Phân bón thật – phân bón giả (P2)

Một số kinh nghiệm giúp phân biệt, lựạ chọn được phân thật như sau:

Phân hỗn hợp NPK là phân đa yếu tố vì ngoài thành phần dinh dưỡng chính là đạm-lân-kali  còn có các chất trung lượng và vi lượng. Phân bón có  hàm lượng dinh dưỡng cao 99%. Như vậy, gần 100% là chất dinh dưỡng nên giảm chi phí vận chuyển và không chứa hóa chất độc hại.

Mua phân bón phù hợp với cây trồng và đất

 

So với việc sản xuất bằng phương pháp trộn thông thường, công nghệ hóa lỏng Ure có thể nén hàm lượng đạm và tổng hàm lượng dinh dưỡng cho cây trồng cao hơn gấp đôi, lại dễ dàng đưa các hoạt chất chống thất thoát đạm, tăng cường hiệu quả sử dụng lân vào viên phân. Từ đó giúp phân tan nhanh giúp cây trồng dễ hấp thụ phân bón, giảm thất thoát dinh dưỡng do điều kiện thời tiết gây ra. Ngoài ra, với công nghệ này còn giúp làm giảm hàm lượng lưu huỳnh trong phân nhằm làm giảm độ chua của đất.

Ngoài ra, dây chuyền sản xuất phân bón NPK dạng một hạt Urê hoá lỏng, phun sương tạo hạt còn giúp các hợp chất sẽ hoà hợp đều nhau và những hạt phân đồng đều, ổn định về chất lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Với dây chuyền hóa lỏng Urê, sản phẩm được thông qua 2 máy sấy, một máy làm nguội và phối hợp với các kết cấu trong dây chuyền, cũng như công nghệ tiên tiến, như vậy sản phẩm được tạo ra từ công nghệ này sẽ không dễ bị vón cục và cường độ hạt phân cũng tốt hơn, không dễ bị vỡ từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón.

Thành phần các chất dinh dưỡng được ghi cụ thể trên bao bì từng chất chiếm bao nhiêu % rất rõ ràng, không mập mờ. Để tránh mua phải phân bón giả cần chú ý: Không ham rẻ, không ham khuyến mại cao vì đã là doanh nghiệp họ đều cần lợi nhuận. Nếu rẻ mà lại khuyến mại lớn chỉ có thể là phân giả, phân kém chất lượng. Không mua phân vón cục, đóng rắn, cứng ngắc hoặc chảy nước vì đã bị biến đổi chất lượng. Không sính ngoại, dinh dưỡng ngoại hay nội đều giống nhau, trong khi phân bón ngoại đắt hơn.

Chọn mua phân của các doanh nghiệp lớn, uy tín và có bề dày lịch sử. Chọn loại phân chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau bởi cây trồng cần nhiều các chất dinh dưỡng trung và vi lượng khác ngoài NPK. Chọn mua phân bón chậm tan trong đất để tăng hiệu quả sử dụng phân bón cũng như hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Mua phân bón phù hợp với mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây bởi mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây trồng cần nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Mua phân bón phù hợp với cây trồng và đất: đất chua phải dùng loại phân kiềm. Mua phân phù hợp với đối tượng cây trồng và đất.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Phân bón thật – phân bón giả (P1)

Phân bón quyết định 40% năng suất và chiếm 60 – 70% chi phí sản xuất trồng trọt. Tuy nhiên do sự quản lý lỏng lẻo là nguyên nhân chính khiến tình trạng phân bón giả, phân kém chất lượng lộng hành….

Phân bón giả (bên trái) và phân bón thật (bên phải)

Nông dân hoang mang với nạn phân giả, khó phân biệt đâu là phân giả, đâu là phân thật, nhất là phân Kali và các loại phân hỗn hợp NPK.

Theo phản ánh của nhiều bà con, phân bón giả, phân bón kém chất lượng đang có chiều hướng gia tăng.

Thời gian qua, các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý rất nhiều cơ sở kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng nhưng tình trạng vẫn còn tiếp diễn.

Ông Nguyễn Văn Năm ở An Giang cho biết: vừa qua ông có mua phân NPK để bón cho cây ăn trái, nhưng bón xong thấy cây không phát triển, hạt phân không tan trong nước và bị vón cục.

Lợi dụng sự thiếu cập nhật thông tin của bà con nông dân, sự hám lợi của các đại lý, phân bón kém chất lượng mới có cơ hội thâm nhập vào từng nhà nông, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, làm cho bà con nông dân tốn kém chi phí và không tin tưởng vào các công ty cung cấp phân bón chất lượng.  Hậu quả, nông dân “tiền mất, tật mang” mà không biết kêu ai.

Ở Đak Nông, nhiều hộ nông dân mua nhầm phân kém chất lượng nên cây cà phê bị héo lá, trái không chín, cây không nhiều hạt. Sau một thời gian vất vả chăm sóc, tốn kinh phí đầu tư, mua phải phân dỏm, người nông dân tay trắng, mất mùa.

Qua những lần mua phải phân bón kém chất lượng như vậy, niềm tin của người dân dành cho các công ty cung cấp phân bón chân chính giảm sút, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, thương hiệu của các nhà sản xuất, kinh doanh phân bón khác dẫn đến rối loạn thị trường.

Cách phân biệt phân bón thật – phân bón giả

Để giúp cho nông dân tự bảo vệ mình, Phân Bón Hà Lan giới thiệu một số kinh nghiệm được tổng hợp từ các chuyên gia trong lĩnh vực phân bón.

Phân hóa học là loại phân bón chủ lực, cung cấp các chất dinh dưỡng đa lượng: Đạm (N), Lân (P2O5), Kali (K2O) cho cây trồng, là những yếu tố dinh dưỡng quyết định tới năng suất và chất lượng cây trồng.

Phân hóa học đang lưu thông trên thị trường gồm hai nhóm chính là: phân đơn chất và phân đa chất. 
I. Phân hóa học đơn chất: là nhóm phân bón chứa một loại dưỡng chất đa lượng chủ yếu, gồm có ba loại chính là:
Phân chứa đạm: thành phần chính là Urê chứa 46% nitơ (N), Sun-phat A-môn (S.A) chứa 20-21%N. Loại phân này chủ yếu là nhập khẩu. SA, clorua amon, supe lân và lân nung chảy là khó làm giả hơn vì tương đối dễ nhận biết do công nghệ sản xuất phức tạp, chi phí đầu tư lớn hoặc giá trị thấp, việc làm giả không mang lại lợi nhuận cao.

Phân chứa lân gồm supe lân và lân nung chảy và phân chứa kali khó làm giả do đòi hỏi công nghệ sản xuất phức tạp, chi phí đầu tư lớn nên việc làm giả không mang lại lợi nhuận cao.

II. Phân hỗn hợp là nhóm phân bón có chứa từ 02 yếu tố dinh dưỡng đa lượng, nguyên tố trung vi lượng khác như sau:

  1. Phân chứa Đạm và Lân, có các loại như Mô-nô A-mô-ni-um Phốt-phát (MAP) chứa từ 10-11% Ni-tơ và 49-50% ô-xít Phốt-pho và Di A-mô-ni-um Phốt-phát (DAP) chứa 16-18% Ni-tơ và 44-46% ô-xít Phốt-pho chủ yếu phải nhập khẩu.
  2. Phân chứa Đạm và Ka-li có tên gọi chung là phân hỗn hợp KNS, NKS, NK, chủ yếu sản xuất trong nước từ nguyên liệu là 2 loại phân đơn S.A và MOP có trộn thêm một số phụ gia khác như phẩm màu, bột sét đỏ nhưng được chia ra nhiều loại khác nhau do tỷ lệ thành phần 2 dưỡng chất khác nhau và tên gọi thương mại khác nhau tuỳ theo từng cơ sở sản xuất.
  3. Phân chứa Đạm, Lân và Kali là phân hỗn hợp NPK, gồm hàng ngàn loại khác nhau do tỷ lệ thành phần các dưỡng chất khác nhau.

Phân hỗn hợp NPK rất dễ làm giả, làm nhái, làm kém chất lượng do công nghệ sản xuất đơn giản, chi phí đầu tư thấp, việc làm nhái, làm giả mang lại lợi nhuận lớn do chênh lệch giá cao. Việc xác định hàng thật, hàng giả, hàng kém chất lượng chỉ xác định được chính xác bằng máy móc phân tích mà khó phân biệt được bằng cảm quan.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Phân biệt phân bón thật và giả

Cách phân biệt phân bón thật – giả

Phân biệt phân bón thật – giả

Phân Ka-li clo-rua (KCl) chứa 60% K2O

Màu sắc đặc trưng: đỏ hồng, hồng nhạt, đỏ tím và màu trắng. Đây là loại phân chứa Ka-li phổ biến nhất, và cũng là loại phân bị lợi dụng làm giả, làm nhái nhiều nhất, gây tổn thất nặng nề nhất cho người nông dân do chênh lệch giá giữa hàng thật-hàng giả rất lớn, lại dễ làm giả.

Nông dân dễ bị mua phải phân Ka-li giả do trên thị trường có các loại phân NKS, KNS, NPK… được một số nhà sản xuất cố tình làm rất giống phân Clo-rua Ka-li về mặt hình thức, nhất là màu đỏ đặc trưng của Kali, nhưng thực chất chỉ có từ 10-30 % là Ô-xit Ka-li, còn lại là phân SA, muối ăn, phẩm màu, bột sét đỏ. Đây là loại phân phải nhập khẩu 100%, do đó khi mua hàng, người nông dân cần yêu cầu đại lý: Bán cho loại phân Ka-li thật, có hàm lượng K2O ≥ 60%, sau đó phải xem bao bì có đúng là hàng nhập khẩu hay không. Các loại phân do các cơ sở trong nước sản xuất, trên bao bì không ghi hàm lượng K2O chiếm 60%thì đều là hàng giả, hàng nhái.

Khi mua hàng nên mang theo một chiếc cốc thủy tinh nhỏ, trắngvà trong suốt cùng một ít nước sạch trong cốc. Thả một nhúm chừng 3-5 gam sảnphẩm vào trong cốc nước có dung tích 50-100 ml để làm thực nghiệm và quan sát kếtquả như sau:

Cách thử: Cho 3-5 gam phân khô ráo vào cốc nước trong.

Phân Kali clorua thật:

– Cốc nước chưa có màu hồng đỏ

– Một phần chìm xuống nước, một phần vẫn nổi trên mặt cốc nước

– Sau khi khoắng mạnh, dung dịch chuyển sang màu hồng nhạt,không vẩn đục, có váng đỏ bám quanh thành cốc. Phân tan hết.

Phân Kali clorua kém chất lượng:

– Cốc nước lập tức có màu hồng đỏ

– Toàn bộ phân chìm xuống và tan rất nhanh,

– Sau khi khoắng mạnh, dung dịch có màu hồng đỏ, vẩn đục,không có váng đỏ bám quanh thành cốc. Có thể để lại cặn không tan hết.

Phân Ka-li sunfat (K2SO4) chứa 50% K2O:

– Màu trắng, ở dạng hạt nhỏ hoặc bột, cũng là loại phân phảinhập khẩu, số lượng dùng không phổ biến, dễ bị làm giả khi trộn lẫn với bột đávôi hoặc bột vôi sống, bột đất sét trắng. Cách phân biệt như sau:

Cách thử: Cho 7-10 gam phân vào cốc nước trong.

Phân Sun – phát Ka – li (SOS) thật: Tan hết trong nước, dungdịch có màu trong suốt.

Phân giả: Có thể không tan hết, để lại cặn lắng (bột đá) hoặc dung dịch vẩn đục do huyền phù của vôi hoặc sét trắng.

Phân U-rê:

Có hai loại phân U-rê chính là loại hạt trong và hạt đục, cảhai loại đều có công thức hóa học và hàm lượng ni-tơ như nhau, tối thiểu là 46%.

– Phân U-rê hạt trong: là loại phổ biến nhất, phân rất dễ tan, có màu trắng trong, dạng hạt tròn. Đây là loại phân rất khó làm giả, tuynhiên đã xuất hiện loại kém chất lượng bằng cách trộn phân SA vào phân U-rê theo một tỷ lệ nhất định do phân SA rẻ hơn phân U-rê.

Đặc điểm để nhận biết là phân U-rê thật chỉ có dạng hạttròn, còn nếu có lẫn phân SA thì các hạt phân SA có dạng tinh thể, nhiều góc cạnh.Hiện nay nước ta chỉ có 2 nhà máy sản xuất được U-rê hạt trong là Đạm Hà Bắc vàĐạm Phú Mỹ, còn lại là U-rê nhập khẩu. Do đó, phân U-rê của các cơ sở sản xuấtkhác ở trong nước đều là hàng giả. Vì vậy, bà con nông dân nên chọn mua 2 loạiU-rê Hà Bắc và Phú Mỹ, hoặc U-rê trên bao bì có ghi rõ ràng nguồn gốc nhập khẩu.

– Phân U-rê hạt đục: đây là loại phân rất tốt, phân có dạng hạt to, đường kính hạt 2- 4mm, cứng, màu trắng đục như sữa. Đây là loại phân phải nhập khẩu 100%, rất khó làm giả hoặc việc làm giả không đem lại lợi ích đáng kể.Bà con nông dân có thể an tâm khi mua và sử dụng loại phân này.

Đối với các loại phân hỗn hợp NPK nói chung rất khó phân biệt được thật – giả và xác định được mức chất lượng bằng cảm quan thông thường mà phải dựa trên kết quả phân tích của các trung tâm phân tích. Kinh nghiệm chung để mua được đúng chủng loại và chất lượng các loại phân NPK là chọn mua sản phẩm của các công ty lớn, có uy tín trên thị trường, mua tại các đại lý bán hàng chính thức của các công ty đó.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.