10 điều cần làm khi nuôi tôm mùa mưa bão

Khi trời mưa nhiệt độ, độ mặn, pH và oxy hòa tan trong ao đều bị giảm đột ngột. Việc chăm sóc tôm nuôi trong mùa mưa nhất là những cơn mưa liên tục kéo dài gây nhiều khó khăn cho người nuôi, kể cả những người nuôi có kinh nghiệm, từ việc xả nước mặt cho đến chế độ tăng giảm lượng thức ăn cho hợp lý tránh dư thừa thức ăn.

Tôm sú là loài động vật máu lạnh, nhiệt độ cơ thể của tôm có thể thay đổi trong một khoảng nhiệt độ giới hạn. Nhưng nếu các yếu tố môi trường thay đổi đột ngột vượt quá giới hạn cho phép tôm sẽ bị yếu, sốc và có thể chết hàng loạt.
Cần có sự chuẩn bị đồng bộ các khâu từ khi xử lý ao đến khi nuôi.

1. Phải có ao lắng và xử lý nước đúng quy trình trước khi cấp vào ao nuôi

Ao lắng có diện tích bằng 1/3 – 1/2 ao nuôi.
Có thể nuôi thay đổi ao sau từng vụ.
Dự trữ đủ nước để sẵn sàng thay nước cho ao nuôi.
Không nuôi tôm với mực nước quá cạn.

2. Mật độ thả nuôi thích hợp:

Trong mùa mưa chỉ nên thả với mật độ vừa phải (<25 con/ m2 với tôm sú và < 100 con/ m2 với tôm thẻ chân trắng)

3. Tăng cường hệ thống quạt nước, ôxy đáy ao, giảm phân tầng trong ao về nhiệt độ, độ mặn, ôxy.


Lắp quạt: ước tính 1 cánh quạt sẽ cung cấp đủ oxy cho 2.800 con tôm từ lúc mới thả đến khi thu hoạch. Lắp cánh quạt theo đúng yêu cầu kỹ thuật:
+ Khi quạt vận hành nước phải xoáy vào giữa ao để gom mùn bã hữu cơ vào giữa ao
+ Vận tốc của guồng quay phải đạt từ 80-85 vòng/ phút.
+ Cách thử: Cho quạt quay, sau đó đổ xuống ao từ 5-10kg saponin, nếu bọt nước tập trung ở giữa ao là lắp quạt đúng.Lắp đặt hệ thống oxy đáy ao: ống nhựa hoặc đá bọt.

4. Kiểm tra hoạt động của tôm và môi trường nước sau mưa

 Kiểm tra hình dáng bên ngoài, màu sắc, phản xạ, kiểm tra đường ruột của tôm, thức ăn trong nhá…

 Kiểm tra pH, độ kiềm, độ đục, độ mặn.

5. Theo dõi thường xuyên nước trong ao


Trong ao nuôi pH luôn phải đạt từ 7,5-8,5. Nước mưa có tính axit, làm rửa trôi phèn từ bờ ao, làm giảm pH nước trong ao. Để hạn chế giảm pH trong ao nuôi khi trời mưa: Rải vôi dọc bờ ao trước khi trời mưa (rải khô) khoảng 10kg/100m2. Sau khi mưa, nên hoà vôi tạt xuống ao khoảng 10-20kg/1haKết hợp quạt nước để tránh hiện tượng phân tầng nước.Khi mưa to, mực nước ao nuôi lên cao cần xả bớt nước mặt để tránh giảm độ mặn đột ngột và tràn bờ, vỡ bọng, cống.

6. Phương pháp tăng độ kiềm trong ao nuôi

Độ kiềm thích hợp cho tôm sú là 90-130ppm, cho tôm thẻ chân trắng là 100-150ppm. Ngâm vôi dolomite vào nước ngọt 24h sau đó tạt đều xuống ao vào lúc 8-10 giờ đêm. Cứ 1,655 g vôi dolomite làm cho 1m3 nước tăng độ kiềm lên 1 mg/ml. Cách tính lượng vôi dolonite: để tăng độ kiềm cho ao 5000 m3 từ độ kiềm 80 mg/ml lên 90 mg/ml:

Lượng vôi dolomite cần sử dụng = 5000 x 1,655 x (90-80)/1000 = 82,75kg

Khi tăng độ kiềm trong ao, lưu ý rằng chỉ tăng 1 lần 10 mg/ml; sau đó lặp lại, không tăng 1 lần quá nhiều sẽ làm tôm bị sốc.

Nếu sử dụng phương pháp trên mà độ kiềm không tăng hoặc tăng quá chậm thì chúng ta dùng biện pháp sau:

Kết hợp 70% lượng vôi cần theo cách tính trên là soda (NaHCO3), 30% lượng vôi cần đánh theo công thức trên là dolomite. Ngâm vào nước ngọt 24h sau đó tạt đều xuống ao vào lúc 8-10 giờ đêm.

7. Quản lý tảo khi độ mặn thấp hơn 8‰

Khi độ mặn trong ao thấp hơn 8‰ thường xuất hiện tảo lục có màu xanh nước rau má. Khi đó có các hiện tượng:
Tảo thường xuyên bị tàn lụi. pH dao động mạnh trong ngày Tôm thường bị đóng rong. Thường thiếu oxy vào sáng sớm. Tôm dễ bị đen mang, vàng mang.
Biện pháp khắc phục:
Giảm thức ăn. Dùng BKC 800 với nồng độ 0,5ppm. Chọn 1/3 diện tích ao hướng cuối gió để tạt vào lúc trời nắng gắt (không sử dụng quạt nước) hoặc dùng SEAWEED với nồng độ 0,5-1ppm tạt khắp mặt ao. Vớt bọt tảo tàn sau khi sử dụng thuốc. Lặp lại từ 2-3 lần. Sử dụng ZEOBAC 3-5ppm để hấp thu khí độc do xác tảo lắng dưới đáy ao sinh ra.

8. Giải quyết nước đục trong ao


Trong ao nước đục chủ yếu do hạt sét gây nên. Nước đục ảnh hưởng đến các yếu tố:
Giới hạn sự quang hợp của tảo làm thiếu oxy trong ao, tăng hàm lượng CO2 quá cao làm tôm ngạt thở. Tảo thường bị tàn đột ngột Phù sa bám vào mang tôm làm cho tôm hay bị sưng hoặc vàng mang.
Có thể sử dụng 1 trong những cách sau đây để xử lý cho ao có 5.000m3 nước:
Dùng 125kg rơm khô thả dọc bờ ao và kết hợp 10kg BLUEMIX. Rơm được bó thành từng bó khoảng 3-5 kg thả xuống ao, khi thấy nước tiết ra có màu đỏ thì vớt lên và lặp lại 2-3 lần. Dùng 150 kg thạch cao, nếu sau 2 lần đánh mà nước vẫn chưa trong thì nên tăng nồng độ ở lần thứ 3. Chú ý khi sử dụng thạch cao phải nâng độ kiềm của ao lên 100 ppm rồi mới sử dụng.
Sau khi sử dụng 1 trong 2 phương pháp trên mà không có hiệu quả thì chúng ta sử dụng phương pháp sau:
Dùng sunphát nhôm Al2(SO4)3.14H2O với liều lượng 50kg. Khi sử dụng phương pháp này chú ý phải tăng pH và độ kiềm của ao. Đây là biện pháp cuối cùng chỉ sử dụng khi không còn làm được cách khác vì rất nguy hiểm. Khi nước đã giảm đục chúng ta cần phải gây màu nước bằng cách dùng BLUEMIX với liều lượng 2-3 kg/1.000m3 nước.
Có thể làm hệ thống lưới đáy ao giúp hạn chế phù sa và tăng thêm diện tích cho tôm ở.

9. Quản lý các khí độc NH3, H2S, CH4

Tránh hiện tượng dư thừa thức ăn. Cần có ao xử lý để thay nước thường xuyên vào những tháng cuối Sử dụng định kỳ men vi sinh Si phon đáy ao, hút chất thải ra ngoài khi tôm được hơn 70 ngày tuổi. Tăng cường hệ thống máy quạt nước. Ổn định pH trong khoảng 7,8-8,2Đo kiểm tra nồng độ NH3, H2S, NO2- (NO2- thường xuất hiện trong ao có độ mặn <10 ppt).
Dấu hiệu tôm nhiễm khí độc: Thân tôm thường có màu đỏ nhạt, vỏ ốp, bơi lờ đờ trên mặt nước, giảm ăn. Nếu bệnh nặng có thể tấp bờ, chết rải rác đến hàng loạt.
Biện pháp khắc phục:
Dùng muối hạt 10kg/1600m2 đáy ao rải vào lúc trời có nắng. Lặp lại liên tục 2-3 lần. Cho ăn thêm vitamin C, calxi-photpho 1 tuần.

10. Cho ăn đúng chương trình, giảm lượng thức ăn khi trời mưa, sắp mưa

Ngay khi thấy trời âm u sắp mưa, cần giảm lượng thức ăn hoặc thậm chí ngừng cho ăn nếu cơn mưa đến gần, chờ đến khi ngớt mưa cho ăn với số lượng giảm 30-50 phần trăm lượng thức ăn bình thường, do mưa, lạnh làm tôm giảm ăn. Nếu dư thức ăn sẽ làm tảo lục phát triển mạnh, pH nước ao dao động, tôm bị đóng rong. Để bảo đảm sức đề kháng và tránh cho tôm bị mềm vỏ, có thể trộn vào bữa chính các loại vitamin tổng hợp + khoáng chất + vitamin C mỗi ngày.

Theo Vietlinh, tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Ứng dụng của vi khuẩn quang hợp trong nuôi tôm

Quản lý chất lượng nước có vai trò quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Đặc biệt vấn đề quản lý khí độc phát sinh trong quá trình nuôi do lượng chất thải hữu cơ tích tụ là vấn đề nan giải cần được chú trọng.

Vi khuẩn quang hợp (PSB). Là một loại vi khuẩn có thể tiến hành quang hợp (khác với quang hợp trên thực vật). Vi khuẩn quang hợp dùng H2S để cung cấp H, dùng CO2 để cung cấp nguồn C, qua phản ứng quang hợp sản sinh ra chất hữu cơ, không tạo ôxy.
PSB thường dùng trong NTTS là loài có sắc tố quang hợp màu đỏ. Đây là chủng vi khuẩn có lợi tác dụng phân hủy các chất thải hữu cơ thông qua các quá trình tổng hợp thức ăn và có tác dụng xử lý triệt để khí độc H2S sinh ra trong ao nuôi tôm, cá.

PSB khi sử dụng trong ao nuôi thủy sản (rộng muối) được kích hoạt nhanh chóng và sống trong nhiều điều kiện khắc nhiệt. 

Tác dụng và nguyên lý của vi khuẩn quang hợp

Tác dụng của vi khuẩn quang hợp và nguyên lý của nó trong nghề nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu có mấy mặt sau :

– Làm thuốc làm sạch chất nước của nước nuôi trồng

Trong quá trình nuôi trồng thuỷ sản, do sự tăng lên của cặn bã thức ăn vật phế thải của đối tượng nuôi tăng lên, chất nước bị ô nhiễm. Phương pháp truyền thống trước đây là thay một lượng nước lớn, xả bỏ nước cũ bị ô nhiễm, bơm vào nước sạch mới. Song do sự hạn chế của hàng loạt nguyên nhân, biện pháp này chỉ trị ngọn chứ không trị từ gốc, theo sự ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng của sông, cái gọi là thay nước chỉ là nói một cách tương đối thôi, nước ô nhiễm thải ra từ trên thượng du, ở hạ du lại trở thành nước sạch được đưa vào nguồn nước nuôi. Cứ tiếp tục như thế, không ngừng ô nhiễm, nước sau khi bị ô nhiễm, vật hữu cơ tăng lên, nồng độ các ion NH3, N tăng lên có thể ảnh hưởng đến việc kiếm mồi sinh trưởng của tôm cá mà dẫn đến bệnh tật. Cho nên nói nuôi cá trước hết là nuôi nước là vì vậy, nước trong sạch, loài cá ăn mồi nhiều, sinh trưởng nhanh, bệnh tự nhiên ít, và ngược lại. Nếu trong quá trình nuôi, định kỳ cho một lượng vi khuẩn quang hợp thích hợp vào nước nuôi, có thể làm mất ion N trong nước và các vật sinh ra do phân giải vật hữu cơ khác từ đó đạt tới việc không thay nước mà vẫn có thể giữ được môi trường nước tốt. Ðiều đó chủ yếu là do vi khuẩn quang hợp ở trong nước có thể lợi dụng vật hữu cơ làm vật cung ứng H để tiến hành tác dụng quang hợp, đồng thời với việc loại bỏ vật ô nhiễm, bản thân vi khuẩn quang hợp cũng sinh sôi tăng trưởng, đạt tới tác dụng tuần hoàn ưu việt.

Trong công nghiệp, vi khuẩn quang hợp thường dùng để xử lý nước ô nhiễm. Trong tự nhiên, nước bẩn nồng độ cao, trước tiên do vi khuẩn dị dưỡng phân giải các carbohydrate, lipid, protein thành vật chất phân tử cấp thấp như axit béo cấp thấp, aminô axit. Tiếp đó vi khuẩn quang hợp lợi dụng chất hữu cơ phân tử, lượng nhỏ như axit béo cấp thấp mà sinh sôi rất nhanh, xử lý nước bẩn BOD 95% trở lên. Sau đó, do loài tảo và vi sinh vật bùn đất hoạt tính làm cho BOD xuống tới tiêu chuẩn xả bỏ. Quá trình làm sạch nước bẩn vật hữu cơ trong công nghiệp chia thành 3 bước :

Vật hữu cơ cao phân tử nồng độ cao khuẩn dị dưỡng axit béo phân tử thấp.

* Axit béo phân tử thấp vi khuẩn quang hợp vật hữu cơ nồng độ thấp.

* Vật hữu cơ nồng độ thấp loài tảo, bùn đất hoạt tính nước thải được làm sạch.

– Dự phòng và điều trị bệnh

Do sự sinh sôi nhanh chóng của vi khuẩn quang hợp, mà hạn chế sự sinh sôi của khuẩn khác gây bệnh. Theo thông báo, vi khuẩn quang hợp có tác dụng rõ rệt đối với bệnh đỏ vỏ tôm, bệnh đen mang, bệnh khuẩn dạng sợi. Và khuẩn quang hợp trong quá trình chuyển hoá có thể sinh ra loại men chống độc tố bệnh (men phân giải trypsin, có tác dụng dự phòng và chữa trị bệnh tôm cá).

– Làm thức ăn cho ấu thể tôm cá

Vi khuẩn quang hợp có giá trị dinh dưỡng rất cao hàm lượng prôtêin đạt trên 60%, đồng thời còn chứa vitamin nhóm B phong phú và folacin, sinh vật tố và chất thúc lớn sinh vật chưa biết, chấy lượng của nó thì men không có cách gì so sánh được. Còn khuẩn thể của vi khuẩn quang hợp rất nhỏ (chỉ là 1/20 của tảo tiểu cầu), do đó, còn là thức ăn vừa miệng nhất của ấu thể cá, tôm, nhuyễn thể có vỏ. Trong quá trình nuôi ấu thể cá, tôm, nhuyễn thể có vỏ ứng dụng vi khuẩn quang hợp có thể nâng cao tỷ lệ sống, tăng nhanh sự sinh trưởng, giảm bớt lượng nước thay. Cuối cùng nguyên nhân của nó, một là làm sạch nước, cải thiện môi trường nước, hai là làm thức ăn cho ấu thể, ba là vi khuẩn quang hợp sau khi trở thành loài ưu thế của khối nước, vật chất sinh trưởng do nó giải phóng ra có thể làm cho một số nguyên nhân bệnh khó tồn tại, có thể giảm bớt bệnh của ấu thể, từ đó nâng cao tỷ lệ sống của ấu thể.

– Làm chất phụ gia cho thức ăn có chất lượng

Vi khuẩn quang hợp gồm vật chất sống có nhiều loại công năng thúc đẩy sinh trưởng và vật hoá hợp chất béo (nhân tố sinh trưởng) v.v Do đó, nó có thể trực tiếp làm chất phụ gia cho thức ăn. nếu trong thức ăn cho thêm vi khuẩn quang hợp thì không cần phải thêm chất phụ gia vào thức ăn nưã. Vì giá thành không cao, thông thường trong thức ăn tăng 0,5 -1% là có thể tăng rõ rệt hiệu quả thức ăn và tỷ lệ tăng trọng.

Phương pháp sử dụng vi khuẩn quang hợp và những vấn đề cần chú ý

– Phương pháp sử dụng

* Cách dùng trong

Sử dụng làm chất phụ gia của thức ăn, lượng dùng dạng nước là 1%, lượng dùng dạng bột là 0,5%. Nếu khi là thức ăn nở hoặc thức ăn của tôm, căn cứ vào số lượng thức ăn cho ít vi khuẩn quang hợp, sau đó để thức ăn thấm vi khuẩn quang hợp rồi cho ăn. Khi cho ăn thức ăn hạt thông thường, trước hết dùng một lượng ít nước sau khi làm thưa vi khuẩn quang hợp, làm ướt thức ăn rồi cho ăn, nếu khi là thức ăn cho ăn dạng bột, nhào vi khuẩn quang hợp với chất kết dính, cùng với thức ăn làm thành nắm cho ăn.

* Cách tưới vãi

Khi làm sạch nước dự phòng trị bệnh, có thể trực tiếp đem vi khuẩn quang hợp đã làm thưa tưới vãi đều trong nước. Lượng dùng dạng nước là mỗi mẫu mỗi mét nước sâu 3 kg; dạng bột mỗi mẫu mỗi mét nước sâu 1kg, cứ cách 15 ngày vãi lại một lần.

-Khi sử dụng vi khuẩn quang hợp phải chú ý một số vấn đề dưới đây

* Vi khuẩn quang hợp phải bảo quản ở nơi râm mát tránh ánh sáng.

* Trước khi sử dụng vi khuẩn quang hợp phải lắc đều nước sử dụng; vi khuẩn quang hợp chưa sử dụng hết phải nút kín cất giữ.

* Hàm lượng vi khuẩn quang hợp do Trung Quốc sản xuất có sự khác nhau nhiều, số hoạt khuẩn mỗi ml có từ mấy chục triệu đến mấy trăm triệu, do đó khi sử dụng phải chú ý. Thông thường khi dùng tưới vãi toàn ao mỗi m3 hàm lượng vi khuẩn quang hợp trên 1 tỷ khuẩn thể, lượng phụ gia thức ăn mỗi kg nên có từ 1 tỷ khuẩn thể trở lên.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam