dân gian Việt Nam cây tầm bóp còn có nhiều tên gọi lạ khác, tuỳ từng địa phương như: thù lù cạnh, thù lù, bùm bụp, bôm bốp…

Dù là cây dại nhưng quả tầm bóp rất ngon, vị chua ngọt giống cà chua và rất bổ dưỡng. Đặc biệt, ít người biết rằng không chỉ quả mà lá và ngọn của nó cũng được dùng như rau, có thể chế biến thành nhiều món ăn quen thuộc.

Không dừng lại ở việc có thể làm rau mà cây tầm bóp còn có rất nhiều giá trị về mặt Đông y có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau. Chính bởi vây mà hiện nay cây tầm bóp được rất nhiều người trồng tại nhà với nhiều lợi ích khác nhau.

Kỹ thuật trồng cây tầm bóp chắc chắn cực kỳ đơn giản bởi nó có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện thời tiết, nhiệt độ khác nhau mà không cần chăm sóc.

Cây tầm bóp ngoài tác dụng làm rau ăn còn làm thuốc chữa bệnh.

Giống cây tầm bóp

Cây tầm bóp có nhiều loại nhưng có 3 loại chính đó là, tầm bóp làm cảnh có quả màu vàng rất đẹp, tầm bóp cạnh dùng làm thuốc và tầm bóp quả nhỏ. Cả 3 loại đều có dược tính giống nhau nhưng người ta chủ yếu dùng bù lù cạnh để làm thuốc.

Đây là loại cây thân thảo, cao khoảng nửa mét, thân có góc cạnh, phân thành nhiều nhánh, rũ xuống. Lá hình bầu dục, mặt lá hơi nhám. Hoa mọc đơn, màu vàng nhạt, bên trong có đốm tím. Quả nhỏ bên ngoài bao phủ một lớp da căng phồng lên tạo thành một khối nhiều khía, khi bóp sẽ nổ ra nên người ta mới gọi là cây tầm bóp.

Điều kiện trồng cây tầm bóp

Cây tầm bóp mọc hoang dại khắp nơi chính bởi sự hấp ánh nắng Mặt trời cực tốt và khí hậu ấm áp, cây cũng chịu được nhiệt độ nóng. Một số loài nhạy cảm với sương giá nhưng một số loài chịu được nhiệt độ lạnh như tầm bóp Nam Mỹ đỏ Trung Quốc.

Kỹ thuật trồng cây tầm nóp

Kỹ thuật trồng cây tầm bóp bằng phương pháp gieo hạt. Bạn có thể lựa chọn cách trồng trong giá thể, chậu, hay trực tiếp xuống đất đều được. Trước khi đem gieo cũng cần xử lý hạt bằng cách ngâm trong nước ấm khoảng 2 tiếng rồi mới đem gieo. Lưu ý, khi tiến hành gieo cần tưới ẩm nước và che kín để tránh hơi ẩm bị thoát ra ngoài. Hạt nảy mầm sau khoảng 7-14 ngày ủ.

Trong giai đoạn đầu cần tưới nước nhẹ nhàng, đủ ẩm bề mặt đất. Khi cây đủ lớn, có thể trồng ra vườn hoặc chậu lớn để giúp chúng phát triển một cách tự nhiên.

Thời gian sau đó nên tưới nước thường xuyên sẽ giúp cho cây luôn xanh tốt và cho sai quả. Không chỉ vậy mà còn kháng được nhiều sâu bệnh hại cây trồng.

Kỹ thuật trồng cây tầm bóp cực kỳ đơn giản bởi thuộc loài cây dại có thể thích ứng ở nhiều điều kiện.

Thu hoạch cây tầm bóp

Từ lúc trồng cho tới thu hoạch chỉ sau khoảng hơn 2 tháng. Khi quả chín phần vỏ bao ngoài sẽ chuyển sang màu nâu nhạt và quả rơi xuống đất). Quả có thể giữ được 3-4 tuần ở trong vỏ lá. Vì cây ra quả quanh năm nên cần chăm sóc để cho trái nhiều và chất lượng hơn.

Thời xưa, loại cây này được dùng làm cây cứu đói, là thứ quả ăn vặt của nhiều đứa trẻ thôn quê, vậy mà ở thời điểm hiện nay, tầm bóp lại trở thành “đặc sản” được nhiều người yêu thích.

Đã có thời điểm quả tầm bóp gây sốt với người Việt vì được đóng gói bán ở Nhật Bản với giá lên tới 700.000 đồng/kg, đắt đỏ hơn giá của nhiều loại hoa quả nhập khẩu về Việt Nam như cherry Mỹ, hồng California, mận Mỹ,….

Quả tầm bóp “gây sốt” với người Việt vì được đóng gói bán ở Nhật Bản với giá lên tới 700.000 đồng/kg, đắt đỏ hơn giá của nhiều loại hoa quả nhập khẩu về Việt Nam như cherry Mỹ, hồng California, mận Mỹ,….

Tác dụng của cây tầm bóp

Theo Đông y, tuy là một loại cây dại, nhưng tầm bóp lại khá bổ dưỡng, tương đương với giá trị dinh dưỡng của cây cà chua. Toàn cây có vị hơi đắng, tính mát, không độc, quả tầm bóp có vị chua ngọt giống cà chua.

Ngoài được sử dụng để chế biến thành món ăn, cây tầm bóp còn trị được một số bệnh nhờ thành phần có tác dụng thanh nhiệt, có tính mát. Người ta thường dùng tầm bóp trị cảm sốt, yết hầu sưng đau, ho nhiều đờm, phiền nhiệt nôn nấc, hoặc giải nhiệt, trị mụn nhọt. Nhiều bài thuốc dân gian cho thấy, toàn cây được sử dụng làm thuốc lợi tiểu, lá được dùng trị các rối loạn của dạ dày, rễ tươi nấu với tim lợn dùng ăn chữa được chứng đái đường.

Quả dùng trị bệnh ho có đờm. Vì trong quả bù lù có chứa nhiều vitamin C , B1, A rất tốt cho những người đi biển. Cũng do tính mát nên rất tốt cho đường tiết niệu, dùng cho những người bị sỏi thận, bí đái, đào thải axit uric ra ngoài , tốt cho bệnh gout.

Một số bài thuốc đơn giản từ cây tầm bóp

Rễ có tác dụng trị tiểu đường. Dùng 30g rễ tươi nấu với tim heo và 1g chu sa ăn cách nhau 1 ngày.

Ngoài ra nó còn có tác dụng trong việc trị ung thư tử cung, họng, phổi. Bài thuốc trị bệnh gồm có : 30g lá khô, 20g bạch truật, 10g cát cánh, 10g mạch môn, 10g huyền sâm, 10g hoàng cầm, 4 g cam thảo sắc lấy nước uống.

Lưu ý : trong 1 ngày không dùng quá 150g sẽ gây đau bụng, nôn , hôn mê.

Nguồn: Baomoi.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.