Nhân giống vú sữa bằng phương pháp ghép cải tiến

Có nhiều giống vú sữa được người nông dân chọn trồng như vú sữa nâu, vú sữa nâu bách thảo, vú sữa bánh xe, vú sữa dây,… nhưng được ưa chuộng nhất là giống vú sữa Lò rèn Vĩnh Kim. Giống vú sữa này khi trái chín có hình cầu, phía đuôi trái màu trắng má hồng, thịt trái có màu trắng sữa, vị ngon ngọt.

Theo phương pháp ghép thông thường, mối ghép phải cách mặt bầu đất từ 20cm trở lên, nhưng do cây vú sữa là loại cây đa niên (có thể sống và cho trái đến 70-80 năm) nên cần phải có bộ rễ phát triển và ăn sâu trong đất, cây trồng bằng hạt có được lợi điểm này nhưng cây chậm cho trái và chất lượng trái không tốt; trồng bằng cây chiếc thì cây nhanh cho trái, chất lượng và mẫu mã trái tốt nhưng bộ rễ bàng, rất dễ bị đổ ngã khi gặp giông to, gió lớn.

Với cách ghép cải tiến, do nơi tiếp giáp giữa cành và gốc ghép cách mặt bầu 6-10cm nên sau khi trồng một thời gian, nơi vết ghép sẽ phát triển một tầng rễ mới giúp cây hấp thu dinh dưỡng nhiều hơn, chống chịu với ngoại cảnh tốt hơn và giảm được hiện tượng bật gốc, đổ ngã. Cây cho trái sau 4 năm trồng nếu được chăm sóc, bón phân đầy đủ, trái có hình dạng, mẫu mã, chất lượng hoàn toàn giống với cây mẹ.

1. Chuẩn bị gốc ghép và cành ghép:

a. Chuẩn bị gốc ghép:

Chọn và ươm hạt gốc ghép: Hạt gốc ghép nên chọn từ cây vú sữa Lò Rèn, thu hạt khi trái đã chín đầy đủ trên những cây tốt, không thu hạt vào cuối vụ vì hạt sẽ nẩy mầm rất kém, cây con chậm phát triển. Chọn những hạt mẩy, rửa sạch, gieo hạt vào khay hoặc gieo lên liếp đã chuẩn bị trước. Khi gieo đặt phần tể màu tRắng của hạt xuống phía dưới, gieo hạt theo hàng ở độ sâu 1 – 1,5 cm, chọn nơi có bóng râm hoặc giăng lưới để giảm bớt ánh nắng, duy trì độ ẩm thường xuyên để hạt nẩy mầm.

Khi cây có 4 – 5 lá thật thì cấy sang bầu ươm có kích thước 10 x 15cm nếu ghép bằng cách treo bầu; ghép áp cành thì bầu ươm có kích thước 15 x 32cm.

Cũng có thể gieo hạt đến khi nẩy mầm thì cấy hạt vào bầu ươm để hạn chế cây con bị đứt, cong rễ (nhưng phải cẩn thận khi tưới để cây con mọc thẳng đứng).

Giữ cây con ở nơi có bóng râm, dùng bình xịt phun sương giữ ẩm cho cây giúp cây không bị héo. Hai tuần sau khi cấy cây con vào bầu thì pha 60 – 80g urê/10 lít nước tưới cho cây, đến khi cây cao 20 – 25 cm thì bón NPK 16 – 16 – 8 liều lượng từ 0,5 – 2 g/cây, bón 15 ngày / lần, lượng phân tăng dần theo sự phát triển của cây. Tưới nước đầy đủ, phòng trừ sâu Bệnh cho cây con, chủ yếu là phòng bệnh héo, chết cây con bằng các loại thuốc gốc đồng như Copper B, Copper Zinc hoặc Ridomil, liều lượng theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

Trước khi ghép 15 ngày ngưng bón phân.

b. Chuẩn bị cành ghép:

Chọn cây làm cây mẹ phải chọn cây phát triển tốt, không sâu bệnh, cây từ 5 – 10 tuổi. Chọn cành ghép đã ra từ năm trước, cành ở bìa tán lá và có 2 – 3 nhánh nhỏ. Không chọn cành ghép nằm trong tán lá, cành vượt.

Nếu cây đầu dòng được chọn lấy cành vào thời điểm cây ra hoa thì cần sử dụng phân urê phun lên toàn bộ cây với mục đích làm cho cây rụng bông để không làm cho cành ghép mất sức vì phải nuôi bông.

Trước khi ghép cũng phải bón phân, tưới nước, chăm sóc cho cây đầu dòng. Yêu cầu lúc lấy cành ghép thì cây phải tróc vỏ tốt, lá xanh, cành ghép có đường kính tương đương với gốc ghép.

2. Cách ghép

Có nhiều cách ghép như ghép treo bầu, ghép áp cành,…

* Ghép treo bầu

– Kỹ thuật ghép:

+ Gốc ghép: Sử dụng gốc ghép có đường kính từ 0,8 – 1 cm (tương đương 16 – 18 tháng tuổi). Dùng dao bén vạt gốc ghép theo hình vạt nêm dài 1,5 – 2 cm, cách mặt bầu ươm 0,6 – 10 cm .

+ Cành ghép: vị trí ghép cách chồi ngọn 30 – 40 cm trở lên, dùng dao bén cắt xéo góc 300 vào đến giữa tâm cành rồi kéo dài về phía ngọn cành khoảng 2,5 – 3 cm.

+ Ghép: đặt vạt nêm của gốc ghép vào nơi vạt xéo trên cành ghép, phải đặt sao cho mặt cắt của gốc và cành ghép trùng khít lên nhau, quấn mối ghép bằng dây PE, sau đó cột chặt vào cành lớn hơn trên cây tránh gió lay.

+ Cắt dây ghép: nơi ghép sẽ được kết dính sau khi ghép khoảng 3 tuần, 1,5 – 2 tháng sau ghép có thể cắt dây những cây ghép thành công, 1 tháng sau đó thay bầu ươm lớn hơn, tưới nước đầy đủ, để cây nơi râm mát và chăm sóc đến khi đưa đi trồng.

* Ghép áp cành:

+ Gốc ghép: chọn gốc ghép có đường kính từ 1 – 1,5cm (18 – 20 tháng tuổi) dùng dao bén có mũi nhọn mở hình chữ U trên gốc ghép có chiều dài từ 2 – 3 cm, cách mặt bầu 0,6 – 10 cm, tách vỏ chữ U này (chỉ mở lớp vỏ, không cắt vào phần gỗ cây).

+ Cành ghép: Cành được cắt từ cây mẹ có độ dài từ 10-20cm (có thể có 1 nhánh nhỏ hoặc 1 mắt lá), phía dưới chân cành ghép dùng dao bén vạt hình vạt nêm tương ứng với chiều dài của chữ U trên gốc ghép.

+ Ghép: lồng vạt nêm của cành ghép vào chữ U của gốc ghép sao cho cành và gốc ghép trùng khít lên nhau, dùng dây PE quấn kín.

Có thể đưa cây ghép áp cành vào lồng kín (mùng) hoặc dùng bao PE loại trong trùm kín rồi cột chặt vào bầu ươm để giữ ẩm khoảng 30 ngày, giai đoạn này không cần tưới nước. Sau 30 – 35 ngày đưa cây ra khỏi mùng hoặc tháo bao PE trùm lên cây, giữ dây quấn mối ghép đến khi chồi cao 20 – 30 cm.

Khi đợt chồi đầu tiên già thì tưới nhẹ phân urê, phân NPK (như chăm sóc cây gốc ghép), phòng trừ sâu bệnh cho cây đến khi đem trồng, chủ yếu là phòng bệnh héo, chết cây con bằng các loại thuốc gốc đồng như Copper B, Copper Zinc hoặc Ridomil, liều lượng theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật trồng cây Vú Sữa ghép

Chrysophyllum cainito – từ đồng nghĩa: Achras caimito, là danh pháp khoa học của một loài cây nhiệt đới trong họ Hồng xiêm – Sapotaceae, bộ Thạch nam – Ericales, trước đây coi là thuộc bộ Thị – Ebenales, có nguồn gốc ở các vùng đất thấp của Trung Mỹ và Tây Ấn. Tên gọi trong tiếng Việt của nó là vú sữa.

A . GIAI ĐOẠN MỚI TRỒNG ĐẾN 3 NĂM TUỔI

1. Thời vụ trồng:

Nếu chủ động nước tưới có thể trồng bất cứ thời điểm nào trong năm; tuy nhiên trồng vào mùa mưa sẽ ít tốn công tưới.

2. Chuẩn bị đất trồng:

– Thiết kế vườn:

+ Vẽ sơ đồ vườn theo mương, liếp để quản lý, chăm sóc, ghi chép nhật ký canh tác.

+ Đào mương, lên liếp: nếu trồng mới trên đất ruộng nên đào mương sâu 1 – 1,5 m, bề mặt liếp rộng 7 – 10 m.

+ Bố trí hệ thống đê bao, cống bọng để tưới – tiêu chủ động.

+ Trồng cây chắn gió: chú ý trồng cây chắn gió vì cây vú sữa dễ bị lật gốc, tét nhánh vì vậy cần phải trồng cây chắn gió; đặc biệt là những vườn ở ven sông lớn. Hàng cây chắn gió phải thẳng góc với hướng gió thường thổi tới. Hàng cây chắn gió còn giúp giữ độ ẩm cho vườn, cây quang hợp tốt (do lượng CO2 ổn định hơn), tránh được đổ ngã khi có gió lớn, cây thụ phấn và đậu quả cũng tốt hơn.

– Chuẩn bị đất để lên mô trồng: chọn đất mặt ruộng, đất bùn ao, đất vườn cũ, xử lý khoảng 1 – 1,5 kg vôi/mô, phơi 15 – 30 ngày trước khi trồng.

– Chất mô: theo sơ đồ đã thiết kế, đường kính mô từ 0,8 – 1m, cao 0,4 – 0,7m.

– Trộn phân hữu cơ đã hoai mục với Trichoderma để tăng vi sinh vật đối kháng trong đất khống chế nấm bệnh. Có thể dùng chế phẩm EM để thúc đẩy phân mau hoai và cung cấp thêm vi sinh vật hữu ích cho cây trồng.

– Bón phân lót: mỗi mô bón 10 – 15kg phân hữu cơ hoai (đã ủ ở phần trên), 0,3kg super lân, 0,1kg DAP .

3. Cách trồng:

– Mật độ – khoảng cách: Tùy theo chiều rộng mặt liếp mà bố trí số hàng cây. Với liếp rộng 7 – 8m thì bố trí trồng một hàng cây ở giữa liếp, khoảng cách 8m/cây, mật độ 12 – 13 cây/1000m2. Với liếp rộng 9 – 10m, trồng hai hàng theo kiểu nanh sấu. Có thể trồng xen rau màu hoặc cây ăn trái ngắn ngày trong 1 – 3 năm đầu để tăng thu nhập.

– Cách đặt cây: Khoét lỗ trên mô vừa với bầu cây con (khoảng 20 – 25 cm), cắt bớt gốc cành ghép (treo bầu), xé bỏ bao nilon (đựng bầu đất), đặt cây con vào hố, dùng dao cạo nhẹ lớp vỏ nơi tiếp xúc giữa cành ghép và gốc ghép lấp đất đến nơi vừa cạo vỏ giúp hình thành 1 lớp rễ mới sau khoảng vài tháng trồng; ém đất chặt, dùng 3 cây cọc để cố định cây con, chú ý che nắng cho cây.

4. Chăm sóc:

– Dùng rơm tủ gốc để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại.

– Làm cỏ để tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng, nên cắt bớt cỏ trong vườn, hạn chế dùng thuốc diệt cỏ trong vườn cây ăn trái.

– Tưới nước: cần cung cấp nước đầy đủ cho cây vú sữa, mỗi tuần tưới 3 – 5 lần, mỗi lần tưới 20 – 30 lít nước/cây nhất là vào mùa nắng để giảm tỷ lệ cây chết và giúp cây phát triển nhanh đặc biệt trong 3 năm đầu. Nên giữ mực nước trong mương cách mặt liếp ít nhất 40 cm.

– Bón phân:
+ Sau khi trồng đến một năm: sử dụng NPK 16 – 16 – 8 + Urê tỉ lệ 1:1, liều lượng 40 g/cây; hoà phân vào nước để tưới, mỗi tháng nên bón phân 1 lần
+ Cây 1 – 3 năm tuổi: bón 1 – 2 kg hỗn hợp gồm Urê, DAP, NPK 16 – 16 – 8 (hoặc 20 – 20 – 15), với tỉ lệ 1:1:1; chia làm 4 lần bón trong năm, lượng phân bón tăng dần theo độ lớn của cây (năm đầu dùng 1kg phân, sau đó tăng dần)

– Tỉa cành tạo tán: trong các năm đầu nên tỉa cành để cây vú sữa có cành phân bố theo 4 hướng, tạo cho cây có tán tròn đều. Chú ý tỉa bỏ cành vượt, cành trong tán cây, cành bị sâu bệnh

B . GIAI ĐOẠN CÂY TỪ 3 NĂM TUỔI TRỞ LÊN

1. Tủ gốc giữ ẩm:

Rễ vú sữa thường ăn nông, nhiệt độ của đất cao vào mùa nắng sẽ ảnh hưởng đến bộ rễ, do đó cần phải tủ gốc giữ ẩm bằng rơm rạ, cỏ khô để giữ ẩm cho đất. Nên tủ cách gốc để tránh sâu bệnh tấn công.

2. Làm cỏ và trồng xen:

Nên làm cỏ thường xuyên trong các năm đầu để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng và loại bỏ nơi trú ẩn của sâu bệnh. Đến năm thứ tư trở đi tán cây rộng dần và công làm cỏ sẽ giảm. Để giảm bớt công làm cỏ và tưới nước, trong các năm đầu nên dùng rơm rạ phủ gốc và trồng xen một số cây ngắn ngày khác để tăng nguồn thu nhập.

3. Bồi bùn:

Hàng năm cần bồi bùn vào mô trồng, nên phơi khô bùn sau khi vét mương rồi sau đó bồi vào mô. Công tác bồi bùn cần tiến hành thường xuyên hàng năm, ngay cả khi cây đã lớn và sau khi định hình mương liếp hoàn chỉnh. Việc vét mương bồi liếp vừa có tác dụng cải tạo hệ thống mương tưới tiêu, nâng cao dần mặt liếp, vừa có tác dụng cung cấp một phần dinh dưỡng cho cây vú sữa.

4. Tưới tiêu:

Để cây vú sữa phát triển nhanh hơn, cần phải tưới nước đầy đủ nhất là trong những năm đầu. Nếu vườn cây vú sữa chưa có hệ thống đê bao ngăn lũ thì phải bố trí hệ thống thoát nước tốt vì cây vú sữa không chịu được ngập úng.
Giai đoạn cây ra hoa và mang trái tưới nước thường xuyên 2 – 3 ngày/ lần giúp cây ra hoa, đậu trái tốt hơn.

5. Tỉa cành, tạo tán:

Hàng năm, sau khi thu hoạch, phải vệ sinh vườn bằng cách tỉa bỏ những cành mọc đứng trong tán, cành gãy, cành sâu bệnh, cành khô, già cổi, cành phụ ốm yếu mọc liên tiếp trên cùng một cành chính, cành mọc gần mặt đất; tỉa thấp lại cành chính khống chế chiều cao của cây không quá 4 – 4,5m để tiện chăm sóc, thu hoạch sau này.

Đối với cây quá già cổi: cây cho lá nhỏ, trái nhỏ, chậm ra nhánh mới; để trẻ hóa vườn cây vú sữa này cần cưa bỏ từ 30 – 60% số cành để cây phát triển cành mới, số cành mới phát triển sẽ cho trái lớn hơn, tốt hơn vào các vụ sau.

Sau mỗi vụ thu hoạch nên cưa bỏ 1 – 2 cành vươn cao, ít lá và có biểu hiện sinh trưởng, năng suất kém nhất trên tán cây. Cưa ngắn các cành này còn 30 – 50cm tính từ gốc cành. Vết cưa nghiêng 45 độ để tránh đọng nước. Sơn phủ bề mặt vết cưa bằng dung dịch sun-phát đồng. Khoảng 15 – 20 ngày sau dưới mỗi vết cưa sẽ phát triển 5 – 15 chồi mới, nên tỉa bớt số chồi mới chỉ giữ lại 2 – 3 chồi khỏe và ở vị trí đều quanh cành. Khi chồi mới phát triển đến chiều dài 50 – 60cm thì tiến hành loại bỏ đỉnh sinh trưởng để kích thích chồi phân cành.

* Lưu ý quan sát và phòng trừ sâu hại cho cành mới, cành này có khả năng cho trái sau 12 – 18 tháng.

6. Bón phân:

Từ năm thứ tư sau khi trồng, cây vú sữa bắt đầu cho trái; vì vậy lượng phân bón cho cây cũng tăng dần lên để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây. Bón 2 – 3 kg hỗn hợp gồm Urê, DAP, NPK 16 – 16 – 8 (hoặc 20 – 20 – 15), với tỉ lệ 1:1:1; chia làm 4 lần bón trong năm bón vào lúc cây ra hoa, đậu trái, nuôi trái và trước thu hoạch 1 – 2 tháng. Lượng phân bón trên áp dụng cho cây 4 – 5 năm tuổi.

Cây vú sữa từ năm thứ 5 sau khi trồng, bước sang giai đoạn cho trái ổn định, và cũng là bắt đầu giai đoạn kinh doanh. Nên bón 4 lần phân vào các giai đoạn: sau khi thu hoạch làm gốc để cây chuẩn bị ra hoa, đậu trái, nuôi trái và trước thu hoạch 1 – 2 tháng. Liều lượng phân bón thay đổi, tăng dần theo tuổi cây từ 6 năm đến trên 20 năm (lúc đầu bón số lượng nhỏ, tăng dần theo từng năm). Mức phân đề nghị cho cây 5 năm tuổi như sau :

• Lần 1 : Bón vào giai đoạn xử lý ra hoa sớm với 5 – 10kg phân hữu cơ hoai/cây và 3 – 6 kg gồm NPK (20 – 20 – 15 hoặc 16 – 16 – 8), Urê và phân lân theo tỉ lệ 1/1/1.

• Lần 2 : bón vào giai đoạn đậu trái lúc trái bằng nút áo với lượng 2 – 4kg phân/cây gồm Urê và DAP theo tỉ lệ 2/1.

• Lần 3 : Bón vào giai đoạn nuôi trái, lúc trái có đường kính khoảng 2cm, với 2 – 3kg phân NPK/cây (dạng phân như nói trên).

• Lần 4 : Bón vào giai đoạn trước thu hoạch 1 – 2 tháng với liều lượng 1 – 2kg phân NPK/cây.
Các lần bón phân cách nhau từ 2,5 – 3 tháng.

Phương pháp bón: Trước khi bón phân nên tiến hành thu dọn toàn bộ vật liệu tủ gốc rồi bón lên mặt liếp (mô) hoặc xới rảnh sâu 5-10 cm ở 2/3 đường kính tán cây, bón phân vào rãnh. Sau khi bón phân nên che phủ gốc bằng các vật liệu hữu cơ và tưới nước liên tục 5-7 ngày cho phân tan vào đất.

7. Thu hoạch:

Từ khi đậu trái đến khi thu hoạch vú sữa là 180 – 200 ngày, mùa thu hoạch vú sữa Lò rèn tập trung vào tháng 2 và tháng 3 (dương lịch). Khi chín vỏ vú sữa lò rèn có màu hột gà sáng bóng.

Vỏ vú sữa mỏng nên dễ bị giập, trầy sướt; khi chín cuống trái dễ bị sút ra nên khi thu hoạch phải thật nhẹ nhàng và khéo léo, không để trái trực tiếp xuống đất vì nấm bệnh từ đất sẽ xâm nhập vào trái qua cuống hoặc vết thương.

Nên bao trái để tránh trầy sướt khi vận chuyển. Trong thời gian tồn trữ, vận chuyển không nên để trái tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì sẽ làm tổn thương vỏ trái, không nên che nắng trái bằng tấm nilon vì nilon hấp thu nhiệt sẽ làm nám vỏ trái.

Khi chất trái vào thùng, vào giỏ…nên lót giấy hoặc vật liệu xốp và không nên chất quá 4-5 lớp/ giỏ.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật trồng cây vú sữa đúng cách cho năng suất cao nhất

Vú sữa là loại quả có vị thơm ngọt mát, rất thích hợp cho việc giải khát khi thời tiết nóng nực. Vì vậy, mọi người cần nắm vững kỹ thuật trồng cây vú sữa đúng cách để cho năng suất cao nhất.

Cây vú sữa được du nhập từ châu Mỹ vào Ấn Độ, Srilanka, Thái Lan và sau đó vào Vệt Nam. Cây sinh trưởng phát triển trong đìều kiện nhiệt độ từ 22 – 34oC. Kỹ thuật trồng cây vú sữa không khó nên mọi người có thể áp dụng để tăng thu nhập cho gia đình.

Nhân giống

Trong sản xuất hiện nay có 2 phương pháp nhân giống cây vú sữa đó là: Nhân giống bằng phương pháp chiết cành: Chọn các cây cho năng suất cao và độ tuồi từ 6 – 10 năm tuổi. Trên cây chọn các cành bánh tẻ khỏe mạnh không sâu bệnh có độ tuổi từ 12 – 14 tháng tuổi, cành nằm ngang, da vừa hóa gỗ không mang cành vượt chọn làm cành chiết.

Kỹ thuật trồng cây vú sữa không khó để cho năng suất cao nhất

Nhân giống bằng phương pháp ghép. Có nhiều cách ghép, tuy nhiên trong sản xuất hiện nay ghép áp cành treo bầu và ghép mắt được áp dụng phổ biến nhất. Mật độ và khoảng cách trồng: Tùy theo điều kiện vùng cao thấp, và điều kiện mương liếp để bố trí theo các khoảng cách sau: hàng cách hàng 6m, cây cách cây 8m với mật độ khoảng 200 – 22 cây/ha.

Các vùng đất cao bố trí khoảng cách 6 m X 6m /cây theo kiểu nanh sấu với mật độ 250 – 270 cây/ha. Mật độ (khoảng cách): Tùy theo chiều rộng mặt luống mà bố trí số hàng cây. Với luống rộng 7 – 8 m thì bố trí trồng một hàng cây ở giữa luống, khoảng cách 8 m/cây, mật độ 12 – 13 cây /1000 m2. Với luống rộng 9 – 10 m, trồng hai hàng theo kiểu nanh sấu. Có thể trồng xen rau màu hoặc cây ăn trái ngắn ngày trong 1 – 3 năm đầu để tăng thu nhập.

Cách đặt cây vú sữa

Khoét lỗ trên mô vừa với bầu cây con (khoảng 20 – 25 cm), cắt bớt gốc cành ghép (treo bầu), xé bỏ bao nilon (đựng bầu đất), đặt cây con vào hố, dùng dao cạo nhẹ lớp vỏ nơi tiếp xúc giữa cành ghép và gốc ghép lấp đất đến nơi vừa cạo vỏ giúp hình thành 1 lớp rễ mới sau khoảng vài tháng trồng. Sau đó, ém đất chặt, dùng 3 cây cọc để cố định cây con, chú ý che nắng cho cây.

Chăm sóc

Cần chăm sóc và bón phân đúng thời kỳ cho cây vú sữa

Dùng rơm ủ gốc để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại. Làm cỏ để tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng, nên cắt bớt cỏ trong vườn, hạn chế dùng thuốc diệt cỏ trong vườn cây ăn trái. Tưới nước: Cần cung cấp nước đầy đủ cho cây vú sữa, mỗi tuần tưới 3 – 5 lần, mỗi lần tưới 20 – 30 lít nước/cây nhất là vào mùa nắng để giảm tỷ lệ cây chết và giúp cây phát triển nhanh, đặc biệt trong 3 năm đầu.

Bón phân

Sau khi trồng đến một năm: Sử dụng NPK 16 – 16 – 8 + urê tỉ lệ 1:1, liều lượng 40 g/cây; hoà phân vào nước để tưới, mỗi tháng nên bón phân 1 lần. Cây 1 – 3 năm tuổi: Bón 1 – 2 kg hỗn hợp gồm urê, DAP, NPK 16 – 16 – 8 (hoặc 20 – 20 – 15), với tỉ lệ 1:1:1; chia làm 4 lần bón trong năm, lượng phân bón tăng dần theo độ lớn của cây (năm đầu dùng 1 kg phân, sau đó tăng dần)

Tỉa cành tạo tán

Tổng các năm đầu nên tỉa cành để cây vú sữa có cành phân bố theo 4 hướng, tạo cho cây có tán tròn đều. Chú ý tỉa bỏ cành vượt, cành trong tán cây, cành bị sâu bệnh.

Thu hoạch vú sữa

Từ khi đậu trái đến khi thu hoạch vú sữa là 180 – 200 ngày, mùa thu hoạch vú sữa Lò rèn tập trung vào tháng 2 và tháng 3 (dương lịch). Khi chín vỏ vú sữa có màu hột gà sáng bóng.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kinh nghiệm trồng cây xạ đen cho hiệu quả kinh tế cao

Cây xạ đen có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất nên trồng vào vụ Xuân, vụ Thu. Vào vụ Xuân, nên trồng cây từ tháng 1-4, vụ Thu từ tháng 9-10.

Theo kinh nghiệm của ông Trần Văn Chính -người nổi tiếng với mô hình trồng cây Xạ Đen trên đất ẩm tại Xã Xuất Hóa, Lạc Sơn, Hòa Bình thì xạ đen chỉ thích hợp với chất đất và khí hậu của vùng núi cao (khí hậu lạnh, đất đỏ, đất thịt, đất cá pha tơi xốp).

Cây xạ đen có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất nên trồng vào vụ Xuân, vụ Thu. Vào vụ Xuân, nên trồng cây từ tháng 1-4, vụ Thu từ tháng 9-10.

Khi trồng ở vùng đồi, bà con cần cuốc hố sâu sâu 20cm, rộng 20cm cho một cây. Để cây có tiềm năng phát triển tốt ngay từ ban đầu, bà con nên dùng phân bón lót cho cây. Lượng phân bón cho mỗi ha từ 10-15 tấn phân chuồng, 400-500kg NPK. Bón toàn bộ lượng phân lót và phải trộn đều với đất, tránh bón sát vào rễ cây.

Kỹ thuật trồng gừng mang lại năng suất cao

Những năm gần đây, cây Gừng là một cây mang lại giá trị kinh tế rất cao. Việc trồng xen canh cây gừng với các cây công nghiệp khác như Hồ tiêu, Cao Su hay Điều không phải là cách làm mới nhưng lại là một mô hình mới với hầu hết bà con các địa phương trên cả nước. Bởi từ trước đến nay, đa số bà con vẫn quen áp dụng cách trồng cổ điển là trồng Gừng dưới đất.

Quy trình trồng gừng khá đơn giản

Một thực tế cho thấy, nhiều địa phương đã áp dụng mô hình mới trồng Gừng trong bao và đem lại năng suất rất cao ( gấp 6 – 8 lần). Tuy nhiên, để đạt năng suất và chất lượng cao cho cả một vụ gừng thì yếu tố giống quyết định đến 70% sự thành công. Với những khách hàng mua giống tại Công ty Nông Sản Việt Tuấn thì có thể bỏ qua khâu này vì giống gừng đã được Công ty lựa chọn Giống và xử lý rất kỹ việc chống khuẩn, nấm bệnh. Với bà con nông dân tự mua giống trôi nổi trên thị trường cần chú ý từ khâu chọn giống, chăm sóc đến thu hoạch. Nên chọn giống củ to, già, bóng, không khô héo, không nhăn nhúm và không bị sâu bệnh…

Trồng gừng bằng cách thông thường

Theo ThS Nguyễn Thị Nguyệt, chuyên nghiên cứu về nông sản cho biết, để đạt năng suất và chất lượng cao, nông dân cần chú ý từ khâu chọn giống, chăm sóc đến thu hoạch. Nên chọn giống củ không nên quá to nhưng phải già, bóng, không khô héo, không nhăn nhúm và không bị sâu bệnh. Muốn gừng lên đều cần ủ giống cho nảy mầm trước khi trồng.

Gừng giống phải để nơi thoáng mát khoảng 1 tuần rồi tiến hành bẻ hom bằng tay, vì khi dùng dao thì mầm bệnh sẽ từ củ này lây sang củ kia. Hom giống phải to, nguyên vẹn (từ 40 – 60g) mới đủ sức nuôi cây con khoẻ mạnh, trên mỗi nhánh phải có ít nhất một mắt mầm.

Đất trồng gừng phải xốp, đủ ẩm và thoát nước tốt. Đất được cày sâu 25 – 30cm, phơi ải, xới cho nhuyễn rồi lên luống. Khoảng cách trồng có thể là 30 x 40cm hoặc 50 x 20cm. Gừng là loại cây ưa sáng nhưng cũng có khả năng chịu rợp. Tuy nhiên nếu che ánh sáng nhiều quá (70 – 80%) thì năng suất giảm rõ rệt.

Do nhánh Gừng nảy chồi ngang nên đặt củ xuôi theo hàng trồng để chồi phát triển về bên hàng. Trong quá trình phát triển, không để gừng thiếu nước sẽ chậm lớn. Gừng là cây rất háo nước nhưng lại không chịu úng, do khi bị úng dễ bị bệnh thối củ. Vì thế trong mùa mưa, bạn nên chú ý liếp ( luống) trồng gừng phải thoát nước tốt.

Gừng có nhu cầu N, P, K tương đối cao, trong đó nhu cầu về N là nhiều nhất để gừng đạt năng suất cao nhất. Lượng phân sử dụng cho 1.000m2 là: Urê 15 – 20kg, super lân 20 – 25kg, KCL 20kg và 500kg phân hữu cơ. Có thể thu hoạch gừng từ 6 tháng trồng trở đi ( Gừng Non) nhưng nếu làm giống thì phải thu hoạch sau 9 tháng. Không nên để già quá, gừng cay nhiều, có xơ cũng không thu non quá, củ bị nhăn nhúm, giảm chất lượng.

Trồng gừng trong bao xi măng, bao tải, bao nylon

Dùng vỏ bao xi măng giặt sạch ( hoặc bao nylon, hoặc vỏ sọt tre…) đáy bao đục 6 lỗ. Dùng trấu, đất, phân trộn đều theo tỷ lệ 3 trấu + 2 đất + 1 phân chuồng hoai mục, sau đó cho vào bao. Củ gừng giống sau khi ủ lên mầm được trồng vào bao. Chăm sóc thì chỉ cần tưới nước và bón thêm 2 lần phân. Tỷ lệ trấu, đất còn tùy thuộc vào chất đất tại từng địa phương mà tăng giảm cho hợp lý.

Lần đầu, cách thời gian trồng từ 30 đến 45 ngày. Mỗi bao gừng bón 1 thìa phân NPK quanh gốc. Sau đó cho thêm vào một lớp hỗn hợp chất hữu cơ dày khoảng 20 cm với tỷ lệ 1 phân chuồng hoai mục + 1 đất + 3 trấu. Lần 2, cách thời gian bón lần một 60 ngày. Mỗi bao bón thêm 1 thìa phân NPK quanh gốc. Sau đó cho thêm vào bao một hỗn hợp chất hữu cơ với tỷ lệ 1 phân chuồng hoai mục + 1 đất + 4 trấu.

Việc phòng trừ sâu bệnh cho gừng cũng đơn giản, bao nào bị sâu bệnh dễ dàng đem ra cách ly, không để lây lan. Cái hay của cách trồng gừng trong bao là bất cứ ở đâu, chổ nào, từ thôn quê đến đô thị đều trồng được cả. Bao gừng đặt dưới đất hoặc trên giàn, trên kệ, dưới tán cây, ven lối đi, bất cứ chỗ nào mà diện tích không dùng cho sản xuất đều có thể đặt bao gừng giống để trồng. Đặc biệt là dễ di chuyển khi cần thiết để tránh sự bất lợi của thời tiết ( mưa ngâp, nắng hạn ).

Thường mỗi củ gừng giống khi trồng chỉ nảy từ 3 – 4 nhánh con, nhưng với cách trồng trong bao, gừng nảy rất nhiều nhánh. Mỗi nhánh là một củ gừng, sau 9 – 10 tháng có thể thu hoạch từ 1,5 đến 2 kg củ/bao, có nơi lên đến 3 – 4 kg/bao. Tổng chi phí đầu tư ban đầu cho 1 ha so với lúc thu hoạch, trung bình người dân có thể lãi từ 80 – 300 triệu đồng tùy vào giá thị trường.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Cách nhận biết cây xạ đen với cây xạ vàng chính xác

Gần hai thập kỷ trôi qua kể từ khi cây xạ đen được đưa vào nghiên cứu và xác nhận tính năng trị ung thư hiệu quả, song đến nay lượng người tìm mua loài thảo dược này vẫn không giảm bớt mà ngày càng tăng lên.

Điều này dẫn đến sự trà trộn lẫn lộn từ những loại cây có đặc điểm tương tự với cây xạ đen, thường gặp nhiều nhất chính là cây xạ vàng. Theo dõi bài viết ngay để biết cách nhận biết cây xạ đen với cây xạ vàng chính xác.

Loài thảo dược quý hiếm này thường gặp nhiều nhất ở các tỉnh vùng núi phía Bắc nước ta, tiêu biểu như Hòa Bình, Sơn La. Với các hoạt chất quý hiếm, đặc biệt là chất chống oxy hóa cao, cây xạ đen không chỉ hỗ trợ điều trị bệnh ung thư mà còn có công dụng hiệu quả với vô vàn các loại bệnh khác như tiểu đường, đau nhức xương khớp, giải độc.

Mặt khác, vì đây là loại cây mọc trong tự nhiên nên việc tìm kiếm khá khó khăn, dẫn đến giá thành khá cao. Do đó, buôn bán cây xạ đen có thể thu được rất nhiều lợi nhuận nên việc trà trộn cây khác, đặc biệt là cây xạ vàng với cây xạ đen để kiếm lời là điều dễ hiểu. Cùng theo dõi cách nhận biết cây xạ đen với cây xạ vàng dưới đây bạn nhé!

Cây xạ đen lúc tươi lá non có màu đỏ tía rất dễ nhận biết

Nhận biết cây xạ đen và cây xạ vàng lúc tươi

Cây xạ đen “chuẩn” là một loại thảo mộc thân leo, dạng gỗ nhưng cực kỳ nhỏ, thân trưởng thành chỉ bằng thân chiếc đũa, màu ngả sậm. Lá non ở dạng búp màu đỏ tía, lá già màu xanh sẫm, ngắt ra sẽ có nhựa đen chảy ra. Bề mặt lá khá dày và thon dài bầu dục.

Cùng thuộc họ xạ còn có cây xạ đỏ, song xạ vàng có “ngoại hình” giống cây xạ đen đến trên 90%. Tuy nhiên, vẫn có những đặc điểm khác nhau cơ bản giúp phân biệt bằng mắt thường chính xác.

Cây xạ vàng lá già hay non chỉ có một màu xanh

Dù hình dáng cây xạ vàng tương tự xạ đen, song điểm khác biệt lớn nhất chính là màu sắc ở lá khi lá còn tươi. Lá xạ vàng bề mặt khá mỏng, lá già hay non đều có màu xanh nhẹ hơn lá xạ đen, không có màu đỏ tía. Nếu tinh ý một chút phân biệt hai loại cây này khi còn tươi rất dễ dàng.

Nhận biết cây xạ đen và cây xạ vàng lúc khô

Lá xạ đen phơi khô vẫn có độ dẻo nhất định

Hầu hết những người dưới xuôi hiếm khi mua được cây xạ đen lúc còn tươi để có thể phân biệt, mà hầu hết đều ở dạng đã được phơi khô. Mà phơi khô thì làm sao phân biệt được sắc lá? Đừng lo lắng, vẫn có những điểm khác biệt cơ bản sau:

Cây xạ đen khi phơi khô mở ra có mùi thơm dịu nhẹ, lá có độ dai nhất định, bóp thử không dễ bị vụn nát. Thân loài thảo mộc này dù phơi khô nhưng vẫn có hương thơm nhẹ, màu hơi đen thẫm do nhựa chảy ra trong quá trình phơi.

Ngược lại, cây xạ vàng ở dạng khô rất giòn và dễ dàng bóp vụn thành những mảnh nhỏ, hoàn toàn không có mùi gì từ lá cho đến thân. Thân màu vàng sậm do không có lớp nhựa đen như ở xạ đen.

Nhận biết cây xạ đen và cây xạ vàng khi được sắc thành thuốc

Xạ đen sắc thành nước có màu đậm đặc trưng và mùi thơm nhẹ

Khi sắc thành nước uống, nước cây xạ đen màu đậm, ban đầu cảm nhận được vị đắng chát, sau rất ngọt và xuống tới cổ họng thì đọc lại vị dịu nhẹ.

Cây xạ vàng sắc lên nước màu ngả vàng hơi nhạt, mùi gỗ hơi ngai ngái, vị nhạt, không được thơm ngọt dịu như cây xạ đen.

Trên đây là cách nhận biết cây xạ đen và cây xạ vàng một cách chính xác. Người đọc nên nắm kỹ để đem ra phân biệt, tránh mua phải loại không tốt mà sử dụng không hiệu quả, “tiền mất tật mang”.

Nguồn: Baithuocnamchuabenh.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Trồng cây xạ đen: Thương lái vào tận vườn thu mua

Cây xạ đen mang lại giá trị kinh tế cao gấp 3 – 4 lần so với canh tác lúa hoặc các loại hoa màu khác. Đặc biệt, người dân trồng cây xạ đen không cần phải mang đi xa mà thương lái vào tận vườn thu mua.

Trong những năm gần đây, cây thuốc nam ngày càng có giá trị trong điều trị y học, nhất là bệnh nan y. Từ đó, nhiều hộ gia đình đã chuyển đổi cây trồng hiệu quả thấp sang trồng cây thuốc nam, nhất là cây xạ đen. Không ít hộ vươn lên hộ giàu từ trồng xạ đen.

Ông Nguyễn Thanh Hải (đứng thứ nhất từ trái qua) giới thiệu giống cây xạ đen.

Điển hình là hộ ông Nguyễn Thanh Hải, xóm Cao Đường, xã Cao Dương, huyện Lương Sơn (Hòa Bình), người tiên phong đưa cây xạ đen về trồng tại địa phương.

Năm 2006, ông đã chuyển đổi diện tích hơn 1.000m2 trồng ngô, trồng nhãn kém hiệu quả sang trồng cây xạ đen. Để có giống, ông tìm đến xã Đú Sáng (huyện Kim Bôi) mua với giá 3.000 đồng/cây.

Với diện tích như vậy ông đã trồng hết 800 cây. Số vốn bỏ ra lúc đầu khá nhiều lại chưa có kinh nghiệm nên gia đình cũng lo sợ thất bại, nhưng vừa làm vừa học hỏi tìm hiểu cách trồng, cách chăm sóc giống cây này nên chẳng bao lâu cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho thu hoạch.

Ông Hải cho biết: “Từ khi trồng đến lúc được thu hoạch mất khoảng 6 tháng và cứ 2 tháng cắt tỉa 1 lần, một năm cho thu hoạch 6 lần. Mỗi lần thu hoạch được 1-1,2 tấn sản phẩm khô. Với giá bán vào thời điểm này là 6.000 đồng/kg tươi, còn băm chặt phơi khô giá 20.000 – 22.000đ/kg, có lúc được giá bán 25.000 – 30.000đ/kg.

Cây xạ đen mang lại giá trị kinh tế cao gấp 3 – 4 lần so với canh tác lúa hoặc các loại hoa màu khác. Đặc biệt, người dân trồng cây xạ đen không cần phải mang đi xa mà thương lái vào tận vườn thu mua”.

Theo Đông y, cây xạ đen có tác dụng hữu hiệu trong điều trị mụn nhọt, tiêu viêm, giải độc, giảm tiết dịch trong xơ gan cổ chướng và đặc biệt làm hạn chế sự phát triển của các khối u trong cơ thể người bệnh.

Nhận thấy cây có nhiều công dụng, nhu cầu cao, nên năm 2010 gia đình ông đã trồng thêm 2.000m2 xạ đen trên đất lúa một vụ và cho đến nay tổng diện tích xạ đen lên tới 5.000m2.

Với diện tích này, năm 2014 gia đình ông Hải thu được 8 tấn sản phẩm, cho thu nhập 180 triệu đồng. Ngoài thu hoạch cành, lá, ông Hải còn bán cả hạt giống với giá 50.000đ/kg và bán cây giống giá 1.000 – 1.200đ/cây.

Đến nay, tổng diện tích xạ đen toàn xã Cao Dương đạt khoảng 50ha. Trong đó tập trung nhiều nhất tại xóm Cao Đường, xóm Om Làng… Nhìn vào nhà nào nhà nấy trên hè, dưới sân đâu đâu cũng thấy các hộ đang hong phơi sản phẩm cây xạ đen.

Tuy hiện tại sản phẩm xạ đen dễ tiêu thụ, nhưng về lâu dài khi diện tích ngày càng nhiều, đầu ra sản phẩm sẽ khó khăn hơn. Do vậy cần phải có cơ chế, chính sách để cây xạ đen có chỗ đứng trên thị trường và phát triển bền vững, đảm bảo cho người dân yên tâm sản xuất.

Nguồn: Nongnghiep.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Cách nhân giống cây xạ đen để trồng rộng rãi

Cây xạ đen vốn là một loại thảo dược quý hiếm trong Đông y với chức năng chữa bệnh thần kì và bảo vệ sức khỏe, tăng sức đề kháng cho con người. Nhờ những chức năng tuyệt diệu đó mà giờ đây cây xạ đen đang dần đứng trên bờ vực bị tuyệt chủng trong tự nhiên.

Nhiều người muốn sở hữu trong tay loại thuốc quý này nên đã có nhiều cách để trồng cây xạ đen như giâm cành hoặc gieo trồng bằng hạt để tạo cây xạ đen giống. Ở bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu cách trồng và bảo vệ cây xạ đen như thế nào nhé!

Cây xạ đen thường mọc ở vùng đồi núi các tỉnh Hòa Bình , Quảng Ninh và thường có tên gọi là cây quả nâu, cây dây gối. Cây vốn thuộc họ cây bụi và có thân cây dài từ 3 mét cho đến 9 mét, lá cây màu xanh hoặc hơi tím lúc còn non, hoa của cây màu trắng. Cây xạ đen có chức năng chữa các căn bệnh ung thư đặc biệt là các căn bệnh liên quan đến gan như ung thư gan, xơ gan, men gan cao, gan nhiễm mỡ, hỗ trợ điều trị bệnh áp huyết cao, tạo giấc ngủ ngon và tinh thần thư thái.

Trồng cây xạ đen giống

Cây xạ đen trong tự nhiên đang bị tuyệt diệt nên việc bảo vệ và nhân giống cây xạ đen là rất cần thiết, các kỹ thuật nhân giống và trồng cây xạ đen giống bao gồm.

Nhân giống cây xạ đen

Hiện nay có 2 cách phổ biến để tạo cây xạ đen giống đó là giâm cành và gieo hạt trong đó phương pháo nhân giống cây xạ đen bằng giâm cành được sử dụng nhiều hơn bởi cây phát triển mạnh khỏe hơn và cho thời gian thu hoạch sớm hơn phương pháp gieo hạt. Để giâm cành cây xạ đen ta chọn những cành to và khỏe, không sâu bệnh và có chiều dài từ 15 cm đến 17 cm sau đó ta tiến hành cắt đi khoảng 2/3 phiến lá sau đó chấm phần gốc giâm vào thuốc kích thích ra rễ và cắm vào bầu đất. Ta đặt bầu đất sao cho khoảng cách giữa hai cây con rơi vào khoảng từ 8 – 10 cm, mỗi ngày ta tiến hành tưới đủ ẩm cho cây đến khi cây cây xạ đen giống đủ tuổi xuất khỏi vườn.

Cây xạ đen giống trong vườn ươm

Đất trồng cây

Vì cây xạ đen chủ yếu sống ở vùng đồi núi nên đất để trồng cây xạ đen phải là đất đỏ, đất thịt hoặc đất cát pha tơi xốp. Các luống để trồng cây phải cao khoảng từ 20 cm cho tới 25 cm và rộng chừng 50 cm, hố để trồng cây có kích thước là 20 cm mét vuông.

Trồng và chăm sóc cây

Sau khi chuẩn bị được đầy đủ các điều kiện về cây xạ đen giống và đất trồng cây thì ta sẽ tiến hành trồng cây. Cây xạ đen được trồng quanh năm nhưng chúng ta nên trồng cây vào mùa xuân để cây phát triển được tốt trong thời tiết ẩm và dần ấm áp.

Khi trồng cây thì ta nên trộn thêm phân chuồng để cây được tươi tốt, khoảng cách giữa các cây thường là 1 mét vuông, luống cách luống là khoảng 80cm. Sau khi trồng cây xong bạn nên chú ý đến vấn đề làm cỏ và bón phân, tưới nước và diệt trừ sâu bệnh, tỉa cành cho cây để cây phát triển khỏe mạnh.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Đặc trị bệnh thối củ trên cây nghệ

Những năm trở lại đây nghệ trở thành cây chủ lực để phát triển nền kinh tế. Nhưng hiện tại trên cây nghệ xuất hiện nhiều dịch bệnh làm bà con nông dân hoang mang, lo lắng và chưa có tìm ra giải pháp khắc phục. Đặc biệt là bệnh thối củ, bệnh gây thiệt hại lớn về kinh tế của bà con nông dân.

Bệnh lây lan rất nhanh và khó kiểm soát. Nhằm giúp bà con giải quyết được vấn đề dịch bệnh thối củ trên cây nghệ. Chúng tôi xin đưa ra cách nhận biết bệnh và một số giải pháp.

Tác nhân: do nấm Fusarium solani và khuẩn Erwinia carotovora gây ra.

1. Triệu chứng bệnh.

Bệnh thối củ nghệ có 2 loại:

Thối khô: do nấm Fusarium solani gây ra.

Nấm bệnh tấn công vào phần cổ rễ gần sát mặt đất, sau đó lá vàng úa và rủ xuống, đào củ lên sẽ thấy trên bề mặt củ xuất hiện những vết đốm nhỏ màu nâu xám. Nếu không có biện pháp trị bệnh, bệnh phát triển mạnh làm cho củ khô lại và xốp, sau vài ngày cây vàng lụi và chết. Bệnh thối khô thì củ bị thối không có mùi hôi.

Biểu hiện trên lá và gốc

Bệnh thối nhũn: do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra.

Bệnh thối nhũn cũng giống như thối khô. Bệnh làm cho thân, củ bị thối nhưng đối với bệnh thối nhũn thì khi chúng ta lấy thân, củ bị thối bóp chặt sẽ thấy chảy nước và ngửi mùi rất khó chịu.

Phần thân và củ bị thối ngâm vào cốc nước sẽ thấy dịch trắng.

Thân và củ bị thối.

2. Cơ chế phát triển bệnh.

Vi khuẩn và nấm xâm nhập vào vết thương có rễ phá vỡ các tế bào mô, mạch dẫn cây không vận chuyển được nước và dinh dưỡng lên nuôi thân lá. Bệnh thường xuất hiện trên những ruộng thấp, khó thoát nước, hoặc tưới nước quá nhiều đất ẩm.

Bệnh tồn tại trong đất và rất dễ lân lan, phát triển mạnh. Nhất là vào mùa mưa điều kiện thuận lợi cho nấm khuẩn phát triển. ngoài ra canh tác cây nghệ liên tục và lâu năm àm không có biện pháp cải tạo đất. tiêu diệt nấm khuẩn có trong đất thì bệnh lây lan từ mùa này qua màu khách.

Biện pháp phòng trừ bệnh

Biện pháp canh tác:

+ Bố trí mật độ và thời vụ trồng phù hợp.

+ Đất trồng cao, dễ thoát nước.

+ Bón phân hữu cơ lót trước khi trồng, phun qua lá các chế phẩm phân bón lá với mục đích bổ sung vi lượng, trung lượng theo các thời kỳ cây sinh trưởng phát triển. Bón phân gốc cân đối các thành phần đạm – lân –kali – lưu huỳnh,

+ Chọn giống sạch bệnh, thực hiện các biện pháp phòng bệnh ngay từ khâu sản xuất giống cây con.

3. Biện pháp trị bệnh.

khi cây bắt đầu có biểu hiện bệnh: Sử dụng CNX – CN + 3 in 1 tưới ướt đẫm gốc. Liều lượng: 500ml CNX-CN + 500ml 3 in 1 với 200 lít nước. Tưới 2 lần cách nhau 7 ngày.

Lưu ý: bà con nên chú ý phát hiện bệnh sớm, để có biện pháp chữa trị kịp thời.

Nguồn: SinhhocVietNam.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Trồng nghệ đỏ dễ chăm, thu nhập hấp dẫn: 300 – 400 triệu đồng/ha

Với giá từ 10.000 – 15.000 đồng/kg nghệ đỏ thương phẩm, bà con nông dân ở thôn Bình Sơn, xã Sa Bình, huyện Sa Thầy (Kon Tum) có mức thu nhập từ 300 – 400 triệu đồng/ha.

Tháng 3/2016, vợ chồng ông Phạm Văn Cầu (64 tuổi) và bà Trần Thị Kiệm (60 tuổi) ở thôn Bình Sơn mạnh dạn đầu tư trồng thí điểm 600m2 nghệ đỏ trên rẫy của gia đình. Do kỹ thuật chọn giống, trồng và chăm sóc còn hạn chế, nên năng suất, chất lượng nghệ củ thu hoạch không đạt được như mong muốn. Tuy vậy, diện tích nghệ của gia đình cũng cho thu nhập hơn 2 tấn củ.

Bà con nông dân tham quan mô hình trồng nghệ đỏ.

Theo ông Cầu, nếu khâu chọn giống, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch đúng kỹ thuật và công nghệ, mỗi sào cho thu hoạch 6 tấn nghệ củ nguyên liệu. Không chỉ đạt sản lượng cao, nếu trồng và thu hoạch đúng thời điểm thì tỷ lệ phần trăm tinh bột trong củ nghệ cũng cao.

Ông Cầu là người đầu tiên trong thôn mạnh dạn đầu tư trồng nghệ đỏ. Để có được giống tốt, có kỹ thuật trồng và chăm sóc, ông đã lặn lội đến xã Krong (TP Kon Tum) tìm mua và học hỏi. Từ chỗ vừa học, vừa làm đến nay ông đã mở rộng diện tích nghệ của gia đình lên 8.000m2.

Bên cạnh việc phát triển diện tích nghệ, ông Cầu còn cung cấp giống nghệ cho bà con trong thôn với giá thấp để họ mở rộng trồng. Không những vậy, ông còn đầu tư 30 triệu đồng mua sắm máy móc sản xuất tinh bột nghệ. Hiện tại, mỗi ngày gia đình ông tiêu thụ từ 1 – 1,2 tấn nghệ nguyên liệu. Nếu bà con mở rộng diện tích, dồi dào nguyên liệu, gia đình ông tiếp tục mở rộng xưởng chế biến nghệ trong thời gian tới.

Ngoài ra, ông cùng với Chi hội Phụ nữ thôn Bình Sơn xây dựng mô hình “Tổ phụ nữ liên kết trồng nghệ” với 32 hội viên tham gia và cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm nghệ củ.

Tháng 3/2016, vợ chồng ông Phạm Văn Cầu (64 tuổi) và bà Trần Thị Kiệm (60 tuổi) ở thôn Bình Sơn mạnh dạn đầu tư trồng thí điểm 600m2 nghệ đỏ trên rẫy của gia đình. Do kỹ thuật chọn giống, trồng và chăm sóc còn hạn chế, nên năng suất, chất lượng nghệ củ thu hoạch không đạt được như mong muốn. Tuy vậy, diện tích nghệ của gia đình cũng cho thu nhập hơn 2 tấn củ.

Theo ông Cầu, nếu khâu chọn giống, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch đúng kỹ thuật và công nghệ, mỗi sào cho thu hoạch 6 tấn nghệ củ nguyên liệu.

Cây nghệ đỏ dễ trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Cầu là người đầu tiên trong thôn mạnh dạn đầu tư trồng nghệ đỏ. Để có được giống tốt, có kỹ thuật trồng và chăm sóc, ông đã lặn lội đến xã Krong (TP Kon Tum) tìm mua và học hỏi. Từ chỗ vừa học, vừa làm đến nay ông đã mở rộng diện tích nghệ của gia đình lên 8.000m2.

Bên cạnh việc phát triển diện tích nghệ, ông Cầu còn cung cấp giống nghệ cho bà con trong thôn với giá thấp để họ mở rộng trồng. Không những vậy, ông còn đầu tư 30 triệu đồng mua sắm máy móc sản xuất tinh bột nghệ. Hiện tại, mỗi ngày gia đình ông tiêu thụ từ 1 – 1,2 tấn nghệ nguyên liệu. Nếu bà con mở rộng diện tích, dồi dào nguyên liệu, gia đình ông tiếp tục mở rộng xưởng chế biến nghệ trong thời gian tới.

Ngoài ra, ông cùng với Chi hội Phụ nữ thôn Bình Sơn xây dựng mô hình “Tổ phụ nữ liên kết trồng nghệ” với 32 hội viên tham gia và cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm nghệ củ.

Nguồn: Nongnghiep.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.