Thị trường Cầu Gai thế giới

Cầu gai là động vật không xương sống da gai ở biển, có họ hàng gần với hải sâm và sao biển . Chúng có thân hình cầu, nằm gọn trong một vỏ cứng , được bao bọc hoàn toàn bằng nhiều gai nhọn . Cầu gai di chuyển rất chậm trên thêm biển , sử dụng các chân giác hút và gai nhọn như những chiếc cà kheo.

Từ xa xưa, “trứng” cầu gai- thực tế là tuyến sinh dục của chúng – đã được những cư dân sống ven biển ở Nhật Bản, Chilê, các vùng Địa Trung Hải và Caribê dùng làm thực phẩm.

Tầm quan trọng về thương mại

Trong hàng chục loài cầu gai quan trọng, có hai loài là cầu gai đỏ và cầu gai xanh được thị trường săn lùng nhiều nhất.

Thị trường

Thị trường chính của trứng cầu gai là Nhật Bản, ở đây nó được gọi là “uni”, ăn tươi như sushi yếu từ Mỹ, Hàn Quốc, Chilê, Mêhicô và Canađa. Trứng cầu gai chất lượng cao có giá bán lẻ trên 100 USD/kg. Năm 2008, Nhật Bản đã nhập khoảng 1.453 tấn cầu gai.

Sản phẩm

Uni là bộ phận sản sinh tinh dịch hoặc trứng của cầu gai, có màu từ vàng đậm đến vàng nhạt, kết cấu như sữa, dạng hạt mảnh và chắc. Uni mịn và thơm nhẹ, ngọt và hơi mặn, thường được thưởng thức như loại sushi nigri hoặc sashimi.

Màu và chất lượng của uni phụ thuộc rất nhiều vào giới, chế độ ăn và thời gian thu hoạch. Kích cỡ cũng quan trọng vì một số thùy của uni có thể lớn hơn miếng sushi.

Trứng cầu gai không chỉ là cơ quan sinh sản mà còn là nơi dự trữ dinh dưỡng. Cầu gai được nuôi dưỡng tốt sẽ lưu giữ năng lượng dôi dư trong các tế bào trong trứng. Các tế bào này giàu hyđratcácbon nên có vị ngọt.

Thị trường có nhu cầu lớn nhất đối với uni dạng nguyên liệu tươi. Uni cũng có ở dạng đông lạnh. Nướng, đông lạnh, hấp và muối là cách bảo quản các loại uni phẩm cấp thấp hơn. Uni cũng có ở dạng chạo phối trộn và viên nhỏ. Sản phẩm đông lạnh được dùng trong các loại nước xốt hoặc tương tự, trong đó vị và kết cấu của chúng không phải là điều chú trọng chính. Uni được cấp đông trong túi hút chân không nặng 0,5kg hoặc ít hơn.

Phân loại uni

Từ lâu, uni được phân loại dựa theo màu sắc, kết cấu và độ tươi. Loại phẩm cấp cao nhất là màu vàng sáng (loại A) với kết cấu cơm chắc và hơi ngọt. Uni loại B thường vàng sậm hơn và có kết cơm uni mềm và ít ngọt. Uni loại C là loại bị vỡ trong quá trình chế biến hoặc xử lý.

Phẩm cấp càng cao thì giá càng đắt. Uni tươi được lấy trực tiếp từ cầu gai sống sẽ có giá cao nhất, loại này có vị khác hẳn với uni được chế biến 24 giờ sau đó.

Chất lượng phụ thuộc vào chế độ ăn và điều kiện đẻ trứng của cầu gai. Bốn hoặc năm ngày là thời hạn sử dụng tối đa của sản phẩm tươi. Các tuyến sinh dục của cầu gai tiết dịch lỏng là dấu hiệu sắp đẻ trứng.

Thu hoạch, đóng gói và vận chuyển

Cầu gai được thợ lặn dùng cào tay hoặc móc để thu hoạch từ đáy biển, sau đó cho vào giỏ hoặc túi lưới. Cầu gai cũng có thể thu hoạch bằng lưới vét nếu không thể lặn. Trọng lượng trứng chiếm từ 5-15% tổng trọng lượng cơ thể.

Người ta thường kéo túi cầu gai khi thu hoạch nhưng nếu kéo túi đầy quá lâu sẽ làm cầu gai mất phẩm cấp và gai của chúng cũng dễ làm hỏng lẫn nhau. Cầu gai cứng, có thể sống trên cạn trong 12 giờ và có thể sống lại nếu được đưa vào nước biển ở bất cứ thời điểm nào trong thời gian trên.

Cầu gai cần được làm lạnh ở 60C trước khi vận chuyển sống bằng đường hàng không. Thông thường người ta đóng 12-15 kg cầu gai đã làm lạnh vào trong một hộp xốp 70 lít để vận chuyển bằng máy bay. Nếu vận chuyển bằng xe tải, nên dùng hộp xốp 5kg. Có thể dùng đá lỏng làm tác nhân lạnh trong hộp xốp khi vận chuyển.

Chế biến

Trứng cầu gai thường được bán tươi. Chỉ có một khối lượng nhỏ được muối, hấp, nướng hoặc đông lạnh. Mỗi con cầu gai có 5 túi trứng phân bố từ giữa vỏ theo hình sao năm cánh.

Cầu gai được tách vỏ ở nhà máy và trứng của chúng được trút nhẹ ra ngoài. Trứng lấy trực tiếp từ vỏ rất mềm và ướt, rất khó xử lý và vận chuyển, vì vậy sau khi lấy trứng ra cần rửa nhẹ nhàng, ngâm trong nước muối nhạt để chúng chắc lại, sau đó phơi trong không khí vài giờ nhằm tăng cường kết cấu trứng và làm các thùy kết lại thành dạng như quả cam.

Uni-wholeTiếp theo, đóng trứng trong khay nhựa hay gỗ nhỏ, hoặc đóng cả gói lớn. Trứng đã đóng gói được đặt vào một túi nylon và có thể rút bớt nước trong tủ lạnh. Trước khi giao hàng, đặt các khay trong thùng các tông cách nhiệt và bổ sung đá lỏng hoặc chất giữ lạnh nhân tạo.

Việc cải thiện chất lượng trứng sau thu hoạch cũng được nhiều nhà máy thực hiện. Đặt cầu gai sau thu hoạch trong thùng chứa có thiết kế đặc biệt và được nuôi trong khoảng 2-3 tháng với chế độ ăn theo công thức. Trong thời gian này khối lượng trứng sẽ tăng lên từ 5-15% và màu sắc của chúng cũng được cải thiện, có màu vàng cam sinh động hơn.Bao bì và trình bày sản phẩm

Theo cách truyền thống, người ta đóng 100g trứng trong các khay gỗ có kích cỡ bên trong 9cmx16cmx1,3cm và có nắp nhựa, các khay có thể xếp chồng lên nhau. Khay nhựa 50g có nắp trong và thấm nước là lựa chọn tối ưu cho các sản phẩm đông lạnh.

Nguồn: Infofish International được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Cần khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi cầu gai sọ dừa ở huyện đảo Trường Sa

Tôi được vinh dự tham gia đoàn cán bộ của tỉnh và Bộ Tư lệnh Hải quân do đồng chí Mai Trực – Phú Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND dẫn đầu đó đến thăm và làm việc với quân và dân các xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, thị trấn Trường Sa và đảo Đá Tây.

Theo khảo sát, khi triều rút kiệt, tại xã Song Tử Tây, Sinh Tồn và đảo Đá Tây có thể nhận thấy những bãi san hô chết rộng lớn, nhiều cán bộ của đoàn, bộ đội, dân đi bắt bạch tuột, lượm hải sâm trắng, cầu gai sọ dừa. Trong đó, tụi quan tâm nhiều nhất là cầu gai sọ dừa. Đây là hải sản có giá trị kinh tế cao.

Thực trạng

– Theo tìm hiểu thông qua quân và dân ở các xã đảo của huyện đảo Trường Sa thì nguồn lợi cầu gai sọ dừa từ trước đến nay chưa được khai thác. Nguồn lợi cầu gai sọ dừa khá phong phú ở tất cả các đảo có rạn san hô bao bọc, nhiều nhất ở lòng hồ đảo Đá Tây (theo thông tin của Đ/c Phú Chủ tịch UBND huyện Trường Sa)

– Giá 1 con cầu gai ở các nhà hàng trên đất liền là 15.000đ/con. Những năm trước đây ngư dân khai thác cầu gai sọ dừa ở vùng ven bờ cung cấp cho các nhà máy chế biến xuất khẩu, nhưng do khai thác quá mức nên hiện nay không còn nguồn lợi này cho xuất khẩu mà chỉ đủ cho việc cung ứng cho một số nhà hàng với số lượng không lớn.

– Điều kiện sinh thái ở các đảo của huyện Trường Sa phù hợp với việc phát triển tự nhiên cầu gai sọ dừa.

Tìm hiểu về cầu gai sọ dừa

(theo Hội Nghề cá Việt Nam, Bách khoa Thủy sản, Nhà xuất bản Nông nghiệp năm 2007, Phạm Thược)

Tên khoa học: Tripneuster (Linnnaeus, 1758). Tên tiếng Anh: Edible Sea Urchin

Hình thái và cỡ

Vỏ cú dạng hình cầu, nhưng chiều cao nhỏ hơn đường kính ngang, mầu nâu thẫm. Màu sắc của gai thay đổi và xen lẫn nhau, màu trắng, màu cam và nâu không đều. Có thể phân biệt rõ sự sắp xếp của các gai trờn 5 mảnh trung gian, xen kẽ với 5 mảnh chân ống (màu nâu đậm). Miệng ở chính giữa mặt bụng, úp xuống đất; hậu môn ở trung tâm mặt lưng quay lên trời. Đường kính vỏ từ 60 – 80mm, con lớn có thể đến 110mm. Gai ngắn, khoảng 5 – 10mm.

Phân bố

Trên thế giới, loài này thường gặp ở vùng Ấn Độ – Tây Thái Bình Dương. Ở Việt Nam có ở Phú Yên, Khánh Hoà (đặc biệt là ở huyện đảo Trường Sa), Ninh Thuận, Bình Thuận và Côn Đảo. Ở Khánh Hoà nhiều nhất là các xã đảo của huyện đảo Trường Sa, trong đó lòng hồ đảo Đá Tây có sản lượng khá cao (phát hiện của Ô. Lăng và Ô. Phú – Chủ tịch UBND huyện Trường Sa trong tháng 4/2008).

Đặc điểm môi trường sống

Thường gặp ở vùng dưới triều, độ sâu từ 2 – 10 m. Sống trong cỏ biển, rong mơ…trên nền đáy san hô chết.

Sinh trưởng

Thức ăn là các loại rong, tảo, cỏ biển và cả chất bẩn, bó hữu cơ.

Sinh sản

Là loại đơn tính. Con đực và cái không phân biệt rõ. Mùa sinh sản kéo dài nhưng rộ nhất từ tháng 10 – 12. Thụ tinh xảy ra trong nước biển.

Giá trị kinh tế

Tuyến sinh dục của sọ dừa là món ăn ngon và bổ. Từ năm 1990 -1994 ở vùng ven biển miền Trung, loại này đã bị khai thác quá mức để lấy trứng đóng hộp xuất khẩu, nên sau đó nguồn lợi bị cạn kiệt.

Tình hình nuôi

Chủ yếu khai thác tự nhiên, chưa nuôi nhân tạo.

Phát triển nuôi cầu gai sọ dừa ở các đảo của huyện đảo Trường Sa

– Cầu gai sọ dừa đó thích nghi với điều kiện sinh thái ở một số đảo có rạn san hộ bao bọc xung quanh, do vậy có thể nuôi tự nhiên.

– Nuôi cầu gai sọ dừa không phải cho ăn (đây là điều kiện tối ưu đối với các đảo của huyện Trường Sa cách xa đất liền vài trăm hải lý), do vậy không phải chi phí cho thức ăn chỉ chăm sóc và khai thác có chọn lọc (bắt những con có kích cỡ lớn để lại các con trưởng thành). Hoặc nghiên cứu nuôi nhân tạo bằng phương pháp giàn bè của Trung Quốc.

– Phương pháp khai thác là không quá 50% sản lượng tại vùng nuôi (thí dụ trong diện tớch 1m2 cú 10 thì chỉ khai thác 5 con, để lại 5 con. 5 con còn lại tiếp tục sinh sản tự nhiên tái tạo nguồn lợi). Khai thác theo kiểu này mang tính bền vững

– Có thể di chuyển cầu gai giống từ Đá Tây về các đảo như Song Tử Tây, Sinh Tồn…để nhân giống cầu gai. Coi đó là một biện pháp cải thiện đời sống của quân và dân trên các đảo có điều kiện nuôi.

Đề xuất

1/ Cần đánh giá trữ lượng cầu gai sọ dừa ở tất cả các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, đặc biệt đối với lòng hồ đảo Đá Tây.

2/ Quy hoạch vùng nuôi cầu gai cho toàn huyện Trường Sa.

3/ Lấy khu vực lòng hồ Đá Tây là trung tâm giống cầu gai, đồng thời di chuyển giống về nuôi ở các đảo khác.

4/ Bộ Tư lệnh Hải quân cần có quy định quản lý chặt chẽ nguồn lợi cầu gai trên nguyên tắc khai thác bền vững theo tỷ lệ 50/50%.

5/ Song song với việc tổ chức nuôi tự nhiên, cần nghiên cứu áp dụng nuôi công nghiệp theo phương pháp giàn bè của Trung Quốc.

6/ Nghiên cứu phương thức tiêu thụ sản phẩm ở 2 dạng đóng hộp xuất khẩu (liên kết với các công ty chế biến thuỷ sản xuất khẩu và ăn tươi (cho quân, dân trên đảo và bán cho các nhà hàng ở đất liền).

Nguồn: Hội nghề cá Khánh Hòa được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Nuôi nhím biển “Cầu gai sọ dừa”

Với chi phí tương đối thấp, nhím biển sinh trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao, ít mắc bệnh, dễ nuôi và phù hợp những vùng ven biển. Nhu cầu nhập khẩu nhím biển trên thị trường thế giới khá lớn, nhất là tại Nhật, Pháp, Mỹ, Úc…

Phần ăn được của nhím biển là tuyến sinh dục vì mùi vị thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng phong phú. Miệng của nhím biển nằm ở mặt dưới do một lớp màng mỏng (gọi là màng bọc miệng) tạo thành và phồng lên tạo thành hình vòng cung. Thế giớ hiện có hơn 800 loài nhím biển, nhưng chỉ một số loài ăn được và thực sự có giá trị kinh tế như Hemicentrotus pulcherrimus, Authoeidaris erassispina…

Khoanh vùng nuôi

Đa số nhím biển sống ở đáy biển ấm, chỗ có đá và dưới san hô, thềm lục địa từ vùng giữa triều trở lại. Ban ngày chúng vùi trong cát bùn, ban đêm ra hoạt động nhờ vào chân ống và gai vận động, bắt mồi nhờ bộ phận nhai nuốt.

Nhím biển có mặt ở hầu hết các vùng biển trên thế giới và thường phân bố theo chiều thẳng đứng, từ vùng giữa triều đến vùng sâu 5000m. Nhím biển thường sống ở vùng biển có độ mặn tương đối cao, dòng triều lưu thông và điều kiện tránh gió tốt, nước biển trong sạch. Mực nước sâu trên 10m, độ mặn khoảng 28‰. Vùng nuôi phải có rong biển sinh trưởng và phát triển tự nhiên. Tất cả các đòi hỏi trên rất phù hợp với vùng biển Nam Trung Bộ, nhất là Khánh Hòa.

Nhiệt độ

Bảo đảm 120C trở lên. Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp của nhím biển là 18 – 220C; do đó vào khoảng tháng 10 trở di. Khi nhiệt độ nước biển ổn định khoảng 200C thì bắt đầu thả nuôi, nếu nhiệt độ xuống dưới 00C thì nhím biển sẽ ngừng sinh trưởng.

Chọn và thả giống

Chọn những con giống cở nhỏ (2-3cm). Trên mỗi lồng nuôi hoặc bể nuôi nên thả 50-80 con. Sau khi nuôi 1-2 tháng, theo giỏi sinh trưởng của nhím biển và tiến hành san thưa, mật độ thả không nên quá 50 con trong một lồng hoặc bể nuôi.

Thức ăn

Nhím biển là loài ăn thực vật, chủ yếu là rong tảo biển (rong bẹ, rong đuôi ngựa…). Trong quá trình nuôi, dựa vào các điều kiện của vùng nuôi để lựa chọn thực ăn phù hợp. Khi thả thức ăn phải dựa vào lượng thức ăn còn sót lại cũng như điều kiện khí hậu để quyết định lượng thức ăn định thả và số lần cho ăn. Khi nhiệt độ nước ở mức 200C, có thể 2-3 ngày cho ăn một lần. Mỗi lồng nuôi hoặc bể nuôi chỉ nên thả khoảng 0,5kg rong bẹ, hệ số thức ăn của nhím biển là 10-15:1.

Lưu ý

Nhím biển khi đói cũng ăn các loại rong tảo tạp khác, thậm chia ăn cả vẹm, động vật dạng rêu. Có thể lợi dụng đặc điểm này của nhím biển để triển khai nuôi ghép nhím và bào ngư. Cách nuôi này có thể làm sạch nước và loại trừ các sinh vật có hại bám trên bề mặt cơ thể bào ngư và trên các dụng cụ, thiết bị nuôi. Cho đến nay, ở Việt Nam người nuôi vẫn mua giống ngoài tự nhiên và giống nhập từ Trung Quốc về nuôi do chưa tìm ra phương pháp sinh sản nhân tạo giống nhím biển này.

Nguồn: Tạp chí thủy sản được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật nuôi cầu gai bằng phương pháp giàn bè

Cầu gai thuộc ngành động vật da gai (Echinodermata), lớp cầu gai (Echinoidea), còn được gọi là nhím biển.

Cầu gai có mặt ở hầu hết các vùng biển trên toàn thế giới và thường phân bố theo chiều thẳng đứng từ vùng giữa triều đến vùng biển khơi, sâu ở mức 5.000m. Cầu gai trên toàn thế giới hiện còn hơn 800 loài, riêng Trung Quốc có hơn 100 loài, nhưng số loài ăn được, thực sự có giá trị kinh tế chỉ có một số như Hemicentrotus pulcherrimus, cầu gai tím Authoeidaris erassispina, v.v

Phần ăn được của cầu gai không phải là vách cơ thể mà là tuyến sinh dục, vì mùi vị của tuyến sinh dục cầu gai thơm ngon, dinh dưỡng phong phú, có tác dụng bổ âm tráng dương, được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là người Nhật Bản. Hằng năm, nhu cầu về cầu gai trên thị trường đạt trên 5.000 tấn, đa phần được xuất khẩu sang Nhật Bản. Nuôi nhân tạo cầu gai có chi phí tương đối thấp vì cầu gai sinh trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao, ít sinh bệnh, thời gian đạt đến giai đoạn thương phẩm tương đối ngắn.

Hiện nay, do có thể chủ động kiểm soát các giai đoạn nuôi cầu gai nên nhiều nước như Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Ôxtrâylia v.v đã tiến hành nuôi với quy mô lớn và đạt được hiệu quả kinh tế cao. Một số vùng ở Trung Quốc như Liêu Ninh, Sơn Ðông, Hải Nam, Quảng Ðông, đã bắt đầu nuôi ở qui mô trung bình và phát triển nhanh chóng. Năm 2005, đã có khoảng 10 vạn con giống cỡ 2-3 cm được ương nuôi. Ðặc biệt, nhiều nơi đã tận dụng những cơ sở nuôi bào ngư (Haliotis) và tảo bẹ (laminaria) sẵn có để tiến hành nuôi thí nghiệm cầu gai theo phương pháp nuôi lồng bè.

1. Ðặc điểm sinh học cơ bản của cầu gai

Cơ thể cầu gai nói chung có dạng hình cầu và dạng bán cầu, vỏ ngoài cứng do chất đá vôi tạo thành. Trên bề mặt của vỏ ngoài có rất nhiều gai cứng, trên mặt vỏ có các chân ống xếp thành 5 hàng đôi, mỗi đôi lỗ chân ống trên tấm vỏ tương đương 1 chân ống. Miệng của cầu gai nằm ở mặt dưới do một lớp màng mỏng gọi là màng bọc miệng tạo thành và phồng lên thành dạng hình cung. Ða số cầu gai là những loài sống ở đáy biển ấm, chỗ có đá và dưới rạn san hô, từ vùng giữa triều trở lại. Ban ngày chúng vùi trong cát bùn, ban đêm ra hoạt động nhờ vào các chân ống và các gai vận động và tiến hành bắt mồi nhờ vào bộ phận nhai nuốt (marticate).

2. Chọn vùng nuôi

Chọn những vùng biển có dòng triều lưu thông và điều kiện tránh gió tốt, nước biển trong sạch, không bị ảnh hưởng do ô nhiễm sản xuất công nghiệp, nước thải sinh hoạt và nước bẩn khác gây nên. Mức nước cần sâu trên 10 m, nước ngọt chảy qua tương đối ít, độ mặn trên dưới 28 và ổn định, nhiệt độ bình thường hằng năm cần bảo đảm 120C trở lên. Vùng nuôi cần phải đáp ứng các yêu cầu về môi trường sống cho cầu gai, đồng thời có rong biển sinh trưởng phát triển tự nhiên và dễ dàng cho việc bố trí các điều kiện nuôi.

3. Các điều kiện nuôi kiểu giàn bè (Raft)

Giàn bè có chiều dài 60 m, rộng 5 m, mỗi một hàng bè đơn được treo 20 thừng treo, trên thừng treo, cứ cách 50 cm treo 1 lồng nuôi. Có thể sử dụng lồng nuôi sò điệp có đường kính 33 cm, mắt lưới 0,5 cm hoặc sử dụng lồng nuôi bào ngư (lồng nuôi này là 1 khung nuôi hình chữ nhật gồm 4-5 tầng, có kích thước 40 cm x 60 cm x 25cm) để nuôi cầu gai. Khi bắt đầu nuôi, có thể thả con giống cỡ nhỏ (chiều dài vỏ 2 cm), hoặc con giống cỡ trung bình (chiều dài vỏ 3 cm).

3.1. Thời gian thả giống :

Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp là 18 C 22 C, do đó, vào khoảng tháng 10 trở đi, khi nhiệt độ nước vùng biển hạ xuống và ổn định trên dưới 200C thì bắt đầu chuyển giống từ phía bắc Trung Quốc xuống phía nam để nuôi. ở nhiệt độ nước hạ dần xuống dưới 0 C, cầu gai ngừng sinh trưởng, còn nhiệt độ nước ở vùng biển phía nam vào khoảng 150C 220C rất thích hợp cho sự sinh trưởng của cầu gai. Với ưu thế khí hậu tự nhiên của khu vực bắc nam, có thể nâng cao tốc độ sinh trưởng và rút ngắn chu kỳ nuôi trồng cầu gai.

3.2. Mật độ thả con giống :

Giai đoạn đầu, trên mỗi tầng khung nên thả 50 – 80 con có cỡ 2 – 3 cm. Sau 1-2 tháng nuôi, theo dõi sinh trưởng của cầu gai và tiến hành san thưa. Mật độ thả nói chung không vượt quá 50 con/tầng, sẽ cho hiệu quả sẽ tốt hơn.

3.3. Quản lý khâu thả thức ăn :

Cầu gai thuộc động vật thiên về ăn thức ăn thực vật, chủ yếu là các loài rong tảo biển như rong bẹ (laminaria), rong đuôi ngựa (gulfweed), v.vTrong quá trình nuôi, dựa vào các điều kiện của vùng nuôi để lựa chọn thức ăn phù hợp. Vùng có nguồn tảo bẹ phong phú thì thức ăn chủ yếu là tảo bẹ. Khi thả thức ăn phải dựa vào lượng thức ăn còn sót lại cũng như điều kiện khí hậu để quyết định lượng thức ăn định thả và số lần cho ăn. Khi nhiệt độ nước trên dưới 200C, có thể 2-3 ngày cho ăn 1 lần.

Ðối với mỗi tầng của khung nuôi, mỗi lần thả khoảng 0,5 kg rong bẹ, hệ số thức ăn của cầu gai là (10-15) : 1. Cầu gai khi đói cũng ăn các loại rong tảo tạp khác, thậm chí ăn cả vẹm, động vật dạng rêu (Bryozoans), v.v Có thể lợi dụng đặc điểm này của cầu gai để triển khai nuôi ghép giữa cầu gai và bào ngư. Cách nuôi này có thể đạt được mục đích là làm sạch nước và loại trừ các sinh vật có hại bám trên bề mặt cơ thể bào ngư và trên các dụng cụ, thiết bị nuôi.

3.4. Thu hoạch và phân tích hiệu quả :

Qua 8 tháng nuôi, từ tháng 10/2005 đến tháng 5/2006, thu hoạch tổng cộng 3.850 kg cầu gai thương phẩm (chiều dài vỏ 5 6 cm), tỷ lệ sống trong toàn bộ quá trình nuôi là 83,2%, trọng lượng bình quân đạt 46,3 gram/con. Giá trị sản xuất tạo ra là 11,5 vạn nhân dân tệ, đầu tư vốn chỉ có 6 vạn và lãi thực là 5,5 vạn nhân dân tệ.

Nguồn: Thuỷ sản Trung Quốc, số 3/2007 được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật trồng Cải Thìa (P2)

Ở phần 1, Fman đã giới thiệu cho các bạn về kỹ thuật trồng và bón phân cho cải thìa, ở phần 2, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn biện pháp phòng trừ sâu bệnh cũng như biện pháp thu hoạch cải thìa.

8. Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây cải thìa:

– Nguyên tắc phòng trừ sâu hại bằng thuốc hóa học: Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng nồng độ-liều lượng, đúng lúc và đúng cách.

Sử dụng luân phiên các loại thuốc hoá học, ưu tiên sử dụng các loại thuốc vi sinh, điều hoà sinh trưởng, gốc cúc tổng hợp. Bắt đầu phun khi có sâu hại, mỗi vụ có thể phun 2- 4 lần tùy tình hình sâu hại, đảm bảo đúng thời gian cách ly (Theo khuyến cáo của nhà sản xuất ghi trên nhãn thuốc). Ngoài biện pháp hoá học khi thăm vườn lưu ý bắt sâu bằng tay và ngắt bỏ các ổ trứng sẽ giảm được mật số sâu.

– Một số đối tượng sâu, bệnh hại chính.

8.1 Sâu hại:

a. Bọ nhảy (Phyllotreta striolata)

– Tập quán sinh sống và gây hại:

+ Thành trùng thường ẩn nấp vào nơi ẩm mát, mặt dưới lá gần mặt đất khi trời nắng, có khả năng nhảy xa và bay rất nhanh. Thường bò lên mặt lá ăn phá vào lúc sáng sớm và chiều tối, cắn lủng khắp mặt lá, làm lá có thể bị vàng và rụng.

+ Ấu trùng ăn rễ cây làm cây bị còi cọc, đôi khi héo hoặc thối.

+ Xuất hiện gây hại trên cải rất sớm: gây hại cả giai đoạn cây con cho đến lúc thu hoạch.

– Phòng trừ:

+ Vệ sinh ruộng sau khi thu hoạch, thu gom các cây cải hoặc lá cải hư vào một nơi để tiêu hủy.

+ Luân canh với các loại cây trồng khác không phải họ cải, góp phần hạn chế thiệt hại của vụ sau.

+ Khi cần thiết có thể sử dụng thuốc để phòng trừ như: Tậpkỳ, Sec-Saigon, Actara, Sokupi, Dibonin …

+ Chú ý xử lý đất bằng phơi đất và xử lý đất bằng thuốc hóa học như: Dibonin 5G, BM-Tigi 5H để hạn chế sâu non. Sử dụng các bẩy dính (dùng mỡ bò) để bắt trưởng thành.

b. Sâu tơ (Plutella xylostella):

– Tập quán sinh sống và cách gây hại:

+ Sâu tơ có tính ăn hẹp, chỉ gây hại các cây thuộc họ cải.

+ Sâu non mới nở bò lên mặt lá gặm biểu bì tạo thành những đường rảnh nhỏ ngoằn ngoèo.

+ Từ tuổi 2, sâu ăn thịt lá để lại lớp biểu bì tạo thành những vết trong mờ.

+ Sâu lớn ăn toàn bộ biểu bì lá làm lá thủng lỗ chỗ, khi mật độ sâu cao ruộng rau bị hại xơ xác, giảm năng suất và chất lượng rau. Gây hại quanh năm, gây hại từ vườn ươm đến thu hoạch.

+ Thành trùng là một loại ngài nhỏ màu nâu xám, trên cánh trước có nhiều đốm nhỏ màu nâu. Khi đậu 2 cánh xếp trên lưng. Thành trùng ban ngày thường ẩn nấp dưới lá, nhập nhoạng tối mới ra bắt cặp và đẻ trứng.

– Phòng trừ.

+ Luân canh, xen canh với cây khác họ thập tự.

+ Vệ sinh đồng ruộng, hủy bỏ tàn dư cây trồng.

+ Sâu có khả năng kháng thuốc cao do vậy nên dùng luân phiên xen kẽ các loại thuốc, dùng thuốc B.T, Dipel, Tập kỳ, Success, Pegasus. Kết hợp biện pháp tưới phun mưa vào lúc chiều tối 6-8 giờ để hạn chế sự đẻ trứng và làm rửa trôi trứng.

+ Nên áp dụng biện pháp IPM hoặc trồng rau trong nhà lưới.

c. Sâu ăn tạp- sâu khoang (Spodoptera litura)

– Tập quán sinh sống và cách gây hại:

+ Bướm thường vũ hoá vào buổi chiều và hoạt động vào lúc vừa tối, ban ngày bướm đậu ở mặt sau lá hoặc trong các bụi cỏ. Bướm hoạt động từ tối đến nửa đêm, có thể bay xa đến vài chục mét và cao đến 6-7 mét.

+ Sâu non có khả năng biến đổi màu sắc từ xanh thẩm đến nâu tối, sống tập trung.

+ Là loại ăn tạp gây hại trên nhiều loại cây trồng nên có mặt quanh năm trên đồng ruộng.

+ Sâu cắn phá mạnh vào lúc sáng sớm nhưng khi có ánh nắng sâu chui xuống dưới tán lá để ẩn nắp. Chiều mát sâu bắt đầu hoạt động trở lại và phá hại suốt đêm.

+ Sâu làm nhộng trong đất.

– Phòng trừ:

+ Đất trước khi trồng cần phải được cày, phơi và xử lý thuốc trừ sâu hoặc cho ruộng ngập nước 2-3 ngày để diệt nhộng, sâu non có trong đất.

+ Phải thường xuyên thăm đồng để kịp thời phát hiện sâu, ngắt bỏ ổ trứng hoặc tiêu diệt sâu non mới nở khi chưa phân tán đi xa.

+ Thành trùng có khuynh hướng thích mùi chua ngọt và ánh sáng đèn, do đó có thể dùng bả chua ngọt để thu hút bướm khi chúng phát triển rộ.

+ Bả chua ngọt gồm: 4 phần giấm + 1 phần mật + 1 phần rượu + 1 phần nước. Sau đó đem bả mồi vào chậu rồi đặt ở ngoài ruộng vào buổi tối nơi thoáng gió có độ cao 1m so với mặt đất.

+ Có thể sử dụng các loại thuốc hoá học gốc Cúc tổng hợp, Match, Pegasus, Anitox… để diệt sâu.

Cần lưu ý: Sâu ăn tạp rất dễ kháng thuốc, nên luân phiên nhiều loại thuốc để phun.

d. Sâu đục nõn (Hellula undalis fabricius):

– Bướm nhỏ, màu nâu xám đậm, đời sống của bướm ngắn (1 tuần), đẻ 100-200 trứng rải rác trên các lá non của đọt cải.

– Ấu trùng màu hồng, đầu đen và có những sọc đen chạy dọc thân mình, thời gian phát triển lâu độ 10 ngày, nhộng màu đỏ nâu, phát triển 6-8 ngày.

Ấu trùng nở ra thường sống tập trung tìm ăn ở đọt non của cây cải. Chúng nhả tơ bao phủ đọt cải và ăn ở bên trong làm cho đọt non bị chết nên gây thiệt hại đáng kể cho cải bắp, cải ngọt, bẹ xanh và cải bông.

– Phòng trừ:

+ Thường xuyên thăm ruộng cải để phát hiện sớm khi sâu vừa xuất hiện, còn ở ngoài lá chưa chui vào trong đọt cải để dễ dàng áp dụng các loại thuốc hoá học

+ Có thể sử dụng các loại thuốc hoá học gốc Cúc tổng hợp, Match, Pegasus, Anitox… để diệt sâu.

8.2. Bệnh hại trên cải thìa

a. Bệnh thối nhũn vi khuẩn (Erwinia carotovora):

– Bệnh xuất hiện nặng vào mùa mưa, nhưng chưa có thuốc nào phòng trừ hiệu quả.

– Để quản lý bệnh thối nhũn, chủ yếu sử dụng các biện pháp canh tác: Trước hết cần có cơ cấu luân canh hợp lý, đối với vùng đất bị nhiễm bệnh nặng, cần luân canh trên hai vụ.

– Khi xuất hiện bệnh cần giảm tưới nước, nhổ bỏ cây bệnh và xử lý vôi ở vị trí cây bệnh để tránh lây lan. Rắc thêm tro để giảm ẩm độ trong ruộng, dùng thuốc Starner, Kasumin 2L, Kasuran để hạn chế sự phát triển bệnh.

b. Bệnh đốm lá vi khuẩn (Xanthomonas campestris pv):

– Vi khuẩn tồn tại trong tàn dư cây trồng, đất, hạt giống.

– Vết bệnh thường xuất hiện ở mặt dưới của lá, triệu chứng ban đầu là đốm xanh giọt dầu, sũng nước, gần giống như vết bọ nhảy phá hại, bệnh nặng mặt trên lá màu vàng sáng.

– Điều kiện thời tiết nóng ẩm xen kẽ thuận lợi cho bệnh phát triển.

– Phòng trừ: Thu gom tàn dư, mật độ cây không trồng dầy, sử dụng giống chống chịu bệnh, có thể sử dụng thuốc Starner, Kasumin 2L, Kasuran để hạn chế sự phát triển bệnh. Ngoài ra khi trời mưa có thể hạn chế sự lây lan phát triển bệnh bằng cách che chắn luống.

c. Bệnh thối hạch lá (Rhizoctonia solani):

Gây hại nặng vào mùa mưa phun thuốc khi bệnh xuất hiện, nếu bệnh nặng có thể phun thuốc 2-3 lần cách nhau 5-7 ngày, thường phun thuốc phòng trừ kết hợp phòng trừ bệnh thối nhũn. Có thể dùng Ridomil, Moceren, Validacin.

9. Các kỹ thuật khác

– Chú ý làm cỏ kịp thời. Đối với cải được gieo trực tiếp lên liếp, cần chú ý tỉa thưa hợp lý (khoảng cách 20 x 20cm) nếu để dày quá sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây và cây dễ bị nhiễm bệnh.

– Tưới đủ ẩm để cây sinh trưởng tốt, tưới đẫm quá cải dễ bị nhiễm bệnh.

– Tưới nước 2-3 lần trong ngày.

10. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

Tiến hành thu hoạch đúng độ tuổi sinh trưởng, không để cải ngồng làm mất giá trị thương phẩm; đảm bảo thời gian cách ly thuốc BVTV, phân đạm; đảm bảo các chỉ tiêu an toàn cho người tiêu dùng. Áp dụng qui trình thu hoạch và xử lý sau thu hoạch theo Quyết định 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn.

11. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm:

Quy định tại mục 10, chương II của Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật trồng Cải Thìa (P1)

Cây cải thìa có đặc điểm hình thái: cuống lá hình lòng máng, màu trắng, phiến lá hơi tròn, cây mọc gọn có thể trồng gần như quanh năm. Thời gian sinh trưởng từ 35 – 40 ngày, dễ trồng, chi phí đầu tư thấp.

1. Giống

– Sử dụng các giống năng suất cao, thích hợp với điều kiện địa phương, có nguồn gốc rõ ràng, có trong danh mục được phép kinh doanh tại Việt nam.

– Nếu giống tự sản xuất phải có hồ sơ ghi lại đầy đủ các biện pháp xử lý hạt giống, xử lý cây con, hoá chất sử dụng, thời gian, tên người xử lý và mục đích xử lý. Trong trường hợp giống không tự để giống phải có hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân, thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp xử lý giống (nếu có).

– Lượng giống:

+ Gieo hạt trực tiếp lên liếp: 400-600gr/1000m2.

+ Gieo qua liếp ươm: 100-200gr hạt gieo trên 100m2 cấy cho 1000m2. Tuổi cây con được nhổ trồng lại 17 – 23 ngày tuổi tùy theo mùa vụ.

– Xử lý giống: xử lý khô hạt giống bằng Roval, Benlate-C hoặc Aliette, lượng dùng: 1gr thuốc cho 10 gr hạt. Sau khi gieo hạt, phủ một lớp đất trộn phân chuồng hoai mỏng, rồi phủ một lớp rơm mỏng, tưới đủ ẩm.

2. Thời vụ:

– Cải thìa có thể trồng quanh năm, tuy nhiên trong mùa khô năng suất đạt được cao hơn. Trong mùa mưa khi trồng cần phải có biện pháp che chắn (lưới, giàn che…) để tránh nước mưa làm rách, dập lá.

– Thời gian cấy đến thu hoạch 18-25 ngày .

– Thời gian gieo đến thu hoạch (không qua vườn ươm) 35-40ngày.

– Phải lập hồ sơ lịch canh tác.

3. Chuẩn bị đất:

– Yêu cầu: Cải thìa có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Đất thích hợp trồng cải thìa là loại đất có nhiều mùn, tơi xốp, thoát nước tốt không bị ngập úng. Đất không bị ô nhiễm các chất độc, kim loại nặng….Theo Quyết định số 106/2007/QĐ-BNN ngày 28/12/2007 về việc Ban hành Quy định về sản xuất và kinh doanh rau an toàn, mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong đất như sau:

Bảng 1: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong đất

TT
Nguyên tố
Mức giới hạn tối đa

cho phép (mg/kg)

Phương pháp thử
1 Asen (As) 12,0 TCVN 6498:1999; 10 TCN 797:2006
2 Cardimi (Cd)  2,0 TCVN 6498:1999; 10 TCN 796:2006
3 Chì (Pb) 70,0 TCVN 6498:1999; 10 TCN 796:2006

Trong mùa mưa cần có biện pháp che phủ (rơm hoặc nylon) để tránh đất bám trên lá, cây dễ nhiễm bệnh và làm giảm giá trị thương phẩm của rau.

– Kỹ thuật làm đất: làm đất tơi xốp, tùy điều kiện tốt nhất nên phơi ải đất từ 7- 10 ngày trước khi lên liếp mới.

– Kích thước liếp: chiều dài tùy theo kích thước vườn, rộng 1 – 1,2m x cao 10 -15cm ( mùa mưa lên liếp cao 20-25cm). Khoảng cách giữa hai liếp khoảng 25 – 30cm để thoát nước và đi lại chăm sóc, tưới nước.

– Xử lý đất: tiến hành xử lý đất 3 ngày trước khi trồng, sử dụng Dibonin 5G, BM-Tigi 5H, Pounce 1.5G để phòng trừ sâu đất, tuyến trùng.

– Hàng năm phải tiến hành phân tích, đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn trong đất và giá thể theo tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước.

– Khi cần thiết phải xử lý các nguy cơ tiềm ẩn từ đất và giá thể, tổ chức và cá nhân sản xuất phải được sự tư vấn của nhà chuyên môn và phải ghi chép và lưu trong hồ sơ các biện pháp xử lý.

– Không được chăn thả vật nuôi gây ô nhiễm nguồn đất, nước trong vùng sản xuất. Nếu bắt buộc phải chăn nuôi thì phải có chuồng trại và có biện pháp xử lý chất thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và sản phẩm sau thu hoạch.

4. Nước tưới:

– Nước tưới cho sản xuất và xử lý sau thu hoạch rau phải đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn mà Việt Nam đang áp dụng.

Theo Quyết định số 106/2007/QĐ-BNN ngày 28/12/2007 về việc Ban hành Quy định về sản xuất và kinh doanh rau an toàn, mức giới hạn tối đa cho phép của một số chất trong nước tưới như sau:

Bảng 2: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số chất trong nước tưới

TT Nguyên tố Mức giới hạn tối đa

cho phép (mg/lít)

Phương pháp thử
1 Thủy ngân 0,001 TCVN 5941:1995

TCVN 6665:2000

2 Cardimi(Cd) 0,01 TCVN 6665:2000
3 Asen (As) 0,1 TCVN 6665:2000
4 Chì (Pb) 0,1 TCVN 6665:2000

– Việc đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa chất và sinh học từ nguồn nước sử dụng cho: tưới, phun thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng cho bảo quản, chế biến, xử lý sản phẩm, làm sạch và vệ sinh, phải được ghi chép và lưu trong hồ sơ.

– Trường hợp nước của vùng sản xuất không đạt tiêu chuẩn phải thay thế bằng nguồn nước khác an toàn hoặc chỉ sử dụng nước sau khi đã xử lý và kiểm tra đạt yêu cầu về chất lượng. Ghi chép phương pháp xử lý, kết quả kiểm tra và lưu trong hồ sơ.

– Không dùng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, các khu dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc gia cầm, nước phân tươi, nước giải chưa qua xử lý trong sản xuất và xử lý sau thu hoạch.

5. Khoảng cách trồng

– Khoảng cách trồng 20 x20 cm hoặc 20 x 15 cm.

6. Phân bón, chất phụ gia:

– Từng vụ phải đánh giá nguy cơ ô nhiễm hoá học, sinh học và vật lý do sử dụng phân bón và chất phụ gia, ghi chép và lưu trong hồ sơ. Nếu xác định có nguy cơ ô nhiễm trong việc sử dụng phân bón hay chất phụ gia, cần áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm lên rau.

– Chỉ sử dụng các lọai phân bón có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Sử dụng phân hữu cơ và phân vô cơ đúng liều lượng, đúng kỹ thuật và đúng thời điểm, không bón thừa phân đạm(N), đảm bảo cách ly phân đạm từ 7-10 ngày trước khi thu hoạch. Không lạm dụng các chế phẩm tăng trưởng, các chất kích thích, phân bón lá vì sẽ gây tốn kém, dễ bị nhiễm sâu bệnh.

– Phân hữu cơ phải được ủ hoai đúng phương pháp, đúng kỹ thuật, không sử dụng phân bắc, phân rác… để bón cho rau.

– Không sử dụng phân hữu cơ chưa qua xử lý (ủ hoai mục). Trong trường hợp phân hữu cơ được xử lý tại chỗ, phải ghi lại thời gian và phương pháp xử lý. Trường hợp không tự sản xuất phân hữu cơ, phải có hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân vả thời gian cung cấp, số lượng chủng loại, phương pháp xử lý.

– Nơi chứa phân bón hay khu vực để trang thiết bị phục vụ phối trộn và đóng gói phân bón, chất phụ gia cần phải được xây dựng và bảo dưỡng để giảm nguy cơ gây ô nhiễm vùng sản xuất và nguồn nước.

– Lưu giữ hồ sơ phân bón và chất phụ gia khi mua (ghi rõ nguồn gốc, tên sản phẩm, thời gian và số lượng mua).

– Lưu giữ hồ sơ khi sử dụng phân bón và chất phụ gia (ghi rõ thời gian bón, tên phân bón, địa điểm, phương pháp bón phân và tên người bón).

-Lượng phân dùng trên diện tích 10m2 đất trồng cải thìa bao gồm:

+ Phân hữu cơ: Phân chuồng hoai từ 10-15kg hoặc phân hữu cơ vi sinh liều lượng từ 1-2kg.

+ Phân vô cơ: Urê 50-100gr; DAP 50gr; NPK 16-16-8 300-350gr tùy thuộc vườn cấy hoặc vườn gieo thẳng. Trường hợp không có phân hữu cơ có thể tăng gấp đôi liều lượng từng loại phân.

-Cách bón:

Bón lót: Dùng cho vườn ươm và vườn sản xuất (vườn cấy hoặc gieo thẳng)

10-15kg phân chuồng hoai (hoặc 1-2kg hữu cơ vi sinh) + 150gr NPK.

Bón thúc:

*Vườn ươm:

Bón thúc 1 lần vào giai đoạn 10 ngày sau gieo: tưới 50gr urê +50gr DAP.

*Đối với vườn cấy: Được bón thúc 2 lần:

Lần 1: 5-7 ngày sau cấy, tưới 50gr urê + 50gr DAP.

Lần 2: 10 ngày sau cấy, tưới 150gr NPK.

*Đối với cải sạ thẳng (không qua giai đoạn vườn ươm): Bón thúc 3 lần: Lần 1: 10 ngày sau gieo 50gr urê + 50gr NPK.

Lần 2: 17 ngày sau gieo 50gr urê + 50gr DAP.

Lần 3: 25 ngày sau gieo 150gr NPK.

7. Hoá chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật)

– Người lao động và tổ chức, cá nhân sử dụng lao động phải được tập huấn về phương pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp sử dụng bảo đảm an toàn.

– Trường hợp cần lựa chọn thuốc bảo vệ thực vật và chất điều hoà sinh trưởng cho phù hợp, cần có ý kiến của người có chuyên môn về lĩnh vực bảo vệ thực vật.

– Nên áp dụng các biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

– Chỉ được phép mua thuốc bảo vệ thực vật từ các cửa hàng được phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.

– Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng cho từng loại rau, qủa tại Việt Nam.

– Phải sử dụng hoá chất đúng theo sự hướng dẫn ghi trên nhãn hàng hoá hoặc hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm đảm bảo an toàn cho vùng sản xuất và sản phẩm.

– Các hỗn hợp hoá chất và thuốc bảo vệ thực vật dùng không hết cần được xử lý đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường.

– Sau mỗi lần phun thuốc, dụng cụ phải vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra. Nước rửa dụng cụ cần được xử lý tránh làm ô nhiễm môi trường.

– Kho chứa hoá chất phải đảm bảo theo quy định, xây dựng ở nơi thoáng mát, an toàn, có nội quy và được khoá cẩn thận. Phải có bảng hướng dẫn và thiết bị sơ cứu. Chỉ những người có trách nhiệm mới được vào kho.

– Không để thuốc bảo vệ thực vật dạng lỏng trên giá phía trên các thuốc dạng bột.

– Hoá chất cần giữ nguyên trong bao bì, thùng chứa chuyên dụng với nhãn mác rõ ràng. Nếu đổi hoá chất sang bao bì, thùng chứa khác, phải ghi rõ đầy đủ tên hoá chất, hướng dẫn sử dụng như bao bì, thùng chứa hoá chất gốc.

– Các hoá chất hết hạn sử dụng hoặc đã bị cấm sử dụng phải ghi rõ trong sổ sách theo dõi và lưu giữ nơi an toàn cho đến khi xử lý theo quy định của nhà nước.

– Ghi chép các hoá chất đã sử dụng cho từng vụ (tên hoá chất, lý do, vùng sản xuất, thời gian, liều lượng, phương pháp, thời gian cách ly và tên người sử dụng).

– Lưu giữ hồ sơ các hoá chất khi mua và sử dụng (tên hoá chât, người bán, thời gian mua, số lượng, hạn sử dụng, ngày sản xuất, ngày sử dụng).

– Không tái sử dụng các bao bì, thùng chứa hoá chất. Những vỏ bao bì, thùng chứa phải gom và cất giữ ở nơi an toàn cho đến khi xử lý theo quy định của nhà nước.

– Nếu phát hiện dư lượng hoá chất trong rau quả vượt quá mức tối đa cho phép phải dừng ngay việc thu hoạch, mua bán sản phẩm, xác định nguyên nhân ô nhiễm và áp dụng các biện pháp ngăn chặn giảm thiểu ô nhiễm. Phải ghi chép cụ thể trong hồ sơ lưu trữ.

– Các loại nhiên liệu, xăng, dầu và các hoá chất khác cần được lưu trữ riêng nhằm hạn chế nguy cơ ô nhiễm lên rau, quả.

– Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy trình sản xuất và dư lượng hoá chất có trong rau theo yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền. Các chỉ tiêu phân tích phải tiến hành tại các phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế về lĩnh vực dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật trồng rau Cải Bẹ Dưa (Tòa Xại)

Rau cải vốn ưa khí hậu mát, lạnh song cũng có những giống chịu nóng khá tốt. Rau cải có bộ rễ ăn nông trên tầng đất màu, bộ lá khá phát triển, to bản nhưng mỏng nên chịu hạn kém và dễ bị sâu bệnh phá hại. Đặc điểm của nhóm cải bẹ là có bẹ lá to, lá rất lớn, một cây có thể nặng 2 – 4kg, thời gian sinh trưởng dài trên 50 ngày tùy loại.

Thời vụ:

Gieo hạt vào tháng 8, tháng 9, tháng 10. Trồng ra ruộng vào các tháng 9, tháng 10 và tháng 11.Tuổi cây giống 30 – 35 ngày (4 – 5 lá thật). Để trồng 1 ha cần 350 – 400gr hạt giống.

Làm đất:

Làm đất, bón lót và trồng: Làm luống rộng 1,2 – 1,5m; trồng 3 hàng kiểu nanh sấu. Trồng theo hốc. Bổ hốc trồng trên mặt luống sâu 12 – 15cm và cách nhau 40 – 50cm một hốc để có khoảng 32 – 35 ngàn cây trên 1 ha. (1.152 – 1.620 cây/sào)

Bón phân:

Bón lót cho 1 ha cải bẹ như sau:

+ Phân chuồng: 15 – 20 tấn.

+ Phân đạm urê: 20 – 25 kg

+ Phân lân supe: 120 – 150kg

+ Phân kali : 30kg

Tât cả các lại phân này được trộn đều và bón trực tiếp vào hốc, đảo đều đất rồi đặt cây giống vào. Chú ý đặt cây giống nằm ở tư thế tự nhiên, sau đó lấp đất, ấn nhẹ đất quanh gốc rồi san bằng mặt luống.

Chăm sóc:

+ Tươi nước: sau khi trồng phải tưới nước ngay; mỗi ngày một lần, nên tưới trực tiếp vào gốc, cho đến khi cây bén rễ hồi xanh. Sau đó chỉ tưới khi cảm thấy đất thiếu ẩm.

+ Bón thúc và vun xới: sau khi trồng 12 – 15 ngày cây đã hỗi xanh và có nhu cầu phát triển thì bón thúc bằng phân chuồng nước pha loãng. Với “rau sạch” thì không bón bằng nước phân chuồng pha loãng mà hoà bằng nước hoặc rắc khoảng 32 – 35 kg urê trên mặt luống gần gốc cây rồi tưới nước để phân ngấm vào đất.

Khi cây xoè lá thì bón thúc lần thứ hai. Trước khi bón thúc nên xới xáo mặt luống kết hợp với vun cao gốc cho cải bẹ để chống đổ và nhặt cỏ dại.

Trong suốt quá trình sinh trưởng của cải bẹ cần bón thúc 5 – 7 lần. Lượng phân bón thúc cho cải bẹ như sau:

+ Phân bắc, phân chuồng ủ mục khoảng 6 – 10 tấn

+ Phân đạm urê bón phối hợp khoảng 85 – 100kg

Tuỳ tốc độ sinh trưởng của cây, màu sắc của thân lá cây ma tăng hay giảm lượng phân bón cho phù hợp.

Thu hoạch:

Cải bẹ có thể tỉa lá hoặc thu chặt cả cây thu hoạch 1 lần.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật trồng Cải Thảo cho năng suất cao

Kỹ thuật trồng cây cải thảo không hề khó, ai cũng có thể áp dụng tại nhà:

1.Thời vụ:

Phía Bắc trồng từ tháng 8 – 10, phía Nam trồng từ tháng 7 đến tháng 4 sang năm, còn ở Đà Lạt, người dân trồng quanh năm.
cải thảo.jpg

2.Vườn ươm:

Làm đất kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống rộng 90-100cm, rãnh rộng 30cm, cao 25cm. Bón lót 1kg phân chuồng hoai mục + 15g supe lân + 8g kali sunfat cho 1m2 đất vườn ươm. Trải đều phân lên mặt luống, trộn lẫn phân với đất, sau đó vét đất ở rãnh phủ lên mặt luống dày 1,2-2cm.

Hạt giống sau khi ngâm vào nước nóng 50oC trong 20 phút, tiếp tục ngâm vào nước sạch trong 4-6 giờ. Gieo 1,5-2g hạt/m2. Gieo hạt xong phủ lên một lớp rơm rạ cắt ngắn 1-1,5cm hoặc trấu đã qua xử lý. Dùng cót tre chùm lên khung bằng tre, nứa uốn theo hình vòm cống để che mưa to, nắng rát trong 12- 15 ngày đầu.

Tưới đậm nước bằng ô doa, những ngày sau đó khoảng 2 ngày tưới 1 lần. Nhổ tỉa cây bị sâu bệnh, cỏ dại, để khoảng cách 2-2,5cm/cây. Tưới thúc bằng nước phân chuồng ngâm ngấu pha loãng. Khi cây có 4-5 lá thật thì nhổ đem cấy ra ruộng sản xuất.

3.Làm đất, chăm sóc:

Chọn ruộng cát pha, thịt nhẹ, chủ động nước, làm đất kỹ, lên luống rộng 1,2m, rãnh rộng 30cm, cao 25cm. Trồng hai hàng dọc trên luống với khoảng cách: Trồng hàng cách hàng 50cm, cây cách cây 35-40cm.
làm đất.jpg

Lượng phân bón (tính cho 1 sào Bắc bộ 360m2): Phân chuồng hoai mục 0,7-1 tấn, đạm urê 10-12kg, supe lân 15-20kg, kali sunfat 5-6kg. Nếu đất chua (độ pH< 6) bón thêm 20-25kg vôi bột trước khi bừa lần cuối.Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân + 1/4 lượng đạm và kali. Trộn đều phân rồi cấy cây giống.

Bón thúc lần 1 khi cây bén rễ hồi xanh 1/4 đạm, kali.

Bón thúc lần 2 khi lá cây bắt đầu vào cuốn bón 1/4 phân đạm và kali.

Bón lần 3 với lượng phân còn lại, sau lần 2 khoảng 12-15 ngày, kết hợp các đợt bón phân làm cỏ, xới xáo vun gốc, tưới nước.

Có thể dùng một số chế phẩm phân bón lá như: K-H; Atonic, Humate, Yogen,… khoảng 10-12 ngày phun/lần cho năng suất tăng thêm 20-30%, chất lượng vẫn đảm bảo. Bà con lưu ý dùng nước sạch, nước giếng khơi, giếng khoan, nước sông ngòi chưa bị ô nhiễm tưới cho cải thảo để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, kỹ thuật trồng cây cải thảo cũng chú trọng nhiều đến việc bón phân cân đối và hợp lý, tăng cường sử dụng phân hữu cơ sinh học, vi sinh, chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây (tạo cây khỏe). Người trồng rau cải thảo cũng nên thường xuyên vệ sinh đồng ruộng hoặc luống trồng để phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối với sâu, bệnh.

4.Phòng trừ sâu bệnh giai đoạn vườn ươm:

Cần chú ý các đối tượng rệp, sâu xám, bệnh sương mai và bệnh thối gốc… phòng trừ bằng các thuốc sinh học thế hệ mới.-Giai đoạn giữa vụ (trải lá bàng – cuốn nhỏ) lưu ý các đối tượng sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang và rệp muội. Sử dụng các loại thuốc thảo mộc, sinh học, nguồn gốc sinh học để phòng trừ khi mật độ sâu bệnh cao như: Sâu tơ > 30 – 40 con/m2; sâu xanh, sâu khoang ≥ 4 – 5 con/m2 ; rệp muội > 40%.

-Giai đoạn cuối vụ (15 – 20 ngày trước thu hoạch):Bà con cần đặc biệt quan tâm các đối tượng như: Rệp muội, sâu tơ, sâu khoang và bệnh thối nhũn. Khi mật độ sâu cao (rệp muội > 50 % cây bị hại cấp 2 – 3; sâu tơ > 90 – 100 con/m2; sâu khoang > 5 – 6 con/m2) xử lý thuốc thảo mộc có hoạt chất matrine thuốc sinh học Bt và các loại nguồn gốc sinh học tương tự như giai đoạn giữa vụ để phòng trừ

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng Cải Bó Xôi (rau Chân Vịt)

Cải bó xôi (hay còn gọi là rau chân vịt, rau bina) có nguồn gốc ôn đới nên nhiệt độ thích hợp để trồng là từ 18 -20ºC, là loài cây chịu bóng, sinh trưởng tốt trên đất cát pha.

1. Thời vụ:

Cải Bó Xôi có thể trồng quanh năm. Nếu trồng vào mùa mưa bà con phải có màng lưới hay bạt che để tránh giập lá.

2. Giống:

Có nhiều loại nhưng tốt nhất nên chọn một số giống có uy tín trên thị trường như giống công ty Trang Nông. Những giống này cây sinh trưởng phát triển khỏe, năng suất cao. Thời gian thu hoạch sau khi gieo trồng 35-40 ngày.

3. Chuẩn bị đất:

 Chuẩn bị đất:

– Làm sạch cỏ – bón vôi – cày đất – phơi ải từ 7-10 ngày. Mục đích để giúp đất tơi xốp, tăng độ PH, diệt trừ sâu hại và nấm bệnh trong đất.

– Đất thích hợp để trồng rau ăn lá là đất không bị phèn, độ pH thích hợp từ 5,5 – 6,5.

Lên liếp (làm luống):

– Đất phải cày bừa, băm nhỏ.

– Mỗi liếp rộng 0,8- 1m có thể 1,5m tùy địa thế đất mà bà con có cách lên liếp khác nhau. Liếp cao 20-30cm. Bà con nên bố trí đường đi giữa 2 liếp rộng 0,4-0,5m để thuận lợi cho việc thu hoạch, chăm sóc sau này.

Bón Lót:

– Super Lân + Phân hữu cơ + Thuốc trừ sâu Basudin 10G hoặc Visa 5G. “ bà con nên bón nhiều phân hữu cơ đặc biết là phân gà vì phân gà rất tốt cho nhóm cây rau ăn lá ”
=> Cách bón: Rãi phân rồi cày bừa xới sáo cho đều với đất mặt.

– Đối với liếp gieo hạt ươm cây con cần phải tăng lượng phân chuồng và tro để đất được tơi xốp, cây con sẽ phát triển tốt hơn.

 Khoảng cách trồng: 15×20 cm ( hàng cách hàng 15, cây cách cây 20).

5. Kỹ thuật gieo, trồng cây con

Bà Con gieo hạt đểu trên các liếp ương, sau đó bà con rải nhẹ một lớp tro trấu rồi tưới nước sau khoảng 15 ngày bà con bứng cây con trên líp đem cấy, nên cấy cây con vào buổi chiều mát, hoặc lúc trời không có nắng. Thường 3 ngày đầu cây dễ bị héo nên trong 3 ngày đầu nên tưới nước 3 lần/ngày, để đảm bảo tỉ lệ cây con sống và phát triển đồng đều sau này.

6. Bón phân, tưới nước, làm cỏ

Bón Phân:

– bón thúc lần 1 sau khi gieo trồng 7-10-ngày. Hòa ure tưới cho cây nên tưới vào buổi chiều mát. 10g ure/ 10 lít nước, sáng hôm sau bà con tưới rửa lá tránh tình tạng cháy lá.

– bón thúc lần 2 sau khi cấy 3 ngày. Ure + DAP + nước bánh dầu

bón thúc lần 3 sau khi cấy 10 ngày. Ure + DAP + nước bánh dầu

=>> Bánh dầu có thể bà con dùng loại bánh đậu hoặc bánh dầu dừa đều được. Khi mua về nên ngâm bánh dầu trong nước 10-15 ngày để bánh dầu rã ra sau đó tưới mới tốt.

=>> Tóm lại bón phân thúc đối với nhóm rau ăn lá thì nên bón Ure, Bánh Dầu, DAP. Tùy vào diện tích trồng mà bà con có sử dụng liều lượng khác nhau.

Sử Dụng Phân Bón Lá:

– Cứ 7-10 ngày phun một lần bà con tham khảo một số loại phân sau đây:

* Phân hữu cơ rong biển canada 95%.

* HVP 401N chuyên dùng rau củ.

Tưới Nước.

– Tùy vào chân đất mà có cách tưới khác nhau

– Bà con nên lắp đặt hệ thống tưới để giàm công chăm sóc

=>> Lưu Ý: không được tưới quá ẩm cây trồng rất dễ bị nấm bệnh. Ví dụ thối rễ, chết nhanh.

Làm Cỏ:  Mật độ cỏ ít thì bà con nên nhổ cỏ.

7. Phòng trị sâu bệnh.

=>> Đối với nhóm rau ăn lá nên áp dụng triệt để các biện pháp IPM trong phòng trừ dịch hại. IBM là phương pháp hiệu quả nhất, không những bảo vệ sức khoẻ cho người sản xuất, tiêu dùng và môi trường, mà còn đem hiệu quả rất lớn về kinh tế

* Khi mật độ sâu nhiều thì bà con nên phun xịt các loại thuốc hóa học, Sinh học cũng như tuân thủ 4 nguyên tắc sau.

– Đúng thuốc.

– Đúng lúc.

– Đúng liều lượng, nồng độ.

– Đúng cách và Thời gian cách ly.

Sâu hại: Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy. Thuốc trị Polytrin, các thuốc gốc sinh học BT, Reasgent 3.6 ec, Tasieu 1.9 ec

Nấm bệnh:

– Thối cổ rễ: phun thuốc, Thane M 80WP, Kasuran, Viben C

– Cháy lá, đốm lá: No Mildew 25 WP, Thane M 80WP, Bavisan 50 WP.

– Thối bẹ: No Mildew 25 WP, Thane M 80WP

8. Thu hoạch.

Sau khi trồng 30-35 ngày cây bắt đầu cho thu hoạch.

Nguồn: Cachtrongrau.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Đặc điểm sinh học của Cá Ba Lưỡi

CÁ BA LƯỠI

Tên khoa học: Baichthys laevis (Cuvier và Valenciennes, 1842)

Bộ cá chép Crypriniformes

Họ Cá chép Ciprinidae

Họ phụ Cá chép Cryprininae

Giống: Baichthys

Tên tiếng Anh: Sucker barb

Các đồng danh: Baichthys laevis Weber & De Beaufort, 1916.

Đặc điểm hình thái: Đầu nhỏ, dẹp bên, tráng phẳng. Mõm tù, dài, da mõm phát triển che phủ môi trên, phần mép ở giữa da mõm có 1 khe lõm. Miệng cận dưới, rạch miệng xiên. Mặt lưng của thân và đầu màu xám và nhạt dần xuống bụng, bụng cá màu trắng bạc. Nắp mang màu vàng. Vi lưng màu hồng, có 1 vệt đen rộng nằm vắt ngang các tia vi. Vạch này kéo dài từ ngọn tia vi cuối cùng đến tia phân nhánh sau cùng. Mép trên và mép dưới của hai thùy vi đuôi màu đen, mép trên nhạt hơn mép dưới. Vi bụng, vi hậu môn có màu cam.

Môi trường sống: sống ở nước ngọt

Vùng phân bố: Vùng bán đảo Malaysia, Sumatra, Borneo và Java, Lưu vực sông Chao Phraya và Mekong

Nguồn: Molluscan.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.