11 loại hoa mai tuyệt đẹp tại Việt Nam

Từ lâu, hoa mai chơi Tết đã trở thành thú tao nhã của người dân Việt Nam. Dưới đây xin gửi đến bà con cùng nhìn ngắm 12 loài hoa mai tuyệt đẹp này.

1. Hoa chi mai

Là loài mai quý hiếm, thích hợp ở những nơi có mùa đông giá lạnh, nhất chi mai chậm lớn, gốc xù xì, nụ màu đỏ, khi nở chuyển sang màu trắng. Nhất chi mai được đánh giá đẹp vào hàng bậc nhất trong “thập đại danh hoa”.

Hoa chi mai

Nguồn: Internet

2. Hoàng mai

Hoàng mai (hay mai vàng) phân bổ nhiều nhất tại những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn và các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng. Mai vàng có từ 5 đến 9 cánh, chỉ nở một lần trong năm vào cuối tháng 12 âm lịch.

Hoàng mai 

3. Mai tứ quý

Mai tứ quý là loài cây đặc biệt nhất về sự chuyển sắc màu của đài hoa và hạt sau khi hoa tàn. Hoa nở lần đầu có 5 cánh màu vàng, các cánh hoa rơi rụng rồi năm đài hoa đổi thành màu đỏ, úp lại ôm lấy nhụy.

Mai tứ quý

4. Mai núi

Là một loài mai rừng nhưng mai núi có khoảng 12 đến 18 cánh. Mai thường mọc trên núi đá khô khốc, sống chủ yếu bằng hơi sương và nước mưa. Mai núi thường xuất hiện nhiều tại các vùng núi thuộc Tây Nguyên.

 Mai núi 

5. Mai động

Loài mai thường mọc ở những vùng cát trắng, gần biển được gọi là mai động. Mai động có thân suôn thẳng, tròn, hoa trổ chi chít. Chúng phân bố rải rác ở các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình, Quảng Trị trở vào miền nam, cho tới tận Đồng Nai và Tây Ninh.

Mai động

6. Mai giảo

Là loại mai nhân tạo có nhiều cánh được ghép lại từ nhiều loại mai khác nhau trên cùng một cây mai.

Mai giảo

7. Mai Cà Ná

Là loài mai đặc trưng mọc tại vùng biển Cà Ná, Ninh Thuận, mai Cà Ná có thân nhỏ, cánh giòn, lá hình bầu dục.

Mai Cà Ná

8. Mai hương

Mai hương, mai thơm hay mai ngự là tên của loài mai vàng 5 cánh có mùi thơm đặc trưng. Nó xuất hiện nhiều ở Huế, Bến Tre.

Mai hương

9. Mai chùm thân gửi

Loài mai sống nhờ trên thân cây khác được gọi là mai chùm gửi. Thân cây gồ ghề, xù xì. Hoa trổ dày thành từng chùm đặc nghẹt.

Mai chùm thân gửi

10. Mai chiếu thủy

Mai chiếu thủy là mai có lá hình trái xoan, thuôn, hình dải. Hoa màu trắng, mùi thơm, có 5 cánh.

 Mai chiếu thủy

11. Mai mơ

Mai mơ cao từ 6 – 9 mét, lá rộng tròn. Hoa nở vào đầu xuân, có 5 cánh với hai sắc: trắng và hồng. Đài hoa màu đỏ tía hoặc xanh sẫm.

Mai mơ

Theo nguồn baomoi.com được tổng hợp lại bởi Farmtech Vietnam.

Xử lý ao nuôi tôm không dùng hóa chất

Có 3 cách cơ bản nhất để xử lý ao nuôi tôm như sau :

1. Nuôi cá rô phi và rong biển

Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Phú Yên thì: chất lượng nước trong các ao nuôi tôm không thả cá rô phi và rong câu thường có sự biến động lớn về các thành phần như nitơ, phốt pho, chlorophyll-a… Điều này sẽ tạo môi trường thuận lợi cho một số loại tảo và vi khuẩn có cơ hội phát triển mạnh làm cho lượng oxy trong ao giảm nhanh chóng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tôm nuôi.

Để khắc phục tình trạng này, các chuyên gia thuỷ sản đã nghiên cứu và khuyến cáo người nuôi tôm nên thả cá rô phi với mật độ 3- 4 con/m2 cùng với 300 gam rong câu/m2 cho mô hình trang trại nuôi tôm có ao xử lý nước thải riêng biệt. Với mật độ đó, khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng dư thừa cùng với các chất vô cơ cho kết quả cao nhất. Qua đó, nồng độ nitơ, phốt pho luôn được kiểm soát ở mức tốt nhất.

2. Phương pháp xiphông đáy

Ưu điểm của phương pháp này là có thể hút hết những chất hữu cơ bị phân huỷ dưới đáy ao nuôi tôm, làm tăng lượng oxy hoà tan trong nước, kéo dài thời gian nuôi, hiệu quả kinh tế cao, giảm chi phí sử dụng hoá chất trực tiếp để xử lý nền đáy.

Phương pháp xi phông đáy ao phổ biến trong nuôi tôm

 Máy xi phong di động:

** Thường dùng cho ao:

Ao không có hố xi phong. Ao có diện tích lớn (trên 2500m2), dùng được cho ao có đáy không bằng phẳng.

Thường sau 2-3 tháng thả tôm nuôi, khi đáy ao tích tụ nhiều chất thải, các yếu tố môi trường có dấu hiệu vượt ngưỡng cho phép trong ao nuôi, thì có thể tiến hành xi phông đáy ao.

Cách lắp đặt và vận hành:

Dụng cụ để xử lý xi phông là 2 ống nhựa PVC có đường kính 10-20 cm. Dài 1-1,2 m nối với nhau thành chữ T ở đoạn trên đầu chữ T khoan nhiều lỗ nhỏ (kích thước cỡ con tôm trong ao nuôi). Phần cuối chữ T đấu nối vào đầu hút nước của bơm ly tâm (có cánh quạt hút nước). Bơm ly tâm được nối với trục nối dài của moteur hay động cơ nổ dùng xăng. Hiện nay có nhiều loại máy bơm trên thị trường người nuôi có thể sử dụng.

Ưu điểm của phương pháp này:

Có thể hút được bùn của chất thải đồng thời tránh cho tôm bị hút vào khi bơm ly tâm hoạt động. Bùn và chất thải theo đầu chữ T và thoát ra ngoài theo ống thoát nước của bơm ly tâm.

Dùng được cho nhiều ao, dùng được cho ao có diện tích lớn.

Máy xi phong đáy ao đặt trên bờ

** Áp dụng cho:

Ao có hố gom chất thải, có thể dùng cho ao đất nhưng phải lót bạt phần hố xi phong hoặc ao nuôi lót bạt.

Thiết kế ao nuôi:

Đào một hố sâu khoảng 80 cm toàn bộ khu vực chất thải gom lại, sau đó lấy bạt trải hết đáy hố và thành hố. Phần mép bạt được cuộn vào thanh tre và chôn sâu khoảng 20 cm. Việc chỉ trải bạt hố xi phông không quá tốn kém mà vẫn hút sạch hoàn toàn chất thải nên công dụng không kém hố xi phong của ao trải toàn bộ bạt đáy.

Đặt một mô tơ khoảng 2 – 3 HP trên bờ, lắp một ống PVC hoặc ống gân đường kính 60 nối từ mô tơ đến giữa ao để giúp bơm chất thải ra ngoài. Ống này nên đặt nổi cách mặt nước 20 – 30 cm, dùng tầm vông để đỡ ống. Phần đầu hút xi phông gắn vào ống gân mềm để dễ vận hành di chuyển toàn bộ khu vực hố. Phần chất thải đi từ mô tơ đến ao thải có thể dùng ống mềm (ống vải) để dễ cuộn lại, sử dụng cho nhiều ao. Nếu 2 ao tôm cạnh nhau có thể thiết kế chung một mô tơ đặt trên bờ chung để sử dụng cho 2 ao.

Vận hành:

Khi bơm nước vào ao, nên bơm đầy hố xi phông ở giữa ao trước, sau khi bơm đầy hố, áp lực nước từ trên xuống sẽ ép bạt dính chặt xuống đáy và xung quanh hố khiến bạt không bị phồng lên. Có thể tiến hành hành xi phông cho ao khi tôm đạt kích cỡ từ 2 g trở lên.

Dùng thuyền hoặc phao ngồi trên để di chuyển đầu xi phông toàn bộ hố. Nếu tiến hành xi phông hằng ngày, đáy ao sẽ không bẩn thì hoàn toàn có thể lội xuống đứng dưới ao xi phông mà không ảnh hưởng gì và cũng dễ kiểm tra mức độ sạch bẩn của đáy ao.

Nên xi phông mỗi buổi sáng, thời gian xi phông chỉ khoảng 30 phút đến 1 giờ mỗi hố, điều này sẽ hạn chế được rất nhiều chất thải lắng tụ ở đáy ao, giúp duy trì chất lượng nước và đặc biệt giảm được lượng vi sinh cần thiết; hoặc cũng với lượng vi sinh tương tự, nhưng hiệu quả của vi sinh được tốt hơn vì lượng chất thải trong ao ít hơn. Phần nước hao hụt mỗi lần xi phông khoảng 2% nước sẽ được bơm bù lại từ ao chứa đã được xử lý.

 Xi phông nhờ van tự động

** Áp dụng hiệu quả với:

Ao nhỏ diện tích dưới 2500m2

Ao có hố xi phong, ao lót bạt cả ao hoặc đổ bê tông cho hố.

Với ao nuôi có đáy ao cao hơn hệ thống thoát nước và kênh xử lý chất thải.

Cấu tạo hố xi phong:

Với hệ thống này không cần sử dụng động cơ bơm ly tâm vì áp lực nước sẽ đẩy chất thải ra ngoài đáy ao hệ thống cống rảnh mà không cần bất kỳ lực tác động.

Hố xử lý chất thải phải đủ rộng để gom chất thải và thường có dạng chóp nón.

Từ miệng hố đến đáy hố cách nhau 50cm và đường kính 2m cho ao 2000m2- 2500m2

Giữa hố có ghép nối với 1 ống nhựa PVP phi 75 có bịt lưới đầu ống đủ để hút bùn đáy và ngăn tôm lọt qua ghép nối với đường ống hút nên chôn dưới lòng đất để không bị ảnh hưởng lúc cải tạo cuối ống nhựa lắp 1 van để xả thải.

Cuối vụ cần hút sạch bùn trong đường ống tránh tình trạng bùn đọng trong ống lúc phơi khô ống sẽ bị tắc nghẽn.

Tùy theo mật độ tôm nuôi và lượng chất thải trong ao mà sắp xếp lịch xi phong đáy ao cho phù hợp.
Một ngày rút 2 hoặc 3 lần mỗi lần chỉ 1-2 phút. Sau đó phải bù lượng nước đã mất cho ao tôm.

3. Xử lý nước bằng tia cực tím

Hệ thống bao gồm một bể tràn là bồn chứa khoảng 350 lít, 10 bóng đèn tia cực tím, máng nước bằng nhôm hoặc bằng nhựa, nguồn điện phân, lưới lọc và nguồn điện có công suất 1.000W lấy từ nguồn máy nổ sục khí. Khi hút vào bể tràn, nước sẽ được nén và đi qua lưới lọc rồi chảy vào máng, nơi lắp đặt hệ thống đèn chiếu tia cực tím và nguồn điện phân.

Nhờ cách lắp đặt đèn và hệ thống làm xáo trộn, nước sẽ được tiếp xúc với đèn tia cực tím, cộng với nguồn điện phân sẽ diệt số lượng lớn vi khuẩn trước khi vào ao nuôi. Theo kết quả thử nghiệm của Trung tâm Y tế dự phòng Phú Yên, kết quả thí nghiệm rất khả quan với khả năng diệt khuẩn là 85%, cụ thể mẫu nước chỉ còn lại 500 cá thể so với 3.800 cá thể vi khuẩn ban đầu.

Cả ba phương pháp này đều không sử dụng hoá chất trong ao nuôi góp phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản, đáp ứng những thay đổi nhanh chóng và yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt của thị trường xuất khẩu hiện nay. Cách thức và phương pháp sử dụng đơn giản nhưng cho tôm nuôi thương phẩm đạt chất lượng cao, không có kháng sinh, giảm chi phí sản xuất, mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Trồng và chăm sóc cây cảnh trong chậu đúng cách

Cây cảnh làm cho không gian sống thêm phần sinh động, đầy màu sắc. Việc chọn một cây phù hợp để đặt trong góc phòng, trên bàn hay bệ cửa sổ là hết sức cần thiết. Để trang trí và làm đẹp cho ngôi nhà, cần biết kỹ thuật trồng cây cảnh trong chậu đúng cách để cây sống và khỏe mạnh nhất.

1. Chuẩn bị đất và trồng cây

Làm ướt đất và trộn đều trước khi trồng. Có thể tự pha trộn đất trồng với rơm, cỏ khô, phân bón, cho tất cả vào một thùng gỗ hoặc xe cút kít rồi trộn đều. Nếu mua túi đất hữu cơ bán sẵn ngoài cửa hàng, chỉ cần thêm nước vào và trộn đều ngay trong túi trước khi đổ vào chậu.

Chuẩn bị đất trồng cây trong chậu

Bố trí vị trí cây trong chậu theo sở thích của mình, hãy cho đất vào xung quanh và vỗ nhẹ cho đất kín các kẽ hở trong chậu.

Lưu ý: Không nên cho đất vào đầy chậu, vì như vậy khi tưới, cây sẽ không hấp thụ được mà còn làm nước chảy tràn ra ngoài gây lãng phí.

Ví dụ: Cỡ chậu 6-13 cm cần có khoảng cách từ mặt đất trồng lên mép thành chậu là 1 cm. Cỡ chậu 14-19 cm cần khoảng cách là 2 cm. Cỡ chậu 20-23 m cần khoảng cách là 2,5 cm. Cỡ chậu 25-30 cm cần khoảng cách là 3,5 cm.

Cây cảnh bày trí trong nhà thì lượng nước tưới không nên quá nhiều, khi nào thấy đất trồng khô thì tưới nước là được.

Ngoài ra, có thể dùng bình phun nước để phun cho cây, mùa hè có thể phun ngày hai lần, mùa đông thì ngày một lần để tăng cường độ ẩm, làm sạch lá, có lợi cho quá trình quang hợp của cây, làm cây xanh tốt.

2. Bón phân

Bón phân cho cây là công việc vô cùng quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình phát triển của cây. Nếu bón nhiều phân quá thì cây sẽ phát triển nhanh làm mất dáng thế, gọi là phá thế. Nhưng nếu bón ít quá, cây sẽ thiếu dưỡng chất làm chết cành…

Vì vậy, cách tốt nhất là khoảng nửa tháng bón phân cho cây một lần, tỉ lệ bón 5% phân tổng hợp cho cây. Ngoài ra, dùng nước vo gạo để tưới cây cũng có tác dụng rất tốt cho sự phát triển của cây.

3. Phòng bệnh cho cây

Cây cảnh bày trí trong nhà không được dùng thuốc trừ sâu, có thể dùng thuốc diệt muỗi để trừ sâu. Đối với cây mắc bệnh phấn trắng thì có thể dùng khăn và cồn lau sạch, nếu mức độ bệnh nghiêm trọng thì cần phải để cây ra ngoài rồi trị bệnh cho cây.

Khi phát hiện cây có hiện tượng vàng úa, khô héo, rụng lá… thì phải kịp thời có những biện pháp chăm sóc giúp cây hồi phục lại sức sống. Không nên cho ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu xạ vào cây để tránh làm cho sức nóng của ánh nắng gây ảnh hưởng bất lợi đến cây cối hoặc có thể làm cho cây chết do bị mất nước. Nơi chăm sóc cây phải là nơi mát mẻ, không khí trong lành và nên tránh gió mạnh.

Tưới nước đầy đủ cho cây

Trong thời gian đầu nuôi dưỡng cây thì không nên tác động vào đất trồng bởi vì lúc này các tổ chức và chức năng của cây ở trạng thái tĩnh, nếu động thổ thì sẽ làm cho hệ rễ cây bị tổn thương. Vào thời gian này chỉ nên cắt bỏ các lá vàng úa, khô héo, tưới nước đầy đủ, đồng thời có thể hòa đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cho cây, mỗi tuần một lần, sau mỗi tháng thì sẽ tăng dần lượng, sau khoảng 2 -3 tháng thì sẽ tăng nồng độ.

Trên đây là một số kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây cảnh, chúc bà con trồng và chăm sóc đúng cách để có được cây cảnh ưng ý nhất làm đẹp cho căn nhà.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

10 điều cần làm khi nuôi tôm mùa mưa bão

Khi trời mưa nhiệt độ, độ mặn, pH và oxy hòa tan trong ao đều bị giảm đột ngột. Việc chăm sóc tôm nuôi trong mùa mưa nhất là những cơn mưa liên tục kéo dài gây nhiều khó khăn cho người nuôi, kể cả những người nuôi có kinh nghiệm, từ việc xả nước mặt cho đến chế độ tăng giảm lượng thức ăn cho hợp lý tránh dư thừa thức ăn.

Tôm sú là loài động vật máu lạnh, nhiệt độ cơ thể của tôm có thể thay đổi trong một khoảng nhiệt độ giới hạn. Nhưng nếu các yếu tố môi trường thay đổi đột ngột vượt quá giới hạn cho phép tôm sẽ bị yếu, sốc và có thể chết hàng loạt.
Cần có sự chuẩn bị đồng bộ các khâu từ khi xử lý ao đến khi nuôi.

1. Phải có ao lắng và xử lý nước đúng quy trình trước khi cấp vào ao nuôi

Ao lắng có diện tích bằng 1/3 – 1/2 ao nuôi.
Có thể nuôi thay đổi ao sau từng vụ.
Dự trữ đủ nước để sẵn sàng thay nước cho ao nuôi.
Không nuôi tôm với mực nước quá cạn.

2. Mật độ thả nuôi thích hợp:

Trong mùa mưa chỉ nên thả với mật độ vừa phải (<25 con/ m2 với tôm sú và < 100 con/ m2 với tôm thẻ chân trắng)

3. Tăng cường hệ thống quạt nước, ôxy đáy ao, giảm phân tầng trong ao về nhiệt độ, độ mặn, ôxy.


Lắp quạt: ước tính 1 cánh quạt sẽ cung cấp đủ oxy cho 2.800 con tôm từ lúc mới thả đến khi thu hoạch. Lắp cánh quạt theo đúng yêu cầu kỹ thuật:
+ Khi quạt vận hành nước phải xoáy vào giữa ao để gom mùn bã hữu cơ vào giữa ao
+ Vận tốc của guồng quay phải đạt từ 80-85 vòng/ phút.
+ Cách thử: Cho quạt quay, sau đó đổ xuống ao từ 5-10kg saponin, nếu bọt nước tập trung ở giữa ao là lắp quạt đúng.Lắp đặt hệ thống oxy đáy ao: ống nhựa hoặc đá bọt.

4. Kiểm tra hoạt động của tôm và môi trường nước sau mưa

 Kiểm tra hình dáng bên ngoài, màu sắc, phản xạ, kiểm tra đường ruột của tôm, thức ăn trong nhá…

 Kiểm tra pH, độ kiềm, độ đục, độ mặn.

5. Theo dõi thường xuyên nước trong ao


Trong ao nuôi pH luôn phải đạt từ 7,5-8,5. Nước mưa có tính axit, làm rửa trôi phèn từ bờ ao, làm giảm pH nước trong ao. Để hạn chế giảm pH trong ao nuôi khi trời mưa: Rải vôi dọc bờ ao trước khi trời mưa (rải khô) khoảng 10kg/100m2. Sau khi mưa, nên hoà vôi tạt xuống ao khoảng 10-20kg/1haKết hợp quạt nước để tránh hiện tượng phân tầng nước.Khi mưa to, mực nước ao nuôi lên cao cần xả bớt nước mặt để tránh giảm độ mặn đột ngột và tràn bờ, vỡ bọng, cống.

6. Phương pháp tăng độ kiềm trong ao nuôi

Độ kiềm thích hợp cho tôm sú là 90-130ppm, cho tôm thẻ chân trắng là 100-150ppm. Ngâm vôi dolomite vào nước ngọt 24h sau đó tạt đều xuống ao vào lúc 8-10 giờ đêm. Cứ 1,655 g vôi dolomite làm cho 1m3 nước tăng độ kiềm lên 1 mg/ml. Cách tính lượng vôi dolonite: để tăng độ kiềm cho ao 5000 m3 từ độ kiềm 80 mg/ml lên 90 mg/ml:

Lượng vôi dolomite cần sử dụng = 5000 x 1,655 x (90-80)/1000 = 82,75kg

Khi tăng độ kiềm trong ao, lưu ý rằng chỉ tăng 1 lần 10 mg/ml; sau đó lặp lại, không tăng 1 lần quá nhiều sẽ làm tôm bị sốc.

Nếu sử dụng phương pháp trên mà độ kiềm không tăng hoặc tăng quá chậm thì chúng ta dùng biện pháp sau:

Kết hợp 70% lượng vôi cần theo cách tính trên là soda (NaHCO3), 30% lượng vôi cần đánh theo công thức trên là dolomite. Ngâm vào nước ngọt 24h sau đó tạt đều xuống ao vào lúc 8-10 giờ đêm.

7. Quản lý tảo khi độ mặn thấp hơn 8‰

Khi độ mặn trong ao thấp hơn 8‰ thường xuất hiện tảo lục có màu xanh nước rau má. Khi đó có các hiện tượng:
Tảo thường xuyên bị tàn lụi. pH dao động mạnh trong ngày Tôm thường bị đóng rong. Thường thiếu oxy vào sáng sớm. Tôm dễ bị đen mang, vàng mang.
Biện pháp khắc phục:
Giảm thức ăn. Dùng BKC 800 với nồng độ 0,5ppm. Chọn 1/3 diện tích ao hướng cuối gió để tạt vào lúc trời nắng gắt (không sử dụng quạt nước) hoặc dùng SEAWEED với nồng độ 0,5-1ppm tạt khắp mặt ao. Vớt bọt tảo tàn sau khi sử dụng thuốc. Lặp lại từ 2-3 lần. Sử dụng ZEOBAC 3-5ppm để hấp thu khí độc do xác tảo lắng dưới đáy ao sinh ra.

8. Giải quyết nước đục trong ao


Trong ao nước đục chủ yếu do hạt sét gây nên. Nước đục ảnh hưởng đến các yếu tố:
Giới hạn sự quang hợp của tảo làm thiếu oxy trong ao, tăng hàm lượng CO2 quá cao làm tôm ngạt thở. Tảo thường bị tàn đột ngột Phù sa bám vào mang tôm làm cho tôm hay bị sưng hoặc vàng mang.
Có thể sử dụng 1 trong những cách sau đây để xử lý cho ao có 5.000m3 nước:
Dùng 125kg rơm khô thả dọc bờ ao và kết hợp 10kg BLUEMIX. Rơm được bó thành từng bó khoảng 3-5 kg thả xuống ao, khi thấy nước tiết ra có màu đỏ thì vớt lên và lặp lại 2-3 lần. Dùng 150 kg thạch cao, nếu sau 2 lần đánh mà nước vẫn chưa trong thì nên tăng nồng độ ở lần thứ 3. Chú ý khi sử dụng thạch cao phải nâng độ kiềm của ao lên 100 ppm rồi mới sử dụng.
Sau khi sử dụng 1 trong 2 phương pháp trên mà không có hiệu quả thì chúng ta sử dụng phương pháp sau:
Dùng sunphát nhôm Al2(SO4)3.14H2O với liều lượng 50kg. Khi sử dụng phương pháp này chú ý phải tăng pH và độ kiềm của ao. Đây là biện pháp cuối cùng chỉ sử dụng khi không còn làm được cách khác vì rất nguy hiểm. Khi nước đã giảm đục chúng ta cần phải gây màu nước bằng cách dùng BLUEMIX với liều lượng 2-3 kg/1.000m3 nước.
Có thể làm hệ thống lưới đáy ao giúp hạn chế phù sa và tăng thêm diện tích cho tôm ở.

9. Quản lý các khí độc NH3, H2S, CH4

Tránh hiện tượng dư thừa thức ăn. Cần có ao xử lý để thay nước thường xuyên vào những tháng cuối Sử dụng định kỳ men vi sinh Si phon đáy ao, hút chất thải ra ngoài khi tôm được hơn 70 ngày tuổi. Tăng cường hệ thống máy quạt nước. Ổn định pH trong khoảng 7,8-8,2Đo kiểm tra nồng độ NH3, H2S, NO2- (NO2- thường xuất hiện trong ao có độ mặn <10 ppt).
Dấu hiệu tôm nhiễm khí độc: Thân tôm thường có màu đỏ nhạt, vỏ ốp, bơi lờ đờ trên mặt nước, giảm ăn. Nếu bệnh nặng có thể tấp bờ, chết rải rác đến hàng loạt.
Biện pháp khắc phục:
Dùng muối hạt 10kg/1600m2 đáy ao rải vào lúc trời có nắng. Lặp lại liên tục 2-3 lần. Cho ăn thêm vitamin C, calxi-photpho 1 tuần.

10. Cho ăn đúng chương trình, giảm lượng thức ăn khi trời mưa, sắp mưa

Ngay khi thấy trời âm u sắp mưa, cần giảm lượng thức ăn hoặc thậm chí ngừng cho ăn nếu cơn mưa đến gần, chờ đến khi ngớt mưa cho ăn với số lượng giảm 30-50 phần trăm lượng thức ăn bình thường, do mưa, lạnh làm tôm giảm ăn. Nếu dư thức ăn sẽ làm tảo lục phát triển mạnh, pH nước ao dao động, tôm bị đóng rong. Để bảo đảm sức đề kháng và tránh cho tôm bị mềm vỏ, có thể trộn vào bữa chính các loại vitamin tổng hợp + khoáng chất + vitamin C mỗi ngày.

Theo Vietlinh, tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

8 cây cảnh của Việt Nam đáng giá triệu đô

1. Mâm xôi con gà

“Mâm xôi con gà” là cây sanh cổ thụ hơn 150 năm tuổi, có xuất xứ từ thôn Ngô Sài, xã Sài Sơn, Quốc Oai, thuộc Hà Tây cũ của dòng họ Phạm. Năm 1996, họa sĩ Đặng Xuân Cường (Cường họa sĩ), một nghệ nhân nổi tiếng ở đất Hà thành đã phát hiện, tìm mua và trực tiếp tạo dáng cho cây này. Qua nhiều tay của các đại gia chơi cây, hiện “Mâm xôi con gà” thuộc sở hữu của ông Nguyễn Nam Thành (Thành “vàng”) Việt Trì, Phú Thọ.

Tác phẩm mâm xôi con gà

Tháng 4/2012, siêu cây triệu đô của đại gia đất Việt Trì đã được lên trang bìa của tạp chí về nghệ thuật chơi cây cảnh, bonsai – BCI của Mỹ. Trong một triển lãm sinh vật cảnh, Mâm xôi con gà được định giá 6 triệu USD tương đương với 120 tỷ đồng.

2. Chiến thắng Bạch Đằng

Những cây tùng trong bộ tác phẩm “Chiến thắng Bạch Đằng” của doanh nghiệp Gia Phạm (Hải Phòng) trồng trên thân cây gỗ sáo đen được định giá hơn 70 tỷ đồng bởi sự mới lạ và sáng tạo.

Tác phẩm hiến thắng Bạch Đằng

Nguồn: Internet

3. Ông bụt

“Ông bụt” là cây tùng có tuổi đời hơn 500 năm, thuộc sở hữu của Phạm Văn Toàn (Toàn đôla) ở Việt Trì, Phú Thọ. Cây còn được gọi là “đại cổ tùng”, liệt vào hàng có một không hai trong làng sinh vật cảnh Việt Nam. Cây được định giá 1,2 triệu USD.

Tác phẩm ông bụt

4. Trực quân tử

Cây sanh đại thụ thế Trực quân tử của anh Phạm Hải Anh thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Đây là cây trải qua hơn 4 đời và được định giá khoảng 25 tỷ đồng. Theo chủ nhân của cây sanh đại thụ này, 25 tỷ là giá mà khách mua cây từng trả cho gia đình anh. Tuy nhiên, anh chưa hề có ý định bán nó.

5. Dáng làng

“Dáng làng” là cây sanh có tuổi đời 200 năm, cây thuộc sở hữu của đại gia Toàn đôla. Cây sanh này được anh mua trong Huế  với giá 3 tỷ đồng từ mấy năm trước. Đến nay, đã có người trả giá 22 tỷ đồng nhưng anh chưa bán.

Tác phẩm dáng làng

6. Quần long phượng vũ

Cây Sanh “Quần Long Phượng Vũ” của công ty xây dựng Cường Thịnh Thi (Ninh Bình) có tuổi thọ trên 100 năm, được cho là “độc nhất vô nhị” có giá là 1 triệu USD.

7. Tam đa

Cây sanh Tam đa của ông Nguyễn Công Khanh ở thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Là cây sanh có gốc cổ thụ được định giá hơn 20 tỷ đồng.

8. Phu thê

Cây sanh có dáng Phu thê này thuộc sở hữu của ông Nguyễn Gia Hiền (Triều Khúc, Hà Nội). Tính đến giai đoạn hiện tại, cây sanh đã có tuổi đời hơn 100 năm.

Trong Festival cây cảnh nghệ thuật tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh năm 2006, đây là cây cảnh duy nhất đạt giải Vàng. Và cũng trong Festival, một đại gia khét tiếng ở Sài Thành dám bỏ ra 400.000 USD (gần 6 tỷ Việt Nam đồng) để mua cây sanh này nhưng ông không bán.

Tác phẩm phu thê

Ngoài ra, còn rất nhiều những siêu cây khác như Lão Mai được định giá 19 tỷ đồng, cây sanh Dáng Long của hội sinh vật cảnh Hải Dương giá 7 tỷ, Tác phẩm “Long cuốn Thủy” của hội sinh vật cảnh Bắc Ninh có giá khoảng 1,4 tỷ hay cây đa búp đỏ của ông Châu ở làng Triều Khúc, Hà Nội…

Theo news.zing.vn được tổng hợp lại bởi Farmtech Vietnam.

Những loài cây mang tài lộc nhất định phải có trong vườn nhà

Người ta vẫn thường trồng những loài cây đem lại nhiều điều may mắn cho gia chủ và giúp chủ nhân làm ăn phát đạt.

Dưới đây là những loài cây rất tốt được các chuyên gia phong thuỷ khuyên trồng trong vườn nhà.

1. Cây tre biểu tượng cho phú quý, no đủ

Cây tre là loại cây cảnh được nhiều người lựa chọn khi dùng để trang trí ở trước cửa nhà. Phong thủy cho rằng, đây là cây đem lại nhiều điều may mắn nhất cho gia chủ và giúp chủ nhân làm ăn phát đạt. Cây tre cũng là một biểu tượng của loại cây phú quý, đem lại sự no đủ. Ngoài ra, cũng có thể trồng cây tre ở xung quanh hàng rào hay khu vực trước hiên nhà hoặc trong khu vườn.

Cây tre trồng tại vườn nhà

2. Cây cau mang may mắn cho gia chủ

Cau là loài cây có thân thẳng, thanh mảnh nên không ngăn nắng sớm, cũng như luồng ánh sáng cần thiết vào ngôi nhà. Bên cạnh đó, cau cũng không cản gió mát lành vào nhà. Không chỉ vậy, cau còn ít rụng lá không làm hỏng cảnh quan phía trước nhà. Điều quan trọng hơn, cây cau còn được trồng trước nhà với mong muốn tăng nguồn năng lượng dương, giảm năng lượng âm ảnh hưởng đến ngôi nhà. Từ đó mang đến may mắn cho gia chủ. Có lẽ vì hàng loạt những tác động tốt mà từ xưa đã có câu ‘trước cau sau chuối’.

Cây cau được trồng trong nhà

3. Cây bạch quả che chở cho ngôi nhà khỏi những điềm xấu

Cây bạch quả – còn có tên gọi khác là cây ngân hạnh, cây rẻ quạt – không chỉ có tác dụng trong y học truyền thống mà nó còn có thể xua đuổi ma quỷ. Cây bạch quả có thể sống đến hàng nghìn năm và vì hoa của nó chỉ nở vào ban đêm nên con người rất hiếm khi nhìn thấy.

Cây bạch quả

Do đó, nhiều người vẫn xem cây bạch quả như một sức mạnh huyền bí che chở cho ngôi nhà khỏi những điềm xấu, không may mắn. Người xưa thường dùng nó để chế tạo ấn, phù trấn trạch ngăn ngừa ma quỷ.

4. Cây hồ lô mang an lành, tốt đẹp cho gia chủ

Phong thuỷ cho rằng, cây hồ lô là loại cây có thể trừ tà. Vì cây có nhiều trái, nhiều hạt nên được gọi là “đa tử đa phúc”. Con người thường làm giàn trồng hồ lô quanh nhà để mọi sự được an lành, tốt đẹp.

Cây hồ lô

5. Hoa sen biểu tượng cho cuộc sống hạnh phúc, bình an

Sen là loài hoa trồng dưới nước nổi tiếng trong truyền thống Việt Nam, được trồng trong sân nhà tại bể nước, hồ nuôi cá. Hoa sen trồng trong bùn đen nhưng không hề vấy mùi bùn, vì thế được coi là pháp bảo quan trọng của nhà Phật. Hoa sen còn ngụ ý một cuộc sống hạnh phúc, bình an cho gia đình.

Sen được trồng trong nhà

Nguồn: Internet

6. Dừa cảnh mang đến điềm lành

Cây dừa cảnh sẽ mang đến điềm lành cho gia chủ. Không chỉ vậy, dừa cảnh còn giúp công việc làm ăn của chủ nhà được thuận buồm xuôi gió, phát lộc, phát tài.

Cây dừa cảnh

7. Cây hoa hồng mang bình an cho gia chủ

Hoa hồng có nhiều chủng loại, màu sắc hoa phong phú. Đây là loài hoa được trồng phổ biến trong các kiến trúc sân vườn, thường được trồng trong các bồn hoa có núi đá, ở góc vườn hay những nơi có diện tích nhỏ hẹp. Do hoa nở suốt bốn mùa nên được dân gian coi là loài hoa cát lành may mắn, mang ý nghĩa “bốn mùa bình an”.

Cây hoa hồng

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

 

Phương pháp chọn tôm giống

Tôm giống là yếu tố quyết định thành bại của một vụ nuôi. Chất lượng tôm giống có ảnh hưởng quan trọng đến năng suất và phẩm chất của tôm thương phẩm. Để có một vụ nuôi thắng lợi thì việc chọn được tôm giống tốt là điều người nuôi tôm cần phải lưu ý. Sau đây là phương pháp chọn tôm thẻ chân trắng giống để có một vụ nuôi thành công :

1. Phương pháp đánh giá cảm quan

Tôm giống có kích cỡ đồng đều, số tôm chênh lệch không vượt quá 5%. Chiều dài thân tôm lớn hơn 10mm (12mm đối với tôm sú). Tôm giống nên chọn tôm giai đoạn postlarva 10 – 12 (PL 10 – PL 12) vì giai đoạn này tôm đã phát triển hoàn chỉnh về hình thái, sinh lý và dễ thích nghi với môi trường sống mới.

Cách đơn giản để xác định tuổi tôm post thẻ chân trắng là đếm số gai trên chủy đầu tôm. Số gai trên chủy nhân với 3 là ngày tuổi của post.

  • PL 12 có 4 gai trên chủy phát triển hoàn chỉnh (04 gai x 3 = 12 ngày tuổi)
  • PL 10 có 3 gai trên chủy phát triển hoàn chỉnh và một gai thứ tư vừa mới nhú (chưa phát triển hoàn chỉnh)
  • PL 9 có 3 gai trên chủy phát triển hoàn chỉnh (3 gai x 3 = 9 ngày tuổi)

Màu sắc tôm tươi sáng, vỏ mỏng, có màu tro đen đến đen, đầu thân cân đối, đuôi tôm xòe ra là con giống tốt.

Tôm giống tỏ ra linh hoạt, khỏe mạnh, phân bổ đều trong bể nuôi, hình dáng thon dài, ruột đầy thức ăn (khả năng bắt mồi tốt).

Dùng tay gõ nhẹ vào thành dụng cụ chứa tôm, nếu tôm phản ứng nhanh thì đàn tôm đó khỏe. Tôm bột không khỏe sẽ lờ đờ, không phản ứng và cơ thể cong vẹo khi bơi lội. Hoặc thả tôm giống vào thau, dùng tay khuấy đều, tôm khỏe thường bơi ngược dòng hoặc bám chung quanh thành thau, tôm yếu tụ lại ở giữa.

2. Phương pháp quan sát trên kính hiển vi

Phương pháp này ngoài đánh giá được tôm giống khỏe hay không còn biết được tôm có nhiễm ký sinh hay bị tổn thương hoại tử các bộ phận râu, chân, bụng,…

– Tôm khỏe, các tế bào sắc tố (ở phần bụng) thường xuất hiện dưới dạng những đốm nhỏ có dạng hình sao. Tôm yếu, các tế bào sắc tố thường lan rộng làm thành những vạch nối tiếp nhau phía dưới phần bụng.

-Tôm có các đốt ở bụng càng dài càng tốt và tôm sẽ lớn nhanh. Tôm có đuôi hình dáng chữ V và góc hai râu sát nhau như góc chữ V là tôm khoẻ.

– Không có nấm, vi khuẩn hay nguyên sinh động vật bám ở chân, bụng, đuôi, vỏ và mang tôm. Các nhóm này sẽ làm cản trở sự hô hấp và lột xác của tôm.

3. Phương pháp gây sốc

Phương pháp này đánh giá khả năng chịu đựng và tình trạng sức khỏe của tôm giống.

Gây sốc độ mặn

Lấy mẫu khoảng 100-200 con tôm post, nếu nước trong bể ương tôm có độ mặn trên 20‰, thì pha nước mặn và nước ngọt với tỉ lệ 1:1, nếu độ mặn nước bể ương thấp hơn 20‰ có thể cho tôm vào thẳng trong môi trường nước ngọt. Sau 2 giờ, nếu tỷ lệ tôm chết dưới 5% là đàn tôm tốt.

Gây sốc formol

Lấy khoảng 10 lít nước trong bể ương tôm, pha dung dịch Formol nồng độ 200 ppm (2cc/10 lít nước), cho vào khoảng 100 tôm post. Sau 2 giờ, nếu tôm chết không quá 5% thì đàn tôm đạt yêu cầu.

4. Phương pháp PCR

Phương pháp này đánh giá được đàn tôm có nhiễm hay không nhiễm một số bệnh virus như đầu vàng (YHV), đốm trắng (WSSV), (MBV)…

Được thực hiện bởi các phòng thí nghiệm bệnh thủy sản. Trước khi chọn mua con giống, người nuôi cần lấy mẫu gởi xét nghiệm.

Một số lưu ý:

  • Nên mua tôm giống tại cơ sở có có giấy phép hành nghề cung cấp tôm giống (tôm giống đã qua sự kiểm dịch và đồng ý cho phân phối của cơ quan chuyên môn).
  • Nên chọn đàn tôm giống từ một mẹ, tránh tình trạng nhiều tôm mẹ đẻ chung một bể, chất lượng ấu trùng sẽ không đồng đều.

Tổng hợp lại tiêu chuẩn chọn tôm giống trong bảng sau :

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

 

Bảo vệ vật nuôi mùa mưa bão

Thời tiết mưa bão ảnh hưởng lớn đến sức khỏe đàn vật nuôi, vì vậy cần phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi trước và trong mùa mưa bão. Khi thời tiết mưa, bão không những gây khan hiếm nguồn thức ăn mà còn dễ phát sinh dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm. Mặt khác khi mưa to có thể gây ngập úng cục bộ hoặc lụt trên diện rộng tạo cơ hội phát tán mầm bệnh.

Vì vậy, người chăn nuôi cần thường xuyên cập nhật bản tin dự báo thời tiết hàng ngày và tăng cường chăm sóc gia súc, gia cầm trong mùa mưa bão để tăng khả năng chống chịu các tác động bất lợi của thời tiết cùng sự đe dọa của dịch bệnh cho vật nuôi.

1. Biện pháp thực hiện trước mùa mưa bão, lũ lụt

– Đảm bảo chuồng trại vững chắc. Tu sửa và chằng chống lại chuồng trại. Mái chuồng cần gia cố để hạn chế tốc mái khi có bão. Kiểm tra rèm che chắn đề phòng mưa tạt, gió lùa vào chuồng nuôi.

– Đảm bảo mật độ nuôi phù hợp với số lượng và đặc tính, lứa tuổi của đàn vật nuôi.

– Kiểm tra hệ thống thoát nước thải, nơi chứa chất thải để hạn chế ô nhiễm. Khơi thông cống rãnh, hạn chế úng ngập khi mưa to. Đối với những vùng có nguy cơ ngập lụt, cần tôn cao nền chuồng hoặc làm sàn kê cao và có phương án di dời vật nuôi khi ngập lụt.

– Dự trữ nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm đủ về lượng và đảm bảo về chất: Dự trữ thức ăn xanh, phơi khô, ủ chua rơm rạ, cỏ khô, thân cây bắp đối với trâu, bò; Dự trữ thức ăn tinh và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh đối với lợn, gia cầm. Thức ăn dự trữ cần bảo quản ở những nơi khô ráo để tránh ẩm mốc. Tuyệt đối không cho vật nuôi ăn thức ăn tinh đã bị nấm mốc.

– Cần lưu ý đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho vật nuôi uống. Dự trữ một số hóa chất khử trùng nước để đảm bảo đủ nước sạch cho vật nuôi uống.

– Dự trữ một số vật tư thuốc thú y cần thiết, vitamin, thuốc trợ sức, trợ lực, men tiêu hóa,… dùng cho vật nuôi khi thời tiết bất lợi.

– Tăng cường vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, ngăn chặn mầm bệnh bên ngoài vào khu vực chăn nuôi để hạn chế phát sinh dịch bệnh. Vệ sinh sạch chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi. Định kỳ sát trùng trong và ngoài chuồng nuôi để diệt mầm bệnh.

– Chủ động phòng bệnh bằng cách tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho vật nuôi trước mùa mưa bão. Đối với trâu, bò, cần tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng. Đối với đàn lợn, tiêm phòng bệnh dịch tả lợn, tụ huyết trùng, phó thương hàn, lở mồm long móng, tai xanh… Đối với đàn gia cầm, cần tiêm vắc-xin phòng bệnh Niu-cát-xơn, Gumboro, cúm gia cầm. Vịt, ngan cần tiêm phòng dịch tả vịt, viêm gan do vi rút, vúm gia cầm, tụ huyết trùng…

– Chủ động phương án thắp sáng và giữ ấm cho vật nuôi: Những ngày mưa bão lớn thường bị mất điện nên người chăn nuôi cần chủ động phương án thắp sáng và sưởi ấm dự phòng như máy phát điện, đèn, xăng dầu, bếp than, bếp trấu, củi… để giữ ấm cho vật nuôi

– Đối với những gia đình có đàn gia súc, gia cầm lớn thì nên xuất bán vì trong thời kỳ này khan hiếm thức ăn và hạn chế khả năng rủi ro do bão lụt.

Tu sửa và chằng chống chuồng trại, mái chuồng để hạn chế tốc mái khi có bão

2. Biện pháp thực hiện trong và sau mưa bão, lũ lụt

– Về chuồng nuôi

Thường xuyên kiểm tra chuồng trại chăn nuôi. Tu sửa, tránh để ẩm ướt, hạn chế tối đa sự tồn tại của mầm bệnh. Di dời đàn vật nuôi lên cao để tránh úng ngập. Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp cần bổ sung thêm chất độn chuồng hoặc sưởi để giữ ấm cho vật nuôi. Kiểm tra cống rãnh thoát nước, nếu bị tắc phải khơi thông ngay, không để nước mưa chảy ngược vào chuồng nuôi

Thường xuyên quét dọn, vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi.

Nước rút đến đâu thì vệ sinh ngay đến đó. Định kỳ 1 – 2 lần/ tuần phun thuốc sát trùng hoặc rắc vôi bột để tẩy uế chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi. Nên chọn những loại thuốc sát trùng có hoạt phổ rộng và có tác dụng diệt trùng nhanh, hoạt lực kéo dài, ổn định.

– Chăm sóc nuôi dưỡng vật nuôi

Luôn để gia súc, gia cầm nơi khô ráo, sạch sẽ bằng mọi biện pháp vì gia súc, gia cầm trong môi trường ẩm ướt, lạnh chân sẽ rất dễ mắc bệnh. Chú ý giữ ấm cho gia súc, gia cầm; Hạn chế chăn thả trong mùa mưa lũ.

Cung cấp đầy đủ thức ăn sạch, dễ tiêu, đảm bảo chất lượng, phù hợp với từng lứa tuổi của vật nuôi. Cung cấp đủ thức ăn xanh cho trâu bò, có thể bổ sung thêm thức ăn tinh cho chúng. Đối với lợn con và gà con ở giai đoạn úm nên sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh để đảm bảo đủ dinh dưỡng. Cung cấp đủ nước uống sạch, bổ sung thêm vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa… cho gia súc, gia cầm để nâng cao sức đề kháng.

3. Công tác thú y

– Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho gia súc, gia cầm theo đúng lịch trình phòng bệnh để tăng khả năng miễn dịch cho vật nuôi. Hàng ngày, vệ sinh chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi sạch sẽ, thu dọn phân, chất thải về đúng nơi quy đinh và có biện pháp xử lý sát trùng.

– Thường xuyên kiểm tra đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt phát hiện sớm những bất thường trên đàn vật nuôi như uể oải, ủ rũ, kém ăn; tình trạng sức khoẻ đàn gia súc, gia cầm. Cách ly kịp thời những vật nuôi có biểu hiện khác thường. Khi nghi ngờ gia súc, gia cầm mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm gia cầm, lở mồm long móng gia súc, tai xanh ở lợn, phải báo ngay cho thú y viên hoặc khuyến nông viên cơ sở để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh lây lan, bùng phát dịch bệnh. Khi có gia súc, gia cầm ốm, chết phải đào hố, chôn sâu và rắc vôi bột, tuyệt đối không giết mổ, vận chuyển, bán chạy, vứt xác chết bừa bãi ra môi trường xung quanh.

– Sau bão lũ, khi nước rút cần quét dọn, vệ sinh chuồng trại, bãi chăn, thu gom rác thải… rồi tiến hành phun khử trùng tiêu độc bằng các chất sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh trong nền chuồng và bãi chăn thả. Nhanh chóng đưa gia súc gia cầm vào chuồng khô và ấm. Thay hoặc bổ sung đệm lót khô cho vật nuôi. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, bổ sung vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa cho vật nuôi. Với những gia súc có biểu hiện rối loạn tiêu hóa hoặc bệnh đường hô hấp thì phải cách ly và điều trị kịp thời.

Phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm nhất là trong mùa mưa bão cần được các hộ chăn nuôi tổ chức thực hiện thường xuyên, liên tục và cần được sự quan tâm của cộng đồng dân cư để đảm bảo an toàn dịch bện gia súc, gia cầm và giảm bớt thiệt hại cho người chăn nuôi.

Phun khử trùng tiêu độc chuồng trại bằng các chất sát trùng

Theo trung tâm khuyến nông Quốc gia, tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Phòng, chữa bệnh hiệu quả cho cá nuôi với 7 loại thảo mộc

Biến động của thời tiết như rét đậm, rét hại, xâm nhập mặn đã làm sức đề kháng của cá nuôi bị suy giảm, tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập, gây ra các bệnh. Để phòng bệnh theo hướng an toàn, việc sử dụng những loại thảo mộc sẵn có trong tự nhiên sẽ giúp xử lý môi trường ao nuôi, phòng ngừa dịch bệnh, giúp cá phát triển tốt.

1. Lá xoan – trị bệnh trùng mỏ neo, trùng bánh xe


Đặc tính của cây xoan có vị đắng, cá được cọ xát thì những con trùng mỏ neo, trùng bánh xe không bám vào vây và da.

Cách phòng bệnh: Định kỳ 15 ngày ngâm lá xoan trong ao một lần với liều lượng 10 kg cành lá/100 m2 ao; hoặc 20 – 25kg lá xoan/lồng 8m3; có thể bón lót xuống ao với liều 0,3 kg/m3 trước khi thả cá vào ao ương 3 ngày.

Trị bệnh: Lấy cành lá xoan non bó thành lại đem ngâm trong ao nuôi cá đang có trùng mỏ neo, trùng bánh xe gây bệnh; cũng có thể ngâm trong bè hoặc vèo nuôi cá ở phía đầu nguồn nước với lượng 1,5 – 2,0 kg lá xoan/150 – 200 m2 ao đến khi thấy lá xoan bị mục thì vớt cành ra khỏi ao.

2. Lá đu đủ tía (lá thầu dầu) – trị bệnh loét mang, đốm đỏ ở cá

Lá đu đủ tía (cây thầu dầu),có vị đắng chứa hoạt chất Ricin, dùng để chữa bệnh loét mang, đốm đỏ ở cá.

Cách phòng bệnh: Định kỳ 15 ngày ngâm lá đu đủ tía trong ao một lần với liều lượng 15 kg cành lá đu đủ tía/1000 m2 ao.

Trị bệnh: Lấy lá đu đủ tía bó thành bó ngâm xuống ao với lượng 2,5 – 3 kg lá/150 – 200 m2 ao. Đối với lồng nuôi cá ngâm 15 – 20 kg lá/8 – 10 m3 lồng.

3. Cây rau sam – trị bệnh viêm ruột do virus ở cá trắm cỏ

Cây rau sam có chứa beltalan ankaloit dùng chữa bệnh viêm ruột do vi khuẩn cho cá trắm cỏ.

Cách phòng bệnh: Định kỳ 10 ngày cho cá ăn một lần với liều lượng 1 kg rau sam/100 kg cá.

Trị bệnh: Lấy rau sam đem rửa sạch rồi thả vào khung cho cá ăn một lần/ngày, liên tục trong 5 – 7 ngày, với 1,5 – 3 kg rau/100 kg cá. Đối với cá giống, cần băm nhỏ rau rắc đều trên mặt ao, chú ý để cá thật đói rồi mới cho ăn.

4. Cây răng cưa (chó đẻ) – trị bệnh hoại tử ở cá trê


Cây chó đẻ răng cưa, là kháng sinh đối với vi khuẩn gây bệnh hoại tử ở cá trê, vòng kháng khuẩn 11 – 20 mm.

Cách sử dụng: Dùng 5 kg cây tươi, giã lấy nước rồi trộn vào 100 kg thức ăn để trị bệnh cho cá.

5. Cây nghể – trị bệnh viêm ruột, loét mang cho cá trắm cỏ, rô phi

Là loài cỏ mọc hoang dại ở nơi ẩm thấp (thường thấy ở các đầm lầy) sống quanh năm, thân cây có nhiều nhánh, lá hình lưỡi mác, có hoa đỏ mọc thành bông ở đầu cành hay kẽ lá. Cây có vị cay nóng, hắc.

Cách trị bệnh: Lấy thân cây và lá băm nhỏ, nấu kỹ lấy nước, sau đó trộn với thức ăn cho cá ăn, với liều lượng 3kg thân lá nghể tươi/100kg cá giống, cho cá ăn liên tục từ 3 – 6 ngày. Cũng có thể dùng lá nghể khô xay thành bột trộn với thức ăn cho cá, 1-2kg nghể khô/100kg cá giống.

6. Cây sòi – trị bệnh thối rữa mang và trắng đầu ở cá


Cây sòi còn có tên khác là ô thụ quả, ô du, thác tử thụ. Cây sòi có nhựa, có khả năng diệt khuẩn. Dùng lá sòi để trị bệnh thoái rửa mang, tráng đầu ở cá. Lấy cành bó thành bó nhỏ cho xuống ao.

Trị bệnh: Cần bón xuống ao với nồng độ 6,0 ppm (6,0 gram cành lá sòi phơi khô/m3 nước) Thường dùng 1 kg cành lá sòi khô (hoặc 4 kg tươi) ngâm vào 20 kg vôi sống 2% trong một đêm, sau đó đun sôi 10 phút, pH trên 12 rồi bón xuống nước.

7. Cây cỏ sữa lá nhỏ – trị bệnh viêm ruột, bệnh thối rữa mang của cá do vi khuẩn

Cây cỏ sữa lá nhỏ có phổ kháng khuẩn rộng, có tác dụng ngưng máu, trung hoà độc tố. Dùng toàn thân cây để trị bệnh viêm ruột, thoái hoá mang cá do vi khuẩn gây ra.

Trị bệnh: Dùng 50 gram cây cỏ sữa khô hoặc 200 gram cây được giã thành bột + 20 gram muối cho 10 kg trọng lượng cá ăn trong 1 ngày, ăn liên tục trong 3 ngày.

Theo báo Nghệ An, được tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

5 sai lầm thường gặp nhất khi nuôi tôm

Trong thực tiễn sản xuất, nhiều hộ nuôi tôm theo đuổi mục tiêu sản lượng cao trong khi đầu tư không đúng mức dẫn đến tôm phát triển chậm, bệnh nhiều, tỷ lệ hao hụt cao.

1. Chất lượng giống thấp

Chất lượng tôm giống đóng vai trò tiên quyết đến sự thành bại của vụ nuôi, nhưng đến nay, nhiều người vẫn chủ quan trong khâu lựa chọn tôm giống chất lượng đưa vào sản xuất. Với những lý do ngại liên hệ với những cơ sở sản xuất giống uy tín, phải chờ đợi giống, và giá thành đắt hơn 2 – 3 lần so với giá tôm đại trà. Để tránh thiệt hại do tôm giống kém chất lượng, cần lựa chọn tôm giống có ngoại hình đẹp, khỏe mạnh, ở những địa chỉ uy tín, đã được kiểm dịch. Nếu có điều kiện thì nên kiểm tra, nếu âm tính với những mầm bệnh nguy hiểm thì đưa vào thả nuôi.

2. Nuôi với mật độ quá cao

Mật độ của tôm nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng của tôm nuôi và cỡ thu hoạch. Tôm nuôi ở mật độ thấp có tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống cao hơn so với nuôi ở mật độ cao. Khi nuôi tôm với mật độ quá cao mà không đảm bảo các yếu tố kỹ thuật sẽ dẫn đến hiện tượng tôm chậm lớn, hệ số chuyển hóa thức ăn cao, hao hụt nhiều do thiếu ôxy hòa tan, là yếu tố có thể làm cho vụ nuôi bị thất bại . Nuôi tôm thẻ chân trắng thông thường nên nuôi với mật độ 60 – 80 con/m2, tôm sú nuôi với mật độ 15 – 25 con/m2.

3. Không tuân thủ kỹ thuật nuôi

Việc định hướng quy trình kỹ thuật trong nuôi tôm là việc làm hết sức quan trọng, quyết định rất lớn đến khả năng tự kháng bệnh của tôm và tác động đến môi trường nuôi. Để hạn chế những sự cố có thể xảy ra trong quá trình nuôi, ảnh hưởng đến sức khỏe tôm, cần tuân thủ thực hiện các khâu kỹ thuật như chuẩn bị, cải tạo ao, phương pháp cho ăn, phòng bệnh chủ động cho tôm nuôi…

4. Chế độ dinh dưỡng không được quan tâm đúng mức

Trong môi trường công nghiệp với mật độ cao, hàm lượng ôxy hòa tan khó đảm bảo tối ưu thì việc hỗ trợ tiêu hóa và quá trình hấp thụ thức ăn rất quan trọng, vì nó quyết định được hệ số chuyển đổi thức ăn, quyết định chi phí nuôi tôm. Thực tế áp dụng cho thấy, việc bổ sung thêm men tiêu hóa, vi sinh sẽ tăng quá trình chuyển hóa và hấp thụ thức ăn. Cùng đó, một số sản phẩm khoáng vi lượng và các loại vitamin có tác dụng tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho tôm, là giải pháp hữu hiệu giúp phòng bệnh cho tôm nuôi. Tuy nhiên, hiện nhiều người nuôi vẫn không chú ý đến nhu cầu và chế độ bổ sung các hàm lượng dinh dưỡng cho tôm.

5. Lạm dụng vôi

Việc sử dụng vôi trong nuôi tôm là rất cần thiết trong cải tạo ao, duy trì chất lượng nước trong ao hoặc để khắc phục hiện tượng pH xuống thấp. Tuy nhiên, cần tuân thủ đúng liều lượng, nếu sử dụng quá nhiều xuống ao, hàm lượng Ca2+ tăng làm cho quá trình sinh hoá và hoá lý trong ao giảm dẫn đến là giảm hàm lượng vi sinh vật có lợi, tôm kém phát triển. Khi cải tạo ao, lượng vôi bón phụ thuộc vào độ pH đất. pH đất từ 4,5 – 5,5, bón với lượng 1,5 – 2,5 tấn/ha; pH từ 5,1 – 6, bón vôi với lượng 1 – 1,5 tấn/ha; pH từ 6,1 – 6,5, bón vôi với lượng 0,5 – 1 tấn/ha. Trong quá trình nuôi, để duy trì chất lương nước, định kỳ 10 ngày/lần, bón vôi vào lúc 21 – 22 giờ, liều lượng 10 – 20 kg/1.000 m3 nước, tùy theo tình hình thực tế môi trường ao nuôi để điều chỉnh, khi pH thấp hơn 7,5 cần bón vôi CaCO3 hoặc Dolomit với liều 15 – 20 kg/1.000 m3 nước.

Nguồn: Thuysanvietnam.com được kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam.