Kỹ thuật trồng cây xạ đen cho hiệu quả kinh tế cao

Hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng cây xạ đen

Xạ đen có tên khoa học là Celastrus Hindsii Benth, có kỹ thuật trồng cây không quá phức tạp. Loài cây này thuộc cây bụi leo, không lông, lá không rụng theo mùa, chùm hoa ở ngọn và ở nách lá, dài 5 – 10cm. Cuống hoa dài 2 – 4mm, cánh hoa trắng, quả nang hình trứng, dài cỡ 1cm, nổ thành 3 mảnh. Hạt có áo hạt màu hồng, cây ra hoa vào tháng 3 – 5, ra quả từ tháng 8 – 12.

Kỹ thuật trồng cây xạ đen cho hiệu quả kinh tế caoKỹ thuật trồng cây xạ đen không quá phức tạp

Ở nước ta, loài cây này thường mọc ở khu vực rừng Quảng Ninh, Ninh Bình, Hải Phòng vv… Trong xạ đen có chứa các chất: Fanavolnoid (chất chống oxy hóa có tác dụng phòng chống ung thư), Saponin Triterbenoid (có tác dụng chống nhiễm khuẩn), Quinon (có tác dụng làm cho tế bào ung thư hóa lỏng dễ tiêu). Cây xạ đen có tác dụng phòng chống trong điều trị ung thư, hạn chế phát triển của các khối u; tiêu viêm giải độc, mát gan; ăn ngủ tốt, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Chuẩn bị trồng cây

Đất trồng: Đất trồng xạ đen là loại đất đỏ, đất thịt, đất cát pha tơi xốp, có độ ẩm trung bình và không được ngập úng. Người trồng cần chuẩn bị vườn ươm, luống ươm có chiều rộng 0.8m, rộng phủ bì 1m, dài 6 – 10m, tạo vòm bán nguyệt trên luống cao 90cm, có nilong hoặc lưới phản quang để phủ bên trên. Sau đó, người dân cho giá thể ( hỗn hợp 33% trấu, mùn cưa. 33% cát khô, 34 % xơ dừa) vào luống ươm.Để thu được hiệu quả kinh tế cao, người dân cần tuân theo một số kỹ thuật trồng cây xạ đen cơ bản

Kỹ thuật trồng cây xạ đen cho hiệu quả kinh tế cao,        Kỹ thuật trồng cây xạ đen cơ bản

Người nông dân cần chọn những cành khỏe, có chiều dài từ 15-17cm, cắt bớt 2/3 phiến lá, chấm gốc cây vào thuốc kích thích siêu ra rễ và cắm vào giá thể. Khoảng cách giữa hai hom cây là 8-10cm, giữa hai hàng khoảng 10-12cm, cây cần được tưới ẩm, tùy theo độ khô của đất. Khi rễ chuyển từ màu trắng sang màu nâu, cây có thể được đem trồng tại ruộng sản xuất hoặc cấy vào bầu.

Khi trồng đại trà, đất phải được cày bừa tơi xốp, lên luống cao khoảng 20-25 cm, rộng 50 cm. Nếu ở vùng đồi, người dân cần phải cuốc hố sâu 20 cm x 20cm cho 1 cây. Cây xạ đen có thể trồng được quanh năm nhưng tốt nhất là vụ xuân và vụ thu. Vào vụ xuân, cây nên được trồng từ tháng 1- 4 hàng năm, vụ thu từ tháng 9 – 10 hàng năm.

Kỹ thuật trồng cây xạ đen cho hiệu quả kinh tế caoCây xạ đen được sử dụng nhiều trong y học

Hố thường phải đào trước khi trồng 10-15 ngày. Người trồng cần trộn đều toàn bộ lượng phân ở trên với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất. Khoảng cách trồng: Cây cách cây 1,0m x 1,0m, hàng cách hàng 80cm, mật độ trồng là 20.000 – 26.000 cây/ ha.

Bón lót: Mỗi hecta cần được bón lót 10-15 tấn phân chuồng, 400- 500 kg phân NPK, bón toàn bộ lượng phân lót, phân cần được trộn đều với đất, tránh bón sát vào hom giống sẽ làm chết hom. Vào năm đầu, 6 tháng sau khi trồng, cây cần được bón thúc 100 kg urê mỗi hecta bằng cách rắc vào má luống rồi lấp kín.

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây xạ đen cho hiệu quả kinh tế caoCây xạ đen hầu như không bị sâu bệnh

Đầu tiên, người trồng cần đặt hom giống cách nhau 1m x 1m, để nghiêng hom một góc 45độ theo chiều luống, giữa các hom bón lót bằng phân chuồng 50 kg và 200 kg phân NPK mỗi hecta. Sau đó, người dân cần lấp hom, để hở đầu hom trên mặt đất 5-7 cm. Khi trồng xong, cây cần được phủ rơm rạ hoặc bèo tây lên mặt luống để giữ độ ẩm và tạo mùn cho đất tơi xốp. Ngoài ra, người chăm sóc cần tưới nước giữ ẩm cho cây, nếu trời mưa liên tục cần phải thoát nước ngay để tránh thối hom giống.

Chăm sóc và quản lý vùng trồng cây

Cây xạ đen rất ít sâu bệnh và không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Từ năm thứ 2 trở đi, người nông dân chỉ cần tỉa bớt cành trong tán để cây thông thoáng, hạn chế sâu bệnh, cần tỉa mỗi năm 2 đợt vào tháng 4 và tháng 9. Ngoài ra, cây cần được bón thúc vào mùa thu và được vun đất hoặc dùng rơm rạ phủ kín phân bón để cây có điều kiện phát triển mạnh vào năm sau.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Phát hiện cơ chế giúp thực vật sinh tồn trong thời tiết cực đoan

Thực vật có thể học cách “quên đi” những ảnh hưởng của các hình thái thời tiết cực đoan.

Đây là khám phá mới hứa hẹn sẽ giúp ích cho các nhà nghiên cứu trong quá trình chuẩn bị các biện pháp giúp vụ mùa và cây cối vượt qua các điều kiện thời tiết khắc nghiệt được cho là sẽ xảy ra ngày càng nhiều hơn trong tương lai.

Trong thông báo đưa ra ngày 4/8, giáo sư Barry Pogson đến từ Đại học Quốc gia Australia, cho biết nhóm nghiên cứu đã thí nghiệm cho các mẫu thực vật vào môi trường có áp lực ánh sáng cao trong 60 phút sau đó lại cho ra hồi phục trong 60 phút sau đó.

Các loại áp lực thiên nhiên đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của thực vật.Các loại áp lực thiên nhiên đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của thực vật.

Kết quả cho thấy các mẫu thực vật này có khả năng tự phục hồi lại trạng thái bình thường như trước khi được đưa vào môi trường thử nghiệm để đảm bảo các chức năng sống như hấp thụ dinh dưỡng được tiếp diễn và sinh trưởng khỏe mạnh.

Nhóm nghiên cứu cũng thử nghiệm trong các môi trường áp lực cao khác và kết quả là các mẫu thực vật cũng có thể hồi phục một cách “thần kỳ” về trạng thái ban đầu.

Tác giả chính của nghiên cứu, tiến sỹ Peter Crisp cho biết về cơ bản, thực vật có thể “phớt lờ” các điều kiện cực đoan bằng cách tự động “tắt” chức năng tiếp nhận thông tin từ các yếu tố gây áp lực như ánh sáng hay sức nóng. Đây là một trong những cách mà thực vật dùng để sinh tồn trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt và thay đổi liên tục.

Các loại áp lực thiên nhiên đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của thực vật, có ảnh hưởng lớn tới lục lạp, một đơn vị chức năng quan trọng trong tế bào thực vật, có vai trò thực hiện chức năng quang hợp.

Các tác giả tin tưởng kết quả nghiên cứu này sẽ sớm giúp giới khoa học xây dựng các biện pháp cải thiện quá trình hồi phục cho các loại cây lương thực dễ bị tác động bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Hạt nano giúp tạo ra thực phẩm nhiều hơn nhưng giảm mức tiêu thụ nước và năng lượng

Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học cho thấy các hạt nano có thể là giải pháp cho việc tăng sản lượng lương thực trong tương lai nhưng không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng các tài nguyên từ môi trường.

Công nghệ nano đang nổi lên như là một giải pháp hứa hẹn giúp thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của thực vật.Hạt nano giúp tạo ra thực phẩm nhiều hơn nhưng giảm mức tiêu thụ nước và năng lượng

Với dân số thế giới dự kiến sẽ vượt quá 9 tỷ người vào năm 2050, các nhà khoa học đang “đau đầu” trong việc tìm ra các phương pháp mới để đáp ứng nhu cầu lương thực toàn cầu mà không gây áp lực lên việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc đang ra sức kêu gọi đổi mới để giải quyết tốt mối quan hệ giữa 3 yếu tố thực phẩm – năng lượng – nước.

Công nghệ nano đang nổi lên như là một giải pháp hứa hẹn giúp thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của thực vật. Ý tưởng này là một phần của kế hoạch phát triển nền nông nghiệp chính xác, trong đó nông dân sẽ sử dụng công nghệ để điều khiển quá trình tưới tiêu, bón phân và hoàn thành các khâu khác trong chuỗi trồng trọt. Phương pháp canh tác này sẽ làm cho nông nghiệp phát triển bền vững hơn vì hạn chế được tối đa lượng chất thải ra môi trường.

Gần đây các nhà khoa học đã công bố kết quả nghiên cứu, trong đó họ sử dụng phân bón được tổng hợp từ các hạt nano trong phòng thí nghiệm. Họ đã thành công trong việc sử dụng các hạt nano kẽm để thúc đẩy sự tăng trưởng và nâng cao năng suất của đậu xanh – một loại cây chứa nhiều protein và chất xơ được trồng khá phổ biến ở Châu Á. Các nhà khoa học tin rằng phương pháp này có thể làm giảm việc sử dụng các loại phân bón thông thường.

Cách làm này cũng sẽ giúp cho chúng ta bảo tồn được lượng khoáng sản tự nhiên, năng lượng (quá trình sản xuất phân bón tốn rất nhiều năng lượng) và quan trọng là sẽ giảm thiểu đáng kể việc ô nhiễm nguồn nước. Không những vậy, các thử nghiệm bước đầu còn cho thấy việc sử dụng phân bón có nguồn gốc từ các hạt nano còn giúp tăng giá trị dinh dưỡng của thực vật.

 Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Biến đổi khí hậu làm tăng độc tố trong thực phẩm

Do phải vật lộn để tồn tại trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên một số cây lương thực có thể sản sinh ra nhiều độc tố có hại cho người và vật nuôi.

Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), hạn hán và nhiệt độ cao gây ra sự tích tụ của các thành phần độc hại tiềm ẩn trong cây trồng – tương tự khi con người bị stress.

Báo cáo nhận định và đề xuất các giải pháp cho các vấn đề đang nổi lên trong bối cảnh biến đổi khí hậu, trong đó bao gồm độc tính theo mùa vụ, các bệnh lây từ động vật và ô nhiễm do nhựa công nghiệp gây ra.

Cây lương thực đang chịu ảnh hưởng sâu sắc của biến đổi khí hậu. Cây lương thực đang chịu ảnh hưởng sâu sắc của biến đổi khí hậu. 

Theo báo cáo trên, lúa mì, lúa mạch, ngô và kê là những loại cây trồng dễ tích lũy nitrat, do hậu quả của hạn hán kéo dài. Ở động vật, ngộ độc nitrate cấp tính có thể gây sẩy thai, ngạt thở và thậm chí tử vong. Nó cũng có thể hủy hoại cuộc sống và sinh kế của nông dân và người chăn nuôi.

Mưa lớn sau một đợt hạn hán kéo dài cũng có thể dẫn đến sự tích tụ của hydrogen cyanide hoặc axit prussic trong hạt ngô, lúa, táo, anh đào và một số loài cây trồng khác.

Độc tố vi nấm aflatoxin cũng có thể được sản sinh trong quá trình các cây ngũ cốc chống chọi với biến đổi khí hậu. Loại nấm này gây bệnh ung thư ở người và cản trở sự phát triển của thai nhi.

Bà Jacqueline McGlade, nhà khoa học của UNEP cho biết, khoảng 4,5 tỷ người ở các nước đang phát triển phải tiếp xúc với aflatoxin mỗi năm, mặc dù con số thực tế có thể cao hơn.

“Theo một nghiên cứu gần đây, các độc tố aflatoxin cũng được coi như một mối đe dọa an toàn thực phẩm của châu Âu, đặc biệt là trong bối cảnh nhiệt độ toàn cầu đang tăng dần lên” – bà McGlade cho biết.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật cấy truyền phôi động vật trong việc nhân giống bò thịt, bò sữa cao sản

Trước nhu cầu ngày càng cao về nguồn sữa bò của thị trường trong nước và quốc tế, từ tháng 1 – 20016, Trung tâm khuyến nông tỉnh Đồng Nai đã bắt tay vào thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật cấy truyền phôi động vật trong việc nhân giống bò thịt, bò sữa cao sản” tại 2 điểm là: Công ty cổ phần bò sữa Đồng Nai và xã Lộc An, huyện Long Thành. Đến nay, đề tài đã cơ bản đạt được các mục tiêu đặt ra và báo cáo sơ kết trước Hội đồng khoa học tỉnh

Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật cấy truyền phôi động vật trong việc nhân giống bò thịt, bò sữa cao sản

Cấy truyền phôi (CTP) được xem là biện pháp đặc biệt, áp dụng công nghệ cao trong việc sớm tạo ra những con giống tốt làm hạt nhân của đàn bò sữa. Công nghệ CTP giúp nâng cao khả năng chống bệnh cho bò, nhân nhanh các giống tốt, quý hiếm ra thực tế sản xuất trên cơ sở khai thác triệt để tiềm năng di truyền của những cá thể cái cao sản; nâng cao khả năng sinh sản, tăng năng suất sữa, thịt, làm ngắn thời gian tuyển chọn giống vì một con bò cho phôi có thể tạo ra nhiều bê chất lượng cao trong một năm, dành kinh phí đầu tư chuồng trại, thức ăn và nhân công. Thực tế, CTP bò đã được nghiên cứu, ứng dụng vào Việt Nam từ những năm 1980 tại Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, tuy nhiên số lượng còn hạn chế. Hơn nữa ở Việt Nam nói chung và ở Đồng Nai nói riêng, việc nhập nhiều bò sữa ngoại làm bò nền rất khó thực hiện, một phần vì tốn kém, một phần vì bò ngoại rất khó thích nghi với khí hậu nước ta.

Vì vậy, việc lựa chọn những con bò cái có năng suất sữa, thịt cao sẵn có tại địa phương để làm bò cho phôi và sử dụng bò nền Lai Sind hoặc bò cái sữa lai Hà Lan F1, F2 năng suất thấp để làm bò nhận phôi bằng cách gây động dục đồng pha với bò cho phôi là rất cần thiết để tăng nhanh số lượng bò sữa, bò thịt có chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sau quá trình thử nghiệm, cho thấy: Qui trình gây rụng trứng nhiều trên bò cho phôi có 2 công thức đạt kết quả cao và các loại hoocmon sử dụng dễ tìm trên thị trường, giá thành thấp. Để gây động dục đồng loạt và động dục đồng pha cho bò nhận phôi thì thực hiện quy trình 2 (tiêm PMSG + PG-F2α) là hiệu quả nhất. Kết quả ựanghiên cứu của đề tài cũng cho biết, thời gian thu phôi tốt nhất được chọn vào ngày thứ 7 sau khi phối giống. Ở thời điểm này, phôi ở giai đoạn phôi dâu, phôi nang khá bền vững. Nếu thu sau ngày thứ 8 thì có khả năng phôi đã phát triển tới giai đoạn phôi nang già, chui ra khỏi màng trong suốt, sẽ khó tìm phôi và khả năng phôi bị tổn thương cũng rất cao.

Trong điều kiện chăn nuôi nông hộ, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn phương pháp thu phôi không phẫu thuật để tiến hành lấy phôi từ bò cho; dung dịch sau khi dội rửa được soi dưới kính hiển vi soi nổi để tìm phôi; sau đó nâng độ phóng đại lên để phân loại. Những phôi điển hình cho giai đoạn phát triển, không có khuyết điểm gì, hoặc phôi đúng với giai đoạn phát triển, màu sắc tế bào đẹp, có một vài tế bào tách rời được chọn để cấy cho bò nhận hoặc đông lạnh bảo quản phôi ở dung dịch Nitơ lỏng – 196oC.

Các sản phẩm đề tài đã thu được là: Phôi bò sữ cao sản từ thu phôi siêu bào noãn là 237 phôi; phôi bò sữa cao sản dông lạnh từ thu phôi siêu bào noãn là 107 phôi; bê con cấy hợp tử tươi cho bò Lai Sind hoặc bò lai F1 là 28 con; bê con từ cấy hợp tử đông lạnh là 25 con.

Hội đồng khoa học cũng đánh giá tính ứng dụng cao cũng như hiệu quả kinh tế mà đề tài sẽ mang lại khi nghiên cứu thành công, đồng thời đóng góp ý kiến cho nhóm tác giả đề tài đó là cần tiếp tục theo dõi bệnh của bò sau khi CTP và sức khoẻ của bê con sinh ra, nhanh chóng mở các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật CTP cho các cán bộ kỹ thuật để kết quả nghiên cứu nhanh chóng được ứng dụng, thực hiện được các mục tiêu mà đề tài mong muốn.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Lai tạo thành công giống chè mới chất lượng cao

Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã lai tạo thành công giống chè mới LDP2 có năng suất, chất lượng cao, thích ứng điều kiện của Việt Nam, tăng sức cạnh tranh sản phẩm chè trên thị trường.

Lai tạo thành công giống chè mới chất lượng cao

Hiện nay, giống chè mới này đã có diện tích khoảng 13.000ha và có mặt tại hầu hết các tỉnh trồng chè của Việt Nam như Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Nghệ An…

Tiến sỹ Đỗ Văn Ngọc, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết nhóm đã sử dụng phương pháp lai hữu tính, chọn đúng cặp bố mẹ kết hợp phương pháp chọn lọc cá thể để tạo giống mới, đồng thời sử dụng công nghệ nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm cành, đảm bảo tính thuần nhất của giống chè mới do Việt Nam tạo ra.

Giống LDP2 là giống được chọn từ cá thể lai giữa giống Đại Bạch Trà (mẹ) có nguồn gốc Trung Quốc với giống chè PH1 (bố) có nguồn gốc Assam Ấn Độ năm 1980. Sau hơn 10 năm nghiên cứu, trong đó trên 10 năm khảo nghiệm, giống LDP2 là giống có năng suất cao, chất lượng khá, có tính thích ứng rộng, thích hợp cho chế biến chè xanh, chè đen.

Đến nay diện tích giống LDP2 đạt trên 10.000ha, được người sản xuất đánh giá có nhiều ưu điểm và xác định là giống trồng thay thế giống cũ nhằm nâng cao năng suất và chất lượng chè Việt Nam.

Theo thống kê của Hiệp hội chè Việt Nam, năm 2009, diện tích chè cả nước gần 135.000ha, năng suất chè bình quân đạt 6,8 tấn/ha. So với năm 2000, diện tích chè mới có 80.000ha, năng suất 3,6 tấn thì đến nay diện tích đã tăng 1,68 lần và năng suất tăng 1,88 lần.

Việc phát triển giống chè mới đi đôi với mở rộng diện tích chè đã tạo việc làm cho hàng triệu lao động vùng trung du và miền núi, nâng cao thu nhập, cải thiện và ổn định đời sống của người làm chè, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế vùng trung du và miền núi. Người dân trồng chè không đốt rừng làm nương nên đã góp phần bảo vệ rừng đầu nguồn.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Chọn tạo hai giống lúa thơm mới chất lượng cao

Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) đã chọn và tạo thành công hai giống lúa thơm chất lượng cao QR1 và VS1 trên diện tích 2ha tại thôn Bầu Long Trì, thị trấn Hợp Hòa.

Hai giống lúa này có nhiều ưu điểm vượt trội so với đối chứng như chất lượng gạo ngon, hạt nhỏ, bóng, có mùi thơm nhẹ, cơm nấu không dính, hạt cơm dai và có vị đậm. Đặc biệt, hai giống lúa này có giá trị kinh tế cao, có thể chống chịu rầy và sâu cuốn lá hơn giống lúa HT1 đang trồng đại trà trên địa bàn tỉnh.

Chọn tạo hai giống lúa thơm mới chất lượng cao

Mỗi giống lúa có một đặc tính riêng như đối với giống QR1 có khả năng cảm ôn, sinh trưởng đồng đều, đẻ nhánh khỏe, có thời gian sinh trưởng ngắn. Kết quả thu hoạch giống QR1 rất khả quan với năng suất từ 56,9-57,6 tạ/ha, tăng 1,3-2,9% so với giống HT1 đối chứng, nhưng chất lượng và giá trị thu nhập thì tăng hơn giống HT1 từ 1.000-1.500đồng/kg thóc, trong khi đó chi phí đầu vào là như nhau.

Đây là giống lúa gieo cấy được cả 2 vụ trong năm, có tính thích ứng rộng, chống chịu sâu bệnh tốt, phù hợp cơ cấu trà xuân muộn và trà mùa sớm, tỷ lệ phân bón chỉ bằng 2/3 giống lúa khác. Gạo trắng trong, chất lượng gạo thơm ngon.

Đối với giống VS1 có chiều cao cây từ 100-110cm, phiến lá đứng, dầy, lá đòng to lòng mo, đẻ nhánh khá, khóm gọn, thân to, đốt ngắn, cây khá thấp nên có khả năng chống đổ tốt. Một số loại sâu phổ biến như sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn chỉ gây hại ở mức độ nhẹ. Vụ xuân, thời gian sinh trưởng 120-125 ngày, vụ mùa 95-100 ngày, ngắn ngày hơn Khang Dân khoảng 3-5 ngày, năng suất tương đương nhưng chất lượng hơn hẳn vì có gen thơm.

So với những giống đối chứng như Bắc Thơm và Hương Thơm, năng suất VS1 vượt 15%, thời gian sinh trưởng ngắn hơn 5-7 ngày, có ưu điểm thích nghi rộng, cứng cây, nhất là kháng bạc lá hơn Bắc Thơm. Gạo VS1 khi thổi cơm có mùi thơm nhẹ, vị đậm rất dẻo. Dựa vào năng suất, chi phí đầu tư và giá cả thị trường, đơn vị này sơ bộ hạch toán, trên cùng một sào đất canh tác, khi cấy VS1 thu lãi cao hơn Khang Dân từ 200.000-205.000đ, tương đương cao hơn 5,5-5,6 triệu/ha.

Theo kinh nghiệm của người dân, đây là giống lúa đẻ nhiều, nếu trồng mật độ dày thì hơi nhiễm khô vằn. Khi canh tác không được bón quá nhiều đạm, không bón phân lai rai mà bón “nặng đầu, nhẹ cuối“.

Hiện nay, trên địa bàn Vĩnh Phúc nhiều giống lúa bị thoái hóa, bị nhiễm rầy và nhiễm bệnh nặng, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo nông dân không nên sử dụng. Bên cạnh đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh ngày càng bị thu hẹp, sản xuất luôn bị tác động xấu của thiên tai, lũ lụt.

Việc nghiên cứu, khảo nghiệm và chọn lọc thành công hai giống lúa thơm chất lượng cao QR1 và VS1 đã bổ sung kịp thời vào cơ cấu giống lúa của tỉnh, đồng thời giúp rút ngắn được thời gian để làm vụ đông sớm đáp ứng được yêu cầu thực tế, mở ra hướng xuất khẩu lúa gạo cho tỉnh Vĩnh Phúc.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Lương thực nghèo chất dinh dưỡng do tình trạng ấm lên toàn cầu

Trong một nghiên cứu công bố ngày 2/8, các nhà khoa học cho biết lượng COtrong không khí tăng sẽ làm cho lượng protein trong các loại lương thực thiết yếu như gạo và lúa mì giảm, điều này đe dọa sự phát triển thể chất và giảm tuổi thọ của con người.

Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, đến năm 2050 sẽ có 150 triệu người trên toàn thế giới có nguy cơ rơi vào tình trạng thiếu protein liên quan trực tiếp tới sự gia tăng lượng khí CO2 trong khí quyển.

Nhóm nghiên cứu do các nhà khoa học đến từ Đại học Harvard đứng đầu đã tiến hành nhiều thí nghiệm trên các cánh đồng rộng lớn, trong đó các cây lương thực được đặt trong môi trường có nồng độ CO2 cao hơn bình thường.

Kết quả cho thấy với mức tăng CO2 dự tính từ nay tới năm 2050, thì hàm lượng protein ở lúa mạch giảm 14,6%, ở lúa gạo giảm 7,6 % và ở lúa mì là 7,8% trong khi khoai tây là 6,4%.

Nông dân Nhật Bản làm việc trên một cánh đồng ở Chiba.Lương thực nghèo chất dinh dưỡng do tình trạng ấm lên toàn cầu

Sau đó, các nhà khoa học dựa trên các khuyến cáo của Liên hợp quốc về chế độ dinh dưỡng để tính toán mức độ ảnh hưởng đối với những người có nguy cơ thiếu protein.

Không chỉ ảnh hưởng tới hàm lượng protein, tình trạng gia tăng CO2 trong khí quyển có thể khiến các khoáng chất quan trọng như sắt, kẽm trong các loại lượng thực thiết yếu suy giảm và khiến tình trạng thiếu dinh dưỡng toàn cầu càng trở nên nghiêm trọng hơn, bởi có tới 76% dân số thế giới phụ thuộc vào các loại lương thực này để có đủ lượng protein hàng ngày, đặc biệt là ở các khu vực nghèo đói.

Theo nghiên cứu này, nếu lượng CO2 tăng đúng như tính toán thì tới giữa thế kỷ, dân số của 18 quốc gia trên thế giới sẽ mất hơn 5% lượng protein cần thiết trong thực đơn hàng ngày do lượng protein trong gạo và các lương thực thiết yếu giảm.

Nghiên cứu cũng chỉ ra những khu vực chịu nhiều ảnh hưởng nhất sẽ là châu Phi hạ Sahara và khu vực Nam Á, nơi gạo và lúa mì là những loại lương thực không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày.

Các phương án khắc phục được đề xuất gồm cắt giảm CO2, đa dạng hóa chế độ ăn hàng ngày, tăng hàm lượng dinh dưỡng của các loại lương thực thiết yếu hoặc trồng các loại cây lương thực ít chịu sự tác động của CO2.

Đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá ảnh hưởng của tình trạng ấm lên toàn cầu đối với hàm lượng protein trong các loại lương thực.

Các tác giả cho biết họ vẫn chưa lý giải được vì sao lượng khí thải CO2 lại có thể làm giảm hàm lượng protein hay các thành phần dinh dưỡng khác của các loại lương thực, nhưng hiện tượng này có thể để lại những hậu quả nguy hiểm trên toàn cầu bởi không có protein, quá trình phát triển thể chất sẽ bị ức chế, bệnh tật nhiều hơn và tuổi thọ sẽ giảm đi.

Giả thiết thuyết phục nhất cho tới nay là CO2 khiến lượng tinh bột trong các loại lương thực tăng nên giảm hàm lượng protein và các chất dinh dưỡng.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Nhân giống cây lô hội bằng nuôi cấy mô tế bào

Trung tâm ứng dụng và chuyển giao tiến bộ và công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc vừa ứng dụng thành công công nghệ nuôi cấy mô tế bào để nhân rộng cây lô hội – một dược liệu quý ở địa phương.

Qua 16 công thức thí nghiệm, Trung tâm đã tìm ra được một công thức nhân giống đạt hiệu quả cao nhất: Ngay trong ống nghiệm các chồi đã có chiều cao 3 cm, tỷ lệ ra rễ phát triển 100%, số rễ trung bình từ 5,1-5,3 rễ/chồi.

Sau khi đem trồng ở môi trường tự nhiên, tỷ lệ cây sống đạt trên 81%, chiều cao cây giống sau ống nghiệm đạt 10,5 cm, trọng lượng đạt 16 g, cây sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh, thích hợp với mọi môi trường sống.

Với phương pháp cũ như tách chồi thụ động hoặc giâm cành, mỗi năm một cây chỉ cho từ 10-15 chồi, chu kỳ cây con dài, sau 3 tháng tách khỏi mẹ mới trở thành cây sinh trưởng độc lập.

Mỗi cây lô hội giống sản xuất bằng phương nuôi cây mô tế bào có giá trên 800 đồng, không cao hơn nhiều so với giống sản xuất bằng phương pháp truyền thống.

Lô hội là một loài cây có tác dụng chữa vết thương, tiêu nhanh mụn nhọt, làm thuốc tiêu độc, nhuận tràng; đồng thời lại là loại thực phẩm bổ dưỡng, dưỡng da, tẩy mụn nhọt. Vì thế, việc nhân nhanh giống cây sạch bệnh và đồng đều bằng phương pháp nuôi cây mô tế bào, đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng hóa ở địa phương.

Việc ứng dụng thành công công nghề nuôi cây mô tế bào cây lô hội còn giúp cho ngành dược nước ta vừa lưu giữ và nhân nhanh nguồn gene quý.

Hiện nay, Trung tâm ứng dụng và chuyển giao tiến bộ và công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc đang mở rộng quy mô nhân giống, giảm giá thành, cung cấp cho nhu cầu sản xuất trong và ngoài tỉnh.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Châu âu có thể dùng ấu trùng ruồi làm thức ăn nuôi gà, lợn

Ủy ban châu Âu (EC) đang xem xét khả năng nuôi ấu trùng ruồi trong trang trại để cung cấp nguồn thức ăn giàu protein cho gia súc, gia cầm.

Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA) khẳng định việc sử dụng côn trùng làm thức ăn chăn nuôi không làm tăng rủi ro sinh học hoặc hóa học so với các hình thức chăn nuôi nào khác, New Atlas hôm 6/9 đưa tin. Côn trùng có thể trở thành nguồn thức ăn chăn nuôi tốt giúp con người thoát khỏi tình trạng thiếu hụt protein toàn cầu.

EFSA sử dụng kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp, Hà Lan, Bỉ để thực hiện báo cáo về những rủi ro môi trường khi nuôi côn trùng trong trang trại. Kết quả cho thấy, nếu chất nền nuôi côn trùng không chứa protein có nguồn gốc từ chất thải người hoặc động vật nhai lại, khả năng côn trùng phát triển các protein bất thường gây bệnh như bệnh bò điên sẽ giảm.

EU đang nghiên cứu khả năng sử dụng ấu trùng ruồi làm nguồn thức ăn chăn nuôi.EU đang nghiên cứu khả năng sử dụng ấu trùng ruồi làm nguồn thức ăn chăn nuôi. 

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa chắc chắn về quá trình tiêu thụ côn trùng của con người và động vật. Sự tích tụ của các hóa chất như kim loại nặng hoặc asen là một trong những vấn đề cần nghiên cứu thêm.

Ủy ban châu Âu (EC) đang xem xét dữ liệu và cân nhắc thực hiện dự án PROteINSECT do Quỹ EC tài trợ nhằm kiểm tra độ an toàn cũng như khả năng nuôi ấu trùng ruồi trong trang trại làm thức ăn chăn nuôi.

Kể từ năm 2013, các thành viên của dự án PROteINSECT đã làm việc với các chuyên gia châu Âu, Trung Quốc, châu Phi để nghiên cứu đưa hai loài ấu trùng ruồi vào chế độ ăn của gà, lợn, cá. Họ nuôi ấu trùng bằng chất thải hữu cơ, sau đó phân tích chất lượng và mức độ an toàn của nguồn thức ăn mới.

Theo Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO), nhu cầu tiêu thụ thịt toàn cầu dự kiến tăng 72% từ năm 2000 đến năm 2030. Do đó, nguồn cung cấp protein trong thức ăn gia súc cần tăng lên nhanh chóng.

Việc nuôi côn trùng trong trang trại để cung cấp protein cho chăn nuôi sẽ giúp giải phóng đất để trồng cây, đáp ứng nhu cầu trực tiếp của con người và góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong tương lai.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam