Ngành nông nghiệp sẽ sử dụng tem để truy xuất nguồn gốc thực phẩm?

Không riêng thịt heo vừa được Sở Công thương TPHCM cho phép truy xuất nguồn gốc bằng smartphone và sẽ áp dụng thí điểm bắt đầu từ ngày mai (16/12), Câu lạc bộ Nông nghiệp công nghệ cao (viết tắt DAA), thuộc Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cho biết cũng sẽ áp dụng công nghệ này trong các sản phẩm nông nghiệp.

Thông tin trên được ông Vũ Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch DAA cho biết tại cuộc họp báo công bố Hội nghị “Xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam”. Theo ông Hùng, hội nghị này sẽ diễn ra vào ngày 18/12 tại TPHCM với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng như sự tham dự của hơn 500 đại biểu đến từ các bộ, ngành, tổ chức quốc tế, đại sứ quán và doanh nghiệp trong nước.

“Chúng tôi sẽ kiến nghị Chính phủ cho áp dụng mô hình “tổ hợp nông nghiệp công nghệ cao”, trong đó có việc ứng dụng công nghệ “Sử dụng tem thông minh DAA Stamp truy xuất nguồn gốc và kiểm soát quy trình sản xuất thực phẩm sạch, an toàn”, ông Hùng nói.

Tại hội nghị, các đại biểu sẽ được trực tiếp học hỏi những kinh nghiệm thành công trong ứng dụng công nghệ cao, xây dựng chuỗi liên kết giá trị, doanh nghiệp hóa nông nghiệp, nông dân…

 Ngành nông nghiệp cần chú trọng áp dụng công nghệ để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường

Ngành nông nghiệp cần chú trọng áp dụng công nghệ để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường

Số liệu thống kê từ DAA cho thấy, trong những năm qua, ngành nông nghiệp nước ta có những bước tiến nhảy vọt. Nhiều công ty từ mô hình sản xuất nhỏ nhưng nhờ áp dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực sản xuất tôm giống nên đã vươn lên trở thành doanh nghiệp đạt chuẩn công nghệ cao. Có doanh nghiệp sở hữu 6 cơ sở sản xuất tôm giống được đầu tư theo tiêu chuẩn công nghệ Mỹ, năng lực sản xuất tôm giống 10 – 12 tỷ con giống/năm và 30 ao nuôi tôm thịt diện tích 30 ha. Mỗi năm, cung cấp cho thị trường 6 tỷ con giống và gần 1.000 tấn tôm thịt.

Không chỉ trong chăn nuôi, ngay cả một loại cây trồng ít ai nghĩ đến sẽ mang lại giá trị cao như chuối cũng đã cho… “quả ngọt”. Điển hình là một doanh nghiệp ở Long An, từ mô hình kinh doanh cá thể đã trở thành doanh nghiệp xuất khẩu chuối lớn bậc nhất Việt Nam và là doanh nghiệp đầu tiên xuất khẩu chuối sang Nhật nhờ những sáng tạo đổi mới trong cách nghĩ, cách làm…

Thế nhưng, theo báo cáo phát triển Việt Nam có chủ đề “Chuyển đổi nông nghiệp Việt Nam: Tăng giá trị, giảm đầu vào” do Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam công bố mới đây cho thấy ngành nông nghiệp của chúng ta chưa thật sự khai thác hết lợi thế, tiềm năng.

Theo báo cáo, khoảng 90% đất nông nghiệp thuộc các hộ nông nghiệp và các trang trại, 6% thuộc các doanh nghiệp, số còn lại thuộc các cơ sở khác. Đa phần các hộ nông nghiệp có quy mô rất nhỏ, diện tích canh tác bình quân mỗi lao động nông nghiệp của Việt Nam chỉ đạt 0,34 ha, chỉ bằng hơn một nửa (0,6-0,8 lần) so với Campuchia, Myanmar hay Philippines.

Báo cáo này cũng cảnh báo xu hướng chung gần đây cho thấy GDP nông nghiệp Việt Nam đang giảm, tốc độ tăng năng suất đang chậm lại, trong khi khoảng cách về thu nhập giữa lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp đang nới rộng.

Từ những số liệu nêu trên, ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam cho rằng đã đến lúc nông nghiệp Việt Nam không thể “làm theo cách cũ” cần thay đổi để vượt qua những thách thức, đảm bảo tăng trưởng nông nghiệp trong tương lai.

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT thăm Trung tâm tảo tươi của một doanh nghiệp và đánh giá cao về những nỗ lực ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất tôm giống của công ty
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT thăm Trung tâm tảo tươi của một doanh nghiệp và đánh giá cao về những nỗ lực ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất tôm giống của công ty

 

Theo DAA, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Theo đó cần thúc đẩy ứng dụng các công nghệ tiên tiến đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, thúc đẩy người dân và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hình thành chuỗi giá trị nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao mang lại cuộc sống khỏe mạnh, an toàn và sung túc hơn cho người dân và cung cấp cho thị trường nguồn lương thực, thực phẩm sạch.

Và thực tế, chưa bao giờ nhu cầu cần phải thúc đẩy ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp lại cấp bách như bây giờ. Đòi hỏi người nông dân và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông nghiệp phải hình thành chuỗi giá trị nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

“Việc làm này không chỉ đơn thuần doanh nghiệp vì lợi nhuận, mà nó còn mang ý nghĩa duy trì nòi giống, tạo ra cuộc sống khỏe mạnh, an toàn cho con người Việt Nam, khi cung cấp cho thị trường một nguồn lương thực, thực phẩm sạch”, ông Vũ Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch DAA nói.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Đà lạt sẽ là trung tâm rau số 1 đông nam á

Ngày 26/12, tin từ UBND TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết, đơn vị vừa ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Thành ủy Đà Lạt về đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn giai đoạn 2016-2020.

Theo đó, TP Đà Lạt sẽ phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao toàn diện, bền vững với hướng tiếp cận đa ngành, cải thiện môi trường đầu tư… góp phần xây dựng nền sản xuất nông nghiệp Đà Lạt và vùng phụ cận thành trung tâm sản xuất rau số 1 của Đông Nam Á và cũng là điểm du lịch nông nghiệp số 1 tại Việt Nam.

 Sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao tại Lạc Dương (Lâm Đồng)

Sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao tại Lạc Dương (Lâm Đồng)

Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 sẽ có khoảng 65% – 70% diện tích rau ứng dụng công nghệ cao (tương đương khoảng 7.000 ha), giá trị sản phẩm bình quân đạt hơn 350 triệu đồng/ha/năm; giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 4.346 tỷ đồng; trong đó tỷ lệ xuất khẩu rau, hoa chiếm khoảng 20% tổng sản lượng; xây dựng từ 3 – 5 vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đạt chuẩn.

Bên cạnh đó, Đà Lạt xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững gắn với phát triển du lịch – dịch vụ nông nghiệp, hình thành chuỗi du lịch tham quan, kết nối theo tuyến vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với các điểm danh lam thắng cảnh…

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Siêu thị thụy điển in nhãn sản phẩm tươi sống bằng tia laser

Không cần dùng bì nilon bao phủ hay nhãn dán, thương hiệu nhà sản xuất và thông tin sản phẩm sẽ in trực tiếp lên rau củ tươi bằng tia laser.

  Siêu thị Thụy Điển in nhãn sản phẩm tươi sống bằng tia laser

Nhằm giảm thiểu khí thải CO2 và rác thải từ nhựa, siêu thị ICA tại Thụy Điển đã quyết định sử dụng công nghệ laser để thay thế các nhãn dính dùng dán trên các loại trái cây và rau quả. ICA hợp tác cùng nhà cung cấp nông sản Nature & More ở Hà Lan tiến hành thử nghiệm công nghệ mới này. Theo đó các mặt hàng như quả bơ, khoai lang và dừa sẽ dùng tia laser để in thông tin ngay trên bề mặt sản phẩm.

Laser Food – công ty Tây Ban Nha nghiên cứu và phát triển cách đóng gói mới này cho rằng khi đưa vào ứng dụng rộng rãi, công nghệ tiên tiến có thể giúp giảm lượng khí thải CO2 khoảng 1%. Bên cạnh đó doanh nghiệp còn giảm đáng kể lượng giấy, mực in và keo dùng cho nhãn dán.

Ông Peter Hägg – Giám đốc quản lý kinh doanh ICA cho biết nếu in thương hiệu bằng laser lên tất cả những trái bơ bán ra trong một năm, siêu thị sẽ tiết kiệm đến 200km tấm nhựa có bề ngang 30cm. Điều này còn góp phần tăng cường nhận thức về môi trường, biến đổi khí hậu, đảm bảo sức khỏe người dùng.

“Hiện nay giới trẻ cũng rất chú trọng trong việc lựa chọn các sản phẩm dùng bao bì ít gây tác động đến môi trường và sẽ trở thành xu hướng chung trong thời gian tới. In thông tin bằng laser lên rau củ không chỉ đáp ứng yếu tố phát triển nông nghiệp xanh mà còn tránh được việc nhãn dán bị bong tróc hay phai mực…”, ông Peter Hägg nhấn mạnh.

Theo đại diện Nature & More, hiện tại vẫn chưa có hãng nào khác ứng dụng công nghệ này để thay thế cho bao bì nhựa. Bên cạnh đó công nghệ laser còn là phương pháp quảng bá sản phẩm mới mẻ, giúp thu hút người dùng qua những chi tiết mới lạ, độc đáo được in trực tiếp lên bề mặt rau củ.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Thực phẩm sạch theo mô hình khép kín nhật bản

Sản phẩm chính của ORFARM được cấp chứng nhận Thực phẩm Hữu cơ EM GREEN (Nhật Bản) gồm: thịt heo, thịt gà, trứng gà, thịt nguội và rau củ quả, đặc biệt thịt heo và gà cấp đông sâu đảm bảo đến tay khách hàng ở trạng thái tốt nhất.

          Thực phẩm sạch theo mô hình khép kín Nhật Bản

Thời của thực phẩm sạch

Sử dụng nước sạch, rau quả sạch và thực phẩm sạch để bảo vệ sức khoẻ đang là nhu cầu thiết yếu của những người biết nâng niu giá trị cuộc sống để tôn tạo, giữ gìn vẻ đẹp và tuổi trẻ của mình.

Những thuật từ cứu cánh thế giới thường được nhắc đến hiện nay là Bio(sinh học), Organic(hữu cơ), Eco(sinh thái). Đó cũng là thiên hướng phát triển của ngành sản xuất nông nghiệp công nghệ cao chất lượng quốc tế mà công ty Thủy Thiên Nhu đang thúc đẩy tại Việt Nam dưới thương hiệu Thực phẩm hữu cơ & an toàn ORFARM với tiêu chí: “Đem tinh túy thiên nhiên nâng cao sức khỏe và làm đẹp cuộc sống con người”.

Ý tưởng phát triển organic hay Bio hay thực phẩm hữu cơ luôn gắn với mô hình sản xuất nông nghiệp chất lượng cao thân thiện với môi trường. Đó là nơi cỏ cây, đất đai, nguồn nước trong lành nuôi dưỡng các sinh vật có ích, tạo môi trường sống trong lành, an toàn nhất cho vật nuôi mà cũng gần gũi nhất với tự nhiên.

Chính vì vậy các trang trại Bio hay organic luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và quy trình xử lý chuồng trại, chế biến thức ăn,… hoàn toàn không có hóa chất mà chủ yếu khai thác các chế phẩm vi sinh, tạo môi trường thuận lợi kích thích các vi sinh vật có lợi phát triển nhằm triệt tiêu các vi sinh vật có hại và các mầm bệnh. Đây hoàn toàn là những tinh tuý thiên nhiên và không bị can thiệp hay biến đổi bởi bất kỳ loại hóa chất độc hại nào.

Bằng công nghệ sinh học tối ưu, tổ chức EMRO của Nhật Bản đã nghiên cứu thành công các chế phẩm vi sinh hữu hiệu (EM) được áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp tại Nhật Bản và nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam hiện nay việc trang trại Thủy Thiên Nhu áp dụng thành công công nghệ vi sinh hữu hiệu EM vào mô hình khép kín từ trang trại chăn nuôi, trồng trọt hữu cơ tới chuỗi cửa hàng phân phối sản phẩm ORFARM đã tạo hướng đi mới cho nền nông nghiệp chất lượng cao.

Quản lý thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn

Tại trang trại Thủy Thiên Nhu, chế phẩm EM tạo môi trường trong lành tự nhiên, thức ăn được kiểm soát chặt chẽ nên vật nuôi có khả năng miễn dịch cao, không mắc bệnh dịch lây nhiễm như cúm hay lở mồm long móng,… nên không phải sử dụng thuốc kháng sinh.

Các loại hoócmon tăng trưởng, các chất tạo nạc, thực phẩm chăn nuôi biến đổi gien và chất bảo quản là những thứ cấm kỵ trong chăn nuôi hữu cơ tại đây. Ngoài ra, các chuyên gia EMRO thường xuyên tới trang trại thị sát, kiểm tra và tư vấn về công nghệ để cho ra những sản phẩm chất lượng cao nhất đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Các sản phẩm thực phẩm hữu cơ công nghệ EM của trang trại được chuyển tới phân phối trực tiếp tại chuỗi cửa hàng ORFARM. Sản phẩm chính của ORFARM được cấp chứng nhận Thực phẩm Hữu cơ EM GREEN của tổ chức EMRO Nhật Bản bao gồm: thịt heo, thịt gà, trứng gà, thịt nguội và rau củ quả. Đặc biệt, điểm độc đáo nhất của ORFARM là thịt heo hữu cơ và thịt gà hữu cơ cấp đông sâu. Thực phẩm cấp đông sâu được bày bán trên hệ thống cửa hàng ORFARM được thực hiện trên dây chuyền mổ treo công nghiệp, sau đó được cấp đông sâu theo tiêu chuẩn VSATTP Châu Âu.

Quy trình giết mổ tiên tiến này giúp loại bỏ hoàn toàn các yếu tố gây nhiễm khuẩn thực phẩm; giúp bảo quản nguyên vẹn phần lớn các chất dinh dưỡng tự nhiên của thực phẩm; giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng ở trạng thái tốt nhất, đặc biệt với khí hậu khắc nghiệt như ở Việt Nam, nhất là ở Hà Nội và miền Bắc nơi có khí hậu nóng nồm, độ ẩm cao.

Với việc duy trì mô hình quản lý chặt chẽ từ trang trại tới cửa hàng và phục vụ trực tiếp người tiêu dùng, ORFARM muốn giảm thiểu việc thương lái trà trộn hàng hóa kém chất lượng với hàng hóa chất lượng cao để bán cho người tiêu dùng hòng trục lợi cao.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Sâu đục thân hại cây cà phê và biện pháp phòng trừ

Sâu đục thân hại cây cà phê và biện pháp phòng trừ

Có 2 loại sâu đục thân hại cây cà phê là sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes Chevrolat) và sâu đục thân mình hồng (Zeuze coffea Nietner). Chúng hoạt động quanh năm và phát triển mạnh ở những khu vực nhiệt độ cao và nhiều ánh sáng.

                            Sâu đục thân hại cây cà phê và biện pháp phòng trừ

  1. Sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes Chevrolat)
  •  Trưởng thành là 1 loại xén tóc nhỏ có màu xanh đen. Con trưởng thành đẻ trứng vào vết nứt của đoạn cành hoặc thân rải rác hoặc thành từng cụm. Sau khi nở, sâu non đục vào gỗ, rồi đục ngoằn nghèo quanh vòng cây, tiện ngang các mạch gỗ. Sâu đục tới đâu, đùn phân và mạt cưa bịt kín đến đó. Đến tuổi 5, tuổi 6 sâu đục ra phía gần vỏ tạo 1 khoảng rộng trong phần gỗ của cây và hoá nhộng tại đó.
  •  Vòng đời từ trứng – sâu non – trưởng thành – đẻ trứng là 200 – 211 ngày trong vụ đông và 126 – 176 ngày đối với vụ hè.
  •  Sâu phát triển quanh năm và thường gây hại nặng vào tháng 4, 5 và 10, 11. Trưởng thành ưa đẻ trứng vào những cây ít cành, thưa lá. Chúng hoạt động mạnh khi nhiệt độ cao, ánh sáng nhiều. Ruộng cà phê càng dãi nằng càng bị hại nặng.
  •  Cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại có các biểu hiện sau:

+ Toàn bộ lá phía trên ngọn bị vàng héo, các lá phía dưới còn xanh tốt, cây mọc thêm nhiều chồi thân.

+ Trên thân có những đường lằn nổi lên theo vòng, vỏ bị nứt nẻ, có những lỗ đục đường kính 2-3 mm.

+ Cây dễ bị gãy gục tại chỗ bị sâu đục.

+ Chẻ dọc thân cây thấy có đường rãnh sâu đục, phát hiện có sâu non màu trắng ngà, không có chân, toàn thân gồm nhiều đốt.

2.Sâu đục thân mình hồng (Zeuze coffea Nietner)

  • Trưởng thành là loài bướm trắng với nhiều chấm nhỏ màu xanh biếc hoặc màu xanh đen, thân dài 20-30mm, màu đỏ và được phủ bằng lớp lông trắng. Sâu non đẫy sức dài 30-50mm màu hồng. Nhộng dài 15-34mm.
  • Bướm cái đẻ trứng vào vỏ cây, sâu non đục vào giữa thân cây và đùn mạt gỗ ra ngoài. Cây bị hại dễ bị gãy ngang.
  •  Sâu thường phá hại thân, hoặc cành cấp 1, cấp 2. Sâu có thể phá hại từ cây này sang cây khác hoặc cành này sang cành khác, gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây thậm chí gây chết cây.
  •  Suốt vòng đời của sâu đục vào thân và sống bên trong đó, đến khi trưởng thành bay ra ngoài tìm những nơi cành lá xanh tốt xum xuê để đẻ trứng, trứng được đẻ thành từng ổ ở vỏ cây.
  •  Sâu phát triển thích hợp ở nhiệt độ 20-28oC, dưới 18oC sâu phát triển chậm, sâu thường gây hại ở cây có tán không cân đối, những vườn không có cây che bóng.
  1. Biện pháp phòng trừ
  •  Đối với vườn cà phê đang bị sâu đục thân phá hại, cần tiến hành cưa bỏ những đoạn cành, thân cây có sâu đục thân hại để tiêu diệt bằng cách đốt hoặc chẻ thân cây ra, thu sâu non để diệt.
  •  Con trưởng thành (bướm, xén tóc) thường bị kích thích và thu hút bởi ánh sáng vì thế có thể dùng bẩy đèn để bắt các con trưởng thành và tiêu diệt vào đầu mùa mưa. Thời điểm này chúng thường ghép đôi và sinh sản.
  •  Sử dụng một số loại thuốc BVTV sau để phun trừ: Hoạt chất Diazinon (Diazol 10G, liều lượng 15g/gốc; Diazan 50EC, liều lượng 2,5 lít/ha); Hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin (Tungcydan 55EC, liều lượng 1,0 lít/ha)… Lượng nước phun 800 lít/ha, phun lên thân cây 2-3 lần để diệt sâu non ngay từ khi mới nở. Chú ý phun ướt đều toàn bộ cây, đặc biệt phun kỹ thân cây, và phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.
  •  Trồng cây che bóng làm giảm cường độ ánh sáng. Cắt tỉa cành để cây có được bộ tán lá cân đối và thân cây được che phủ từ trên xuống dưới. Bón phân cân đối, đầy đủ để cây phát triển tốt, tăng sức đề kháng cho cây.
  •  Bảo vệ thiên địch, loài ong Apenesia sahyadrica Azevedo & Waichert ký sinh trên giai đoạn sâu non của sâu đục thân mình trắng.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam       

Trồng cây lạc dại bổ sung hữu cơ và vi sinh vật tốt cho đất

Để đủ dinh dưỡng cho cây trồng và bảo vệ đất, ngoài tăng cường bón các loại phân hữu cơ, người ta còn phải sử dụng biện pháp phủ bổi (multring) bằng thân xác thực vật và trồng cây phủ đất

Lịch sử cây lạc dại

Ở Việt Nam, cây lạc dại được biết đến và trồng lần đầu tiên thẹo dự án nghiên cứu hệ thống nông nghiệp miền núi phía Bắc từ năm 1999 và bắt đầu nghiên cứu ứng dụng tại Bắc Kạn, được Bộ NN & PTNT công nhận công nhận tiến bộ kỹ thuật.

Theo Lê Quốc Doanh, năm 2007 Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã làm thí nghiệm với kết quả: trồng cây lạc dại trong một số vườn mận trên vùng sườn đồi tại huyện Mộc Châu có khả năng làm giảm 72,4% lượng đất bị xói mòn và năng suất mận tăng 25% khi thảm lạc dại đã phát triển mạnh. Trong những tháng khô hạn thì ẩm độ đất dưới thảm lạc dại bao giờ cũng cao hơn so với đối chứng từ 10 đến 50% tuỳ thuộc vào độ dày của thảm che phủ và điều kiện đất đai.

Sau khi trồng cây lạc dại được 6 tháng, tỉ lệ che phủ vườn đạt 100% và lượng chất khô thu được là 4.800 kg/ha. Năng suất xanh cây lạc dại ước đạt hơn 136 tấn/ha/năm tương đương 20 – 25 tấn chất khô. Hàm lượng đạm tổng số 2,87%, lân tổng số 0,95%, kali 1,78%. Cây lạc dại có khả năng cố định đạm từ 200 – 300 kg N/ha/năm hoặc với lượng chất xanh trên một năm cây lạc dại có thể trả lại cho đất lượng dinh dưỡng rất cao (595 kg N/ha, 140 kg P O /ha và 200 kg K O/ha).

 Kiểm tra một số chỉ tiêu của đất trong vườn tiêu, so sánh giữa lô có trồng lạc dại và lô đối chứng không trồng lạc dại, số liệu khảo sát một số chỉ tiêu của đất và biến động số lượng tuyến trùng trong đất trong sáu tháng mùa khô cho thấy:

  • Độ ẩm đất trong lô trồng lạc dại suốt trong mùa khô luôn cao hơn nhiều so với lô không trồng lạc dại
  •  Hợp chất hữu cơ đất được tăng dần trong lô trồng lạc dại

 Qua thực tiễn trồng cây lạc dại phủ đất trong vườn cây ở các nơi, chúng ta có nhận xét: Cây lạc dại có tranh dinh dưỡng với cây trồng, nhưng cuối cùng cây lạc dại đã bảo vệ, chống rữa trôi, giữ ẩm đất và đưa lại cho đất một khối lượng hữu cơ lớn.

Công dung của cây lạc dại

  •  cây lạc dại cố định lượng phân đạm rất lớn cho đất và cây trồng
  • Trồng cây phủ đất, đặc biệt là cây lạc dại, trong vườn cây là hình thức bón phân hữu cơ và bảo vệ đất rất hiệu quả cho cây trồng
  • Trồng cây lạc dại đã làm phong phú, đa dạng hóa sinh học có lợi
  • Làm giàu quần thể vi sinh vật có ích, vi sinh vật đối kháng
  •  Là tác nhân rất quan trọng, tăng sức sống và độ phì đất, làm tăng sức sống và sự đề kháng của cây trồng và quản lý dịch hại có hiệu quả

Thực trạng hiện nay

Trồng lạc dại xen lẫn cây tiêu

Hiện nay, có người còn phân vân rằng cây lạc dại cũng có sâu bệnh, nếu trồng xen sẽ lây bệnh cho cây trồng. Ý kiến này đúng, tuy nhiên kinh nghiệm trong nước và trên thế giới cho thấy, trồng cây lạc dại trong vườn cây đều đem lại lợi lớn cho cây trồng hơn là mặt có hại. Ở nước ta, việc trồng xen cây lạc dại đã được công nhận là tiến bộ kỹ thuật. Từ những lợi ích nói trên, trong vườn cây không nên làm sạch cỏ. Nên trồng cỏ có định hướng để bảo vệ và làm giàu cho đất. Không nên dùng thuốc trừ cỏ trong vườn cây. Thuốc trừ cỏ gây hại cho đất nhất là làm suy giảm hệ vi sinh vật, làm giảm đa dạng hóa sinh học đất. Sử dụng biện pháp trừ cỏ “lợi bất cập hại”.

Tiến bộ kỹ thuật trồng cây phủ đất trong vườn cây lâu năm đưa vào nước ta đã rất lâu, nhưng những nghiên cứu và khai thác còn quả hạn chế.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam