Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây nghệ

Nghệ còn gọi là uất kim hương hay khương hoàng, tên khoa học Curcuma longa L (Curcuma domestica). Đây là loài cây thân thảo cao khoảng 0,6-1m. Cụm hoa mọc từ giữa các lá lên thành hình nón thưa, cánh hoa ngoài màu xanh lục vàng nhạt, chia thành ba thùy.

Củ nghệ chứa: tinh dầu 3-5% màu vàng nhạt, thơm, ngoài ra còn có tinh bột, canxi oxalat và chất béo.

I- Thời vụ trồng:

Thường trồng vào mùa xuân, khi tiết trời có mưa phùn, đất đã đủ ẩm: Tháng 11 – 12 (miền Nam) tháng 2 – 4 (Miền Bắc)

Nghệ là cây trồng chủ yếu để lấy củ (thân ngầm), vì vậy nghệ cần đất tơi xốp hơn là đất nặng. Cần nơi thoát nước.

Người ta thường thấy nghệ phần lớn được trồng quanh nhà để lấy củ và lá dùng hàng ngày. Nhưng nếu trồng trên diện tích rộng để bán thì cấn những lô đất cao, thoát nước.

Những nơi có rừng có thể làm đất để trồng nghệ dưới tán rừng:

– Trồng dưới tán rừng thưa có độ che 0,6 ở những nơi có điều kiện khí hậu và đất đai phù hợp với điều kiện trồng nghệ, tiến hành làm đất dăm ba ngày trước khi trồng.

– Chọn những khoảng đất trồng dưới tán rừng, chỗ không vướng rễ cây lớn, cuốc hố đường kính rộng 80-100cm, sâu 20-25 cm, băm nhỏ đất trong hố.

– Ở các khu rừng trồng chưa khép tán có địa hình phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cây nghệ cũng tiến hành làm đất trồng nghệ trước khi trồng. Đất được đào thành rạch rộng 50-60 cm, sâu 20-25 cm ở chính giữa và song song với hàng cây trồng rừng. Đất trong rạch được băm nhỏ.

II- Kỹ thuật và mật độ trồng:

1- Chọn giống làm đất:

– Trồng nghệ cũng giống trồng gừng. Ta chọn các củ nghệ tốt không bị bệnh, không thối. Nếu củ có nhiều nhánh, thì tách các nhánh ra. Trồng nghệ sau những ngày có mưa, đất hoàn toàn ẩm. Moi 3 hốc ở hố trồng, hốc cách nhau khoảng 25 cm tạo thành đỉnh của tam giác đều. Mỗi hốc đặt một khúc nghệ giống. Không phủ đất quá dày, mầm chồi không mọc lên được sẽ bị thối.

– Khi trồng nghệ trên loại đất không được tốt lắm, thì có thể bón lót trước khi trồng. Mỗi hốc bón lót 1 kg phân hữu cơ sinh học Better HG01 trộn với 0,01 kg Better NPK 16-12-8-11+TE trộn đều. Mỗi ha trồng khoảng 25.00 khúc giống. Lưu ý: Bằm đất dưới hốc thật nhuyễn, rãi Basudin xuống hốc 20 kg/1ha, đặt củ nghệ xuống đè cho tiếp xúc với đất rồi phũ lên một lớp phân hữu cơ sinh học Better HG01 và Better NPK đã trộn đều với đất lên khoảng 5-7 cm, dùng thùng vòi búp sen tưới đẩm rồi phũ lên một lớp rơm để giữ ẩm.

– Khi mầm nghệ mọc vươn lên khỏ mặt đất và ra được 2-3 lá thì xới xáo quanh gốc và vun đất cho gốc cây nghệ mới mọc. Thường xuyên nhổ bỏ cỏ dại mọc chen lấn nghệ. Hai tháng tiếp theo mỗi tháng vun xới gốc nghệ một lần. Tiến hành rãi luống canh tác lần cuối.

– Khoảng cách và mật độ trồng: có thể áp dụng một trong các khoảng cách trồng như sau: 40 x 30 cm; 50 x 20 cm đối với luống đôi, hoặc 70-20 cm đối với luống đơn.

– Nếu trồng theo khoảng cách 50-20 cm thì lên luống rộng 1 m, trồng hai hàng dọc, hàng cách hàng 50 cm và cây cách cây 20 cm.

– Nếu trồng theo khoảng cách 40-30 cm thì mặt luống rộng 1,2 m, trồng hàng cách hàng 40 cm, cây cách cây 30 cm.

– Nếu trồng theo khoảng cách 70-20 thì luống rộng 1,2 m, trồng hai hàng dọc theo luống, hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 20 cm.

Sau này khi vun gốc, tiến hành lấy đất ở giữa luống đấp vào hai hàng nghệ hai bên, tạo thành luống đơn như giồng khoai lang.

2- Bón phân chăm sóc:

– Tưới nước: tưới 2 lần/ngày bằng thùng vòi búp sen đều đặn.

– Bón phân: Tổng lượng phân cần dùng cho 1ha: 250 kg Better NPK 16-12-8-11+TE (bón lót toàn bộ).

– Khi nghệ lên cây khoảng 30% thì pha một 0,1kg Better NPK 16-12-8-11+TE vào thùng 20 lít tưới. Tưới 2-3 lần mỗi lần cách nhau 4-5 ngày.

– Khi thấy bụi nghệ có từ 2-3 cây con tiến hành bón thúc 7 ngày một lần với liều lượng như trên. Mỗi tháng kết hợp làm cỏ và xới xung quanh gốc.

a- Vun gốc:

Tiến hành vun gốc khi cây có 3-4 cây con/bụi, bỏ phân hữu cơ sinh học Better HG01 thẳng vào gốc cao khoảng 5 cm. Sau đó đấp lên một lớp đất mỏng khoảng 1-2 cm. Biện pháp tốt nhất là trộn 50% đất và 50% phân hữu cơ để vun gốc. Khi thấy củ non lồi lên mặt đất thì vun gốc tiếp tục.

b- Làm cỏ:

Cần làm sạch cỏ dại, kết hợp xới xáo làm cho đất thoáng xốp tránh được hiện tượng lèn đất

c- Trồng xen:

Việc trồng xen dưới tán rừng và trên ruộng vườn vào mùa khô có ý nghĩa rất lớn. Ngoài việc làm tăng thu nhập nó còn giúp giữ ẩm, che mát và giúp chúng ta giảm tưới nước cho nghệ. Cây trồng xen được chọn là điều đem lại hiệu quả kinh tế rất cao

III- Thu hoạch, bảo quản:

Thường nghệ trồng vào vụ Đông – Xuân, và sẽ thu hoạch rải rác từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, tuỳ nhu cầu sử dụng đất mà quyết định. Khi cây nghệ ngừng phát triển lá non, lá già đã bắt đầu khô ở mép, ngả vàng nhạt, đào gốc nghệ thấy vỏ củ có màu vàng sẫm (da bóng, đầu củ cũng có màu vàng sẫm) là đến lúc thu hoạch.

Thường dùng cuốc (nếu thu hoạch ít). Nếu nhiều, dùng cày cày chếch bên hàng nghệ cho bật gốc lên, nhổ lấy cả cây, rũ đất mang cả cây về, cắt lấy gốc, bỏ thân lá đi. Để nghệ vào chỗ khô ráo, mát mẻ có thể bảo quản được lâu. Chọn củ nghệ kém tiêu chuẩn bán trước. Chọn củ nghệ giá đều để làm giống.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật trồng nghệ ‘mượn giống’

Củ nghệ giống (nghệ vàng) sau trồng 5 – 6 tháng, có thể bới gốc lấy lại củ vốn làm nghệ thương phẩm, được coi là “mượn giống”.

Đất trồng: Chọn chân ruộng đất cát pha, chủ động tưới tiêu. Đất phù sa non (bãi ven đê) trồng nghệ là tốt nhất. Ruộng cày 2 lần tới độ sâu 35 – 40cm thì dừng. Phơi đất ải kiệt. Lên luống rộng 1,3m, cao 15 – 20cm, rãnh luống rộng 25 – 30cm.

Ruộng nghệ xen canh lạc

Chọn giống và ra giống:

Tiêu chuẩn củ giống: Phải đủ 12 tháng tuổi, không sâu bệnh, không trầy xước và bầm giập. Khóm nghệ sau thu hoạch tách lấy 2 má củ (cạnh bên khóm) dùng làm giống. Củ giống càng to càng tốt, trung bình khoảng 300gr/1 củ. Mỗi củ có 1 nhánh cái và 2 – 5 củ nhánh cấp 1; 2.

Lượng giống trồng/1 sào 360m2: 250 – 300kg.

Mật độ trồng: 970 – 1.000 cây. Trồng 2 hàng trên luống. Hàng cách hàng 45cm. Cây cách cây 50cm.

Khơi hốc so le nanh sấu. Củ giống trồng sâu 7 – 10cm. Lấp đất kín củ. Không để củ giống tiếp xúc trực tiếp với phân bón. Đặt trồng sao cho các củ cái qoay đều về một hướng trên luống, để tiện thu hồi củ vốn sau này.

Bón phân:

Lượng phân: Tro bếp 300kg. Đỗ tương nghiền 100kg. Đạm urê 20 – 25kg. Kalisunfat 30kg (có thế dùng kaliclorua). Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh 300kg. Lân supe 15 – 20kg.

Bón lót: Bón sâu 50% lượng phân hữu cơ vi sinh + 30% lượng đỗ tương nghiền + 100% số phân lân. Bón mặt luống 200kg tro bếp và vét rãnh lấp tro.

Bón thúc lần 1 (cây 2 – 3 lá): 4 – 5kg urê pha nước tưới.

Lần 2 (khi thu hồi củ vốn): Bón sâu hết số phân hữu cơ vi sinh và đỗ tương còn lại. Bón mặt nối số tro bếp và vét rãnh lấp tro.

Lần 3 (cuối tháng 7): 10kg đạm urê + 10kg kali, kết hợp vun gốc.

Lần 4 (cuối tháng 8): 15kg đạm urê + 20kg phân kali.

Ngoài ra, cần căn cứ thực tế sinh trưởng của ruộng nghệ để tăng giảm lượng phân bón cho hợp lý. Kiểm tra nếu cây nghệ sinh trưởng chậm, thân còi cọc, lá hẹp nhỏ, mỏng, mép lá hơi quăn, cần bón bổ sung đạm urê và phân hữu cơ vi sinh. Ruộng nghệ quá tốt, thân cây xanh mập mềm yếu, lá lả lướt, cẩn bón bổ sung phân kali…

Cần thường xuyên nhổ bỏ cỏ dại, dưỡng nước đủ ẩm cho ruộng nghệ, để cây sinh trưởng phát triển tốt.

Phòng trừ sâu bệnh: Cây nghệ ít nhiễm sâu bệnh. Tuy nhiên ở những ruộng nghệ thâm canh cao lâu năm, đã xuất hiện bệnh thối cây thối củ, hiện chưa có thuốc trừ đặc hiệu. Cần áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như, chọn củ giống sạch bệnh, phơi đất ải kiệt, bón phân cân đối, chăm bón kịp thời để tăng sức đề kháng, luân canh nghệ với cây trồng khác họ gừng. Khi ruộng nghệ có những cây bị thối thân, cần nhổ bỏ cả khóm củ đưa đi tiêu hủy.

Thu hoạch:

– Thu hồi củ vốn: Khi mỗi bụi nghệ phát triển được 2 – 3 cây, mỗi cây có 5 – 6 lá, có thể tiến hành thu hồi củ vốn. Dùng dầm khơi nhẹ đất hướng trồng củ cái trước đó, tách nhẹ lấy củ vốn dùng làm nghệ thương phẩm (lượng củ vốn thu hồi được trên 80%).

– Thu củ khơi đất nhẹ nhàng, tránh chạm vào khóm củ gây trầy xước bầm giập. Sau đó nhắc cả bụi cây, cắt bỏ thân lá, rũ sạch đất mà không rửa củ, bán ngay cho thương lái hoặc đóng bao tiêu thụ dần.

Kỹ thuật trồng xen:

Củ nghệ sau trồng 2,5 – 3 tháng mầm cây mới vươn khỏi mặt đất, trong gian này có thể trồng xen một số cây rau màu ngắn ngày để tăng thu nhập. Nên trồng xen nghệ với lạc hoặc đậu tương để vừa có sản phẩm thu hoạch, vừa có tác dụng bồi dục đất, bổ sung dinh dưỡng thúc đẩy nghệ sinh trưởng tốt.

– Trồng xen lạc: Dùng cuốc rạch 1 hàng giữa luống, sâu 7 – 10cm. Rải lân supe xuống rạch (7 – 10kg/sào). Lấp đất kín phân. Cách 12 – 15cm gieo 1 – 2 hạt, sau gieo phủ đất kín hạt. Dùng rơm rạ, cỏ khô phủ luống giữ ẩm đất. Khi lạc ra hoa rắc vôi bột xung quanh gốc lạc (7 – 8kg/sào).

– Xen đậu tương: Gieo 2 hàng đậu giữa luống. Hàng cách hàng 35cm. Cây cách cây 7 – 8cm. Bón thúc 3 – 4kg urê/sào, chia 2 lần, khi cây có 2 – 3 lá thật và 4 – 5 lá thật.

– Phòng trừ sâu bệnh theo khuyến cáo của cán bộ chuyên ngành địa phương.

Sau thu hoạch các cây họ đậu, cần để lại thân lá trên luống nghệ làm phân bón hữu cơ cải tạo đất.

Nguồn: Baomoi.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Nhân giống và chọn giống cây hoa huệ

Hoa huệ là một loài hoa được ưa chuộng bởi vẻ đẹp và hương thơm nhẹ nhàng. Chúng được trồng để bán nhiều vào dịp tết và đem lại giá trị kinh tế cao.

1. Nhân giống

Nhân giống là một biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm tạo ra các giống tốt, đồng đều về chất lượng và tạo ra được số lượng lớn cây giống để phục vụ công tác sản xuất.

Trong sản xuất hoa, nhân giống có vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng hoa và hiệu quả kinh tế.

Mỗi loài hoa có những biện pháp nhân giống khác nhau, phù hợp với đặc điểm thực vật học của cây. Đối với cây hoa huệ có 2 hình thức nhân giống phổ biến: nhân giống bằng củ và nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô.

1.1. Nhân giống bằng củ

Nhân giống bằng củ là biện pháp nhân giống vô tính, được sử dụng phổ biến để tạo giống hoa huệ. Biện pháp nhân giống này có những ưu và nhược điểm như sau:

– Ưu điểm:

+ Đơn giản, dễ thực hiện, người nông dân có thể tự sản xuất giống tại nhà.
+ Cây nhanh ra hoa, chất lượng hoa tốt.
+ Giữ được các đặc điểm tốt của cây mẹ.

– Nhược điểm:

+ Cây không đồng đều, nên gây khó khăn trong quá trình chăm sóc.
+ Hệ số nhân giống thấp, không dùng để sản xuất giống theo hướng công nghiệp được.
+ Củ giống là nơi chứa nhiều nguồn bệnh, đặc biệt là nấm bệnh. Do đó, nhân giống bằng củ dễ bị lan truyền bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng củ giống và cây giống.

Củ giống hoa huệ

1.2. Nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô

Đây là biện pháp nhân giống bằng cách nuôi mô, tế bào trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo, trong điều kiện vô trùng và tái sinh chúng thành cây con. Biện pháp nuôi cấy mô có những ưu nhược điểm như sau:

– Ưu điểm:

+ Tạo được nguồn cây giống sạch bệnh, có tiềm năng sinh trưởng phát triển và năng suất cao.
+ Cây con đồng nhất về mặt di truyền, bảo tồn được các tính trạng đã chọn lọc.
+ Hệ số nhân giống cao.

– Nhược điểm:

+ Đòi hỏi trang thiết bị đắt tiền và kỹ thuật cao.
+ Giá thành cây giống cao, khó áp dụng
+ Cây giống dễ bị nhiễm bệnh đồng loạt.

Nhân giống nuôi cấy mô trên cây hoa huệ được thực hiện qua các bước:

– Khử trùng mẫu cấy.
– Giai đoạn nuôi cấy khởi động
– Giai đoạn nhân nhanh
– Tạo cây hoàn chỉnh
– Chuyển cây ra ruộng ươm

Các điều kiện cần thiết để thực hiện biện pháp nhân giống nuôi cấy mô trên cây hoa huệ:

– Môi trường nuôi cấy là môi trường MS có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng và than hoạt tính.

Bảng 1. Thành phần môi trường dinh dưỡng MS (Murashige-Skoog,1962)
Hóa chất

Hóa chất Nồng độ (g/l dung dịch)
Dung dịch nitrate
NH4NO3 165,0
KNO3 190,0
Dung dịch sulfate
MgSO4.7H2O 37,0
MnSO4.H2O 1,69
ZnSO4.7H2O 0,86
CuSO4.5H2O 0,0025
Dung dịch Halogen
MgSO4.7H2O 37,0
MnSO4.H2O 1,69
ZnSO4.7H2O 0,86
CuSO4.5H2O 0,0025
Dung dịch Halogen
CaCl2.2H2O 44,0
KI 0,083
CoCl2.6H2O 0,0025
Dung dịch PBMo
KH2PO4 17,0
H3BO3 0,620
Na2MoO4.2H2O 0,025
Dung dịch NaFeEDTA
FeSO4.7H2O 2,784
Na2EDTA 3,724

– Nồi hấp khử trùng.

– Các dụng cụ được sử dụng trong nuôi cấy: dao, kép, panh.

– Tủ cấy vô trùng.

– Nhiệt độ phòng nuôi 250C.

– Độ ẩm 70%.

Nhân giống nuôi cấy mô, tế bào trên cây hoa huệ được thực hiện theo các bước:

– Khử trùng mẫu cấy

– Giai đoạn nhân nhanh

– Tạo cây hoàn chỉnh

– Chuyển cây ra ruộng ươm

a. Khử trùng mẫu cấy

Khử trùng mẫu cấy là biện pháp làm sạch mẫu, đưa mẫu vào môi trường vô trùng. Đây là giai đoạn quan trọng quan trọng, quyết định quá trình nuôi cấy mô thành công hay thất bại. Quá trình khử trùng mẫu cần đảm bảo tỉ lệ mẫu nhiễm thấp, tỉ lệ mẫu sống cao và mô nuôi cấy sinh trưởng tốt.

Đối với cây hoa huệ, mẫu sử dụng là các mắt ngủ được lấy từ củ. Biện pháp khử trùng được tiến hành như sau:

– Chọn mắt ngủ được lấy từ củ huệ làm mẫu cấy.

– Rửa củ bằng nước sạch để loại bỏ đất cát bám vào củ.

– Ngâm củ trong nước xà bông 30 phút.

– Sau đó rửa lại dưới vòi nước chảy trong 5 phút.

– Cắt củ thành lát mỏng.

– Rửa lại củ bằng nước cất và đem vào buồng cấy khử trùng.

– Khử trùng mẫu cấy trong buồng cấy bằng nước cất vô trùng 3 lần rồi rửa lại bằng cồn 70% trong 15 – 20 giây.

– Tráng lại bằng nước cất vô trùng 1 lần nữa.

– Cho mẫu vào dung dịch HgCl2 0,1% trong 15 phút kết hợp với Ca(OCl)2 15% trong 20 phút.

– Rửa mẫu bằng nước cất rồi cấy mẫu vào môi trường MS có bổ sung

30 g/l saccaroza + 6,5 g/l agar+ 4mg/l BA + ,25mg/l α-NAA30 g/l.

b. Giai đoạn nhân nhanh

Nhân nhanh là giai đoạn tạo được số lượng lớn chồi, từ đó đạt số lượng cây giống lớn trong thời gian ngắn. Giai đoạn này cần đảm bảo chồi tạo ra phải đồng nhất, khả năng sinh trưởng tốt.

Chồi hoa huệ trong môi trường nuôi cấy

Giai đoạn nhân nhanh được thực hiện như sau:

– Chọn những chồi bất định có chiều cao khoảng 2 – 3 cm.

– Cấy chồi vào môi trường nhân nhanh.

– Môi trường nhân nhanh là môi trường MS có bổ sung 30 g/l saccaroza + 6,5 g/l agar+ 2mg/l BA + 0,25mg/l α-NAA + 15 ml/l nước dừa.

c. Tạo cây con hoàn chỉnh

Mục đích của giai đoạn này là tạo bộ rễ khỏe, hoàn chỉnh cho cây. Tạo cây con hoàn chỉnh bao gồm các bước:

– Chọn những chồi sau giai đoạn nhân nhanh có chất lượng tốt nhất, có chiều cao từ 4 – 5 cm.

– Cấy chồi vào môi trường ra rễ để tạo cây hoàn chỉnh

– Môi trường ra rễ là môi trường MS + 30 g/l saccaroza + 6,5 g/l agar+ 1mg/l α-NAA.

Cây con hoàn chỉnh trong môi trường nuôi cấy

d. Chuyển cây ra ruộng ươm

Chuyển cây con ra ruộng ươm là giai đoạn chuyển cây con từ trạng thái sống dị dưỡng sang sống tự dưỡng. Để cây con đạt tỉ lệ sống cao trong ruộng ươm cần đảm bảo các điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, giá thể) phù hợp.

Biện pháp chuyển cây ra ruộng ươm:

– Trước khi đem cây ra khỏi môi trường nuôi cấy cần huấn luyện cây con bằng cách đem bình cấy có cây hoàn chỉnh để môi trường bên ngoài từ 7 – 10 ngày.

– Sau thời gian huấn luyện, tiến hành đưa cây ra khỏi bình cấy. Thao tác lấy cây ra khỏi bình cần thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm cây bị hư, dập.

– Rửa sạch agar.

– Nhúng cây con vào dung dịch kích thích ra rễ (NAA và IBA).

– Trồng cây con vào giá thể bao gồm đất, xơ dừa, trấu với tỉ lệ 1:1:1.

– Đặt các khay cây giống ở nơi mát, có cường độ chiếu sáng thấp, nhiệt độ mát, ẩm độ cao.

2. Chọn củ giống, cây giống

2.1. Chọn củ giống

a. Chọn củ giống: Trước khi trồng cần chọn những củ đạt tiêu chuẩn để ruộng hoa cho năng suất cao, chất lượng tốt và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình chăm sóc.

Tiêu chuẩn của củ giống đem trồng bao gồm:

– Củ đồng đều về kích thước.

– Không bị sâu, bệnh.

– Còn nguyên vẹn, không dập nát.

b. Phân loại củ: Phân loại củ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc sau trồng và thu hoạch hoa. Dựa vào kích cỡ củ, phân loại củ thành các nhóm sau:

– Củ lớn có đường kính từ 3 – 4 cm.

– Củ trung bình có đường kính từ 2 – 3 cm.

– Củ nhỏ có đường kính 1 – 2 cm

– Củ nhỏ hơn 1 cm.

Tùy vào kích thước củ mà chọn thời điểm xuống giống thích hợp để kịp cho hoa vào các dịp lễ lớn trong năm nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong sản xuất.

Củ giống đạt tiêu chuẩn đem trồng

c. Xử lý củ giống: Xử lý củ giống trước khi trồng nhằm mục đích:

– Tiêu diệt mầm bệnh tồn tại trong củ giống.

– Ngăn cản vi sinh vật gây hại xâm nhập vào củ giống qua các vết thương cơ giới.

– Tăng khả năng sống của cây.

Củ giống bị nấm bệnh

Phương pháp xử lý củ giống:

– Thuốc dùng để xử lý củ giống là các loại thuốc trừ nấm như: Anvil, Topsin, Ridomil, Rovral, Alliette…

Các loại thuốc dùng xử lý củ giống: Rovral và Ridomil

– Pha thuốc theo nồng độ hướng dẫn trên bao bì.

– Ngâm củ giống ngập trong dung dịch xử lý từ 10 – 15 phút.

– Vớt củ giống vào rổ.

– Hong khô củ giống rồi mới đem trồng.

2.2. Chọn cây giống

Đối với cây nuôi cấy mô, do môi trường nuôi cấy mô và môi trường bên ngoài khác biệt nhau hoàn toàn nên tỉ lệ cây chết cao. Do đó, để tăng tỉ lệ sống của cây cần chọn những cây từ phòng thí nghiệm có những tiêu chuẩn sau:

– Cây con trong bình nuôi cấy đã qua huấn luyện.

– Cây không bị nhiễm nấm, vi khuẩn.

– Cây khỏe, lá xanh.

– Cây phải đạt chiều cao từ 3 – 4 cm.

– Cây giống đang sinh trưởng tốt trong bình, không mang mầm bệnh.

– Tuổi cây giống từ 25 – 3 ngày (tính từ lúc cấy vào môi trường ra rễ).

– Số rễ: 3 – 4 rễ, dài từ 2 – 4 cm.

Sau khi chọn được cây giống từ phòng thí nghiệm, trồng cây con con vào giá thể bao gồm đất, xơ dừa, trấu với tỉ lệ 1:1:1. Đặt cây con vào ruộng ươm có lưới che phủ. Ruộng ươm đảm bảo phải có cường độ chiếu sáng thấp, nhiệt độ mát và ẩm độ cao.

Từ ruộng ươm chọn những cây đạt tiêu chuẩn đem trồng. Tiêu chuẩn cây con đem trồng sản xuất bao gồm:

– Cây khỏe mạnh, không dập nát.

– Ngọn phát triển tốt.

– Rễ không bị tổn thương.

– Cây không bị nhiễm sâu bệnh.

Cây huệ đạt tiêu chuẩn đem trồng

Nguồn: Giáo trình nghề trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền – Bộ NN&PT NT được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật tạo nụ dày đặc cho hoa mai vàng và chăm sóc để nở bung đúng Tết

Kỹ thuật trồng mai vàng đã khó việc tạo nụ dày đặc cho hoa mai vàng lại khó hơn đòi hỏi người trồng phải am hiểu kiến thức sâu rộng về kỹ thuật trồng mai.

Khi Tết đến Xuân về, miền Bắc có hoa đào thì miền Nam có hoa mai. Màu vàng của hoa mai từ lâu được xem là màu tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý.

Mai vàng khoe sắc mỗi dịp Tết đến xuân về

Hoa mai còn tượng trưng cho phẩm đức nhẫn nại và đức hy sinh cao cả, sự bền bỉ của người Việt Nam nói chung. Những đóa mai vàng nợ rộ trong tiết Xuân còn cho thấy niềm vui, niềm hân hoan, hạnh phúc, tình yêu thương, tinh thần đoàn kết và gắn bó mọi người lại với nhau.

Chính bởi ý nghĩa đó mà ngày Tết nhà nào cũng chưng cành mai vàng trong nhà mong muốn có một năm sung túc, may mắn, và thịnh vượng. Nhận biết được ý nghĩa này mà ngày càng nhiều người trồng mai vàng cung ứng cho thị trường ngày Tết. Tuy nhiên làm sao cho nụ mai vàng nở dày đặc thì không phải người trồng mai vàng nào cũng có thể thực hiện được. Nó đòi hỏi phải có kiến thức cơ bản nhất trong kỹ thuật trồng mai vàng.

Cách lựa chọn giống điều kiện chăm sóc mai vàng

Trước tiên muốn có được cây mai tạo nụ dày đặc phải đảm bảo sạch bệnh, bản thân cây mai đó được chọn lựa kỹ phải là một cây có tố chất khỏe mạnh cộng với 1 môi trường sống tốt và cách chăm sóc đúng cách.

Thời điểm tạo nụ cho hoa mai vàng

Thời điểm tạo nụ cho hoa mai vàng cần phải chuẩn bị từ khoảng tháng 10 âm lịch. Trước hết cần chăm dưỡng cho cây thật khỏe mạnh để cây mới có sức sống ra hoa đúng thời điểm mong muốn.

Tạo nụ cho hoa mai đúng cách để cây ra hoa đúng thời điểm

Bón phân cho mai vàng để kích thích hoa nở nhanh

Việc tạo nụ dày đặc cho hoa mai vàng không phải là chuyện dễ đối với cả những người có nhiều nghiệm trồng hoa mai. Rất nhiều người chơi mai thừa nhiệt huyết nhưng thiếu kinh nghiệm nên dẫn đến tình trạng cây mai cứ sinh trưởng mà ít ra mầm nụ.

Ngoài ra, việc chăm bón không hợp lí không đúng thời điểm cũng làm cây hấp thụ đạm nhiều hoặc bị ảnh hưởng bởi sự điều phối của các chất kích thích sinh trưởng nên cây mai khi giải phóng năng lượng bằng cách ra đọt non. Hiện tượng này phá hủy dự tính của người chăm mai khi vào mùa lẽ ra cây kết nụ.

Do đó, việc tạo nụ dày đặc cho mai vàng cũng phụ thuộc rất nhiều vào công chăm sóc và bón phân. Bởi có chăm sóc đúng cách, bón phân đúng liều lượng cây mới phát triển tốt và cho nhiều nụ. Do đó, bón phân phải sớm ngay từ đầu năm. Lượng bón vừa đủ ở dạng dễ tiêu sẽ có lợi hơn giúp cây đẻ nhiều.

Việc hoa mai vàng ra được nhiều nụ hay không cũng phụ thuộc cả vào thời tiết nên người trồng mai vàng phải căn đúng thời điểm để căn ngừng sử dụng các chất kích thích sinh trưởng từ tháng 5 âm lịch.

Riêng đối với những cây cứng đầu đến tháng 7 mà vẫn chỉ sinh trưởng mạnh chưa đóng nút thì ta áp dụng biện pháp như chọn thời điểm cây vừa ra lá non thì phun thuốc diệt cỏ. Cần pha loãng theo hướng dẫn trên bao bì rồi phun ướt toàn bộ cây. Sau đó, dùng chất ức chế sinh trưởng để hướng cây ngưng sinh trưởng chuyển hẳn sang kết nụ.

Xử lý mai vàng nở đúng dịp Tết

Biện pháp xử lý để mai vàng ra hoa đúng Tết cần áp dụng đồng bộ từ bón phân, tưới nước, tuốt lá. Ngay từ đầu tháng 10 âm lịch hạn chế bón các loại phân có hàm lượng đạm cao. Từ giữa đến cuối tháng 11 âm lịch, dừng bón phân vào gốc và hạn chế tưới nước để chuẩn bị tuốt lá. Từ ngày 7-10 tháng Chạp, nếu thấy mai sung sức, đã có nụ lớn thời tiết dự báo nắng ấm thì mai sẽ nở sớm, do vậy đối với mai 5 cánh cần tuốt lá vào khoảng 18-20 tháng Chạp.

Ngược lại nếu cây mai không sung sức, mới xuất hiện nụ nhỏ, dự báo rét kéo dài thì phải tuốt lá khoảng ngày 13-16 tháng Chạp. Đối với mai nhiều cánh cần tuốt lá sớm hơn so với mai 5 cánh từ 4-6 ngày.

Lưu ý, trước khi tuốt lá cần ngừng tưới nước 2- 3 ngày để lá bắt đầu đanh lại, gân lá nổi lên thì tuốt lá, đồng thời tưới lại thật đẫm và phun phân bón lá. Nếu thời điểm Tết ông Táo, quan sát thấy hoa cái bung vỏ lụa là chắc chắn hoa nở đúng Tết. Nếu hoa cái chưa bung vỏ lụa là mai nở muộn nên ngưng tưới rồi đem phơi ngoài nắng. Sau vài ngày tưới thật đẫm trở lại bằng nước ấm đồng thời phun phân bón lá Đầu Trâu để kích thích mai nở sớm cho đúng dịp Tết.

Việc tuốt lá, phun phân bón lá cũng theo nguyên tắc trên. Từ cuối tháng 11, nếu có mưa bất thường thì mai sẽ nở sớm do đó cần chủ động nắm bắt dự báo để có thể làm dàn che hay phủ nilon che gốc để tránh mưa.

Theo baomoi.com được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Bệnh “ chai” bông huệ trắng

Các hộ dân trồng hoa huệ trắng trên ruộng có thể bị một số sâu bệnh như: Rệp sáp, nhện đỏ, bệnh héo vi khuẩn và Fusarium. Trong đó, quan trọng nhất là bệnh “chai ” bông do tuyến trùng. Riêng bệnh chai bông do tuyến trùng thì rất khó chữa trị.

Huệ là loại cây dễ trồng, từ 2,5 đến 3 tháng bắt đầu cho thu hoạch, 2 tháng tiếp theo cây ra hoa ổn định và thời gian thu hoạch kéo dài từ 1 năm trở lên. Trong khoảng thời gian cây cho bông, thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh, nếu phát hiện cây có triệu chứng bị sâu bệnh thì phải phun thuốc bảo vệ thực vật kịp thời, để cây hoa huệ cho bông to và đẹp, nhằm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Sau một năm cây cho hoa, thì xới đất, phơi, khử trùng… khoảng một tháng sau nông dân xuống giống lại.

Ở vài địa phương cây huệ được trồng thâm canh và cho bông quanh năm.Theo tính toán của nhiều hộ nông dân thì trồng 1 công huệ có thu hoạch bằng 5 đến 6 công lúa.

Tuy nhiên cây huệ đang bị một loại dịch hại gây thiệt hại nặng đến phẩm chất và có thể gây thất thu đến 100% .Nông dân thường gọi là bệnh “chai”bông huệ.

Hình A:bông huệ khỏe cao >1 mét và mang 20 bông nhỏ, trắng
Hình B,C:bông nhiễm TT, lùn thấp cằn cổi, bông nhỏ trổ không thoát .màu vàng nâu
Hình D:lá biến dạng, có những vệt sần sùi

Theo TS.Nguyễn thị Thu Cúc-Trường Đại Học Nông nghiệp Cần Thơ-đã phân lập và xác định nguyên nhân gây bệnh là do tuyến trùng Aphelenchoides besseyi

Đây là loại động vật thuộc lớp Giun tròn, có kích thước rất nhỏ không thể thấy được bằng mắt thường, chỉ thấy được dưới kính hiển vi. Loại tuyến trùng nầy thuộc loại ngoại ký sinh, sống trong đất ẩm và bám vào mặt ngoài các bộ phận thân, lá, bông cây huệ để chích hút (không sống bên trong mô tế bào và không thấy hại rễ). Tuyến trùng có thể sống tiềm sinh trên bề mặt vỏ hạt lúa đến 20 tháng. Các giống lúa có mức độ chống chịu với tuyến trùng khác nhau. Giống mẫn cảm có biểu hiện “khô đầu lá” lúa

Phòng trừ:

+ Làm đất kĩ trước khi trồng: cày bừa , bón thêm vôi và phơi khô đất trước khi trồng hoặc ngâm ải đất
+Tuyến trùng có thể sống tiềm sinh trên vỏ trấu, rơm rạ hoặc thân, cành,hoa và củ giống cây huệ vụ trước. Nên nhổ bỏ cây bị bệnh và tàn dư ra khỏi ruộng hoặc đốt đồng để diệt mầm bệnh và tuyến trùng trong tàn dư cây trồng
+Phun định kỳ trên bông thuốc CAZINON 50 ND
+Rải xuống mặt đất vườn ươm hoặc quanh gốc cây thuốc trừ Tuyến trùng như CAZINON 10H hoặc các loại thuốc chuyên trị tuyến trùng khác.
+Chọn củ huệ làm giống từ những ruông không bị bệnh “chai”
+Khử trùng củ giống: Nên phơi khô củ một thời gian để giảm mật số tuyến trùng. Bóc tách bớt các lớp vỏ khô bên ngoài củ giống Ngâm củ trong dung dịch có pha thuốc trừ tuyến trùng hoặc ngâm vào nước nóng trước khi trồng (50 độ C trong 30 phút)

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TUYẾN TRÙNG TỔNG HỢP:

Luân canh: Luân canh trong vòng 1-2 năm với một số cây không phải là kí chủ hoặc cây trồng có tính kháng Tuyến trùng: Hành tây, Cà rốt, ớt, Bông cải, Tỏi, Hành, Củ cải, và Cà chua giống kháng, … nhằm làm giảm mật số Tuyến trùng . Trồng những cây như: Mè, Bắp, … để làm giảm mật số tuyến trùng

Xen canh : chọn cây kháng tuyến trùng: Cây họ Cúc có khả năng ức chế được sự phát triển của tuyến trùng. Rễ cây Cúc vạn thọ (Tagetes erecta) tiết ra các chất ức chế được sự phát triển của Tuyến trùng.

Vệ sinh đồng ruộng: Gom tàn dư thực vật của cây trồng đã bị nhiễm và hủy đi. Sự phát triển của Tuyến trùng sẽ bị chậm lại và mật độ cũng giảm

Dược chất trích từ thực vật: Dịch chiết từ cây Lục bình (Eichornia crassipes) và Hành tây (Allium cepa) cho kết quả tốt nhất đối với tuyến trùng . Họat tính có tính trừ Tuyến trùng được xác định là Acid carboxylic trong Lục bình và Ketone trong dịch chiết của Hành tây.

Hiệu quả trừ Tuyến trùng bằng lá băm nhỏ của cây Bông giấy (Bougainvillea spectabilis), Húng cây (Oscimum sanctum) Hành tây (Alliumcepa) và cây Bọ chét (Leucaena leucaephala) ở mức độ 5 gam/kg đất đối với tuyến trùng hại trên cây Cà chua và tuyến trùng trên cây Đậu (Vigna radiata) đã được khảo sát ở trong chậu, làm gia tăng sinh trưởng của cây và ức chế sự tăng dân số của quần thể Tuyến trùng

Có thể giả cây Cỏ mực (Eclipta prostrata), trích lấy nước tưới vào đất làm giảm được Tuyến trùng

Phân hữu cơ:

Việc áp dụng phân hữu cơ bón cho đất là một tập quán tốt, làm tăng độ phì nhiêu của đất, làm thay đổi hóa tính đất, cung cấp vi lượng,… phân hữu cơ còn làm giảm mật số Tuyến trùng trong đất và làm tăng năng suất.

Dưới tác dụng của vi sinh vật, chất hữu cơ dần dần phân hủy, quá trình này tạo ra các acid hữu cơ như: acid fulvic, humic, acetic, n-butyric, formic, lactic, propionic có khả năng giết và ngăn chặn sự sinh sản của Tuyến trùng . NH3 tạo ra trong quá trình phân hủy phân cá làm mật số tuyến trùng bướu rễ Meloidogyne giảm xuống .

Một số loại nấm như Trichoderma sp.cũng góp phần hạn chế tuyến trùng

Áp dụng các biện pháp tổng hợp để phòng trừ Tuyến trùng luôn cho hiệu quả cao hơn so với chỉ dùng một biện pháp riêng rẽ.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Bệnh hại cây hoa huệ

Bông huệ trắng (Polianthes tuberosa Linn.) là cây trồng có giá trị kinh tế cao . Nhiều nông dân đã cải tạo đất vườn, chuyển đất lúa kém hiệu quả sang trồng hoa huệ và có nhiều hộ gia đình đã thoát được đói nghèo. Khi trồng, huệ thường gặp một số bệnh sau:

I. Sâu hại

Sâu hại cây hoa huệ không nhiều. Các loại sâu ăn lá và chích hút như cào cào, bọ cánh cam, bọ trĩ, rệp… gây hại rải rác, loài tác hại phổ biến nhất là Nhện đỏ.

Nhện đỏ
Tên khoa học: Tetranychus sp.
Lớp Nhện: Arachnida
Bộ Nhện nhỏ: Acarina

– Đặc điểm sinh học và tác hại: Nhện trưởng thành đẻ trứng vào lớp tơ mỏng mặt dưới lá. Một con cái có thể đẻ 200 trứng. Nhện non và trưởng thành sống tập trung mặt dưới lá, chích hút nhựa tạo thành các vệt màu nâu vàng nhạt dọc 2 bên gân lá. Mật độ nhện cao làm lá vàng khô, cây sinh trưởng kém. Nhện còn làm nụ héo, hoa nhỏ.Vòng đời trung bình 20 – 25 ngày. Nhện đỏ phát triển nhiều khi thời tiết nóng và khô. Ngoài hoa huệ, nhện còn hại nhiều loại cây như bông, chè, cam quít, đậu, dưa…

– Biện pháp phòng trừ: Bón phân, tưới nước đầy đủ cho cây, khi nhện gây hại,không để ruộng khô, phun thuốc đặc trị như Danitol, Nissorun, Ortus, Sirbon.

II. Bệnh hại

Bệnh hại trên lá cây hoa Huệ thường không đáng kể, cá biệt có bệnh cháy lá do nấm… Các bệnh phổ biến nhất là bệnh thối bẹ, thối gốc và héo xanh.

1.Bệnh thối bẹ

– Tác nhân: Nấm Rhizoctonia solani

– Nhóm Nấm Bất thụ: Mycelia sterilia

– Triệu chứng, tác hại: trên bẹ lá xuất hiện những đốm tròn hoặc bầu dục màu xanh tái, hơi ướt. Vết bệnh lớn dần, hình dạng thay đổi, màu nâu xám, xung quanh nâu đậm. Lá bị bệnh biến vàng và héo rũ, cây nhỏ, bông nhỏ, ít hoa. Bệnh ít khi làm chết cây, chỉ giảm chất lượng chùm hoa.

– Điều kiện phát sinh bệnh: Nấm phát triển dưới dạng sợi và hạch. Sợi nấm trắng hoặc vàng nhạt, thô, các nhánh vuông góc với nhau. Hạch do sợi nấm liên kết lại, màu vàng nhạt hoặc nâu, hình bầu dục dẹt, kích thước thay đổi từ 0,5 – 2,0 mm.Sợi nấm và hạch tồn tại trên cây bệnh và trong đất 1 – 2 năm. Bệnh phát triển nhiều khi khí hậu nóng, mưa nhiều, ẩm thấp, trồng mật độ dày, bón nhiều phân đạm.

– Biện pháp phòng trừ: Làm đất kỹ, đất chua cần bón vôi, trồng cây mật độ vừa phải, không bón nhiều phân đạm, loại bỏ lá già và lá bệnh, phun thuốc Anvil, Monceren, Validacin.

2.Bệnh thối gốc (Bệnh héo vàng):Tác nhân Nấm Fusarium sp- Lớp Nấm Bất toàn : Deuteromycetes

– Triệu chứng, tác hại: Nấm xâm nhập vào gốc cây tạo thành những vết màu nâu. Nấm chủ yếu ăn sâu vào trong thân, phát triển phá hủy mạch dẫn, hạn chế vận chuyển nước,chất dinh dưỡng làm cây sinh trưởng kém,lá vàng, cuối cùng cây chết.Trong đất,nấm cũng phá hại bộ rễ làm cây suy yếu nhanh. Một số cây bị nhẹ có thể hồi phục nhưng ảnh hưởng chất lượng hoa.

– Điều kiện phát sinh bệnh: Nấm hình thành 2 loại phân sinh bào tử. Phân sinh bào tử lớn không màu, dài và cong hình lưỡi liềm nhiều vách ngăn. Phân sinh bào tử nhỏ hình trứng, không màu, không hoặc có một vách ngăn. Bào tử tồn tại trong đất tới 1 – 2 năm. Ruộng đất cát, chua, thiếu đạm và lân thường bị bệnh nhiều.

– Biện pháp phòng trừ: Ruộng bị bệnh cần luân canh lúa nước, làm đất kỹ, đất chua cần bón vôi, bón đủ phân đạm và lân, dùng thuốc gốc Đồng hoặc pha hỗn hợp thuốc Đồng với Benomyl tưới xuống gốc hạn chế một phần sự phát triển của nấm.

3. Bệnh héo xanh: Tác nhân : Vi khuẩn Pseudomonas sp.

 Triệu chứng, tác hại: Cây đang sinh trưởng thì đột ngột héo rũ lá vẫn còn xanh. Hiện tượng héo xảy ra khi trời nắng, ban đêm cây xanh lại, sau 2 – 3 ngày cây không hồi phục và chết. Cắt ngang gốc thân cây bệnh thấy mạch dẫn bị nâu, ấn mạnh gần mặt cắt sẽ tiết dịch vi khuẩn màu trắng đục. Vi khuẩn trong đất xâm nhập rễ cây, phát triển lên phá hủy mạch dẫn, ngăn cản hấp thu và vận chuyển nước làm cây bị héo.

– Điều kiện phát sinh bệnh: Vi khuẩn hình gậy ngắn, 2 đầu tròn, 1 – 3 tiêm mao ở một đầu, gram âm, phát triển thích hợp ở nhiệt độ 30 – 35oC, chết ở 52oC trong 10 phút, pH thích hợp khoảng 6,6. Vi khuẩn tồn tại trong cây bệnh và trong đất trên 1 năm, là nguồn lan truyền gây bệnh cho cây vụ sau.

– Biện pháp phòng trừ: Làm đất kỹ, phơi ải và bón vôi, không để ruộng đọng nước hoặc quá ẩm, không trồng cây ngay sau mưa, tiêu hủy cây bệnh, luân canh với lúa nước, phun ngừa bệnh bằng thuốc kháng sinh: Kasugamycin, Streptomycin hoặc tưới gốc bằng thuốc gốc Đồng.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Khám phá bất ngờ về rau tiến vua

Rau tiến vua có thể để được cả năm mà không mất đi hương vị nếu biết bảo quản cẩn thận.

Rau tiến vua (rau cần biển)

Rau tiến vua còn có tên gọi khác là rau cần biển. Đây là loại rau mọc ở ven biển, có thân lá mềm nhưng dai, với kích cỡ bằng ngón tay út.

Rau tiến vua có đặc điểm độc đáo, đó là có thể đem phơi khô và bảo quản được cả năm. Khi cần, chỉ việc ngâm với nước là dùng được như khi rau còn tươi.

Tháng 4 âm lịch là mùa của rau tiến vua. Loại rau này không những dễ sống mà còn dễ thu hoạch và dễ bảo quản.

Rau tiến vua rất ngon và chứa nhiều dinh dưỡng

Rau tiến vua không chỉ ngon mà còn rất giàu dinh dưỡng. Trong rau chứa nhiều chất xơ, nước, các khoáng chất và vitamin trong khi hàm lượng calo lại thấp.

Rau tiến vua có thể được chế biến theo nhiều kiểu khác nhau, như làm nộm, gỏi, muối dưa, xào,…

Rau tiến vua có thể chế biến được nhiều món ăn khác nhau

Trước khi phổ biến trong các bữa ăn của người Việt thì rau tiến vua từ lâu đã được nhiều dân tộc ở các vùng cao sử dụng như một loại thực phẩm dự trữ quanh năm.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Rau tiến vua được lùng mua với giá 500.000 đồng

Vừa nhận được một túi rau khô to đùng từ người giao hàng, chị Hoàng Thị Dương Hà, nhân viên một công ty sách ở Thái Hà (Đống Đa, Hà Nội) liền với điện thoại tìm cửa hàng hải sản sạch để đặt 5 lạng tôm sú. Chị khoe: “Rau tiến vua mà làm món gỏi tôm thì ngon miễn chê, tôi chờ cả nửa tháng mới đặt mua được”.

Rau tiến vua

Nói xong, chị lấy một nắm rau to trong túi nilon bỏ vào cái chậu nhỏ để ngâm cho nở ra. Chị cho biết, vốn được dùng làm rau tiến cho nhà vua nên dân gian gọi là rau tiến vua. Thực ra, tên của nó là rau cần biển, thường mọc ở ven bờ biển. Loại rau này chị Hà mua là rau khô, muốn ăn phải ngâm nước 2-3 tiếng, rau sẽ nở ra nhìn giống như lúc tươi.

Chỉ cần rửa sạch, cắt khúc dài bằng 2 đốt ngón tay là có thể chế biến thành đủ các món như cần biển xào thịt bò, nộm cần biển,… Hôm nay, chị Hà làm món gỏi cần biển tôm sú.

Theo chị Hà, rau này ăn giòn sần sật, có thể kết hợp làm khá nhiều món nộm, xào khác nhau. Tuy nhiên, hiện rau đang khá hiếm, lần nào chị mua cũng phải chờ tầm nửa tháng mới có.

“Giá rau cần biển cũng siêu đắt, vì 1kg rau khô giá lên đến gần nửa triệu đồng”. Song, chị Hà cho biết, tuy đắt nhưng xắt ra miếng. 1kg rau cần biển khô được rất nhiều, có thể chia nhỏ rau nấu được 10 bữa. Thế nhưng, tính ra ăn loại rau này đắt hơn với ăn thịt.

Rau tiến vua được chế biến thành những món ăn cực kì ngon

Dù chỉ là rau xanh nhưng chị Bùi Lê Nguyên ở Phan Văn Trường (Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội) cũng phải thừa nhận rằng giá rau tiến vua vô vùng đắt đỏ.

“Nếu so sánh với giá thịt lợn thì rau tiến vua đang có giá đắt gấp 7 lần. Bởi, đi chợ giờ mua thịt lợn ba chỉ loại ngon có 75.000 đồng/kg, nhưng rau tiến vua giá gần 500.000 đồng/kg”, chị Nguyên nói. Tuy giá đắt đỏ là vậy nhưng mỗi tháng, nhà chị vẫn đặt mua tầm 2kg rau tiến vua về làm đủ món.

Đặc biệt, lần này chị còn đặt mua hẳn 5kg để tích tủ ăn dần từ giờ tới Tết Nguyên đán. Chị sợ Tết đến nhiều người đặt mua, trong khi rau này hiếm. Lúc đó giá kiểu gì cũng tăng cao ngất ngưởng, chị chia sẻ.

Hàng hiếm, xếp hàng chờ mua nửa tháng

Chị Chu Hồng Trang, một đầu mối chuyên bán rau cần biển ở Quang Lãm (Hà Đông, Hà Nội), cho biết, ở Hà Nội không nhiều người bán nên mỗi lần chị gom được một ít là mọi người tranh nhau mua.

Chị cho hay, rau tiến vua có thân lá với lá mềm nhưng dai, kích thước thường bằng ngón tay út hoặc có thể to hơn. Trước đây, chị thường ngâm rau cần biển khô cho nở ra để xào cùng với thịt bò, làm nộm các kiểu bán cho khách. Thế nhưng, gần đây, khách ăn các món ăn có rau cần biển thấy ngon, giòn nên hỏi mua rất nhiều.

1kg rau tiến vua khá đắt đỏ

“Thấy nhiều khách hỏi mua vậy, tôi quyết định gom rau cần biển về một phần để chế biến làm món ăn sẵn bán, phần còn lại bán rau khô cho khách có nhu cầu. Vậy mà ai ngờ, mới rao bán mà khách đặt mua tới tấp, vèo một cái đã bán hết sạch 20kg rau khô”, chị nói.

Theo chị Trang, rau cần biển khá khó mua, chị cũng phải gom từ nhiều đầu mối các nhau. Thế nên nguồn hàng thường không ổn định, lần về ít, lần về nhiều. Song, đa phần khách muốn mua thường phải “xếp hàng” đặt trước tầm nửa tháng.

Trong khi đó, anh Nguyễn Hoàng Trung, chủ một cửa hàng thực phẩm sạch Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, rau cần biển mùa thu hoạch vào tháng 4. Thời điểm hiện giờ trên thị trường chỉ có rau cần biển khô nhưng cũng hiếm.

“Rau cần khô dễ bảo quản, để cả năm không hỏng nên khách thường đặt mua từ 1-2 kg về ăn dần”. Anh chia sẻ, khách đặt nhiều, nguồn hàng lại ít nên muốn có rau ăn khách cũng phải đặt trước tầm 2 tuần, có lần còn phải đặt trước khoảng 3 tuần.

Ghi nhận của PV, trên thị trường hiện nay, cần biển muối rao bán với giá 160.000-200.000 đồng/kg, riêng với rau cần biển khô, giá dao động từ 380.000 đến gần 500.000 đồng/kg, tùy lại.

Theo vov.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu bắp quanh năm cho năng suất cao

Đậu bắp là loại rau ăn quả ngon, dễ trồng có hương vị khác biệt so với những loại đậu khác,ngoài ra nó còn là một trong những loại rau có thể trồng được quanh năm và cho năng suất cao

Đặc tính của đậu bắp là loại cây thân thảo, thời gian sinh trưởng  ngắn, đậu bắp được trồng nhiều tại niềm Nam, là loại cây trồng thích nghi với vùng nhiệt đới nóng ẩm, và trồng được quanh năm. Người trồng có thể tuỳ theo vùng mà bố trí mùa vụ phù hợp để cây sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng đậu bắp

Trung bình năng suất có thể đạt được  từ 20 – 25 tấn/ha/vụ. Mang lại thu nhập cao từ 60 – 100triệu đồng/ha/vụ.

Giống và thời vụ

Đậu bắp nên trồng  vào thời vụ Đông Xuân, gieo vào tháng 9 là phù hợp, để có được năng suất cao nhất.

Trên thị trường hiện nay có các loại giống  như: ĐB1 VN1; TN 75 trong nước sản xuất hoặc có thể dùng các giống nhập nội như:  Lionseeds của Ấn Độ, Jubilee 047; Đài Loan.

Làm đất

Nên chọn đất cát pha, thịt nhẹ đến thịt trung bình, có khả năng thoát nước tốt, phải chủ động được nguồn nước tưới.

Đất cần phải cày bừa kỹ, tuỳ theo mùa vụ mà người trồng có những cách làm khác nhau. Đối với mùa mưa phải lên luống rộng từ 1- 1,2m làm luống cao và có độ dốc thuận lợi cho việc thoát nước. Đối với mùa nắng cần phải làm đất kỹ, rạch thành hàng và gieo theo hốc.

Bón lót

Lượng phân bón cho 1000m2 dất trồng đậu bắp: phân chuồng hoai mục 1-2 tấn+ super lân 30kg+urê 15kg+kali clorua 10kg. Lưu ý nếu đất chua thì cần bón 50 – 100kg vôi bột trước khi bừa ngả. Bón lót toàn bộ lượng phân chuồng hoai, lân; kali,  đạm. Bón phân theo rãnh,  rạch rãnh sâu từ 10- 12cm, sau đó cho phân vào rãnh và lấp đất phủ lên xung quanh rồi  tiến hành gieo hạt.

Gieo hạt

Khoảng cách giữa 2 hàng cách nhau là 70-80cm, cây trên hàng cách hàng dưới 40-50cm, Trước khi xuống hạt giống, cần ủ trước cho hạt giống nứt mầm sau đó trộn với thuốc sát trùng để tránh cho côn trùng phá hoại cây trồng. Mỗi hốc gieo 2 hạt, sau này chọn lại 1 cây khoẻ mạnh phát triển tốt hơn; khi gieo hạt xong lấy tay xoa đất lấp kín hạt. Đất trồng 1000m² cần 2 -3 kg hạt giống.

Sau khi gieo hạt xong, phải tưới nước thường xuyên cả sáng và chiều để giữ độ ẩm cho cây sinh trưởng phát triển tốt.

Có thể trồng xen cây đậu bắp với các loại rau ăn lá khác, trồng xen vào hai bên mép luống trồng. Trước khi gieo trồng nên tưới nước nhẹ trên mặt luống để giữ đất ẩm ướt sau đó gieo hạt giúp hạt nhanh nãy mầm hơn.

Chăm sóc đậu bắp sau khi gieo trồng

Khi cây đậu bắp có từ 2- 3 lá thì tiến hành làm cỏ, xới nông bề mặt luống rồi vun nhẹ vào gốc. Đậu phát triển cao khoảng 20cm thì xới sâu bề mặt luống, sau đó làm sạch cỏ dại và vun gốc giúp cây có thể đứng thẳng tránh đổ ngã.

Chăm sóc đậu bắp để có chất lượng tốt nhất

Ngoài ra, sau mỗi trận mưa, mặt luống có thể bị đóng váng vì vậy khi khô đất phải xới xáo lại vì nếu vun xới khi đất còn ướt, cây đậu bắp dễ bị nghẹt rễ, sinh trưởng phát triển kém.

Quá trình bón thúc cho đậu bắp nên chia ra làm 3 lần:

Bón thúc lần đầu: khi cây có 2 lá thật trong 1000m2 sử dụng 5kg urê + 3kg kali hoà với nước sau đó tưới vào gốc cây.

Thúc lần 2 khi cây sinh trưởng khoảng 5 lá.

Thúc lần 3 khi hoa đang nở rộ, bón 7kg urê + 5kg kali trộn đều sau đó bón vào giữa hai hàng theo các hốc chôn kín phân. Dùng tưới nước đủ ẩm cho phân tan ra.

Phòng trừ sâu bệnh hại

Cần chủ động phòng trừ một số sâu, bệnh hại cây trồngnhư: rầy, bọ xít, rệp, bệnh thán thư… để giữ năng suất, chất lượng đậu đạt hiệu quả cao và ổn định.

Phun định kỳ các loại phân bón lá như Multi-K khoảng 7 ngày/lần, cây sẽ xanh, cho sai quả, năng suất tăng thêm từ 20-30%

Một số sâu hại thường gặp trên cây đậu bắp:

– Với sâu đục quả:Sử dụng thuốc Sherpa 20EC hay Cyperan 25EC.

– Con Rầy mềm: Dùng thuốc Bassa, Trebon,

– Bệnh thán thư: Phun thuốc Score 250EC hay Antracol.

– Bệnh rỉ sắt: Diệt trừ bằng thuốc Anvil 5SC hoặc Score 250EC.

Khi sử dụng thuốc cần phải tuân thủ theo hướng dẫn ghi trên bao bì, lưu ý đảm bảo thời gian cách ly tránh dư lượng thuốc trên sản phẩm làm ảnh hưởng đến chất lượng.

Sau trồng từ 50-60 ngày thì bắt đầu tiến hành thu quả, thu hoạch thành nhiều lứa, sau khi thu hoạch xong cần tiêu thụ ngay trong thời gian từ 1-2 ngày, nếu để lâu trái sẽ bị già, không đạt chất lượng.

Thành quả sau thu hoạch

Thực hiện đầy đủ các kỹ thuật trồng và chăm sóc, cây đậu bắp sẽ cho năng suất trái có thể đạt 3- 3,5 tấn/1.000 m2, thu lãi từ 3- 4 triệu đồng mang lại lợi nhuận cao cho người trồng.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng hoa huệ đạt hiệu quả cao

Cách trồng hoa huệ không quá khó, chỉ cần các bạn chú ý một số yếu tố sau đây. Hãy cùng tìm hiểu Hướng dẫn kỹ thuật trồng hoa huệ đạt hiệu quả cao sau đây nhé.

1. Cách trồng hoa huệ

Làm đất: cày xới, lên liếp cao (30-40 cm), phơi đất kỹ; liếp ngang 1,2m, rãnh 0,6-0,8m; đất cục lớn khoảng 3-4 cm (bằng ngón chân cái).

– Chọn giống: giống có các loại sau
+ Huệ trâu: thân cao > 1.5-1.5m cây cho bông dài
+ Huệ sẻ bông nhỏ, chóng tàn
+ Huệ ta: thân lùn, cho bông trắng, có mùi thơm hơn, thường nở hoa trên cây.

– Chọn và tồn trữ củ giống: chọn củ đã trồng từ vụ trước, đào lên tồn trữ vào mùa khô (nếu không đào thì vụ tới sẽ cho bông nhỏ hơn khi trồng lại). Lấy giống phải phòng trừ rệp sáp trước ngoài ruộng (tháng 12âl), cắt bớt lá, rải thuốc bột. Đến khoảng 1 tháng đào củ lên cắt bỏ bớt rễ và nhúng vào thuốc trừ sâu rầy (bassa, Mipcin…), nhúng vào thuốc trừ rệp. Để dưới bóng râm mát (nên để một lớp) cho thoáng thì củ huệ ít bị hư hại.

– Hiện nay về tiêu chuẩn củ trồng được chia ra từ 3-4 loại như sau:
+ Củ lớn có đường kính từ 3-4 cm (bằng ngón chân cái) xuống giống tháng 04 thì đến tháng 07 cho bông.
+ Củ có đường kính trung bình (2-3cm) xuống giống tháng 04 thì đến tháng 08-09 mới cho bông.
+ Củ nhỏ có đường kính 01-02cm (bằng ngón tay út) xuống giống tháng 04 thì đến tháng 11 mới cho bông.
+ Củ nhỏ hơn 1cm (bằng ngón tay út) xuống giống tháng 04 thì đến tết (tháng 12-01) mới cho bông.

– Cách trồng hoa huệ và mật độ trồng: (trồng cho 1.000m2)
+ Từ 10-15 giạ giống (khoảng 100-150kg), trước khi trồng phải lặt sạch rễ, các tàn dư thực vật trên củ. Có thể trồng một loại củ, hoặc nhiều loại củ mà thu hoạch đồng loạt hay từng đợt tùy ý.
+ Khoảng cách trồng: mật độ: 20cm x 20cm, cho củ giống nhiều sau này, nhưng khó chăm sóc; mật độ: 40cm x 40cm, không cho củ giống về sau nhiều, nhưng dễ chăm sóc; trồng sâu 2-3cm dưới mặt đất: nếu trồng cạn thì mau cho thu hoạch bông, nếu trồng sâu thì chậm cho bông nhưng cho bông tốt hơn.

2. Chăm sóc

Tưới nước: trồng xong phải tưới nước liền, ngày tưới 02 lần, sáng sớm và chiều mát.

Trồng sau 02 tháng bắt đầu xây ngù (gù). Từ xây ngù đến cắt bông khoảng 1 tháng; tính hết thời gian từ xuống giống cho tới thu hoạch khoảng 3-5 tháng.

Cây huệ là cây đòi hỏi phải được tưới nước, nếu tưới nước cho huệ bằng cách dùng tô, chậu nhỏ múc tạt nước từ dưới rãnh tạt ngược lên trên cây huệ thì ngoài việc cung cấp nước cho cây huệ, nước còn có tác dụng tạt ướt hết mặt dưới của lá huệ làm cho nhện đỏ bị rửa trôi.

Không tưới huệ bằng máy bơm nước vì hạt nước rơi xuống mạnh dễ làm rập gẫy lá huệ, mà cũng không tưới bằng bình tưới có vòi hoa sen, vì cả phương pháp tưới bằng máy và tưới bằng vòi hoa sen chỉ làm ướt mặt trên của lá huệ mà không rửa trôi được nhện đang nằm ở mặt dưới của lá.

Để áp dụng cách tưới này khi trồng huệ nên lên liếp (lên mô) trồng huệ rộng khoảng 1,2 m, các liếp cách nhau bằng một cái rãnh rộng khoảng 0,4 m để chứa nước cung cấp cho việc tạt, tưới huệ.

Bón phân (cho 1.000m2 kể cả mương và liếp)

Phân rác mục, phân chuồng (trâu, bò) thật hoai, trước khi trồng thường rải một lớp mỏng rơm để giữ cho đất mát.
+ Bón lót: 25 – 30kg DAP. Bón thúc lần 1: (30 ngày sau khi trồng) 30kg phân DAP + 30kg phân urê.
+ Bón thúc lần 2: (20 – 25 ngày sau trồng – gần xây ngù), 15kg urê, phun thêm phân KNO3.
+ Bón thúc lần 3: sau khi thu bông bón thêm: 15kg phân DAP + 15kg urê.

* Chú ý: trước khi bón phải làm sạch cỏ cho huệ; khi bón phân quan trọng nhất là phải nhìn vào màu sắc của lá mà có thể gia giảm phân cho phù hợp.

Ánh sáng: ánh sáng hoàn toàn, nắng càng nhiều, hoa càng tốt.

Nhiệt độ: chịu được nhiệt độ cao (18 – 34oC).

Ẩm độ: chịu ẩm ướt nhiều. Tưới bằng vòi phun vào sáng sớm và xế chiều.

3. Thu hoạch

Có thể thu hoạch ở 2 thời điểm: lúc sáng sớm hoặc chiều mát, thu lúc trời nắng hoặc để lâu không ngâm nước bông Huệ sẽ bị hở yếm (phải vạt gốc lại và ngâm nước).

+ Lần đầu tiên dùng dao bén cắt xéo bông gần sát củ, để nước không đọng trong cọng hoa nên dễ làm thối củ.

+ Lần 2 trở đi dùng chân đạp giữ gốc Huệ, tay nắm cọng bông Huệ ở phía dưới dặt mạnh ngang mặt đất bông sẽ rời ngay khớp. Nếu bông ngã bị cong thì buộc lại cho thẳng. Nên ngâm bông vào nước sạch, không nên pha phèn chua vào nước để ngâm bông, bông Huệ sẽ bị nhầy gốc chóng tàn. Nếu để bông chưng thì cách ngày phải vạt gốc và thay nước thì sẽ chưng được nữa tháng.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.