Công nghệ mới – Nuôi tôm càng xanh toàn cái

Các nhà khoa học Israel đã có ý tưởng rằng nuôi tôm càng xanh toàn cái, thay vì toàn đực có thể là sự lựa chọn hợp lý hơn vì cái ít hung hãn hơn và cũng ít tranh giành lãnh thổ hơn so với tôm đực và đây được cho là mô hình phát triển tương đối đồng nhất giữa các cá thể.

 Nuôi tôm càng xanh toàn cái có sự đồng đều và kích thước lớn hơn. 

Trong nghề nuôi giáp xác, kích cỡ hình thái giữa đực và cái là yếu tố chính quyết định lợi thế của nuôi trồng thuỷ sản đơn tính so với các quần thể hỗn hợp cả hai giới tính. Yếu tố này đặc biệt phù hợp đối với tôm càng xanh, Macrobrachium rosenbergii vì sự phức tạp của quá trình nuôi do cấu trúc xã hội phức tạp của đối tượng này, trong đó đàn những cá thể đực chiếm ưu thế, thường tranh giành lãnh thổ và ức chế sự tăng trưởng của những con đực và con cái nhỏ hơn.

Do đó, các nhà khoa học Israel đã có ý tưởng rằng nuôi tôm càng xanh toàn cái, thay vì toàn đực có thể là sự lựa chọn hợp lý hơn vì cái ít hung hãn hơn và cũng ít tranh giành lãnh thổ hơn so với tôm đực và đây được cho là mô hình phát triển tương đối đồng nhất giữa các cá thể.

Thí nghiệm

Trong báo cáo này, các nhà khoa học đã có đánh giá thực địa so sánh trên quy mô lớn lần đầu tiên của quần thể tôm càng xanh toàn cái so với nuôi hỗn hợp tôm với điều kiện nuôi cùng mật độ ở hình thức quảng canh và thâm canh trong ao đất. Nghiên cứu dựa trên cơ sở áp dụng công nghệ sinh học mới của Isreal dựa trên phương pháp sinh học mới bằng việc tiêm vào tế bào tuyến nội tiết nhằm tạo ra tôm càng xanh toàn cái.

Kết quả

Trong cả hai điều kiện nuôi thâm canh và quảng canh, ao nuôi tôm càng xanh toàn cái đã cho kết quả tốt hơn so với ao nuôi hỗn hợp cả hai giới tính trong hầu hết các thông số chủ yếu trong nuôi trồng thủy sản, bao gồm tỷ lệ sống và sản lượng trên một ha (năng suất).

Tăng trọng của ao nuôi tôm toàn cái ở hình thức quảng canh và thâm canh

So sánh sự tăng trọng giữa hai nhóm tôm nuôi

Ngoài ra, những ao thả cá có mật độ thả cao cho thấy tỷ lệ chuyển đổi thức ăn tốt hơn trong ao nuôi tôm càng xanh toàn cái so với nuôi hỗn hợp. Hơn nữa, trong khi kích thước trung bình không khác biệt đáng kể giữa ao nuôi thì quần thể tôm toàn cái thể hiện sự thống nhất về kích thước lớn hơn đáng kể.

Kết luận

Nghiên cứu của các nhà khoa học Isreal cho thấy rằng đối với tôm càng xanh M. rosenbergii, việc nuôi tôm toàn cái là một phương pháp bền vững để sản xuất một vụ tôm thành công và đồng nhất.

Nguồn: Sciencedirect được tổng hợp bởi Farmtech VietNam.