Nuôi lươn đồng trong can nhựa

Nuôi lươn trong can nhựa là một mô hình nuôi mới vẫn còn xa lạ với người dân. Tuy vậy, mô hình này lại có những ưu điểm vượt trội với chi phí đầu tư rất thấp, ít hao hụt và lợi nhuận khá cao mà ai cũng có thể áp dụng.

Kỹ thuật nuôi lươn trong can nhựa

Đối với những hình thức nuôi lươn khác, việc chăm sóc, quản lý vật nuôi rất khó vì người nuôi không biết được chính xác số lượng trong bể nuôi, quản lý nguồn thức ăn không tốt, dịch bệnh vẫn hay xảy ra, chi phí đầu tư lại không hề thấp. Đối với hình thức nuôi lươn trong can nhựa này, việc quản lý lươn sinh trưởng rất dễ, ít bị bệnh, tỷ lệ hao hụt gần như bằng 0, chất lượng thịt lại đạt tiêu chuẩn an toàn (vì thịt rất sạch) đầu tư ban đầu cực kỳ thấp. Mỗi đợt thu hoạch có thể đạt doanh thu lên đến vài chục triệu đồng.

Chuẩn bị can nuôi và trang thiết bị cần thiết

Ông Thịnh đang đục lỗ và xỏ các thanh tre vào can nhựa

Lựa chọn can nuôi có thể tích là 30lit. Trên thân can đục nhiều lỗ cỡ khoảng 1cm hoặc 0,6cm. Dùng các thanh tre đã được vót tròn, vừa với kích thước của lỗ, kích thước thanh tre có thể là 4,5cm. Mục đích là cho lươn quấn vào thanh cây này để phát triển.

Một can nhựa để nuôi lươn hoàn chỉnh

Phía trên can nhựa cũng đục nhiều lỗ để lưu thông không khí vào bên trong cho lươn có đủ oxy để thở.

Đặc điểm nuôi lươn trong can nhựa này không cần xây bể hay dùng bùn gì cả, chỉ cần có một dòng nước tự nhiên là có thể nuôi được.

Chính vì thế, những can nhựa này thường đường đặt ở vị trí cố định trên một thanh tre hay gỗ nằm ở dưới nước. Để giữ cho phần trên của can nhựa nằm trên mặt nước (25cm) (cho có oxy vào bên trong), thanh gỗ chứa các can nhựa phải được đặt cách mặt nước 0,5m.

Mỗi can cách nhau khoảng 2cm

Chi phí đầu tư ban đầu: tổng chi phí khi tính cho 24 can nhựa tổng chi phí khoảng 1,8 triệu đồng (giá bao gồm lươn giống, can, cây tre…)

Thuần hóa con giống

Ông Thịnh đang thực hiện quy trình thuần lươn bằng thuốc nam do ông tự nghiên cứu

Yếu tố quan trọng nhất để thành công trong mô hình này là con giống. Lươn giống nuôi theo mô hình này nên là giống lươn đồng, được thuần hóa trước khi cho vào can nuôi. Vì giống ngoài tự nhiên nên lươn rất khỏe và hầu như ít bị bệnh.

Thức ăn cho lươn và cách cho ăn

Thức ăn cho nuôi theo hình thức này cũng không khác nhiều so với những hình thức khác. Cũng cho chúng ăn những thức ăn tươi sống như cá tạp, tôm, nhuyễn thể …

Túi vải đựng thức ăn của lươn

Việc cho lươn nuôi trong can nhựa ăn cũng rất đơn giản. Có thể dùng vải để may một chiếc túi khoảng 30-40cm chiều dài, gắn cố định với nắp can nhựa. Trên thân túi đục nhiều lỗ để khi cho thức ăn vào lươn có thể ăn từ những lỗ đó. Thức ăn sẽ không bị rơi vãi ra bên ngoài, làm dư thừa và làm bẩn nguồn nước đối với những hình thức nuôi khác). Sau khi lấy túi vải đựng thức ăn ra ngoài nhớ phải giặt lại sạch.

Mỗi khi muốn cho ăn thì mở nắp can và cho thức ăn vào

Với cỡ lươn giống 30-40 con/kg, thức ăn nuôi lươn lươn là hỗn hợp thịt ốc xay nhuyễn trộn với thức ăn viên nuôi cá có độ đạm 30-40%, cho ăn 1 lần/ngày vào buổi chiều.

Nhờ ưu điểm nuôi tại nguồn nước tự nhiên, không phải thay nước (vì nước luôn luôn chảy chứ không đọng lại) nên dù thức ăn có rơi ra 1 lượng ít thì nước trong can vẫn không bị nhiễm bẩn.

Với phương pháp nuôi thân thiện với môi trường này mà lươn trong can nhựa sinh trưởng theo hướng tự nhiên, thịt sạch, không bệnh, tăng trưởng đều.

Chăm sóc và theo dõi

Nuôi lươn trong can khá an nhàn. Người chăn nuôi không phải cần quá nhiều thời gian để chăm sóc và theo dõi chúng.

Con lươn đồng phát triển tự nhiên, có màu vàng và bóng

Khi lươn trong can được khoảng 0,3-0,4kg/con là có thể xuất bán. Mỗi can có thể thả được 1kg lươn giống. Khi xuất bán có thể đạt khoảng 15-16kg lươn thành phẩm. Trung bình lợi nhuận/can vào khoản gần 1 triệu đồng.

Thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn lươn tiêu thụ, nếu lươn bỏ ăn có thể bổ sung vitamin hoặc dưỡng chất khác tùy thuộc vào tình trạng của lươn để xử lý.

Nguồn: Danviet được kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam

Nuôi tôm thẻ chân trắng thành công bằng vi sinh + tỏi

Trong điều kiện như hiện nay, việc nuôi tôm (đặc biệt là tôm thẻ chân trắng) ngày càng khó, nhiều người trắng tay trước những biến động của thời tiết, mùa vụ. Tuy nhiên, cũng không ít người thành công sau nhiều phen mạo hiểm mang đầm tôm ra “thử nghiệm”.

Farmtech Vietnam xin chia sẻ kinh nghiệm của anh Nguyễn Ngọc Tuấn (Tấm) ở ấp Trí Đồ, xã Bình Đông, thị xã Gò Công, Tiền Giang  đã nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) thành công bằng vi sinh kết hợp với chanh và tỏi.


Tỏi là chất kích thích miễn dịch tự nhiên cho tôm, với rất nhiều hoạt tính kháng vi khuẩn gram âm và dương, hoạt tính kháng virus, kháng nấm, tăng cường hệ miễn dịch cho động vật thủy sản. Tỏi kích thích quá trình thực bào, đại thực bào. Việc bổ sung tinh dầu tỏi cho động vật thủy sản nuôi có thể gia tăng chỉ số hồng cầu, lượng hemoglobin, bạch cầu và tiểu cầu. Như vậy tỏi dùng trong nuôi thủy sản có thể coi như một chất thay thế kháng sinh và các yếu tố trị liệu hóa học.

Allin và Allicinase là hai chất có sẵn trong tỏi, khi tỏi bị đập dập, hai chất này sẽ kết hợp với nhau tạo thành chất Allicin (một kháng sinh tự nhiên có khả năng kháng khuẩn và nấm). Allicin có khả năng kháng khuẩn bằng 1/5 thuốc Peniciline và bằng 1/10 thuốc Ocytetracylin. Ngoài ra, thành phần của tỏi còn chứa diallyl disulfide, chất này có tác dụng nhanh và mạnh hơn hai dòng kháng sinh Erythromycin và Ciprofloxacin. Bên cạnh đó, tỏi còn có công hiệu trị sán, giun kim, các bệnh nấm.

Sử dụng tỏi để phòng và trị bệnh trên tôm an toàn, hiệu quả

Phương pháp sử dụng

Phòng bệnh phân trắng và chết sớm bằng tỏi

Lấy 10 kg tỏi, lột sạch vỏ rồi giã nhuyễn, để trong 24 giờ đến khi tỏi có màu vàng nghệ. Lấy 10 kg rượu 450 trộn chung với tỏi rồi xay nhuyễn, sau đó cho vào bình đậy kín nắp, 7 ngày sau vắt lấy nước cho tôm ăn. Liều lượng: 10 ml/kg thức ăn, ngày 3 cữ, cho ăn từ lúc mới thả giống đến khi thu hoạch.

Phần bã tỏi trộn với vi sinh E.M và rỉ đường. Liều lượng: 6 kg bã tỏi + 1 lít E.M gốc +1,5 kg rỉ đường, cho vào bình 20 lít, rồi đổ đầy nước sạch. Sau 30 ngày, vắt lấy nước cho tôm ăn với liều lượng 20 ml/kg thức ăn/ngày. Sau quá trình nuôi tôm sử dụng tỏi, thấy đường ruột tôm lớn, tôm không mắc bệnh chết sớm và bệnh phân trắng, TTCT 88 ngày đạt kích cỡ 45 con/kg; tỷ lệ sống 100%, năng suất 15 tấn/ha.

Phòng đục cơ cong thân bằng trái chanh

Chanh có chứa nhiều chất có lợi như axit xitric, canxi, magiê, Vitamin C, flavonoid sinh học, pectin, limonin, kali 248 ml các chất hỗ trợ miễn dịch và kháng khuẩn. Cách sử dụng: Dùng khoảng 50 g chanh trộn với 3 kg thức ăn (hoặc lấy 5 ml nước cốt chanh trộn với 1 kg thức ăn) cho tôm ăn ngày 3 lần.

Vi sinh E.M: E.M là tập hợp các loại vi sinh vật gồm khoảng 80 – 120 loài cả kỵ khí và hiếu khí thuộc 10 chi khác nhau. Chúng bao gồm các vi khuẩn quang hợp (tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O), vi khuẩn cố định Nitơ (sử dụng chất hữu cơ của vi khuẩn quang hợp để chuyển N2 trong không khí thành các hợp chất hữu cơ), xạ khuẩn (sản sinh chất kháng sinh ức chế vi sinh vật gây bệnh và phân giải chất hữu cơ), vi khuẩn Lactic (chuyển hóa thức ăn khó tiêu thành dễ tiêu), nấm men (sản sinh vitamin và các axit amin), các vi sinh vật trong E.M tạo ra một hệ thống vi sinh thái với nhau, chúng hỗ trợ lẫn nhau, cùng sinh trưởng và phát triển.

Trị tảo lam: Sử dụng 30 lít E.M cấp 2 + 10 kg rỉ đường dùng cho 2.000 m3, xử lý 3 ngày liên tục.

Cách làm E.M cấp 2: Sử dụng 1,5 lít E.M cấp 1 + 3 kg rỉ đường cho vào bình chứa 30 lít, để trong mát 7 ngày. Hạn sử dụng E.M cấp 2 từ 3 đến 6 tháng và E.M cấp 1 từ 6 đến 12 tháng.

Để giảm khí độc NH3, H2S và ổn định môi trường nước, sử dụng 30 lít E.M cấp 2 + 6 kg rỉ đường dùng cho 2.000 m3, 2 ngày/lần. Sau khi thu hoạch tôm thấy lượng bùn đáy giảm. Phân tích thấy mật độ vi khuẩn có lợi nhiều, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam

Nuôi ốc hương trong ao cát lót bạt

Ninh Thuận với điều kiện thuận lợi về sản xuất ốc hương giống và nuôi thương phẩm. Thực hiện chuyển đổi đối tượng nuôi mới, các năm gần đây, một số diện tích nuôi tôm trên cát lót bạt kém hiệu quả chuyển sang nuôi ốc hương thương phẩm.

Trước đây, người dân thường nuôi ốc hương theo 3 hình thức: Nuôi trong đăng lồng, nuôi trong bể xi măng, nuôi trong ao đất. Vài năm gần đây, tại xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, các ngư dân đã tận dụng những ao nuôi tôm trên cát lót bạt kém hiệu quả chuyển sang nuôi ốc hương thương phẩm, nhờ nuôi có hiệu quả kinh tế cao nên diện tích nuôi ngày càng được mở rộng, từ vài hộ nhỏ lẻ, đến nay, toàn xã Phước Dinh đã có 23 ha nuôi ốc hương trên cát. Chiếm hơn 10 % diện tích nuôi của toàn xã.

Theo ông Phạm Ân (hộ nuôi ốc hương tại đây) cho biết: “Tính trên 1 ha ao nuôi, sau vụ nuôi 6 tháng, với mật độ 90 con/m2, sản lượng thu hoạch đạt 10 tấn ốc hương. Tổng vốn đầu tư 1 tỉ đồng, giá bán hiện nay 160.000 đồng/kg, lãi ròng là 600 triệu đồng. Có những năm giá ốc hương tăng cao (220.000 đ/kg) lãi ròng đạt 1 tỉ đồng/ha.

Tuy nhiên trong quá trình nuôi ốc hương, dịch bệnh vẫn có thể xảy ra, nhất là những vùng nuôi cũ. Việc thực hiện đúng kỹ thuật từ khâu cải tạo ao, chọn giống, chăm sóc quản lý,… cần chú ý những điểm sau đây:

Cải tạo ao đìa

Ốc hương là loài sống vùi, chúng chỉ ngoi lên mặt đất khi ăn nên cần phải tạo nơi ở thật tốt, cần đổ một lớp cát sạch dày 5 – 10 cm làm nơi ở cho ốc.

Con giống

Ốc hương giống

Chọn giống ốc hương ở những cơ sở sản giống uy tín, đảm bảo chất lượng, giống đã được kiểm dịch. Nhìn bằng mắt thường ốc tương đối đồng đều, màu sắc tươi sáng, các vân có màu nâu đậm, vỏ còn nguyên vẹn, ốc không bị sưng vòi.

Thức ăn

Cá tạp cắt nhỏ là thức ăn của ốc hương 

Thức ăn ưa thích của ốc hương là động vật thân mềm hai mảnh vỏ, cá tạp, cua, ghẹ, tôm…Thức ăn phải đảm bảo tươi, không bảo quản bằng hóa chất. Sau khi cho ăn khoảng 2 -3 giờ, tiến hành làm vệ sinh vớt hết thức ăn dư thừa ra khỏi ao để tránh ô nhiễm môi trường nước nuôi.

Cần nuôi kết hợp với một số đối tương nuôi khác như: Rong câu, rong nho, hải sâm, cá dìa để tận dụng triệt để diện tích mặt nước, tăng thêm thu nhập, vừa cải thiện môi trường ao nuôi và tăng thêm thu nhập.

Ốc hương với giá trị kinh tế cao, có thị trường xuất khẩu khá ổn định. Phát triển phương thức nuôi trên ao cát lót bạt là hướng đi mới đầy tiềm năng nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nguồn: tổng hợp bởi Farmtech VietNam

Nuôi gà kết hợp thả cá trê phi

Mô hình nuôi gà kết hợp thả cá trê phi đang được nhiều người dân huyện Anh Sơn áp dụng hiệu quả bởi vừa tận dụng lượng chất thải lớn từ chăn nuôi gà để nuôi cá, tránh gây ô nhiễm môi trường, từ đó tăng thêm thu nhập.

                                           nuôi gà kết hợp với cá trê phi

Áp dụng thành công mô hình này hơn 3 năm nay, ông Nguyễn Hữu Đại ở thôn 4, xã Tường Sơn cho biết: “Với quy mô thực hiện hơn 5.000 con gà và 7 bể nuôi cá trê với diện tích 700 m2, mỗi năm gia đình tôi thu về 1,3 tỷ đồng, trừ chi phí cũng thu lãi 400 triệu đồng/năm”.

Bể nuôi cá được ông Đại bố trí sát với chuồng nuôi để tận dụng nguồn thức ăn thừa và xử lý môi trường. Gia đình thường xuyên sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý môi trường cho gà và cá phát triển tốt.

Theo ông Nguyễn Hữu Đại, để thực hiện mô hình gà – cá thành công, phải nắm vững và áp dụng sáng tạo các biện pháp kỹ thuật, đầu tư thật kỹ về cơ sở hạ tầng, chủ động nguồn vốn phục vụ sản xuất.

Ông Đại chia sẻ: Để nuôi gà kết hợp với cá trê trước hết chuồng trại cần xây dựng bằng gạch kiên cố. Đối với nuôi gà, mỗi chuồng có diện tích 50m2. Gà con bố trí mật độ 1.200 con/chuồng, gà trưởng thành 400 con/chuồng. Chuồng nuôi phải thoáng mát, nhận được ánh sáng buổi sáng, tránh nóng bức buổi chiều, tránh được mưa tạt gió lùa, ấm áp mùa đông, mát mẻ mùa hè. Trong quá trình nuôi, thực hiện chế độ chăm sóc hợp lý như: tiêm phòng đầy đủ, nên sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp rau cám và chăn thả tự nhiên. Cùng đó, cần thực hiện tốt các khâu vệ sinh chuồng trại, xử lý môi trường bằng chế phẩm sinh học.

Đối với nuôi cá: Bố trí diện tích ao nuôi phù hợp số lượng đàn gà trong trang trại. Hiện nay ông Đại bố trí 7 bể nuôi có với diện tích mỗi bể là 100m2, trong đó Chọn các đối tượng cá nuôi thích nghi điều kiện tự nhiên, chủ yếu là cá trê phi và một ít cá rô phi; mật độ 10 con/m2 để tận dụng triệt để thức ăn thừa. Cần duy trì mực nước ao 1,2 – 1,5 m và theo dõi chất lượng nước thường xuyên để cải thiện năng suất, chất lượng cá nuôi.

Với quy mô 5000 con gà và 7 bể nuôi cá đã mang lại lãi ròng cho gia đình ông Đại trên 400 triệu đồng/năm.

Ông Đại chia sẻ: Việc nuôi một số lượng gà lớn kết hợp với chăn nuôi cá trê đang là hướng đi rất hợp lý của nhiều hộ trên địa bàn. Hàng ngày ngoài phân gà còn một lượng vỏ trứng từ lò ấp của gia đình cũng sẽ được dùng làm thức ăn cho cá. Mô hình nuôi kết hợp này đạt hiệu quả rất cao. Mỗi năm ông cho xuất chuồng trên 5.000 con gà và 2,1 tấn cá, mang lại thu nhập trên 400 triệu đồng.

Thực tế cho thấy, mô hình nuôi gà thả trê tương đối dễ thực hiện, phù hợp điều kiện sản xuất ở nông thôn, mang lại hiệu quả cao, tùy khả năng nông hộ để chọn hình thức đầu tư phù hợp.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kỹ thuật thâm canh hoa lay ơn

Lay ơn là cây ưa sáng nhưng không chịu được cường độ ánh sáng mạnh. Trong thời kỳ phân hoá mầm hoa, nếu không đủ ánh sáng thì hoa mù và hoa tự héo, cây rất dễ bị nhiễm bệnh…

  1. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh

Ánh sáng: Lay ơn là cây ưa sáng nhưng không chịu được cường độ ánh sáng mạnh. Trong thời kỳ phân hoá mầm hoa, nếu không đủ ánh sáng thì hoa mù và hoa tự héo, cây rất dễ bị nhiễm bệnh.

thu hoạch hoa lay ơn

Nhiệt độ: Lay ơn ưa khí hậu mát mẻ, không chịu được nắng nóng. Trước khi phân hoá hoa và khi cây phân hóa hoa cần nhiệt độ mát mẻ 15 – 20 độ C (nếu không hoa bị mù, tỷ lệ hoa nở thấp).

Độ ẩm: Lay ơn cần nước trong suốt quá trình sinh trưởng, giai đoạn cây bắt đầu ra lá thứ 3 đến lá thứ 7 là thời kỳ cần nhiều nước nhất, thiếu nước ảnh hưởng đến phân hoá hoa. Độ ẩm đất thích hợp cho layơn từ 80 – 90%, độ ẩm không khí từ 75 – 80%.

Đất: Đất thích hợp trồng layơn là loại đất phù sa, thịt nhẹ, cát pha, pH từ 6 – 7, thoát nước tốt. Lay ơn rất mẫn cảm với muối kim loại nặng, đặc biệt là lượng chì cao. Khi trồng layơn cần chú ý không nên trồng 2 vụ lay ơn liên tiếp trên cùng một mảnh đất.

Không khí: Lay ơn khá mẫn cảm với không khí, đặc biệt là khí Clo và Flo. ở những nơi có nồng độ Clo và Flo cao, layơn bị khô đầu lá. Do vậy, khi chọn địa điểm trồng nên tránh những nơi gần khu công nghiệp, lò gạch…

  1. Kỹ thuật làm đất

Biện pháp thủ công: Ngả đất sớm, bón thêm vôi bột, vừa có tác dụng khử trùng, vừa cung cấp thêm canxi cho cây. Lượng bón: 20 – 25kg/sào, rắc đều trên mặt luống sau đó xới xáo 1 lượt.

Biện pháp hoá học: Dùng CuCl2 phun nồng độ 0,2 – 0,3%.

Lên luống: Chiều cao luống 20 – 30cm, rộng luống 1 – 1,2m, rãnh luống 25 – 30cm.

Đánh rạch: Dùng cuốc đánh rạch theo chiều ngang của luống, độ sâu rạch: 10 – 15cm.

Kĩ thuật trồng: Sau khi rạch hàng, bỏ phân, lấp đất mỏng thì đặt củ giống lên trên, sau đó phủ một lớp đất 4 – 5cm (đất sét lấp mỏng hơn đất thịt, mùa hè nhiệt độ cao lấp dày hơn mùa đông).

Tưới nước: Nếu thiếu nước, cây sinh trưởng yếu dẫn đến chất lượng hoa giảm, do vậy phải thường xuyên giữ độ ẩm đất từ 70 – 75%. Thông thường cứ 2 – 3 ngày tưới một lần, trời nắng khô 1 ngày tưới 1 lần.

Bón phân (lượng bón cho 1 sào Bắc bộ): Phân chuồng hoai mục 500kg, phân lân 20kg, phân kali 20kg, phân đạm 20kg urê, phân vi sinh 20 – 30kg.

+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng + 3/4 lượng lân + 1/2 phân vi sinh. Đánh rạch, trộn đều các loại phân với nhau và bón xuống rạch, sau đó lấp một lớp đất mỏng rồi đặt củ giống lên trên.

+ Bón thúc: Lượng phân còn lại chia đều cho các lần bón, cứ 7 – 10 ngày bón một lần kết hợp với tưới phân chuồng loãng. Riêng phân vi sinh, bón khi cây được 3 lá.

Ngoài ra có thể sử dụng phân bón lá Komix, phun vào giai đoạn cây có từ 2 – 5 lá hiệu quả rất cao.

Vun xới, tỉa mầm: Sau trồng 7 – 10 ngày, mầm mọc khỏi mặt đất, thường 1 củ có 1 mầm, nhưng có những củ mọc ra 2 – 3 mầm, khi đó ta cần tỉa bỏ những mầm phụ, chỉ để lại 1 mầm chính. Khi tỉa, một tay ấn chặt gốc, 1 tay tỉa mầm, tránh làm lay gốc cây.

Khi cây được 3 lá, tiến hành vun đợt 1, sau đó khi cây có 5 lá tiến hành vun đợt 2, đợt này cần vun cao để chống đổ. Sau vun đợt 2 cần cắm cọc định cây, để cây không bị đổ. Nếu loại cây thấp chỉ cần cắm 1 số cọc cắm ở mép luống, mỗi cọc cắm cách nhau từ 1,5 – 2m, sau đó dùng dây chăng và buộc cây. Loại cây cao, trồng những nơi gió nhiều thì khoảng cách cắm cọc dày hơn, khoảng 1m cắm 1 cọc.

  1. Thu hoạch và bảo quản

Thời gian thu hoạch: Trên gốc hoa tự có 1 – 2 hoa nhú màu, nên cắt vào buổi sáng.

Vị trí cắt: Chừa lại 2 – 3 lá hoàn chỉnh trên cây để cây tiếp tục quang hợp nuôi củ. Dùng dao sắc cắt vát 15 độ để tăng khả năng hút nước của hoa. Sau khi cắt hoa xong nên cắm ngay vào nước. Phân loại theo độ tuổi, cấp hoa để thuận tiện cho vận chuyển, tiêu thụ và bảo quản.

Dùng dây cao su hoặc nilon buộc chặt gốc, dùng giấy bao lại để bảo vệ hoa. Hoa xếp thành từng lớp, trở đầu đuôi trong thùng và xếp cách thành thùng 8cm để tránh xây xát.

Bảo quản hoa bằng hóa chất: Sử dụng các dung dịch glucoza, sacaroza 3-5%, AgNO3, Chrysal RVB….

Bảo quản trong kho lạnh: Hình thức bảo quản này hiện đại và hiệu quả nhưng chỉ có ở những cơ sở sản xuất lớn mới có điều kiện áp dụng vì chi phí cho hệ thống bảo quản này là rất lớn.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Trồng nấm linh chi trên cây thân gỗ

Trồng nấm linh chi: người ta trồng Linh Chi thường theo ba phương pháp chính.

Nấm Linh chi

  nấm linh chi trên cây thân gỗ

Cấy trên các khúc gỗ, cấy trong chai lọ hay ống nghiệm, và cấy trong bồn lớn. Trong ba mươi năm qua, nhiều cuộc thí nghiệm đã được tiến hành để tìm xem phương pháp nào hiệu quả nhất và gặt hái được loại phẩm chất tốt hơn cả.
Thay vì sử dụng mùn cưa hoặc các phế phẩm nông nghiệp để làm nguyên liệu trồng nấm linh chi theo cách truyền thống, Trung tâm KH&SX Lâm nông nghiệp Quảng Ninh đã nghiên cứu và ứng dụng thành công giải pháp sử dụng gỗ khúc, tận dụng khai thác từ rừng trồng để nâng cao hiệu quả nuôi trồng nấm linh chi ở các khu vực miền núi trong tỉnh.
Chị Phạm Thị Vui, tác giả của giải pháp cho biết: “Nếu trồng nấm linh chitheo cách truyền thống sử dụng mùn cưa hoặc các phụ phẩm nông nghiệp thì cây nấm không được to, vị đắng của nấm cũng không cao. Đặc biệt ở các khu vực miền núi lại khó kiếm mùn cưa theo đúng yêu cầu. Chính vì vậy chúng tôi đã nghiên cứu và thử nghiệm giải pháp trồng nấm linh chi sử dụng gỗ khúc thay vì mùn cưa, phế phẩm nông nghiệp như trước”. Chị Vui cũng cho biết, trồng nấm trên gỗ khúc, cây nấm sẽ to hơn, vị đắng của nấm thành phẩm cũng cao hơn làm tăng giá trị của nấm thương phẩm. Giải pháp lại tận dụng được nguồn gỗ khúc thừa và rất sẵn ở các khu vực miền núi.

Phương pháp, cách trồng nấm linh chi

Giải pháp sử dụng gỗ có đường kính cây từ 15-20cm được xử lý thanh trùng để đảm bảo gỗ khúc trước khi đưa vào trồng hoàn toàn sạch bệnh. Sau đó, nấm giống được cấy vào giữa thân bằng khoan hoặc chẻ ra làm đôi. Toàn bộ những thân cây đã được cấy giống được ủ trong những phòng bảo ôn qua mùa đông từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, lúc đó hệ sợi nấm đã lan đầy các khúc gỗ. Các khúc gỗ được đưa vào những nhà trồng nấm được phủ những màn nhựa hoặc đặt trên mặt đất và được phủ một lớp đất trên bề mặt; có thể rải lên một lớp phân hữu cơ mỏng, đảm bảo độ ẩm luôn luôn được giữ vào khoảng 85-90%. Sau một thời gian mầm nấm mọc lên từ thân gỗ dưới đất tạo thành cuống nấm và tăng trưởng Ngang tạo quả thể, quả thể (tai nấm) tăng trưởng ngày càng to đến cuối tháng 10, đầu tháng 11 thì thu hoạch. Tai nấm lớn trọng lượng khô mỗi tai có thể từ 200g-400g.

Thời gian ủ nấm qua mùa đông là 6 tháng và thời gian để hình thành và tăng trưởng quả thể là khoảng 6 tháng, chu kỳ sản xuất là từ 11-12 tháng.

Được biết, Trung tâm đã ứng dụng thành công trên các loại gỗ không có tinh dầu, gỗ mềm, các cây thuốc thuộc họ thân thảo và đang nghiên cứu trồng nấm linh chi trên gỗ lim. Giải pháp đã được ứng dụng trong thực tế tại các khu vực miền núi trên địa bàn tỉnh gần một năm nay và được người trồng nấm đánh giá cao.
Một trong những nguyên tắc quan trọng là phải làm sao cho cây nấm càng gần thực tế càng tốt chứ không quá nhân tạo. Ở Nhật người ta dùng loại gỗ sồi (oak) tên là Kashi và Kunugi còn ở Việt Nam thì dùng cây cao su. Người Nhật đã tìm ra một phương pháp tương đối hoàn hảo, gọi là phương pháp MIKEI, là phương pháp trồng Linh Chi đỏ thông dụng nhất. Phương pháp này do gia đình họ Mayasumi, một gia đình đã có quá trình chuyên về trồng nấm trong hơn một trăm năm qua, thực hiện. Người ta tháp một mảnh Linh Chi vào cây gỗ, sau đó đem cả khúc gỗ vào trong nhà kính, được kiểm soát tinh vi bằng máy móc để giữ cho mọi điều kiện nảy mầm luôn luôn tối hảo.

Cách trồng nấm linh chi và thu hoạch đúng mùa

Mọi loại thực vật đều có một cao điểm để thu hoạch, là thời kỳ tập trung cao độ mọi năng lực, theo lý luận Ðông phương là đầy đủ tinh khí thần. Thời kỳ này là thời kỳ thu hoạch thích hợp nhất, và cũng chính là lợi điểm của việc trồng Linh Chi vì người ta có thể tính toán được thời khắc. Chỉ có những cây nấm tốt nhất, hình trái thận mới được thu hoạch.

Bào chế đúng cách sau khi cách trồng nấm linh chi

Linh Chi có khả năng chống lại bệnh tật cao hơn cả khi được dùng tươi, và đó là lợi ích mà người ta muốn khai thác. Vì thế, việc bào chế để Linh Chi giữ được công năng đó là một điều cần thiết. Ðể cho khỏi mục nát, nhà trồng tỉa phải xấy khô nhưng phương pháp xấy, tàng trữ và bảo trì phải được thi hành đúng cách. Phương pháp mới nhất là hấp Linh Chi bằng nhiệt độ thấp (80o C) trong ba tới bốn giờ cho bốc hết hơi nước còn trong cây nấm. Sau đó nấm được xay thành bột và ninh trong nước để rút hết tinh túy ra. Nước cốt đó lại được đun sôi ít nhất ba lần và dùng phương pháp chân không để xấy khô, làm thành viên hay đóng chai.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Cách nuôi kì đà cảnh

Trong đời sống hoang dã bên ngoài, kỳ đà ăn tạp, nhưng thức ăn nuôi sống nó toàn là thức ăn có nguồn gốc động vật mà thôi. Nói cách khác, kỳ đà chỉ ăn “thịt” chứ không ăn thức ăn có nguồn gốc thực vật như Nhím.

Có thể nói trên đường đi kiếm mồi, hễ vớ được con vật gì vừa miệng là kỳ đà ăn được hết. Từ gà Vịt, chim chóc, ếch nhái, tôm cá, cua ốc và các giống côn trùng như cào cào, châu chấu, mối, gián, bướm, ong, nhện, dế và cả sâu bọ… đều là thức ăn nuôi sống loài vật bò sát này.

  kì đà cảnh

Kỳ đà cũng thường leo lên các cây cao để tìm đến các tổ chim để nhấm nháp chim non và trứng chim. Nó cũng đào bới các bãi sông suối để tìm ăn trứng rùa, ba ba và cả trứng của đồng loại của nó, Thế nhưng, loại thức ăn khoái khẩu nhất của kỳ đà mà hầu hết các giống thú khác đều chê, là xác động vật đã chết lâu ngày bốc mùi hôi thối! Mỗi khi đánh hơi được cái mùi đặc trưng này, tất cả kỳ đà đang kiếm ăn xa gần quanh đó đều hối hả chạy nhanh tìm đến để giành giựt nhau ăn như sợ mất hết phần. Chúng ăn cho đến khi thực sự no nê mới chịu tản đi.

Chính vì ăn uống với thức ăn đa dạng như vậy nên kỳ đà được coi là con vật có ích cho con người vì chúng tiêu diệt chuột bọ và các loại côn trùng phá hoại mùa màng. Nuôi nhốt trong chuồng, ngoài thức ăn còn sống vừa kể, ta nên tập cho chúng ăn các thứ thức ăn rẻ tiền mà dễ kiếm như cá ươn, như các phế phẩm của các lò mổ gia súc, gia cầm gần nơi mình ở (nếu có) thật tiện lợi vô cùng. Những thức ăn này trước khi cho ăn nên rửa sạch, xắt nhỏ cho vừa miệng chúng rồi tới bữa đổ vào máng cho ăn. Có thể trong vài bữa đầu chúng chê vì gặp mùi lạ. Những thứ lòng ruột lấy ra từ các lò mổ này, nhiều người đã dùng nuôi kỳ đà, nhưng cho ăn sống.

Nhiều người nuôi kỳ đà chỉ cho ăn một bữa duy nhất trong ngày mà thôi. Đó là bữa ăn tối, theo như cách ăn uống bên ngoài của chúng. Đúng ra, chúng ta nên cho kỳ đà àn hai bữa: bữa sáng và tối. Bữa sáng là bữa ăn phụ và bữa tối mới là bữa ăn chính, cho ăn nhiều hơn. Trong bữa sáng, theo thói quen, dù ta cung cấp thức ăn đầy máng chúng ăn không nhiều, vì bữa tối qua còn no bụng. Còn bữa tối phải cho ăn nhiều vì thói quen của chúng là ăn về đêm, ăn suốt đêm.

Tìm nguồn thức ăn để nuôi kỳ đà Nuôi kỳ đà với số lượng ít vài ba con, khâu chạy thức ăn nuôi chúng hàng ngày có lẽ chẳng khiến mấy ai phải bận tâm. Nhưng, nếu nuôi với số lượng nhiều, từ chục con trở lên thì việc này chắc không ai dám cho là nhỏ, là dễ được. Cái khó là tìm cho được thức ăn rẻ tiền để đỡ tốn kém, và lúc nào cũng có sẵn với số lượng nhiều, đáp ứng đúng mức nhu cầu của mình, để vật nuôi khỏi phải chịu cảnh bữa đói bữa no, một ngày ăn đôi ba ngày phải nhịn. May mà giống kỳ đà nổi tiếng có biệt tài nhịn đói lâu ngày, nhưng thử hỏi nuôi mà cho ăn uống thất thường như vậy, làm sao chúng lớn nhanh và sinh sản tốt được?

Vì vậy, nếu nuôi kỳ đà với số lượng nhiều, ta nên tìm nguồn thức ăn cho chúng theo cách sau đây:

+ Liên hệ với các chủ sạp bán cá ở các chợ để mua rẻ những cá đã ươn sình (đón mua vào giờ tan chợ).

+ Liên hệ các lò ấp trứng gà vịt để mua rẻ các gà vịt con bị ấp sát, hay mang dị tật, yếu sức…

+ Liên hệ các lò mổ gia súc, gia cầm gần nơi mình ở, nấu có để mua rẻ lòng ruột phế phẩm, vốn là thứ kỳ đà rất thích ăn.

+ Nuôi dế (đẻ quanh năm)

+ Nuôi chim cút (lấy trứng và thịt)

+ Nuôi ếch nhái.

+ Nuôi cá đồng như cá lóc, cá rô…

Khi đã chủ động được đầy đủ nguồn thức ăn để nuôi kỳ đà, chúng ta mới dám mạnh dạn tăng bầy đàn.

Nước uống Một con kỳ đà trưởng thành uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Vì vậy, ta nên châm đầy máng nước để chúng uống tự do. Nước dùng cho kỳ đà uống là thứ nước sạch ta dùng như nước máy, nước mưa, nước giếng. Mỗi ngày nên thay nước mới, và trước đó cần phải cọ rửa máng cho sạch sẽ

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Hiệu quả kinh tế từ trồng cây gỗ trúc liễu

Trong điều kiện lập địa phù hợp, chu kỳ khai thác gỗ nguyên liệu của Trúc liễu: nếu lấy gỗ nhỏ chỉ cần 2 năm, gỗ vừa 3-4 năm, gỗ lớn 5-6 năm, hiệu quả kinh tế rất cao, thu hồi vốn nhanh.

Cây trúc liễu

cây gỗ trúc liễu

1. Trồng được mật độ cao:

– Trồng lấy gỗ, mật độ 5.000-10.000 cây/ha;

– Trồng làm nguyên liệu giấy, mật độ 37.500 cây/ha;

– Trồng chỉ để sản xuất cây giống: 150.000 cây/ha.

2. Sinh trưởng nhanh

Với mật độ 5.000-10.000 cây/ha, đủ nước, phân, chăm sóc tốt, sau 4-6 năm, đường kính Ngang ngực 20-40 cm, cao 20-25 m, sinh khối gỗ 1 cây đạt 0,35-0,45 m3.

3. Tính kháng cao

Kháng mặn, phèn, úng hạn, rét, bệnh, kháng nén, kháng cong, kháng cắt gọt. Không bị bệnh dỉ sắt, loét thân.

4. Thích ứng rộng

Trúc liễu ưa sáng, chịu rét, chịu được nhiệt độ -370C-400C, từ đất đồng bằng đến độ cao 4.000 m, đều tốt. Rễ phát triển mạnh, nẩy chồi mạnh, dễ sống, tỷ lệ sống trên 95%.

5. Gỗ chất lượng tốt

Không rỗng ruột, không lõi đen, trắng đều từ ngoài đến lõi, trước khi tẩy trắng, độ trắng tự nhiên trên 60%, hiệu suất thu hồi bột 95%, xơ mềm, thớ mịn, làm nguyên liệu hảo hạng để sản xuất giấy, đóng gói, kiến trúc, xây dựng.

6. Nguồn năng lượng mới

Nhiệt trị của cây cao, C/N cao, là cây sản xuất nhiên liệu tái tạo tốt, là nguyên liệu để sản xuất các loại sản phẩm gỗ, đồ gỗ cao cấp. Trong tương lai, Trúc liễu trở thành cây sản xuất năng lượng mới tốt nhất.

7. Cảnh quan đẹp

Trồng ven đường, công viên, khu nghỉ dưỡng, ven đường sắt tạo mỹ quan tốt. Thân thẳng đứng, tán hẹp, phần trên cành xoè nghiêng rất đẹp.

8. Phòng bão, chống cát bay tốt. Chịu đất xấu, rễ phát triển mạnh, có thể bảo vệ đê, phòng bão, giữ cát, là cây phù hợp để phát triển rừng bảo vệ vùng bãi cát ven biển.

9. Có thể xen canh trong vườn rừng

Trồng mật độ 5.000 cây/ha, theo khoảng cách 1,3 x 1,6 m, năm đầu có thể trồng xen cây khác, nuôi gà, trồng nấm dưới tán rừng. Có người ví cây Trúc liễu là “một ngân hàng xanh” với chu kỳ ngắn, hiệu quả sinh thái và kinh tế cao.

10. Hiệu quả kinh tế cao

Hiệu quả kinh tế cao hơn hàng chục lần so với các cây mọc nhanh khác.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

 

Cách trồng hoa mào gà

Cách ươm cây con

Nhân giống cây này thường dùng phương pháp gieo hạt. Trước đó 1 năm chọn cây khỏe, không sâu bệnh, bông hoa to, đẹp để lấy hạt, hong khô cất trữ, đến tháng 4 – 5 bắt đầu gieo. Thời gian gieo hạt nên chọn lúc nhiệt độ 20 – 25o C. Trước khi gieo hạt cần phun một lần nước và bón một ít phân lên luống.

 hoa mào gà

Sau khi gieo phủ lên một lớp đất mịn mỏng 2 – 3mm, rồi phủ rơm rạ hoặc cỏ che nắng; trong 2 tuần không tưới nước để tránh trôi cây con. Nếu đất quá khô có thể dùng vòi phun phun lên một ít nước, sau 1 tuần hạt nảy mầm, bỏ hết vật che phủ, khi cây mọc được 3 lá thật mới tiến hành tỉa thưa khi cây có 6cm tiến hành chuyển cây ra trồng.

Trồng cây vào giỏ (chậu)

– Thời vụ.

Hoa mào gà thích hợp với khí hậu ôn hòa, có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên, vụ Đông – Xuân thường cho hoa đẹp nhất. Cây ưa nóng, không chịu rét.

– Cây giống

Cây giống đưa vào trồng khi được 4 – 5 lá, chiều cao trung bình 6 – 7cm.

– Chuẩn bị đất

Mào gà sinh trưởng trong môi trường không khí khô, đủ ánh sáng, đất cát, nhiều mùn. Tùy theo mục đích trồng trong giỏ (chậu) hoặc trồng trực tiếp ra luống mà chuẩn bị đất khác nhau. Do đặc điểm của bộ rễ hoa mào gà phát triển mạnh và ăn ngang nên chân đất thích hợp cho hoa mào gà là đất thịt nhẹ, tơi xốp, nhiều mùn, có tầng canh tác dày và pH từ 6 – 6.5.

Chuẩn bị đất: Đất thịt pha cát, phân chuồng hoai, tro trấu, xơ dừa theo tỷ lệ 2:1:2:1/2. Mỗi giỏ (chậu) cho vào 0,7 kg hỗn hợp.

Cách chăm sóc hoa Mào gà

– Mỗi ngày tưới nước cho cây từ 1-2 lần vào sáng sớm và chiều mát, tùy vào điều kiện thời tiết.

– Khi cây bén rễ hồi xanh, tiến hành bón phân vi sinh hoặc trùn quế pha loãng, lọc lấy nước tưới cho cây.

– Khi cây được 35 ngày tuổi thì nên bấm ngọn, tạo điều kiện cho cây chồi nách phát triển, hoa sau này sẽ đẹp và to.

– Mào gà lửa là loại hoa có bộ rễ ăn ngang nên chỉ vun xới lúc cây còn nhỏ, bước vào giai đoạn trưởng thành thì không nên vun.

– Cần tiến hành tỉa bớt các nụ ở nách lá khi cây có nhiều nụ nhỏ, nên tỉa bớt các nụ ở nách lá, chỉ giữ lại 1 nụ ở cành chính để tập trung dinh dưỡng cho bông hoa to.

– Sau khoảng 60-65 ngày, hoa mào gà lửa sẽ nở hoa.

– Đặt chậu hoa ở nơi có nhiều ánh sáng để cây quang hợp và cho hoa rực rỡ.

– Một số bệnh thường gặp: sâu ăn lá, ăn nụ hoa, đốm nâu, đốm than…

Mào gà là loài hoa rất “dễ tính” khi không kén đất trồng, không mất nhiều công chăm sóc những vẫn cho hoa nhiều mùa, bền lâu, rực rỡ. Có thể dễ dàng nhìn thấy mào gà ở các chậu, bồn hoa làm cảnh trong nhà, trong khuôn viên công sở, bệnh viện, trường học,…

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Cách trồng nha đam tại nhà

Chuẩn bị giống trước khi trồng cây nha đam

Không giống như nhiều loại cây trồng tại nhà khác phải trồng từ hạt hay từ cây nguyên rễ, nha đam là một loại cây rất dễ sống và hoàn toàn có thể phát triển từ một chiếc lá. Do đó, bạn không phải tìm mua hạt giống về ươm làm gì cho mất công sức nhé. Thay vào đó, bạn chỉ cần hỏi nhà nào có cây nha đam đang phát triển tốt rồi xin lấy một lá từ thân cây chính và mang về trồng.

Chuẩn bị dụng cụ và đất trồng

  • Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng những dụng cụ có sẵn như khay, chậu, bao xi măng, thùng xốp hoặc mảnh đất trống ở nhà. Lưu ý, những dụng cụ trồng phải đục lỗ dưới đáy để cây không bị úng nước và có đường kính miệng khoảng 35-40cm, cao 40-45cm.

  • Đất Trồng

Nha đam là cây chịu được khô hạn, nhưng không chịu được ngập úng, do đó phải chọn vùng đất cao ráo, thoáng xốp, tốt nhất là đất pha cát dễ thoát nước.

Bạn có thể mua sẵn hoặc trộn đất với vỏ trấu, xơ dừa, phân bò, phân gà, phân chim, vịt ngan ngỗng, phân cá…

Cách trồng nha đam

Đặt ngang lá nha đam trên nền đất, dùng tay vun một chút đất để che khoảng một nửa lá. Tiếp đó đặt chậu cây ở nơi có nhiều nắng (tránh bị mưa hắt quá nhiều). Sau đó tưới nước cho ẩm hết đất xung quanh lô hội. Hàng ngày, theo dõi nếu đất quá khô thì tưới thêm chút nước cho cây.

cây nha đam

Đào cây con đã ươm ( lưu ý: Khi đào nên cẩn thận, lấy được càng nhiều rễ càng tốt, nhằm thu ngắn thời gian hồi sức của cây con). Sau đó, trồng theo rãnh, với mật độ: Cây cách cây 40cm, hàng cách hàng 80cm.

Cây Nha đam giống sau khi lấy ra khỏi vườn ươm nên để trong mát khoảng 2-3 ngày, sau đó mới đem ra trồng thì cây con sẽ nhanh mọc mầm và tỉ lệ sống cao hơn.

Nha đam rất tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

Chăm sóc

Cây Nha đam chịu được nắng hạn, nhưng lại phát triển tốt khi có độ ẩm trong đất vừa phải. Vì vậy, trong mùa khô phải tưới nước thường xuyên giữ độ ẩm cho đất. Nên tưới 3-5 ngày/1 lần để cây sinh trưởng tốt, đạt chất lượng sản lượng cao hơn.

Sau khi cấy cây nha đam con được khoảng 10 ngày thì tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân gà, phân trùn quế… cho su su. Cứ 15-20 ngày bón phân cho cây 1 lần.

Thu hoạch

Sau khi trồng khoảng 6 tháng, cây nha đam có thể cho thu hoạch lứa đầu tiên và cứ mỗi tháng lại thu hoạch một lần.

Sau một năm xung quanh cây mẹ lại xuất hiện nhiều cây con, bạn có thể chọn những cây con to khỏe thay thế cây mẹ.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam