Kỹ thuật nuôi ngan hậu bị đạt hiệu quả

Nuôi ngan là một nghề khá quen thuộc đối với nông dân lựa chọn mô hình chăn nuôi. Nuôi ngan mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Và để giúp bà con tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật nuôi và chăm sóc ngan, hôm nay chúng tôi xin giới thiệu đến quý bà con bài viết sau đây “Kỹ thuật nuôi ngan hậu bị đạt hiệu quả”

1. Đặc điểm ngan

Giai đoạn này ngan trống và ngan mái được áp dụng nuôi chế độ ăn hạn chế trong điều kiện tự nhiên nhằm đảm bảo cho ngan không quá béo, không quá gầy, đạt khối lượng chuẩn bước vào thời kỳ đẻ trứng. Đây là giai đoạn khá quan trọng cho suốt quá trình đẻ. Ngan quá béo hay quá gầy hoặc ngan bị bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và sản lượng trứng trong giai đoạn sau.

2. Kỹ thuật chọn ngan hậu bị

Sau khi nuôi hết giai đoạn ngan con, chọn ngan hậu bị phải chọn từ đàn ngan con khoẻ mạnh, không mắc bệnh, đạt tỷ lệ nuôi sống cao (92-95%). Giai đoạn này các con được chọn phải chéo cánh, ngoại hình đẹp, bộ lông mượt, loại bỏ con cánh tiên hay bộ lông mọc không đầy đủ. Khối lượng phải đạt tiêu chuẩn của giống. Ngan mái đạt 1,1-1,9 kg (ngan nội); 1,8-2,2 kg (ngan Pháp) ở 77 ngày tuổi; ngan trống 2,9-3,0 kg với ngan nội; 3,5-4,0 kg với ngan Pháp lúc 88 ngày tuổi. Với con trống, phải chọn những con dáng hùng dũng, có gai giao cấu rõ nêt, lỗ huyệt không viêm. Đối với ngan mái chọn những con nhanh nhẹn, chân vững vàng, lỗ huyệt ướt, bụng mềm, phần hông nở nang. Cần có đủ số lượng ngan giống để áp lực chọn lọc tốt. Thông thường tỷ lệ này là 15% với ngan mái và 55% với ngan trống.

3. Chuẩn bị chuồng nuôi và trang thiết bị khác cho ngan

– Giai đoạn nuôi hậu bị ngan cán có đủ diện tích nhà nuôi và sân chơi, mương nước hoặc ao cho ngan đám, tâm.

– Chuồng và sân choi bảo đảm các yếu tố kỹ thuật để ngan có thể phát triển tốt.

+ Nền chuồng: Có thể là sân xi măng hay sàn gỗ đảm bảo ấm trong mùa đông, mát trong mùa hè. Nền chuồng nên có độ dốc 3-5° thuận tiện trong khâu vệ sinh. Diện tích chuồng nên đảm bảo 6-8 con mái/m2; 5-7 con trống/m2. Nền sân cẩn nhằn, tránh sây sát gan bàn chân.

+ Sân choi: Nên có diện tích sân choi cho ngan vận động tự do hàng ngày. Sân có thể là nền xi măng (nuôi tập trung) hoặc vườn cây, bãi chăn và nên có hàng rào ngăn cách với khu dân cư và ngăn các gia súc khác đi vào. Diện tích cần tối đa: 6-7 con/m2, tối thiểu 4-5 con/m2.

+ Mương hoặc ao hồ cho ngan đầm, tắm: Ngan là loài thuỷ cầm nên rất cần nước trong quá trình sổng để bộ lông sạch, bóng. Ở những nơi không có ao hồ, có thể sử dụng mương nước nhân tạo. Tại hộ gia đình, có thể vỉa hai bên hàng gạch trên nền sân hoặc một mương nước chảy qua độ sâu và rộng (0,3 X 0,8 m).

+ Sân chơi và mương nước cần tiêu độc khử trùng bằng formalin 0,05% và quét vòi nên chuồng trước 1 tuần lễ mới đưa ngan vào nuôi.

+ Chất độn chuồng sử dụng trấu, phôi bào sạch không bị nấm mốc, rải dày từ 2-3 cm.

+ Máng ăn đảm bảo 5cm chiều dài máng cho 1 đầu con.

+ Máng uống sử dụng loại 5 lít cho 25 con.

4. Chế độ chiếu sáng cho ngan

Sử dụng ánh sáng tự nhiên trong mùa hè.

Vào mùa đông nếu nhốt trong chuồng không có điều kiện chăn thả thì thì cần thắp đèn từ 7-10 giờ/ngày. Đảm bảo 4 w/ma (10-12 lux/m2)

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật ấp trứng ngan

Ấp trứng ngan giống như ấp trứng gà, trứng vịt. Tuy vậy ấp trứng ngan có một số yêu cầu về chế độ ấp riêng, do đặc điểm cấu tạo của trứng ngan có khác chút ít so với trứng gà, trứng vịt đó là vỏ dày hơn, ít lỗ khí hơn, số ngày ấp kéo dài hơn (35 ngày).

Ngan ấp trứng tự nhiên

1. Chọn trứng ấp cho ngan

– Trứng để ấp chọn những quả vỏ sạch sẽ không dính phân, bùn, không dập vỡ. Khối lượng trứng từ 65-75 g.

Trứng ngan không tròn quá cũng như không dài quá. Không đứt giây chằng không loảng lòng. Soi trứng lên không có dị vật, vết máu.

2. Bảo quản trứng ngan

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trứng bảo quản

+ Nhiệt độ: Cần bảo quản trứng ở nhiệt 15-20°C. Khi nhiệt độ bảo quản lên cao sẽ làm cho phôi phát triển, song nên nhiệt độ không thích hợp sẽ gây chết phôi. Trứng ngan bảo quản trong 7 ngày ở nhiệt độ 28-33°C không ánh hưởng đến kết quả ấp nở. Có thể bảo quản trứng ngan đến 14 ngày ở 18-20°C vẫn cho tỷ lệ nở khá. Cần đảo trứng 1 lần/ngày với góc 180°. Tại các hộ gia đình có thể xếp trứng lên khay (để nằm ngang), nơi thoáng mát không bị hấp thụ nhiệt, không để trứng chồng lên nhau

+ Ẩm độ: Ẩm độ thích hợp trong bảo quản là 75-82%. Ẩm độ thấp sẽ làm trứng bốc hơi nước, ẩm độ cao sẽ làm cho nấm mốc phát triển.

+ Sự giảm khối lượng trứng trong thời gian bảo quản: Trứng ngan bảo quản ở nhiệt độ 25-33°C trong 1 ngày giảm khối lượng 0,81%. Nếu khối lượng giảm hơn 1% tỷ lệ nở sẽ giảm rõ rệt.

+ Các chú ý khác: Xếp trứng trong thời gian bảo quản.Trứng xếp trong khay, để nghiêng 30° hoặc nằm ngang, buồng khí xếp lên trên (đầu tủ), đầu nhỏ cho xuống dưới.

3. Ấp trứng ngan bằng ngan mái (ấp tự nhiên)

Chọn trứng tươi mới đẻ được 7-10 ngày để ấp, trứng để lâu hơn 10 ngày, tỷ lệ ấp nở sẽ giảm. Nếu có nhiều trứng cũng chỉ xếp từ 20-25 quả một ổ cho 1 mái ấp, Xếp nhiều trứng 1 ổ, ngan mái không phủ kín trứng, nhiệt độ ấp các trứng không đều ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ nở

Trong 10 ngày đầu ngan mái tự sản ra nhiệt độ khoảng 38°5, sau đó khoảng 37°8, giảm dần xuống 37°2.

Trong những ngày đầu, con mái không rời khỏi ổ lúc nào, vì vậy cần cho ngan mẹ ăn uống ngay cạnh ổ. Những ngày sau ngan mẹ rời ổ ngày 1 đến 2 ỉần, rồi tăng số lần rời ổ để xuống ăn uống nhiều hơn.

Trong ấp tự nhiên không cần sự can thiệp của con người, chỉ cần chăm sóc con mẹ và bảo quản trứng trong ổ ấp.

Trứng ngan ấp 33-35 ngày thì nở. Những ngan con nở từ ngày 36 trở đi thường yếu không nuôi được. Vì vậy đến hết ngày thứ 35 người ta cho xuống ổ để nuôi ngan con. Tỷ lệ nở trên 90% so với trứng có phôi là đạt yêu cầu.

4. Ấp trứng ngan nhân tạo bằng máy

4.1. Xếp trứng

Xếp trứng ngan vào khay ấp bằng gỗ, xếp trứng nghiêng 30°. Tránh rơi trứng trong quá trình đảo trứng.

4.2. Nhiệt độ, độ ẩm trong máy ấp

Ấp trứng ngan nội

Giai đoạn ấp, nở

Ngày ấp

Nhiệt độ

Độ ẩm (%)

Giai đoạn ấp

1-9

38°2-38°3

64-65

Giai đoạn ấp

10-30

37°6-37°7

55-58

Giai đoạn nở

31-35

37°3-37°4

80-85

Ấp trứng ngan Pháp

Giai đoạn ấp, nở

Ngày ấp

Nhiệt độ

Độ ẩm (%)

Giai đoạn ấp

1-11

38°2-38°5

64-65

Giai đoạn ấp

12-25

37°8-38°

55-57

Giai đoạn ấp

26-30

37°6-37°7

55-57

Giai đoạn nở

31-35

37°4-37°5

80-85

 

– Để điều chỉnh chế độ nhiệt và chế độ ẩm có hiệu quả, tiến hành kiểm tra sự giảm khối lượng trứng trong quá trình ấp. Cân tổng thể 50 quả trứng có đánh dấu để 5 ngày sau lại cân số trứng đó, nếu thấy bình quân giảm 0,38g ở giai đoạn 1, 0,47g ở giai đoạn 2 và 0,36g ở giai đoạn 3, tổng cả giai đoạn đến 30 ngày ấp, giảm 13-14% là lý tưởng nhất. Nếu sự giảm lớn hơn 15% hay nhỏ hơn 12% thì tỷ lệ nở sẽ thấp.

4.3. Đảo trứng ngan

Mục đích của việc đảo trứng là tránh cho phôi khỏi sát vào vỏ, làm cho quá trình trao đổi chết được cải thiện và phôi phát triển tốt, nhất là giai đoạn đầu và giai đoạn giữa.

Trứng được đảo một góc 90° nếu xếp nghiêng, đảo 180° nếu xếp nằm ngang, trứng được đảo 2 giờ/lần. Mỗi ngày đảo 10-12 lần. Nếu 6 ngày đầu không đảo, phôi chết, dính vào vỏ và không di động, sau 13 ngày không đảo, túi niệu không khép kín được, lượng albumin nằm bên ngoài túi niệu dẫn đến tỷ lệ chết phôi cao, mổ vỏ không đúng vị trí, phỏi dị hình ở phần mắt, mỏ và đầu.

4.4. Thông thoáng

Trứng vịt và trứng ngan có khối lượng 70-80 g hấp thụ 9169cm3 (Oz) oxy và thải 6607cm3 cacbonic (CO2), trứng gà hấp thụ 4000cm3 O2 và thải 3536cm3 CO2 Chính vì vậy trong máy ấp luôn phải đảm bảo 21% O2 và không quá 0,04-0,1% khí cacbonic. Nếu khí cacbonic lóm hơn 0,4% sẽ có hại tới sự sinh trưởng và phát triển của phôi thai, gây tỷ lệ chết cao, nồng độ O2 cũng không thể thấp hơn dưới 15%.

Vận tốc gió trong máy ấp 77 cm/giây, tốc độ quạt xấp xỉ 300 vòng/phút với máy ấp. Máy nở vận tốc gió 40-45 cm/giây.

Nếu 8 ngày ấp mà không khí lưu thông không đều sẽ làm phôi phát triển cũng không đều, chỗ nhanh, chỗ chậm. Sau 15 ngày, vị trí phôi không đúng, phôi phát triển không đều và sau 28-30 ngày phôi chết, có hiện tượng xuất huyết. Trong máy ấp, lỗ thông thoáng được mở 1/5 ở những ngày đầu, sau đó nới dần, càng tăng ngày ấp, càng mở rộng. Những ngày cuối, mở toàn bộ đặc biệt là mùa nóng. Mùa đông cần quan tâm đến nhiệt độ môi trường và kiểm tra nhiệt độ máy. Nếu nhiệt độ xuống thấp phải đóng bớt cửa lại. Đối với máy thủ công ngày đầu để hở 3 lồng thoáng, sau đó tháo dần lỗ thoáng ra những ngày cuối mở hết các lỗ thông thoáng.

4.5. Làm mát trứng ngan

Không thể thiếu được chế độ làm mát quá trình ấp trứng thuỷ cầm do cấu trúc vỏ và các thành phần dinh dưỡng bên trong quả trứng.

Quy trình về chế độ làm mát trứng

 

Chế độ quy định

Đơn

vị

Chế độ 1

Chế độ 2

Chế độ 3

Số lần làm mát

Lần

1

2

3

Ngày bắt đầu và kết thúc giai đoạn làm mát

Ngày

thứ

9-31

7-20

21-31

1-14

15-24

25-31

Thời gian làm mát

Phút

9 phút ngày đầu, sau 1 ngày + 1 phút tăng đến 25 phút giữ đến khi ra nở

9 phút ngày đầu,, sau 1 ngày + 1 phút tăng đến 25 phút giữ đến khi ra nở

9 phút ngày đầu,, sau 1 ngày + 1 phút tăng đến 25 phút giữ đến khí ra nở

Thời gian đưa ra làm mát

Giờ

11 giờ sáng

9 giờ sáng 16 chiều

9 giờ sáng 16 giờ chiều 22 giờ đêm

Chế độ 3 cho tỷ lệ ấp nở cao nhất.

4.6. Kiểm tra sinh vật học

Cẩn kiểm tra sinh vật học thông qua soi trứng trong các giai đoạn ấp để biết khả năng phát triển của phôi và khả năng nở của mỗi lứa ấp. Lần 1 lúc 9 ngày, lần 2 lúc 17 ngày, lần 3 lúc 30 ngày.

+ Mục đích kiểm tra

– Xác định được chất lượng sinh học của trứng.

– Cho phép lập chế độ ấp trong những điều kiện cụ thể.

– Xác định được nguyên nhân các đợt ấp kém.

– Định ra phương hướng để nâng cao kết quả ấp nở.

+ Phương pháp kiểm tra

Dùng đèn soi để kiểm tra, loại những quả trứng trắng, trứng chết phôi để tiết kiệm chỗ, tránh ô nhiễm và xác định thời điểm phôi chết để có biện pháp cải thiện chế độ áp hay cải thiện chế độ nuôi dưỡng tránh gây thiệt hại không cần thiết, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Góc xếp trứng ngan: xếp nằm ngang (nếu cần diện tích máy có thể xếp nghiêng 30-45°).

Soi trứng kỳ 1: 9 ngày ấp; kỳ 2: 17ngày ấp; kỳ 3: 30 ngày ấp.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật ươm giống cây Măng tây

Măng tây là thực phẩm vàng cho sức khỏe. Trong măng tây có chứa nhiều chất đạm, chất xơ, chất khóang, canxi…và nhiều loại vitamin như vitamin A, vitamin C…Măng tây chứa nhiều chất xơ rất cần thiết cho hệ tiêu hóa, phòng trị các bệnh tiểu đường, bệnh ung thư, bệnh tim mạch rất hữu hiệu. Ngoài ra, măng tây còn có khả năng tăng cường sinh lực, chống béo phì và chống lão hóa da.

1. Kỹ thuật ươm cây giống măng tây bằng bầu nilon

– Bầu ươm cây giống măng tây có đường kính 6-8cm cao 10-15cm có đục lỗ sẵn.

– Giá thể làm bầu gồm 1/3 đất + 1/3 cát sạch + 1/3 phân hữu cơ ủ hoai.

– Phơi hạt măng tây 2 giờ để kích thích mọc mầm, ngâm nước 12 giờ, vớt ra rửa sạch và gieo hạt vào giữa bầu có giá thể, chiều sâu gieo hạt 1,5cm (1 đốt tay) sau đó phủ kín hạt.

– Hạt giống đã xử lý thuốc thì không cần phải ngâm ủ mà gieo trực tiếp.

– Tưới nước giữ ẩm hàng ngày, che chắn khỏi gia súc hay chim phá hoại.

– Từ khi gieo đến mọc mầm là 12-15 ngày, chăm sóc tiếp tục đến 60 ngày tuổi thì đem trồng ra ruộng sản xuất.

2. Kỹ thuật làm luống chìm ươm cây giống măng tây trên đất cát

– Chuẩn bị đất 1 tháng trước khi trồng: dọn sạch cỏ dại, cày phơi ải và bón phân hữu cơ (ủ hoai) trước khi gieo hạt.

– Làm luống chìm tương tự ươm hạt giống rau, kích thước luống 0,8m, bờ rộng 0,2m cao 0,2m. Dùng cây cỡ kéo hàng gieo hạt khoảng cách hàng 10cm.

– Phơi hạt măng tây 2 giờ để kích thích mọc mầm, ngâm nước 12 giờ, vớt ra rửa sạch và gieo hạt vào rãnh khoảng cách gieo hạt (hàng x cây) 10cm x 6cm, sâu 1cm (1 đốt tay) và lấp kín hạt bằng trang gỗ.

– Hạt giống đã xử lý thuốc thì không cần phải ngâm ủ mà gieo trực tiếp.

– Tưới nước giữ ẩm hàng ngày bằng hình thức tưới rãnh, không dùng vòi phun và không nên tưới bằng hệ thống phun mưa vì cây non rất yếu dễ bị đổ rạp chết cây.

Làm luống và tạo rãnh gieo hạt măng tây tại An Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận

Gieo hạt măng tây trong vườn ươm.

Tưới nước và phòng trừ dế nhũi hại cây con măng tây

3. Kỹ thuật làm luống nổi ươm cây giống măng tây trên đất thịt pha cát

– Chọn đất làm vườn ươm giống như ươm hạt giống cây rau.

– Đất cày bừa kỹ, sạch cỏ dại, bón phân hữu cơ ủ hoai trước khi gieo hạt tối thiểu 30 ngày.

– Lên luống nổi: rộng 1m, cao 0,3m, rãnh rộng 0,4m.

– Dùng cây tròn hay cây vuông đường kính 20mm dập trên mặt luống thành các hàng cách nhau 10cm, sâu 2cm để tạo hàng gieo hạt.

– Phơi hạt 2 giờ để kích thích mọc mầm, ngâm nước 12 giờ, vớt ra rửa sạch và gieo ngay.

– Gieo hạt khoảng cách (hàng x cây): 10cm x 6cm, lấp đất xốp dày 1cm để phủ kín hạt.

– Tủ một lớp rơm mỏng để tưới nước không bị kết váng bề mặt, sau 15 ngày cây măng bắt đầu mọc thì dỡ bỏ hết lớp rơm để cây con mọc bình thường.

– Tưới nước giữ ẩm hàng ngày bằng bình ô doa (bình hoa), không dùng vòi phun và không nên tưới bằng hệ thống phun mưa vì cây non rất yếu dễ bị đổ rạp chết cây.

4. Phòng trừ sâu bệnh, dịch hại cho cây giống măng tây

+ Trừ dế nhũi trước khi gieo hạt và xử lý thuốc sâu 1 tuần/lần bằng thuốc Sherpa.

+ Trừ bệnh chết cây con, bệnh đốm tím, … bằng thuốc Alliette hoặc Monceren.

+ Phòng trừ chim sẻ cắn cây bằng lưới chim loại sợi 0,85mm, mắt 3cm, cao 5m, dài 20m.

5. Bón phân cho cây giống măng tây

+ Từ khi gieo hạt đến mọc mầm 15 ngày không bón phân.

+ Sau gieo 30 ngày tưới phân bón lá Humix liều dùng theo khuyến cáo.

+ Sau gieo 45 ngày tưới phân DAP (ngâm và tưới theo nước) pha loãng 1-2kg/1000m2.

+ Sau gieo 60 ngày tưới phân DAP, liều lượng như trên.

+ Sau gieo 75 ngày tưới phân DAP, dừng tưới phân trước khi nhổ cây 15 ngày.

– Nhổ cây con đem trồng ra ruộng sản xuất sau khi cây đủ 90 ngày tuổi.

Nguồn: linhdangroup.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Cách thu hoạch và phân loại Măng tây

Măng tây là thực phẩm tương đối phổ biến và có lợi cho sức khỏe.  Măng tây sau khi thu hoạch, cần có biện pháp bảo quản thích hợp để giữ được độ tươi ngon tốt nhất khi đến tay người tiêu dùng.

1. Cách thu hoạch sản phẩm rau Măng tây xanh:

Việc thu hoạch sản phẩm rau Măng tây khá đơn giản, chỉ cần giật hái bằng tay như thu hoạch hoa huệ. Thời gian thu hoạch rau Măng tây thông thường từ 5g30 – 8g30 sáng mỗi ngày, trước khi mặt trời mọc, khi Măng chưa tiếp xúc với ánh nắng để tránh bị héo, mềm yểu nhanh sau thu hoạch. Từ năm thứ 4-5 trở đi, khi đã có nhiều sản lượng thì có thể tổ chức thu hoạch thêm vào buổi chiều sau khi trời đã tắt nắng và đã tưới hạ nhiệt rẫy trồng Măng.

Trước khi thu hoạch Măng sáng hay chiều, cần tiến hành tưới nhẹ cho rẫy Măng để bổ sung nước chống sốc cho Măng sau khi thu hái khỏi vườn trồng, giữ tươi lâu cho Măng thương phẩm, để Măng thương phẩm có chất lượng non mềm, tươi dòn, ngon ngọt đặc trưng.

Khi các chồi Măng to đường kính giữa thân măng lớn hơn >10 mm (cỡ gần bằng các ngón tay) nhô lên cao khỏi mặt đất #19-21-23 cm (#1 gang tay) là lúc cần phải thu hoạch ngay để có được sản phẩm Măng non mềm, tươi giòn, chất lượng cao (lúc đó chồi Măng mới có 1 đêm tuổi nên chưa kịp kéo xơ, già hoá). Chọn các chồi Măng có phần thân xanh nhú trên mặt đất cao #19-23 cm (#1 gang tay), lá đài non (đầu bông) còn ôm sát dính liền thân Măng, dùng tay nắm chặt sát gốc nghiêng 300C xoay và giật nhẹ lên, chồi Măng sẽ tách rời khỏi rễ trụ cây Măng ở dưới đất rất dễ dàng mà không để lại vết thương. Cách thu hoạch bằng tay có lợi hơn là dùng dao cắt vì dao bén sẽ vô tình làm tổn thương các chồi Măng lân cận, để lại các vết thương thối hỏng ở gốc các chồi Măng dưới mặt đất có thể tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm hại bộ rễ !

Chồi Măng thu hoạch sớm, dù cọng Măng ngắn (chỉ cao #19-23 cm như tiêu chuẩn nước ngoài) nhưng sẽ có đường kính thân Măng to hơn 10 mm, non mềm giòn rụm, không có xơ, có vị ngọt và mùi thơm đặc trưng, chất lượng cao hơn Măng thu hoạch trễ có cọng Măng dài/cao hơn (25-30-35 cm) nhưng đường kính gốc/thân Măng nhỏ hơn 8 mm, thân Măng có thể kéo xơ già hoá, chất lượng Măng sẽ kém hơn.

Rau Măng tây sau khi thu hoạch cần phải đem ngay vào nơi thoáng mát, tránh không để tiếp xúc với ánh nắng, rồi nhanh chóng tiến hành sơ chế phân loại Măng loại 1 và Măng loại 2 theo yêu cầu của đơn vị thu mua: Rửa sạch đất, cát nhưng tuyệt đối không được để ướt đầu Măng vì nước ứ đọng sẽ làm thối hỏng lá đài, hư hỏng đầu bông chồi Măng (nếu lỡ để ướt đầu bông chồi Măng thì phải giũ sạch nước, làm khô bằng máy sấy tóc phụ nữ), cắt cỡ, xử lý khử trùng qua thuốc tím, rồi dùng loại dây không có hoá chất độc hại cột thành bó 0,25 – 0,50 – 1kg, dùng giấy chuyên dùng hoặc giấy báo sạch (giấy trắng không có mực in càng tốt) gói bảo vệ đầu bông bó Măng, rồi xếp thẳng đứng vào thùng carton 5-7 lớp sóng cứng hoặc két/giỏ nhựa, thùng xốp ở đáy có lót nước đá gel/nước đá khô hoặc 1 lớp xốp mềm (dùng cắm hoa) tẩm nước sạch giữ ẩm để chống sốc, chống hốc và giữ tươi Măng trong quá trình vận chuyển, khẩn trương chuyển giao ngay cho đại lý thu mua trong vòng 4-6-8-10 giờ để họ còn kịp thời gian chế biến, bảo quản lạnh, phân phối ra thị trường hoặc xuất khẩu.

Rau Măng tây nếu chưa kịp sơ chế hoặc sử dụng ngay thì cần phải nhanh chóng đưa vào nơi thoáng mát để giải nhiệt rồi kích đông nhanh IQF và bảo quản mát trong tủ lạnh ở nhiệt độ #2-50C + độ ẩm >50-70% (nếu đông lạnh dưới 00C mà không ổn định và không đủ -200C, rau Măng tây sẽ bị tổn thương lạnh); hoặc tạm cắm chân Măng vào 1-2 cm nước sạch #1-2 tiếng đồng hồ rồi lấy ra để nơi thoáng mát.

Chồi Măng sau khi thu hoạch vẫn còn “sống” chứ chưa “chết” hẳn, nếu cắm vào 1-2 cm nước sạch để qua đêm sẽ phát triển thêm chiều cao #2-5-10 mm, đường kính thân Măng sẽ ốm bớt #0,1-0,5 mm. Nếu cắm chân Măng vào nước lâu quá >12-24 giờ, chân Măng sẽ ngả vàng như đóng phèn hoặc bị thối nhũn rỗng ruột, đầu măng ối nước sẽ thối hỏng bốc mùi khó chịu, thân Măng sẽ bị kéo xơ già hoá, làm giảm hương vị và tính chất tươi giòn, ngon ngọt đặc trưng của rau Măng tây.

Lưu ý: Măng tây thành phẩm chuyển về đơn vị thu mua tuyệt đối không được ngâm nước vì Măng sẽ nhanh chóng thối nhũn gốc rỗng ruột thân Măng và thối nhũn đầu bông bốc mùi hôi thối khó chịu.

Tiếp tục thu hoạch Măng mỗi ngày cho đến cuối mỗi chu kỳ thu hoạch Măng 2,5-3 tháng, khi thấy đường kính thân Măng nhỏ hơn điếu thuốc lá <8 mm + cây mẹ già có dấu hiệu vàng úa lá (lão hoá) thì phải ngưng thu hoạch ngay, rồi tiến hành trẻ hoá rẫy Măng bằng cách chọn giữ lại 3-5 chồi Măng khoẻ mạnh, sạch bệnh ở mỗi gốc để dưỡng làm cây mẹ trẻ thay thế, bỏ nón chụp đầu Măng ra.

Ở nước ngoài, việc trẻ hoá rẫy Măng thường được thực hiện đồng loạt tập trung khoảng 1 tháng sau mỗi chu kỳ thu hoạch (sau 2,5-3 tháng thu hoạch Măng thì nghỉ dưỡng cây #1 tháng) để người trồng xử lý thuốc bảo vệ thực vật, khử tuyến trùng, nấm bệnh và côn trùng.

Ở nước ta, ngay trong lúc thu hoạch ở mỗi chu kỳ thu hoạch Măng, người trồng có thể chọn giữ lại 3-5 chồi Măng khoẻ mạnh, sạch bệnh ở từng gốc/bụi Măng để dưỡng làm cây mẹ trẻ, sẵn sàng thay thế ngay khi các cây mẹ già vàng úa không còn khả năng cung cấp Măng. Cách dưỡng cây mẹ trẻ riêng lẻ cục bộ từng gốc/bụi có thể giúp vườn trồng cho Măng thu hoạch quanh năm mà không cần phải nghỉ tập trung.

Khi cây mẹ trẻ thay thế vừa đủ lớn, đường kính gốc đạt >10-12 mm, bắt đầu bung tàn cành lá thì tiến hành tỉa bỏ cây mẹ già cũ vàng úa, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc #50 cm để thông gió phòng bệnh, xới xáo đất mặt, làm sạch cỏ non, tuyệt đối không để cỏ già rơi hạt tái sinh cỏ mới, đồng thời bón thúc 400 kg NPK 15-15-15 + phân dơi/cá + trung vi lượng, vun đất cao 5 cm đậy gốc bảo vệ cổ rễ cây Măng và giữ mặt liếp đất trồng ở độ cao >60-80 cm so với mặt đất tự nhiên, giữ cây đứng thẳng lấy nắng quang hợp với bộ lá, phun thuốc ngừa tuyến trùng, nấm bệnh, côn trùng hại cây, chuẩn bị chu kỳ thu hoạch mới.

2. Cách phân loại sản phẩm rau Măng tây xanh:

Đầu bông non ốp sát dính liền thân Măng, đường kính thân Măng và độ dài chồi Măng là các tiêu chuẩn cơ bản phân loại rau Măng tây :

– Rau Măng tây loại 1: Đường kính bình quân giữa thân măng >09-12 mm, dài #19-21-23 cm, không có chân trắng ở gốc măng, cọng măng non mềm và tươi dòn, không có dư lượng thuốc BVTV, không có tạp chất và bùn đất, thân măng thẳng không dị dạng cong vẹo, lá đài non (đầu bông) còn ôm sát dính liền thân Măng, không trổ tay kéo xơ già hoá, đạt tiêu chuẩn rau sạch an toàn Viet-GAP & Global-GAP.

– Rau Măng tây loại 2: Đường kính bình quân giữa thân măng >06-09 mm, dài #19-21-23 cm, không có chân trắng ở gốc măng, cọng măng non mềm và tươi dòn, không có dư lượng thuốc BVTV, không có tạp chất và bùn đất, thân măng thẳng không dị dạng cong vẹo, lá đài non (đầu bông) còn ôm sát dính liền thân Măng, không trổ tay kéo xơ già hoá, đạt tiêu chuẩn rau sạch an toàn Viet-GAP & Global-GAP.

– Rau Măng tây loại 3: Đường kính bình quân giữa thân măng <03-06 mm, dài ngắn bất kỳ từ >17-23 cm do bắt buộc phải thu hoạch không để cạnh tranh dinh dưỡng với các chồi Măng khác hoặc phát triển thành cây lớn cạnh tranh với các chồi Măng khoẻ mạnh đang dưỡng làm cây mẹ thay thế. Người trồng có thể cung cấp Măng loại 3 cho các quán ăn nhỏ lẻ ở địa phương, hoặc sử dụng làm rau tươi trong bữa ăn hàng ngày rất có lợi cho sức khoẻ người thân trong gia đình.

3. Cách thu hoạch sản phẩm rau Măng tây trắng:

Bản thân mầm chồi Măng non khi sinh ra từ bộ rễ cây Măng dưới mặt đất khởi đầu có màu trắng (Măng tây trắng). Khi trồi lên khỏi mặt đất, thông qua tiếp xúc với tia tử ngoại ánh nắng mặt trời chiếu xạ sẽ làm phát triển nhiều diệp lục tố khiến chồi măng chuyển thành màu xanh (hiện tượng lục hoá sinh học thực vật trong tự nhiên), và trở thành Măng tây xanh.

Từ đặc điểm sinh học này, người trồng có thể tổ chức canh tác và thu hoạch sản phẩm Măng tây trắng từ cây Măng đã đủ 3 năm tuổi trở lên để làm phong phú mặt hàng phục vụ thị trường tiêu dùng và đóng hộp xuất khẩu bằng cách xử lý lấp đất/compost phủ kín chồi măng hoặc dùng màng phủ có tráng nhôm(alluminium foil) ngăn cản ánh nắng mặt trời chiếu xạ vào chồi măng cho đến khi chồi Măng đạt chiều cao thương phẩm >19-21-23 cm với đường kính giữa thân măng >8-10 cm thì tiến hành thu hoạch lấy sản phẩmMăng tây trắng.

@ Trong điều kiện khí hậu ôn đới, nhờ có nhiệt độ bình quân trong chân đất trồng thấp hơn <28°C vào mùa đông nên bộ rễ cây Măng tây có thể tự tích trữ lưu giữ được đầy đủ lượng dưỡng chất Carbohydrates (#chất đường) để cây có đủ năng lượng cho Măng vào mùa xuân. Để thu hoạch Măng tây trắng, ở những rẫy Măng tây đã đủ 3 năm tuổi trở lên, từ mùa đông người ta tiến hành cắt bỏ sát gốc rễ toàn bộ số cây trồng trên mặt đất chỉ giữ lại bộ rễ trong đất (lúc này trên rẫy trồng Măng trông giống như một bãi đất trống) rồi dùng bạt đen có tráng màng nhôm aluminium foil phủ kín toàn bộ liếp trồng để ngăn không cho ánh nắng chiếu xạ làm xanh (lục hoá) chồi Măng non.

Để có Măng tây trắng chất lượng cao, người trồng cần phải khẩn trương tiến hành việc thu hoạch vào lúc sáng sớm khi mặt trời chưa mọc để tránh ánh nắng chiếu xạ thành Măng tây xanh. Măng tây trắng thu hoạch xong cần phải cẩn thận tránh không để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong suốt quá trình lưu thông phân phối, hoặc phải đóng hộp.

@ Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, chân đất trồng cây Măng tây thường có nhiệt độ bình quân cao hơn >28°C nên bộ rễ cây Măng tây không thể tự lưu trữ được dưỡng chất Carbohydrates (#chất đường), do đó người trồng cần phải duy trì việc chăm sóc tốt cây mẹ trên đất trồng để lấy nắng quang hợp với bộ lá cung cấp năng lượng hữu cơ thiên nhiên cho sự tăng trưởng của bộ rễ và của các chồi Măng, nên ở nước ta không thể cắt bỏ hoàn toàn cây mẹ trên đất trồng được.

+ Chú ý: Măng tây tím khi qua khâu chế biến thực phẩm, phục vụ ẩm thực chỉ nên làm chín nhẹ, nếu nấu quá chín Măng tím sẽ tự động chuyển thành màu xanh trông như rau Măng tây xanh.

Nguồn: Mangtay.net được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật trồng măng tây tím

Bạc Liêu không phải là tỉnh đầu tiên trồng thành công măng tây, cũng không phải là nơi có diện tích măng tây lớn nhất cả nước. Tuy nhiên măng tây Bạc Liêu được biết đến bởi chất lượng mà khó nơi nào có được.

Măng tây tím trên đất Bạc Liêu

Theo ông Lư Cẩm, GĐ Cty Măng tây Cẩm Hon, đơn vị đầu tiên đưa măng tây về Bạc Liêu thì măng tây được trồng tại đây rất giòn, ngọt hơn măng tây trồng ở các vùng khác.

Cách đây vài năm cũng có một số Cty có ý định xuất khẩu măng tây sang thị trường Nhật Bản – một trong những thị trường rất khó tính, sau khi đem mẫu măng tây trồng tại Bạc Liêu đi phân tích thì phía đối tác đã chấp nhận sản phẩm này.

Tuy nhiên do phía Cty xuất khẩu và nông dân không thống nhất được về giá cả cũng như quy cách sản phẩm nên sản phẩm không xuất khẩu được.

Trải qua gần 10 năm trên vùng đất Bạc Liêu, cây măng tây xanh cũng đã qua nhiều thăng trầm, diện tích trồng tăng giảm liên tục và mang lại nhiều cảm xúc khác nhau cho nông dân. Có người vui mừng phấn khởi khi trồng thành công măng tây, cải thiện đời sống, có người cũng chua chát nhổ bỏ.

Trong số những nông dân trồng măng tây tại Bạc Liêu thì ông Trần Chí Quang ở xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu là một trong những nông dân trồng măng tây đầu tiên cũng là người có thâm niên trồng măng tây lâu nhất đến thời điểm này. Ông cũng là người đầu tiên trong tỉnh thử nghiệm thành công cây măng tây tím.

Sản phẩm măng tây tím

Cuối năm 2015 ông có ý định trồng thử măng tây tím. Được sự khuyến khích của cán bộ địa phương, ông nhờ người thân ở nước ngoài mang giống về gieo và trồng thử khoảng 500m2, sau gần 6 tháng trồng đến nay cây măng tây tím đã bắt đầu thu hoạch.

Măng tây tím là một trông 3 loại măng tây được trồng nhiều nhất trên thế giới (măng tây trắng, xanh và tím) chất lượng cao hơn măng tây xanh và là loại măng có chất chống oxy cao nhất nên có khả năng ngăn ngừa ung thư cao nhất.

Theo đánh giá của ông Quang thì măng tây tím ông trồng ăn ngọt và giòn hơn măng tây xanh, màu rất đẹp và bắt mắt bán giá cao hơn măng tây xanh, song măng ra hơi ít và đang tiếp tục theo dõi.

Thời gian tới sau khi đánh giá được sản lượng thì măng tây tím sẽ là một trong những đối tượng được quan tâm nhân rộng vì chất lượng và giá trị cao hơn hẳn măng tây xanh.

Nguồn: Dân Việt được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật trồng măng tây xanh

 

Măng Tây: tên khoa học là Asparagus – thuộc dạng cây trồng lâu năm, dạng bụi, thân thảo.

Có 3 loại là: măng tây tím, măng tây trắng và măng tây xanh, phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ 20-30 ºC. Tốt nhất là 25 ºC.

Măng tây có khả năng chịu được rét, nhưng dưới 15 ºC chúng ngừng sinh trưởng và trồng được cả ở vùng đồng bằng và miền núi. Ở độ cao 600-900m so với mực nước biển, măng cho năng suất cao hơn.

Măng tây có thể trồng bằng rễ và trồng bằng hạt. Sau đây chúng tôi xin trình bày kỹ thuật trồng măng tây bằng cây con và bằng hạt:

I. Kỹ thuật trồng măng tây bằng hạt:

1. Ươm cây giống:

Bước 1: Trước hết, chọn hạt giống có nguồn gốc nhập khẩu xác nhận được, rồi tiến hành cân chia đều 1 kg = 1.000 grs hạt giống Măng tây ra thành:
20 phần 50 grs = # 2.000-2.200 hạt = trồng được 1 sào Nam bộ = 1.000 m2;
2. hoặc 60 phần 16,5 grs = # 700-800 hạt = trồng được 1 sào Bắc bộ = 360 m2.

Bước 2: Đem số lượng hạt giống cần ủ (ví dụ: 1 sào Bắc bộ = 16,5 grs = # 750 hạt; hoặc 1 sào Nam bộ = 50 grs = # 2.000 hạt) ra phơi nắng buổi sáng khoảng 2 tiếng đồng hồ từ 9 đến 11 giờ để hạt giống đạt độ háo nước nhiều nhất và cho tỉ lệ nảy mầm cao nhất.

Bước 3: Cho hạt giống vào 1 cái rây bằng inox mắc nhuyễn # 0,5 mm để chà rửa thật sạch hạt giống (có thể chà rửa hạt giống trực tiếp dưới một vòi nước hoặc thay 3-5 lần nước sạch chứa và rửa trong 1 cái chậu/bát/tô lớn vừa đủ dùng).
cac-loai-hat-giong-mang-tay-xanh-3

Bước 4: Cho hạt giống đã rửa sạch vào một cái bát hoặc một cái hộp nhựa đường kính # 10cm (hộp nhựa thường dùng đựng cơm, cháo). Dùng 100% nước lạnh sạch (hoặc nước ấm như nước trà uống được # 300C) để ngâm hạt giống từ 1-2 ngày cho đến khi thấy hạt giống ngậm nước trương nở to hơn bình thường. Vỏ hạt đã mềm (đôi khi cũng có hạt đã nảy nanh mầm trắng) thì lấy hạt giống ra. Vớt bỏ những hạt lép hoặc bị nấm mốc nổi trên mặt nước rồi đem hạt giống ra chà rửa nhiều lần cho thật sạch mùi chua, nước nhớt để chống nấm mốc làm thối hỏng hạt giống.

Trong thời gian ngâm hạt giống 1-2 ngày, cứ 1/2 ngày một lần phải tiến hành rửa hạt giống và thay nước mới, đây cũng là lúc để hạt giống có thời gian trao đổi dưỡng khí (thở) để kích thích tỉ lệ nảy mầm cao (hạt giống ngâm nước lâu cần phải có thời gian lấy ra khỏi nước để thở/hô hấp, không để mầm hạt bị “chết ngộp”).

Bước 5: Sau 1, hoặc 2 ngày ngâm hạt giống, lấy hạt giống ra chà rửa thật sạch rồi ngâm hạt giống # 30 phút vào dung dịch GA3, hoặc WEHG, hoặc AUXIN, hoặc WEVIRO , hoặc NAA, hoặc ATONIK, … pha tỉ lệ theo hướng dẫn với nước để kích thích tỉ lệ nảy mầm, rồi rửa sạch, cho hạt giống vào một cái khăn vải vuông dày ẩm 50% (bên trong có lót một lớp khăn lạnh thường dùng ở quán ăn, đã được xử lý khử trùng qua nước sôi để tránh rễ hạt giống bám dính vào khăn lông) hoặc cũng có thể thay thế bằng 5-10 lớp khăn giấy ẩm vuông 30cm, gói kín hạt giống lại, cho vào cái bát hoặc hộp nhựa sạch và khô ráo, đậy kín nắp hộp cho vào nơi tối (có thể úp/chụp hộp hạt giống bằng một miếng vải dày, màu tối hoặc một cái chậu nhựa để ngăn ánh sáng).

Bước 6: Thời gian ủ hạt giống thường kéo dài từ 3-4 ngày (có thể là 10 ngày) để hạt giống nảy mầm dần dần, nhớ mỗi ngày phải chọn lấy những hạt đã nảy mầm đem ra gieo (có thể gieo trực tiếp ra đất vườn ươm hoặc gieo qua trung gian vào khay/vĩ khoảng 60-90 ngày để lấy cây giống con cấy ra đất vườn ươm), những hạt còn lại tiếp tục chà rửa thật sạch, đồng thời giặt sạch 2 cái khăn ủ ẩm bằng nước sôi, để nguội rồi vắt ráo 50% nước để gói, ủ hạt giống cho ngày kế tiếp.

2. Ươm trong bầu măng tây:

Chúng ta phải chuẩn bị đất trước khi ươm 3 ngày. Chúng ta chuẩn bị 3 phần đất 1 phần trấu hun và phân vi sinh hoặc phân chuồng ủ hoại mục. 5~6kg super lân cho 1m³ giá thể ươm và thêm chế phẩm sinh học trichoderma.

Tất cả được đảo đều và tưới ẩm 65~70%. Chúng ta chuẩn bị túi nilon màu đen chuyên cho bầu ươm rộng 9~11cm và cao 12~15cm.

Tiến hành đóng bầu ươm phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

Cho giá thể vào bầu và lắc đều để đảm bảo độ nèn của giá thể, bầu ươm không bị nếp nhăn. Giá thể trong bầu ươm cách mép túi bầu ươm 1cm.

Xếp bầu ươm vào trong nhà lưới theo hàng để thuận tiện cho việc ươm và chăm sóc. Sau đó tiến hành gieo hạt trong bầu ươm chúng ta tiến hành như sau: Khi các hạt nứt nanh ta dùng chiếc đũa tạo thành 1 lỗ xâu khoảng 0.5~1cm ở giữa bầu ươm rồi tiến hành bỏ hạt vào lỗ và lấp đất (có thể dùng trực tiếp ngón tay chỏ đục lỗ để ươm, chiều sâu nửa đốt ngón tay).

Chú ý không nên trồng hạt sâu quá sẽ làm hạt bị thối. Cứ tiếp tục tiến hành như vậy cho đến khi trồng hết hạt vào bầu ươm, cuối cùng chúng ta tiến hành lấp đất và tưới ẩm.

Ta lên tưới dạng phun mưa để đất không bị nén chặt (chúng ta có thể sử dụng bình xịt thuốc sâu nhưng phải rửa sạch rồi tiến hành tưới phun sương).

3. Ươm trực tiếp trên vườn ươm:

Chuẩn bị đất vườn ươm: Đất được cày bừa kỹ và bón lót 150kg phân vi sinh hoặc phân chuồng ủ hoại mục trên 100m2. 4~5kg lân và nấm đối kháng trichoderma…( tìm mua tricoderma) 7~8kg vôi được cày bừa kỹ rồi tiến hành lên luống cao 20~25cm rông 1m.

Ta tiến hành tạo rạch theo chiều ngang luống trồng sâu 1~1.5cm, rạch cách rạch 15cm. Hạt nứt nanh ta tiến hành trồng với khoảng cách hạt cách hạt 10cm rồi lấp đất. Sau đó tiến hành rắc chấu đã qua xử lý trên mặt luống rồi tiến hành tưới ẩm dùng bình phun tưới cho hạt không bị xê dịch hoặc hệ thống tưới phun mưa.

4. Chăm sóc cây sau khi ươm:

Sau khi ươm bằng bầu hoặc trực tiếp trong vườn ươm ta tiến hành chăm sóc như sau:

Khi ươm 3 ngày cây măng bắt đầu mọc lên khỏi mặt đất ta luôn giữ ẩm cho đất bằng cách tưới vào buổi sáng sớm và chiều tối.

Khi cây mọc được 15 ngày ta tiến hành nhặt cỏ, tiến hành bón thúc ure 1% để kích thích cây phát triển. Cứ sau 15 ngày tiến hành nhặt cỏ và bón thúc cho cây 1 lần.

Sau khi cây mọc 30~35 ngày ta bón phân vi sinh, phun thuốc bón lá cho cây cứng cáp. Đến thời kỳ này cây phát triển có 3~4 nhánh trong bầu ươm ta có thể đem cây trồng ra ngoài đất.

5. Đưa cây từ vườn ươm ra trồng ngoài đất:

Đối với ươm trong bầu ta chuẩn bị liếp trồng giống như trồng bằng rễ.

Tiến hành đưa bầu ra trồng tránh làm vỡ bầu, dùng tay nhẹ nhàng xé giấy nilon dọc bầu ươm và dùng bàn tay đỡ dưới đáy bầu ươm rồi nhẹ nhàng loại bỏ túi nilon.

Chú ý tại đáy bầu ươm rất nhiều rễ chúng ta phải thật nhẹ nhàng hạn chế làm đứt rễ của măng

Đưa cây xuống hố sao cho mặt bầu ươm bằng mặt đất nền rồi tiến hành cho đất vào hố giữ cây trồng ngay thẳng và cho thêm đất vào gốc cây 3 ~ 5 cm để tránh tưới nước bị đọng. Sau đó ta có thể dùng rơm, bèo tây hoặc chấu đã qua xử lý phủ xung quanh gốc cây rồi tiến hành tưới đẫm để cho chắc gốc cây.

– Đối với cây được ươm trong vườn ươm đưa ra trồng thì trước 2 ngày. Chuẩn bị đưa ra trồng ta tiến hành tưới đẫm vườn ươm rồi dùng thuổng đào từng gốc mang ra trồng.

tuy nhiên sẽ có bị ảnh hưởng và không tốt bằng bầu nhưng trồng với quy mô lớn thì đây là một phương pháp giảm nhiều công và chi phí mà vẫn đảm bảo

Tuy nhiên ta có thể ươm cây 6 tháng nếu không gặp vào mùa rét với khu vực miền bắc thì bộ rễ mẳng phát triển rất tốt. Ta có thể trước khi trồng cắt toàn bộ thân măng cách mặt đất 7~10cm rồi tiến hành đào gốc từ vườn ươm rũ đất và tiến hành trồng như kỹ thuật trồng bằng rễ.

II. Kỹ Thuật trồng măng tây bằng cây con (bộ rễ đã ươm hạt giống).

1.Điều kiện vườn trồng:

Đất trồng cây Măng tây cần cải tạo bằng phẳng, có độ dốc nhẹ <5- 10% đế dễ dàng tưới thấm qua rãnh và thoát nước tốt. Cần phải trồng cây chắn gió + đào mương thoát nước bao quanh đất trồng để chống giông gió, mưa to hay triều cường. Khi cần phải có máy bơm công suất lớn tháo nước, không để ngập úng chân đất quá >8 giờ sẽ làm mất năng suất Măng sáng ngày hôm sau và những ngày sau đó.

1.1 Chuẩn bị đất:

Do bộ rễ cây Măng tây trải rộng 50-70 cm và ăn sâu 30-50 cm tràn đầy trong chân đất sau 1-2-3 năm trồng không thể dùng cuốc xẻng can thiệp làm tơi xốp đất được nữa, và do nước ta có 6 tháng mưa, đôi khi kéo dài nhiều ngày khiến đất trồng dễ bị ngậm nước và ngập úng làm mất dưỡng khí, người trồng phải cải tạo đất, thiết lập tầng canh tác tơi xốp như một lớp giá thể dày #20-30cm, lên liếp đất trồng cao #20- 30 cm, đáy liếp (cũng là đáy của 80% bộ rễ hút dinh dưỡng của cây Măng) phải cao hơn mực nước ngầm #30-50 cm; rãnh thoát nước sâu 20-30 cm tuỳ theo độ ăn sâu của rễ; quanh rẫy phải đào mương thoát nước rộng 1-2 mét, sâu 1-2 mét đề phòng mưa to, triều cường gây ngập úng bất ngờ, có kết hợp trồng cây để chắn giông gió lớn.

Có thế chuẩn bị làm luống/liếp đất trồng cây Măng tây như sau:

[1]. Trước tiên, tiến hành làm cỏ và xử lý thuốc diệt mầm cỏ, dung SPS clean hoặc ONECIDE 15EC (nặng),… Tiếp theo khử tuyến trùng, nấm bệnh, côn trùng, vi sinh vật có hại; dùng Sincocin 0.56SL (nặng-hóa chất) hoặc 5-7 lít EMZ (vi sinh).

Bổ sung; rồi bón lót thêm #20-50 tấn phân xanh (vỏ/bã thực vật các loại cây họ đậu, lục bình, trấu mục, rơm rạ, mùn cưa, 20% tro trấu,…), phân chuồng ủ hoai (có xử lý Trichoderma), phân trùn quế, phân hữu cơ tổng hợp và phân vi sinh hữu ích thành 1 lớp phân xanh + phân hữu cơ dày #10 cm; rồi dùng cuốc xẻng, máy cày, máy cuốc đảo trộn đều 10 cm lớp cát + 10 cm phân xanh, phân chuồng + lớp đất mặt dày #10 cm thành một lớp đất cát pha tơi xốp giàu dinh dưỡng hữu cơ dày #30 cm [a] (Đất trồng là đất cát pha 50/50 thì không cần bổ sung thêm cát đen san nền nữa).

[2]. Chọn hướng đông – tây để cây trồng lấy được nắng sáng + nắng chiều để phòng ngừa dịch bệnh, rồi xẻ rãnh thoát nước rộng 20- 40 cm, sâu 20-30 cm lấy được một lóp đất phủ lên mặt liếp dày #10 cm, bổ sung thêm một lớp cát đen san nền dày #10 cm rồi bón thêm 12-15 lít Nano R011 khử phèn kết hợp với xử lý thuốc diệt cỏ phổ rộng và côn trùng, nấm bệnh, tuyến trùng.

Bón thêm #10 tấn phân xanh (tro trấu, vỏ hoặc bã thực vật các loại cây họ đậu; lục bình, vụn xơ dừa,…) + 10 tấn phân chuồng ủ hoai (có xử lý Trichoderma), phân trùn quế, phân hữu cơ tổng hợp, phân vi sinh hữu ích thành một lớp phân xanh, phân trùn quế, phân chuồng dày #10 cm; sau đó dùng cuốc xẻng, máy cày, máy xới đảo trộn đều thành một lớp đất cát pha tơi xốp giàu dinh dưỡng hữu cơ dày #20-30 cm [b].

Cộng [a] + [b], ta có tầng canh tác dày # 50-60 cm (30cm nổi + 30cm chìm dưới mặt đất) hoàn toàn tơi xốp, giàu dinh dưỡng, có rãnh thoát nước sâu 20-30 cm sẵn sàng trồng cây Măng tây mà không sợ bộ rễ bị nhiễm phèn hay đất bị ngậm nước và ngập úng nước.

Sau khi đã cải tạo xong tầng đất canh tác như lớp giá thể dày #30- 50 cm nêu trên ta làm như sau:

Cần tiến hành tạo mặt phẳng đất trồng với độ dốc <5- 10%, rồi tùy theo mật độ trồng cây đã định trước. Căng dây lấy mực cho thẳng để chỉnh sửa ngay ngắn các rãnh thoát nước rộng 20-40 cm X sâu 20-30 cm để thoát nước trời mưa lớn, định hình liếp đất trồng cao 20-30 cm X rộng 100 cm (trồng 1 hàng đơn cây cách cây 50 cm, mật độ 18.500 cây/ha) hoặc rộng 150 cm (trồng hàng đôi so le hình nanh sấu, cầy cách cây 50 cm, mật độ 20-26.500 cây/ha) rồi phơi nắng 1 tháng 15 ngày, tháng xử lý mầm cỏ, tuyến trùng, nấm bệnh, côn trùng, sâu bọ hại cây.

Trong thời gian 2,5 – 3 tháng chờ ươm giống cây Măng tây, người trồng có thể trồng cây Sunhem hoặc tỉa một vụ cây họ đậu để cải tạo đất và lấy thân cây lá vùi làm phân xanh bổ sung thêm đạm hữu cơ thực vật dinh dưỡng cho đất (có thể bố sung lục bình, rơm rạ, xơ dừa, trấu, vỏ cà phê, mùn cứa (không dùng gỗ cao su), 20% tro trấu,…).

@ Nếu đất trồng có tầng sét, tầng phèn và mực nước ngầm nông/cạn <50 cm dưới mặt đất tự nhiên thì cần phải tôn cao đáy liếp đất trồng (cũng là đáy bộ rễ cầy Măng) cao hơn tầng sét, tầng phèn và mực nước ngầm khoảng >30-50 cm không để bộ rễ cây Măng bị ngập úng và nhiễm phèn. Cách trồng trên liếp cao 20-30 cm có lợi thế là sẽ dễ dàng kiểm soát, xử lý nấm bệnh và độ ẩm 50-60% trong chân đất, nhưng có hạn chế là trong mùa nắng phải bảo đảm cung cấp nước tưới liên tục và nhiều hơn vì độ bốc thoát hơi nước rất cao.

@ Nếu đất trồng có tầng sét, tầng phèn và mực nước ngầm sâu >1-2-3,… mét dưới mặt đất tự nhiên thì chỉ cần lên liếp cao 10-20 cm, hoặc cũng có thể xẻ rãnh trồng cây Măng tây âm trong rãnh chìm sâu 10-20 cm. Cách trồng âm trong rãnh chìm có lợi thế là mùa nắng sẽ giữ được độ ẩm trong chân đất rất tốt, nhưng đến mùa mưa lại có hạn chế là chân đất sẽ rất dễ bị ngậm nước và ngập úng, rất khó kiểm soát độ ẩm trong đất và khó xử lý nấm bệnh phát sinh ở bộ rễ.

1.2 Tiến hành trồng:

-Chuẩn bị gốc măng:

Thông thường, cây Măng tây trồng hàng cách hàng 120-150 cm X cây cách cây 45-50 cm = mật độ 18.500 cây/ha (trồng hàng đơn) hoặc mật độ 20.000-26.500 cây/ha (trồng hàng đôi).

Cẩn thận chuyển cây giống hoặc các bầu ươm giống đến vị trí đất trồng, nắn nhẹ quanh bầu giống rồi trút lấy cây giống ra, giữ nguyên bầu giá thể, đặt cây con ngay ngắn vào hố trồng, cây cách cây 45-50 cm, mặt bầu ngang mặt đất trồng (không được làm tổn thương rễ).

Cũng có thể đặt cổ bộ rễ cây Măng tây sâu dưới mặt liếp đất trồng # 10-15-20 cm. Nếu trồng cạn/nông, cây sẽ mau lớn và mau cho Măng, nhưng Măng sẽ có nhiều xơ ở 10 cm phần gốc. Nếu trồng sâu #20 cm, cây sẽ cho Măng to hơn và ít hoặc không có xơ ở 10cm phần gốc, đồng thời cây cũng sẽ có tuổi thọ cao hơn. Trồng cạn hay sâu sẽ ảnh hưởng rất lớn việc chăm sóc cây (tưới nước, bón phân, tưới thuốc) về sau này.

Đặt gốc măng tây chính giữa mô đất đã được chuẩn bị sẵn rồi dùng tay khéo léo:

Tránh làm đứt rễ trải đều rễ về 2 phía của mô đất. Rồi tiến hành lấp đất đầy vào rãnh trồng măng và cao hơn 5cm so với mặt liếp để đảm bảo không bị đọng nước mưa, nước tưới tại rãnh măng sau khi trồng.

Sau đó tiến hành tưới đẫm và giữ ẩm cho đất, luôn giữ đất ẩm. Độ ẩm được kiểm tra bằng cách đào xuống sâu khoảng 20 ~30 cm ngang tầm với bộ rễ, rồi dùng tay nắm chặt lại và khi bỏ tay ra thấy nước rịn theo các khe tay là đạt yêu cầu.

Chú ý: nên trồng khoảng cách hàng cách hàng >90cm và cây cách cây 45cm. với khoảng cách >90cm. Ta có thể dùng máy xới cỏ mini để đưa vào giữa 2 hàng tiến hành xới đất làm cỏ để giảm chi phí cho sản xuất.

Sau khi trồng 1 tuần các mầm măng sẽ mọc lên khỏi mặt đất lúc này ta vẫn luôn chú ý giữ ẩm cho cây. Đến tuần thứ 2 cây bắt đầu bung tán. Ta tiến hành xới đất phá váng trên mặt đất để tốt cho quá trình trao đổi không khí. Để bộ rễ thuận tiện phát triển và tiến hành vun thêm 3~5cm đất vào gốc.

Sau 4 tuần chúng ta tiến hành bón phân chuồng hoại mục có bổ sung thêm chế phẩm trichoderma vào gốc. Tiến hành xới đất cho thoáng khí và diệt cỏ dại. Chu kỳ xới xáo và bón phân theo tháng 1 lần.

Chú ý khi thời tiết giao mùa đặc biệt là mùa mưa chúng ta cung cấp thêm các loài nấm đối kháng để phòng chống cho cây không bị các loại nấm gốc tấn công (phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh).

Hàng tháng chúng ta tiến hành kiểm tra cây mẹ già sẽ cắt bỏ để thay thế cây mẹ (khi cây mẹ chuyển từ màu xanh sang màu vàng). Thông thường cây mẹ có chu kỳ từ 35~40 ngày, chọn mỗi gốc măng từ 3~5 cây mẹ và luôn duy trì số cây mẹ trên bụi.

Như chúng ta biết thân măng tây rất yếu nên chúng ta tiến hành chống đỡ cho cây bằng cách cắm cọc tre ở 2 đầu rãnh trồng. Điểm thêm cọc vào giữa rãnh trồng măng khoảng cách giữa các cọc từ 5~7m, đường kính cọc từ 5~7cm và chiều cao phía trên mặt đất từ 70~90cm.

Tiến hành dùng dây kẹp thành hàng đôi và cho thân măng kẹp ở giữa với mục đích giữ thẳng thân măng không bị đổ để cây có điều kiện quang hợp là tốt nhất.

1.3 Chăm Sóc Và Thu hoạch măng:

Điều đầu tiên chăm sóc măng phải đúng quy trình và phải có cách làm khoa học. Để phục vụ cho chúng ta có một vườn măng tốt chúng ta chuẩn bị 1 máy đo PH đất và độ ẩm đất ( máy đo PH DM 15 xuất xứ Nhật Bản).

Chúng ta thường xuyên phải kiểm tra độ PH của đất trước khi trồng và trong quá trình trồng ít nhất 1 tháng 1 lần. Vì theo thói quen của người dân chúng ta thường sử dụng phân bón hóa học nhiều hơn phân bón hữu cơ.

– Tác dụng của việc kiểm soát được độ PH của đất và nước: Như chúng ta biết với PH 6.5-7.5 là khoảng tốt nhất cho cây phát triển cũng như các loài vi sinh vật có lợi cho cây phát triển. Vì vậy trước khi trồng và trong quá trình trồng chúng ta thường xuyên canh lại PH của đất và sử lý nước để đạt độ PH tốt nhất cho cây.

Giai đoạn 1:

– Sau khi trồng 15 ngày (0,5 tháng): xới xáo đất mặt, làm sạch cỏ non không để cỏ già rơi hạt tái sinh cỏ mới. Bón thúc 30 kg NPK 15-15-15 + 3-5 lít phân EMZ – USA+ NANO R011 (1 lít dùng cho 1.000m2). Vun đất cao 3-5 cm đậy gốc (không đế phần trắng chân Măng cao >5cm làm mất giá trị thương phẩm), giữ mặt liếp đất trồng cao 20-30 cm so với mặt đất tự nhiên, vệ sinh vườn trồng, phun thuốc ngừa tuyến trùng, nấm bệnh và sâu bọ hại cây. Dưỡng bộ rễ khoẻ mạnh và bộ lá sum suê, giữ cây đứng thẳng quang hợp với nắng tạo năng lượng hữu cơ tổng hợp nuôi dưỡng cây.

Để chống gió xô đổ ngả cây mới trồng, chen giữa hàng cây Măng đã trồng, tiến hành cắm các cọc chăng đều dây 10 cm vuông sâu 50 cm, cao 100-120 cm (để không bị hư, mục) cách nhau 4 mét, dùng dây điện thoại cũ hoặc cước nilon 2-3 mm (chịu được mưa nắng) giăng 1 hàng đôi cao hơn mặt liếp 20-30 cm, kẹp lỏng cây Măng vào giữa đôi dây để giữ cây đứng thẳng, rồi sau đó tuỳ theo tuổi lớn của cây măng mà nâng đôi dây cao dần lên 50-70 cm (hoặc giăng thêm 1 hàng dây đôi khác).

Cây dưới 5-6 tháng tuổi chưa thu hoạch Măng, để hạn chế cỏ dại có thể dùng màng phủ, trồng cây họ đậu, rau ăn lá hoặc phủ vỏ & dây đậu, rơm rạ, xơ dừa, lục bình, mùn cưa, tro trấu,… đã xử lý nấm bệnh.

Giai đoạn 2:

– Sau khi trồng 30 ngày (1 tháng): Cây phát triển nhiều thân mới. Xới xáo đất mặt, làm sạch cỏ non không để cỏ già rơi hạt tái sinh. Bón thúc 35 kg NPK 16-16-8 + 3-4 lít hữu cơ vi sinh EMZ – USA. Vun đất cao #3-5 cm đậy gốc (không để phần trắng chân Măng >5 cm), giữ mặt liếp cao #20-30 cm so với mặt đất tự nhiên, vệ sinh vườn trồng, phun thuốc ngừa tuyến trùng, nấm bệnh.

Chú ý: phun trước và sau khi sử dụng phân bón từ 6 – 10 ngày.

Giai đoạn 3:

– Sau khi trồng 45 ngày (1,5 tháng): Tiến hành cẳt tỉa bỏ toàn bộ đời cây thứ 1 có đường kính thân từ 1-2mm trên vườn trồng để thay thế bằng đời cây thứ 2 có đường kính thân từ 3-4mm rồi xới xáo đất mặt, làm sạch cỏ non không để cỏ già rơi hạt tái sinh cỏ mới. Làm vệ sinh vườn trồng, phun thuốc phòng ngừa tuyến trùng, nấm bệnh, côn trùng hại cây. Bón thúc 15 tấn phân Trùn quế + 2-4 lít hữu cơ vi sinh EMZ – USA+ NANO R011 (1 lít dùng cho 1.000 m2). Vun đất cao #3-5 cm đậy gốc cây Măng, giữ mặt liếp đất trồng cao #20-30 cm so với mặt đất tự nhiên. Dưỡng bộ rễ khoẻ mạnh và bộ lá sum suê, giữ cây đứng thẳng quang hợp với nắng tạo ra năng lượng tổng hợp nuôi dưỡng cây.

Sau khi măng trồng được 90 ngày ta tiến hành xới mặt liếp, xới rãnh sau đó bón phân chuồng hoại mục và NPK 10kg/sào vào rãnh rồi lấp đất. Tiến hành cắt tỉa măng để trên cây 4~6 thân mẹ, tiến hành phun phân bón lá bổ sung thêm trichoderma.

Giai đoạn 4:

– Sau khi trồng 60 ngày (2 tháng): Cây phát triển nhiều thân mới. Ở mỗi gốc chọn giữ lại 3-5 cây mẹ + 3-5 chồi Măng non mới đường kính khoảng 4 mm sạch bệnh to khoẻ nhất, tiến hành tỉa bỏ những cây bị sâu bệnh, cây yếu cổ rễ đổ nghiêng ngả, cây già đời trước và cây nhỏ. Xới xáo đất mặt, làm sạch cỏ non. Bón thúc 10 kg NPK 16-16-8 + 2-3 lít hữu cơ vi sinh EMZ – USA. Vun đất cao #3-5 cm đậy gốc, giữ mặt liếp cao #20-30 cm so với mặt đất tự nhiên, vệ sinh vườn trồng, phun thuốc ngừa tuyến trùng, nấm bệnh, sâu bọ hại cây. Dưỡng bộ rễ khoẻ mạnh và bộ lá sum suê, giữ cây đứng thẳng quang hợp với nắng tạo ra năng lượng tổng hợp nuôi dưỡng cây.

Giai đoạn 5:

– Sau khi trồng 75 ngày (2,5 tháng): cây phát triển nhiều thân mới. ở mỗi gốc chọn giữ lại 3-5 cây mẹ + 3-5 chồi Măng non mới đường kính #5mm sạch bênh to khoẻ nhất, tiến hành tỉa bỏ những cây bị sâu bệnh, cây yếu cổ rễ đổ nghiêng ngả, cây già đời trước và cây nhỏ. Xới xáo đất mặt, làm sạch cỏ non, tuyệt đối không để cỏ già tái sinh cỏ mới. Bón thúc 35 kg NPK 15-15-15 + 3-4 lít hữu cơ vi sinh EMZ – USA + NANO R011. Vun đất cao 3-5 cm đậy gốc, giữ mặt liếp cao #20-30 cm so với mặt đất tự nhiên, vệ sinh vườn trồng. Dưỡng bộ rễ khòẻ mạnh và bọ lá sum suê, giữ cây đứng thẳng quang hợp với nắng tạo ra năng lượng nuôi dưỡng cây.

Giai đoạn 6:

– Sau khi trồng 90 ngày (3 tháng): Tiến hành cắt tỉa bỏ toàn bộ đời cây thứ 2 có đường kính thân #3-4mm trên vườn trồng để thay thế bằng đời cây thứ 3 có đường kính thân #5-6mm rồi xới xáo đất mặt, làm sạch cỏ non không để cỏ già rơi hạt tái sinh cỏ mới. Làm vệ sinh vườn trồng, phun thuốc phòng ngừa tuyến trùng, nấm bệnh, sâu bọ côn trùng hại cây. Bón thúc 15-20 tấn Trùn quế+ 2-3 lít hữu cơ vi sinh EMZ – USA + 2 lít hữu cơ đạm cá Eco Hydro. Vun đất cao #3-5 cm đậy gốc, giữ liếp đất trồng cao #20-30 cm so với mặt đất tự nhiên. Dưỡng bộ rễ khoẻ mạnh và bộ lá sum suê, giữ cây đứng thẳng quang hợp với nắng tạo ra năng lượng tổng hợp nuôi dưỡng cây.

Giai đoạn 7:

– Sau khi trồng 105 ngày (3,5 tháng): cây phát triển nhiều thân mới. ở mỗi gốc chọn giữ lại 3-5 cây mẹ + 3-5 chồi Măng non mới đường kính # 6 mm sạch bênh to khoẻ nhất, tiến hành tỉa bỏ những cây bị sâu bệnh, cây yếu cổ rễ đổ nghiêng ngả, cây già đời trước và cây nhỏ. Xới xáo đất mặt, làm sạch cỏ non không để co già rơi hạt tái sinh. Bón thúc 30 kg NPK 15-15-15 + 4 lít hữu cơ vi sinh EMZ – USA + 2 lít Eco Hydro. Vun đất cao 3-5 cm đậy gốc, giữ mặt liếp cao 20-30 cm so với mặt đất tự nhiên, vệ sinh vườn trồng, phun thuốc phòng ngừa tuyến trùng, nấm bệnh, sâu bọ hại cây. Dưỡng bộ rễ khoẻ mạnh và bộ lá sum suê, giữ cây đứng thẳng quang hợp với nắng tạo năng lượng nuôi dưỡng cây.

Giai đoạn 8:

– Sau khi trồng 120 ngày (4 tháng): cây phát triển nhiều thân mới. Ở mỗi gốc chọn giữ lại 3-5 cây mẹ + 3-5 chồi Măng non mởi đường kính #7mm sạch bệnh to khoẻ nhất, tiến hành tỉa bỏ những cây bị sâu bệnh, cây yếu cổ rễ đổ nghiêng, cây già đời trước và cây nhỏ. Xới xáo đất mặt, làm sạch cỏ non không đẽ cỏ già tái sinh cỏ mới. Bón thúc 40 kg NPK 16-16-8 + 3 lít hữu cơ vi sinh EMZ – USA. Vun đất cao từ 3-5cm đậy gốc cây Măng, giữ mặt liếp đất trồng cao từ 20-30cm. Vệ sinh vườn trồng, phun thuốc ngừa nấm bệnh, sâu bọ hại cây. ( lưu ý khi phun thuốc bảo vệ thực vật phải cách 7 – 10 ngày trước và sau khi sử dụng phân hữu cơ vi sinh và hữu cơ cao cấp EMZ và Eco.) Giữ cây đứng thẳng quang hợp với nắng tạo năng lượng hữu cơ tống hợp nuôi dưỡng cây.

Giai đoạn 9:

Sau khi trồng 135 ngày (>4,5 tháng): Tiến hành cắt tỉa bỏ toàn bộ đời cây thứ 3 có đường kính thân #5-6mm trên vườn trồng để thay thế bằng đời cây thứ 4 có đường kính thân #7-8mm rồi xới xáo đất mặt, làm sạch cỏ non không để co già rơi hạt tái sinh cỏ mới. Làm vệ sinh vườn trồng, phun thuốc phòng ngừa tuyến trùng, nấm bệnh, sâu bọ côn trùng hại cây. Bón thúc 10-20 tấn phân Trùn quế/phân xanh/phân chuông ủ hoai mục + 4 lít hữu cơ vi sinh EMZ – USA + 50 kg NPK 15-15-15+ NANO R011. Vun đất cao 3-5 cm đậy gốc bảo vệ cổ rễ cây Măng, giữ mặt liếp cao #20-30 cm so với mặt đất tự nhiên. Dưỡng bộ rễ khoẻ mạnh và bộ lá sum suê, giữ cây đứng thẳng quang hợp với nắng tạo năng lượng hữu cơ tổng hợp nuôi dưỡng cây.

Giai đoạn 10:

Sau khi trồng 150 ngày (>5 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Ở mỗi gốc chọn giữ lại 3-5 cây mẹ + 3-5 chồi Măng non mới kính #8mm sạch bệnh to khoẻ nhất, tiến hành tỉa bỏ những cây bị sâu bệnh, cây yếu cổ rễ đổ nghiêng, cây già đời trước và cây nhỏ. Xới xáo đất mặt, làm sạch cỏ non không để cỏ già rơi hạt tái sinh. Bón thúc 40 kg NPK 16-16-8 + 4 lít hữu cơ vi sinh EMZ – USA. Vun đất cao 3-5 cm đậy gốc, giữ mặt liếp cao #20-30 cm. Vệ sinh vườn trồng, phun thuốc ngừa nấm bệnh, sâu bọ hại cây. Giữ cây đứng thẳng quang hợp với nắng tạo năng lượng tổng hợp nuôi cây.

Giai đoạn 11:

Sau khi trồng 165 ngày (>5,5 tháng): Nếu chăm sóc đủ dinh dưỡng và đúng kỹ thuật, từ giai đoạn này cây sẽ bắt đâu trổ Măng tơ. Đón đầu lứa Măng tơ này, khi quan sát thấy cây mẹ phát triển tốt, đường kính thân cây mẹ đạt 9 mm (lớn cỡ ngón tay) + lá chuyển sang màu xanh đậm thì chọn giữ lại 3-5 cây mẹ + 3-5 chồi Măng non to, khoẻ, tiến hành tỉa bỏ cây bị sâu bệnh, cây già đời trước, cây nhỏ và cành nhánh phát sinh ở phần gốc # 50 cm để thông gió phòng tránh côn trùng, nấm bệnh hại cây + cắt hạ bớt ngọn cây Măng ở độ cao không thấp hơn 1,20-1,40m để kích thích cây trổ Măng + Xới xáo đất, làm sạch cỏ non, bón thúc 60kg NPK 21-7-14 + 4 lít hữu cơ vi sinh EMZ – USA + 3 lít hữu cơ bón gốc đạm cá Eco Hydro + NaNO R011. Vun đất cao #3-5 cm đậy gốc bảo vệ cổ rễ cây Măng, giữ mặt liếp đất trồng cao #20-30 cm so với mặt đất tự nhiên, vệ sinh vườn trồng, phun thuốc phòng ngừa tuyến trùng, nấm bệnh và côn trùng hại cây. Duững bộ rễ khoẻ mạnh và bộ lá sum suê, giữ cây đứng thẳng quang hợp với nắng tạo năng lượng hữu cơ tổng hợp nuôi cây.

Khoảng 5-10 ngày sau khi cắt hạ ngọn, cây bẳt đầu trổ Măng tơ. Tiến hành thu hái cho bằng hết lứa Măng tơ này bất kể đạt hay không đạt chất lượng để dồn dinh dưỡng cho cây mẹ và để gốc Măng có chỗ trống cho ra đời lứa Măng kế tiếp nhiều hơn và khoẻ mạnh hơn. Thu hoạch Măng tơ được 12-15 ngày thì bón thúc 70 kg NPK 21-7- 144 + 4 lít hữu cơ vi sinh EMZ – USA. Thu hoạch tiếp khoảng 12-15 ngày nữa thì Phải Ngưng Thu Hoạch (Không Nên Thu Hoạch Lứa Măng Tơ Quá 1 Tháng), tránh không để cây mất sức, làm ảnh hưởng năng suất, chất lượng của các đời cây/lứa măng sau.

Giai đoạn 12:

– Sau khi trồng 180 ngày (>6 tháng): Tiến hành cắt tỉa bỏ toàn bộ đời cây thứ 4 có đường kính thân #7-8mm trên vườn trồng để thay thế bằng đời cây thứ 5 có đường kính thân #9-10mm rồi xới xáo đất mặt, làm sạch cỏ non không để cỏ già rơi hạt tái sinh cỏ mới. Làm vệ sinh vườn trồng, phun thuốc phòng ngừa tuyến trùng, nấm bệnh, sâu bọ côn trùng hại cây. Bón thúc 10-20 tấn phân Trùn quế/Phân Xanh/Phân chuồng + 3 – 5 lít hữu cơ vi sinh EMZ – USA. Vun đất cao #3-5 cm đậy gốc, giữ mặt liếp đất trồng cao #20-30 cm so với mặt đất tự nhiên. Dưỡng bộ rễ khoẻ mạnh và bộ lá sum suê, giữ cây đứng thẳng quang hợp với nắng tạo năng lượng hữu cơ tổng hợp nuôi dưỡng cây.

Khi cây trưởng thành và đã bắt đầu cho Măng thu hoạch, chỉ nên dùng rơm, trấu mục, bã vụn xơ dừa, bã vụn vỏ cà phê, lục bình, tro trấu, các loại phân xanh, hoặc trồng cây họ đậu, cỏ lạc dại để phủ gốc ngăn cỏ dại; tuyệt đối không nên phủ bạt nilon để khử cỏ dại nữa vì làm như vậy vô tình sẽ tạo ra nơi ẩn nấp cho sâu bọ, côn trùng; cỏ sẽ không mọc được nhưng đồng thời cũng

phong toả luôn cả sự hô hấp của bộ rễ cây Măng tây, cản trở sự phát triển của các chồi Măng, kiềm hãm sự phát triển bình thường của bộ rễ, cây Măng và cả các lứa Măng về sau này mà trước mắt ta chưa thể thấy ngay hạu quả nặng nề của nó.

Giai đoạn 13: Tiến hành thu hoạch

Thu hoạch lần 1:

Trong 1 chu kỳ thu hoạch Măng kéo dài 2-3 tháng (#75- 90 ngày): Cần bón thúc 20 ngày/lần với 40-50 kg NPK 21-7-14 + 5 lít hữu cơ vi sinh EMZ – USA + NANO R011. Tuỳ theo sự phát triển của cây, có thể dùng thêm các loại chế phẩm sinh học bón gốc và bón lá để kích thích cây phát triển, cho nhiều chồi Măng có năng suất và chất lượng tốt hơn. Lượng phân bón sẽ tăng dần theo sức lớn lên từng năm tuổi của cây.

Người trồng có thể xẻ rãnh 2 bên mép liếp, đào lỗ hoặc rãnh (sâu 10-15 cm, bán kính #20-25 cm) quanh gốc để bón phân. Cũng có thể bổ sung nước tưới + phân dinh dưỡng pha loãng vào đất trồng thông qua 2-3-4 khúc “ty” ống tưới (đường kính 21mm, sâu 30cm, khoan nhiều lỗ 2-3mm và bịt đáy ống) cắm đứng theo bán kính 20-25 cm quanh gốc hoặc dùng vòi xịt áp lực mạnh cắm sâu xuống đất 10-20 cm.

Thu hoạch lần 2:

Trong 1 chu kỳ nghỉ dưỡng cây mẹ trẻ đời sau thay thê cây mẹ già đời trước kéo dài từ 40-45 ngày: Bón thúc với 10-15 tấn phân trùn quế + 2 lít hữu cơ vi sinh EMZ – USA đồng thời 20 ngày/lần bón thúc 50-80 kg NPK 15-15-15 + 2 – 4 lít hữu cơ vi sinh EMZ – USA + NANO R011. Lượng phân bón thúc này sẽ tăng dần theo sức lớn của các lứa tuổi cây sẽ cho Măng lớn hơn, nhiều hơn ở các năm sau.

Sau khi tạm ngưng thu hoạch lứa Măng tơ 12-15 ngày, khi quan sát thấy 3-5 cây mẹ trẻ đời sau vừa đủ lớn, bắt đầu bung tàn cành lá thì tiến hành tỉa bỏ 3-5 cây mẹ già đời trước đã vàng úa, hết khả năng cung cấp Măng, cây bị sâu bệnh, cây yếu cổ rễ đố nghiêng ngả, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc # 40-50 cm để thông gió phòng tránh côn trùng, nấm bệnh xâm hại. Xới xáo đất mặt, làm sạch cỏ non, tuyệt đổi không đế cỏ già rơi hạt tái sinh cỏ mới, tiến hành bón thúc 4 lít hữu cơ vi sinh EMZ – USA + 60-80 kg NPK 16-16-8.

Vun đất cao 3-5 cm đậy gốc bảo vệ cổ rễ cây Măng (không để phần trắng chân Măng >5 cm), giữ mặt liếp cao #30 cm so với mặt đất tự nhiên, vệ sinh vườn trồng, phun thuốc phòng ngừa tuyến trùng, sâu, bệnh. Dưỡng bộ rễ khoẻ mạnh và bộ lá sum suê, giữ cây đứng thẳng quang hợp với nắng tạo năng lượng hữu cơ tổng hợp nuôi dưỡng cây.

Khoảng 15-20 ngày sau, khi thấy đường kính thân cây mẹ trẻ đời sau đạt >10 mm + bộ lá chuyển sang màu xanh đậm thì tiến hành cắt hạ bớt ngọn cây Măng ở độ cao không thấp hơn 1,20 – 1,40 mét , bón thúc thêm 60-80 kg NPK 21-7-14 + 3 lít hữu cơ vi sinh EMZ – USA + NANO R011 cùng bộ lá sum suê để kích thích cây trổ Măng. Tiến hành vệ sinh vườn trồng, xới xáo đất mặt, làm sạch cỏ non, tuyệt đối không để cỏ già rơi hạt tái sinh. Vun đất cao #3-5 cm đậy gốc (không để phần trắng chần Măng cao quá >5 cm làm mất năng suất, giảm giá trị thương phẩm).

Khoảng 5-10 ngày sau khi cắt hạ ngọn còn 1,20-1,40m, cây sẽ cho lứa Măng mới, bắt đầu thu hoạch lúa Măng thứ hai kéo dài khoảng 2 tháng; sau đó nghỉ dưỡng cây mẹ thay thế #40-45 ngày, rồi thu hoạch lứa Măng thứ ba kéo dài #2,5-3 tháng. Rồi sau đó cứ thế tiếp tục dưỡng cây mẹ đời sau và thu hoạch các lúa Măng tiếp theo.

III. Cách xư lý vườn măng tây khi bị bênh nặng (nấm, rỉ sắt,…):

Bước 1: Tiến hành cắt toàn bộ cây bệnh. Dùng 1 lít Nano R011 để rửa sạch đất cho 1500m2 trong 1 tuần

Bước 2: Sau 1 tuần, dùng phân hữu cơ vi sinh EMZ để cải tạo đất và diệt môi trường nấm bệnh. Dùng 1 lít EMZ cho 1500m2 để trong vòng 20-25 ngày. Ta tiến hành dọn cỏ thường xuyên

Bước 3: Sử dụng phân bón gốc sinh học: Eco hydro + EMZ + NEREO. 1 lít ECO hydro dùng cho 5.000 m2, 1 lít EMZ dùng cho 2.000m2, 1 lít NEREO dùng cho 7.000m2 đến 10.000m2.

Chú ý: khi nấm bệnh phát triển quá mạnh thì có thể dùng chế phẩm: NANOGOLD R003 hoặc CHITOSAN

Sau 7-10 ngày: bón NPK 16-16-8 với 35-45kg/1ha. Tùy từng điều kiện khí hậu thổ nhưỡng.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật nuôi ngan trên sàn

Ngan thuộc loại thuỷ cầm có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh. Thông thường ngan được nuôi theo phương thức chăn thả. Hiện nay nhiều trại chăn nuôi không có chỗ chăn thả do ô nhiễm nguồn nước hoặc hạn chế bãi chăn thả, vì thế để bảo đảm an toàn trong chăn nuôi và hiệu quả trong sản xuất, nuôi nhốt trên sàn là giải pháp tối ưu.

Chuẩn bị con giống:

Con giống là yếu tố quyết định của thành bại trong chăn nuôi, vì vậy phải chọn con giống khỏe, nhanh nhẹn, không dị tật, không hở rốn.
ngan con 1 tuổi

Chuẩn bị chuồng nuôi:

Tùy theo quy mô chăn nuôi để thiết kế chuồng nuôi cho phù hợp. Diện tích cho sàn nuôi được tính 4 – 5 con/m2 không tính hành lang kỹ thuật, một ô sàn nuôi không nên quá 100 con.

Hệ thống quạt thông gió rất quan trọng đối với nuôi nhốt để khống chế độ ẩm và mùi.
Vì là dòng thủy cầm nên ngan luôn cần nước đủ để uống tự do và phun tắm khi cần thiết.

Nguồn điện luôn chủ động để bảo đảm cho quạt lưu thông gió và duy trì nguồn nước.

Chuẩn bị quây úm:

Khi úm ngan nên sử chất độn chuồng là rơm hoặc dạ băm nhỏ, phun thuốc sát trùng và để khô trước khi sử dụng ngoài ra có thể úm ngan trên sàn nhựa lỗ nhỏ tránh cho ngan lọt chân xuống.


Phun sát trùng chuồng trại, rửa sạch dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, máng uống có pha thuốc sát trùng, làm sạch phơi khô trước khi nuôi 2 tuần. Chuồng nuôi phải thoáng mát, đủ ánh sáng, không có gió lùa.

Trước khi đưa ngan con vào phải sưởi ấm chuồng.

Nhiệt độ chuồng nuôi:

Để đảm bảo cho ngan mạnh khoẻ nhiệt độ chuồng nuôi khi ngan:

Từ 1 – 3 ngày tuổi phải đạt 31 – 320 C .

Từ 4 – 8 ngày tuổi phải đạt 29 – 300 C.

Từ 9 – 13 ngày tuổi phải đạt 27 – 280 C.

14 – 28 ngày tuổi phải đạt 25 – 260 C

(Nhiệt độ chuồng nuôi được đo ở độ cao ngang đầu ngan).
Trên 28 ngày ngan sống trong điều kiện tự nhiên.

Ẩm độ không khí:

Ẩm độ thích hợp cho ngan con là 60 – 70%, song ở nước ta ẩm độ không khí rất cao có khi lên tới 80 – 90%. Khi độ ẩm cao cần phải đảo chất độn chuồng và cho thêm chất độn chuồng khô hàng ngày để giữ cho ngan ấm chân và sạch lông.
chuẩn bi chuong nuoi

Mật độ và độ lớn của đàn:

Hai yếu tố mật độ và độ lớn của đàn tác động trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cơ cấu đàn nhỏ có thể tăng mật độ và ngược lại.

Tuần 1, mật độ từ 20 – 25 con/m2

Tuần 2, mật độ từ 10 – 15 con/m2

Tuần 1, mật độ từ 6 – 7 con/m2

Giai đoạn tuổi hình thức nuôi mật độ tối đa 5 con/ m2 (không tính diện tích hỗ trợ kỹ thuật).

Chế độ chiếu sáng:

Tuần thứ 1 chiếu sáng 24/24 giờ.

Tuần thứ 2 chiếu sáng 20/24 giờ.

Tuần thứ 3 chiếu sáng 16/24 giờ.

Từ tuần 4 trở lên ngan sống trong điều kiện ánh sáng tự nhiên.

Không khí:

Lượng cung cấp không khí phụ thuộc vào độ ẩm và quyết định bởi chất độn chuồng.

Lượng không khí trao đổi phải đảm bảo sạch cho những khí thải của phân được đưa ra ngoài và nhiệt độ cần cho ngan ở mức cho phép.

Trong giai đoạn ngan con 1 – 14 ngày tuổi, tốc độ gió không được quá 0,3 m/s

Nước uống:

Đảm bảo sạch và ngan được uống nước tự do, ở tuần tuổi thứ nhất không cho ngan uống nước lạnh dưới 150 C.

Thức ăn và nuôi dưỡng

Thức ăn cho ngan tốt nhất là dùng thức ăn công nghiệp của các công ty có uy tín cung cấp, chia làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 – 21 ngày tuổi: Thức ăn đạt 20% đạm tiêu hoá, năng lượng 2.890 kcal.

+ Giai đoạn 22 – 56 ngày tuổi: Thức ăn đạt 16% đạm tiêu hoá, năng lượng 2.890 Kcal.

Ngan thương phẩm thức ăn đạt 15% đạm tiêu hoá, năng lượng 3.000 kcal.

Kỹ thuật cho ăn

Trước khi cho ngan ăn phải dọn máng, quét bỏ những thức ăn thừa, hôi, thối và mốc, cho ngan ăn làm nhiều lần trong ngày để tránh rơi vãi và ôi chua, tách những con nhỏ cho ăn riêng để ngan phát triển đồng đều.

Đối với ngan nuôi thương phẩm cho ngan ăn tự nhiên.

11. Kiểm tra ngan

Trạng thái đàn ngan cho phép đánh giá về sức khoẻ ngan, hàng ngày thường xuyên kiểm tra.

– Ngan con phân tán đều khắp chuồng chứng tỏ đàn ngan khoẻ mạnh, thoải mái, nhiệt độ trong chuồng đạt yêu cầu.

– Ngan con dồn đống là do lạnh, nhiệt độ chuồng nuôi thấp.

– Ngan con nằm há mỏ, cánh dơ lên là do nhiệt độ chuồng nuôi quá cao.

– Ngan không chơi hoặc nằm ở khu vực nhất định là chắc chắn có gió lùa.

– Ngan bị bết dính là do chuồng ẩm, chế độ nuôi dưỡng kém.

Lịch vaccine

Từ 7 – 10 ngày tuổi tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan.

Từ 12 – 14 ngày tuổi tiêm vaccine phòng bệnh dịch tả.

Từ 32 – 35 ngày tuổi tiêm vaccine phòng bệnh dịch tả.

Từ 42 – 45 ngày tuổi tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan.

Trước đẻ ngày 3 tuần tiêm vaccine phòng bệnh dịch tả.

Chú ý: Vaccine cúm H5N1 tham khảo ý kiến thú y địa phương.

* Vaccine viêm gan, dịch tả, ngan, vịt: nếu bố mẹ chưa tiêm thì nên tiêm vaccin viêm gan lúc 1 ngày tuổi.

Tiêm, vaccine dịch tả vịt vào 3 – 5 ngày tuổi và nhắc lại sau 2 tuần (loại dùng cho các lứa tuổi vịt).

(Có 2 cách, tiêm dưới da, hoặc bắp ức).

* Vaccine dịch tả vịt: Vịt nuôi đẻ, vaccine dịch tả được tiêm nhắc lại 4 – 5 tháng/lần.

* Có thể tiêm vaccine vào ổ dịch để dập dịch.

* Cần chủ động kiểm soát sức khoẻ vịt khi tiêm vaccine. Làm đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

* Cần nắm vững và làm đúng hướng dẫn của nhà nhà sản xuất thuốc, vaccine.

Nguồn: Nguoichannuoi.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Hướng dẫn Kỹ thuật chăn nuôi Ngan thịt chất lượng cao

Giống Ngan thịt sinh trưởng và phát triển nhanh, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng thấp. Tỷ lệ nuôi sống cao, bộ lông phát triển bình thường.

So với giá trị kinh tế với các loại thương phẩm khác thì Ngan là loài gia cầm có sự ổn định giá trong nhiều năm liền mà chưa hề rớt giá. Trong bài viết này Fman sẽ hướng dẫn bà con tổng hợp các nguồn kiến thức hữu ích áp dụng trong kỹ thuật chăn nuôi Ngan thịt.

Kỹ thuật chăn nuôi ngan

1. Chuẩn bị dụng cụ chuồng trại

Chuồng nuôi: Chuồng nuôi và dụng cụ phải rửa sạch sẽ, trống chuồng trước khi nuôi 15 – 20 ngày . Cần được xử lý theo qui trình vệ sinh thú y, quét hoặc rắc vôi đặc 40%, khử trùng bằng formol 3% từ 2 – 3 lần. Trước khi xuống ngan con 1 – 2 ngày, phun khử trùng lần cuối cùng (đóng kính cửa để phun sau 5h đến 7h mới mở ra).

Máng ăn: Dùng máng ăn bằng tôn có kích thước 70 cm – 2,5 m sử dụng cho 70 – 100 con 1 máng.

Máng uống:

+ Giai đoạn 1-2 tuần tuổi sử dụng máng uống tròn loại 2 lít.

+ Giai đoạn 3-12 tuần tuổi sử dụng máng uống tròn loại 5 lít, dùng cho 20-30 con 1 máng đảm bảo cung cấp 0,3-0,5 lít nước mỗi con 1 ngày, đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho ngan.

Chụp sưởi: Có thể dùng hệ thống lò sưởi hoặc bóng điện đảm bảo cung cấp nhiệt cho đàn con. Dùng bóng điện 75W 1 quây (60 – 70 ngan). Mùa đông 2 bóng 1 quây, ở nhiều nơi không có điện dùng bếp than lò ủ trấu v.v… Cần hết sức chú ý phải có ống thông khí thải của bếp trấu và lò ủ trấu ra ngoài chuồng. Nếu không hàm lượng khí độc cao gây ảnh hưởng tới sức khoẻ đàn ngan.

Quây ngan: Dùng cót ép làm quây, chiều cao 0,5m; dài 4,5; sử dụng cho 60-70 con 1 quây, từ ngày thứ 5 tăng dần diện tích quây để cho ngan vận động, ăn uống. Từ cuối tuần thứ 3, đầu tuần thứ 4 trở đi bỏ quây để cho ngan vận động, ăn uống được thoải mái.

Rèm che: Dùng vải bạt, cót ép hoặc phên liếp che xung quanh chuồng nuôi ngan con để giữ nhiệt và tránh gió lùa.

Chất độn chuồng: Chất độn chuồng phải đảm bảo khô, sạch, không ẩm mốc sử dụng phôi bào, trấu, nếu không có dùng cỏ rơm khô băm nhỏ v.v…phun thuốc sát trùng bằng formol 2%. Chất độn chuồng nuôi ngan phải thay thường xuyên.

Sân chơi: Cần có sân, hoặc vườn với mương nước sạch cho ngan vận động và tắm từ giữa tuần thứ 3 trở đi. Hàng ngày rửa thay mương nước 2 lần đảm bảo ngan luôn được tắm nước sạch.

Chọn ngan giống: Chọn Ngan nở đúng ngày (từ ngày 34 và 35) khoẻ mạnh nhanh nhẹn. Lông bông, mắt sáng, bụng gọn, chân mập, có màu lông tơ đặc trưng của giống. Nên tách ngan trống, ngan mái nuôi riêng từ lúc 1 ngày tuổi. Ngan R31: lông màu vàng chanh, có phớt đen ở đuôi, ngan R51: lông màu vàng hoặc rơm, chân và mỏ màu hồng, có hoặc không có đốm đen trên đầu. Ngan siêu nặng: Lông màu vàng, vàng rơm có hoặc không có đốm đen trên đầu, chân và mỏ màu hồng.

2. Mật độ

Tuỳ thuộc vào điều kiện chăn nuôi, mùa vụ và khí hậu mà quyết định mật độ chuồng nuôi. Mật độ vừa phải thì Ngan sinh trưởng và phát triển tốt và hạn chế được sự lây nhiễm bệnh tật. Từ 0-4 tuần tuổi: 15-20 con trên m2 nền chuồng. Từ 9-12 tuần tuổi: 5-7 con trên m2 nền chuồng cộng với diện tích sân chơi bằng 2 lần diện tích nền chuồng.

3. Nhiệt độ và chế độ chiếu sáng

Ngan không tự nhiên điều chỉnh được thân nhiệt trong 2 tuần đầu mới xuống chuồng. Do vậy cần được đảm bảo được nhiệt độ cho ngan, nếu nhiệt độ không thích hợp thì tỷ lệ nuôi sống, khả năng sing trưởng bị ảnh hưởng, ngan dễ mắc bệnh về đường hô hấp, tiêu hoá.

Khi đủ ấm ngan nằm rải đều trong quây, khi thiếu nhiệt ngan nằm chồng lên nhau sát vào nguồn nhiệt. Nếu thừa nhiệt ngan nằm tản ra nguồn nhiệt nhào nhác khát nước. Ngan con cần chiếu sáng 24 trong ngày, ban ngày lợi dụng ánh sáng tự nhiên đảm bảo cường độ chiếu sáng 3W 1 m2 nền chuồng.

4. Thức ăn và phương pháp cho ăn

Thức ăn: Phải bảo đảm được thức ăn luôn mới, thơm, không bị mốc mọt. Thức ăn cần phải cân đối về thành phần dinh dưỡng để đáp ứng đủ về nhu cầu sinh trưởng và phát triển của ngan trong từng giai đoạn, sử dụng nhiều loại nguyên liệu và thức ăn bổ sung động vật, thực vật, premix khoáng và vitamin.

Phương pháp cho ăn:

Với mục đích của người chăn nuôi là ngan lớn nhanh nên lượng thức ăn đảm bảo thoả mãn được nhu cầu của ngan. Như vậy không có nghĩa là cứ cho ăn tự do ở mức lúc nào trong máng cũng có thức ăn, như vậy thức ăn sẽ bị ôi thiu, ẩm mốc. Thức ăn của ngan giảm đi gây ảnh hưởng tới sinh trưởng, thậm chí gây bệnh cho ngan. Để ngan ăn được nhiều, hiệu quả chuyển hoá thức ăn tốt cần cho ăn như sau: Cho ngan ăn theo bữa, hết thức ăn mới cho ăn tiếp. Việc để cám thường xuyên mới và mùi thơm của cám sẽ kích thích được ngan ăn nhiều, đồng thời tránh cho ngan mổ cắn nhau.

Từ 5-12 tuần tuổi có thể cho ngan ăn thêm rau xanh. Để có căn cứ cho các nhà sản xuất lập kế hoạch chuẩn bị thức ăn nuôi ngan. Kỹ thuật chăn nuôi Ngan thịt rất đơn giản nếu các bà con lưu ý được các vấn đề quy trình chăm sóc và giám sát các loại bệnh thường gặp phổ biến ở ngan.

Nguồn: Trangtraivac.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Mô hình trồng ngò gai cho thu nhập khá

Thấy cây ngò gai (ngò tàu, ngò tây) có hiệu quả kinh tế khá cao, có thể cải thiện đời sống cho gia đình mình, nên chị Lê Thị Đức, ở khối 1A, thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn) đã mạnh dạn đầu tư kéo điện, sử dụng mô tơ bơm nước giếng để chủ động trồng 2 sào ngò gai trong vườn nhà.

Chị Đức thu hoạch ngò gai

Nhờ tìm hiểu kỹ thuật và qua kinh nghiệm từ thực tế của bản thân về chăm sóc, bón phân, phòng ngừa sâu bệnh hại cho cây trồng, nên vườn ngò gai của chị luôn tươi tốt. Chị Đức cho biết, đặc điểm của cây ngò gai là chịu rập, do đó có thể bố trí trồng xen canh với các loại cây màu, cây lâu năm khác. Cây ngò gai ít bị ảnh hưởng của thời tiết, canh tác không theo mùa vụ nên có thể chủ động trồng được 2 vụ/năm. Tuy nhiên nếu không tìm hiểu kỹ cách chăm sóc thì không phải ai cũng trồng tốt được, đã có nhiều người trồng nhưng không thành công.

Đất ít, con đông nên vợ chồng chị Đức vừa làm ruộng, chăn nuôi lại vừa phải tất bật trồng ngò gai để kiếm thêm thu nhập trang trải chi tiêu trong gia đình. Trồng hoa màu thì tốn công nhưng hiệu quả cao, nên hơn 1 năm nay gia đình chị theo đuổi và gắn bó với cây ngò gai. Với giá hiện nay khoảng 40.000 đồng – 60.000 đồng/kg lá ngò gai, sau khi trừ chi phí người trồng có lãi hơn 10 triệu đồng/sào/vụ 3-4 tháng.

Nguồn: Nghenong.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Tiền Giang: Khá lên nhờ trồng ngò gai và rau húng cây

Đến ấp 5 (xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành), người ta sẽ nhìn thấy những ruộng rau xanh mượt chạy dài theo con lộ dal vào xóm. Hỏi ra mới biết đây là ruộng rau của tổ hợp tác rau an toàn do ông Chín Trưng làm tổ trưởng, đã hình thành từ năm 2006 đến nay.

Anh Quốc đang chuẩn bị đất trồng rau.

Tổ hợp tác có 30 hộ tham gia, mỗi hộ đăng ký sản xuất thấp nhất 1.000 m2, nhiều nhất 2.000 m2. Trồng các loại rau màu, nhưng chủ lực là cây ngò gai, rau húng cây, xen vào đó là hành lá, cải bẹ ngọt và rau tía tô, nhằm lấy ngắn nuôi dài.

Do được hướng dẫn kỹ thuật của ngành Khuyến nông, chăm sóc đúng quy trình, Công ty bao tiêu sản phẩm đầu ra, sản xuất vì thế mà có lời. Từ đó, kinh tế gia đình của nhiều hộ trồng màu vươn lên khá giả. Trong số này có anh Nguyễn Văn Quốc, nhờ trồng cây ngò gai và rau húng.

Diện tích ban đầu anh trồng là 4.000 m2 trên đất ruộng nhà, sau làm ăn khá, anh thuê thêm 3.000 m2. Trên diện tích trên, anh trồng được nhiều loại rau, chủ yếu là cây ngò gai và rau húng.

Tiếp chúng tôi, anh Quốc cho biết, làm rẫy cực lắm, công việc đồng áng cứ quần quật mỗi ngày, bắt đất quay vòng liên tục. Nhưng bù lại, khi sản phẩm đạt năng suất, bán được giá, thu nhập nhiều tiền, cũng thấy ham, cái cực khổ cũng dần quên đi.

Nói về sản xuất cây ngò gai, mỗi năm anh trồng 2 lứa trên diện tích 4.000 m2, do chăm sóc tốt, năng suất đạt từ 3 tấn/1.000 m2 trở lên. Giá bán cũng tùy lúc, thấp nhất 6.000 đồng/kg, lúc cao hút hàng giá đến 22.000 đồng/kg. Bình quân 1 công ngò gai có vụ thu từ 25 – 30 triệu đồng.

Còn 3.000 m2 trồng rau húng cây, cứ 2 tháng cắt 1 lần (1 năm cắt 6 lần), năng suất rau tốt đạt 1,5 tấn/1.000 m2. Còn trung bình thì khoảng 700 – 800 kg/1.000 m2. Giá dao động thấp nhất 5.000 đồng/kg, cao nhất 20.000 đồng/kg. Riêng các loại rau trồng xen như ngò gai xen tía tô, mỗi công thu cũng khoảng 1 tấn/1.000 m2 rau tía tô, giá 20.000 – 25.000 đồng/kg.

Ngoài trồng rau, anh còn tận dụng ao nuôi cá tai tượng, mỗi lần thả nuôi khoảng 2.000 con. Do cho ăn phụ phẩm rau trong vườn nên không tốn kém nhiều tiền thức ăn. Cá có trọng lượng từ 800 gram đến 1 kg, bán giá 40.000 đồng/kg, thu hơn 50 triệu đồng. Tổng các nguồn thu trên khoảng 300 triệu, sau trừ chi phí hàng năm còn dư trên 200 triệu đồng.

“Nhờ sự cần cù lao động, chịu thương chịu khó, bám với ruộng đồng, giờ đây kinh tế gia đình anh Quốc đã vươn lên khá, cuộc sống ổn định, nhà cửa xây dựng khang trang, tiện nghi đầy đủ”. Đó là nhận xét của ông Chín Trưng, tổ trưởng tổ rau an toàn ấp 5.

Nguồn: Báo Ấp Bắc được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.