Sử dụng chất nhầy để phát hiện TiLV trên cá rô phi

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Thái Lan đã xác định được con đường lây truyền của mần bệnh Tilapia Lake Virus(TiLV) và sử dụng chất nhầy để phát hiện mần bệnh mà không gây chết cho cá.

Cá rô phi nuôi

Tilapia Lake Virus (TiLV) là một loại virus gây bệnh trên cá rô phi đang nổi lên gần đây ở nhiều quốc gia trong đó có Israel, Ecuador, Colombia, Ai Cập và Thái Lan.

Tuy nhiên, ít có thông tin và hiểu biết đến về con đường lây truyền của virus trong quần thể cá. Trong nghiên cứu này, TiLV đã được phát hiện trong các mẫu gan và chất nhầy từ cá rô phi đã chết bằng cách sử dụng phản ứng chuỗi polymerase định lượng ngược và cách ly virus trong nuôi cấy tế bào.

So sánh phát hiện virus trong gan và chất nhầy của các mẫu cá bệnh cho thấy chất nhầy có thể được áp dụng để chẩn đoán TiLV và virus này trong chất nhầy vẫn còn có khả năng gây bệnh và là nguyên nhân của hiệu ứng bệnh biến trong tế bào.

Cá khỏe mạnh sống chung với cá có chứa TiLV làm cho tỷ lệ tử vong tích lũy của cá lên tới 55,71% cho thấy tiếp xúc trực tiếp với cá bệnh là nguyên nhân lây bệnh.

Đáng chú ý là các gen RNA TiLV đã được xác định trong chất nhầy của cá khỏe mạnh khi tiếp xúc với cá bệnh sớm nhất là 1 ngày nhiễm bệnh và virus được phân lập từ các mẫu chất nhầy thu được ở 5 ngày nhiễm bệnh.

Tỉ lệ tử vong tích lũy của cá sống chung được ghi lại hằng ngày.

Sự hiện diện của TiLV đã kéo dài đến 12-14 ngày bị nhiễm bệnh trong chất nhầy, gan và ruột của cá sống chung.

Sự phát hiện TiLV trong chất nhầy của các mẫu cá bệnh và cá khỏe sống chung cho thấy lây truyền qua tiếp xúc (truyền ngang) là con đường lây lan chính của TiLV trên cá.

Quan trọng hơn, nghiên cứu này cho thấy rằng chất nhầy có thể được sử dụng để lấy mẫu để phát hiện TiLV mà không gây chết cho cá.

Nguồn: Sciencedirect được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Thoát nghèo nhờ cá rô phi: Hiệu quả bất ngờ!

Từ nguồn vốn 300 triệu đồng của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN- PTNT), dự án nuôi cá rô phi được xã Hồng Tiến (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) triển khai từ tháng 7- 11/2017 cho hiệu quả cao. Từ đó giúp các hộ tham gia dự án thoát nghèo, mở ra hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp tại địa phương.

Mô hình nuôi cá rô phi của gia đình ông Hoàng Văn Phiệt

Gần đây, người dân xã Hồng Tiến đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả kết hợp tận dụng triệt để mặt nước ao hồ và bãi bồi ven sông để nuôi các loại thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao.

Dẫn chúng tôi đi tham quan các mô hình nuôi cá rô phi tại xã Hồng Tiến, ông Cao Hải Đường, Phó Chủ nhiệm HTX Thủy sản Hồng Tiến phấn khởi: “Mô hình nuôi cá rô phi tại địa phương đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo nhờ loại cá này”.

Tại xã Hồng Tiến, đi đầu trong phong trào nuôi cá nước ngọt, đặc biệt là mô hình nuôi cá rô phi phải kể đến gia đình ông Hoàng Văn Phiệt (thôn Nam Tiến). Từ một nông dân nghèo, nay ông đã trở thành triệu phú.

Nhận thấy mô hình nuôi trồng thủy sản thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình, ông Phiệt đã quyết định chuyển đổi gần 10.000m2 ruộng từ diện tích cấy lúa kém hiệu quả và diện tích vùng đất bãi ven sông gia đình ông đã quy hoạch, đào ao nuôi cá.

Thời gian đầu, gia đình ông nuôi các loại cá truyền thống như cá trôi, trắm, chép, mỗi năm thu hoạch được 2 vụ, nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình là bao. “Cá truyền thống sức đề kháng kém, thường xuyên dịch bệnh nên không đem lại hiệu quả kinh tế cho lắm”, ông Phiệt bộc bạch. Được sự giúp đỡ của HTX Thủy sản Hồng Tiến, từ con giống, vôi bột khử trùng cho đến tham gia các lớp tập huấn, ông đã chuyển sang mô hình nuôi cá rô phi, một loại cá có sức đề kháng tốt, phát triển nhanh, ít dịch bệnh.

Ông Phiệt cho biết: “Được HTX Thủy sản Hồng Tiến hỗ trợ 2.900 con cá rô phi giống, tôi đã thả tất thảy và thả xen kẽ thêm một ít cá truyền thống. Hàng tháng cũng có cán bộ kỹ thuật xuống kiểm tra thức ăn, nguồn nước, môi trường… xem có đảm bảo vệ sinh môi trường không”.

Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, đàn cá rô phi lớn nhanh như thổi, ít dịch bệnh. Đến thời kỳ thu hoạch, con to có trọng lượng khoảng 1,5kg; con nhỏ nhất cũng dao động từ 8 – 9 lạng. Theo ông Phiệt, với mô hình nuôi cá rô phi đơn tính, ông thu hoạch được hơn 3 tấn cá. Với giá bán 35 – 37 nghìn đồng/cân, ông Phiệt “đút túi” hàng chục triệu đồng.

Là một trong những hộ nghèo của xã, bà Phạm Thị Là (thôn Nam Tiến) đã được HTX Thủy sản xã Hồng Tiến hỗ trợ cá giống, vôi bột khử trùng và mời tham gia học các lớp tập huấn. Sau khi có kiến thức cơ bản, bà quyết định chỉ nuôi cá rô phi đơn tính. Vụ thu hoạch vừa qua, gia đình bà đã thu hoạch được gần 3 tấn cá rô phi, sau khi trừ tất cả chi phí, bà Là lãi khoảng 30 triệu đồng.

Theo bà Là, so với các loài cá truyền thống khác, các rô phi có sức đề kháng tốt, ít xảy ra dịch bệnh, giá cả không bấp bênh, đầu ra không bị “tắc”. Ngoài ra, cho năng suất cao, thu nhập ổn định, thịt cá rô phi thơm và chắc… “Nuôi cá rô phi không tốn nhiều thời gian chăm sóc, thức ăn đơn giản, năng suất lại cao, thu nhập ổn định. Nhờ mô hình cá rô phi mà gia đình tôi mới thoát khỏi diện hộ nghèo”, bà Là khẳng định.

Nguồn: Nông Nghiệp Việt Nam được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Ánh sáng xanh từ đèn LED bất hoạt vi khuẩn Edwardsiella

Việc chiếu xạ ánh sáng xanh có khả năng làm bất hoạt vi khuẩn E. piscicida và làm giảm sự nhiễm bệnh của cá mà không gây ra những phản ứng phụ bất lợi cho cá.

Ánh sáng xanh từ đèn LED bất hoạt vi khuẩn Edwardsiella giúp quản lý mầm bệnh trên cá nuôi.

Mặc dù việc sử dụng ánh sáng xanh (400 – 500 nm) để giảm các mầm bệnh do vi khuẩn ở các trang trại nuôi cá có nhiều lợi thế hơn việc sử dụng thuốc hoá học nhưng đã có rất ít nghiên cứu ứng dụng ánh sáng xanh trong quản lý bệnh trên thủy sinh vật.

Mục tiêu của các nhà khoa học Trung Quốc trong nghiên cứu này là để xác minh tác động diệt khuẩn của các điều kiện ánh sáng (quang phổ và cường độ ánh sáng) trên vi khuẩn Edwardsiella piscicida nhằm chứng minh hiệu quả của việc chiếu xạ ánh sáng xanh trong việc giảm bệnh Edwardsiellosis trong cá chép và phân tích các tác động có hại tiềm tàng của ánh sáng xanh trên cá chép.

Cá bị bệnh do Edwardsiella piscicida

Thí nghiệm

E. piscicida ở nồng độ 105 CFU/ml được phơi ra với ánh sáng 405 hoặc 465 nm trong thời gian phơi nhiễm ước tính sẽ làm mất 99% vi khuẩn.

Thử nghiệm hiệu quả tác dụng của các đèn LED phát sáng đã được thực hiện bằng cách sử dụng thử thách tiếp xúc trong thời nhất định, trong đó tỷ lệ nhiễm bệnh và số lượng E. piscicida trong nước nuôi được theo dõi.

Các tác động có hại tiềm tàng của điều kiện ánh sáng được điều tra bằng cách quan sát các thay đổi mô bệnh học trong mô mắt và biểu hiện gen protein 70 và corticosteroid 11-beta-dehydrogenase isozyme 2 trong mô thận.

Kết quả

Tỷ lệ vi khuẩn E. piscicida bị bất hoạt từ các cường độ khác nhau của bước sóng xanh LED đã chứng minh một mối tương quan mạnh mẽ giữa cường độ ánh sáng và thời gian chiếu xạ. Hơn nữa, bức xạ LED xanh giảm số lượng E. piscicida trong nước nuôi cũng như tỷ lệ cá bị nhiễm bệnh.

Xét nghiệm mô bệnh học cho thấy các hạt melanin và tế bào nhạy cảm tạm thời tăng lên ở võng mạc, nhưng không có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm đối chứng và nhóm chiếu xạ sau 28 ngày tiếp xúc.

Kết luận

Nghiên cứu này chứng tỏ rằng chiếu xạ ánh sáng xanh có khả năng khử bất hoạt vi khuẩn E. piscicida và làm giảm sự nhiễm bệnh của cá mà không gây ra những phản ứng phụ bất lợi cho cá.

Nguồn: Tepbac.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Nuôi cá rô phi theo tiêu chuẩn VietGap

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT Thái Bình tổ chức hội thảo “Sơ kết dự án xây dựng mô hình liên kết nuôi cá rô phi theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm năm 2016 – 2017”.

Hiệu quả kinh tế tăng 15% so với ngoài mô hình

Phát biểu tại buổi hội thảo, ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết: “Năm 2017, mô hình nuôi cá rô phi theo VietGAP được triển khai tại 7 tỉnh, thành phố trên diện tích 21ha với 24 hộ dân tham gia. Đáng mừng là không có hộ nào nuôi cá bị dịch bệnh”.

Thực tế cho thấy dự án phát triển nuôi cá rô phi theo VietGAP bước đầu tạo cho người nuôi thay đổi tư duy về nuôi trồng thủy sản bền vững, nhận thức được những lợi ích thực sự thiết thực, đó là giảm chi phí thức ăn, hóa chất và công lao động; giảm dịch bệnh, hạn chế ô nhiễm môi trường và tăng tỷ lệ sống của cá; thời gian nuôi ngắn hơn và chất lượng sản phẩm cao hơn, dễ tiêu thụ hơn.

Phát triển nuôi cá rô phi theo chuẩn VietGap

“Năm 2015 diện tích nuôi rô phi cả nước đạt 21.000ha; sản lượng 150.000 tấn, trong đó đã xuất khẩu đi 60 nước, kim ngạch xuất khẩu trên 36 triệu USD. Theo Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản VN (VASEP), dự kiến năm 2017 sẽ xuất khẩu được 45 triệu USD sang 68 thị trường (chủ yếu EU và Mỹ), tăng 32% so với năm 2016 và sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những thời gian tới”, ông Tiêu nhấn mạnh.

Ông Tiêu cho biết thêm, năm 2016 Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thực hiện mô hình liên kết nuôi cá rô phi theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm tại 5 tỉnh, thành: Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An.

Qua đánh giá cho thấy mô hình đã vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra như tỷ lệ sống 79,8/70%; năng suất đạt 17,2 tấn/ha (tăng 15,7%); kích cỡ thu hoạch đạt trung bình 720gr/con (đề ra là 650gr/con, vượt 10,3%). Hiệu quả kinh tế tăng ít nhất 15% so với ngoài mô hình. Sau khoảng gần 6 tháng nuôi cho thấy, mô hình đạt sản lượng 256 tấn; năng suất 17,2 tấn/ha, sau khi trừ toàn bộ chi phí mô hình cho thu lãi hơn 1,4 tỷ đồng, bình quân lãi 94,8 triệu đồng/ha.

Ông Bùi Văn Trụ, Phó phòng Chăn nuôi thủy sản (Trung tâm Khuyến nông Thái Bình) cho hay, mô hình liên kết nuôi cá rô phi theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm tại Thái Bình đã mở ra một hướng đi mới cho sự phát triển về nuôi cá rô phi trong khu vực nuôi thủy sản nước ngọt, giúp ổn định khâu tiêu thụ sản phẩm, tạo sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo công ăn việc làm, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Ngoài ra, mô hình liên kết nuôi cá rô phi theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm thành công, giúp người nuôi phát triển bền vững như có thị trường tiêu thụ ổn định, hạn chế dịch bệnh, tạo sản phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Vì vậy, khả năng mở rộng thị trường là rất lớn. Dự kiến khoảng 20ha.

Cũng theo ông Trụ, mô hình liên kết nuôi cá rô phi theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm đã hạn chế được dịch bệnh, tạo sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Cá rô phi theo VietGAP an toàn vệ sinh thực phẩm

Sau 6 tháng nuôi, mô hình đã đạt được một số chỉ tiêu kỹ thuật như trọng lượng trung bình trong suốt quá trình nuôi các chủ hộ đã tuân thủ quy trình kỹ thuật theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, cán bộ chuyên môn.

“Đề nghị Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tiếp tục cho thực hiện mô hình ở tiểu vùng sinh thái khác trong giai đoạn 2018 – 2020 để khẳng định khả năng và hiệu quả của mô hình”, ông Trụ đề nghị.

Chia sẻ tại buổi hội thảo, ông Ngô Duy Tuấn (xã Thái Thủy, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) cho biết, tham gia mô hình nuôi cá rô phi theo VietGAP, gia đình ông luôn được sự giúp đỡ của cán bộ Trạm Khuyến nông huyện, Trung tâm Khuyến nông tỉnh. Sau một thời gian nuôi, lợi ích rất rõ ràng, nhất là hiệu quả kinh tế cao hơn, tiêu thụ sản phẩm được liên kết với doanh nghiệp bao tiêu…

Theo Quyết định số 1639/QĐ-BNN-TCTS ngày 5/6/2016 của Bộ NN-PTNT về việc phê duyệt quy hoạch phát triển cá rô phi đến năm 2020, diện tích nuôi cá rô phi của cả nước ta đạt 33.000ha; cá lồng đạt 1,5 triệu m3, sản lượng nuôi đạt 300.000 tấn, trong đó 50 – 60% được xuất khẩu. Đến năm 2030 diện tích nuôi cá rô phi của cả nước ta đạt 400.000ha; cá lồng đạt 1,8 triệu m3, sản lượng nuôi đạt 400.000 tấn, trong đó 50% được xuất khẩu.

Theo nhanong.com.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.